Tài liệu Thời gian trung bình xuất hiện hội chứng mãn kinh ở phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 187
THỜI GIAN TRUNG BÌNH XUẤT HIỆN HỘI CHỨNG MÃN KINH
Ở PHỤ NỮ MÃN KINH DO PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Đặng Thanh Trúc*,Lê Hồng Cẩm**, Trần Lệ Thủy**
TÓM TẮT
Các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người phụ
nữ. Đặc biệt, mãn kinh do phẫu thuật (MKPT) gây ra sự mất hoàn toàn và đột ngột các nội tiết tố sinh dục do
buồng trứng sản xuất, dẫn đến các triệu chứng mãn kinh nặng hơn mãn kinh tự nhiên. Vì vậy, các đối tượng này
cần xác định được thời gian bắt đầu xuất hiện hội chứng mãn kinh sau phẫu thuật để có thể can thiệp kịp thời
giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu: Khảo sát thời gian trung bình xuất hiện hội chứng mãn kinh (HCMK) và các yếu tố liên quan đến
khả năng xuất hiện HCMK ở phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật (MKPT) sau 6 tháng theo dõi tại bệnh viện Từ Dũ.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghi...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thời gian trung bình xuất hiện hội chứng mãn kinh ở phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 187
THỜI GIAN TRUNG BÌNH XUẤT HIỆN HỘI CHỨNG MÃN KINH
Ở PHỤ NỮ MÃN KINH DO PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Đặng Thanh Trúc*,Lê Hồng Cẩm**, Trần Lệ Thủy**
TÓM TẮT
Các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của người phụ
nữ. Đặc biệt, mãn kinh do phẫu thuật (MKPT) gây ra sự mất hoàn toàn và đột ngột các nội tiết tố sinh dục do
buồng trứng sản xuất, dẫn đến các triệu chứng mãn kinh nặng hơn mãn kinh tự nhiên. Vì vậy, các đối tượng này
cần xác định được thời gian bắt đầu xuất hiện hội chứng mãn kinh sau phẫu thuật để có thể can thiệp kịp thời
giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Mục tiêu: Khảo sát thời gian trung bình xuất hiện hội chứng mãn kinh (HCMK) và các yếu tố liên quan đến
khả năng xuất hiện HCMK ở phụ nữ mãn kinh do phẫu thuật (MKPT) sau 6 tháng theo dõi tại bệnh viện Từ Dũ.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bệnh chứng lồng 125 đối tượng từ
40 – 55 tuổi phẫu thuật cắt tử cung và hai buồng trứng chưa có triệu chứng mãn kinh tại bệnh viện Từ Dũ từ
tháng 9/2015 đến tháng 6/2016. Chúng tôi theo dõi, phỏng vấn đánh giá các triệu chứng mãn kinh theo thang
điểm đánh giá mãn kinh Menopause Rating Scale (MRS) từ sau phẫu thuật đến 6 tháng sau.
Kết quả: Sau 6 tháng theo dõi, có 87/125 đối tượng nghiên cứu xuất hiện HCMK chiếm tỷ lệ 69,6%; thời
gian trung vị xuất hiện HCMK do phẫu thuật là 4 tuần, khoảng tứ phân vị là từ 3 - 6 tuần. Có 2 yếu tố liên quan
với khả năng xuất hiện HCMK sau thời gian theo dõi 6 tháng là nhóm tuổi và nơi ở (p<0,05). Nhóm đối tượng từ
50 tuổi trở xuống, sống ở thành thị có liên quan với khả năng có xuất hiện HCMK ở phụ nữ MKPT với p<0,05.
Kết luận: Cân nhắc giữ lại buồng trứng ở phụ nữ < 50 tuổi nếu phẫu thuật vì bệnh phụ khoa lành tính. Cân
nhắc tư vấn điều trị liệu pháp nội tiết ở thời điểm 4 tuần sau phẫu thuật nếu cần nhằm giảm ảnh hưởng của
HCMK lên CLCS của phụ nữ MKPT.
Từ khóa: hội chứng mãn kinh, mãn kinh do phẫu thuật.
ABSTRACT
THE MEAN TIME OF ONSET OF MENOPAUSE SYMPTOMS AFTER SURGICAL MENOPAUSE
IN PATIENTS TREATED AT TU DU HOSPITAL
Dang Thanh Truc,Le Hong Cam, Tran Le Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 187 - 192
Menopause symptoms cause significant negative affects on the quality of life of women. Especially, symptoms
caused by surgical menopause are more serious than ones caused by natural menopause as the production of
reproductive hormones by ovaries abruptly terminated. Therefore, it is necessary to determine the mean time of
onset of menopause symptoms after surgical menopause in order to have suitable medical solution to improve
women’s quality of menopause life.
Aims: The aim of this study was to examine the mean time of the onset of Menopause symptoms after
surgical menopause and factors relative to the possibility of Menopause symptoms at Tu Du Hospital.
Patients and methods: This paper was a nested case-control study with 6-monthfollow-up interview of
* Bệnh viện Từ Dũ, ** Bộ môn Sản – ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Đặng Thanh Trúc ĐT: 0903.739900 Email: trucdangmd@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 188
women using Menopause Rating Scale between the age of 40 and 55 who had a hysterectomy and bilateral
salpingo-oophorectomy before menopause at Tu Du hospital from September 2015 to June 2016. The cohort
consisted of 125 women: 87 (69.6%) women with menopause symptoms and 37 women without symptoms.
Result: 87/125 (69.6%) women have menopause symptoms. The mean time since surgery was 4 weeks;
quartiles were from 3 weeks to 6 weeks. Age and location of living were relative risks of surgical menopause
symptoms (p<0.05). People under 50-year-old or living in urban areas had earlier onset of menopause symptoms
after surgical menopause.
Conclusion: Preservation of ovarian function should be considered when doing hysterectomy on women
under 50-year old to operate benign tumors. Hormone therapy should be considered at the fourth week after
surgical menopause in order to avoid the decreasing QoL of female post-surgery.
Keyword: menopause symptoms, surgical menopause.
MỞ ĐẦU
Tại Hoa Kỳ, hơn 650.000 ca phẫu thuật cắt
tử cung được thực hiện hằng năm, trong đó
khoảng 300.000 ca có kèm theo phẫu thuật cắt
hai buồng trứng(3,6).
Mãn kinh do phẫu thuật xảy ra khi người
phụ nữ phẫu thuật cắt hai buồng trứng. Khác với
mãn kinh tự nhiên (MKTN), mãn kinh sau phẫu
thuật (MKPT), người phụ nữ sẽ phải chịu tình
trạng ngưng nội tiết đột ngột do mất tác dụng
của estrogen dẫn đến những thay đổi ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống ngay sau phẫu thuật(1).
Phụ nữ thiếu hụt estrogen trước khi đến tuổi
trung bình của mãn kinh tự nhiên có nguy cơ cao
đối với bệnh tật và tử vong(6).
Thang điểm đánh giá mãn kinh Menopause
Rating Scale (MRS) lần đầu tiên được đưa vào sử
dụng ở những năm đầu của thập niên 1990
nhằm đánh giá độ nặng của các biểu hiện rối
loạn mãn kinh. Thang điểm MRS có giá trị để so
sánh: các rối loạn mãn kinh ở các nhóm đối
tượng khác nhau, độ nặng của các rối loạn trên
cùng một cá thể sau một thời gian và đánh giá
thay đổi triệu chứng giữa trước và sau điều trị(9).
Thang điểm này có thể dùng ở đối tượng MKTN
hoặc MKPT(7). Bảng điểm MRS có thể hoàn thành
dễ dàng và nhanh chóng. So với những bảng
điểm đánh giá sự hài lòng về CLCS khác, bảng
điểm MRS thỏa các tiêu chuẩn thuận lợi cho lâm
sàng: đơn giản, ngắn gọn, độ nhạy và độ đặc
hiệu cao, không cần có xét nghiệm cận lâm sàng
và không có nhiều câu hỏi phức tạp. Ngoài ra,
MRS được coi là thang điểm đáng tin cậy và phù
hợp theo tiêu chuẩn yêu cầu tâm lý.
Vì MKPT ảnh hưởng đến chất lượng sức
khỏe và cuộc sống của người phụ nữ, các đối
tượng này cần xác định được thời gian bắt đầu
xuất hiện HCMK sau phẫu thuật để có thể can
thiệp kịp thời giúp nâng cao CLCS. Từ nhu cầu
thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
với mục tiêu: khảo sát thời gian trung bình xuất
hiện HCMK và các yếu tố liên quan đến xuất
hiện HCMK ở phụ nữ MKPT sau 6 tháng theo
dõi tại bệnh viện Từ Dũ từ tháng 9/2015 đến
tháng 6/2016.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các đối tượng từ 40-55 tuổi MKPT đến
khám tại phòng khám Mãn Kinh, khoa Khám
Phụ Khoa của bệnh viện Từ Dũ từ tháng 9/2015
đến tháng 6/2016 đồng ý tham gia trả lời phỏng
vấn và thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu như sau:
Có phẫu thuật cắt hai buồng trứng (không
hoặc có kèm theo cắt tử cung toàn phần) vì bệnh
lý phụ khoa lành tính.
Trước khi phẫu thuật, còn kinh nguyệt, chưa
có triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh.
Không sử dụng bất kì loại thuốc nội tiết sinh
dục nào trong vòng 6 tháng.
Chúng tôi sẽ không chọn đối tượng vào
tham gia nghiên cứu khi đối tượng có 1 tiêu
chuẩn loại trừ sau:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 189
Có triệu chứng mãn kinh trước phẫu thuật.
Bệnh lý nội khoa: có tiền sử rối loạn tâm thần
hoặc đang mắc bệnh tâm thần; rối loạn nhịp tim,
tiền căn nhồi máu cơ tim, có bệnh mạch vành;
cường giáp, suy giáp; viêm khớp, thoái hóa cột
sống cổ, thoát vị đĩa đệm.
Kết quả giải phẫu bệnh ác tính hoặc giáp
biên ác.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu bệnh chứng lồng.
Cỡ mẫu: 2
2
2
2/1
d
Zn
Nghiên cứu của tác giả Ron Collaris(5)
những than phiền của phụ nữ về các triệu
chứng vận mạch bắt đầu tăng đáng kể từ tuần
thứ 3 sau phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi chọn
thời gian trung bình ước tính là 3 tuần với độ
lệch chuẩn là 2 tuần và sai số biên có thể phát
hiện được là 1 tuần:
2
2/1 Z = 24,25
(sai sót loại I α= 0,01 và lực của mẫu (1-β)= 0,99).
Chúng tôi có n= 97 ca.
Chọn mẫu toàn bộ tất cả các trường hợp
phụ nữ MKPT vì bệnh lý lành tính tại bệnh
viện Từ Dũ, thỏa điều kiện nhận.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.0. Dùng phép kiểm Kolmogorov-
Smirnov kiểm định thời gian xuất hiện
HCMK. Dùng phân tích hồi quy logistic đơn
biến và đa biến xác định các yếu tố liên quan
đến khả năng có xuất hiện HCMK với p < 0,05
là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Thời gian trung bình xuất hiện hội chứng
mãn kinh ở phụ nữ mãn kinh do phẫu
thuật
Từ ngày 01/9/2015 đến ngày 31/12/2015 tại
bệnh viện Từ Dũ, có 134 đối tượng từ 40 - 55 tuổi
thỏa tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu. Trong 10
tháng thực hiện nghiên cứu, có 9 đối tượng bị
mất dấu. Sau 6 tháng theo dõi, có 125 đối
tượng tham gia nghiên cứu được chia làm
hai nhóm: Nhóm bệnh: 87 đối tượng có xuất
hiện HCMK.Nhóm chứng: 38 đối tượng
chưa xuất hiện HCMK.
Biểu đồ 1. Thời gian xuất hiện hội chứng mãn kinh
Dùng phép kiểm Kolmogorov-Smirnov,
chúng tôi có Sig.< 0,05, điều này khẳng định dữ
liệu thời gian xuất hiện HCMK của nghiên cứu
không có phân phối chuẩn. Vì vậy, chúng tôi
tính thời gian trung vị xuất hiện HCMK là 4 tuần
với khoảng tứ phân vị là 3 - 6 tuần.
Mối tương quan giữa các yếu tố với khả
năng xuất hiện hội chứng mãn kinhở phụ nữ
mãn kinh do phẫu thuật.
Bảng 1. Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố với khả năng có xuất hiện hội chứng mãn kinh
Yếu tố
Xuất hiện HCMK
OR* 95% CI P*
Chưa Có
N % N %
Nhóm tuổi
Dưới 50 tuổi 19 20,0 76 80,0 Ref
Trên 50 tuổi 19 63,3 11 36,7 0,13 0,04 - 0,41 0,001*
Địa chỉ Thành thị 13 19,4 54 80,6 Ref
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 190
Yếu tố
Xuất hiện HCMK
OR* 95% CI P*
Chưa Có
N % N %
Nông thôn 25 43,1 33 56,9 0,17 0,05 - 0,60 0,006*
Nghề nghiệp
Nội trợ 18 42,9 24 57,1 Ref
Làm nông 6 26,1 17 73,9 2,57 0,59 - 11,12 0,21
Buôn bán 6 20,0 24 80,0 1,05 0,26 - 4,29 0,94
Công nhân 5 31,2 11 68,8 0,40 0,08 - 2,04 0,27
Văn phòng 3 21,4 11 78,6 0 0 1
Học vấn
Cấp 1 13 36,1 23 63,9 Ref ỉ
Cấp 2 16 29,6 38 70,4 0,90 0,25 - 3,28 0,87
Cấp 3 6 27,3 16 72,7 1,22 0,23 - 6,57 0,82
Trên cấp 3 3 23,1 10 76,9 0,00 0 1
Kinh tế
Khó khăn 4 18,2 18 81,8 Ref
Đủ sống 28 32,9 57 67,1 0,63 0,14 - 2,92 0,56
Dư giả 6 33,3 12 66,7 0,31 0,4 - 2,70 0,29
Số con
Không có con 4 20,0 16 80,0 Ref
1-2 con 20 30,3 46 69,7 1,10 0,23 - 5,14 0,91
Trên 2 con 14 35,9 25 64,1 1,03 0,18 - 5,90 0,98
Bệnh lý nội khoa
Không 15 22,7 51 77,3 Ref
Tăng huyết áp 6 31,6 13 68,4 0,91 0,21 - 4,08 0,91
Nội tiết 7 41,2 10 58,8 0,66 0,18 - 3,38 0,61
Khác 10 43,5 13 56,5 0,36 0,98 - 1,35 0,13
Lí do
cắt 2 buồng trứng
Chủ động 35 32,4 73 67,6 Ref
Giảm nguy cơ 3 17,6 14 82,4 2,97 0,54 - 16,47 0,21
Phương pháp phẫu
thuật
Đường bụng 21 24,4 65 75,6 Ref
Nội soi 17 43,6 22 56,4 0,49 0,14 - 1,70 0,26
Có 2 yếu tố liên quan với khả năng có xuất
hiện HCMK là nhóm tuổi và địa chỉ, với p <0,05.
Các yếu tố: nghề nghiệp, học vấn, kinh tế, số
con, bệnh lý nội khoa, lí do cắt buồng trứng và
phương pháp phẫu thuật không liên quan đến
có xuất hiện HCMK ở phụ nữ MKPT.
BÀN LUẬN
Thời gian trung bình xuất hiện hội chứng
mãn kinh ở phụ nữ mãn kinh do phẫu
thuật
Sau 6 tháng theo dõi, chúng tôi ghi nhận
được thời gian trung vị xuất hiện HCMK là 4
tuần và khoảng tứ phân vị là 3 - 6 tuần. Tác giả
Carolyn Y. Fang và cộng sự(4) nghiên cứu 75 phụ
nữ được đánh giá có nguy cơ ung thư buồng
trứng - vú tại Mỹ, được chia thành hai nhóm, 38
phụ nữ lựa chọn phẫu thuật cắt hai vòi TC-
buồng trứng dự phòng và 37 phụ nữ lựa chọn
tiếp tục theo dõi và tầm soát. Những phụ nữ đã
phẫu thuật báo cáo nhiều triệu chứng như đau
nhiều hơn, ít sức sống, hoạt động xã hội giảm
hơn, khó chịu và ít hài lòng với các hoạt động
tình dục tại thời điểm sau phẫu thuật 1 tháng so
với trước phẫu thuật. Phụ nữ ở nhóm phẫu thuật
báo cáo nhiều hơn các cơn bốc hỏa và khô âm
đạo, nhưng theo thời gian, các triệu chứng khó
chịu ở âm đạo giảm một cách đáng kể so với
nhóm phụ nữ không phẫu thuật.
Tác giả Ron Collaris và cộng sự thực hiện
phân tích và so sánh những thay đổi của nồng
độ nội tiết sinh dục FSH, LH và estradiol theo
thời gian (trước phẫu thuật 1 ngày, sau phẫu
thuật 10 ngày và sau phẫu thuật 37 ngày) giữa
những người cắt hai phần phụ (40 ca) và những
người chỉ cắt một buồng trứng hoặc bảo tồn hai
buồng trứng (17 ca)(2). Kết quả của nghiên cứu
cho thấy rằng nồng độ nội tiết tố giảm đến mức
sau mãn kinh trong vòng 10 ngày đầu tiên và
những than phiền của phụ nữ về các triệu chứng
vận mạch bắt đầu tăng đáng kể từ tuần thứ 3 sau
phẫu thuật. Tương đồng với kết quả của chúng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 191
tôi, các đối tượng phụ nữ của chúng tôi bắt đầu
thấy có HCMK tăng từ tuần thứ 2 sau phẫu
thuật và có triệu chứng chủ yếu ở tuần thứ 4 sau
phẫu thuật.
Vì không tìm thấy nghiên cứu nào trong y
văn được thiết kế để khảo sát thời gian trung
bình xuất hiện HCMK ở phụ nữ MKPT nên
chúng tôi không thể so sánh kết quả nghiên cứu
thu được.
Hầu hết y văn đều ghi nhận các phụ nữ
MKPT sẽ có triệu chứng rối loạn mãn kinh ngay
lập tức sau mổ. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu
cho thấy chỉ có 6 đối tượng xuất hiện sớm
HCMK ở tuần đầu sau phẫu thuật. Những than
phiền của phụ nữ về HCMK bắt đầu tăng đáng
kể từ tuần thứ 2 và chủ yếu được ghi nhận vào
tuần thứ 4 sau phẫu thuật.
Nghiên cứu ghi nhận 23,2% đối tượng có
những than phiền về mãn kinh muộn hơn từ
tuần thứ 5 trở đi, chỉ có 3 đối tượng xuất hiện
triệu chứng muộn ở tuần thứ 9 và thứ 10 sau mổ.
Điều này có thể do trong khoảng 4 tuần đầu sau
phẫu thuật, đối với người bệnh, sức khỏe cũng
như những ảnh hưởng của cuộc phẫu thuật (đau
vết mổ, sự lành vết thương, kết quả giải phẫu
bệnh) là điều đáng quan ngại hơn là các khó
chịu của HCMK.
Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các
nghiên cứu trên, chúng tôi đề nghị nên trì hoãn
sử dụng LPNT nếu cần phải sử dụng sau phẫu
thuật 4 tuần nhằm giảm yếu tố thuyên tắc huyết
khối do sử dụng LPNT và yếu tố nằm lâu, hạn
chế vận động do phẫu thuật.
Mối tương quan giữa các yếu tố với khả
năng xuất hiện hội chứng mãn kinh ở phụ
nữ mãn kinh do phẫu thuật
Vì chúng tôi chưa tìm ra nghiên cứu nào
trước đây về khảo sát thời gian trung bình xuất
hiện HCMK ở phụ nữ MKPT nên những số liệu
thu được trong nghiên cứu của chúng tôi là
những mô tả ban đầu về điều này.
Với mẫu nghiên cứu là 125 đối tượng, có 87
đối tượng xuất hiện HCMK và 38 đối tượng
chưa có HCMK trong 6 tháng theo dõi. Chúng
tôi tìm hiểu các yếu tố liên quan đến 2 nhóm
chưa có HCMK và nhóm có HCMK thông qua
phân tích hồi quy đơn biến và đa biến nhằm tìm
hiểu mối tương quan giữa các yếu tố với khả
năng có xuất hiện HCMK của các đối tượng.
Theo bảng 1, yếu tố tuổi có liên quan với khả
năng có xuất hiện HCMK. Kết quả cho thấy
nhóm đối tượng < 50 tuổi có khả năng xuất hiện
HCMK gấp 7,7 lần nhóm đối tượng trên 50 tuổi;
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Có thể ở những đối tượng > 50 tuổi, chức năng
hoạt động của buồng trứng giảm dần và cơ thể
đã bắt đầu chuẩn bị bước vào thời kì quanh mãn
kinh. Vì vậy, khi có sự mất nội tiết đột ngột vẫn
có khả năng ít xuất hiện HCMK hơn so với
những đối tượng < 50 tuổi.
Các nghiên cứu của tác giả Parker và
Shoupe(4,9) trong năm 2007 và năm 2009 ghi nhận
cắt hai buồng trứng ở phụ nữ dưới 45 tuổi sẽ gia
tăng đáng kể bệnh tim mạch. Các tác giả này đề
nghị giữ lại buồng trứng với những phụ nữ dưới
65 tuổi.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề nghị
nên xem xét cố gắng bảo tồn buồng trứng với các
phụ nữ< 50 tuổi khi có chỉ định phẫu thuật vì
bệnh lý phụ khoa lành tính. Nếu phải cắt hai
buồng trứng, các đối tượng này nên được theo
dõi và tái khám tại phòng khám chuyên khoa
mãn kinh để được đánh giá và điều trị một cách
toàn diện về mặt sức khỏe nhằm cải thiện CLCS
cho các đối tượng này sau phẫu thuật.
Theo bảng 1, yếu tố nơi ở có liên quan đến
khả năng có xuất hiện HCMK. Nhóm đối
tượng ở thành thị có khả năng xuất hiện
HCMK nhiều hơn 5,9 lần nhóm đối tượng ở
nông thôn; sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05). Mặc dù phụ nữ ở thành thị nhận
được nền giáo dục, thu nhập cao, việc làm và
dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn phụ nữ ở
nông thôn, tuy nhiên, có thể do môi trường ở
thành thị có nhiều căng thẳng hơn môi trường
ở nông thôn nên đối tượng ở thành thị có khả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 192
năng xuất hiện HCMK nhiều hơn các đối
tượng ở nông thôn.
Hạn chế của nghiên cứu
Thời gian theo dõi sau phẫu thuật ngắn chỉ 6
tháng, vì vậy 38 đối tượng chưa có HCMK sau 6
tháng theo dõi vẫn có thể xuất hiện các triệu
chứng mãn kinh sau này.
Vì mẫu nghiên cứu nhỏ nên thời gian trung
bình xuất hiện HCMK do MKPT của nghiên cứu
không phải phân phối chuẩn. Do đó nghiên cứu
này chỉ khảo sát được thời gian trung vị xuất
hiện HCMK do MKPT là 4 tuần với khoảng tứ
phân vị là 3 - 6 tuần.
KẾT LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu từ 01/9/2015 đến
30/6/2016, sau khi phỏng vấn, khám và theo dõi
125 đối tượng từ 40 – 55 tuổi mãn kinh do phẫu
thuật sau 6 tháng theo dõi tại bệnh viện Từ Dũ,
chúng tôi rút ra kết luận sau:
Thời gian trung vị xuất hiện HCMK do phẫu
thuật là 4 tuần, khoảng tứ phân vị là từ 3-6 tuần.
Kết quả có 2 yếu tố liên quan với khả năng
xuất hiện HCMK ở phụ nữ MKPT sau thời gian
theo dõi 6 tháng là nhóm tuổi và nơi ở. Cụ thể:
Nhóm đối tượng < 50 tuổi có khả năng xuất
hiện HCMK gấp 7,7 lần so với nhóm đối tượng
trên 50 tuổi.
Nhóm đối tượng sống ở thành thị có khả
năng xuất hiện HCMK gấp 5,9 lần so với nhóm
đối tượng ở nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (ACOG) A co Oa G (1999). "Clinical Management Guidelines
for Obstetrician-Gynecologists." ACOG Practice Bulletin 7.
2. Collaris R, Sidhu K, et al (2010). "Prospective follow-up of
changes in menopausal complaints and hormone status after
surgical menopause in a Malaysian population."
Menopause17(2): 351-358.
3. Dicker RC, Scally MJ, et al (1982). "Hysterectomy among
women of reproductive age: Trends in the united states, 1970-
1978." JAMA248(3): 323-327.
4. Fang CY, Cherry C, et al (2009). "A prospective study of quality
of life among women undergoing risk-reducing salpingo-
oophorectomy versus gynecologic screening for ovarian
cancer." Gynecol Oncol112(3): 594-600.
5. Heinemann K, Ruebig A, et al (2004). "The Menopause Rating
Scale (MRS) scale: a methodological review." Health Qual Life
Outcomes2: 45.
6. Lepine LA, Hillis S, et al (1997). "Hysterectomy surveillance--
United States, 1980-1993." MMWR. CDC surveillance
summaries: Morbidity and mortality weekly report. CDC
surveillance summaries/Centers for Disease Control46(4): 1-15.
7. Parker WH, Broder MS, et al (2009). "Ovarian conservation at
the time of hysterectomy and long-term health outcomes in the
nurses' health study." Obstet Gynecol113(5): 1027-1037.
8. Rohl J, Kjerulff K, et al (2008). "Bilateral oophorectomy and
depressive symptoms 12 months after hysterectomy." Am J
Obstet Gynecol199(1): 22 e21-25.
9. Shoupe D, Parker WH, et al (2007). "Elective oophorectomy for
benign gynecological disorders." Menopause14(3 Pt 2): 580-585.
10. Shuster LT, Gostout BS, et al (2008). "Prophylactic
oophorectomy in premenopausal women and long-term
health." Menopause international14(3): 111-116.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 187_2_2099_2168066.pdf