Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn

Tài liệu Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn: 66 Xã hội học, số 3 - 2007 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn Nguyễn Thanh Liêm Giới thiệu Có rất nhiều bằng chứng cho thấy di cư được sử dụng như một chiến lược sống của nhiều gia đình nông thôn để đối phó với cảnh nghèo nàn. Một mặt, các hộ gia đình nông thôn sử dụng di cư như sự đầu tư cho một số thành viên trong gia đình nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập trong thời kỳ nông nhàn. Các hộ gia đình nghèo ở nông thôn kỳ vọng rằng mức sống của họ sẽ được cải thiện qua những khoản tiền hay quà mà nguồn di cư gửi về. Bên cạnh đó, có nhiều hộ gia đình đầu tư vào con cái không nhằm mục đích thu lợi cho hộ gia đình mà chỉ đơn thuần là giúp con cái có cuộc sống tốt hơn. Mối quan hệ giữa di cư và thu nhập của hộ gia đình nông thôn rất phức tạp do tính tương tác giữa chúng. Do di dân luôn phải đi kèm một số khoản chi phí, nên những người thuộc nhóm dân số nghèo nhất không thể có đủ đi...

pdf10 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66 Xã hội học, số 3 - 2007 Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn Nguyễn Thanh Liêm Giới thiệu Có rất nhiều bằng chứng cho thấy di cư được sử dụng như một chiến lược sống của nhiều gia đình nông thôn để đối phó với cảnh nghèo nàn. Một mặt, các hộ gia đình nông thôn sử dụng di cư như sự đầu tư cho một số thành viên trong gia đình nhằm đa dạng hóa các nguồn thu nhập trong thời kỳ nông nhàn. Các hộ gia đình nghèo ở nông thôn kỳ vọng rằng mức sống của họ sẽ được cải thiện qua những khoản tiền hay quà mà nguồn di cư gửi về. Bên cạnh đó, có nhiều hộ gia đình đầu tư vào con cái không nhằm mục đích thu lợi cho hộ gia đình mà chỉ đơn thuần là giúp con cái có cuộc sống tốt hơn. Mối quan hệ giữa di cư và thu nhập của hộ gia đình nông thôn rất phức tạp do tính tương tác giữa chúng. Do di dân luôn phải đi kèm một số khoản chi phí, nên những người thuộc nhóm dân số nghèo nhất không thể có đủ điều kiện di cư. Mặt khác, nghèo đói cũng thường là động cơ hay áp lực để di chuyển. Tuy nhiên, di cư cũng có thể làm cho hộ gia đình nông thôn mất lao động, rơi vào cảnh nợ nần do chi phí ban đầu cho di cư hay giúp dân di cư tìm được việc làm. Di cư từ những vùng nông thôn cũng góp phần cải thiện điều kiện kinh tế của những hộ gia đình ở lại thông qua các khoản tiền gửi về. Mục đích của bài viết này là tìm hiểu mô hình di cư của các hộ gia đình nông thôn từ kết quả của một cuộc khảo sát. Bên cạnh đó, bài viết này tập trung tìm hiểu những khác biệt về khả năng di cư giữa các nhóm dân số có thu nhập khác nhau nhằm tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa di dân và thu nhập. Địa bàn và phương pháp phân tích Các phân tích trong bài này sử dụng số liệu từ “Dự án nghiên cứu liên ngành về gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi”. Nghiên cứu này được triển khai trên địa bàn nông thôn của ba tỉnh gồm Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế. Thời điểm khảo sát tại các tỉnh trên diễn ra không cùng lúc và theo thứ tự là 2004, 2005, và 2006. Địa bàn khảo sát là một điểm quan trọng cần lưu ý vì khái niệm “các vùng nông thôn Việt Nam” sử dụng trong bài viết này mặc dù đã bao gồm cả ba vùng bắc trung nam nhưng thực chất vẫn không thể đại diện cho cả nước. Khái niệm này cần được hiểu là trong vùng nông thôn của ba tỉnh được chọn này. Cả phương pháp tiếp cận định tính và định lượng đã được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực và với các thế mạnh khác nhau. Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ đưa ra các kết quả nghiên cứu ban đầu và giới hạn trong việc Nguyễn Thanh Liêm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 67 sử dụng các số liệu định lượng. Tại mỗi tỉnh, khoảng 300 hộ gia đình đã được phỏng vấn thành công và đây cũng chính là mẫu phân tích của nghiên cứu này. Loại hình, khái niệm con cái di cư, và một số khái niệm cơ bản khác Trong nghiên cứu này, dân di cư được hiểu là con cái di cư và là những người con của người trả lời mà vào thời điểm khảo sát không sống tại huyện khảo sát. Một điểm đáng lưu ý là con cái di cư không có nghĩa là trẻ con di cư. Trên thực tế, một số người trong nhóm con cái di cư có tuổi đời khá cao. Trên thực tế còn có rất nhiều người con khác cũng có thể coi là con cái di cư; chẳng hạn những người con không sống cùng bố mẹ tại hộ gia đình khảo sát nhưng vào thời điểm khảo sát sống tại hộ khác trong cùng xã hoặc sống tại xã khác trong cùng huyện. Các nhóm con cái di cư đó cũng có thể nhận dạng được qua bộ số liệu của khảo sát này. Các kết quả phân tích cho thấy con cái sống trong cùng xã nhưng khác hộ bố mẹ chiếm khoảng 34 phần trăm tổng số con cái không sống cùng hộ với bố mẹ. Con cái di cư sống tại xã khác trong cùng huyện chiếm 14 phần trăm, con cái sống ở huyện khác trong cùng tỉnh chiếm 12 phần trăm tổng số con cái không sống cùng hộ với bố mẹ, và số còn lại bao gồm con cái sống ở tỉnh khác hoặc nước ngoài. Đa số con cái trong nhóm cuối là sống ở tỉnh khác vì chỉ có vài trường hợp sống ở nước ngoài. Biểu đồ 1: Phân phối của con cái không sống cùng hộ với bố mẹ Cùng xã 34% Cùng huyện 14%Cùng tỉnh 12% Tỉnh khác nước khác 40% Trong khi di cư trong xã và trong huyện thường gắn nhiều hơn với các lý do tách hộ hoặc hôn nhân thì di cư từ huyện này sang huyện khác thường gắn với nhiều loại lý do hơn và cũng thường gắn chặt hơn với lý do kinh tế. Các nghiên cứu di dân đã cho thấy những khác biệt tạo ra do khoảng cách, không chỉ về mặt vật lý này, có thể là rất lớn. Vì các lý do trên và để kết quả của nghiên cứu này có thể so sánh được với các nghiên cứu khác ở Việt Nam, thường lấy huyện làm phạm vi không gian phân tách di cư, nghiên cứu này giới hạn vào di cư liên huyện. Nói cách khác, những người di chuyển qua phạm vi Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 68 huyện, kể cả qua tỉnh khác hoặc nước khác, mới được tính là dân di cư và những người di chuyển trong nội bộ huyện vẫn được xếp vào nhóm không di cư. Hộ gia đình di cư là hộ gia đình có con cái của người được hỏi di cư và là những hộ có ít nhất một con là dân di cư. Hộ gia đình, theo định nghĩa chung của cuộc khảo sát, là một nhóm người sống chung trong một nhà, có thể ăn cùng hoặc không ăn cùng, với người trả lời trong khoảng thời gian ít nhất một tháng tính đến thời điểm điều tra. Con cái di cư từ khu vực nông thôn Phân bố con cái di cư từ nông thôn tại các tỉnh là rất đa dạng và gần một phần năm đến một nửa hộ gia đình ở các vùng nông thôn của các tỉnh khảo sát có con cái di cư. Kết quả ở Biểu đồ 2 chỉ ra rằng 17%, 30% và 42% hộ gia đình ở nông thôn Tiền Giang, Yên Bái và Thừa Thiên - Huế (theo đúng thứ tự trên) có con cái di cư. Với một thực tế là cuộc khảo sát lần này không tập trung nghiên cứu di dân mà tìm hiểu các vấn đề kinh tế xã hội nói chung của nông thôn Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi, những con số này mang tính khách quan cao và điểm nổi bật ở đây là chúng có tỷ lệ rất cao, thể hiện tính phổ biến của di dân ở nông thôn. Hơn thế nữa, các kết quả này cũng chỉ ra rằng cần tiến hành những phân tích và nghiên cứu sâu hơn nhằm xem xét tính đa dạng và những khác biệt lớn giữa các vùng. Biểu đồ 2: Tỉ lệ hộ gia đình có con cái di cư theo tỉnh 0% 10% 20% 30% 40% 50% Yên Bái Tiền Giang TT Huế Một kết quả đáng chú ý khác của di cư con cái là số con di cư trung bình của những hộ có con cái di cư cũng tương đối cao. Trung bình, mỗi hộ gia đình có con cái di cư ở Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế theo đúng trình tự đó có 1.84, 1.58 và 2.17 con di cư. Bảng 1: Số con cái di cư theo tỉnh trong số những hộ gia đình có ít nhất một người con di cư Tỉnh Trung bình SD Min Max N Yên Bái 1.84 0.97 1 5 91 Nguyễn Thanh Liêm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 69 Tiền Giang 1.58 0.97 1 5 50 TT - Huế 2.17 1.21 1 6 125 Số con trai và con gái di cư ở Yên Bái và Thừa Thiên - Huế là tương đương nhưng ở Tiền Giang số con gái di cư nhiều hơn hẳn số con trai di cư. Các kết quả này là rất khách quan do thủ tục chọn mẫu tuân thủ quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách các hộ gia đình nông thôn và nhóm dân di cư bị “lờ đi” vì không phải là trọng tâm của nghiên cứu này.. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy xu hướng nữ hóa của các dòng di cư là một lý do khác để tin vào kết quả trên về hiện tượng nữ giới cơ động không kém gì nam giới. Hiện tượng tăng nhanh trong những năm gần đây của di dân nữ từ miền Tây Nam Bộ đi kết hôn với người nước ngoài và đáp ứng nhu cầu lao động ngày càng cao của khu vực dịch vụ giải trí thường được coi là những nguyên nhân chính giải thích cho tỷ lệ cao hơn của con gái di cư ở tỉnh Tiền Giang. Biểu đồ 3: Giới tính của con cái di cư theo tỉnh 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Yên Bái Tiền Giang TT-Huế Nam Nữ Cũng giống như các kết quả từ những nghiên cứu di cư khác, kết quả tìm được trong nghiên cứu này cho thấy phần lớn dân di cư là những người trẻ tuổi. Sau một khoảng thời gian cư trú không xác định (vì số liệu này không được thu thập), một nửa số con cái di cư ở Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế hiện nay là dưới 28, 31 và 23 tuổi theo đúng trật tự trên. Kết quả về tuổi trung vị này có thể thấp hơn các kết quả từ một số nghiên cứu khác do tính chọn lọc của nhóm này chỉ bao gồm con cái di cư mà không bao gồm toàn bộ những người di cư. Tuy nhiên một điều cũng rõ ràng là tuổi của con cái di cư vào lần di chuyển gần đây nhất của họ sẽ thấp hơn và tuổi vào lần di chuyển đầu tiên còn nhỏ hơn nhiều nữa. Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 70 Bảng 2: Tuổi của con cái di cư theo tỉnh Tỉnh Trung bình SD Trung vị Min Max N Yên Bái 30.8 8.5 28 16 59 166 Tiền Giang 31.8 7.3 31 17 51 79 TT - Huế 24.6 6.8 23 6 50 268 Đa số con cái di cư hiện có gia đình hoặc chưa từng kết hôn, chỉ có dưới 3% số trường hợp bị gián đoạn hôn nhân hay đang trong tình trạng ly hôn, ly thân hoặc góa. Rõ ràng là trong số con cái di cư, tỷ lệ những người chưa từng kết hôn tại thời điểm di cư là cao hơn vì một phần trong số họ đã lập gia đình trong khoảng thời gian từ thời điểm di chuyển tới thời điểm nghiên cứu. Sự khác biệt lớn giữa Tiền Giang và hai tỉnh còn lại lại một lần nữa xuất hiện: trong khi có 52% và 65% số con cái di cư ở Yên Bái và Thừa Thiên - Huế theo đúng trình tự trên là chưa từng kết hôn thì chỉ có 15% số con cái di cư ở Tiền Giang chưa từng kết hôn. Kết quả này phù hợp với những bình luận và quan sát bên trên về sự xu hướng nữ hóa của di cư ở Tiền Giang. Tỷ lệ con cái di cư gặp phải tình trạng gián đoạn hôn nhân cao ở Tiền Giang không nhất thiết có nghĩa là vùng này có rủi ro hôn nhân lớn hơn; một số nguyên nhân chính cho hiện tượng này là tỉ lệ kết hôn cao hơn và tuổi của con cái di cư tại Tiền Giang cao hơn hai tỉnh còn lại. Bảng 3: Tình trạng hôn nhân của con cái di cư theo tỉnh Tình trạng hôn nhân Yên Bái Tiền Giang TT Huế Chưa từng kết hôn 52 % 15 % 65 % Hiện đang kết hôn 48 % 82 % 34 % Khác 0 % 3 % 1 % Tổng 100 % 100 % 100 % N 167 79 269 Tỷ lệ con cái di cư có trình độ học vấn tiểu học hoặc thấp hơn ở Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế theo đúng trình tự trên là 4%, 20% và 31%. Tỷ lệ con cái di cư có tình độ học vấn phổ thông cơ sở hoặc cao hơn ở Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế là 82%, 39% và 20%. Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp Yên Bái nơi mà trình độ học vấn của con cái di cư có sự vượt trội rõ ràng, rất khó có thể nói từ những kết quả phân tích mô tả này là liệu như vậy thì trình độ học vấn của con cái di cư là cao hay thấp. Mặc dù trình độ học vấn của con cái di cư có thể so sánh được với trình độ học vấn của con cái không di cư vì số liệu đó cũng đã được thu thập,tính chọn lọc theo tuổi của con cái di cư - nghĩa là những người con lớn tuổi hơn thường di cư trước - lại là một yếu tố khác cần được xem xét. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát theo tuổi để loại bỏ ảnh hưởng Nguyễn Thanh Liêm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 71 của tính chọn lọc này. Cái không thể kiểm soát được là một thực tế là một số người con di cư có thể đi học và đạt được một mức học vấn cao hơn kể từ khi họ ra đi. Bảng 4: Học vấn của con cái di cư theo tỉnh Học vấn Yên Bái Tiền Giang Thừa Thiên - Huế Tiểu học – 4 % 20 % 31 % Trung học cơ sở 14 % 41 % 49 % Phổ thông cơ sở + 82 % 39 % 20 % Tổng 100 % 100 % 100 % N 163 79 267 Kết quả trong Bảng 5 cho biết tần số quay lại thăm nhà của con cái di cư. Kết quả cho thấy con cái di cư về thăm lại quê nhà rất thường xuyên. Bảng này cũng chỉ ra rằng con cái di cư từ Thừa Thiên - Huế ít về thăm nhà nhất và con cái di cư từ Yên Bái về thăm nhà thường xuyên hơn cả. Cùng với những phát hiện về những khác biệt trong trình độ học vấn giữa các tỉnh, có thể thấy rõ một điều con cái di cư từ Yên Bái là một trường hợp rất khác biệt và dường như có một tỷ lệ lớn con cái di cư từ Yên Bái là những người có học vấn cao hiện đang sống và làm việc ở các huyện hoặc các tỉnh lân cận. Bảng 5: Tần số thăm nhà của con cái di cư theo tỉnh Tần số thăm nhà Yên Bái Tiền Giang Thừa Thiên - Huế Hàng ngày 41.92 29.11 23.62 Hàng tháng 21.56 46.84 16.61 Một năm vài lần 30.54 21.52 42.80 Vài năm một lần 4.19 2.53 15.13 Chưa bao giờ 1.80 0 1.85 Tổng 100 100 100 N 167 79 271 Khác biệt thu nhập giữa các hộ gia đình có con cái di cư và không di cư Kết quả trong Bảng 6 cho thấy thu nhập bình quân đầu người hàng năm của các hộ gia đình có con cái di cư là 5.419.762 đồng. Mức thu nhập này cao hơn hẳn mức 4.512.583 đồng hay thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình không có con cái di cư. Kết quả này phần nào củng Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 72 cố quan điểm cho rằng thu nhập bình quân là một yếu tố quan trọng có tác động đến di cư. Một điểm đáng lưu ý là trong khi một số hộ gia đình cho con cái đi học xa nhà như một hình thức đầu tư dài hạn cho hộ gia đình và bản than người con thì một số hộ khác cho con đi xa nhà để kiếm việc, nhanh chóng kiếm tiền để đáp ứng những nhu cầu cấp bách của người di cư và hộ gia đình. Nhóm gửi con đi học thường bao gồm những hộ gia đình giàu có hơn và nhóm cho con đi làm kiếm tiền thường là những hộ nghèo. Đáng tiếc là trong nghiên cứu này họ đã bị gộp lại và không thể tách rời do không có thông tin về mục đích di dân. Bảng 6: Khác biệt thu nhập bình quân đầu người trung bình (đồng) giữa các nhóm hộ di cư Trung bình [95% độ tin cậy] Trung vị Hộ gia đình không có con cái di cư 4,512,583 4,274,889 4,750,278 3,650,000 Hộ gia đình có con cái di cư 5,419,762 4,961,358 5,878,167 4,500,000 Ghi chú: Các kết quả kiểm định t-test cho thấy có sự khác biệt ở mức p=0.0001 Có nhiều lý do để tin rằng mối quan hệ giữa thu nhập hộ gia đình và sự di cư con cái không chỉ đơn thuần là một mối quan hệ tuyến tính. Mặc dù sự thật là những người giàu có hơn có nhiều điều kiện hơn để có thể cho con cái của họ di cư, nhưng cũng có các bằng chứng cho thấy nghèo đói là một động lực lớn để di chuyển. Các quan sát và phỏng vấn sâu ở một số vùng nông thôn Việt Nam cho thấy nhiều hộ gia đình nghèo đã phải bán đất để lấy tiền chi cho sinh hoạt hàng ngày, nhiều hộ gia đình đã không còn đất họ phải làm thuê cho các hộ gia đình khác để kiếm sống, và trong khi không có đủ việc ở khu vực nông thôn và nhất là các công việc này lại mang tính mùa vụ, nhiều người đã chọn di cư làm giải pháp để thoát khỏi tình trạng thiếu việc thiếu tiền. Nói cách khác, trong khi những người giàu hơn có điều kiện tốt hơn để di cư thì nhiều hộ nghèo cũng chịu những áp lực buộc họ di chuyển. Tính phức tạp của mối quan hệ giữa sự di dân và thu nhập được kiểm chứng bằng việc sắp xếp các hộ theo thứ tự thu nhập bình quân đầu người từ thấp nhất đến cao nhất, phân chia các hộ gia đình thành 5 nhóm bằng nhau (còn gọi là ngũ vị phân thu nhập) và so sánh mức độ di cư con cái của các nhóm này. Biểu đồ 4 biểu diễn mối quan hệ này. Kết quả từ biểu đồ này cho thấy rõ ràng là mối quan hệ giữa di cư và thu nhập là phi tuyến tính, mối quan hệ này chạy theo một đường cong hình chữ U. Tỷ lệ hộ gia đình có con cái di cư trong nhóm có thu nhập thấp nhất cao hơn tỉ lệ đó trong hai nhóm tiếp theo. Tỷ lệ hộ gia đình có con cái di cư trong số 5% số hộ nghèo nhất cũng cao hơn tỉ lệ đó trong nhóm các hộ gia đình có thu nhập ở mức trung bình. Kết quả này vì vậy không giống với kết quả từ các nghiên cứu trước cho rằng những nhóm dân cư nghèo nhất có rất ít khả năng tạo điều kiện cho con cái họ di cư, ít nhất trong bối cảnh hiện tại ở nông thôn Việt Nam. Trên thực tế, sự phát triển kinh tế nhanh ở Việt Nam đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế Nguyễn Thanh Liêm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 73 xã hội của người dân. Việc đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng, sự phát triển nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông vận tải, sự bùng nổ cả về lượng và chất của truyền thông đại chúng và sự phát triển với tốc độ cao của thị trường việc làm ở khu vực đô thị trong vài thập kỷ qua là một số các yếu tố cơ bản góp phần giảm thiểu các chi phí liên quan đến việc di cư. Những người nghèo đến mức không thể di chuyển được trong bối cảnh hiện nay có lẽ chỉ chiếm một tỷ lệ rất rất nhỏ trong dân số. Những người nghèo đến mức như vậy chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ kể cả khi chỉ tính riêng nhóm dân cư nghèo nhất và khi đứng trong nhóm họ bị lu mờ bởi những những người nghèo nhưng vẫn có khả năng di chuyển và chịu áp lực lớn do không có đất và thất nghiệp mùa vụ mà phải di chuyển. Biểu đồ 4: Tỉ lệ số hộ có con cái di cư theo nhóm (ngũ phân vị) thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình 0% 10% 20% 30% 40% 50% 1 2 3 4 5 Thu nhập bình quân đầu người hộ gia đình từ thấp nhất đến cao nhất Ghi chú: Pearson chi2(4) = 16.27 Pr = 0.003 Một điều cũng rõ ràng là tỷ lệ hộ gia đình có con cái di cư trong số những hộ giàu nhất cũng lớn hơn tỷ lệ đó trong số những hộ nghèo nhất. Kết quả này chỉ ra tính biến động cơ học cao hơn của con cái trong những gia đình giàu có so với con cái trong các gia đình nghèo. Điều đáng tiếc là các số liệu về nguyên nhân di cư đã không được thu thập và do đó chúng ta không thể nói nhiều về những khác biệt trong động cơ thúc đẩy di chuyển giữa con cái trong các gia đình giàu có và các gia đình nghèo. Các cuộc phỏng vấn sâu tại thực địa ở nông thôn gần đây cho thấy một hiện tượng khá phổ biến là các gia đình giàu có thường và có khả năng cho con cái đi học ở các trường xa nhà do không có trường học, nhất là các cấp học cao và đặc biệt là từ cấp phổ thông trung học, ở địa phương hoặc cho con đi xa để cải thiện điều kiện sống của con cái trong khi các gia đình nghèo thường cho con ra ngoài đi làm kiếm tiền cho hộ gia đình, hoặc ít ra là để giảm gánh nặng cho hộ gia đình. Những kết quả phân tích trong bài cùng với những quan sát thực địa gợi ý xa hơn rằng mặc dù cả những người giàu nhất và nghèo nhất đều có thể hưởng lợi từ quá trình di cư nhưng Thu nhập của hộ gia đình và các đặc trưng di cư của con cái từ nông thôn Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 74 dường như những người giàu nhất được hưởng lợi nhiều hơn. Nói cách khác, trong khi di cư của những người nghèo nhất góp phần rút ngắn khoảng cách giữa họ với nhóm trung bình thì di cư của những người giàu nhất đang làm gia tăng khoảng cách giữa họ với phần dân số còn lại. Những kết quả này vẫn chỉ là những kết quả ban đầu về mối quan hệ giữa di cư và bất bình đẳng vì các bằng chứng thu được từ cuộc khảo sát lần này tuy có nhưng vẫn chưa mạnh và do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn. Kết luận Các kết quả phân tích trong bài này cho thấy mức độ di cư từ khu vực nông thôn trên thực tế lớn hơn nhiều so với những con số thường thấy trong các báo cáo thống kê chính thức. Hơn nữa, các kết quả trong bài viết này cũng chỉ ra tính đa dạng hay sự khác biệt rất lớn giữa các vùng về tình trạng và mức độ di cư. Tỉ lệ con cái di cư liên huyện có thể chỉ ở mức 17% như đã thấy ở nông thôn Tiền Giang nhưng cũng có thể lên cao đến 42% như ở Thừa Thiên - Huế và thậm chí cao hơn nữa nếu khảo sát tương tự được tiến hành ở nông thôn các tỉnh khác. Về mô hình di cư, tỉ lệ con cái hiện không sống cùng hộ gia đình bố mẹ chia tương đối đều cho ba nhóm: cùng xã, khác xã cùng tỉnh, và khác tỉnh (gồm cả nước khác). Nhóm di cư đến tỉnh khác có tỉ lệ vượt trội hơn chút ít và nhóm di cư đến xã khác có thấp hơn nhưng thấp hơn không nhiều. Nếu dùng huyện làm ranh giới địa lý xác định di cư, có thể thấy tỉ lệ dân di cư nội huyện cũng không thua kém gì tỉ lệ dân di cư liên huyện (48% so với 52%). Vì vậy, tuỳ theo cách xác định ranh giới trong việc xác định một trường hợp có phải dân di cư hay không mà tỉ lệ dân di cư sẽ thay đổi đáng kể. Ví dụ như nếu di cư trong nội bộ huyện cũng được tính đến thì tỉ lệ di cư ở Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế sẽ không còn là 17% và 42% nữa mà sẽ cao hơn rất nhiều. Về các đặc trưng của di cư con cái, có thể thấy một tỉ lệ rất lớn các hộ gia đình đã có con cái di cư lại có từ 2 con di cư trở lên. Kết quả này là hợp lý khi các bằng chứng thực nghiệm trong các nghiên cứu trước đã cho thấy các chi phí và rủi ro gắn với di cư của những người con tiếp theo giảm đi rất nhiều nếu đã có một người con trong gia đình di cư và vì thế làm tăng khả năng di cư của những người con tiếp theo. Kết quả phân tích trong bài cũng chỉ ra rằng con gái có tính cơ động cơ học không kém gì con trai và thậm chí còn cao hơn như trong trường hợp Tiền Giang. Các kết quả phân tích còn cho thấy con cái di cư là những người trẻ trong độ tuổi 20 và trừ Tiền Giang thì quá một nửa là những người chưa từng kết hôn. Con cái di cư cũng thường xuyên về thăm nhà. Những khác biệt trong động thái di cư giữa hộ khá giả và hộ có thu nhập thấp hơn, giữa con nhà giàu và con nhà nghèo cũng gợi mở nhiều vấn đề đáng quan tâm. Các kết quả phân tích cho thấy thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình có con cái di cư cao hơn đáng kể so với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình không có con cái di cư. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thu nhập và di cư không đơn thuần là mối quan hệ tuyến tính mà theo một đường cong chữ U lệch về bên phải. Các yếu tố và cách giải thích cho các đoạn quan hệ này lại có thể rất khác nhau. Thu nhập tốt là một yếu tố tạo điều kiện cho di cư vì di cư luôn gắn với những chi phí nhất định, nhất là cho giai đoạn ban đầu và vì vậy những người có tiền có điều kiện tốt hơn để di cư. Đó có thể là nguyên nhân chính giải thích cho mối quan hệ ở đoạn cuối của đường cong chữ U. Đoạn đầu của Nguyễn Thanh Liêm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org 75 đường cong chữ U cũng có thể được giải thích qua thu nhập nhưng ở đây thu nhập thấp là yếu tố thúc đẩy di cư do nhóm dân cư nghèo nhất chịu nhiều áp lực hơn buộc họ phải di cư. Tuy nhiên, lập luận cho rằng các nhóm dân cư nghèo nhất không có khả năng di chuyển không nhận được bằng chứng ủng hộ ở đây. Nguyên nhân chính có lẽ do bối cảnh phát triển kinh tế nhanh mạnh trong thời gian qua đã tạo ra nhu cầu việc làm lớn và chi phí thấp của di cư, tạo điều kiện cho cả những nhóm nghèo nhất cũng có thể tham gia vào các dòng di cư. Sự lệch phải của đường cong cho thấy tỉ lệ di cư của con cái trong số các hộ gia đình khá giả cao hơn tỉ lệ di cư con cái trong số các hộ gia đình nghèo hơn. Tuy không có đủ thông tin để khai thác sâu hơn nguyên nhân của sự khác biệt này, bản thân mô hình đã đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm. Các kết quả trên gợi ý rằng trong điều kiện hiện nay, di cư có thể dẫn đến việc thu hẹp khoảng cách giữa nhóm nghèo và nhóm có thu nhập trung bình nhưng lại làm gia tăng khoảng cách giữa nhóm giàu và nhóm có thu nhập trung bình. Hơn nữa, sự lệch phải của đường cong biểu diễn mối quan hệ giữa di cư và thu nhập gợi ý rằng di cư đang góp phần nhiều hơn vào gia tăng khoảng cách thu nhập hơn là thu nhỏ nó. Cùng với quá trình phát triển kinh tế nhanh vẫn đang diễn ra và ngày càng được tăng cường và cùng với bất bình đẳng gia tăng, các kết quả này cần được quan tâm nhiều hơn để có thể giữ vững định hướng bảo đảm công bằng xã hội và bình đẳng. Điều đó không có nghĩa là cần hạn chế di cư của những người khá giả hơn mà làm thế nào để có thể thúc đẩy và làm cho di dân mang lại nhiều lợi ích hơn cho những người nghèo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2007_nguyenthanhliem_3987.pdf
Tài liệu liên quan