Tài liệu Thủ pháp so sánh trong miêu tả nhân vật anh hùng - Đặc trưng của mỹ cảm Ấn Độ - Lê Thị Bích Thủy: 74
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1069.2018-0029
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 74-78
This paper is available online at
THỦ PHÁP SO SÁNH TRONG MIÊU TẢ NHÂN VẬT ANH HÙNG
- ĐẶC TRƯNG CỦA MỸ CẢM ẤN ĐỘ
Lê Thị Bích Thủy
Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Nhân vật anh hùng là yếu tố trung tâm của thế giới nghệ thuật sử thi, tiêu biểu cho
tinh thần, tài năng, lòng dũng cảm và trí tuệ của cộng đồng. Trong đó, hành động là hình thức
tồn tại và là thước đo những giá trị cơ bản của nhân vật anh hùng. Khi miêu tả vẻ đẹp đặc
trưng của nhân vật anh hùng, tác giả sử thi đã khắc họa thông qua thủ pháp nghệ thuật so sánh
để góp phần phóng đại và thần bí hóa nhân vật anh hùng, mang màu sắc chủ quan, thiên về
cảm nhận và ấn tượng. Đó là so sánh người anh hùng với các loài mãnh thú, so sánh với sự
vật - hiện tượng tự nhiên, so sánh với thần linh.
Từ khóa: Thủ pháp so sánh, nhân vật anh hùng, sử thi Ấn Độ....
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 811 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ pháp so sánh trong miêu tả nhân vật anh hùng - Đặc trưng của mỹ cảm Ấn Độ - Lê Thị Bích Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1069.2018-0029
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 4, pp. 74-78
This paper is available online at
THỦ PHÁP SO SÁNH TRONG MIÊU TẢ NHÂN VẬT ANH HÙNG
- ĐẶC TRƯNG CỦA MỸ CẢM ẤN ĐỘ
Lê Thị Bích Thủy
Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Nhân vật anh hùng là yếu tố trung tâm của thế giới nghệ thuật sử thi, tiêu biểu cho
tinh thần, tài năng, lòng dũng cảm và trí tuệ của cộng đồng. Trong đó, hành động là hình thức
tồn tại và là thước đo những giá trị cơ bản của nhân vật anh hùng. Khi miêu tả vẻ đẹp đặc
trưng của nhân vật anh hùng, tác giả sử thi đã khắc họa thông qua thủ pháp nghệ thuật so sánh
để góp phần phóng đại và thần bí hóa nhân vật anh hùng, mang màu sắc chủ quan, thiên về
cảm nhận và ấn tượng. Đó là so sánh người anh hùng với các loài mãnh thú, so sánh với sự
vật - hiện tượng tự nhiên, so sánh với thần linh.
Từ khóa: Thủ pháp so sánh, nhân vật anh hùng, sử thi Ấn Độ.
1. Mở đầu
So sánh là biện pháp quen thuộc được phổ biến trong đời sống và trong văn học nghệ thuật
nhằm nhận thức sự vật, hiện tượng một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn. Trong tư duy của người Ấn
Độ, mỗi sự vật, hiện tượng đều có hình dáng hữu thể và hình dáng vô thể hay hình dáng nhìn thấy
và hình dáng cảm thấy. Khi tiếp cận với sự vật, hiện tượng nếu chỉ bằng giác quan thì đó mới chỉ
chỉ là sự tiếp cận với cái hình dáng bề ngoài mà không phải là bản chất và nó có thể thay đổi. Vì
vậy, khi tiếp cận còn cần có cái nhìn của cái tâm. Do đó, người Ấn Độ cho rằng phép so sánh cần
phải dựa vào hai tiền đề là những quy tắc, trật tự của tự nhiên và những đặc điểm về hình dáng,
tính chất của sự vật, hiện tượng thông qua trường liên tưởng của thế giới cảm nhận và ấn tượng.
Trong văn học Ấn Độ cổ đại luôn mong muốn diễn đạt tới tận cùng bản chất sâu xa của sự
vật, hiện tượng bằng phép so sánh. Thủ pháp so sánh là thủ pháp quen thuộc của người Ấn Độ góp
phần phóng đại và thần bí hóa nhân vật anh hùng, mang màu sắc chủ quan, thiên về cảm nhận và
ấn tượng. Đó là so sánh với các loài mãnh thú, so sánh với sự vật - hiện tượng tự nhiên, so sánh
với thần linh
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. So sánh người anh hùng với các loài mãnh thú
So sánh là một biện pháp hữu hiệu để con người tìm ra các góc cạnh trong bản chất sâu xa,
tiềm tàng của sự vật hiện tượng. Khi mà nhân loại đã ý thức được sức mạnh của mình, người ta
tạc dựng những tượng đài về người anh hùng. Dựa trên cơ sở tính chất giống nhau của hai sự việc,
các nhân vật anh hùng trong sử thi Mahabharata, sử thi Ramayana được người kể so sánh với các
loài vật vô cùng phong phú, đa dạng, phản chiếu đậm nét dấu ấn của môi trường sinh thái rừng
rậm nhiệt đới Ấn Độ. Trong đó, các loài vật được so sánh nhiều nhất với người anh hùng là sư tử,
Ngày nhận bài: 19/2/2017. Ngày sửa bài: 19/1/2018. Ngày nhận đăng: 2/4/2018.
Tác giả liên hệ: Lê Thị Bích Thủy. Địa chỉ e-mail: lebichthuyhcm@gmail.com
Thủ pháp so sánh trong miêu tả nhân vật anh hùng - đặc trưng của mĩ cảm Ấn Độ
75
voi, rắn, bò mộng.
Sư tử là loài động vật dũng mãnh, có sức mạnh. Vì thế, người kể đã lấy đặc tính của loài vật
này để diễn tả khả năng, sức mạnh của người anh hùng: “Anh ấy hùng mạnh như sư tử, và là trang
kiệt xuất trong loài người” [7;313]. Tiếng gầm của người anh hùng cũng được ví với tiếng gầm
của loài sư tử, để tỏ rõ sự uy linh, dũng mãnh: “Arjuna gầm lên một tiếng như sư tử” [6;331]. Sức
mạnh của người anh hùng trong mối tương quan với các nhân vật khác trong sử thi cũng được so
sánh trong mối tương quan giữa các loài vật này với nhau: “Họ giao tranh với nhau chẳng khác
hai con voi hay hai con sư tử” [9;70]. Đặc biệt, sức mạnh của người anh hùng cũng được so sánh
trong mối tương quan giữa sư tử với các loài vật khác. Linh hồn của phép so sánh không chỉ là ở
sức mạnh bản thân của con vật được so sánh mà nó còn phải được đặt trong mối tương quan với
sức mạnh của con vật đó với các loài vật khác. Từ đó mới có thể bày tỏ thái độ ngưỡng vọng, tôn
sùng trước sức mạnh, uy linh của người anh hùng – chủ thể của phép so sánh.
Voi là loài động vật khổng lồ, mạnh mẽ và được người dân Ấn Độ đặc biệt tôn thờ. Trong xã
hội Ấn Độ cổ đại, hình ảnh của voi thường gắn liền với tầng lớp võ sĩ và hoạt động chiến trận.
Loài voi đã trở thành biểu tượng quen thuộc trong đời sống văn hóa, nghệ thuật và có vị trí quan
trọng trong đời sống tinh thần của người dân Ấn Độ. Được thiết lập trên sự tương đồng về tính
chất giữa hai sự vật, hình ảnh của loài voi được dùng làm đối thể để so sánh với vẻ đẹp thể chất
của người anh hùng trong sử thi. Đặc biệt, sự giận dữ và sức mạnh, thân thể cường tráng của
người anh hùng thường được so sánh với hình ảnh “con voi nổi điên”, “con voi dữ”. Trong nhiều
cuộc giao tranh sức mạnh của người anh hùng và đối thủ cũng được so sánh như những con voi có
sức vóc ngang nhau. Cách so sánh này càng làm tôn vinh sức mạnh và những chiến công của
người anh hùng khi giành chiến thắng từ đối thủ ngang sức với mình: “Inđragit và Lakmana giao
tranh như hai con voi điên giận” [9;183]. Tiếng kêu của loài voi cũng được người kể sử dụng để
so sánh với sự hùng mạnh, đông đảo và khí thế trên chiến trận của đội quân của người anh hùng:
“Khi ở trên chiến trường, cùng với Lakmana chàng gầm lên như một con voi nổi điên” [8;200].
Rắn là một con vật lanh lợi và dữ dội, người dân Ấn Độ coi đây là một con vật có tính chất
linh thiêng. Tác giả sử thi đã lựa chọn hình ảnh loài vật này để so sánh với người anh hùng. Cơn
thịnh nộ, sự giận dữ và sự nguy hiểm của người anh hùng được ví như loài rắn độc: “Rama hùng
mạnh, ghê gớm như vua loài rắn” [9; 104]. Nếu đối đầu với người anh hùng sẽ gặp nguy hiểm
chẳng khác gì với việc mạo hiểm để nhổ răng của loài rắn: “Khác gì rắn độc đang điên máu,
Bhima và Karna biểu lộ cơn thịnh nộ tột đỉnh” [6; 407]. Các bộ phận trên cơ thể người anh hùng
cũng được so sánh với hình ảnh của loài rắn như “đôi cánh tay dài như thân mình con rắn” [8;
135]. Dựa trên tính chất tương đồng của hai sự vật, lấy đặc trưng của loài rắn là sự mau lẹ và nguy
hiểm khôn lường để so sánh với người anh hùng. Thậm chí, vũ khí của người anh hùng trên chiến
trường cũng có sức mạnh, hiệu quả và mau lẹ như loài rắn: “ Ngọn giáo của Abhimanyu phóng
nhanh, lấp loáng như con rắn mới lột da, đâm trúng Lakshmana” [6; 380] hay “Những túi tên xinh
đẹp kia chứa đầy những mũi tên giết người, không khác những con rắn độc. Hai thanh kiếm dài
nạm vàng kia, nom như hai con rắn đã lột xác” [8; 13].
2.2. So sánh người anh hùng với các sự vật, hiện tượng tự nhiên
Với quan niệm con người là một bộ phận của tự nhiên, các tác giả của sử thi thế giới đã tái
tạo được hơi thở, sức sống cho hình tượng nhân vật anh hùng, đã so sánh con người với các hiện
tượng của tự nhiên như mây mưa, sấm chớp, gió bão, núi non, sông biển, mặt trăng, mặt trời, ngôi
sao, hoa sen, lửa Trong sự tương đồng mang tính lịch sử trong tư duy nghệ thuật, tác giả sử thi
cũng đã so sánh sức mạnh, khí thế của người anh hùng với các hiện tượng tự nhiên, thể hiện
được những nét đặc thù trong quan niệm, tư duy nghệ thuật Ấn Độ.
Lê Thị Bích Thủy
76
Trong sử thi Ấn Độ, sức mạnh, tầm vóc và khả năng sử dụng vũ khí của người anh hùng
cũng thường được so sánh với các hiện tượng thiên nhiên. Dựa trên tính chất của hai sự vật trong
mối quan hệ tương tác đã so sánh người anh hùng với các hiện tượng của tự nhiên làm nổi bật sức
mạnh, khí thế của người anh hùng, khắc họa hình ảnh người anh hùng mang chiều kích của vũ trụ.
Hành động trong giao đấu của người anh hùng với kẻ thù trên chiến trận được so sánh với hiện
tượng mây, mưa, sấm chớp, gió bão, sét “Chàng vừa bay lên cao, cây cối ở hai bên đã bị nhổ
bật gốc. Chàng vẫn bay qua bầu trời như vũ bão cuốn theo cùng chàng các cây đó” [8;127]. Tiếng
gầm thét oai hùng đầy uy lực của người anh hùng cũng được so sánh với với những âm thanh của
các hiện tượng thiên nhiên như tiếng “sấm động đêm mưa”, “tiếng sét đánh”. Vũ khí của người
anh hùng cũng như khả năng sử dụng vũ khí của họ được diễn tả rất đa dạng. Trong đó xuất hiện
nhiều nhất là các hình ảnh so sánh vũ khí của người anh hùng với sấm sét, những mũi tên như
“chớp rạch mây mù” [6; 322]. và “ghê gớm như sao chổi và làm lóe mắt như làn sét” [9; 111].
So sánh sức mạnh, tư thế vững trãi của người anh hùng với đại dương, với núi đã thể hiện
một thái độ ngưỡng mộ đối với tài năng, sức mạnh của người anh hùng. So sánh người anh hùng
với núi để bộc lộ sức mạnh phi thường nhưng đồng thời cũng thể hiện được những nét điển hình,
đặc sắc của vùng miền nhiệt đới với những tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú: “Cũng
như núi Hymalaya là quê hương của mọi thứ khoáng sản, y cũng là nơi hội tụ của mọi đức tính
tốt” [8; 36]. Vẻ đẹp sức mạnh, tài năng của người anh hùng được so sánh với núi trong tư thế
được đặt giữa những ngọn núi hùng vĩ khác, càng làm nổi bật lên hình ảnh người anh hùng
“đường bệ oai nghiêm như núi Kim Sơn, Meru hùng vĩ” [6; 230].
Bên cạnh việc so sánh người anh hùng với núi non, sông biển để thể hiện sức mạnh, tài năng
của người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ. Kẻ thù của người anh hùng cũng được so sánh với núi,
đại dương. Phép so sánh này gợi nên cảm giác choáng ngợp, hãi hùng trước hai hiện tượng tự
nhiên đều dữ dội, có sức mạnh như nhau. Từ đó, chiến thắng mà người anh hùng giành được sẽ
càng trở nên vinh quang, chói lọi hơn.
Sử dụng các vật thể của vũ trụ để so sánh với hình ảnh người anh hùng, tác giả sử thi muốn
nâng tầm vóc người anh hùng lên một tầm cao kỳ vĩ với vẻ đẹp siêu thoát, thánh thiện và làm cho
những vật thể vô tri vô giác kia trở nên có hồn. Hình ảnh mặt trời sáng chói được sử dụng với tần
suất cao để so sánh với sức mạnh và vẻ đẹp của người anh hùng. Sức mạnh của người anh hùng
được so sánh với tính chất đặc trưng của sự vật được so sánh như sức nóng của ánh ánh sáng mặt
trời “tỏa sáng với cường lực của họ như mặt trời sáng rực” [8; 179]. Trong trận giao tranh, các
động tác, hành động dũng mãnh của người anh hùng cũng được so sánh tính chất của sự vật được
so sánh: “chàng sáng rực như mặt trời” [8; 231]. Cơn thịnh nộ của người anh hùng được so sánh
với sự gay gắt, nóng bỏng của mặt trời lúc chính trưa: “Trong cơn giận dữ, chàng như mặt trời
chính trưa mà không ai nhìn nổi” [8; 216].
Hoa sen trong văn hóa Ấn Độ mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen trở thành biểu tượng của
sức mạnh, sự linh thiêng và cao thượng. Với người Ấn Độ, loài hoa này tượng trưng cho sự sinh
ra từ bóng tối và bừng nở ngoài ánh sáng. Hoa sen là một sự thăng hoa về mặt tinh thần. Hình ảnh
hoa sen trong sử thi Ấn Độ được sử dụng như một hình ảnh ước lệ, tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp
của người anh hùng. Đặc biệt hình ảnh hoa sen được sử dụng để so sánh với mắt của người anh
hùng. Sự so sánh này gắn liền với ý nghĩa tôn giáo và mang nặng sắc thái tâm linh. Trong sử thi
Mahabaharata, hình ảnh hoa sen được sử dụng để so sánh với mắt của người anh hùng “Krishna –
vị thần mắt bông sen”, “Nakula mắt như hoa sen” Trong Ramayana đã sử dụng 42 phép so sánh
“hoa sen”, “bông sen” với vẻ đẹp thánh thiện của người anh hùng. Trong đó, hình ảnh đôi mắt của
người anh hùng thường được so sánh với hình ảnh “hoa sen”, “bông sen”. Với cách so sánh dựa
trên sự liên tưởng tương đồng giữa hai sự vật, gợi lên sự liên tưởng về vẻ đẹp trong sáng, thuần
khiết của người anh hùng: “Một hảo hán mắt bông sen và có nước da xanh, đó là Rama” [9;51].
Tâm trạng phấn chấn, tràn đầy hào khí của người anh hùng cũng được so sánh với hình ảnh của
Thủ pháp so sánh trong miêu tả nhân vật anh hùng - đặc trưng của mĩ cảm Ấn Độ
77
hoa sen mới nở vào buổi sáng mai, một vẻ đẹp tinh khiết và trong sáng. Hoa sen là biểu tượng của
năng lực sinh hóa trong thiên nhiên, nhờ vào lửa và nước, tức vật chất và tinh thần. Nó còn là biểu
tượng của sự phì nhiêu và tốc độ sinh trưởng chẳng khác “một bông sen to lớn nở ra trong ánh mặt
trời mùa thu” [8; 212].
Với thủ pháp so sánh người anh hùng với các hiện tượng của tự nhiên trong sử thi, người kể
đã xây dựng được hình ảnh người anh hùng có tầm vóc vũ trụ. Trong đó, tư thế, vóc dáng, sức
mạnh và hành động của người anh hùng được đặt ngang hàng với sức mạnh của các hiện tượng
của tự nhiên, vũ trụ và sánh ngang cùng các Thần linh. Cách so sánh này đã xây dựng được tư thế
kiêu hãnh của con người trước vạn vật, nâng con người lên tầm kì vĩ, tráng lệ. Đồng thời, tạo nên
hiệu quả thẩm mỹ đặc trưng mang đậm dấu ấn của dân tộc và tính đặc thù của thời đại.
2.3. So sánh người anh hùng với thần linh
Tôn giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống mỗi người dân Ấn Độ, chi phối mọi suy nghĩ,
hành động, tâm lý, tình cảm và thấm sâu trong tư tưởng chính trị, quan điểm triết học, văn học
nghệ thuật, những phong tục tập quán, những nghi lễ Trong niềm tin của người Ấn Độ luôn
dành sự sùng kính cho các vị thần linh. Theo họ, thần linh ngự trị trên thiên giới vĩnh hằng và luôn
luôn vẫy gọi con người trần thế khao khát vươn lên mãi mãi. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng
chính dệt nên chất thơ trong các sáng tác thần thoại và sử thi Ấn Độ. Xuất hiện với tần số cao
trong sử thi là những so sánh người anh hùng với hình ảnh vị thần Inđra, thần Yama (Thần Chết)
xuất hiện ít hơn, so sánh với thần Visnu, Ruđra và các thần khác như thần Cupiđ, Xiva, Lakmi,
Nữ Thần Sắc đẹp, Xachi, Nữ thần Của Cải,
Vẻ đẹp, sức mạnh, tầm vóc hoành tráng, kỳ vĩ của người anh hùng trên chiến trường được so
sánh với phong thái uy nghi, đường bệ của thần Inđra. Kiểu so sánh này thể hiện thái độ ngưỡng
vọng, tôn kính đối với đối tượng được đưa ra so sánh. Trong sử thi Mahabharata, người anh hùng
so sánh với Inđra xuất hiện 10 lần với hình ảnh: “Người ông (Bhisma) trông hệt như Ngọc hoàng
Inđra đuứng giữa các chư thần giơ cao lưỡi tầm sét” [6; 331]. Người anh hùng Rama được so sánh
với thần Inđra nhiều hơn cả (29 lần): “Rama thanh khiết và cao thượng, hùng mạnh như Inđra” [8;
56]. và “Rama hiện ra như Ngọc hoàng Inđra giữa các chư thần” [9; 220]. Trong các trận giao
chiến trên chiến trường, sức mạnh, hành động của người anh hùng cũng được so sánh với những
hành động, các trận giao chiến của thần Inđra trước đây. Vũ khí chiến đấu có sức hủy diệt của
người anh hùng cũng được đặt trong thế tương quan so sánh với vũ khí của thần linh “và nom như
cầu vồng, chiếc cung thần của Inđra” [7; 292]. Đời sống thường nhật của người anh hùng cũng
được so sánh “giống như nơi ở của Inđra” [8; 80]. Sự gắn kết trong đời sống của các vị thần cũng
được sử dụng làm đối tượng so sánh bất biến trong mối quan hệ tình cảm của người anh hùng.
Tâm trạng vui sướng của người anh hùng khi tiêu diệt được kẻ thù, giành chiến thắng trên chiến
trường cũng được so sánh với tâm trạng của các vị thần “như Inđra lấy làm vui mừng khi
Vritraxura bị tiêu diệt, Rama cũng cảm thấy hài lòng khi giết chết Ravana” [9; 230]. và “như các
chư thần được Inđra bảo vệ thế nào, quân đội Vanara cũng được Rama bảo vệ như thế” [9; 59].
Sức mạnh hủy diệt, sự dữ dội của người anh hùng và nỗi khủng khiếp trên chiến trường của
người anh hùng để lại hậu quả nặng nề cho đối phương được so sánh với đặc trưng hủy diệt của
Thần Chết Yama: “Chỗ nào xe của Bhima đi qua thì ở đó trông như đang diễn ra điệu múa của
Thần Chết” [6; 320]. Trong tổng số 35 lần so sánh với Thần Chết thì người anh hùng trong sử thi
Ramayana chiếm 20 lần “Cơn thịnh nộ của chàng như Thần Chết” [9; 51]. Vũ khí của người anh
hùng có sức hủy diệt và “ghê gớm như chính Thần Chết” [9; 219]. Sự nguy hiểm của kẻ thù cũng
được so sánh với sự hủy diệt “như Thần Chết hiện hình” [9; 190-191]. Cách so sánh này càng tôn
vinh hơn chiến thắng mà người anh hùng giành được. Sức mạnh, tài năng, cơn thịnh nộ của người
anh hùng cũng thường xuyên được so sánh với hình ảnh của Thần Visnu. Người anh hùng Rama
trong sử thi Ramayana được so sánh 13 lần với Thần Visnu: “nàng sẽ gặp Rama và Lakmana,
Lê Thị Bích Thủy
78
hùng mạnh như Visnu” [8; 198]. Ngoài ba vị thần thường được so sánh với người anh hùng là
Inđra, Yama, Visnu thì người anh hùng trong Ramayana còn được so sánh với các vị thần khác
như Ngọc Hoàng Narayana, Thần Ruđra, Tuy tần xuất so sánh với các vị thần này không nhiều
nhưng cũng tạo được nhiều ấn tượng rất đậm nét.
3. Kết luận
Tác giả sử thi với tâm hồn nhạy cảm đã sử dụng thủ pháp so sánh để khắc họa sức mạnh, tầm
vóc, đức hạnh của người anh hùng, đặt nhân vật anh hùng trong mối tương quan với vũ trụ dưới
ánh sáng của hệ quy chiếu đạo đức - tôn giáo. Những yếu tố nghệ thuật mang đậm màu sắc tôn
giáo trong sử thi đã góp phần tạo nên những hình tượng nghệ thuật điển hình với những phẩm chất
chất đạo đức tuyệt vời, nhằm chuyên chở những bài học đạo đức nhân sinh của bậc đại trí hiền
minh hết lòng tôn sùng vẻ đẹp tinh thần, đạo đức cho người đọc, người nghe trong tiến trình phát
triển của lịch sử. Đó là sự kết hợp giữa biện pháp nghệ thuật với các yếu tố mang ý nghĩa tâm linh
thấm đẫm cảm quan đạo đức tôn giáo Ấn Độ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] M. Melêtinxki, 1963. Nguồn gốc sử thi anh hùng, Nxb Văn học phương Đông, Phan Xuân Tâm
dịch.
[2] R. K. Narayan, 1985. Ramayana – sử thi Ấn Độ, Nxb Đà Nẵng, (Đào Xuân Quý dịch theo bản
Tiếng Anh của Vikino Press).
[3] J.Nehru, 1990. Phát hiện Ấn Độ I, Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy, Nguyên Tâm dịch. Nxb
Văn học, Hà Nội.
[4] J.Nehru, 1990. Phát hiện Ấn Độ II, Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy, Nguyên Tâm dịch.
Nxb Văn học, Hà Nội.
[5] J.Nehru, 1990. Phát hiện Ấn Độ III, Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy, Nguyên Tâm dịch.
Nxb Văn học, Hà Nội.
[6] Mahabharata, Cao Huy Đỉnh, Phạm Thuỷ Ba dịch, 1978. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
[7] Ramayana tập 1, Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Nxb Văn học, Hà Nội.
[8] Ramayana tập 2, Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Nxb Văn học, Hà Nội.
[9] Ramayana tập 3, Phạm Thuỷ Ba dịch, 1988. Nxb Văn học, Hà Nội.
ABSTRACT
Comparative method in depicting heroic characters - specific Indian sense of beauty
Le Thi Bich Thuy
Institute of Culture and Development, Ho Chi Minh National Academy of Politics
Heroic character is the central element of the epic art world, representing the spirit, talent,
courage and intelligence of the community. Among them, action is the form of existence and the
measurement of basic values of the heroic character. When describing the hero’s specific
characteristics , the epic writer portrayed them through the comparative method to contribute to
exaggerating and mysticizing the heroic character with the subjective color and a bias in favor of
feeling and impression. It is the comparison between the hero and species of wild beast, with
things - natural phenomena, with gods.
Keywords: Comparative method, heroic character, Indian epic.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5197_9_le_thi_bich_thuy_5197_2123686.pdf