Tài liệu Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Quốc hội Mỹ - Trần Kim Chi: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
110
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Quốc hội Mỹ
The Paris Climate Change Agreement and the US Congress
ThS. Trần Kim Chi,
Vụ Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội
Tran Kim Chi, M.A.,
Foreign Affairs Department, National Assembly Office of Vietnam
Tóm tắt
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống nghiêm trọng trên thế giới hiện
nay, kéo theo hậu quả là các hiện tượng thời tiết cực đoan và dịch bệnh ở những vùng chịu ảnh hưởng.
Đối mặt với tình trạng đó, cộng đồng quốc tế có nhiều nỗ lực quan trọng, trong đó có Thỏa thuận Paris
về biến đổi khí hậu (năm 2015) với sự tham gia của 195 nước, được xem như một giải pháp cho những
bế tắc của Nghị định thư Kyoto năm 1992. Đặc biệt, Thỏa thuận Paris có sự tham gia các nước lớn, đặc
biệt là Mỹ, được coi là một thỏa thuận lịch sử. Tuy nhiên, tháng 6/2017, Tổng thống mới của Mỹ
Donald Trump đã tuyên bố Mỹ rút ra khỏi Thỏa thuận ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Quốc hội Mỹ - Trần Kim Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
110
Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và Quốc hội Mỹ
The Paris Climate Change Agreement and the US Congress
ThS. Trần Kim Chi,
Vụ Đối ngoại, Văn phòng Quốc hội
Tran Kim Chi, M.A.,
Foreign Affairs Department, National Assembly Office of Vietnam
Tóm tắt
Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề an ninh phi truyền thống nghiêm trọng trên thế giới hiện
nay, kéo theo hậu quả là các hiện tượng thời tiết cực đoan và dịch bệnh ở những vùng chịu ảnh hưởng.
Đối mặt với tình trạng đó, cộng đồng quốc tế có nhiều nỗ lực quan trọng, trong đó có Thỏa thuận Paris
về biến đổi khí hậu (năm 2015) với sự tham gia của 195 nước, được xem như một giải pháp cho những
bế tắc của Nghị định thư Kyoto năm 1992. Đặc biệt, Thỏa thuận Paris có sự tham gia các nước lớn, đặc
biệt là Mỹ, được coi là một thỏa thuận lịch sử. Tuy nhiên, tháng 6/2017, Tổng thống mới của Mỹ
Donald Trump đã tuyên bố Mỹ rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Điều này có những tác
động không nhỏ đến nỗ lực ứng phó và giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu trên toàn thế giới và đặt ra
nhiều vấn đề đối với Quốc hội Mỹ trong thời gian tới.
Từ khóa: Quốc hội Mỹ, biến đổi khí hậu, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Donald Trump, thỏa
thuận hành pháp, Hiệp định quốc tế.
Abstract
Climate change is one of the most serious nontraditional security threats in the world these days,
resulting in extreme weather events and infectious diseases and epidemics in the affected areas. Against
that background, the international community has made efforts to cope with climate change worldwide
via international agreements such as the Paris Climate Change Agreement in 2015 with 195 signatories,
an important step forward to break the deadlock over the Kyoto Protocol which was signed in 1992.
More importantly, the Paris Agreement was a historical milestone as big powers like the US also signed
the deal. However, in June 2017, the US President Donald Trump declared that the US would withdraw
from the Paris Climate Change Agreement, which creates strong impacts on the world’s efforts to
respond to climate change and mitigate its risks as well as carries numerous implications for the US
Congress in the coming time.
Keywords: US Congress, climate change, Paris Climate Change Agreement, Donald Trump, executive
agreement, International Treaty.
Ứng phó biến đổi khí hậu là chủ đề
ngày càng quan trọng để phát triển bền
vững với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Để triển khai công tác này một cách có
hiệu quả, cần có sự tham gia của tất cả các
quốc gia, tổ chức quốc tế, khu vực – nhất là
các quốc gia lớn và phát triển. Việc Mỹ
tuyên bố rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về
biến đổi khí hậu đã và sẽ có tác động
không nhỏ đến tiến trình ứng phó biến đổi
TRẦN KIM CHI
111
khí hậu toàn cầu, đồng thời đặt ra nhiều
vấn đề mà Quốc hội Mỹ cần xem xét trong
thời gian tới.
1. Vấn đề biến đổi khí hậu và
Thỏa thuận Paris
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ
thống khí quyển, trực tiếp hoặc gián tiếp do
hoạt động của con người dẫn tới việc thay
đổi cấu tạo của khí quyển toàn cầu và góp
thêm vào sự biến động của khí hậu tự
nhiên trong những khoảng thời gian có thể
quan sát và so sánh được. Các biểu hiện
của biến đổi khí hậu bao gồm hiện tượng
nóng lên của trái đất, băng tan, mực nước
biển, đại dương dâng dẫn tới tình trạng
ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo
nhỏ trên biển, các hiện tượng thời tiết cực
đoan, a-xít hóa đại dương, sự di chuyển
của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm
trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới
nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh
vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con
người; sự thay đổi cường độ hoạt động của
quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu
trình sinh địa hoá khác; Sự thay đổi năng
suất sinh học của các hệ sinh thái, chất
lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh
quyển, các địa quyển [1]. Biến đổi khí hậu
đang diễn ra rất nhanh chóng, ảnh hưởng
tiêu cực đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe
của con người và phát triển kinh tế - xã hội
của các quốc gia và cộng đồng khu vực, thế
giới. Biến đổi khí hậu thu hút ngày càng
nhiều quan tâm của các quốc gia trên thế
giới, xem đây là một trong những vấn đề
an ninh phi truyền thống quan trọng.
Trong mấy thập kỷ qua, tình trạng biến
đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu ngày
càng tăng với các tác động nhiều mặt đến
đời sống con người, khiến các quốc gia
phải tăng mạnh sự quan tâm, thảo luận và
có các biện pháp ứng phó. Theo các nghiên
cứu phổ biến [2], tình trạng nắng nóng đã
tăng từ 2 – 4 lần trong 50 năm trở lại đây;
nhiều khả năng trong 40 năm tới, số lượng
các đợt nắng nóng sẽ tăng 100 lần. Nhiệt
độ trái đất ngày càng tăng làm cho băng tan
nhanh hơn, làm mực nước biển và đại
dương trên toàn thế giới tăng theo. Đi kèm
với đó là hiện tượng bão lụt cũng tăng
nhanh. Trong vòng 30 năm gần đây, những
cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên
gấp đôi. Sau siêu bão Harvey (8/2017) và
Irma (9/2017), dự kiến trong thời gian còn
lại của 2017 nước Mỹ có thể sẽ phải đón 2
- 5 cơn bão lớn từ Đại Tây Dương đổ về.
Khí hậu ấm hơn cũng làm cho tình trạng
hạn hán gia tăng, đặc biệt tại Ấn Độ,
Pakistan và vùng cận Sahara ở Châu Phi.
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí
hậu tại Châu Phi cho rằng, tới năm 2020,
sẽ có 75 – 250 triệu dân châu Phi không có
nước sử dụng, và sản lượng nông nghiệp
của châu lục này cũng sẽ giảm 50%.
Những hiện tượng trên làm dịch bệnh gia
tăng do sự phát triển của các loài muỗi và
ký sinh trùng, chuột và nhiều sinh vật
mang bệnh khác phát triển mạnh; đồng thời
có các tác động mạnh mẽ về kinh tế do tác
động của biến đổi khí hậu đối với nông
nghiệp và sản xuất cũng như tác động của
thiên tai, giảm đa dạng sinh học Thống
kê sơ bộ, tổng số thiệt hại ước tính do biến
đổi khí hậu gây ra trên toàn cầu trong năm
2016 khoảng 175 tỷ USD, mức cao nhất
trong 4 năm qua. Tính riêng ở Việt Nam,
trong năm 2016, tổng thiệt hại do thiên tai
gây ra trên 1,7 tỷ USD - con số thiệt hại
lớn nhất do biến đổi khí hậu gây ra trong
vòng 40 năm qua [3].
Trước tình trạng trên, các quốc gia và
tổ chức quốc tế đã rất nỗ lực ứng phó với
biến đổi khí hậu. Năm 1992, các nước đã
THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUỐC H I MỸ
112
họp tại New York, thông qua Công ước
Khung về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp
Quốc. Công ước đặt ra mục tiêu ổn định
các nồng độ khí quyển ở mức có thể ngăn
ngừa được sự can thiệp của con người đối
với hệ thống khí hậu. Mức phải đạt nằm
trong một khung thời gian đủ để các hệ
sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với
sự thay đổi khí hậu, bảo đảm việc sản xuất
lương thực không bị đe doạ và tạo điều
kiện để phát triển kinh tế một cách bền
vững [4]. Kể từ đó tới nay, biến đổi khí hậu
được coi là một trong những trọng tâm,
một mục tiêu quan trọng trong sự phát triển
của loài người. Liên hợp quốc đã thông qua
17 Mục tiêu phát triển bền vững trong đó
có Mục tiêu số 13, hành động chống lại
biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi
khí hậu, thúc giục các nước thực thi mọi
chính sách, biện pháp nhằm giảm thiểu rủi
ro, ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ chỗ là
một chủ đề vốn không được nhiều nước coi
trọng, chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây
biến đổi khí hậu luôn nằm trong chương
trình nghị sự của các khuôn khổ hợp tác
quốc tế và khu vực, là lĩnh vực hợp tác
trọng yếu trong quan hệ giữa các quốc gia.
Mặc dù vậy, kết quả thu được của
những nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu còn
khá hạn chế do 2 nguyên nhân chính: Một
là, thế giới vẫn còn đang gặp khó khăn
trong việc phải ứng phó với tình trạng biến
đổi khí hậu vốn là hệ quả lâu dài của tiến
trình phát triển xã hội loài người với các
tác động đa dạng và khó lường. Hai là,
trong nhiều năm qua hợp tác đa phương
(với ý nghĩa có sự tham gia của tất cả các
quốc gia trên thế giới) gặp nhiều khó khăn
trong việc thống nhất cách nhìn nhận và
phương hướng hành động trên cơ sở sự
đồng ý của đa số các nước. Đây là tình
trạng chung không chỉ với ứng phó biến
đổi khí hậu mà còn trên cả các lĩnh vực
khác như an ninh hàng hải, chống phổ biến
vũ khí hủy diệt, tăng cường hợp tác kinh tế
– thương mại Việc tranh cãi về trách
nhiệm của các nước phát triển và đang phát
triển trong việc khắc phục hậu quả của biến
đổi khí hậu là trở lực đối với sự tiến triển
trong hợp tác quốc tế. Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến sự bế tắc của Nghị định thư
Kyoto mà Mỹ đã không phê chuẩn.
Trong bối cảnh đó, Thỏa thuận Paris
là bước đi quan trọng trong các nỗ lực đa
phương ứng phó với biến đổi khí hậu, rất
cần có sự ủng hộ và tham gia của các
cường quốc, nhất là Mỹ. Thỏa thuận Paris
là một thỏa thuận do 195 nước đạt được tại
Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp
quốc năm 2015 trong khuôn khổ của Công
ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi
khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp
giảm carbon dioxide từ năm 2020. Thỏa
thuận này đã được đàm phán trong Hội
nghị lần thứ 21 của các bên của Công ước
Khí hậu ở Paris và được thông qua ngày
12 tháng 12 năm 2015 [5]. Người đứng
đầu Hội nghị Laurent Fabius, Bộ trưởng
Ngoại giao Pháp, nói kế hoạch "đầy tham
vọng và cân bằng" này là một "bước ngoặt
lịch sử" trong mục tiêu giảm sự nóng lên
toàn cầu [6].
Nội dung chính của Thỏa thuận Paris
bao gồm: Đạt mức phát thải lớn nhất càng
sớm càng tốt và hạ thấp mức phát thải vào
nửa sau của thế kỷ này; giữ nhiệt độ toàn
cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới
hạn mức tăng ở mức 1,5 độ C; đánh giá
quá trình thực hiện 5 năm một lần; đến
năm 2020, cung cấp 100 tỷ USD mỗi năm
cho các nước đang phát triển và cam kết
tiếp tục hỗ trợ trong tương lai. Để Thỏa
thuận có hiệu lực trên thực tế, đóng góp
vào tiến trình chung ứng phó biến đổi khí
TRẦN KIM CHI
113
hậu, việc tham gia tích cực của các quốc
gia lớn và liên quan nhiều đến vấn đề biến
đổi khí hậu là rất cần thiết. Tuy nhiên, một
số quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Nam
Phi) lại có thái độ lưỡng lự do những
quan ngại về ảnh hưởng của việc tham gia
đối với sự phát triển kinh tế quốc gia.
2. Sự tham gia của Mỹ vào
Thỏa thuận Paris
Nước Mỹ có một tiến trình lâu dài
quan tâm đến ứng phó biến đổi khí hậu.
Năm 1992, Mỹ đã phê chuẩn UNFCCC,
bao gồm quy định rằng các nước phát triển
(các thành viên của Tổ chức OECD) cam
kết đóng góp không hạn chế các nguồn lực
tài chính mới và bổ sung nhằm hỗ trợ các
chi phí của các nước đang phát triển trong
việc thực thi các cam kết của họ. Nói cách
khác, vai trò của Mỹ và các nước phát triển
là rất quan trọng trong việc hỗ trợ việc thực
thi UNFCCC, không chỉ liên quan đến các
vấn đề kỹ thuật mà cả các nguồn lực tài
chính. Mặc dù Mỹ đã ký Nghị định thư
Kyoto năm 1997 nhưng không phê chuẩn,
thậm chí Thượng viện còn thông qua Nghị
quyết Byrd Hagel nhấn mạnh không đồng
ý để nước này trở thành một bên tham gia
Nghị định thư Kyoto vì quan ngại Nghị
định thư ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền
kinh tế nước này. Nghị quyết Byrd Hagel
khẳng định bất cứ nghị định thư, hoặc thỏa
thuận nào tương tự cũng cần phải có sự
tham vấn và đồng ý của Thượng viện, được
Thượng viện phê chuẩn và phải kèm theo
bản thuyết minh chi tiết, phân tích chi phí
và các nhân tố tác động đối với kinh tế Mỹ
do việc triển khai các cam kết trong nghị
định thư hoặc thỏa thuận [7].
Trên thực tế, Mỹ đã tham gia đóng
góp vào nhiều hoạt động ứng phó biến đổi
khí hậu trong các diễn đàn khác nhau, chủ
động thúc đẩy các quốc gia khác (nhất là
Trung Quốc và Ấn Độ) tích cực và có
trách nhiệm hơn trong các hoạt động
chung ứng phó biến đổi khí hậu, đề xuất
nhiều sáng kiến hợp tác trong quan hệ với
các quốc gia khác và ở tầm các khu vực
(Sáng kiến hợp tác hạ nguồn sông Mekong
– LMI – của Mỹ cũng có thể được xem là
một trong những nỗ lực này và được nhiều
quốc gia Đông Nam Á đánh giá cao trong
thời gian qua). Do vậy, việc Mỹ tham gia
Thỏa thuận Paris là một điểm quan trọng
để giúp hiện thực hóa nhiều hợp tác cụ thể
giữa các quốc gia trên các lĩnh vực khác
nhau nhằm đảm bảo thúc đẩy xử lý các
vấn đề liên quan biến đổi khí hậu một cách
có hiệu quả.
Ngày 1/6/2017, Tổng thống Trump
tuyên bố sẽ rút Mỹ ra khỏi Thỏa thuận
Paris. Cơ sở để Tổng thống Trump có thể
làm việc này là do Chính quyền Tổng
thống Obama đã xem Thỏa thuận Paris là
một thỏa thuận hành pháp và không cần
phải tham vấn và đồng ý của Thượng viện
Mỹ; do vậy, bất kỳ một Chính quyền Mỹ
nào sau đó cũng có thể đơn phương rút ra
khỏi Thỏa thuận Paris mà không cần phải
xin phép Quốc hội Mỹ [8]. Thỏa thuận
hành pháp thông thường là những văn bản
do các cơ quan hành pháp Mỹ tiến hành
đàm phán với đối tác nước ngoài. Sau khi
đồng ý với các điều khoản, người đi đàm
phán sẽ được phép ký kết và có hiệu lực.
Các thỏa thuận hành pháp không phải
chuyển lên Thượng viện để xem xét và phê
chuẩn mà chỉ cần được gửi tới Quốc hội
trong vòng 60 ngày để thông báo. Khác với
thỏa thuận hành pháp, các hiệp định, hiệp
ước, thỏa thuận quốc tế khác mà Mỹ ký kết
với các nước phải được Thượng viện đồng
ý thông qua trước khi Tổng thống ký ban
hành. Trong lịch sử, Thượng viện Mỹ đã
từng phủ quyết với hơn 20 hiệp ước, thỏa
THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUỐC H I MỸ
114
thuận quốc tế đã được ký kết, ví dụ như
Công ước Luật biển năm 1960, Công ước
về quyền của người khuyết tật tháng
12/2012 [9]. Hơn nữa, trong hệ thống
chính trị Mỹ, Quốc hội Mỹ có tiếng nói rất
quan trọng bởi đây là cơ quan lập pháp tối
cao do dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho
quyền lợi và nguyện vọng của người dân,
có quyền lập pháp, giám sát và quyết định
ngân sách. Một chính sách nếu không được
Quốc hội Mỹ ủng hộ sẽ khó có thể được
triển khai trên thực tế.
Thỏa thuận Paris là một tình huống
đặc biệt khi mà cả Tổng thống Donald
Trump và Quốc hội Mỹ đều không muốn
Mỹ tiếp tục tham gia. Về phía Tổng thống
Donald Trump, rất dễ hiểu bởi đây là một
trong những điểm đã được nêu trong thời
kỳ Donald Trump vận động tranh cử đó là
xóa bỏ “di sản” của Tổng thống Obama và
thay vào đó là những thỏa thuận công bằng
hơn đối với nước Mỹ. Về phía Quốc hội,
khi Tổng thống Obama tham gia đàm phán
Thỏa thuận Paris, các nghị sỹ Mỹ đã đặt
vấn đề về tính pháp lý của Thỏa thuận này,
yêu cầu Tổng thống minh bạch hóa những
cam kết của Tổng thống có ảnh hưởng như
thế nào đối với kinh tế nước Mỹ, nhất là
cam kết Mỹ mạnh mẽ để giảm tác động của
biến đổi khí hậu trong khi vẫn cho rằng đó
chỉ đơn giản là một thỏa thuận hành pháp.
Các nghị sỹ Mỹ đề nghị Thỏa thuận Paris
phải được thông qua theo quy trình đối với
những hiệp định, hiệp quốc quốc tế và cần
phải được sự đồng ý của Thượng viện Mỹ
[10]. Tháng 1/2017, Ủy ban Đối ngoại Hạ
viện Mỹ đã giới thiệu dự luật H.R573
“không đóng góp tiền thuế cho Chương
trình nghị sự của Liên hợp quốc về khí
hậu” trong đó cấm các khoản đóng góp của
Mỹ đối với các cơ chế hợp tác liên chính
phủ về biến đổi khí hậu, Công ước khung
của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu và
Quỹ Khí hậu xanh [11]. Chính vì vậy,
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút
khỏi Thỏa thuận Paris tuy là một vấn đề
gây nhiều phản ứng trái chiều nhưng lại
không bất ngờ đối với các Nghị sỹ Mỹ.
Ngày 23/5/2017, Chính quyền Trump
cũng đưa ra đề xuất ngân sách cho năm tài
khóa 2018, trong đó đề nghị “cắt các khoản
tài chính của Mỹ dành cho Quỹ khí hậu
xanh (GCF) cho năm tài khóa 2018, phù
hợp với tuyên bố của Tổng thống Trump sẽ
dừng các khoản thanh toán cho các chương
trình ứng phó biến đổi khí hậu của Liên
hợp quốc”. Ngày 4/8/2017, Bộ Ngoại giao
Mỹ đã gửi thư thông báo chính thức với
Liên hợp quốc để thông báo ý định Mỹ rút
ra khỏi Thỏa thuận Paris. Thư thông báo
cũng đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc
thông báo thông tin này với các quốc gia
thành viên khác của Thỏa thuận Paris.
Về mặt kỹ thuật, Điều 28.1 của Thỏa
thuận Paris quy định thủ tục rút khỏi Thỏa
thuận, theo đó thì “vào thời điểm sau 3
năm kể từ ngày Thỏa thuận có hiệu lực,
(một) thành viên có thể rút ra khỏi Thỏa
thuận thông qua thông báo bằng văn bản”
tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc [12].
Ngoài ra, Điều 28.2 của Thỏa thuận cũng
quy định thông báo rút ra khỏi Thỏa thuận
sẽ không có hiệu lực trước 1 năm sau khi
Tổng thư ký Liên hợp quốc nhận được
thông báo bằng văn bản. Bởi vì Thỏa thuận
Paris có hiệu lực vào 4/11/2016, theo các
quy định tại Điều 28, Mỹ không thể rút
hoàn toàn khỏi Thỏa thuận trước ngày
4/11/2020 (sau ngày bầu cử Tổng thống
mới của Mỹ cho nhiệm kỳ tiếp theo). Mặc
dù Tổng thống Trump không có nói rõ
trong tuyên bố về dự kiến sẽ rút ra khỏi
Thỏa thuận, các nhà phân tích cho rằng
Chính quyền Trump sẽ thực thi một tiến
TRẦN KIM CHI
115
trình rút ra khỏi Thỏa thuận Paris trong
nhiều năm. Trong trường hợp Chính quyền
Trump không tuân thủ các quy định tại
Điều 28 của Thỏa thuận Paris, đây sẽ được
xem là một sự vi phạm đối với Thỏa thuận
và sẽ là một chủ đề gây tranh cãi trong nội
bộ Mỹ cũng như để lại các hệ lụy tiêu cực
cho Mỹ trong quan hệ đối ngoại.
3. Một số vấn đề đặt ra
Nếu Mỹ kiên trì rút khỏi Thỏa thuận
Paris, theo Cơ quan nghiên cứu Quốc hội
Mỹ, sẽ có nhiều tác động (tích cực và tiêu
cực) với nước Mỹ. Dưới thời Chính quyền
Obama, hàng năm Mỹ hỗ trợ khoảng 1 tỷ
USD cho ứng phó biến đổi khí hậu của các
nước đang phát triển. Những khoản chi này
chiếm khoảng 3% ngân sách cho các hoạt
động đối ngoại của Mỹ [13]. Việc cắt giảm
những khoản chi này sẽ tạo điều kiện để
Mỹ tập trung chi cho các ưu tiên khác
trong đối ngoại. Mặt khác, tài chính hỗ trợ
ứng phó biến đổi khí hậu có mục đích
nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong
việc giảm nhu cầu của họ đối với một số
công nghệ và loại năng lượng nhất định.
Việc cắt giảm tài trợ sẽ làm tăng nhu cầu
thị trường đối với các loại sản phẩm này,
qua đó sẽ giúp Mỹ tăng xuất khẩu liên
quan các sản phẩm và thu thêm được các
lợi ích thương mại. Một số cá nhân cũng
cho rằng việc Mỹ rút ra khỏi các cam kết
trong Thỏa thuận Paris cũng giúp Mỹ xác
định lại một số vấn đề trong quan hệ quốc
tế của Mỹ liên quan đến chủ quyền, lợi ích
quốc gia, kiểm soát nội bộ đối với kinh tế
trong nước, hệ thống luật pháp, các cơ cấu
và giá trị về chính trị. Mặt khác, một số
nhà kinh tế cũng cho rằng các chi phí
tương lai của việc phòng chống các mối đe
dọa liên quan biến đổi khí hậu có thể lớn
hơn nhiều các chi phí để xử lý khi các mối
đe dọa đã xảy ra; do vậy, việc cắt giảm các
hỗ trợ tài chính ứng phó biến đổi khí hậu
có thể tạo ra các hệ quả tiêu cực về kinh tế.
Việc tài trợ ứng phó biến đổi khí hậu cho
các nước đang phát triển cũng có thể đem
lại lợi ích cho các doanh nghiệp Mỹ có lợi
thế trong các lĩnh vực có phát thải thấp.
Việc cắt giảm các hỗ trợ tài chính theo các
cam kết trong Thỏa thuận Paris cũng làm
giảm ảnh hưởng của Mỹ với các quốc gia
và các chủ thể phi quốc gia liên quan vai
trò lãnh đạo toàn cẩu của Mỹ.
Việc Mỹ rút ra khỏi Thỏa thuận Paris
cũng đặt ra một số vấn đề pháp lý. Theo
quy định của Thỏa thuận, các quốc gia
thành viên phải tiến hành họp hàng năm để
quyết định về việc thực thi Thỏa thuận,
đánh giá các tiến bộ trong việc đạt các mục
tiêu, thực hiện các chức năng khác (cuộc
họp đầu tiên đã diễn ra vào 11/2016 tại
Morocco và Mỹ có cử đoàn tham gia).
Việc Chính quyền Trump có cử đoàn tham
gia cuộc họp lần 2 (dự kiến vào 11/2017)
sẽ là dấu hiệu cho thấy việc Mỹ có duy trì
vai trò thành viên cho đến năm 2020 hay
không (theo quy định tại Điều 28). Dựa
trên bản chất và các quy định của Thỏa
thuận Paris, cũng khó có thể có thách thức
về pháp lý đối với quyết định rút khỏi Thỏa
thuận của Tổng thống Trump (ví dụ kiện
yêu cầu tuân thủ các quy định tại Điều 28
hay đòi Mỹ phải thực thi Thỏa thuận Paris
trong khi tiến hành các thủ tục rút ra khỏi
Thỏa thuận trong một tiến trình dài hạn).
4. Kết luận
Cho dù việc Mỹ có thực sự rút khỏi
Thỏa thuận Paris đặt ra nhiều vấn đề khác.
Việc làm này của Mỹ sẽ có tác động lớn
đến các nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu
trên toàn thế giới. Là một quốc gia có ảnh
hưởng lớn cả về vị thế chính trị, mối quan
hệ sâu rộng với nhiều quốc gia khác, là
thành viên quan trọng trong nhiều thỏa
THỎA THUẬN PARIS VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ QUỐC H I MỸ
116
thuận quốc tế và có tiềm lực mạnh, việc
Mỹ rút ra khỏi Thỏa thuận Paris có thể làm
cho công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu
(nhất là tại các quốc gia đang phát triển)
gặp khó khăn nhiều hơn. Bản thân các cơn
bão lớn liên tục xảy ra trong thời gian qua
tại Mỹ cũng làm dấy lên mối quan ngại
trong nội bộ Mỹ về tính đúng đắn của
quyết định này của Tổng thống Trump và
trách nhiệm của Mỹ trong việc bảo vệ môi
trường chung cũng như cho chính lợi ích
của nước Mỹ. Mặt khác, việc rút ra khỏi
Thỏa thuận Paris có thể là tiền lệ xấu để
Mỹ cũng có các hành động tương tự với
các thỏa thuận quốc tế quan trọng khác mà
Mỹ đã ký kết. Điều quan trọng cần tiếp tục
nghiên cứu trong thời gian tới là Quốc hội
Mỹ sẽ hành động như thế nào để ràng buộc
hơn đối với Chính quyền trong tăng cường
trách nhiệm và ký kết thỏa thuận trong các
vấn đề quốc tế quan trọng, tránh để lặp lại
một tình huống tương tự việc Mỹ rút khỏi
Thỏa thuận Paris.
Chú thích:
1. Hồ Đắc Thoàn, Tác động của biến đổi khí hậu
đến môi trường và sức khỏe, Tổng cục Môi
trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
14/12/2015.
2. Những tác động nghiêm trọng của biến đổi
khí hậu trên thế giới,
hoc/812802/nhung-tac-dong-nghiem-trong-
cua-bien-doi-khi-hau-tren-the-gioi-
3. Gia Hân, Thế giới nỗ lực ứng phó với biến đổi
khí hậu, Báo Sài gòn giải phóng điện tử
(15/5/2017).
4. United Nations Framework Convention on
Climate Change, 1992.
5. “Paris climate talks: France releases
'ambitious, balanced' draft agreement at
COP21”. ABC Australia.
6. Doyle, Allister; Lewis, Barbara (ngày 12
tháng 12 năm 2015). “World seals landmark
climate accord, marking turn from fossil
fuels”. Reuters. Thomson Reuters.
7. Congress.gov, S.Res.98 - 105th Congress
(1997-1998).
8. Stephen P. Mulligan, Withdrawal from
international Agreements: Legal Framework,
the Paris Agreement, and the Iran Nuclear
Agreemnt, Congressional Research Service,
(2/2017); tr.2.
9. Senate role’s in treaties, US Senate website.
10. US Senator Jim Inhofe released a statement
on the final climate agreement at the COP 21
(12/2015), Senate Environment and Public
Works website.
11. Congress.gov, No tax dollars for United
Nations Climate’s Agenda Act.
12. Congressional Research Services Reports and
Analysis, President Trump’s Withdrawal from
the Paris Agreement raises legal questions;
https://fas.org/sgp/crs/row/withdrawal.pdf.
Trang 1.
13. Richard K. Lattanzio, Paris Agreement:
U.S. Climate Finance Commitments,
Congressional Research Services,
(19/6/2017), tr.5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doyle, Allister; Lewis, Barbara (ngày 12
tháng 12 năm 2015). “World seals landmark
climate accord, marking turn from fossil
fuels”. Reuters. Thomson Reuters.
2. Hans Gunter Brauch (2011), Coping with
Global Environmental Change, Disasters and
Security, Springer-Verlag Berlin Heidelberg.
3. Samuel Kernell và Gary C.Jacobson (2007),
sách dịch, Lôgích Chính trị Mỹ, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Richard K. Lattanzio, Paris Agreement:
U.S. Climate Finance Commitments,
Congressional Research Services (6/2017).
5. Stephen P. Mulligan, Withdrawal from
international Agreements: Legal Framework,
the Paris Agreement, and the Iran Nuclear
Agreemnt, Congressional Research Service,
(2/2017);
6. Tạ Ngọc Tấn (2015), An ninh phi truyền
thống-Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn,
TRẦN KIM CHI
117
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
NXB Lý luận chính trị.
7. Hồ Đắc Thoàn, Tác động của biến đổi khí hậu
(Climate change) đến môi trường và sức khỏe,
Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 14/12/2015.
8. Valerie Volcovici (2015), U.S. senators vow
to block climate aid, scrutinize Paris deal,
Reuters.
9. CNN, What does the Paris climate deal look
like without the United States?,
paris-agreement-trump/index.html
10. US Senate Committee on Environment &
Public works, Letter of 13 senators urge
administration to Administration’s
Candidness of US Paris Agreement
“Commitments” to International Community,
(2016).
Trang web bổ trợ
https://climate.nasa.gov/evidence/
ung-pho-bien-doi-khi-hau-444889.html
https://unfccc.int/files/essential_background
/background_publications_htmlpdf/applicati
on/pdf/conveng.pdf
https://www.congress.gov/bill/105th-
congress/senate-resolution/98/text
https://fas.org/sgp/crs/row/R44761.pdf
https://www.senate.gov/artandhistory/histor
y/common/briefing/Treaties.htm
https://www.epw.senate.gov/public/index.cf
m/2015/12/inhofe-statement-on-final-cop21-
climate-deal
https://www.congress.gov/bill/115th-
congress/house-bill/673?r=3
https://fas.org/sgp/crs/row/R44870.pdf
Ngày nhận bài: 02/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36_2928_2215088.pdf