Thơ nữ đương đại và hành trình xác lập bản thể - Nguyễn Thị Hưởng

Tài liệu Thơ nữ đương đại và hành trình xác lập bản thể - Nguyễn Thị Hưởng: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0062 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 56-63 This paper is available online at THƠ NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH XÁC LẬP BẢN THỂ Nguyễn Thị Hưởng Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Thơ nữ đương đại Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay phát triển hết sức đa dạng, phong phú và có những đóng góp rất lớn đối với quá trình đổi mới, hội nhập thơ Việt trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Khi nghiên cứu mảng thơ ca này, ở phương diện chủ đề tư tưởng, chúng tôi nhận thấy việc các nhà thơ nữ thể hiện việc xác lập bản thể rất mạnh mẽ, dứt khoát như một tiếng nói khẳng định quyền năng của giới mình. Đây là nội dung chúng tôi đặt ra và luận giải trong bài viết này. Từ khóa: Thơ nữ đương đại, văn học nữ quyền, ý thức nữ quyền, thiên tính nữ, bản năng nữ. 1. Mở đầu Văn học nữ quyền không phải là văn học mang nội dung nữ quyền mà là sự ý thức, khả năng phản kháng và giải trung tâm ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ nữ đương đại và hành trình xác lập bản thể - Nguyễn Thị Hưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0062 Social Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 7, pp. 56-63 This paper is available online at THƠ NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH XÁC LẬP BẢN THỂ Nguyễn Thị Hưởng Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Tóm tắt. Thơ nữ đương đại Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến nay phát triển hết sức đa dạng, phong phú và có những đóng góp rất lớn đối với quá trình đổi mới, hội nhập thơ Việt trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Khi nghiên cứu mảng thơ ca này, ở phương diện chủ đề tư tưởng, chúng tôi nhận thấy việc các nhà thơ nữ thể hiện việc xác lập bản thể rất mạnh mẽ, dứt khoát như một tiếng nói khẳng định quyền năng của giới mình. Đây là nội dung chúng tôi đặt ra và luận giải trong bài viết này. Từ khóa: Thơ nữ đương đại, văn học nữ quyền, ý thức nữ quyền, thiên tính nữ, bản năng nữ. 1. Mở đầu Văn học nữ quyền không phải là văn học mang nội dung nữ quyền mà là sự ý thức, khả năng phản kháng và giải trung tâm [1-4]. Đó là ý thức chấp nhận thân phận người nữ như là một đặc thù tâm sinh lí nhưng phản kháng lại mọi bất công mang tính lịch sử và văn hóa dành cho nữ giới, từ đó giải trung tâm nam quyền với những thiết chế cũ với cái nhìn lệch lạc, triệt tiêu bản thể nữ. Bởi vậy, hành trình xác lập bản thể nữ là nấc thang đầu tiên nhằm khẳng định đặc thù giới, xác tín cá biệt nữ. Hành trình này được các nhà thơ nữ Việt Nam đương đại diễn ngôn bằng việc tự ý thức về thân thể nữ, khẳng định thiên tính nữ và nhìn sâu hơn vào bản năng nữ. Ở cấp độ nào, các tác giả nữ đương đại cũng cho thấy một cái nhìn chân thật, một cách thể hiện trung thực và một nội hàm mang giá trị nhân văn sâu sắc. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tự ý thức về thân thể nữ như một ưu thế thiên tạo Khi xem vấn đề vóc dáng của người phụ nữ được đề cập đến trong thơ như một biểu hiện của ý thức nữ quyền không hẳn là sự suy luận từ nội tại văn bản tác phẩm. Biểu hiện này còn cần được lí giải như một trạng thái ý thức xã hội. Thực tế nghiên cứu xã hội học gần đây đã cho thấy nhu cầu chiêm ngưỡng thân thể người phụ nữ đang diễn ra ngày càng cao. Chẳng hạn như ảnh nude trở thành một loại hình nghệ thuật hoặc người ta dùng mọi cách để thu hút sự chú ý của xã hội hướng về việc nhìn ngắm thân thể mình. Không khó tìm thấy những cụm từ “show hàng”, “lộ hàng” trên mạng internet là vì thế. Ở đây chưa bàn tới tính chất chuẩn mực hay lệch chuẩn dưới cái nhìn đạo đức mà nó phản ánh một cách nhìn, một quan niệm mới của người phụ nữ thời hiện đại về chính bản thân họ. Ngày nhận bài: 1/4/2016. Ngày nhận đăng: 2/7/2017 Liên hệ: Nguyễn Thị Hưởng, e-mail: nguyenhuonggass@gmail.com 56 Thơ nữ đương đại và hành trình xác lập bản thể Phái nữ luôn đi cùng với phái tính. Người phụ nữ từ khi sinh ra đã được trời phú cho một vẻ đẹp hấp dẫn đầy cuốn hút với những đường cong gợi cảm. Phái nữ vì thế đồng nghĩa với phái đẹp. Ý thức được mình đẹp và kiêu hãnh về điều đó chính là một giác ngộ cao về giá trị của giới nữ. Từ ý thức sâu sắc này, các nhà thơ nữ đã không ngần ngại phô diễn vẻ đẹp của mình và phái mình lên trang thơ một cách kiêu hãnh. Thân thể nữ với những đường cong đầy ám gợi đã trở thành đối tượng khám phá của những cây bút nữ đương đại: “Em xinh đẹp như vùng đất mới/. . . / Những đường cong khỏa vào sóng chữ” (Say nắng, Vi Thùy Linh) “Bao bọc em chiết xuất nữ tính đặc thù/ Để em cứ mãi thon thả vẻ đẹp không vội vã” (Hồng hồng tuyết tuyết, Vi Thùy Linh). Họ hiểu được thế mạnh giới mà thượng đế ban tặng, hiểu được những uy lực kì diệu của nhan sắc. Họ hiểu được sức hấp dẫn của những vẻ đẹp vĩnh cửu mang tên bản thể nữ. Đó là một sức mạnh có thể làm khuất phục mọi uy quyền “Uy lực của em/ Một vẻ đẹp không luật lệ” (Mai, Dư Thị Hoàn). Đó là một “hiểm họa được tôn vinh”, được phụng thờ: “Kiêu hãnh dưới mặt trời/ Sắc đẹp - hiểm họa được tôn vinh” (Bản đồ tình yêu, Vi Thùy Linh). . . Phô diễn vẻ đẹp ngoại hình, thân thể được xem là thế mạnh của các cây bút nữ những năm gần đây. Có lẽ vốn được mệnh danh là phái đẹp nên các nhà thơ nữ đã chú ý đến những điểm nhấn đầy ấn tượng trên cơ thể mình như một đặc ân của tạo hóa ban cho để khẳng định vai trò và sự tồn tại của mình trong thế giới. Họ ý thức được sức hấp dẫn tự nhiên của mình như những ưu thế thiên tạo. Họ không ngần ngại phô diễn những đường nét trên cơ thể mình lên trang thơ với ngòi bút tả nhiều hơn gợi. Sự “giải y” ấy là biểu hiện cao nhất của ý thức về vẻ đẹp tự nhiên thiên phú đầy nữ tính của giới mình. Hơn thế nữa, họ còn tỏ ra hãnh diện khi biến những điểm nhấn ấy thành hấp lực trước phái mạnh. Những hình khối trước đây Nguyễn Du miêu tả bằng thứ diễn ngôn hoa mĩ “Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” thì nay được Phạm Thị Ngọc Liên vén bức màn ước lệ thời trung đại để người phụ nữ thời hiện đại mặc dù hiện lên trong đêm nhưng vẫn mang vẻ đẹp đến sững sờ: “Em xuống biển trần truồng/ vòng hông loang ánh bạc/ như thủy thần rung chuông/. . . / ngực tròn như đồi trăng” (Trăng và biển). Ở đây, người phụ nữ trong bài thơ bước đi với tâm thế hoàn toàn chủ động. Không một chút vướng bận, người phụ nữ ấy tự tin đến thản nhiên trước khung cảnh thiên nhiên khoáng đạt. Người phụ nữ mang vẻ đẹp của con người từ thuở hồng hoang khi khỏa thân, trút bỏ xiêm y hay chút bỏ toàn bộ những ràng buộc đạo đức để được là chính mình, vẻ đẹp của người nữ mang sức mạnh của biển, mang vẻ đẹp thơ mộng của trăng. Vì thế vẻ đẹp ấy không còn ở dạng tiềm năng mà phát lộ trực tiếp khi người nữ ý thức về nó như sức mạnh của một vị thần. Thoát khỏi mặc cảm thân xác, quan niệm thân xác là cái tầm thường, cái dơ bẩn không có giá trị gì so với tinh thần, phụ nữ hiện đại nhận thức được vẻ đẹp hình thể đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm giúp đời sống tình dục thăng hoa. Cho nên, không có gì ngạc nhiên khi ngay sau tiếng thơ mở màn của Phạm Thị Ngọc Liên, hàng loạt nhà thơ nữ sau 1986 đã không ngần ngại tự “cởi trói” mình để chủ động phô diễn vẻ đẹp hình thể trên diễn đàn thơ ca nước nhà. Từng đường nét bộ phận của cơ thể mình từ làn da, mái tóc, bàn tay, đôi môi, đôi chân đến bụng, ngực, mông, thậm chí là cả những phần kín nhạy cảm khác đều được họ thể hiện lên trang thơ một cách tự nhiên, thậm chí là táo bạo. Ví như, ngực là một sự ám gợi từ trong vô thức của các nhà thơ nữ. Nó được xem như hiện thân của sự khát khao, là nơi mang chứa sức mạnh muốn được bung phá. Có lẽ đây cũng là lí do khiến nhiều nhà thơ nữ chú ý đến điểm nhấn này. Trong thơ Vi Thùy Linh, ngực trở thành nơi khởi nguyên của tiếng gọi vừa cháy bỏng, vừa cuồng nhiệt: “Cảm thấy tiếng gọi lan trên hai bầu vú” (Thiếu phụ và con đường). Ngực là niềm trắc ẩn, là nơi dồn nén nỗi đau trong thơ Phan Huyền Thư khi: “Nụ hôn gióng căng ngực miền trắc ẩn”. Ngực còn là hình ảnh siêu thực, là bầu nhức nhối trong thơ Ly Hoàng Ly: “Mở mãi, muốn mở mãi/ Mở bầu ngực vẫn trắng, không đêm/ Mở mãi, muốn mở mãi/ Bầu ngực này căng đêm” (Mở nút đêm). Hành động “mở mãi” vừa siêu 57 Nguyễn Thị Hưởng thực lại rất thực. Nó phản ánh một ý thức bấn loạn, chất chứa đầy ẩn ức đang muốn được giải tỏa. Dõi theo hành trình thơ Vi Thùy Linh, bạn đọc không khó bắt gặp những đường nét gợi hình, gợi cảm của người phụ nữ được tiếp cận với một cự li gần, trên nhiều điểm nhấn khác nhau từ mắt, môi, thịt, răng, eo, chân, đường cong. . . đều dập dìu trong từ trường ái tình. Nào là “Từ nơi khởi nguyên/ Lửa mọc mầm theo đường cong thân thể”, “Tấm lưng khóc, rung mọi đường kinh tuyến”, “Những bàn tay khỏa thân như những con buồm trắng” đến “cặp đùi muốt”, “cặp đùi bơ vơ”. . . và hàng loạt cụm từ gợi sự khỏa thân đã làm cho thơ Linh mở ra thiên đường xác thịt lụa là ẩm ướt. Đây chính là những dấu ấn thân xác hiện hữu cho quyền năng khao khát hoan lạc của bản thể nữ. Bằng cách phơi bày chúng như một sự khám phá cảm giác, các nhà thơ nữ đã xé toạc được bức bình phong đầu tiên giam hãm thân thể người nữ, dậy lên ý thức tính dục mang tính nữ từ cội sâu bản thể. Mặc dù đề cập đến vóc dáng thân thể của người nữ nhưng xét trên mặt bằng chung của thơ nữ đương đại, đa số các cây bút không đi quá xa, không gây phản cảm với người đọc như phần lớn các bài thơ trong tập Dự báo phi thời tiết của nhóm Ngựa trời. Hơn thế, thơ nữ Việt Nam sau 1986 tạo ấn tượng nơi bạn đọc không phải bằng hành động thô bạo, đơn giản là lột trần những người đàn bà. Vẻ đẹp của người phụ nữ ở đây được biểu hiện cụ thể, sinh động, tinh tế, thoát ra khỏi cái nhìn dung tục để hướng đến và khẳng định giá trị mang tính nhân văn của nữ giới. 2.2. Khát vọng tình yêu như một thiên tính nữ vĩnh cửu Phụ nữ vốn sống bằng cảm xúc, trái tim phụ nữ được nuôi dưỡng bằng tình yêu. Tình yêu trở thành nguồn sống, thành mục tiêu hướng đến của người phụ nữ. Cho nên không có gì phải ngạc nhiên khi các nhà thơ nữ nói chung, các nhà thơ nữ Việt Nam đương đại nói riêng dành nhiều trang viết của mình để nói nhiều về tình yêu. Bởi với họ, tình yêu thương là điều có ý nghĩa nhất, tình yêu thương là khởi nguyên của mọi hạnh phúc, là sự khẳng định sự tồn tại của mỗi cá thể. Cho nên, họ sẵn sàng vượt qua mọi rào cản của định kiến giới để chủ động chờ đợi và chủ động dâng hiến cho tình yêu. Điều này trở thành bệ phóng để thức tỉnh những phần sâu kín nhất của người phụ nữ, giúp họ trở về với bản thể nữ một cách tự nhiên và tự do. Có một thời gian dài người ta cho rằng người đàn bà hết lòng vì tình yêu, sẵn sàng hiến dâng cho tình yêu bị coi là một thứ tòng thuộc, là nạn nhân của nữ tính truyền thống. Nhưng chủ nghĩa nữ quyền hiện đại với việc đề cao bản sắc giới đã trở thành tiền đề cho nữ giới được sống với tất cả những cảm xúc chân thành nhất của mình trong mọi phương diện của cuộc sống. Và trong tình yêu, họ sẵn sàng yêu, sẵn sàng chờ đợi để đón nhận một tình yêu như mong đợi, sẵn sàng thổ lộ tình cảm và sẵn sàng hiến dâng không chút đắn đo do dự. Điều này được thể hiện rõ nét trong các sáng tác về tình yêu của những nhà thơ nữ đương đại. Người phụ nữ với sự chủ động chờ đợi tình yêu. Đợi là trạng thái đợi chờ một điều gì đó đến với mình. Trong tình yêu, chờ đợi thường được liên tưởng đến nỗi lòng của người phụ nữ. Vì thế, đợi chờ ở một khía cạnh nào đó được nói đến như một sự chủ động của người phụ nữ trong việc tiếp nhận tình cảm từ đối phương. Và người phụ nữ trong thơ nữ đương đại luôn sẵn sàng chờ đợi, bất chấp mọi ngụy tín. Thậm chí họ coi những tín điều giả tạo, phi lí đó là hợp lí để được yêu và sẽ yêu hết mình. Dư Thị Hoàn mang đến cho thơ nữ một giọng điệu khá riêng, khát vọng, niềm mong ngóng tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc chồng vợ ở chị vừa cháy bỏng, mãnh liệt nhưng xen lẫn cả những xúc cảm buồn và cô đơn, thất vọng. Nếu như lúc trước: “Em tỉnh dạy chưa kịp chải đầu/ Tiếng bước chân anh ngoài cửa?/ Em hồi hộp rúi then ngang khe khẽ/ Anh đã đến với em. . . ” thì ngay sau đó đã là: “Nhưng có ngờ đâu/ Nắng buổi sáng/ Nắng chói chang/ Đã ùa vào ôm gọn em 58 Thơ nữ đương đại và hành trình xác lập bản thể trước mặt anh/ Anh đến với em. . . muộn mất rồi” (Bước chân chậm). Cả cuộc đời chị chờ đợi một điều “Chỉ cần một bàn tay nào run rẩy mang đến/ Một nhành hoa dại thôi” (Trong bệnh viện tâm thần). Với chị, chỉ có người yêu chân thành mới đủ khiến con người ta sẵn sàng chờ đợi - cả một đời. Người phụ nữ trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên luôn quay cuồng trong tâm thế chủ động đón chờ tình yêu. Chị bất chấp cả những khả năng rủi ro mà cuộc tình mang lại. Bởi lẽ, chị hiểu tình yêu, hạnh phúc không chỉ là hương vị ngọt ngào đơn giản. Hạnh phúc là nụ cười trên môi và đôi mắt đẫm lệ. Ai cũng thích hương thơm và mật ngọt, nhưng chừng ấy không đủ thiết tạo nên cuộc đời và hẳn nhiên chưa phải là tất cả cuộc đời của con người. Người phụ nữ ấy vì thế mà biết chủ động đón nhận cả những đắng cay, xem đó là hương vị thứ hai, là góc khuất làm nên cuộc sống: “Sao anh không đến cùng em/ Người đàn ông đàn ông hơn tất cả đàn ông/ Để quất vào tim em những vệt roi đắng chát/ Cho em cười bằng nụ cười nước mắt/ Vinh quang số phận đàn bà” (Vệt sáng tiềm thức, Phạm Thị Ngọc Liên); Ly Hoàng Ly lại gửi nỗi đợi chờ vào hình hình ảnh cỏ trắng: “Em ngồi đây/ Trên cỏ xanh/ Nhưng em thấy quanh mình là cỏ trắng/ Vì em đang chờ/ một người chưa hề biết tên” (Cỏ trắng, Ly Hoàng Ly). . . “Cỏ trắng” trở thành biểu tượng cho nỗi chờ đợi trong trắng, tinh khôi của người con gái tuổi mới lớn. Còn cô gái trong thơ Bình Nguyên Trang thì tình nguyện đợi chờ, tình nguyện sống trong nỗi nhớ. Cô không cần biết chàng trai kia có thấu hiểu được cho sự trống trải của mình hay không. Cô vẫn “Chỉ đợi anh về/ Em đâu cần anh tới/ Em đâu cần anh nói/ Và đâu cần anh biết nỗi đợi này” (Đợi, Bình Nguyên Trang). Không dừng lại ở đó, người phụ nữ trong thơ Phan Huyền Thư còn chờ đợi trong đơn độc và tự nhận mình là người “Thiếu phụ chong đèn/ khâu đợi chờ thành tấm chăn” (Chia sẻ, Phan Huyền Thư). Người nữ trong thơ Vi Thùy Linh tạo ra trong cõi yêu trùng trùng nỗi chờ đợi với hàng loạt so sánh liên tưởng: “Em là người dệt tầm gai.../ ... Em lặng lẽ dệt hạnh phúc từ nỗi buồn - những sợi tầm gai - không ai nhìn thấy” (Người dệt tầm gai), “Em như bùi nhùi rơm, Bàn tay em buông như khuông nhạc câm, Em đã thành lính gác của chính mình” (Liên tưởng)... Người phụ nữ phải đặt niềm tin, thậm chí đặt ra cả những cuồng tín, xác tín, ngụy tín để hiện hữu trong tâm trạng đợi chờ. Đó chính là cách họ duy trì tình yêu, duy trì cuộc sống. Tình yêu của người con gái trong thơ Vi Thùy Linh sống bằng những hình dung, tưởng tượng những cuộc hẹn hò ở tương lai, những khoảnh khắc lãng mạn. Bởi vì “Tình yêu là niềm tin đầy mong mỏi của linh giác”. Những xác tín xuất hiện không ngừng trong thơ tình của Linh: “Tình yêu là thánh giá mang suốt đời, Tình yêu bắt đầu từ khi là bào thai trong bụng mẹ” (Thánh giá)... Mạnh mẽ hơn, cuồng tín hơn đến mức: “Nếu anh không của em, em sẽ vắt mình đến giọt sương cuối cùng, làm nghiêng ngả mọi ổn định, Nếu anh không đến với em, em sẽ tìm nơi trú ngụ của quỷ” (Liên tưởng)... Người con gái còn tự tạo cho mình ngụy tín để sưởi ấm sự cô đơn: “Em mơ về đám cưới - Những ngụy tín đứng bên ngoài đường viền của tấm chăn đơn chiếc” (Một mình). Dẫu biết đằng sau những điều ngụy tạo kia vẫn là một ẩn số nhưng nó đã trở thành cái cớ để tâm hồn trẻ trung của người phụ nữ được sống với những cảm giác là mình. Như vậy, chờ đợi ở đây không còn mang nỗi buồn hay sự tuyệt vọng. Chờ đợi gắn liền với tâm thế của một bản thể nữ luôn khao khát và tìm kiếm một tình yêu theo cách của riêng mình. Người phụ nữ với tinh thần chủ động dâng hiến hết mình cho tình yêu. Đây cũng là một điểm mới mẻ trong quan niệm về tình yêu của cái tôi trữ tình trong thơ nữ giai đoạn này. Nói thế không hẳn là phủ nhận những tiến bộ nghệ thuật của quá khứ bởi sự chủ động trong tình yêu vốn xuất hiện từ văn học trung đại. Ví như sự táo bạo của những người phụ nữ trong “áng thiên cổ kì bút” Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhưng sự chủ động đó lại được cắt nghĩa dưới màu sắc răn đe kẻ sĩ, dưới cái nhìn của một túc nho mang trên vai tam cương ngũ thường. Chúng ta cũng biết đến sự chủ động mời gọi của người phụ nữ muốn được yêu và yêu hết mình trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương. Nhưng người phụ nữ ấy vẫn phải giấu mình trong chiếc bánh 59 Nguyễn Thị Hưởng trôi, quả mít, cái quạt, phải dùng lá trầu mỏng manh để che chắn, ý nhị. Người phụ nữ thời @ bước vào tình yêu với tâm thế chủ động, háo hức và si mê. Vẫn phụ thuộc vào phái mạnh, nhưng họ yêu trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tình yêu với người phụ nữ phải là thứ tình cảm trong sáng, không vụ lợi. Phái đẹp hôm nay khát khao khẳng định mình trong tình yêu. Họ ý thức được vẻ đẹp và vai trò của mình trên cõi nhân gian này. Không phải ý tứ, bóng gió theo kiểu “Gần đây mà chẳng sang chơi/ Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu” (Ca dao). Họ không chỉ biết lặng lẽ đem cho và lặng lẽ nhận về. Người phụ nữ dám bộc lộ tình yêu, tỏ tình bằng tiếng nói mạnh mẽ, chủ động của tâm hồn tuổi trẻ rực rỡ yêu đương. Và đây là lời tỏ tình công khai, mãnh liệt như muốn khẳng định nỗi khát vọng với trời đất, giữa trời đất của người nữ: “Em muốn giang tay giữa trời mà hét/ Yêu anh” (Em muốn giang tay giữa trời mà hét, Phạm Thị Ngọc Liên). Sự bày tỏ, theo đó mà kông chút lưỡng lự, thậm chí còn pha chút thách thức mạnh mẽ: “Cuộc sống ta đã điên lên cùng ngươi/ những đêm lửa tim rực cháy/ ngỏ với người tình/ Rằng Em Yêu Anh” (Tự khúc 1 - Phạm Thị Ngọc Liên). . . Không chỉ mạnh mẽ trong lời “tỏ tình”, người phụ nữ thời đại mới còn mạnh mẽ trong cả những lời chia tay và quyết liệt trong hành động kết thúc cuộc tình. Với Dư Thị Hoàn, tình yêu là hiện thân cho lí tưởng sống, “anh” là hiện thân cho tình yêu. Bởi vậy mà người phụ nữ ấy chấp nhận đi trên một “lối nhỏ” với những sỏi đá gập ghềnh và với cả những rung động xốn xang bằng một niềm tin mãnh liệt: “Chính lối đi này đưa em đến anh” (Lối nhỏ). Một điều đặc biệt nhận thấy trong tâm hồn của người phụ nữ trong thơ Dư Thị Hoàn đó là: một người đàn bà sẵn sàng yêu hết mình nhưng cũng rất giàu lí trí. Bởi vậy, dù rất yêu, dù sẵn sàng dâng hiến cả tâm hồn và thể xác cho tình yêu, nhưng người phụ nữ ấy cũng không vì thế mà chạy theo tình yêu bằng mọi giá. Chị chấp nhận chia tay, sẵn sàng để cuộc tình “tan vỡ”. Đặc biệt hơn, người chủ động trong tình huống ấy lại là chị: “Hãy buông xuống. . . ./ Giữa chúng ta/ Hãy để ánh lửa bập bùng soi sáng/ Dù đang lúc đôi mắt anh/ Phóng ra mũi tên tẩm thuốc/ Nhằm rơi rụng trái tim em” (Ánh lửa). Trong tình yêu, chị không chấp nhận bất kì sự giả dối nào, chị yêu cầu ở người mình yêu một cách ứng xử đàng hoàng, sòng phẳng công khai và thậm chí là cả sự tế nhị, tinh tế. Cho nên, bất kì sự “lơ đãng” nào của người đàn ông đều cũng có thể được bỏ qua, nhưng riêng duy nhất sự thiếu tinh tế, thiếu nhạy cảm trong những - phút - giây - yêu là không thể chấp nhận được. Bởi vậy mà người phụ nữ ấy dám yêu, dám sống và dám vứt bỏ điều đã làm tổn thương mình, chấp nhận “tan vỡ” một mối tình để giữ lại bản ngã, giữ lại cái tôi, giữ lại những giá trị bản thân: “Chúng ta sẽ thành vợ thành chồng/ Nếu không có một lần. . . / Một lần như đêm nay/ Sau phút giây/ Em đềm trên ghế đã/ Anh không cài lại khuy áo ngực cho em” (Tan vỡ). Việc tỏ tình, bày tỏ tình cảm thậm chí là việc kết thúc một mối quan hệ trong tình yêu xưa nay vẫn được xã hội phương Đông mặc nhiên coi là sở hữu của người đàn ông, của phái mạnh. Cũng bởi thế, chuyện tình cảm, hôn nhân mới diễn ra theo một trình tự sắp đặt, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tình yêu và hạnh phúc của người phụ nữ hoàn toàn phó thác vào số phận, sự may rủi nên mới có những lời than thở “Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” (Ca dao). Người đàn ông nghiễm nhiên là “trung tâm” mang quyền lực, được ban phát tình yêu. Không khép mình trong sự e lệ, ý tứ của phái tính, người phụ nữ giờ đây đã bước qua những ngại ngần, xấu hổ để mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình một cách chân thành, không cần đắn đo. Người phụ nữ sẵn sàng đi theo tiếng gọi trái tim, bất chấp tất cả những chông gai để được yêu và yêu hết mình. Các nhà thơ trẻ đã bỏ qua ngại ngần, thoát những quy phạm bất thành văn của truyền thống để sãn sàng “tự nguyện” hiến dâng, không đòi hỏi: “Truất yêu đương - phế ghen tuông - giáng thu hận/ tôi nhường tôi cho anh” (Tự nguyện, Phan Huyền Thư). Thậm chí sẵn sàng van vỉ cầu xin để được yêu: “Anh đừng xa nữa/ Em bỏ tất cả/ Em quên tất cả/ Quên cả tên mình/ Quên cả tuổi mình/ Quên cả lối đi/ Chỉ còn nhớ anh” (Nhật thực, Vi Thùy Linh). . . 60 Thơ nữ đương đại và hành trình xác lập bản thể Người phụ nữ hiến dâng cả lí trí cho tình yêu, mang lí trí, phương tiện tri nhận sự tồn tại của mình đặt cả vào con tim. Người phụ nữ không cần biết mình là ai (tên tuổi là đặc điểm để phân biệt con người với nhau), quên cả nhận thức (Lối đi). Lí trí họ chỉ còn một tín điều duy nhất là tình yêu. Chính lúc người phụ nữ tỏ ra yếu đuối cũng là lúc họ chứng tỏ được bản lĩnh của mình, để trái tim tự cất lời và phô diễn vẻ đẹp của nội tâm. Không chỉ táo bạo trong việc bày tỏ, thổ lộ tình cảm, người đàn bà trong thơ nữ còn chủ động hiến dâng tâm hồn và cả thể xác của mình cho tình yêu. Họ có những hành động cụ thể xây dựng cho mình một tình yêu đích thực. Họ đuổi theo tình yêu, chiếm giữ tình yêu không khoan nhượng. Đó là sự đằm thắm và mạnh mẽ của người nữ trong thơ Phạm Thị Ngọc Liên. Người nữ ấy luôn “Mãn nguyện”, hạnh phúc khi “được chàng ăn thịt”. Bởi đó là cách duy nhất để cô tận hưởng được tận cùng niềm hạnh phúc khi “Ta đã hòa lẫn trong chàng/ Vĩnh cửu trên cái chết”. Cô gái trong “Tháng Năm bên sông” lại ước mình là cơn bão cuốn tình yêu đi xa, mang chàng đến một thiên đường chỉ có “đôi ta”. Có những khi người con gái lại “cuồng ngông”, bất chấp mưa gió bão bùng để đuổi theo tình yêu, dù đó chỉ là thấp thoáng của chiếc bóng (Triền dốc). . . Cô gái trong thơ Dư Thị Hoàn thì : “Đợi cú sút làm bàn/ Em sẽ bay đến/ Ngọt lịm trong vòng tay anh” (Tâm sự quả bóng đá). . . Cô gái ấy cũng không ngần ngại hiến dâng những phút giây “êm đềm trên ghế đá” cho người mình yêu thương. Người phụ nữ của Phan Huyền Thư và Vi Thùy Linh lại chọn cách ngoại hiện sự hiến dâng của mình bằng những hành động cụ thể. Dưới cái nhìn của Phan Huyền Thư, người phụ nữ đến với tình yêu đầy quyết liệt và pha chút hoang dại. Thậm chí cả gan dám “cám dỗ Táo bà/ nhường chồng/ sẻ nửa” (Hai mươi ba tháng Chạp). Nếu ai không đủ bình tĩnh, nhất là những thế hệ độc giả luống tuổi trở về trước sẽ kêu ca, phàn nàn về khung thẩm mĩ của những câu thơ thời đương đại hôm nay. Với Thư, dâng hiến là cơn say tình bất tận, “Muốn/ say trong mưa. Muốn yêu/ người cô độc. Muốn. cấm khẩu. Muốn/ bất tỉnh. Muốn/ đặt bùa mê. Muốn/ lú” (Tháng Tám). Khát khao dâng hiến còn hiện diện trong thơ Vi Thùy Linh với một bầu không khí “nổi loạn”. Người con gái trong thế giới của Linh không chịu chấp nhận, không chịu ngồi yên thụ động chờ đợi, chị cố sức giành giật với cuộc đời, sẵn sàng “phung phí” tình yêu, sẵn sàng “Hiến dâng trong hạnh phúc tuyệt đích của nô lệ tình yêu không muốn được giải phóng” (Thánh giá). Khát vọng dâng hiến trở thành nhân vật trung tâm trên sân khấu nghệ thuật thơ Linh, cho dù đó là “nhục cảm sáng tạo” (chữ dùng của Thụy Khuê) thì cũng khởi nguồn từ động lực tình yêu (Người dệt tầm gai, Một mình tháng Tư, Anh và thời gian, Khi em tựa cửa, Chân dung, Liên tưởng...). Bởi thế nhà nghiên cứu Thụy Khuê mới nhận định: “Linh đã muốn thoát khỏi tình yêu để làm thơ khác, Linh muốn làm thơ trí tuệ, thơ nhân sinh, nhưng mọi cố gắng dường như đều đưa Linh về với khát vọng tình yêu, như thể tất cả mọi con đường đều dẫn về La Mã” [89]. Tình yêu của Linh không vu vơ mà có hẳn một đối tượng tâm tình cụ thể, là nửa kia của cô. Đối tượng đó là người đàn ông có thể có nét khu biệt, không tên nhưng có tên họ (chàng Nguyễn), có thể là không tên nhưng được viết hoa (Anh) đầy trân trọng. Người phụ nữ ấy sẵn sàng xóa nhòa mọi khoảng cách, vượt qua mọi giới hạn để tồn tại cùng tình yêu khi xem: “Anh là suy nghĩ của em khi mỗi ngày thức dậy/ Anh là niềm vui nỗi buồn, là những gì trong em đang có/ Anh là đỉnh cao khát vọng dâng hiến, là hơi thở của em” (Sóng). Người phụ nữ của Linh đa tình, phóng túng và tự do nhưng luôn thành thực. Nàng quan niệm tình yêu là ánh dương ấm áp mang lại luồng sinh khí cho sự sống trên mặt đất này. Vi Thùy Linh quan niệm: không tình yêu, người ta chỉ tồn tại. Con người chỉ thực sự sống và được sống khi yêu, dành tình yêu cho nhau: “- Tất cả em ngày về, Anh hãy nhận/ Thể xác và linh hồn em, của Anh/ Hãy ghì lấy hoà vào em cuộc phục sinh dịu dàng khốc liệt/ Lấy mùa cho Linh dốc tình ân ái” (Bờ của chích bông). Trong thơ Linh còn có cả lời tuyên ngôn “yêu là phải hiến dâng” - lời tuyên ngôn không cần giấu giếm: “Hỡi những phụ nữ, hãy yêu và sống đến cùng như 61 Nguyễn Thị Hưởng mình mong muốn/ Đừng mặc cảm dấu che! Nín đi! Bắt đầu cuộc sống không cần chịu đựng, chờ chiếu cố” (Yêu cùng Goesge Sand). Cũng bởi mải mê theo đuổi những bóng tùng quân của nhân vật trữ tình trong thơ Linh mà nhiều ý kiến cho rằng Linh chưa thoát khỏi cái bóng của thế hệ đàn chị như Xuân Quỳnh, Ý Nhi... và tỏ ra nghi ngại, lưỡng lự việc kết luận ý thức “nữ quyền” trong thơ của tác giả này. Nhưng với sự ý thức cao độ về vị thế của mình trong “đế chế yêu” (chữ dùng của Chu Văn Sơn) thì Vi Thùy Linh xứng đáng là một đại diện tiêu biểu và xuất sắc cho tiếng nói “nữ quyền” trong thơ Việt Nam đương đại. Thơ Linh là sự ý thức sâu sắc về phái tính, là lời tuyên ngôn về “nữ quyền” bằng một cách thức rất riêng của mình. Có người đã từng chia tình yêu ra làm hai loại: tình yêu lãng mạn, thanh khiết, mang tính tinh thần luận; và loại thứ hai: tình yêu trần thế (nhục dục) với tất cả nỗi đắm say mê cuồng của thể xác. Người nữ trong thơ nữ đương đại không đi theo thứ tình yêu thứ nhất, nhưng cũng không tuyệt đối hóa loại tình yêu thứ hai. Nhà thơ nữ tôn vinh yếu tố dục tính bản năng trong tình yêu với điều kiện được tính thiêng liêng của tình yêu bảo chứng. Đây là một điểm mới trong quan niệm về tình yêu của các nhà thơ nữ đương đại. Quan niệm này giúp cho họ đến gần hơn với tư tưởng của chủ nghĩa nữ quyền hiện đại. Xét trên đại thể, khát vọng tình yêu là vấn đề trở đi trở lại trong sáng tác của nhiều nhà thơ nữ giai đoạn này. Tình yêu được các tác giả nhìn nhận dưới nhiều góc độ, chiều cạnh khác nhau, với mọi cung bậc cảm xúc khác nhau tạo nên sức sống và sự phong phú cho một giai đoạn âm hưởng nữ quyền lên ngôi. Chủ động chờ đợi, sẵn sàng hiến dâng tình cảm là vẻ đẹp và sự mới mẻ trong nhận thức của người phụ nữ được thể hiện trong thơ của các tác giả nữ giai đoạn từ 1986 đến nay. Người phụ nữ thời hiện đại không còn là những nàng Tô Thị, những vọng phu câm nặng và chịu đựng như truyền thống. Tâm thế ấy trở thành tiếng nói bình đẳng trong thời đại “thế giới phẳng”, giải trung tâm hiện nay. Qua những trang viết của họ, những ước ao, những khát vọng của phái nữ được nâng niu. Dấu hiệu ý thức nữ quyền thấy rõ trong thái độ chủ động, mạnh mẽ và quyết liệt đấu tranh để giành, giữ tình yêu và sẵn sàng đi đến tận cùng bản thể. 3. Kết luận Trở lên, bằng việc khảo sát, phân tích và chỉ ra sự thể hiện hai nội dung căn bản của hành trình xác lập bản thể nữ là vấn đề tự ý thức về thân thể nữ như một ưu thế thiên tạo và khát vọng tình yêu như một thiên tính nữ vĩnh cửu, có thể khẳng định sự thành công xuất sắc của thơ nữ đương đại giai đoạn từ 1986 đến nay trên phương diện chủ đề tư tưởng. Thơ nữ đương đại sẽ tiếp tiếp tục vận động và phát triển theo những chiều hướng đã có, dung nạp những hướng đi mới khác để tiệm cận gần hơn với dổi mới và hội nhập song rõ ràng, những chân giá trị đích thức, gắn chặt với cỗi rễ văn hóa truyền thống dân tộc vẫn có chỗ đứng trường tồn. Luận bàn về đóng góp của thơ nữ đương đại đối với lịch sử văn học dân tộc là chúng tôi nhìn từ cách tiếp cận như vậy. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Hưởng, 2016. Ý thức nữ quyền trong thơ ca cổ điển Việt Nam. Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (1), tr.80-87. [2] Nguyễn Thị Hưởng, 2016. Vấn đề giải phóng nhu cầu bản năng trong thơ nữ đương đại. Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), tr.108-114. [3] Simone de Beauvoir, 1996. Giới thứ hai, 2 tập. Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [4] Nguyễn Đăng Điệp, Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại, nguồn: -van-hoc-viet-nam-duong-dai. 62 Thơ nữ đương đại và hành trình xác lập bản thể [5] Ellen Messer - Davidow, 2013. Lí thuyết và phê bình nữ quyền: từ phê bình xã hội đến phân tích diễn ngôn (1963-1973), Đặng Thị Thái Hà dịch, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (8), tr.3-21. [6] John C. Schafer, 2013. Những quan niệm đương đại về giới nữ ở Việt Nam (nhìn từ các văn bản văn hóa quy chiếu quá trình sáng tạo và tiếp nhận tự truyện: Lê Vân: yêu và sống, Nguyễn Trương Quý dịch, Nghiên cứu văn học, (8), tr.22-39. [7] Chu Văn Sơn, Vi Thùy Linh - thi sĩ của ái quyền, nguồn: -tre/tac-gia-tre/2840-vi-thuy-linh-thi-si-cua-ai-quyen. html. [8] Lưu Khánh Thơ, 2003. Suy nghĩ về thơ hôm nay, Phụ bản Thơ, Báo Văn nghệ, quý III. [9] Lưu Khánh Thơ, Cách tân nghệ thuật và thơ trẻ đương đại, nguồn: [10] Lưu Khánh Thơ, Vi Thùy Linh phiêu du cùng Phim đôi tình tự chậm, nguồn: ttp://vnca.cand.com.vn/vi-vn/doisongvanhoa/2011/6/56116.cand. ABSTRACT Contemporary female poetry and the journey to establish the female essence Nguyen Thi Huong Graduate Academy of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences Contemporary Vietnamese poetry from 1986 up to now has been developed to a great extent and has contributed greatly to the process of innovation and integration of Vietnamese poetry on both the content and the art. As we study this piece of poetry, in terms of the subject of thought, we find that the poet’s poetry expresses a strong, definitive essence as a voice that affirms the power of one’s own world. This is the content we set forth and commented on in this article. Keywords: Contemporary female poetry, feminist literature, feminist consciousness, female divinity, female instinct. 63

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4864_nthuong_3959_2127465.pdf
Tài liệu liên quan