Tài liệu Thông tin và công nghệ thế hệ thứ tư cho xây dựng và quản lý đô thị thông minh: VẤN ĐỀ HÔM NAY
23Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NHỮNG DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
Gần đây, người ta nhấn mạnh tới 4 thế hệ của quá
trình phát triển công nghệ trên thế giới: Thế hệ 1 gắn với
máy hơi nước; thế hệ 2 gắn với điện; thế hệ 3 gắn với công
nghệ thông tin và thế hệ 4 gắn với thông tin và trí tuệ nhân
tạo. Sự phân loại như vậy chỉ có ý nghĩa về mặt công nghệ,
không có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển
của nhân loại. Tương tự như vậy, khi công nghệ chưa phát
triển mạnh, các triết gia trên thế giới lại chỉ nhìn quá trình
phát triển của nhân loại dựa trên các hình thái kinh tế - xã
hội. Từ cả hai góc nhìn đều dẫn đến những khiếm khuyết
nhất định.
Từ 1970 tới 1990, Alvin Toffler - một nhà văn Hoa Kỳ
đã viết về tương lai theo tư duy văn học, không phải theo
tư duy triết học, trong 3 tác phẩm “Cú sốc tương lai”, “Làn
sóng thứ ba” và “Thăng trầm quyền lực” [1]. Tất cả chỉ để
dự báo những gì sẽ xảy ra trong tương lai khi sự phát triển
của nhân loại đ...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thông tin và công nghệ thế hệ thứ tư cho xây dựng và quản lý đô thị thông minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY
23Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
NHỮNG DỰ BÁO PHÁT TRIỂN
Gần đây, người ta nhấn mạnh tới 4 thế hệ của quá
trình phát triển công nghệ trên thế giới: Thế hệ 1 gắn với
máy hơi nước; thế hệ 2 gắn với điện; thế hệ 3 gắn với công
nghệ thông tin và thế hệ 4 gắn với thông tin và trí tuệ nhân
tạo. Sự phân loại như vậy chỉ có ý nghĩa về mặt công nghệ,
không có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển
của nhân loại. Tương tự như vậy, khi công nghệ chưa phát
triển mạnh, các triết gia trên thế giới lại chỉ nhìn quá trình
phát triển của nhân loại dựa trên các hình thái kinh tế - xã
hội. Từ cả hai góc nhìn đều dẫn đến những khiếm khuyết
nhất định.
Từ 1970 tới 1990, Alvin Toffler - một nhà văn Hoa Kỳ
đã viết về tương lai theo tư duy văn học, không phải theo
tư duy triết học, trong 3 tác phẩm “Cú sốc tương lai”, “Làn
sóng thứ ba” và “Thăng trầm quyền lực” [1]. Tất cả chỉ để
dự báo những gì sẽ xảy ra trong tương lai khi sự phát triển
của nhân loại được phân tích dưới dạng ba nền văn minh
của nhân loại:“văn minh nông nghiệp”, “văn minh công
nghiệp” và “văn minh thông tin”, trong đó công nghệ là yếu
tố làm cho nhân loại chuyển từ nền văn minh này sang nền
văn minh tiếp theo.
Theo Alvin thì máy móc cơ khí đã thay thế lao động
chân tay để chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn
minh công nghiệp, trong đó bước đầu là máy hơi nước và
bước tiếp theo là máy điện; sau đó máy móc điện tử đã thay
thế lao động trí óc để chuyển từ nền văn minh công nghiệp
sang văn minh thông tin, trong đó bước đầu là máy tính và
bước tiếp theo là trí tuệ nhân tạo. Tất nhiên, trí tuệ nhân tạo
chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi có đầy đủ các thông tin
chính xác. Cách tiếp cận này hoàn toàn phù hợp với lý luận
của triết học Mác về lao động tạo nên hàng hóa và là yếu tố
quyết định cho phát triển của kinh tế - xã hội.
Mỗi một nền văn minh có một sản phẩm hàng hóa
riêng. Trong giai đoạn văn minh thông tin, hàng hóa thông
tin là kết quả tích tụ lao động sống về trí óc để thay đổi
cách thức sống, cách thức sản xuất của xã hội loài người,
cả sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đều có năng suất,
sản lượng và chất lượng cao hơn rất nhiều.
Trên thực tế, các nước đều đưa ra chủ trương tạo ra
sự thay đổi về quản lý xã hội nhờ công nghệ thông tin
truyền thông (ICT), được gọi là xu hướng xây dựng chính
quyền điện tử, công dân điện tử và xã hội điện tử. Đây là
giai đoạn đầu của nền văn minh thông tin, và giai đoạn tiếp
theo là trí tuệ nhân tạo sẽ tạo nên tự động hóa trong nhiều
THÔNG TIN VÀ CÔNG NGHỆ
THẾ HỆ THỨ TƯ
CHO XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ
ĐÔ THỊ THÔNG MINH
GS. TSKH. Đặng Hùng Võ*
Vẫn chưa có một định nghĩa nào về đô thị
thông minh được thừa nhận mang tính phổ quát
VẤN ĐỀ HÔM NAY
24 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
khâu quản lý. Từ đó, nhiều hoạt động, nhiều thực thể của
xã hội loài người sẽ được tự động hóa quản lý dưới tên gọi
“thông minh” như ngôi nhà thông minh, giao thông thông
minh, đô thị thông minh, xã hội thông minh. Như vậy, từ
giai đoạn xã hội điện tử sang xã hội thông minh có bản chất
là sự thay đổi chuyển từ công nghệ là động lực sang thông
tin là động lực.
Từ những lý luận trên, người ta đặt ra ngay một câu
hỏi mang tính bản chất: Các thứ “thông minh” để làm gì?
Tất nhiên, đây không thể là mục tiêu phô diễn vẻ đẹp của
công nghệ, mà thực chất là mục tiêu mang lại hiệu suất và
hiệu quả cao hơn trong quản lý các hoạt động của đô thị,
nhằm tiết kiệm hơn, tạo lợi ích lớn hơn và làm cho các cư
dân hài lòng hơn.
Để phát triển công nghệ thế hệ thứ tư, chúng ta cần
xem lại Việt Nam đã đạt được mức nào của công nghệ thế
hệ thứ ba. Hàng năm, Liên Hiệp Quốc thực hiện khảo sát
đánh giá về mức độ đạt được của các quốc gia về xây dựng
và vận hành Chính phủ điện tử để xếp hạng trên thế giới.
Việc khảo sát đánh giá được thực hiện dựa trên 3 nhóm chỉ
số bao gồm: “Dịch vụ trực tuyến”, “Hạ tầng viễn thông” và
“Nguồn nhân lực”. Theo kết quả khảo sát đánh giá 2016,
mười quốc gia đứng đầu bao gồm Anh, Australia, Hàn Quốc,
Singapore, Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, New Zealand, Đan
Mạch, Pháp [3] (trong số các nước này có 7 nước thuộc
nhóm 10 nước sạch tham nhũng gồm Australia, Singapore,
Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan, New Zealand, Đan Mạch;
thiếu Canada, Na Uy và Thụy Sỹ). Trong khảo sát đánh giá
nói trên, Việt Nam được xếp hạng thứ 89 trên 193 quốc gia,
đạt mức trung bình trên thế giới. Trong số các nước thuộc
cộng đồng ASEAN, Việt Nam đứng sau Singapore (thứ 4),
Malaysia (thứ 60), Philippines (thứ 71), Thái Lan (thứ 77),
Bruney (thứ 83) và đứng trước Indonesia (thứ 116), Lào (thứ
148), Campuchia (thứ 158) và Myanmar (thứ 169) [3].
Như vậy, muốn vượt lên trước trong giai đoạn phát
triển công nghệ thế hệ thứ tư, Việt Nam cần phải làm nhiều
việc để đẩy nhanh hơn việc phát triển công nghệ thế hệ
thứ ba. Học tập kinh nghiệm của Hàn Quốc để Việt Nam có
thể vượt lên là một giải pháp cấp thiết.
ĐÔ THỊ THÔNG MINH LÀ GÌ
Trên thực tế, đô thị thông minh được nói tới như một
hệ quả của ý tưởng ngôi nhà thông minh do Bill Gate thực
hiện nhằm tạo ra sự tiện lợi cho nơi ở của mình nhờ vào
công nghệ ICT. Mở rộng hơn khái niệm ngôi nhà thông
minh, người ta hình thành ý tưởng tạo nên một đô thị
thông minh sao cho tiện lợi nhất cho mọi cư dân sinh sống
tại đô thị đó. Mọi hoạt động trong đô thị đều đạt được mức
xấp xỉ tối ưu.
Cũng từ ý tưởng của Bill Gate, người ta khái quát
thành khái niệm Internet kết nối vạn vật (Internet of Things
- IoT) và coi nó như là năng lực của công nghệ thế hệ thứ tư.
Như vậy, vấn đề chính ở đây vẫn là nhu cầu của con người
cần hướng tới mà công nghệ mới có thể giúp ta đạt được.
Cho đến nay, chưa hề có một định nghĩa nào về đô
thị thông minh được thừa nhận mang tính phổ quát. Mỗi
nhóm người trên chỗ đứng của mình có một góc nhìn riêng
về đô thị thông minh, hiểu rồi đưa ra định nghĩa theo góc
nhìn đó. Người dân đô thị thuộc nhiều tầng lớp khác nhau
cũng hiểu khác nhau, người quản lý đô thị lại có cách hiểu
khác, người cung cấp dịch vụ công nghệ lại có cách hiểu
khác nữa. Đa số đều có cái gì đó giống nhau trong cách
hiểu về đô thị thông minh, đó là công nghệ đang có tác
động rất mạnh làm cho thay đổi cơ bản cách thức định cư
của con người dưới dạng đô thị theo hướng tích cực hơn.
Thậm chí, nhiều nhà phát triển công nghệ đã đồng nhất
khái niệm đô thị thông minh với khái niệm công nghệ
thông tin truyền thông (ICT).
Vừa qua, từ ngày 25/6 đến 28/6/2017, cộng đồng quốc
tế đã tổ chức Hội nghị và Hội chợ “Smart Cities Connect” ở
Austin, bang Texas, Hoa Kỳ để bàn về đô thị thông minh.
Tại đây, nhiều nhà quản lý, doanh nhân, nhà nghiên cứu,
nhà hoạt động phát triển từ các thành phố trên toàn cầu
đã tham gia thảo luận về khái niệm thành phố thông minh.
VẤN ĐỀ HÔM NAY
25Số 64.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ
Hệ thống quản lý bằng trí tuệ nhân tạo tự động xử lý
và quyết định trong phạm vi con người cho phép.
Tư duy của con người dựa trên suy xét định tính, như
tư duy của trí tuệ nhân tạo lại dựa trên suy xét định lượng; vì
vậy, tư duy và quyết định của trí tuệ nhân tạo luôn đạt được
trạng thái xấp xỉ tối ưu trong một hệ quy chiếu nhất định.
Sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ làm giảm số lượng nhân
lực quản lý của Nhà nước và đạt được các quyết định xấp
xỉ tối ưu nên vừa tiết kiệm nguồn lực và vừa tạo hiệu suất
quản lý cao.
Do trí tuệ nhân tạo đạt được các quyết định xấp xỉ tối
ưu nên tạo được sự hài lòng cao của cư dân khi sử dụng các
dịch vụ công cộng, khi thực hiện các thủ tục hành chính,
cũng như khi giải quyết các nguyện vọng của người dân.
Để trí tuệ nhân tạo hoạt động được thì cần có một cơ
sở dữ liệu của đô thị đó bảo đảm tính chính xác, đầy đủ,
được cập nhật thường xuyên và gắn với mô hình địa lý thực
của đô thị mà vẫn gọi là hệ thống thông tin không gian của
đô thị.
Sự thực, về mặt bản chất, đô thị được gọi là thông
minh chỉ khi sử dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý các hoạt
động của đô thị. Điều kiện cần để trí tuệ nhân tạo phát huy
tác dụng là mọi đối tượng quản lý phải được kết nối với
Internet (IoT) và có hệ thống thông tin không - thời gian
đầy đủ, chính xác làm hạ tầng thông tin để mọi thông tin
khác đều được quy chiếu về hệ thống thông tin không -
thời gian hạ tầng này. Đại đa số thông tin đều được cập
Nhiều định nghĩa đã được đưa ra dưới các góc nhìn khác
nhau. Dưới góc nhìn của một người phụ trách về phát triển
đô thị bền vững thì cho rằng “Thành phố thông minh là một
thành phố dự đoán nhu cầu tương lai theo cách tao nhã và
thanh lịch, tập trung vào sự hợp lưu của chức năng, khả
năng phục hồi, tính bền vững và chăm sóc sức khoẻ, mục
tiêu là làm thế nào để cải thiện cuộc sống của công dân”.
Dưới góc nhìn của nhà quản lý thì “Một thành phố thông
minh là một thành phố có thể nhìn vào bên trong nó để
xác định những thách thức là gì để người dân phải có chất
lượng cuộc sống mà họ mong muốn và các giải pháp nào
để giúp thành phố có thể đối phó với những thách thức
này”. Dưới góc nhìn của một người cung cấp dịch vụ tại đô
thị thì “Thành phố thông minh là một thành phố mà các
dịch vụ của thành phố được cung cấp một cách dễ dàng,
giá cả phải chăng, công dân có thể kết nối với chính quyền
và chính quyền cần tìm mọi cách để cung cấp các dịch vụ
ngày càng được cải thiện nhằm tạo ra một thành phố dễ
sống, bảo đảm về môi trường và có trách nhiệm xã hội”. Ý
kiến của một nhà cung cấp công nghệ cho đô thị là “Thành
phố thông minh tập trung vào công nghệ, nhưng phải
tham gia vào toàn bộ cộng đồng dân hài lòng hơn, dịch vụ
tốt hơn, quản lý rẻ hơn, loại bỏ mọi lãng phí.
Bản chất của đô thị thông minh là trí tuệ nhân tạo
từng bước thay thế công việc quản lý của con người đối với
mọi hoạt động của đô thị, tạo nên một hệ thống quản lý có
một số đặc trưng như sau:
Về mặt bản chất, đô thị được gọi là thông minh chỉ khi sử dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý các hoạt động của đô thị
VẤN ĐỀ HÔM NAY
26 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ
nhật (yếu tố thời gian) thông qua hệ thống cảm biến để tự
động thu nhận thông tin.
Như vậy, khi một đô thị mới chỉ sử dụng công nghệ
thông tin viễn thông (ICT) thì chỉ có thể gọi là thành phố điện
tử (E-city) có chính quyền điện tử (E-government), xã hội
điện tử (E-society), hành chính điện tử (E-administration),
dịch vụ điện tử (E-service), công dân điện tử (E-citizen). Khi
tiến tới bước sử dụng trí tuệ nhân tạo, chữ “điện tử” trong
mọi khái niệm trên được thay bằng từ “thông minh”.
Từ những lý lẽ như trên, có thể thấy định nghĩa về
đôthị thông minh là “Đô thị thông minh là đô thị sử dụng
trí tuệ nhân tạo vào quản lý mọi hoạt động của đô thị trên
nguyên tắc bảo đảm mọi đối tượng cần quản lý được kết
nối trực tuyến với mạng Internet và bảo đảm mọi thông tin
cần cho các quyết định quản lý được quy chiếu về một hệ
thống thông tin không - thời gian của đô thị đó”.
Có thể lấy một ví dụ cụ thể về việc chuyển từ thế hệ
“điện tử” (thế hệ công nghệ thứ ba) sang thế hệ “thông
minh” (thế hệ công nghệ thứ tư) gắn với cải cách thủ tục
hành chính. Quá trình tin học hóa hệ thống thủ tục hành
chính và thực hiện trực tuyến trên mạng Internet đã được
hoàn thành tại các nước công nghiệp phát triển, đồng thời
với quá trình xây dựng và vận hành chính quyền điện tử, xã
hội điện tử, công dân điện tử với đầy đủ dữ liệu tới từng cá
nhân gắn với hệ thống thông tin không gian đầy đủ, chính
xác và cập nhật kịp thời. Để đạt được cấp độ cao nhất của
giai đoạn kết nối trực tuyến, tức là cấp độ mà bên có nhu
cầu làm thủ tục và bên giải quyết thủ tục không cần gặp
nhau, khi đó mọi đối tượng có liên
quan tới thủ tục hành chính đều phải
được đăng ký điện tử và quản lý trong
hệ thống dữ liệu quốc gia (hiện nay
vẫn gọi là cấp độ bốn).
Việc đạt được cấp độ bốn đối
với tất cả các thủ tục hành chính là
đủ điều kiện để vận hành hệ thống
hành chính kết nối vạn vật hay hệ
thống hành chính thông minh [2].
Lúc này, hệ thống thủ tục hành chính
công hay dịch vụ công đều không còn
khái niệm nhiều cửa hay một cửa nữa
mà người ta cho rằng đó là hệ thống
“không cửa”. Tự hệ thống sẽ giải quyết
các thủ tục cần thiết mà không cần
thể hiện bất cứ thủ tục nào. Người có
nhu cầu chỉ cần có tín hiệu mình muốn gì trên điện thoại
di động là tự hệ thống sẽ kết nối các dữ liệu để giải quyết
thành hoặc trả lời không đủ điều kiện.
Tóm lại từ toàn bộ những thông tin ở trên, có thể thấy
thành phố thông minh cần tới sự trợ giúp của trí tuệ nhân
tạo để giúp cho quy hoạch phát triển, quản lý phát triển
theo đúng hướng tới mục tiêu đã xác định theo quy hoạch
mà mọi quyết định đều đưa ra nhanh chóng, tự động và chi
phí thấp dựa trên một cơ sở dữ liệu mô tả chân thực mọi
hoạt động của thành phố đó. Công nghệ trí tuệ nhân tạo
không phải là mục tiêu mà là phương tiện. Mục tiêu của
thành phố vẫn là phát triển bền vững, tạo ra được mật độ
kinh tế cao hơn, vấn đề xã hội và môi trường bảo đảm bền
vững hơn và con người được tận hưởng hệ thống hạ tầng
và dịch vụ công công tiện lợi hơn.
Alvin Toffler, 1970, The Future Shock, Bantam Books of US.
Alvin Toffler, 1980, The Third Wave, Bantam Books of US.
Alvin Toffler, 1980, The Power Shift, Bantam Books of US.
Ian Williamson, 2008, Global Challenges for Land
Administration and Sustainable Development, Proceedings of
Conference “Toward a 2015 Vision of Land”, held October 24-
25, 2007, at the International Center for Land Policy Studies
and Training in Taiwan.
Peris-Ortiz Marta, Bennett Dag R., Yábar Diana Pérez-
Bustamante, 2016, Sustainable Smart Cities: Creating Spaces
for Technological, Social and Business Development, Springer.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_0466_2171612.pdf