Tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hóa: KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 5
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19
Trong xu thế hội nhập cùng phát triển, với những tiến bộ của nghiên cứu văn học, với những cải cách, đổi mới ở Việt Nam
và trên toàn cầu, cần có một cách nhìn, cách
đánh giá mới hơn, hữu hiệu, chân xác, khoa
học hơn về tác phẩm văn chương. Và tiếp cận
văn học dưới góc nhìn văn hóa giúp chúng ta
có một cái nhìn, một cách đánh giá khoa học
hơn, chân xác hơn đối với giá trị văn học truyền
thống, mở ra một hướng nghiên cứu mới vừa
hợp với xu thế phát triển, vừa giữ gìn được bản
sắc truyền thống văn hoá.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng thơ nữ
độc đáo, lạ lùng hiếm thấy của văn học trung
đại Việt Nam vì thơ bà thấm đẫm màu sắc văn
hóa. Ngay từ khi xuất hiện, Hồ Xuân Hương trở
thành “nỗi ám ảnh” đối với độc giả cũng như
giới nghiên cứu phê bình trong việc tiếp nhận
và đánh giá lại những giá trị mà thơ Nôm truyền
tụng Hồ Xuân Hương mang lại về phương diện
văn hóa.
1. Khái niệm văn hóa và ph...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ Nôm Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 5
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19
Trong xu thế hội nhập cùng phát triển, với những tiến bộ của nghiên cứu văn học, với những cải cách, đổi mới ở Việt Nam
và trên toàn cầu, cần có một cách nhìn, cách
đánh giá mới hơn, hữu hiệu, chân xác, khoa
học hơn về tác phẩm văn chương. Và tiếp cận
văn học dưới góc nhìn văn hóa giúp chúng ta
có một cái nhìn, một cách đánh giá khoa học
hơn, chân xác hơn đối với giá trị văn học truyền
thống, mở ra một hướng nghiên cứu mới vừa
hợp với xu thế phát triển, vừa giữ gìn được bản
sắc truyền thống văn hoá.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng thơ nữ
độc đáo, lạ lùng hiếm thấy của văn học trung
đại Việt Nam vì thơ bà thấm đẫm màu sắc văn
hóa. Ngay từ khi xuất hiện, Hồ Xuân Hương trở
thành “nỗi ám ảnh” đối với độc giả cũng như
giới nghiên cứu phê bình trong việc tiếp nhận
và đánh giá lại những giá trị mà thơ Nôm truyền
tụng Hồ Xuân Hương mang lại về phương diện
văn hóa.
1. Khái niệm văn hóa và phương pháp
tiếp cận văn hóa học
Theo Trần Nho Thìn văn hoá là một hệ
thống mở “Nhân học văn hoá”, “nhân chủng học
văn hoá”. Văn hoá Việt còn là sản phẩm của giao
lưu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ... Vì
thế khái niệm văn hoá tương đối rộng. Văn hoá
là phạm trù giá trị làm cho con người thoát ra
khỏi tình trạng mông muội. Văn hoá bao gồm
văn minh, kinh tế, sức khoẻ, ăn uống, văn học...
chứ không phải mình lễ hội và nói đến văn hoá
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
dưới góc nhìn văn hóa
ThS. TRƯƠNG THỊ TƯỜNG THI,
HÀ THỊ MINH NGỌC
Trường THPT Phan Bội Châu
là nói đến tập tục tín ngưỡng tôn giáo, nói đến
đời sống tinh thần... Bất kỳ một giá trị văn học
nào cũng đều thoát thai từ một môi trường văn
hoá, từ một đời sống văn hoá nhất định.
Yếu tố văn hoá ảnh hưởng lớn đến sự thành
công của tác phẩm. Cách tiếp cận văn hoá học
trong nghiên cứu tác phẩm văn chương sẽ
giúp chúng ta khám phá chân lý nghệ thuật
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN6
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G một cách đúng hướng hơn. Trần Nho Thìn đã
chỉ ra một số bước tiếp cận theo phương pháp
văn hoá học đối với văn học Trung đại Việt Nam
như sau:
- Đối với văn học trung đại cần phục
nguyên tái hiện không gian văn hoá cũng như
những nhân tố thời đại tác động.
- Tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với văn
hoá thời đại.
- Xác định cơ sở văn hoá xã hội đã hình
thành nên tác phẩm (đề tài, chủ đề, hình thức
nghệ thuật, cách cảm nhận, mọi yếu tố cấu
thành tác phẩm...).
2. Nội dung thơ Nôm Hồ Xuân Hương
dưới góc nhìn văn hóa
2.1. Người phụ nữ với phẩm chất cao quý
Sự tự hào về giới của Hồ Xuân Hương thể
hiện ở ca ngợi phẩm chất cao quý của người
phụ nữ. Những người phụ nữ như bà sống
trong xã hội phong kiến chịu nhiều nỗi thua
thiệt nhưng không lùi bước. Trong mọi hoàn
cảnh họ đều ý thức rõ về chính mình và tìm
cách vươn lên với tinh thần ham sống, yêu đời
đến cảm động, để khẳng định mình, để tồn tại;
tồn tại để khát khao; khát khao tận hưởng hạnh
phúc (dù cuộc đời đáp trả phía họ toàn những
điều cay đắng). Đó là hình ảnh người phụ nữ
đầy nghị lực vượt qua niềm đau riêng, vượt qua
bất hạnh như lỡ thì, làm lẽ, góa chồng...
Xuân Hương không muốn nghe tiếng
khóc nỉ non của người phụ nữ. Bà cũng không
muốn giới mình đành lòng cam chịu thân
phận lệ thuộc, bị coi thường, bị ném đi khi kẻ
khác giới đã cảm thấy chán chê. Xuân Hương
khuyên người đàn bà có chồng vừa mất “Nín
đi kẻo thẹn với non sông”, bà không muốn con
người ấy khóc than mãi làm gì, cũng không cần
phải theo cái đạo “tam tòng” ấy làm gì, hãy để
sức mà còn bước tiếp... Xuân Hương cho người
đọc tiếp cận với một cô gái không chồng mà
chửa do cả nể trong tình yêu bị lỡ làng cũng là
một cô gái nhân hậu, khoan dung “Mảnh tình
một khối thiếp xin mang” và đồng thời là một
người con gái mạnh mẽ, quyết liệt, dám thách
thức với lề thói xã hội để giữ lại “khối tình” minh
chứng cho tình yêu của mình.
Phẩm chất để Xuân Hương tự hào về người
phụ nữ còn là sự gan góc, sức chịu đựng của
người phụ nữ trước nỗi đời cơ cực, để giữ gìn
cái sắt son của người đàn bà, vẫn giữ tấm lòng
son, đằm thắm, tha thiết dù bị bầm dập:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước)
Trong một xã hội rối ren, khi mà thân phận
người phụ nữ bị rẻ rúng như xã hội Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, người
phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng son, kiên trinh,
thủy chung của mình, cố gắng sống đẹp và có
nghĩa thì thật đáng trân trọng biết bao. Cách
thể hiện này cho thấy phong cách và bản lĩnh
của Xuân Hương tạo ra sự vượt bậc và khác biệt
giữa nữ sĩ và các tác giả khác về phẩm chất của
người phụ nữ Việt Nam trong văn học.
Thơ Nôm Hồ Xuân Hương còn thể hiện sự
tự hào về người phụ nữ muốn làm nên một sự
nghiệp anh hùng, không kém nam giới:
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
(Đề đền Sầm Nghi Đống)
Không phải Xuân Hương coi thường nam
nhi mà “ghé mắt trông ngang” đền thờ Sầm Nghi
Đống. Hành động ấy thể hiện thái độ của bà rất
rõ ràng, một tên cướp nước bại trận như hắn thì
có gì đáng để người ta kính trọng, thờ phụng.
May cho hắn gặp người Việt Nam nhân từ còn
cho hắn một chỗ để nương thân, còn có nơi để
siêu thoát về kiếp khác. Xuân Hương không nói
quá chút nào, thử nhìn vào lịch sử chống giặc
của dân tộc thì thấy ngay. Người phụ nữ Việt
Nam cũng có những con người tài năng, đã
từng làm nên nghiệp lớn như Bà Trưng, Bà Triệu.
Xuân Hương đã khẳng định tài năng và
phẩm chất của giới nữ để thế giới phải nhìn lại
địa vị của họ. Hơn một lần Xuân Hương đề cao
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 7
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19phẩm chất cao quý của người phụ nữ. Họ có
sức mạnh vượt qua gian khó, suy nghĩ và hành
động của họ đôi khi được Xuân Hương nâng
lên ngang tầm non sông, vũ trụ. Thân phận bất
hạnh, số kiếp đau khổ của họ được hoá thân
vào sông núi: “Trơ cái hồng nhan với nước non”
(Tự tình - Bài 2).
Xuân Hương đem “cái hồng nhan” so cùng
“nước non”. Cảnh buồn nhưng không gợi sự
thương cảm, nhờ cách nói cứng cỏi rất Xuân
Hương, “cái hồng nhan” ấy trải lòng cùng nước
non. Câu thơ Xuân Hương cứ khắc khoải một
niềm khát khao giao cảm.
Thơ Xuân Hương như một thông điệp
khẳng định nguồn sống của xã hội là người
phụ nữ, họ là những người yêu chồng, chăm
sóc và nuôi dạy con cái, vun vén gia đình: “Tất cả
những thu là với vén” (Cái nợ chồng con). Thậm
chí bà tự hào vì sự dâng hiến to lớn của người
phụ nữ. Họ sinh ra để tiếp nối sự sống, để ban
phát hạnh phúc và cái đẹp cho đời. Họ có khả
năng làm cho giới đàn ông từ hiền nhân quân
tử đến vua chúa chết mê chết mệt.
Thơ Xuân Hương là tiếng lòng của Xuân
Hương và cũng là tiếng lòng của biết bao người
phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Đó là tiếng lòng
của một con người không bao giờ quên ý thức
và tự ý thức về mình. Ta hãy nghe cách bà bày
tỏ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” (Mời trầu).
Không dùng đại từ nhân xưng mà bà xưng
tên riêng của mình “Này của Xuân Hương”. Lối
nói mang đầy ý thức khẳng định và niềm tự
hào, đến kiêu hãnh trong lời tình tự kia đã thể
hiện rõ cái tâm của người mời trầu. Xuân Hương
mời trầu cũng là mời duyên, mời tình và bày tỏ
lòng mình. Với cách xưng danh xưng tính ấy
thật tự tin, bà đã đi trước thời đại của mình rất
xa, vì cách xưng hô như thế đến văn học hiện
đại mới phổ biến.
Hồ Xuân Hương đã đưa ra những bằng
chứng xác thực về giá trị của người phụ nữ,
đồng thời bà cũng khẳng định vai trò tất yếu
của họ trong cuộc sống. Dưới ngòi bút cháy
bỏng khát vọng yêu thương của một người
phụ nữ bất hạnh trong đời sống tình ái, thơ
Xuân Hương lúc nào cũng như muốn san bằng
cho được cái tập tục cổ hủ bao đời đè nặng lên
bản năng và giới tính của con người, để cất cao
giọng ca ngợi, tự hào về giới.
2.2. Thú vui trần thế và khát vọng tình yêu
Lịch sử phát triển và sự trường tồn của
con người đã để lại nhiều di sản văn hóa đầy ý
nghĩa từ vật chất đến tinh thần, từ vật thể, đến
phi vật thể. Ở một mức độ nào đó, ta không thể
phủ nhận vai trò tích cực của yếu tố tính dục
trong đời sống của con người. Sự có mặt của
tính dục đã giúp nhân loại nhận diện lại chính
mình một cách đặc thù và độc đáo nhất. Vì hoạt
động tính giao vốn là thuộc tính của mọi sinh
thể sống (trong đó có con người). Tất nhiên ở
đây người viết chỉ đề cập đến khía cạnh tính
dục của con người.
Tình yêu là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn
và trạng thái mãnh liệt nhất của tình yêu chính
là sự hòa hợp giữa hai thể xác. Nói đến nam nữ
là nói đến giới tính, nói đến tình yêu là nói đến
một phần của mối quan hệ giới tính, như thế,
quan hệ xác thịt là khía cạnh của quan hệ yêu
đương, và sự gần gũi về thân xác là một nhu
cầu, một thú vui trong quan hệ giới tính ấy. Khát
vọng về tình yêu ở khía cạnh hòa hợp thể xác
không chỉ có ở nam giới. Con người ai cũng có
khát vọng ấy, phụ nữ không ngoại lệ. Hồ Xuân
Hương đã dùng văn chương để thể hiện khát
vọng ấy bằng những bài thơ vừa thanh vừa tục.
Ta biết rằng, cuộc đời tình ái của nữ sĩ Hồ
Xuân Hương cũng như cuộc đời tình ái của
người phụ nữ Việt Nam sống dưới chế độ phong
kiến không bao giờ được chủ động quyết định,
Xuân Hương thấu hiểu hơn ai hết đời sống chăn
gối của một người phụ nữ, hạnh phúc thật bấp
bênh. Tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương ở góc
độ nào cũng có thể thấy yếu tố bản băng, giới
tính thể hiện một cách bàng bạc. Nên có nhiều
ý kiến cho rằng, thơ Nôm Hồ Xuân Hương mang
màu sắc tính dục, hay nặng nề hơn, có người
cho đó là thứ thơ “dâm, tục”.
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN8
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G Đây quả là vấn đề phức tạp và cũng đầy
hứng thú. Dư luận búa rìu này không phải là
không có nguyên nhân của nó. Trước hết, vì sản
phẩm của dòng thơ ấy xuất thân từ một nữ sĩ,
nữ giới ít khi có tiếng nói trong xã hội, giữa đám
đông; hơn nữa, thơ bà đã dám đụng đến mảnh
đất giới tính - giới địa của sự “cấm kị” (điều mà
giai cấp phong kiến ra sức che giấu, khinh miệt);
sau nữa trong thơ toàn những biểu tượng mà
nhìn ở góc độ nào cũng lấp lửng những chuyện
hoan lạc, những bộ phận gợi cảm của giới nữ
(làm cho người ta vừa thích thú và kinh sợ).
Thật khó có thể giải thích chỉ bằng cảm quan
của mỗi cá nhân mà phải truy nguyên vào văn
hóa dân gian người Việt để tìm ra câu trả lời
thỏa đáng. Và cho đến ngày hôm nay, Hồ Xuân
Hương vẫn là một hiện tượng thơ đặc biệt của
văn học trung đại, vì bà có những sáng tác vượt
ra ngoài thi pháp, đặc trưng sáng tạo của văn
chương chính thống. Thơ Nôm của bà chịu sự
“giao thoa” rất nhiều của những tư tưởng và
hình thức nghệ thuật của văn hóa dân gian,
đặc biệt là văn hóa phồn thực.
Theo Đỗ Lai Thuý trong Hoài niệm phồn
thực, Hồ Xuân Hương đã làm sống lại cả một
truyền thống văn hóa phồn thực hùng hậu
trong sáng tác của mình bằng cách đề cập rất
kĩ lưỡng, sắc sảo tình yêu mang màu sắc tính
dục với những đòi hỏi phải thỏa mãn cuộc sống
ái ân của con người. Sự thể hiện nội dung này
trong tác phẩm của bà đã đẩy vị thế của bà
trước ranh giới mỏng manh giữa nghệ thuật
thanh cao và nghệ thuật dung tục, đồng thời
các vấn đề tính dục trong thơ bà cũng đưa vào
những cuộc đàm thoại của dư luận, chứ không
đơn thuần là chuyện phiếm khi “trà dư tửu hậu”.
Thơ Xuân Hương thể hiện khát vọng tình
yêu thuộc về bản chất tự nhiên của con người.
Bà thấu hiểu điều đó và nâng lên thành triết
lí sống. Thứ triết lí này không xa lạ mà nó gần
với triết lí trong dân gian - triết lí vì con người,
chống lại những gì trái tự nhiên, làm tổn hại,
què quặt con người (cả phần hồn và xác), để
giành lấy khát vọng và tình yêu đầy đủ cho con
người. Bà không biết đến thứ tình dục đã được
cải trang, tô son điểm phấn, hoặc thứ tình dục
đã được nâng đên mức độ tinh khiết một cách
gượng ép của văn chương giáo điều, giả dối.
Yếu tố tục luôn lấp ló trong thơ bà. Tục
nhưng không gợi dục, không khiêu dâm, vì
yếu tố ấy gắn với cuộc sống, thói quen, hành
vi của người bình dân (mà trong thế giới quan
của người bình dân những chuyện đó là lành
mạnh, là thứ sản phẩm giúp họ giảm đi những
nỗi vất vả trong lao động, thể hiện một tinh
thần lạc quan). Chuyện ái ân trong cuộc sống là
tự nhiên, không chỉ là nhu cầu mà còn là quyền
lợi của con người do đấng tạo hóa ban tặng.
Văn chương nghệ thuật đích thực luôn lấy
con người làm trung tâm thể hiện. Những khát
khao, những nỗi niềm của con người bao giờ
cũng là đề tài chính cho đối tượng của văn học,
cho người nghệ sĩ sáng tạo. Hồ Xuân Hương
cũng không nằm ngoài quy luật sáng tạo nghệ
thuật ấy. Thơ Xuân Hương là tiếng lòng của một
người đàn bà khao khát được yêu, được sống và
yêu sống một cách trọn vẹn. Khát vọng ấy làm
cho tiếng nói của Xuân Hương độc đáo, khác lạ
hơn những người cùng thời với bà. Có thể nói,
viết những tác phẩm mang màu sắc văn hóa
cũng chính là đề cập đến những cái gì thuộc
về con người, cuộc đời Xuân Hương.
3. Nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương
dưới góc nhìn văn hóa
Một điều độc đáo khi tiếp cận thơ Nôm Hồ
Xuân Hương, chúng tôi nhận thấy vấn đề văn
hóa còn được thể hiện trong các thủ pháp nghệ
thuật. Các thủ pháp nghệ thuật luôn là một
phần tạo nên sức hấp dẫn trong các tác phẩm
văn chương. Vì vậy các nhà văn, nhà thơ rất
quan tâm khi sử dụng các thủ pháp nghệ thuật
để biểu đạt các nội dung tư tưởng của mình.
3.1. Biểu tượng tạo nghĩa độc đáo
Văn học nghệ thuật phản ánh cuộc sống
bằng biểu tượng, biểu tượng càng gần gũi bao
nhiêu với hiện thực càng có sức sống bấy nhiêu
với cuộc đời. Các tác phẩm nghệ thuật của ta và
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 9
S
Ố
0
4
N
Ă
M
2
0
19thế giới chẳng đã có biết bao tác phẩm nghệ
thuật đã từng vượt qua thời gian, sống mãi với
thời gian vì nó không xa lạ với cuộc đời, vì nó
gắn bó máu thịt với cuộc đời, với triết lí muôn
đời mà tinh thần nhân văn luôn tỏa sáng.
Biểu tượng là một điểm độc đáo tạo nên
những cách thức thể hiện lạ lùng trong thơ
Nôm Hồ Xuân Hương. Bước vào thế giới thơ
Hồ Xuân Hương như lạc vào rừng biểu tượng
ngôn ngữ, thấp thoáng, gợi đầy những kích
thích khám phá, đầy những tín hiệu về xúc cảm
thẩm mĩ. Có thể nói, biểu tượng trong thơ Hồ
Xuân Hương rất đặc biệt - biểu tượng tạo nên ý
nghĩa thứ hai của tác phẩm, những biểu tượng
này đa phần là biểu tượng về tính dục. Hệ thống
ngôn ngữ lấp lánh hai mặt hiện lên qua biểu
tượng và sự liên tưởng tinh tế của người đọc.
Những biểu tượng trong thơ Hồ Xuân
Hương được xây dựng từ thế giới cảm giác
đậm chất dân gian và cực kỳ phong phú: Quả
mít, bánh trôi nước, con ốc nhồi, cái quạt, đánh
đu, đèo Ba Dội, hang Cắc Cớ, Thiếu ngữ ngủ ngày,
tranh tố nữ ... Đó là những biểu tượng văn hoá
dân gian, văn hoá tôn giáo đã ăn sâu vào tâm
khảm tiềm thức của dân tộc Việt Nam từ bao
đời. Từ những biểu tượng ấy, qua tư duy thơ Hồ
Xuân Hương được biến hoá thần kỳ lấp lánh
nhiều tầng nghĩa, đem đến nhiều cánh lý giải
khác nhau. Thế giới thơ Hồ Xuân Hương là một
thế giới đầy biểu tượng tồn tại dưới nhiều dạng
thức khác nhau với những sắc màu khác nhau
muôn hình vạn trạng.
Vì vậy ta không phải ngạc nhiên thơ Hồ
Xuân Hương đầy những ám ảnh về biểu tượng
hang động: Động Hương Tích, Hang Cắc Cớ, Đào
Ba Dội, Hang Thanh Hoá, Kẽm Trống, Cửa Dó, Đá
ông Chồng bà Chồng...
Cụ thể trong các thi phẩm: Đánh đu, Dệt
cửi, Trống thủng, Tát nước, Mắng học trò dốt -1,
Mắng học trò dốt -2, Đèo Ba Dội, Tự tình -1, Xướng
họa với Chiêu Hổ -1, Xướng họa với Chiêu Hổ -2.
Đánh đu là một trò chơi không thể thiếu được
trong những ngày Tết hoặc lễ hội cổ truyền ở
nước ta. Xuân Hương miêu tả:
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông.
Trai đu gối hạc khom khom cật,
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh hồng quần bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Bài thơ Đánh đu đầy những chuyển động
của con người cùng với việc sử dụng từ ngữ
như từ “trồng”, theo cách phát âm của người
Bắc bộ, “trồng” được đọc như “chồng”, có nghĩa
là xếp lên nhau, chồng lên nhau; rồi “uốn lưng”,
“ngửa lòng”, “chân duỗi song song”... Bài thơ làm
dậy lên một nghĩa khác, hướng đến nghĩa về
hành động tính giao của con người. Thế giới
nghệ thuật trong thơ bà là một thế giới đầy
biểu tượng tồn tại dưới nhiều dạng thức khác
nhau muôn màu muôn vẻ. Những biểu tượng
phồn thực đã trở thành ý đồ nghệ thuật, trở
thành phương tiện chuyển tải ý đồ nghệ thuật
của nhà thơ.
Tóm lại đến với thơ Hồ Xuân Hương là đến
với một “rừng” biểu tượng. Những biểu tượng
có ý nghĩa xã hội sâu sắc và những biểu tượng
phồn thực văn hoá tôn giáo. Nhưng biểu tượng
ấy đều có hai mặt lấp lửng thanh và tục, nghĩa
ngầm và nghĩa phô, nghĩa đen và nghĩa bóng.
Hai mặt này kết nối với nhau, chuyển hoá cho
nhau như âm với dương trong một trạng thái
cực độ. Bởi vậy, nếu tách chúng ra là phá vỡ cấu
trúc của biểu tượng, dễ đi đến cái nhìn phiến
diện định kiến. Với những cách thể hiện biểu
tượng trong thơ như thế, hình tượng nghệ
thuật trong thơ Nôm của bà không chỉ đơn
thuần là tả cảnh, ca ngợi vẻ đẹp của tự nhiên
mà qua đó ta còn cảm nhận được những tâm
tình, những nỗi niềm của con người.
3.2. Ngôn ngữ giàu bản sắc văn hóa
Khảo sát phần thơ Nôm Hồ Xuân Hương, ta
thấy bà dùng nhiều thủ thuật chơi chữ, nói lái,
pha trộn nhiều phong cách, vận dụng cả điển
cố, điển tích: Bồng Đảo, Đào Nguyên, thỏ ngọc,
Hằng Nga... để ẩn dụ cho vấn đề giới tính; từ
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN10
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G những lời nhẹ nhàng hoặc táo tợn mang khẩu
khí bình dân: mặc mẹ, thây cha, trái gió ... nhưng
tất cả đều được thể hiện với sắc thái tinh tế.
Ngoài ra Xuân Hương còn đặc biệt chú ý
đến nghệ thuật chơi chữ. Chơi chữ để hướng
đến những gì thuộc về trần thế của con người
cũng là một thủ pháp nghệ thuật Xuân Hương
sử dụng rất khéo léo. Bài Bỡn bà lang khóc chồng
có nhiều từ chỉ các vị thuốc: cam thảo, quế chi,
trần bì, thạch nhũ, quy thân, liên nhục, cả những
dụng cụ bào chế thuốc: dao cầu, từ chỉ hành
động bào chế thuốc: sao, tẩm. Thủ pháp nghệ
thuật này dựa trên sự đa nghĩa của từ. Ngoài
giá trị là tên của các vị thuốc, theo nghĩa Hán
Việt, trần bì còn hiểu là da thịt, thạch nhũ: vú
đá, quy thân: phần củ của đương quy, liên nhục:
thịt của hạt sen. Những từ ngữ luôn lấp lửng chỉ
những thứ quen thuộc, những thứ thuộc về đời
sống vợ chồng khiến cho bà Lang phải buồn
bã, tiếc nuối mới cất tiếng khóc tỉ ti mà không
khóc thảm thiết, khóc cho những thứ đáng để
cho bà ôm ấp thì nay phải tẩm mang đi, những
thứ để lại hoá ra vô nghĩa cho một người đàn
bà goá bụa.
Nghệ thuật lái trong mảng thơ Nôm của
bà, chắc cũng là hiện tượng vô cùng đặc sắc:
suông không đấm, đếm lại đeo, đáo nơi neo, lộn
lèo, lo cũ, đá đeo, nắng cực, trái gió, đứng tréo,
đẽo đá... Nói lái thường thấy trong văn học dân
gian, văn học viết có nhưng không nhiều. Ở
đây, Xuân Hương đã khai thác vốn ngôn ngữ
nôm na bình dân để chơi chữ, nói lái. Có lẽ Xuân
Hương là một trong số rất ít những nữ sĩ của
văn học trung đại Việt Nam sử dụng thủ pháp
nghệ thuật này, hơn thế bà dùng khá mạnh
tay. Bà tạo ra những câu từ mà độc giả nào vô
tình sẽ bị “sập bẫy” bà “gài” ngay. “Chùa Quán
Sứ” được Xuân Hương tái hiện với lời hỏi thăm
ông sư trụ trì “đáo nơi neo”, để chú tiểu quên cả
gõ chày Kình, bà vãi thì ngồi lần tràng hạt hết
“đếm lại đeo”. Cụm từ “đáo nơi neo”, “suông không
đấm”, cũng như “đếm lại đeo”... hiểu theo nghĩa
thứ hai của nó thì đây cũng chính là chuyện
của ông sư, bà vãi, chú tiểu với nhau như người
bình dân vẫn nói nôm na “ông sư bà vãi cuộn
tròn lấy nhau”.
Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là con
đẻ của người nghệ sĩ. Là sản phẩm của một
thời đại. Nhận thức phản ánh là quy luật văn
chương. Vì thế thơ Hồ Xuân Hương là một
sản phẩm của thời đại. Một thời đại đang trên
đường băng hoại về đạo đức, suy vi về chính
trị, cùng kiệt về kinh tế... Thơ Hồ Xuân Hương
là tiếng nói hết sức hồn nhiên tự nhiên mang
đậm bản sắc văn hoá dân gian. Nhưng cũng là
tiếng nói phản kháng mạnh mẽ đối với chế độ
phong kiến đầy rẫy những bất công ngang trái
lên tiếng bênh vực quyền sống con người đặc
biệt là người phụ nữ. Với một sức sáng tạo tuyệt
vời. Một nghệ thuật độc đáo có một không hai.
Thơ Hồ Xuân Hương là hiện tượng giao thoa, là
cái gạch nối giữa văn chương bác học và văn
chương bình dân: vừa nôm na dung dị, vừa quý
phái cao sang. Những trước tác nghệ thuật của
nữ sĩ có sức lay động, sức ám ảnh sâu xa trong
tâm hồn người đọc.
Nhìn nhận và đánh giá thơ Hồ Xuân Hương
nói chung, từ góc nhìn văn hoá nói riêng, đem
đến cho chúng ta một cái nhìn phóng khoáng
mới mẻ tìm ra cái bản chất, cái mấu chốt trên
con đường tìm đến chân lý nghệ thuật. Tiếp cận
văn hoá học sẽ mở ra nhiều hứa hẹn mới không
chỉ nghiên cứu phân tích thơ Hồ Xuân Hương và
thơ trung đại nói riêng mà sẽ là phương pháp
hữu hiệu áp dụng nghiên cứu các giá trị văn
học nói chung./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Nho Thìn - Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hoá - NXB
Giáo dục, Hà Nội 2003.
2. Nguyễn Bá Thành - Bản sắc văn hoá Việt Nam qua giao
lưu văn hoá - NXB ĐHQG Hà Nội,
3. Đỗ Lai Thuý - Thơ Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực.
NXB Văn hoá Thông tin.
4. Lý luận văn học - NXB Giáo dục - ĐHQG Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_9677_2207520.pdf