Tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương thành tựu và bài học: Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018
145
THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở BÌNH DƢƠNG
THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC
Nguyễn Thụy Hà Vy(1), Mai Thùy Trang(1), Nguyễn Ngọc Trâm(1)
(1) Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài 20/10/2018; Ngày gửi phản biện 25/10/2018; Chấp nhận đăng 20/12/2018
Email: havynt.buh@gmail.com
Tóm tắt
Bình Dương là một trong những tỉnh, thành điển hình của Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế
nông nghiệp nông thôn sang kinh tế công nghiệp và đô thị; cũng là địa phương điển hình trong cả
nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Vốn FDI đã trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp to lớn vào tổng sản phẩm trên
địa bàn và nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, mở rộng ngành nghề kinh tế của tỉnh. Quá trình thu
hút FDI ở Bình Dương để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc về chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác đối ngoại....
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương thành tựu và bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018
145
THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở BÌNH DƢƠNG
THÀNH TỰU VÀ BÀI HỌC
Nguyễn Thụy Hà Vy(1), Mai Thùy Trang(1), Nguyễn Ngọc Trâm(1)
(1) Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài 20/10/2018; Ngày gửi phản biện 25/10/2018; Chấp nhận đăng 20/12/2018
Email: havynt.buh@gmail.com
Tóm tắt
Bình Dương là một trong những tỉnh, thành điển hình của Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế
nông nghiệp nông thôn sang kinh tế công nghiệp và đô thị; cũng là địa phương điển hình trong cả
nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Vốn FDI đã trở thành động lực phát triển kinh tế, xã hội, đóng góp to lớn vào tổng sản phẩm trên
địa bàn và nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, mở rộng ngành nghề kinh tế của tỉnh. Quá trình thu
hút FDI ở Bình Dương để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc về chuyển đổi cơ cấu kinh
tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác đối ngoại.
Từ khóa: Bình Dương, đầu tư, FDI, kinh tế, xã hội
Asbtract
ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT CAPITAL TO BINH DUONG:
ACHIEVEMENTS AND EXPERIENCES
Binh Duong has been the one of Vietnam's typical provinces in transforming rural
agricultural economy into industrial and urban economy; In addtion, It is also a typical province
where has attracted foreign direct investment (FDI) for economic and social development. FDI
has become a driving force for economic and social development of the province, greatly
contributed to the province’s total product, to the social investment capital and expanded the
province’s economy sectors. The attracting process FDI to Binh Duong has given useful
experiences on economic restructuring, infrastructure construction and foreign affairs.
1. Đặt vấn đề
Trong quá trình đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa ở nước ta, khu vực kinh tế có vốn
FDI ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Vốn FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực đầu tư trong nước, bổ sung cho tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần quan trọng vào xuất
khẩu, đóng góp vào nguồn thu ngân sách, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa - điện đại hóa, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thay đổi cơ cấu
lao động, là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của
nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm,
góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh
doanh, góp phần quan trọng vào hội nhập quốc tế.
Nguyễn Thụy Hà Vy... Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương...
146
Ở tỉnh Bình Dương, kể từ khi tái lập vào năm 1997 đến nay, vốn FDI đã có những đóng
góp đáng kể vào thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương - nơi được xem là
điển hình của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp - nông thôn sang nền kinh tế
công nghiệp và đô thị. Bình Dương đã "khơi thông" nguồn vốn FDI như thế nào? Vì sao Bình
Dương trở thành địa phương điển hình về thu hút FDI? Quá trình thu hút FDI để lại những bài
học kinh nghiệm gì? Đây là những vấn đề cần làm sáng tỏ để góp phần tổng kết thực tiễn, đề ra
các chủ trương chính sách cho việc tiếp tục thu hút FDI phục vụ cho công công đổi mới, công
nghiệp hóa của tỉnh Bình Dương cũng như các địa phương khác của nước ta. Bài viết này trình
bày những thành tựu nổi bật trong quá trình thu hút FDI và nêu lên một số bài học kinh nghiệm.
2. FDI - động lực quan trọng trong phát triển kinh tế của Bình Dƣơng
Trong hơn 20 qua (1997-2018), FDI ở Bình Dương ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn
năm trước, góp phần bổ sung nguồn vốn to lớn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Theo Cục
Thống kê Bình Dương, tính đến năm 2017, Bình Dương đã cấp phép trên 3.200 dự án FDI với
số tổng số vốn đăng ký lên đến gần 30 triệu đô la Mỹ. Trung bình mỗi năm, Bình Dương cấp
phép trên 100 dự án FDI, trong đó có những năm đạt trên 200 dự án (các năm 2006, 207, 208,
2016), đặc biệt năm 2007, Bình Dương đã cấp phép 340 dự án FDI. Theo báo cáo của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Bình Dương, đến cuối năm 2018, tỉnh đã thu hút trên 3.500 dự án FDI với số vốn
đăng ký trên 32 tỷ đô la Mỹ; Bình Dương là địa phương thứ 3 trong cả nước về thu hút FDI.
Bảng 1 là số liệu thống kê số dự án được cấp phép và tổng số vốn đăng ký trong thời gian
1997-2017.
Bảng 1. Số dự án FDI và tổng số vốn đăng ký qua các năm 1997-2017
(Cục Thống kê Bình Dương, 2018)
STT Năm
Số dự án đƣợc cấp
phép
Tổng số vốn đăng ký
(triệu đô la Mỹ)
1 1997 50 77.536,00
2 1998 41 37.039,00
3 1999 67 71.294,00
4 2000 116 92.401,00
5 2001 116 62.412,00
6 2002 155 76.992,00
7 2003 150 101.163,00
8 2004 152 90.809,00
9 2005 188 143.339,00
10 2006 219 179.220,00
11 2007 340 286.473,00
12 2008 219 217.227,00
13 2009 101 44.892,00
14 2010 107 65.855,00
15 2011 80 65.002,00
16 2012 109 182.171,00
17 2013 119 70.624,00
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018
147
18 2014 169 113.053,00
19 2015 210 303.381,00
20 2016 260 161.187,00
21 2017 197 137.648,00
Tổng 21 3.286 27.829,04
Đóng góp của FDI vào tổng sản phẩm của tỉnh bình quân các năm rất cao, thường từ 35-
đến xấp xỉ 50%. Bảng 2 là số liệu thống kê các năm 2006-2013 cho thấy tỷ trọng luôn giữ ở
mức trung bình là trên 40%, năm thấp nhất là 33% và cao nhất là 49%. Theo báo cáo của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, năm 2018, toàn tỉnh Bình Dương ước tính tổng vốn đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội đạt 91.198 tỷ đồng, tăng 12,2% (năm 2017 tăng 11,6%). Trong đó, lĩnh
vực đầu tư công tính đến ngày 15.12 đạt giá trị giải ngân 5.192 tỷ đồng, đạt 62% kế hoạch điều
chỉnh năm 2018; thu hút đầu tư trong nước tính đến 15.12 đạt 59.779 tỷ đồng vốn đăng ký kinh
doanh (tăng 31,3%). Lũy kế đến hết năm 2018 có 36.379 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với
tổng vốn đăng ký đạt 296.989 tỷ đồng. Vốn FDI đã trở thành một trong những nguồn lực quan
trọng góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Bảng 2. Tỷ trọng khu vực kinh tế FDI trong tổng sản phẩm theo thực tế một số năm ở Bình Dương
(Cục Thống kê, 2011, 2014)
STT Năm Tổng sản phẩm
theo giá thực tế
(tỷ đồng)
Khu vực kinh tế
trong nƣớc
(tỷ đồng)
Khu vực FDI
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
FDI (%)
1 2006 18.434 10.728 7.706 42
2 2007 22.633 13.694 8.939 39
3 2008 27.926 16.938 10.998 39
4 2009 38.293 23.486 12.807 33
5 2010 48.761 31.971 16.790 34
6 2011 62.876 28.397 27.908 44
7 2012 77.848 33.190 36.978 48
8 2013 95.044 46.227 46.704 49
Trong nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, FDI luôn chiếm tỷ trọng trung bình 50% hàng
năm qua suốt nhiều năm. Năm cao nhất (2006) nguồn vốn FDI cao nhất lên đến 59%. Năm
2011 là thời kỳ suy kinh tế chung của cả khu vực và quốc tế, tỷ trọng vốn FDI của Bình
Dương vẫn đạt 35%. Trung bình hàng năm, vốn FDI ở Bình Dương gấp 1,5 lần nguồn vốn
ngoài nhà nước trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển kinh tế. Bảng 3 là số
liệu thống kê tỷ trọng nguồn vốn FDI trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ở Bình
Dương từ năm 2006 đến 2016.
Bảng 3. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ở Bình Dương 2006-2016
(Cục Thống kê Bình Dương, 2013, 2017)
Năm Tổng số vốn
đầu tƣ
Vốn nhà nƣớc Vốn ngoài nhà
nƣớc
Vốn FDI Tỷ trọng
FDI (%)
2006 15121 1.295 3.670 8.933 59
2007 17595 1.347 4.603 9.733 55
Nguyễn Thụy Hà Vy... Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương...
148
2008 22114 1.387 6.751 11.470 52
2009 24642 2.584 6.984 12.244 50
2010 28068 2.946 7.400 14.014 50
2011 35893 9.010 14.223 12.667 35
2013 52397 10.839 16.658 24.779 47
2014 58777 12.176 17.558 28.916 49
2015 65308 12.910 19.889 32.380 50
2016 72829 14.392 22.821 35.481 49
Trong 112 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam thì có tới trên 40 quốc
gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình Dương (30%). Nhiều đối tác truyền thống dẫn đầu trong đầu
tư vào Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông cũng là những đối tác truyền
thống và có đầu tư lớn vào Bình Dương. Đài Loan đứng vị trí số 1 với tổng số 696 dự án, tổng
nguồn vốn là 4.757 triệu đô la Mỹ. Tiếp theo là Hàn Quốc (569 dự án, 2.614 triệu đô la Mỹ),
Singapore (117 dự án, 2.015 triệu đô la Mỹ), Hồng Kông (94 dự án, 1.456 triệu đô la Mỹ)....
Bảng 4 là số liệu thống kê tổng số dự án FDI được cấp phép và vốn đăng ký vào Bình Dương
lũy kế đến 31/12/2017.
Bảng 4. Thống kê đối tác đầu tư FDI, số dự án và vốn đăng ký lũy kế đến 31/12/2017
(Cụ Thông kê Bình Dương, 2018)
STT Đối tác đầu tƣ
(quốc gia và vùng lãnh thổ)
Số dự án đƣợc
cấp phép
Vốn đăng ký
(triệu đô la Mỹ)
1 Đài Loan 696 4757
2 Hàn Quốc 569 2614
3 Singapore 117 2015
4 Trung Quốc 256 1751
5 Samoa 39 1456
6 Hồng Kông 94 1428
7 Nhật Bản 243 1348
8 Malaysia 64 1187
9 Vigin (Anh) 61 827
10 Hà Lan 20 663
11 Hoa Kỳ 87 662
12 Caymen (Anh) 10 578
13 Thái Lan 21 500
14 Brunei 32 204
15 Anh 9 167
16 Seychelles 32 156
17 Mauritius 15 136
18 Đức 17 118
19 Ấn Độ 9 115
20 Canada 15 104
21 Australia 23 98
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018
149
22 Pháp 19 94
23 Philippines 6 76
24 Đan Mạch 12 69
25 Thụy Sĩ 12 66
26 Indonesia 8 61
27 Italia 5 40
28 Bỉ 8 39
29 Na Uy 2 21
30 Thụy Điển 10 12
31 Nga 2 8
32 Phần Lan 5 6
33 Các nước khác 304 4395
34 Tổng số 2.822 25.785
Về danh mục ngành đầu tư, nhằm bảo đảm cho các mục tiêu phát triển bền vững,
Bình Dương đã chọn FDI tập trung vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, ít thâm
dụng lao động, áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. FDI cũng có tác dụng
tích cực đến cải thiện năng suất và tính cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế tỉnh Bình Dương mà
các ngành từ trước đến nay đóng cửa với đầu tư nước ngoài, như ngành dịch vụ, tiếp thị, quảng
cáo, tư vấn, tài chính, bảo hiểm, cung ứng, phân phối... Việc Bình Dương liên tục lựa chọn
cân nhắc các dự án đầu tư mới lẫn đăng ký tăng vốn đầu tư trong thời gian qua lan tỏa khắp
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Yếu tố này tác động không nhỏ đến kết quả Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm của tỉnh Bình Dương. Theo đó, Bình Dương nằm
tốp cao của cả nước về PCI hàng năm, có những năm đứng hạng nhất, tốp 5 cả nước. Kết
quả ấn tượng này cho thấy môi trường đầu tư của Bình Dương hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư. Các ngành kinh tế chủ yếu trong FDI ở Bình Dương hiện nay gồm:
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
2. Công nghiệp chế biến, chế tạo
3. Bán buôn, bán lẻ
4. Vận tải, kho bãi
5. Dịch vụ lưu trú và ăn uống
6. Kinh doanh bất động sản
7. Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ
8. Nghệ thuật, vui chơi, giải trí
9. Dịch vụ hành chính và hoạt động hỗ trợ
10. Giáo dục và đào tạo
3. Những kinh nghiệm từ thực tiển thu hút FDI ở Bình Dƣơng
Thứ nhất, sớm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Vốn FDI chỉ đầu tư vào những nơi có kinh tế công nghiệp phát triển. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng và Nhà nước ta xác
Nguyễn Thụy Hà Vy... Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương...
150
định là con đường tất yếu để Việt Nam thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở
thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Đó cũng là điều kiện tiên quyết để thu hút FDI.
Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo ấy, trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội ở
Bình Dương, Đảng bộ và chính quyền tỉnh xác định rõ và kiên trì mục tiêu thúc đẩy tăng
nhanh tỷ trọng giá trị GDP của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ, đồng thời
giảm dần giá trị GDP của các ngành nông nghiệp. Vào thời điểm tái lập tỉnh, cơ cấu kinh tế
của tỉnh là công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng là 50,4% – 22,8% –
26,8%, trong đó các ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá cao, các ngành dịch vụ đứng
sau nông nghiệp (Cục Thống kê Bình Dương, 2009). Căn cứ vào tiềm năng và các điều kiện
phát triển, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã khẳng định cơ cấu kinh tế của tỉnh phải là công
nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Từ đó, Đảng bộ và chính quyền coi việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng tỷ trọng GDP trong các ngành công nghiệp là nhiệm vụ trọng
tâm trong lãnh đạo, điều hành các nhiệm vụ kinh tế, xã hội. Sau hơn 3 năm chú trọng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2000, cơ cấu kinh tế của Bình Dương đã chuyển biến rõ nét, tỷ
trọng GDP các ngành công nghiệp tăng từ 50,5% lên 58,1%, GDP các ngành nông nghiệp
giảm từ 22,8% xuống còn 16,7%. Tiếp đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ
VII (tháng 1/2001) đề ra chỉ tiêu đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp – dịch
vụ – nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 61-62% – 27-28% – 10-11% (Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Bình Dương, 2001). Với những điều thuận lợi của đất nước trong những năm
đầu thế kỷ XX, Bình Dương đã tăng tốc phát triển công nghiệp. Đến năm 2010, cơ cấu kinh
tế công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp của tỉnh đã định hình rõ nét với tỷ trọng là 63% –
32,6% – 4,4%, vượt xa so với nghị quyết đề ra. Từ năm 2010 đến nay, cơ cấu kinh tế của tỉnh
tiếp tục chuyển dịch theo hướng giữ vững tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng
GDP các ngành dịch vụ và tiếp tục giảm dần tỷ trọng GDP các ngành nông nghiệp. Năm
2013, cơ cấu kinh tế được xác định là công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp với tỷ trọng tương
ứng là 61,4% – 35,3% – 3,3% (Cục Thống kê Bình Dương, 2014).
Cùng với việc tăng tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp, những năm gần đây, cơ cấu
kinh tế của Bình Dương ngày càng chuyển dịch theo chiều sâu trong nội bộ từng ngành.
Các ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ
trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực nông thôn ngày càng tăng. Sản xuất nông
nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường và có giá trị
kinh tế cao. Nhiều loại nông sản của Bình Dương đã trở thành hàng hóa có nhu cầu thị
trường và giá trị kinh tế cao (cao su, gia súc, gia cầm). Một số lĩnh vực kinh tế nông nghiệp
sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến. Năng suất và chất
lượng sản phẩm được nâng cao. Các ngành công nghiệp tích cực chuyển dịch theo hướng
hội nhập quốc tế. Hiện nay, sản phẩm công nghiệp của Bình Dương có mặt trên thị trường
trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thứ hai, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Cơ sở hạ tầng là một trong
những điều kiện cơ bản để thu hút vốn đầu tư toàn xã hội nói chung, vốn FDI nói riêng.
Ngay từ khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã
nhận thức rõ rằng, kết cấu hạ tầng phát triển là điều kiện tiên quyết để mở ra khả
năng thu hút vốn đầu tư; kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018
151
triển các ngành kinh tế chủ chốt, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng
suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Xuất phát từ
điều kiện thực tiễn của Bình Dương, hai lĩnh vực trong xây dựng kết cấu hạ tầng được
Đảng bộ, chính quyền tỉnh chú trọng đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông và các khu
công nghiệp tập trung.
Đối với hệ thống giao thông, hàng năm tỉnh đã dành lượng vốn chiếm tỷ lệ cao cho
các công trình giao thông có quy mô lớn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh nên
Bình Dương rất chú trọng đến các trục giao thông hướng tâm, giao thông vành đai, nhằm
kết nối hạ tầng kỹ thuật của tỉnh với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm. Cho
đến nay, Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện, kết nối với các tỉnh
thành Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh phía Bắc và Tây Nam Bộ. Quốc lộ 13 xuất phát từ
thành phố Hồ Chí Minh xuyên suốt chiều dài tỉnh Bình Dương, qua tỉnh Bình Phước đến tận
biên giới Việt Nam – Campuchia là trục giao thông bắc – nam quan trọng của tỉnh. Đường ĐT
741 xuất phát từ thành phố Thủ Dầu Một theo hướng bắc – nam kết nối thị xã Bến Cát, thị xã
Tân Uyên, huyện Phú Giáo đến Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên. Đường ĐT 744, cũng có
điểm xuất phát từ thành phố Thủ Dầu Một kết nối thị xã Bến Cát, các huyện Bàu Bàng, Dầu
Tiếng và đến tỉnh Tây Ninh. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh dài 32km, qua Bến Cát
và Dầu Tiếng là cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, qua Bình Dương đến các tỉnh
Tây Nam Bộ. Quốc lộ 14 và Quốc lộ 1K ở phía nam tỉnh Bình Dương, kết nối các tỉnh thành
trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh phía bắc và Tây Nam Bộ. Đường Mỹ
Phước – Tân Vạn mới xây dựng là tuyến trục chính kết nối các khu công nghiệp của Bình
Dương với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Cùng với các
trục giao thông chính kết nối với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây
Nam Bộ, hệ thống đường bộ kết nối các khu công nghiệp cũng được đầu tư đồng bộ, hiện
đại. Ở khu vực đô thị, các tuyến đường phố, đường hẻm được nhựa hóa, bê tông hóa. Ở khu
vực nông thôn, đường nhựa đều đến trung tâm xã; nhất là từ khi thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới, nhiều xã đã hoàn thành nhựa hóa và bê tông hóa các tuyến đường liên
ấp, liên xã. Giao thông thuận tiện là điều kiện hết sức cơ bản để Bình Dương phát triển toàn
diện kinh tế - xã hội.
Đối với việc xây dựng các khu công nghiệp, trên cơ sở pháp lý của Nghị định 192-CP
(28/12/1994) của Chính phủ về ban hành quy chế khu công nghiệp và Nghị định 36/CP
(24/4/1997) về ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, Bình
Dương đã sớm định hướng và quyết tâm xây dựng các khu công nghiệp tập trung với phương
châm hạ tầng khu công nghiệp đi trước một bước, đảm bảo phục vụ và thu hút đầu tư cho
các ngành công nghiệp. Khởi đầu là Khu công nghiệp Bình Dường (Công ty Thương mại
Xuất nhập khẩu Thanh Lễ làm chủ đầu tư), Bình Dương đã lần lượt xây dựng các khu công
nghiệp tập trung như Khu công nghiệp Sóng Thần I (do Tổng Công ty Thương mại Xuất
nhập khẩu Thanh Lễ – một doanh nghiệp nhà nước – làm chủ đầu tư), Khu công nghiệp
Việt Nam – Singgapore (VSIP I) (Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bình
Dương (BECAMEX) làm chủ đầu tư), Khu công nghiệp Việt Hương (Công ty cổ phần Việt
Nguyễn Thụy Hà Vy... Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương...
152
Hương làm chủ đầu tư), Khu công nghiệp Sóng Thần II (Công ty Đại Nam)... Đến nay,
Bình Dương đã có 29 khu công tập trung (tổng diện tích trên 8.850ha) và 8 cụm công
nghiệp (tổng diện tích trên trên 650ha), đáp ứng tốt nhu cầu đầu tư phát triển các ngành
công nghiệp cho tất cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Kinh nghiệm từ những
quốc gia phát triển cho thấy rằng để thiết lập khu công nghiệp tập trung thành công thì địa
phương xây dựng khu công nghiệp phải phải có nền kinh tế thật khoẻ mạnh và môi trường
đầu tư thật hấp dẫn, vị trí thuận lợi và chất lượng hạ đầy đủ (bao gồm điện nước, hệ thống
xử lý nước thải và thông tin liện lạc). Trong bối cảnh nền kinh tế của nước ta nói chung,
của Bình Dương nói riêng, trong thập niên 1990 còn rất nhiều khó khăn, một số địa phương
có tiềm lực kinh tế mạnh hơn Bình Dương chọn làm khu chế xuất trước (thành phố Hồ Chí
Minh), một số địa phương có cùng điều kiện kinh tế lại chọn hướng đi phát triển cụm công
nghiệp trước khi phát triển khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương lựa chọn phương hướng phát
triển khu công nghiệp tập trung là một lựa chọn táo bạo và đúng đắn. Với việc xây dựng
các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn, hạ tầng đầy đủ, Bình Dương đã mở ra khả năng
thu hút các luồng vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Thứ ba, chú trọng thực hiện công tác đối ngoại. Công tác đối ngoại đã góp sức
không nhỏ vào sự phát triển năng động, toàn diện của tỉnh Bình Dương trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam và là nhịp cầu kết nối hiệu quả giữa tỉnh với 64 quốc gia và vùng lãnh
thổ hiện đang đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tỉnh Bình Dương đã xúc tiến thiết
lập quan hệ hợp tác hữu nghị với 10 địa phương của nước ngoài, đó là tỉnh Kratie
Campuchia), tỉnh Chămpasắc (Lào), tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản), thành phố Quảng Châu
(Trung Quốc), thành phố Daejeon (Hàn Quốc), thành phố Eindhoven và thành phố Emmen
(Hà Lan), tỉnh Đông Flanders (Bỉ), Vùng Emilia - Romagna (Ý) và tỉnh Oryol (Liên bang
Nga). Mỗi năm, Bình Dương đón tiếp trung bình hàng chục đoàn khách cấp cao, các đoàn
ngoại giao, các công ty đa quốc gia và các đoàn doanh nghiệp lớn của nước ngoài đến thăm
và làm việc. Cùng với đó, ngành chức năng và các doanh nghiệp của Bình Dương tổ chức
nhiều chương trình hội thảo về xúc tiến đầu tư tại những thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và các nước châu Âu góp phần kêu gọi, thu hút ngày
càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu và tiếp cận trực tiếp với môi trường đầu tư
thông thoáng và năng động của Bình Dương. Ngoài ra, các hoạt động, sự kiện như: “Đối
thoại doanh nghiệp nước ngoài”, “Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư” và nhiều chương trình
hỗ trợ doanh nghiệp quan trọng khác góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác
giữa các cấp, các ngành của tỉnh với các nhà đầu tư; tạo dựng hình ảnh một tỉnh Bình
Dương đầy ấn tượng, thân thiện, năng động và hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước
ngoài. Những hoạt động kinh tế đối ngoại năng động và hiệu quả đã góp phần thu hút ngày
càng nhiều dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Bình Dương. Lũy kế
đến nay, toàn tỉnh có 3.478 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 31,8 tỷ USD. Bình Dương
hiện đứng vị trí thứ ba sau TP.HCM và Hà Nội về thu hút vốn FDI.
Tháng 3/2018, tỉnh Bình Dương chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 106
của Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới (WTA). Sau đó, Bình Dương đăng cai tổ chức Hội
nghị Đại hội đồng WTA năm 2018 và các hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập WTA vào
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018
153
tháng 10/2018, là một sự kiện quan trọng đối với Bình Dương nói riêng và với cộng đồng
WTA nói chung. Với nhiều hoạt động bám sát theo chủ đề “Thành phố Thông minh - Động
lực đổi mới sáng tạo vì sự phát triển bền vững”; Phiên họp Đại hội đồng WTA lần thứ 11
và Diễn đàn đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2018 đã góp phần mang lại những lợi ích thiết
thực cho Bình Dương, thể hiện sự gắn kết hài hòa trong chiến lược phát triển của Bình
Dương qua Đề án “Thành phố thông minh -Bình Dương” và mục tiêu phát triển chung của
WTA. Năm 2018, Bình Dương đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên Diễn dàn Hợp tác
kinh tế châu Á Horasis (25 - 27/11). Diễn đàn Horasis - Bình Dương 2018 sẽ quy tụ trên
350 khách mời cao cấp đến từ 60 quốc gia trên toàn thế giới và trên 350 đại biểu khách mời
là lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương của Việt Nam cùng các
cấp lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các CEO, chủ
tịch các tập đoàn đa quốc gia khu vực châu Á và Hoa Kỳ, các diễn giả, nhà nghiên cứu,
khoa học tham gia đối thoại, các phiên họp toàn thể để cùng đưa ra các giải pháp, tầm nhìn,
các mô hình kinh doanh mới, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp với quy mô siêu nhỏ
Horasis 2018 được tổ chức tại Bình Dương thông qua các diễn đàn trao đổi trực tiếp để tạo
ra một nền tảng kết nối, giúp các địa phương, các nhà đầu tư, các tập đoàn trên thế giới tìm
kiếm cơ hội đầu tư và quảng bá hình ảnh của mình. Những hoạt động đối ngoại sôi nổi và
năng động trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao vị thế và
hình ảnh của một tỉnh Bình Dương đầy năng động và sáng tạo; đẩy mạnh các hoạt động
kinh tế đối ngoại, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; củng cố và
phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các địa phương và các bên đối tác nước ngoài;
hoàn thành tốt nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, đóng góp tích cực vào những
kết quả đạt được trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương
lần thứ VII, Bình Dương, 2001.
[2] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương
lần thứ VIII, Bình Dương, 2005.
[3] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương
lần thứ IX, Bình Dương, 2010.
[4] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương
lần thứ X, Bình Dương, 2015.
[5] Cục Thống kê Bình Dương, Số liệu kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương 1997-2008, Bình Dương
2009.
[6] Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012, Bình Dương 2013.
[7] Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2013, Bình Dương 2014.
[8] Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2015, Bình Dương 2016.
[9] Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2017, Bình Dương 2018.
[10] Lê Quang Phi, Đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, NXB
Chính trị Quốc gia, 2008.
[11] Nguyễn Văn Hiệp (chủ biên), Phát triển bền vững kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương – những
vấn đề khoa học và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 43464_137207_1_pb_4393_2189975.pdf