Tài liệu Thời gian chờ đợi và sự hài lòng người bệnh khám chữa bệnh ngoại trú tại một bệnh viện Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 37
THỜI GIAN CHỜ ĐỢI VÀ SỰ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH KHÁM CHỮA BỆNH
NGOẠI TRÚ TẠI MỘT BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
Nguyễn Thành Luân*, Vũ Duy Anh*, Lê Hồng Phước*, Nguyễn Hoàng Bắc**, Vũ Trí Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Người bệnh hiện được xem là trung tâm của quá trình chăm sóc, khám chữa bệnh. Sự hài
lòng của người bệnh là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của các bệnh viện. Trong các yếu tố tác
động đến sự hài lòng của người bệnh, thời gian chờ đợi đã từ lâu là 1 yếu tố tác động mạnh, gây nhiều cản
trở và sự than phiền của người bệnh khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Chính vì lý do đó, nghiên cứu
mong muốn tìm hiểu thực trạng về thời gian và sự hài lòng của người bệnh về thời gian là như thế nào để
có cái nhìn thực tế, góp phần đề xuất các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.
Mục tiêu: Xác định thời gian chờ đợi và ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thời gian chờ đợi và sự hài lòng người bệnh khám chữa bệnh ngoại trú tại một bệnh viện Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 37
THỜI GIAN CHỜ ĐỢI VÀ SỰ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH KHÁM CHỮA BỆNH
NGOẠI TRÚ TẠI MỘT BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
Nguyễn Thành Luân*, Vũ Duy Anh*, Lê Hồng Phước*, Nguyễn Hoàng Bắc**, Vũ Trí Thanh**
TÓM TẮT
Mở đầu: Người bệnh hiện được xem là trung tâm của quá trình chăm sóc, khám chữa bệnh. Sự hài
lòng của người bệnh là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của các bệnh viện. Trong các yếu tố tác
động đến sự hài lòng của người bệnh, thời gian chờ đợi đã từ lâu là 1 yếu tố tác động mạnh, gây nhiều cản
trở và sự than phiền của người bệnh khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Chính vì lý do đó, nghiên cứu
mong muốn tìm hiểu thực trạng về thời gian và sự hài lòng của người bệnh về thời gian là như thế nào để
có cái nhìn thực tế, góp phần đề xuất các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.
Mục tiêu: Xác định thời gian chờ đợi và tỷ lệ hài lòng người bệnh khám ngoại trú trong từng quy
trình tại Khoa khám bệnh một bệnh viện trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 318 người bệnh đến
khám ngoại trú được lựa chọn thuận tiện. Theo dõi và ghi nhận thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cho
từng khâu khám bệnh của từng người bệnh, sau đó đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi họ hoàn thành
quá trình điều trị. Kết quả được tổng hợp và phân tích nhằm xác định thời gian trung bình theo Quyết định
1313/QĐ-BYT(3), sự hài lòng và ngưỡng thời gian làm hài lòng người bệnh trong từng quy trình.
Kết quả: Tổng thời gian chờ đợi trung vị của từng quy trình lần lượt là 130, 295, 425 và 587 phút,
trong đó, thời gian thực hiện Thăm dò chức năng và MRI là thời gian chờ hoàn thành lâu nhất (180 và 150
phút). Người bệnh hài lòng nhất là về quy trình 1 (63.24%), thấp nhất là quy trình 4 (0%). Ngưỡng thời
gian chờ đợi làm hài lòng người bệnh từ quy trình 1 đến quy trình 3 lần lượt là <57 phút, <145 phút và
<300 phút.
Kết luận: Kết quả nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra và là cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.
Từ khoá: Bệnh viện, người bệnh, ngoại trú, sự hài lòng, thời gian chờ đợi.
ABSTRACT
WAITING TIME AND OUTPATIENT’S SATISFACTION AT A UNIVERSITY HOSPITAL
IN HO CHI MINH CITY, 2017
Nguyen Thanh Luan, Vu Duy Anh, Le Hong Phuoc, Nguyen Hoang Bac, Vu Tri Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 37 - 43
Background: In current, patients are seen as a centre element of health care services in hospitals.
Patient’s satisfaction is a significantly valuable scale in term of assessing the hospital quality management.
There is a range of relevant factors affecting to patient’s satisfaction, and watiting time refers one of a
strongly effects, which get more complains from patients. Therefore, the study aims to determine the real
status of waiting time and the prevalence rate of patient’s satisfaction at a University hospital in Ho Chi
Minh City in order to have a statistical evidence base for improving and enhancing the quality of hospital.
* Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM, ** Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thành Luân ĐT: 0938224102 Email: luan.nt@umc.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
38 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản
Objective: To determine the waiting time and prevelance rate of patient’s satisfaction in each process
at Outpatient Department of a University hospital in Ho Chi Minh City.
Methodology: A cross-sectional study was conducted on 318 outpatients. Following and recording
start and end time of each procedure, then we measured the patient’s satisfaction at the end of process.
Results were analysed and derived according to Decision 1313 of Ministry of Health.
Results: The median waiting time for each procedure were 130, 295, 425 and 587 minutes,
respectively, of which the time to perform functional and MRI was the longest waiting time (180 and 150
minutes). The patients most satisfied with the 1st process (63.24%), the lowest is 4tg process (0%). Waiting
time threshold to satisfy patients from 1st process to 3rd process 3 is <57 minutes, <145 minutes and <300
minutes respectively.
Conclusion: The findings reach the target and objectives of research, which aim to be reliable database
for further studies.
Keywords: Hospital, Outpatient, satisfaction, waiting time.
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành y tế đã
hướng đến việc xây dựng chất lượng bệnh
viện với tiêu chí đặt bệnh nhân là trọng tâm, là
thang đo căn bản đánh giá chất lượng bệnh
viện. Việc không ngừng cải tiến và nâng cao
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh đang là
mục tiêu và ưu tiên hàng đầu của các bệnh
viện trong thời điểm hiện tại. Trong đó, cải
tiến quy trình, rút ngắn thời gian chờ đợi của
bệnh nhân nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
chuyên môn đang là một trong những thử
thách nhưng cũng là mục tiêu trọng điểm mà
hiện nay các bệnh viện tập trung hướng đến.
Thời gian chờ đợi được đánh giá là có sự
ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của bệnh
nhân, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng dịch
vụ chung của toàn bệnh viện. Một số nghiên
cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng lượng thời
gian bệnh nhân chờ đợi là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe. Thời gian chờ đợi dài
là rào cản giữa bệnh nhân đối với các dịch vụ
y tế của bệnh viện. Và việc bắt bệnh nhân chờ
đợi lâu là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng
cho bệnh nhân và cả nhân viên y tế(9,10). Với
thời gian chờ đợi càng lâu thì bệnh nhân càng
ít hài lòng hơn với chất lượng dịch vụ chăm
sóc sức khỏe.
Tại Việt Nam hiện nay, công tác khám
chữa bệnh vẫn còn một số tồn tại như cơ sở
vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế cơ
sở chưa đáp ứng được đầy đủ. Và đặc biệt là
quy trình khám chữa bệnh vẫn còn nhiều
khâu chưa hợp lý dẫn đến tình trạng quá tải
xảy ra thường xuyên tại các bệnh viện. Đó
cũng là nguyên nhân kéo dài thời gian chờ đợi
của bệnh nhân tại khoa khám bệnh (7). Điều
quan trọng nhất đối với các bệnh viện là cần
nắm rõ thực trạng quy trình khám bệnh tại
bệnh viện, thời gian khám bệnh tại từng khâu
và nguồn lực hiện có nhằm xác định khâu nào
trong quy trình đã hay chưa hợp lý về thời
gian; từ đó có giải pháp phù hợp khả năng
nhằm rút ngắn thời gian khám bệnh nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng.
Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đo lường thời gian chờ đợi và
đánh giá sự hài lòng người bệnh về thời gian
chờ tại khoa Khám bệnh một bệnh viện
trường đại hoc tại Thành phố Hồ Chí Minh
năm 2017.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2017
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 39
Đối tượng nghiên cứu
318 người bệnh đến khám ngoại trú được
chọn thuận tiện từ thứ Hai đến thứ Sáu trong
tuần, phân bổ đều theo 2 buổi sáng và chiều.
Quy trình thu thập số liệu
Bước 1: Tiếp cận đối tượng nghiên cứu khi
đã nhận được thuốc tại quầy thuốc, giải thích
nghiên cứu và kí xác nhận tham gia nghiên
cứu.
Bước 2: Khi người bệnh đồng ý tham gia
nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn trực tiếp
bằng bộ câu hỏi soạn sẵn
Công cụ thu thập số liệu: Bộ câu hỏi soạn
sẵn: gồm 38 câu. Trong đó, các nội dụng về
thời gian chờ đợi được xây dựng dựa trên
Quyết định 1313/QĐ-BYT(3) ban hành năm
2013 về việc “Ban hành hướng dẫn quy trình
khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh
viện”. Cụ thể:
Quy trình 1: Đăng ký + Phòng khám +
Quầy thuốc + Thanh toán.
Quy trình 2: Đăng ký + Phòng khám +
Quầy thuốc + Thanh toán + Xét nghiệm.
Quy trình 3: Đăng ký + Phòng khám +
Quầy thuốc + Thanh toán + Xét nghiệm + Chẩn
đoán hình ảnh.
Quy trình 4: Đăng ký + Phòng khám +
Quầy thuốc + Thanh toán + Xét nghiệm + Chẩn
đoán hình ảnh + Thăm dò chức năng.
Định nghĩa biến số
Sự hài lòng người bệnh về thời gian chờ
đợi: được xác định theo thang đo Likert 5
điểm gồm 1 “Rất không hài lòng”, 2 “Không
hài lòng”, 3 “Không ý kiến”, 4 “Hài lòng” và 5
“Rất hài lòng”. Đây là biến nhị giá: gồm hài
lòng và không hài lòng. Người bệnh được xác
định là hài lòng về thời gian chờ khi chọn
điểm 4 hoặc 5. Ngược lại, người bệnh không
hài lòng khi chọn điểm 1 hoặc 2.
Thời gian chờ trong khâu Xét nghiệm,
Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng
được tính theo 3 bước: “Chờ thực hiện – Thực
hiện – Chờ đến khi có kết quả”. Thời gian chờ
lấy kết quả được xác định theo phiếu hẹn của
Bệnh viện.
Phân tích số liệu
Thống kê mô tả bằng tần số, tỷ lệ và trung
bình, trung vị. Sử dụng hồi quy poison để xác
định mối liên quan giữa thời gian chờ đợi và
tỷ lệ hài lòng. Xác định điểm cắt nhằm xác
định ngưỡng thời gian chờ làm người bệnh
hài lòng thông qua chỉ số Youden.
KẾT QUẢ
Đặc tính người bệnh khám ngoại trú
Bảng 1. Đặc tính đối tượng nghiên cứu (n = 318)
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Quê quán
Tỉnh
TP HCM
282
36
88,75
11,25
BHYT
Có
Không
6
312
1,88
98,12
Ngày khám
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
63
64
64
64
63
19,69
20,00
20,00
20,63
19,69
Buổi khám
Sáng
Chiếu
172
146
53,75
46,25
Lần khám
Lần đầu
Tái khám
120
198
37,81
62,19
Hầu hết bệnh nhân là người ở tỉnh
(88,75%) và không có người nước ngoài. Bệnh
nhân không có BHYT hoặc có mà không sử
dụng trong đợt khảo sát là rất cao (98,12%).
Trong thời điểm khảo sát, phần lớn là các
bệnh nhân tái khám (62,19%) và bệnh nhân
khám buổi sáng (53,75%) cao hơn buổi chiều
(46,25%).
Thời gian chờ đợi
Trung vị thời gian chờ đợi khám bệnh ít
nhất tại khâu thanh toán (5 phút), kế đến là
quầy thuốc (20 phút) và khâu lấy số khám
bệnh (30 phút). Thời gian nhiều nhất bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
40 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản
nhân phải chờ là 300 phút tại khâu nội soi.
Thời gian chờ trung bình tại khâu xét nghiệm
123 ± 57 phút. Xét đến thời gian chờ tại các xét
nghiệm chẩn đoán hình ảnh thì trung vị thời
gian chờ đợi khám bệnh ít nhất là x-quang (90
phút), tiếp đến là siêu âm (120 phút), nội soi
(130 phút), và cao nhất là Thăm dò chức năng
(180 phút)
Bảng 2. Thời gian chờ đợi trung vị tại từng khâu
(Đơn vị: phút)
Nội dung Tổng Trung vị Khoảng
TPV**
Thời gian
ngắn nhất -
dài nhất***
Lấy số khám
bệnh
318 30 (15 - 60) 0 - 220
Phòng khám 318 60 (30 - 120) 0 - 270
Quầy thuốc 318 20 (10 - 30) 0 - 60
Thanh toán 318 5 (0 - 10) 0 - 60
Xét nghiệm 70 123 ± 57* 35 - 240
X - Quang 44 90 (72,5 - 120) 15 - 240
MRI 9 150 (110 - 150) 45 - 240
Siêu âm 43 120 (80 - 150) 12 - 240
Nội soi 37 130 (90 - 180) 15 - 300
Thăm dò
chức năng
7 180 (80 - 210) 20 - 210
*Trung bình ± Độ lệch chuẩn ** Khoảng tứ phân vị
*** Giá trị nhỏ nhất - Giá trị lớn nhất
Bảng 3. Thời gian chờ đợi trung vị từng quy trình
theo Bộ Y Tế (Đơn vị: phút)
Quy trình Tần
số
Trung vị Khoảng
TPV
Thời gian
ngắn nhất –
Thời gian
dài nhất
Quy trình 1 185 130 90 - 180 35 - 345
Quy trình 2 33 295 230 - 340 129 - 555
Quy trình 3 33 425 320 - 510 150 - 650
Quy trình 4 4 587,75 ± 93* 480 - 690
*Trung bình ± Độ lệch chuẩn
Thời gian chờ đợi trung vị của quy trình 1
là thấp nhất (130 phút), cao nhất là thời gian
chờ đợi của quy trình 4 (587,75 phút).
Thời gian chờ đợi trung vị của quy trình 1,
quy trình 2 và quy trình 3 cao nhất là vào thứ
2 và giảm dần về các ngày trong tuần, thấp
nhất là thứ 4 và tăng lên vào những ngày cuối
tuần (thứ 5, thứ 6) (Biểu đồ 1).
Thời gian chờ đợi trung vị của quy trình 1,
quy trình 2 và quy trình 3 vào buổi sáng cao
hơn buổi chiều (Biểu đồ 2).
160
130 120 142
330
250
220
295
485
450
245
425
0
100
200
300
400
500
600
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5
Quy trình 1 Quy trình 2 Quy trinh 3
Biểu đồ 1: Thời gian chờ đợi trung vị của từng
quy trình theo ngày khám.
142
295
485
117.5
260
0
100
200
300
400
500
600
Quy trình 1 Quy trình 2 Quy trình 3
Sáng Chiều
Biểu đồ 2: Thời gian chờ đợi trung vị của từng
quy trình theo buổi khám.
Hài lòng người bệnh
Bảng 4. Sự hài lòng bệnh nhân tại từng đơn vị
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Lấy số khám bệnh (n = 318) 197 61,95
Phòng khám (n = 318) 197 61,95
Quầy thuốc (n = 318) 301 94,65
Thanh toán (n = 318) 313 98,43
Xét nghiệm (n = 70) 30 42,86
X - Quang (n = 44) 20 45,45
MRI (n = 9) 4 44,44
Siêu âm (n = 43) 17 39,53
Nội soi (n = 37) 17 45,95
Thăm dò chức năng (n = 7) 1 14,29
Tỷ lệ hài lòng về thời gian chờ đợi của
bệnh nhân cao nhất là tại quầy thanh toán và
quầy thuốc (lần lượt chiếm 98,43% và 94,65%)
và thấp nhất là tại khâu thăm dò chức năng
(14,29%). Tỷ lệ hài lòng tại khâu xét nghiệm
khá thấp, chỉ 42,86%. Trong các xét nghiệm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 41
chẩn đoán hình ảnh thì tỷ lệ hài lòng về thời
gian chờ đợi tại khâu nội soi là cao nhất
(45,95%), tiếp theo là X-quang (45,45%) và MRI
(44,44%), thấp nhất là siêu âm (39,53%).
Bảng 5. Sự hài lòng bệnh nhân trong từng quy
trình theo phân loại của Bộ Y Tế
Quy trình Tần số Tỷ lệ (%)
Quy trình 1 (n = 185) 117 63,24
Quy trình 2 (n = 33) 10 30,30
Quy trình 3 (n = 33) 18 54,55
Quy trình 4 (n = 4) 0 0
Tỷ lệ hài lòng về thời gian chờ đợi của
bệnh nhân theo quy trình 1 của Bộ Y Tế là cao
nhất (63,24%), kế đến là quy trình 2 với tỷ lệ
hài lòng là 30,30%, quy trình 3 là 54,55% và
trong 4 bệnh nhân khám chữa bệnh theo quy
trình 4 của Bộ Y Tế thì không có bệnh nhân
nào hài lòng lòng trong đợt khảo sát.
Mối liên quan giữa thời gian chờ đợi và
tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân theo từng
quy trình
Bảng 6. Mối liên quan giữa thời gian chờ đợi và tỷ
lệ hài lòng của bệnh nhân theo từng quy trình
Thời gian chờ đợi Hệ số p PR KTC95%
Quy trình 1 (n=185)
Quy trình 2 (n = 33)
Quy trình 3 (n = 33)
1,52
3,12
2,81
<0,001
0,026
0,017
0,993
0,993
0,996
0,989-0,996
0,987-0,999
0,992-0,999
(Hồi quy poisson)
Có mối liên quan giữa thời gian chờ đợi
quy trình 1 với tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân
ngoại trú khám chữa bệnh theo quy trình 1, cụ
thể thời gian chờ đợi quy trình 1 tăng 1 phút
thì tỷ lệ hài lòng giảm 0,7% với p < 0,001, KTC
95% từ 0,989 đến 0,996.
Có mối liên quan giữa thời gian chờ đợi
quy trình 2 với tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân
ngoại trú khám chữa bệnh theo quy trình 2, cụ
thể thời gian chờ đợi quy trình 2 tăng 1 phút
thì tỷ lệ hài lòng giảm 0,7% với p = 0,026, KTC
95% từ 0,987 đến 0,999.
Có mối liên quan giữa thời gian chờ đợi
quy trình 3 với tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân
ngoại trú khám chữa bệnh theo quy trình 3, cụ
thể thời gian chờ đợi quy trình 3 tăng 1 phút
thì tỷ lệ hài lòng giảm 0,4% với p = 0,017, KTC
95% từ 0,992 đến 0,999.
Ngưỡng thời gian chờ đợi làm hài lòng
người bệnh
Bảng 7: Ngưỡng thời gian chờ đợi làm hài lòng
người bệnh
Quy trình
Ngưỡng hài
lòng
AUC 95% CI
Quy trình 1 (n=149) < 57 phút 0,83 0,74 – 0,91
Quy trình 2 (n=19) < 145 phút 0,87 0,68 – 0,95
Quy trình 3 (n=18) < 300 phút 0,82 0,62 – 0,97
Quy trình 4 (Không xác định được do quá ít mẫu)
BÀN LUẬN
Thời gian chờ đợi
Nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào
thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại các khâu
và quy trình khám chữa bệnh, không đo đạc
thời gian di chuyển của bệnh nhân như
nghiên cứu của Nguyễn Đắc Thuận, nhưng
theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đắc
Thuận cho thấy thời gian di chuyển giữa các
khoa cận lâm sàng không ảnh hưởng nhiều
đến thời gian chờ đợi của bệnh nhân.
Thời gian nhiều nhất bệnh nhân phải chờ
là 300 phút tại khâu nội soi, vì để tiến hành kỹ
thuật nội soi cần rất nhiều thời gian và phải
thực hiện trên bệnh nhân ngoại trú lẫn nội trú,
điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu tại
Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa(7). Kết quả thời
gian chờ đợi nhận thuốc cao hơn nhiều so với
một nghiên cứu tại bệnh viện ở Ấn Độ(6).
Thời gian trung bình theo các quy trình:
Các nghiên cứu trước không đo thời gian chờ
đợi của bệnh nhân theo quy trình của Bộ Y Tế
nhưng kết quả này vẫn còn khá cao so với thời
gian trung bình quy định chung của Bệnh viện
phải đảm bảo thời gian chờ trung bình của
Bệnh nhân không quá 1 giờ(3).
Trên thực tế, lượng bệnh nhân đến khám
đông nhất vào thứ 2 và thứ 5, đa số là bệnh nhân
khám lần đầu vào thứ 2, và vào thứ 5 chủ yếu là
bệnh nhân tái khám. Lượng bệnh nhân buổi
sáng cao hơn buổi chiều. Kết quả này phù hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
42 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản
với thực tế, điều này có thể giải thích tâm lý
bệnh nhân muốn đến khám buổi sáng hơn là
buổi chiều và vì thời gian làm việc của bệnh viện
vào buổi sáng dài hơn(1,7). Đây cũng là vấn đề
tương đối đặc thù tại bệnh viện nghiên cứu, lý
do chính là lượng bệnh đến khám chủ yếu là ở
các tỉnh lân cận, thường có thói quen đi buổi
sáng sớm để kịp về trong ngày. Lượng bệnh
nhân tới khám đông dẫn đến tình trạng quá tải,
bệnh nhân phải chờ lâu hơn để được khám
bệnh. Vấn đề này cần được quan tâm và tìm giải
pháp phù hợp để giải quyết.
Hài lòng người bệnh về thời gian chờ
Những nghiên cứu trước không khảo sát
tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân theo từng quy
trình và từng khâu khám bệnh mà chủ yếu
khảo sát tỷ lệ hài lòng theo quy trình chung
của từng bệnh viện. Với các tỷ lệ hài lòng trên
so với báo cáo của Bệnh viện cấp cứu Trưng
Vương cho kết quả hài lòng chung về thời
gian chờ đợi là 54% chưa hài lòng thì tỷ lệ hài
lòng quy trình 1 và quy trình 3 trong nghiên
cứu của chúng tôi cao hơn; nhưng quy trình 2
lại thấp hơn(1). Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Vân với
kết quả là 62,5% bệnh nhân không hài lòng về
thời gian chờ đợi chung(8). Chúng tôi vẫn chưa
tìm được những nghiên cứu về kết quả hài
lòng về thời gian chờ đợi trong từng khâu để
có thể so sánh, nhưng với kết quả trên có thể
thấy tỷ lệ hài lòng tại quầy thuốc và quầy
thanh toán khá cao cho thấy bệnh viện thực
hiện tốt trong việc đảm bảo thời gian chờ đợi
của bệnh nhân tại quầy thuốc và thanh toán.
Tuy nhiên, tỷ lệ hài lòng tại các khâu vẫn còn
thấp, thấp nhất là khâu thăm dò chức năng chỉ
có 14,29% bệnh nhân hài lòng. Điều này có thể
do việc quá tải bệnh viện, dẫn đến bệnh viện
không đủ nguồn lực để đáp ứng cho nhu cầu
khám chữa bệnh của bệnh nhân, gây ra tình
trạng kéo dài thời gian chờ đợi.
Ngưỡng thời gian chờ đợi
Không phải cứ chờ đợi lâu là người bệnh
sẽ không hài lòng, mỗi người bệnh đều có 1
giới hạn riêng về sự chờ đợi làm hài lòng của
mình. Chính vì thế, việc xác định được
ngưỡng thời gian sẽ góp phần giúp cho nhà
quản lý có các biện pháp cải tiến, đáp ứng
đúng nhu cầu của người bệnh.
ƯU VÀ HẠN CHẾ
Ưu điểm
Hiện nay, có rất ít nghiên cứu tại Việt Nam
có thể xác định được thời gian chờ đợi khám
chữa bệnh, kết hợp với xác định sự hài lòng và
xác định ngưỡng thời gian chờ đợi làm hài
lòng. Chính vì thế, nghiên cứu tự tin sẽ là tiền
đề cho các nghiên cứu tiếp theo tham khảo,
học tập và tiếp tục đi sâu nghiên cứu hơn nữa
vào vấn đề xác định thời gian khám chữa bệnh
và sự hài lòng của người bệnh.
Hạn chế
Thời gian nghiên cứu ngắn, số mẫu cần lấy
chưa thật sự nhiều, phương pháp lấy mẫu còn
nhiều vấn đề hạn chế và cỡ mẫu cho quy trình
4 quá ít, không đủ để xác định được ngưỡng
thời gian làm hài lòng người bệnh.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu đã đạt được mục tiêu
đề ra, đã cung cấp đầy đủ về thời gian chờ đợi
trong các quy trình khám chữa bệnh theo
đúng yêu cầu trong quyết định 1313 mà Bộ Y
tế ban hành. Kết quả nghiên cứu là cơ sở minh
chứng khoa học cho việc cải tiến chất lượng tại
Khoa khám bệnh, nâng cao sự hài lòng của
người bệnh trong thời gian sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (2012), "Khảo sát quy
trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh".
etail&mid=400&NewsPK=124, truy cập ngày 17/05/2017
2. Bộ Y Tế (2013), "Quyết định số 4858/QĐ-BYT ngày
03/12/2013 về Ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng bệnh viện", tr.25
3. Bộ Y tế (2013), “Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày
22/4/2013 về việc Ban hành hướng dẫn quy trình khám
bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện”, tr.30
4. Bộ Y Tế (2015), "Báo cáo chung tổng quan về ngành y tế
năm 2015". Báo cáo của Bộ Y Tế năm 2015, tr.67
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 43
5. Farrell S (2008), "Statement on wait times in Obstetrics
and Gynaecology". J Obstet Gynaecol Can, 30(3): 248 – 257.
6. Mohan A, Meena KK, Nandit PB (2012), "Patients’
Response to Waiting time in an Out-patient Pharmacy at a
Tertiary Care Hospital". Journal of Applied Pharmaceutical
Science 2 (10): 090-093
7. Nguyễn Đắc Thuận (2014), "Thực trạng thời gian khám
bệnh tại khoa khám, bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa
năm 2014". Luận văn thạc sĩ Quản lý bệnh viện, trường
Đại học Y tế công cộng, tr. 1-110.
8. Nguyễn Thị Hoàng Vân, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Bùi Hữu
Minh Trí (2012), “Thời gian chờ đợi khám bệnh và sự hài
lòng của bệnh nhân tại khoa khám bệnh BVTM An Giang
4-5/2012”, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở bệnh viện tịm
mạch An Giang, tr.35,37
9. Oche M, Adamu H (2013), "Determinants of patient
waiting time in the general outpatient department of a
tertiary health institution in north Western Nigeria". Ann
Med Health Sci Res, 3 (4): 588-92.
10. Oche M, Umar I, Umar AS (2011), "Patient waiting time in
a tertiary health institution in Northern Nigeria. Journal of
Public Health and Epidemiology (20): 78-82.
Ngày nhận bài báo: 01/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thoi_gian_cho_doi_va_su_hai_long_nguoi_benh_kham_chua_benh_n.pdf