Tài liệu Thủ pháp “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Chu Lai: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
156
Thủ pháp “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Chu Lai
The writing technique “the flow of consciousness” in Chu Lai’s novels
Vũ Thị Kim Chung,
Trường THPT Diên Hồng, TP.HCM
Vu Thi Kim Chung,
Dien Hong High School, HCMC
Tóm tắt
Chu Lai là một trong những nhà văn lớn của nền văn học đương đại. Ông “thủy chung” với đề tài về
chiến tranh, đề tài người lính vốn đã không còn mới mẻ và mang tính thời sự. Tuy vậy, bằng những tìm
tòi và cách tân trong lối viết, Chu Lai đã mang đến những giá trị mới mẻ cho các sáng tác của mình. Bài
viết nghiên cứu về thủ pháp dòng ý thức – một thủ pháp đã làm nên những thành công trong một số tiểu
thuyết tiêu biểu của ông.
Từ khoá: dòng ý thức, Chu Lai, tiểu thuyết về chiến tranh.
Abstract
Chu Lai is one of the greatest writers of contemporary literature. His passion is to write about the
subject of war including stories of soldiers and wartime, which have not...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ pháp “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Chu Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
156
Thủ pháp “dòng ý thức” trong tiểu thuyết của Chu Lai
The writing technique “the flow of consciousness” in Chu Lai’s novels
Vũ Thị Kim Chung,
Trường THPT Diên Hồng, TP.HCM
Vu Thi Kim Chung,
Dien Hong High School, HCMC
Tóm tắt
Chu Lai là một trong những nhà văn lớn của nền văn học đương đại. Ông “thủy chung” với đề tài về
chiến tranh, đề tài người lính vốn đã không còn mới mẻ và mang tính thời sự. Tuy vậy, bằng những tìm
tòi và cách tân trong lối viết, Chu Lai đã mang đến những giá trị mới mẻ cho các sáng tác của mình. Bài
viết nghiên cứu về thủ pháp dòng ý thức – một thủ pháp đã làm nên những thành công trong một số tiểu
thuyết tiêu biểu của ông.
Từ khoá: dòng ý thức, Chu Lai, tiểu thuyết về chiến tranh.
Abstract
Chu Lai is one of the greatest writers of contemporary literature. His passion is to write about the
subject of war including stories of soldiers and wartime, which have not been a new and updated topic
for many years. However, with his research and innovation in writing, Chu Lai has brought new
perspectives and values to his work. The article deals with “the flow of consciousness” - a writing
technique that has succeeded in some of his typical novels.
Keywords: the flow of consciousness, Chu Lai, novel about war.
Mở đầu
Trên hành trình gần 70 tuổi đời và hơn
ba mươi năm tuổi nghề, Chu Lai-nhà văn
quân đội vốn rất nặng nợ, thuỷ chung với
đề tài chiến tranh đã để lại trong tâm trí
bạn đọc nhiều thế hệ những dấu ấn đặc biệt
về hình ảnh người lính thời hậu chiến, góp
phần làm phong phú thêm diện mạo văn
xuôi Việt Nam hiện đại. Với một đề tài
không mới đã xuất hiện trong giai đoạn
trước đó, nhưng qua sáng tác của Chu Lai,
người đọc được tiếp cận một cái nhìn mới
mẻ về chiến tranh. Không còn là những
thiên anh hùng ca đậm chất sử thi thời
chống Mỹ, không còn cái nhìn lãng mạn, lí
tưởng hóa mà ngòi bút của một nhà văn
đồng thời là một người lính đã đi qua cuộc
chiến, đã nếm trải những đau thương, mất
mát luôn đào xới để tái hiện hiện lại những
tháng ngày gian khổ, nhưng rất đỗi hào
hùng của dân tộc. Vẫn còn cảm hứng ngợi
ca những người hùng một thời làm nên lịch
sử, vẫn là tiếng nói cảm thông trước những
mất mát cả về thể chất và tinh thần của
người lính khi bước ra cuộc chiến nhưng
bên cạnh đó còn là tiếng nói bất bình, phê
phán những biểu hiện méo mó về nhân
cách của một phận người lính không giữ
được mình khi đối diện với muôn mặt đời
thường. Và để chuyển tải những thông điệp
ấy, nhà văn đã vận dụng khá thành công kỹ
thuật sáng tác hiện đại đó là thủ pháp
“dòng ý thức”. Đây được xem là một sự
đổi mới về phương diện nghệ thuật trong
VŨ THỊ KIM CHUNG
157
văn học thời kì đổi mới.
Nội dung
1. Thủ pháp dòng ý thức trong văn học
Trong công trình 150 thuật ngữ văn
học tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng,
“dòng ý thức là một khái niệm chỉ một xu
hướng sáng tạo văn học (chủ yếu văn xuôi
nghệ thuật thế kỉ XX), hướng tới tái hiện
đời sống nội tâm, cảm xúc, liên tưởng của
con người” [1,122]. Ý thức là một dòng
chảy, một con sông trong đó các suy nghĩ,
cảm giác, liên tưởng bất chợt cứ xen lẫn,
đan bện vào nhau tạo thành những khối
hỗn độn, rối rắm. Theo nhà nghiên cứu
Nguyễn Bích Thu “giấc mơ và hồi ức là
đặc điểm của nhân vật dòng ý thức”
[9,121], có nghĩa trong dòng ý thức của
nhân vật, mọi hình ảnh, mọi ý tưởng, ký ức
hướng đến tâm lý nhân vật luôn xuất hiện
một cách tự do, đột ngột, không kiểm soát
được trong tư duy của mình. Biểu hiện của
“dòng ý thức” là phơi bày các hoạt động bí
ẩn trong đời sống nội tâm. Nhà văn khi viết
tác phẩm theo “dòng ý thức” thường không
chú ý tới cốt truyện, nhà văn cũng không
quan tâm nhiều đến bối cảnh, ngoại cảnh
mà quan trọng là chú ý đến cái chủ quan,
cái bí ẩn trong tâm lí con người, dòng ý
thức có thể đứt nối. Các nhà văn khi viết
tác phẩm theo thủ pháp dòng ý thức thường
song hành với những thủ pháp nghệ thuật
mới như đảo ngược thời gian, thời gian
đồng hiện, hòa trộn thực-hư, hiện tại-quá
khứ và tương lai. Đối tượng trung tâm
miêu tả của thủ pháp “dòng ý thức” là ý
thức của con người, chú trọng biểu hiện
quá trình ý thức, hoạt động tâm lí, bao gồm
trạng thái tâm lí thông thường và trạng thái
tâm lí khác thường, từ đó mà làm hiện lên
tiềm thức của nhân vật. Sáng tác văn
chương “dòng ý thức” viết về tâm lí và ý
thức nhân vật không giống như sáng tác
văn chương truyền thống xuất phát từ
phương diện tác giả mà để nhân vật tự bộc
lộ thông qua độc thoại nội thân, tự do liên
tưởng, phân tích tâm lí, tác giả lui vào hậu
trường. Biểu hiện nghệ thuật rõ nhất của
thủ pháp “dòng ý thức” phần lớn là vận
dụng độc thoại nội tâm và liên tưởng tự do.
Thủ pháp “dòng ý thức” cũng có nét đặc
sắc trong việc vận dụng ngôn ngữ. Ngôn
ngữ cũng thường là không phù hợp với quy
phạm ngữ pháp, thiếu logic lí tính, thậm
chí hỗn loạn, đảo lộn. Thủ pháp “dòng ý
thức” thuần túy trong một số sáng tác ở
phương Tây chạy theo “ngôn ngữ dòng ý
thức” hoặc văn không có tiêu điểm, hoặc
chữ đầu mỗi câu không viết hoa, phần lớn
sử dụng từ vựng ngoại lai, thậm chí dùng
mấy loại tổ hợp tự do ngôn ngữ, nhiều thể
loại trong cùng một tác phẩm.
Trong sáng tác văn học, việc vận dụng
thủ pháp dòng ý thức xuất hiện khá phổ
biến trên toàn thế giới. Đối với văn học
phương Tây, “dòng ý thức” được sử dụng
nhằm biểu hiện tâm trạng của con người
trong xã hội tư bản hiện đại. Các tác phẩm
và tác giả tiêu biểu cho văn học “dòng ý
thức” phải kể đến Đi tìm thời gian đã mất
(Proust), Sóng (Virginia Woolf), Ulysses
(James Joyce), Âm thanh và cuồng nộ
(Faulker)
Tiếp thu việc vận dụng thủ pháp dòng
ý thức trong sáng tác văn học thế giới, các
nhà văn Việt Nam hiện đại đã xuất hiện
trong các sáng tác văn học trước cách
mạng tháng Tám mà nhà văn Nam Cao-cây
bút văn học hiện thực phê phán giai đoan
1930-1945 là một minh chứng với tiểu
thuyết Sống mòn. Trong văn học thời
chống Mỹ, thủ pháp này cũng được thể
hiện trong sang tác của Nguyễn Minh Châu
mà tiêu biểu là tác phẩm Dấu chân người
lính. Đặc biệt trong giai đoạn sau 1975,
nhiều tác giả thể hiện khá thành công. Thủ
pháp “dòng ý thức” được tiếp thu từ bên
ngoài được xem như một công cụ hữu hiệu
giúp nhà văn dễ dàng viết lên những trang
THỦ PHÁP “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI
158
văn sống động về thế giới nội tâm con
người. Một số thành tựu có thể kể đến như:
Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thế
giới xô lệch (Bích Ngân), Mùa lá rụng
trong vườn (Ma Văn Kháng), Một cõi
nhân gian bé tí (Nguyễn Khải), Bến
không chồng (Dương Hướng), Đi tìm
nhân vật (Tạ Duy Anh)
2. Những biểu hiện của thủ pháp
dòng ý thức trong tiểu thuyết của Chu Lai
Kỹ thuật (hay thủ pháp) dòng ý thức
trong tiểu thuyết là một vấn đề phức tạp, có
nhiều biểu hiện khác như kỹ thuật lắp
ghép, đồng hiện, điểm nhìn trần thuật,
trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ
đề cập đến ba phương diện cơ bản là ngôn
ngữ - giọng điệu; nghệ thuật xây dựng cốt
truyện; nghệ thuật độc thoại nội tâm.
2.1. Thủ pháp dòng ý thức thể hiện
qua ngôn ngữ - giọng điệu
Trong tác phẩm Chu Lai đứng ở nhiều
ngôi kể, nhưng ngôi kể thông dụng nhất
vẫn là ngôi thứ ba. Người kể chuyện
thường ẩn sau nhân vật của mình, để nhân
vật tự bộc lộ tâm tư tình cảm, và cuộc đời
số phận nhân vật hiện lên một cách tự
nhiên, chân thực. Có lúc người kể chuyện
như hòa vào nhân vật của mình để nói thay
cho nhân vật, Ăn mày dĩ vãng là một ví dụ
điển hình. Tác giả như nhập thân vào nhân
vật Hai Hùng trong cuộc lội ngược dòng về
qúa khứ, bởi vậy diễn biến hành động, tâm
trạng của nhân vật hiện lên một cách chân
thực sinh động. Ngôn ngữ kể chuyện cũng
mang những đặc điểm riêng biệt không hòa
lẫn với bất cứ ai.
Đọc tiểu thuyết Chu Lai, người ta khá
dễ dàng nhận ra phong cách, giọng điệu
riêng thể hiện trên nhiều mặt (không gian
và thời gian, các kiểu nhân vật, tư tưởng
tình cảm, các thông điệp gửi gắm), nhưng
rõ nhất là bình diện ngôn ngữ. Thủ pháp
“dòng ý thức” cũng có nét đặc sắc trong
việc vận dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thường
là không phù hợp với quy phạm ngữ pháp,
thiếu logic lí tính, thậm chí hỗn loạn, đảo
lộn. Phong cách ngôn ngữ bao trùm trong
các tác phẩm của ông là thứ ngôn ngữ đa
thanh, với nhiều sắc độ: tính chính luận,
triết lí, với giọng điệu vừa có tính chiêm
nghiệm vừa mang đầy chất lính, thô mộc,
đời thường... Nhà phê bình văn học Lê
Thành Nghị đã nhận xét: Tác giả – người
kể chuyện – khi thì trong hậu trường, khi
đàng hoàng bước ra sân khấu, dưới ánh
đèn, trước đám đông khán giả, biết đế, biết
đệm, biết dừng lặng, biết mời gọi, biết
đánh trống lảng, biết nhường lời và lại biết
biểu hiện thành thực những cảm xúc, xúc
động [Dẫn theo 10]. Nếu như ở ngôn ngữ
nhân vật, giọng văn Chu Lai vừa bốp chát,
bụi bặm, vừa sắc cạnh, hóm hỉnh, đầy chất
lính thì trong ngôn ngữ người kể chuyện,
tiểu thuyết Chu Lai vẫn mang phong cách
ngôn ngữ nhân vật nhưng trầm tĩnh, đầy
nội tâm. Thoát khỏi giọng điệu trang trọng
đậm chất sử thi của văn học trước đó, nhà
văn để tìm đến giọng thân mật, suồng sã,
trần trụi, đậm chất lính. Có thể nói đây là
một trong những nét chủ đạo của giọng
điệu trong hầu hết các sáng tác của nhà
văn. Chu Lai đã chọn cho mình một thứ
ngôn từ thích hợp, phù hợp với giọng điệu
chung đó. Ngôn ngữ người kể chuyện
trong văn Chu Lai bao giờ cũng mạnh mẽ,
rõ ràng. Sở dĩ có đặc điểm này là do nhà
văn luôn đẩy số phận của nhân vật đến tận
cùng của nỗi đau, miêu tả chiến tranh như
đúng bản chất khốc liệt của nó. Ngôn ngữ
của tiểu thuyết Chu Lai như đi đến tận
cùng mọi ngõ ngách của vấn đề. Bởi vậy,
ngôn ngữ người kể chuyện mang tính đa
thanh, soi tỏ, bao quát nhiều lĩnh vực trong
cuộc sống giúp người đọc có thể tìm thấy
nhiều vỉa tầng ý nghĩa, thú vị. Đối mặt với
những đau thương, mất mát của chiến tranh
khốc liệt, Chu Lai luôn tạo cho giọng điệu
của người kể chuyện một tinh thần lạc
VŨ THỊ KIM CHUNG
159
quan. Chất hài hước, vui nhộn đóng vai trò
quan trọng để tạo nên tinh thần này và đó
cũng là chất giọng riêng khá đặc sắc của
Chu Lai. Đó là những câu chuyện vui, dẫn
người đọc vào những tình huống truyện rất
tự nhiên của người kể chuyện: “... Ngôi
nhà mái ngói có khoảnh sân thơm ngát mùi
mít chín và mùi nhang cháy dở kia rồi. Tối
đen. Nóng hỉm. Phập phồng...” [6,12]. Hai
từ “nóng hỉm” không tuân theo một cấu
trúc cấu tạo từ ngữ cụ thể và không có
trong từ điển tiếng Việt, hoàn toàn mới,
đậm chất Chu Lai, tạo sắc thái dí dỏm hài
hước, gợi liên tưởng thú vị cho người đọc.
Trong Ăn mày dĩ vãng có những đoạn văn
nhà văn tạo được một cảm giác như sờ nắm
được hiện vật qua ngôn ngữ, kể cả khi ông
miêu tả những thứ không có hình hài: “Mùi
cá, mùi mắm, mùi nước đái, mùi xào nấu,
mùi sông nước, mùi lưu manh, đĩ điếm lãng
vảng cả đêm bủa vây lấy tôi, muốn nuốt
chửng, hoà tan thể xác tôi vào cảnh đời bụi
bặm và trường tồn ấy. Thì tôi đã rữa ra
trong hàng trăm những cảnh đời đen bạc
uế tạp rồi đó sao” [5,54]. Hình ảnh người
lính trong tiểu thuyết Chu Lai chủ yếu là sự
đan cài thời gian, không gian giữa quá khứ
và hiện tại. Bởi vậy, ngôn ngữ của người
kể chuyện không thể là đơn tuyến. Giọng
văn với nhiều xúc cảm do âm điệu ngôn từ
đem lại nhưng chủ yếu là âm hưởng trầm
mặc, xót xa.
2.2. Thủ pháp dòng ý thức thể hiện
qua nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Trong cách xây dựng cốt truyện, tiểu
thuyết của Chu Lai thường xuất hiện cốt
truyện lồng ghép, trần thuật theo lối đảo
ngược thời gian. Trong một cuốn tiểu
thuyết có sự lồng ghép, đan xen nhiều cốt
truyện, thời gian luôn đi từ hiện tại về quá
khứ hoặc quá khứ hiện tại đan xen vào
nhau cùng đồng hiện. Kiểu cốt truyện và lối
trần thuật này được thể hiện khá rõ trong
các tiểu thuyết Phố, Ba lần và một lần,
đặc biệt là Ăn mày dĩ vãng, tác phẩm được
xem là thành công nhất của Chu Lai trong
mảng đề tài văn học thời hậu chiến.
Tiểu thuyết Phố được xây đựng theo
kiểu đảo lộn thời gian từ hiện tại lui về quá
khứ. Mở đầu là câu chuyện kể về một buổi
sáng trên biển “Biển sáng nay có mưa bay.
Những sợi mưa mỏng đan xiên xiên vào
nắng nhẹ, dệt lên những dây kim nhũ ánh
bạc rồi thảng thốt dừng lại, ngọt ngào chui
xuống lòng cát mịn mềm[7,5], người
đông đặc trên bãi, người lô xô dưới mép
nước, người ngã xa bờ[7,6], riêng chỉ
có một cái đang lẻ đàn có hai người, một
đàn ông, một đàn bàsóng trào qua đầu
họ rồi sóng lại truội đilá cờ cứu hộ đã để
lỗi họ[7,7], bỗng thét lên một tiếng kêu
thất thanh của ai đó trên ghềnh đá.người
con trai chẳng kịp nói một lời, vội dứt tung
quần áo dài, lao nhanh người vào sóng”
[7,8]. Phần sau là câu chuyện về các nhân
vật chính của câu chuyện. Mở đầu chính là
cái kết của câu chuyện về những con người
những mảnh đời trong phố nhà binh. Như
vậy, thời gian đã lội ngược dòng đi từ hiện
tại lùi về quá khứ để lại một sự háo hức tò
mò thu hút người đọc. Bên cạnh đó, câu
chuyện được xây đựng theo kiểu truyện
lồng ghép vào nhau. Câu chuyện về số
phận của vợ chồng Nam - Thảo, là đôi vợ
sống trong một ngôi nhà tại phố nhà binh.
Cuộc sống của họ tuy vất vả và thiếu thốn
nhưng rất hạnh phúc. Với ước mơ cải thiện
hiện thực cho cuộc sống đỡ vất vả hơn,
Thảo sang Đức lao động xuất khẩu, còn
Nam ở nhà chăm con. Nam và Thảo vượt
qua bao nhiêu cám dỗ của cuộc đời để sum
họp một cách trọn vẹn sau ba năm chờ đợi
và nhớ thương. Thế nhưng, ngày trở về
Thảo không hòa nhập được với cuộc sống
quen thuộc trước kia, lãnh cảm với chồng,
phản bội chồng và lao vào cuộc tình với
Hùng. Thảo tìm đến cái chết để giải thoát
khỏi những tội lỗi và đau khổ dày vò. Nam
THỦ PHÁP “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI
160
hủy hoại mình trong rượu chè và nỗi đau
khổ. Bên cạnh đó là câu chuyện về cuộc
đời của gia đình Lãm: Lãm là bộ đội giải
ngũ, sống cuộc sống nghèo khổ, lay lắt đầu
đường xó chợ với vợ con nheo nhóc vì bị
gia đình từ bỏ do kiên quyết làm trái ý cha.
Anh đã lao vào cuộc mưu sinh với rất
nhiều gian khổ, thậm chí suýt mất mạng (đi
đào đá đỏ, buôn bán ở biên giới), và rồi
anh đã thành công với cây mía, làm giàu
với sức lao động chân chính của mình. Trở
thành một doanh nhân thành đạt, sống
trong hạnh phúc, yêu thương của gia đình
và đồng đội. Nhưng cũng là lúc anh phát
hiện ra một sự thật xót xa, đó chính là cuộc
tình ngang trái của vợ người thủ trưởng cũ
của mình.
Đánh đổi mạng sống của mình để
mong giữ gìn cho hạnh phúc cho Nam-
người thủ trưởng mà anh kính phục. Có thể
hoàn toàn tách rời hai tuyến cốt truyện này
thành hai truyện độc lập. Nhưng như đã nói
ở trên, trong tác phẩm này, hai tuyến cốt
truyện vừa tương giao vừa đối lập, các mối
quan hệ giữa nhân vật và sự kiện rất chặt
chẽ, không tách rời nhau. (Nam là thủ
trưởng cũ của Lãm, hai người sống cùng
một khu phố nhưng ở hai hoàn cảnh khác
nhau. Thảo đi xuất khẩu lao động thì Lãm
cũng đi lao động để kiếm kế sinh nhai.
Thảo trở về giàu có nhưng gia đình tan vỡ,
Lãm thành đạt và hạnh phúc; Thảo tìm đến
cái chết đề giải thoát; Lãm chấp nhận cái
chết để giữ gìn giá trị của đạo đức làm
người), tạo thành một tác phẩm hoàn
chỉnh, mang một ý nghĩa lớn lao về giá trị
của cuộc sống: Cho dù bộ mặt xã hội có
thay đổi mạnh mẽ, ở đó có người bị guồng
quay của vật chất và những dục vọng đời
thường làm cho thoái hóa, biến chất, nhưng
cũng có người luôn giữ được những phẩm
chất vô cùng đẹp đẽ cho dù thời thế có
xoay vần thế nào đi nữa.
Tác phẩm Ba lần và một lần cũng
được xây dựng bằng cách lồng ghép câu
chuyện của quá khứ và hiện tại về cuộc đời
của nhân vật Sáu Nguyện. Cốt truyện thứ
nhất bắt đầu bằng cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu
của Sáu Nguyện và Út Thêm-hai người
đồng đội cũ thời chiến tranh với bao nghĩa
tình sâu nặng. Giờ đây họ ở hai vị trí trái
ngược nhau. Một là đại diện cho luật pháp,
một là tội phạm. Những kỉ niệm ùa về với
Út Thêm. Chị quyết định tự mình đi gặp
Ba Đẩu để tìm hiểu sự thật về Sáu Nguyện.
Khi chị biết được sự thật về người đồng chí
của mình và tìm cách giúp đỡ thì cũng là
lúc Sáu Nguyện ra đi mãi mãi với bao điều
chất chứa trong lòng. Lớp cốt truyện thứ
hai do Ba Đẩu kể lại cho Út Thêm về
quãng đường đời của Sáu Nguyện từ khi
chia tay với Út Thêm. Bắt đầu vào khoảng
thời gian chiến tranh chuẩn bị kết thúc tới
khi anh bị bắt về tội có hành vi giết người.
Đặc biệt Ăn mày dĩ vãng là tác phẩm
nằm trong số những tiểu thuyết tiêu biểu
của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới
được nhà văn đã thể hiện rõ ràng nhất của
kiểu tổ chức cốt truyện tâm lý. Trong Ăn
mày dĩ vãng, Chu Lai đã xây dựng cốt
truyện dựa theo dòng chảy tâm lý của nhân
vật Hai Hùng trong sự đan cài giữa hiện tại
và quá khứ. Song song kể về cuộc đời và
tình yêu của hai nhân vật Hai Hùng và Ba
Sương (Tư Lan). Cốt truyện thứ nhất xuất
hiện ở hiện tại, cốt truyện thứ hai ở quá
khứ và được lồng vào trong cốt truyện thứ
nhất. Có thể phác họa hai cốt truyện đó như
sau: Truyện bắt đầu bằng việc kể lại quá
trình vào Nam tìm kế mưu sinh của Hai
Hùng, Tình cờ anh gặp Tư Lan - Giám đốc
Sở Nông Lâm. Anh ngạc nhiên vì Giám
đốc Tư Lan rất giống với Ba Sương, cô y tá
và là người yêu của anh trong những năm
đánh Mỹ. Khi gặp nhau, Tư Lan tìm cách
lảng tránh, không nhận mình là Ba Sương.
Hai Hùng quyết định đi tìm sự thật và anh
biết chắc chắn Ba Sương chưa chết mà
VŨ THỊ KIM CHUNG
161
thay lốt để trở thành bà Giám đốc sang
trọng, quyền uy. Chối bỏ quá khứ hào hùng
để sống trong hư danh giả dối. Đây cũng là
cái cớ để xuất hiện ào ạt những dòng hồi
tưởng của Hai Hùng về quá khứ. Người
đọc có thể nhận ra trong 8 chương của tác
phẩm thì cứ một chương xuất hiện ở thì
hiện tại thì lại có một chương tiếp theo
dòng hồi ức của Hai Hùng quay ngược trở
lại quá khứ. (Các chương 1, 3, 5, 7 là câu
chuyện của Hai Hùng thời hiện tại tính từ
lúc anh bắt đầu vào Nam đến khi Ba Sương
chết; các chương 2, 4, 6, 8 là hồi ức của
Hai Hùng về quá khứ chiến tranh; các
chương còn lại là sự đan xen giữa quá khứ
và hiện tại. Hai mươi năm về trước).
Mối tình trong sáng, đẹp đẽ của Hai
Hùng và Ba Sương gắn với hoàn cảnh khốc
liệt của chiến tranh. Trong dòng hồi tưởng
của Hai Hùng, những đồng đội, những kỉ
niệm hiện về hết sức gần gũi và điều đó,
cùng với những khát khao muốn hiểu rõ sự
thực đã giục giã anh phải tìm được sự thực
về Ba Sương. Với thủ pháp đồng hiện về
thời gian, cùng một lúc, tác giả đã miêu tả
được trạng thái tâm lý tình cảm của nhân
vật ở hai chiều thời gian hiện tại và quá
khứ. Đặc biệt dòng chảy tâm trạng được
khắc họa rõ nét khi Hai Hùng hồi tưởng về
một thời đã qua. Với Hai Hùng, quá khứ
vẫn còn nguyên vẹn trong kí ức bởi nó gắn
liền với những gì thuộc về con người thực
sự của anh: những trận chiến khốc liệt trên
đường đi lấy gạo, trong lần đánh chốt Mỹ,
cuộc sống của đơn vị đặc công với những
hào quang của chiến thắng cùng với những
mất mát đau thươngVà đặc biệt là kỷ
niệm tình yêu đau đớn nhất cuộc đời của
anh. Dường như không có một thời khắc
nào anh không hướng về quá khứ. Ba
Sương, người yêu, người đồng chí duy nhất
của anh dọc suốt chiến hào năm ấy đã hy
sinh. Chính tay anh đã chôn liệm một nửa
con người mình. Vậy mà, người con gái
mảnh mai nhỏ bé ấy sao bây giờ vẫn còn
hiện hữu trước mắt anh. Ngày xưa, anh là
con người của ngày xưa và Ba Sương cũng
vậy. Ngày ấy chiến tranh là một tấm gương
lớn soi tỏ mọi ngõ ngách tâm tư con người.
Làm gì có chỗ nào cho sự giả dối trú ngụ.
Sao bây giờ lại có một Ba Sương thấy
người yêu chẳng nhận, thấy bạn bè quay
lưng? Hai Hùng đi tìm câu trả lời cho sự
việc ấy hay chính anh đang tìm lại chính
mình. Nhà văn đặt nhân vật vào một tình
huống đặc biệt đó là anh tự đi ăn mày
chính mình. Anh đang một mình lần đường
tìm về những giá trị tinh thần vĩnh hằng
của quá khứ. Nơi ấy anh và cả dân tộc này
đã đổ xương máu để có ngày hôm nay. Hai
Hùng trở thành kẻ “lẩn thẩn” đi bên lề cuộc
sống hỗn tạp. Đáng buồn thay, anh thực sự
cô đơn, thực sự bơ vơ lạc lõng giữa thời
bình. Không ít người đã coi đó là hành
động của dị nhân. Và cũng đáng buồn thay,
nỗi day dứt về quá khứ tàn phá con người
anh ghê gớm về thể xác lẫn tinh thần. Anh
đã có những lời tự bạch đậm chất bi hài:
“Tôi bốn chín tuổi và đang thất nghiệp,
đúng hơn là vừa mới thất nghiệp. Tôi, một
kẻ dư thừa bị bắn ra khỏi lề đường. Cao
một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng có
bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có
dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở,
ngực lép, bụng lép, mắt cá chày, da xám
ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần
ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng, sợ tiếng
động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết
mặc cảm tự ti hằn vào từng bước chân đi,
từ trong cái nhếch mép rụt rè, nửa cười
nửa khổ... Tóm lại, tôi là con nợm rơm
khốn khổ giữa cánh đồng đời đầy giông
bão (...) tôi đã thành một lão già, lão già
ốm o và sầu muộn” [5;16]...“Mỗi thằng
một vẻ, trăm thằng trăm lối, không thăm
thì nhớ, thăm rồi trở ra, lại thấy buồn đứt
ruột trong nỗi thương bạn, cám cảnh mình.
Đội hình đánh giặc ngang hàng năm xưa
THỦ PHÁP “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI
162
giờ đây, trừ vài thằng may mắn khôn
ngoan chẳng rõ nguyên cớ nào lại bị cuộc
đời dồn chung vào một cục hẩm hiu, méo
mó, chẳng may nhận ra nhau chỉ nhúc
nhích con người đờ đẫn màu chì. Dĩ vãng...
Kỉ niệm... Nhớ thương... Hết thảy đều chìm
trong bụi thời gian mốc thếch. Càng buồn!
Biết vậy chả nên gặp lại, chả nên tìm đến
làm gì, chỉ tổ bẽ bàng, tan nát lòng dạ
hơn” [5,17].
Tìm lại bạn bè ngày qua trong bối cảnh
hôm nay, nhìn nhận về thực tại số phận của
mỗi người cũng là một cách riêng trong hồi
tưởng quá khứ. Đúng như nhận định của
Hai Hùng, cuộc đời người lính thời bình
còn não nuột hơn rất nhiều lần những người
chưa từng là lính. Quá khứ và hiện tại là
một sự đối lập trớ trêu. Ngày xưa, cuộc đời
không có sự bon chen, không có tham
nhũng. Hôm nay, giá trị thời chiến hầu như
đã bi đánh cắp, cuộc sống lại quá bề bộn,
không chịu yên tĩnh. Người lính chỉ còn lại
một phương thuốc duy nhất để chữa căn
bệnh tinh thần là ru mình trong kí ức của
cái thời ngọt ngào ấy. Hai Hùng tìm về cội
nguồn của sự thủy chung, của lòng nhân ái.
Nhưng bi kịch nặng nề hơn là ở chỗ nơi
ngày xưa nhân ái, bây giờ là chỗ ẩn náu của
sự bất nhân, người ngày xưa thủy chung thì
bây giờ là kẻ trở mặt. Ba Sương, người con
gái một thời là biểu tượng của lòng vị tha,
của sự trung thành, là người mà Hai Hùng
yêu say đắm, nay lại là giám đốc mang
danh tính mờ ám và lý lịch cũng mờ ám.
Quá khứ với anh không chỉ là ngọt ngào
nữa mà giờ đây pha trộn cả những chua
chát và đắng cay. Chua chát cho chính bản
thân anh, cho những người xưa một thời
oanh liệt nay là vô danh tiểu tốt giữa cuộc
đời và cho cả những kẻ quay lưng với bạn
bè. Sử dụng cốt truyện lồng ghép giữa quá
khứ và hiện tại, Chu Lai đã đưa người đọc
vào một “cốt truyện có pha chút li kì, bí
hiểm, kiểu kiếm hiệp, đọc rất cuốn hút”. Có
thể nói, toàn bộ tiểu thuyết được được nhà
văn chú ý khai thác tầng sâu tâm lý nhân
vật nên tính liên tục của thời gian bị đảo
lộn, cấu trúc tác phẩm lỏng, nhiều lúc chắp
nối khiến người đọc bị hút vào mạch của
cốt truyện thống nhất chìm sau cái vẻ lỏng
lẻo bên ngoài. Đó chính là thành công của ý
đồ sáng tạo của nhà văn.
Với Mưa đỏ, tác phẩm được xem như
một khúc tráng ca cuối cùng của Chu Lai,
thủ pháp dòng ý thức lại tiếp tục được nhà
văn thể hiện với lối kết cấu đảo ngược thời
gian. Mở đầu là hình ảnh “Hà Nội xanh-
một màu xanh yên ả nhưng trống trải trong
những ngày hòa bình đầu tiên” [7,5] trong
không gian nhà hát lớn vang lên những âm
thanh của bản giao hưởng thức dậy trong
tròng người những cảm xúc bồi hồi khác
lạ. Đó là những giai điệu của cuộc chiến 81
ngày đêm nơi tuyến lửa Quảng Trị Hình
ảnh hai người phụ nữ đang ngồi bên nhau
lặng lẽ, sẻ chia một nỗi đau chung bản
giao hưởng, hình ảnh người mẹ, cô gái đưa
người đọc trở về với thời gian và không
gian quá khứ. Một “Hà Nội chiều cuối
đông gió lạnh hun hút thổi dọc những phố
vắng” [7,9] và nhân vật trung tâm xuất hiện
chàng sinh viên nhạc viện Đặng Huy
Cường- người chiến sĩ quả cảm nơi thành
cổ. Anh đã gác lại sau lưng một tương lai
xán lạn, để lại người mẹ với quá nhiều mất
mát và một mối tình vô vọng để đến với
tuyến lửa Quảng Trị. 81 ngày đêm là một
sự trải nghiệm chiến tranh của các chiến sĩ
thành cổ, để rồi họ lần lượt ngã xuống, và
Cường là người hi sinh cuối cùng trong
trận đánh quyết định của lịch sử để đem
đến thành công cho hiệp định paris, cho
người mẹ của anh trong cuộc đấu trên mặt
trận ngoại giao. Kết thúc tác phẩm tác giả
đưa người đọc về với thực tại cuộc trở về
thành cổ của những người còn lại sau cuộc
chiến. Mưa đỏ mang cảm hướng ngợi ca;
là lời tri ân với những chiến sĩ đã hi sinh và
VŨ THỊ KIM CHUNG
163
đã để lại những cảm xúc khó quên trong
lòng người đọc.
Với vai trò kiến tạo những “thắt nút”,
cốt truyện tâm lý trong tiểu thuyết Chu Lai
thường xoay quanh các tình huống, trong đó
tâm lý nhân vật là những dòng chảy liên tục
của sự vận động hướng vào nội tâm tạo nên
những “vòng sóng” lan tỏa đến vô cùng,
không có điểm dừng, không có kết thúc.
Loại cốt truyện tâm lý xây dựng xoay quanh
tình huống như trên thường gặp ở truyện có
những nhân vật có tính cách, số phận éo le
ngang trái mang tính chất bi kịch.
2.3. Thủ pháp dòng ý thức thể hiện
qua nghệ thuật độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm là phát ngôn
của nhân vật nói với chính bản thân, trực
tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong;
kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động
suy nghĩ, xúc cảm của con người trong
dòng chảy trực tiếp của nó. Thủ pháp
“dòng ý thức” dùng để biểu hiện tiềm thức
nhân vật, biểu hiện ra tình cảm nội tâm, thể
nghiệm, liên tưởng của nhân vật. Tác phẩm
của Chu Lai luôn dành chỗ cho nhân vật tự
bộc lộ nỗi niềm của mình qua những những
lời nhân vật tự nói với mình từ đó bộc lộ
suy nghĩ tâm trạng, suy nghĩ đang diễn ra
từ bên trong. Trong khuôn khổ bài viết này
người viết xin tập trung vào nói rõ về cách
xây dựng ngôn ngữ độc thoại nội tâm của
nhân vật trong Ăn mày dĩ vãng. Phần đầu
tác phẩm khi kể về sự việc Hai Hùng nhận
ra Ba Sương, lúc này là Tư Lan. Tâm trạng
Hai Hùng diễn ra phức tạp, lúc thì khẳng
định đó là Ba Sương, có lúc tự nhủ mình
đang nhầm lẫn: “Thế là không phải rồi!
làm sao có thể phải được kia chứ? Rõ thật
dớ dẩn!” [5,36] có lúc thảng thốt khi nhận
ra dấu hiệu quen thuộc từ kí ức hiện ra
trước mắt ”bàn tay phảivà trời ơi! Chả lẽ
đó là sự thật được ư?..., Sương, Ba
Sương có đúng Ba Sương không con
ngươi như muốn lồi ra khỏi tròng. Ngón
tay kìa ngón tay! Sao lại ngón tay?”
[5,38] và cuối cùng tự quả quyết chắc chắn
“không! Em phải là Sương. Đối với thiên
hạ em là Lan nhưng với tôi, em bao giờ
cũng là Sương. Gần hai chục năm trôi qua,
cho dù hình dạng em đổi khác đi nhưng chỉ
cần nhìn miệng em nói, nhìn miện em cười,
nắm ban tay em, nhìn sâu vào mắt em là đủ
biết em vẫn là em, em là hoàn toàn từ
mạch đập bên trong mà chỉ mình tôi mới
nhận ra được” [5,46]. Chỉ trong gần mười
trang truyện mà tác giả để nhận vật nhiều
lần tự đối thoại với chính mình, trong
những lời độc thoại ấy người đọc nhận ra
những tình cảm sâu nặng cũng như tâm
trạng giằng xé trong nhân vật đang diễn ra
phức tạp như thế nào. Và cũng chính điều
đó mà người lính ấy quyết sống chết để đi
tìm con người quá khứ tưởng đã chết lại
đang hiện hữu trước mắt. Trong Ba lần và
một lần, cảm giác ấy lại tiếp tục xuất hiện
trong nhân vật Út Thêm khi đối mặt với
Sáu Nguyện. Hai người đồng chí trong
chiến tranh bây giờ lai là hai người ở thế
đối đầu nhau-một thẩm phán và một tội
phạm. Trước thái độ lạnh lùng của Sáu
Nguyện khi đối mặt với chị, Út Thêm
chạnh lòng cho mình”chao ôi! Chả lẽ mình
lại thay đổi nhiều đến thế ư? và chả lẽ chú
ấy không mảy may nhận ra mình chút xíu
nào ưlạy trời!...đừng là chú ấy, sao có
thể là chú ấy được. Lạy trời” [6,9] đó là
những tâm trạng mâu thuẫn rối bời khi
những người đồng đội một thời sống chết
có nhau, sâu nặng nghĩa tình nhưng phải
gặp nhau trong những tình huống trớ trêu,
bi đát sau cuộc chiến. Có người muốn lãng
quên quá khứ, có người muốn chạy trốn
quá khứ. Và cũng chính từ những dòng suy
tư thầm kín ấy đã dẫn dặt người đọc đi đến
những hồi ức về quá khứ của nhân vật, và
đó cũng chính là ý đồ của nhà văn trong
việc xây dựng cốt truyện theo thủ pháp
“dòng ý thức” như đã minh chứng ở trên.
THỦ PHÁP “DÒNG Ý THỨC” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI
164
Trong việc xây dựng độc thoại nội tâm
khng phải lúc nào nhà văn cũng thể hiện
theo kiểu truyền thống mà có những sáng
tạo nhất định. Tác phẩm Mưa đỏ là ví dụ
điển hình. Trong Mưa đỏ, độc thoại nội
tâm có lúc là những suy nghĩ trực tiếp của
nhân vật, có lúc thể hiện qua những dòng
thư gửi mẹ của nhân vật Cường. Có thể nói
nhà văn đã xây dựng thành công chân dung
người hùng nghệ sĩ qua hình ảnh hai chiến
sĩ Cường và Bình. Đặc biệt ở Cường, chất
nghệ sĩ toát ra từ những suy tư của một
chàng trai mới bắt đầu cầm súng ra chiến
trường “mẹ ơi! Chỉ mấy giờ đồng hồ vùi
mình vào trận đánh đầu đời thôi con đã
hiểu chiến tranh thực sự là thế nào!...phải
chứng kiến một người lính dù phía bên kia
vỡ toác sọcon bỗng thấy hẫng hụt thế
nào! Rồi người lính bên con cũng vậylạ
quá! Dù hai chiến tuyến khác nhau, hầm hè
sát hại nhau nhưng nếu phải ngã vào lòng
đất thì câu cuối cùng của cả hai bên bao
giờ cũng là hai tiếng- mẹ ơi!...” [7,85,86].
Đó còn là cả những suy nghĩ cho cả những
kẻ đang cầm súng chĩa về mình “trong số
kẻ thù ngã vùi mặt đất hôm nay chắc cũng
có mẹ, có cha,có gia đình, có người yêu
thậm chí cô người yêu ấy cũng lạnh lẽo
chia tay trước khi họ vào trận như mình”
[7,111]. Là những suy tư về sự sống, cái
chết trong chiến tranh“chao ôi, cứ sống, cứ
nghĩ cứ nói năng thẳng đuột như cái lão
tiều phu thì cuộc đời sẽ dễ chịu biết chừng
nào? sống nặng nề, chết mỏng manh như,
như trò đùa. Chả lẽ chiến tranh chỉ gói gọn
trong cái định nghĩa khô cằn là ngày nào
cũng chôn nhau nhưng chưa đến lượt chôn
mình ư?” [7,147]. Từ nhưng tâm tư sâu
thẳm ấy nhân vật hiện lên là một con người
có tâm hồn lãng mạn bay bổng nhưng cũng
không kém phần sâu sắc, tinh tế; trong
dòng máu của người nghệ sĩ có huyết quản
của người chiến sĩ quyết tử cho tổ quốc.
Qua một số ví dụ minh họa như vừa
nêu, chúng ta có thể thấy, trong tác phẩm
nhà văn luôn dành những phần lắng đọng
từ sâu thẳm tâm hồn nhân vật để họ tự bộc
lộ nỗi niềm của mình, mà người viết không
cần bình luận gì thêm. Điều đó cho thấy tác
giả và nhân vật đã hòa vào nhau làm một,
nhà văn đã thấu cảm và nhìn được sâu vào
ngóc ngách tâm hồn con người và để nhân
vật bộc lộ một cách thật nhất, đời nhất.
Ngòi bút nhà văn khơi sâu vào cõi tâm
linh, vô thức của con người, khai thác “con
người ở bên trong con người”. Đó cũng là
yếu tố góp nên sự thành công của những
thiên truyện đọc một lần là ảm ảnh mãi.
Cái lạ của văn Chu Lai còn ở chỗ lời độc
thoại nội tâm của nhân vật đôi khi xen lẫn
với lời nhân vật khác một cách tự nhiên
khiến cho mạch truyện không bị ngắt đoạn.
Chu Lai đã từng tâm sự: Văn chương
với ông là duyên nợ, là cuộc sống, là tình
yêu. Tác phẩm là sự cộng hưởng thăng hoa
của tình yêu nghề, của lương tâm, trách
nhiệm với ngòi bút và khả năng sáng tạo
của người nghệ sĩ. Trong nghề văn, Chu
Lai quan niệm văn chương không nên quá
trau chuốt mà cốt lõi là nắm bắt được cái
“thần” của nó. Nhà văn phải là người đau
đời, biết nói lên trong con chữ không chỉ
những vấn đề bề mặt mà phải đi xuống tận
bề sâu, không chỉ ca khúc vui tự hào mà cả
sự đồng cảm với đau đớn, bi kịch, sẻ chia
với những khát khao thầm kín Khi đọc
tác phẩm Chu Lai, ta cảm nhận một điều
nhà văn như muốn chia sẻ rằng chiến tranh
là đề tài cũ, nhưng với ông, quan trọng là
nhà văn khai thác đề tài ấy như thế nào.
Thông qua những câu chuyện bom đạn
khốc liệt, Chu Lai muốn gửi tới những
thông điệp sâu sắc tới người đọc: Lời cảnh
báo về sự hủy diệt của chiến tranh. Chiến
tranh có sức hủy diệt ghê gớm, có thể tàn
phá tất cả, sự hủy diệt đó còn để lại những
di chứng nặng nề cho con người khi bước
ra khỏi cuộc chiến. Bởi vậy khi chúng ta
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 39_0426_2215091.pdf