Tài liệu Thơ chữ Hán viết về Ninh Bình của Thám hoa Vũ Phạm Hàm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00031
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 40-44
This paper is available online at
THƠ CHỮ HÁN VIẾT VỀ NINH BÌNH CỦA THÁM HOA VŨ PHẠMHÀM
Ngô Thị Thu Trang
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt. Vũ Phạm Hàm là một danh nhân văn hóa nổi tiếng của nước ta giai đoạn cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Năm 1899 ông được triều đình giao đảm nhiệm chức Đốc học tỉnh
Ninh Bình. Vùng đất Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. . . nổi tiếng
đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong thơ ông. Tác giả không chỉ say sưa với vẻ đẹp của thiên
nhiên mà còn thể hiện tình cảm yêu mến, sự ngợi ca các vị hoàng đế, danh nhân văn hóa
như vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Trương Hán Siêu. Qua những bài thơ viết về
Ninh Bình người đọc có thể cảm nhận được sự gắn bó, yêu quý, trân trọng vùng đất này và
cao hơn là tình yêu quê hương đất nước của Thám hoa Vũ Phạm Hàm.
Từ khóa: Thơ chữ Hán, Ninh Bình, Vũ ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ chữ Hán viết về Ninh Bình của Thám hoa Vũ Phạm Hàm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00031
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 40-44
This paper is available online at
THƠ CHỮ HÁN VIẾT VỀ NINH BÌNH CỦA THÁM HOA VŨ PHẠMHÀM
Ngô Thị Thu Trang
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên
Tóm tắt. Vũ Phạm Hàm là một danh nhân văn hóa nổi tiếng của nước ta giai đoạn cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Năm 1899 ông được triều đình giao đảm nhiệm chức Đốc học tỉnh
Ninh Bình. Vùng đất Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. . . nổi tiếng
đã để lại dấu ấn khá đậm nét trong thơ ông. Tác giả không chỉ say sưa với vẻ đẹp của thiên
nhiên mà còn thể hiện tình cảm yêu mến, sự ngợi ca các vị hoàng đế, danh nhân văn hóa
như vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Trương Hán Siêu. Qua những bài thơ viết về
Ninh Bình người đọc có thể cảm nhận được sự gắn bó, yêu quý, trân trọng vùng đất này và
cao hơn là tình yêu quê hương đất nước của Thám hoa Vũ Phạm Hàm.
Từ khóa: Thơ chữ Hán, Ninh Bình, Vũ Phạm Hàm, thế kỉ XIX, tình yêu đất nước.
1. Mở đầu
Vũ Phạm Hàm (1864 – 1906) là vị Thám hoa cuối cùng và là một trong ba vị Tam nguyên
triều Nguyễn (cùng với Nguyễn Khuyến, Trần Bích San). Ông được coi là danh nhân văn hóa có
nhiều đóng góp đối với đất nước. Ở lĩnh vực văn học, ông đã để lại nhiều trước tác giá trị với “nội
dung, nghệ thuật sâu sắc, có nhiều hình tượng nghệ thuật mà giới yêu thơ thán phục” [4;964]. Cả
cuộc đời ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Trong khoảng từ năm 1890 đến
năm 1906 ông làm đốc học và giữ chức án sát ở nhiều tỉnh. Những vùng đất ông từng trải qua đều
để lại dấu ấn trong sáng tác của ông như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng, Hà Nội, Cầu
Đơ (Hà Đông) [2]. . . trong đó có thể nói Ninh Bình là nơi đã ghi dấu đậm nét hơn cả. Trong bối
cảnh nghiên cứu về Vũ Phạm Hàm tương đối đa dạng hiện nay, bài viết của chúng tôi về thơ chữ
Hán viết về Ninh Bình của Thám hoa Vũ Phạm Hàm hi vọng mang đến một cái nhìn sắc nét trong
một khía cạnh nhỏ hãy còn bỏ ngỏ.
2. Nội dung nghiên cứu
Năm Thành Thái thứ 11 (1899) Vũ Phạm Hàm được triều đình bổ giữ chức đốc học tỉnh
Ninh Bình. Năm Thành Thái thứ 13 (1901) cụ Vũ Phạm Dự, thân sinh của Vũ Phạm Hàm từ trần,
ông xin cáo nghỉ về quê để tang. Tiếp đó ông được bổ đi làm đốc học tỉnh Phù Lỗ. Như vậy quãng
thời gian Vũ Phạm Hàm làm việc tại Ninh Bình không nhiều (tất nhiên trong cuộc đời mình có thể
còn nhiều dịp khác ông đến Ninh Bình) nhưng trong thơ chúng ta thấy rất nhiều bài ông ghi lại
cảm xúc về cảnh vật và con người nơi đây. Khu vực Ninh Bình là nơi sơn thủy hữu tình với nhiều
danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. . . nổi tiếng; có sông suối, núi non, hang động và các di tích
Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 04/5/2015
Liên hệ: Ngô Thị Thu Trang, e-mail: ngothutrang2007@gmail.com
40
Thơ chữ Hán viết về Ninh Bình Của Thám hoa Vũ Phạm Hàm
gắn với hai triều đại Đinh, Tiền Lê. Những cảnh đẹp của vùng đất này như động Nham Sơn, động
Bàn Long, sông Thanh Quyết, núi Tam Điệp, núi Dục Thúy, núi Hồi Hạc, núi Diên Xí, núi Kiềm
Cổ (núi Kẽm Trống), núi Mã Yên, núi Trạng Nguyên. . . đều được ông khắc họa một cách sinh
động và hấp dẫn. Ông cũng đến thăm động Liên Hoa – nơi ở cũ của Phạm Văn Nghị, đến thăm
miếu vua Đinh Tiên Hoàng, vua Lê Đại Hành, Trương Hán Siêu và bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, sự
phẩm bình của mình.
Ông đã đưa vào thơ mình những bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, rộng lớn, cảnh nào cũng
có dáng dấp riêng và hết sức kì vĩ. Khi dạo trên những con đường núi gập ghềnh, gian nan hiểm
trở, ngồi trên thuyền ngắm nhìn dòng sông hay cùng học trò khám phá các hang động, tác giả đều
thể hiện sự say sưa và thích thú của mình. Đến động Bàn Long ở thôn Khê Đầu, huyện Hoa Lư,
ông ghi lại cảnh trí thơ mộng nơi đây:
Quần sơn tủng lân giáp, (Rặng núi cao vút tựa vảy rồng,
Nhất hác tụ vân yên. Trong hẻm núi tụ khói mây.)
(Bàn Long động) (Động Bàn Long)
Cảnh trời mây, sông nước hiền hòa trong đêm đi chơi động Nham Sơn - một hang động đẹp
nằm ở xã Địch Lộng huyện Gia Viễn - khiến nhà thơ có cảm giác nhẹ nhàng, lâng lâng, thoát tục:
Dạ sắc phù không tế, (Cảnh đêm bồng bềnh giữa bầu trời,
Thương mang nhất vọng trung. Mênh mang trong tầm mắt.
Trường giang dũng tân nguyệt, Trăng non nhô lên trên dải sông dài,
Đoản trạo phiếm vi phong. Mái chèo nhỏ lướt trong làn gió nhẹ.)
(Giai chư sinh du Nham Sơn động thừa dạ
phiếm chu tác)
(Cùng học trò đi chơi động Nham Sơn, nhân
đêm đến thả thuyền chơi làm thơ)
Không gian được miêu tả từ xa đến gần, thu lại dần từ cái bao la vô tận của bầu trời đến mái
chèo nhỏ bé. Trên cái nền phẳng lặng và êm ả đó lại nổi lên một âm thanh độc đáo “Giản thạch
bát âm hòa pháp cổ” (Tiếng đá bát âm từ khe suối hòa vào tiếng mõ chùa).
Những dòng sông ông đã từng đi qua cũng được ghi lại trong thơ bằng sự quan sát tinh tế
và tỉ mỉ. Tác giả hướng rung cảm của mình tới những hình ảnh rất cụ thể:
Thanh Quyết giang đầu nguyệt mang mang, (Đầu sông Thanh Quyết trăng mênh mang,
Thanh Quyết giang biên tinh hỏa quang. Bên sông Thanh Quyết đèn lửa rạng.
. . . . . .
Hắc vân phi tận nguyệt quang huyền, Mây đen bay hết, trăng sáng treo lơ lửng,
Sơn sắc mông lung trạo hướng tiền. Sắc núi mông lung, mái chèo hướng lên trước.)
(Thanh Quyết giang dạ độ) (Đêm qua sông Thanh Quyết)
Thiên nhiên cũng rất gắn bó với con người:
Triêu tại giảng đường tiền, (Buổi sáng ở trước nhà học,
Diên sơn chính đương hộ. Núi Diên ở ngay trước nhà.
Tịch tại thư thất trung, Buổi chiều ở trong thư phòng,
Sơn hựu đương song dũ. Núi lại ở sát song cửa sổ.)
(Diên Xí sơn) (Núi Diên Xí)
41
Ngô Thị Thu Trang
Núi Diên Xí (còn gọi là núi Cánh Diều) là một ngọn núi nằm ở phía đông thành phố Ninh
Bình ngày nay. Sự thay đổi của thời tiết từ sáng đến tối làm cho quang cảnh thêm phần nên thơ
và hư ảo với những làn khói sương bảng lảng vương trên cây cỏ. Mặc dù vẫn có tiếng suối chảy
róc rách, tiếng chim hót, vượn kêu song người đọc có cảm giác bao trùm lên cả không gian là sự
hoang vu, vắng vẻ, tĩnh lặng:
Cổ tháp vô nhân cư, (Toà tháp cổ không có người ở,
Thượng hữu quy vân tụ. Trên đó chỉ có mây tụ lại.)
(Diên Xí sơn) (Núi Diên Xí)
Vũ Phạm Hàm có nhiều bài thơ viết về núi Dục Thúy: Dục Thúy sơn tái sinh cúc (Cúc lại
nở trên núi Dục Thúy), Đăng Dục Thúy sơn (Lên núi Dục Thúy), Hộ Thành sơn (núi Hộ Thành),
Đề Hộ Thành sơn, cung họa Thiệu Trị thánh chế thi nguyên thủ vận (Đề núi Hộ Thành, cung kính
họa nguyên vần bài thơ của vua Thiệu Trị). Núi Hộ Thành chính là núi Dục Thúy, Hộ Thành là tên
do vua Thiệu Trị khi ngự giá Bắc tuần ban cho. Vẻ đẹp của ngọn núi này đã là nguồn cảm hứng
cho biết bao thi nhân từ xưa đến nay. Nhiều người – trong đó có cả các vị vua – từng đến chiêm
ngưỡng cảnh sông núi hữu tình và để lại những câu thơ dạt dào cảm xúc trên vách núi. Lên núi
Dục Thúy, Vũ Phạm Hàm không chỉ đắm mình trong vẻ đẹp vô tận của trời, của nước, của núi. . .
mà tâm hồn đa cảm của ông còn vương nỗi buồn khi nghĩ tới hoa cúc ngày xưa là một trong những
loại cống phẩm “Cống phỉ hà niên đạt ngọc kinh” (Hòm cống năm nào đưa tới ngọc kinh - Dục
Thúy sơn tái sinh cúc) mà nay “Tháp cúc bất doanh đầu” (Cúc trồng chẳng được như xưa nữa -
Hộ Thành sơn). Ông có thêm dòng nguyên chú thể hiện sự tiếc nuối của mình “Sơn cựu sản kim
cúc, kim do hoang hĩ” (Núi trước đây mọc nhiều cúc vàng, ngày nay đã hoang hóa hết rồi). Và cảm
hứng thiên nhiên luôn gắn với ý thức trách nhiệm, với sự quan tâm đến vận mệnh đất nước:
Địa hiểm khả bằng nhân cộng bảo, (Đất hiểm có thể dựa vào cùng người bảo vệ,
Thiên thu phiên khổn phụng minh trưng. Nghìn thu vững vàng phên dậu đủ để làm sángmệnh vua.)
(Đề Hộ Thành sơn, cung họa Thiệu Trị thánh
chế thi nguyên thủ vận)
(Đề núi Hộ Thành, cung kính họa nguyên
vần bài thơ của vua Thiệu Trị)
Đến núi Dục Thúy, Vũ Phạm Hàm nghĩ đến một danh nhân văn hóa từng gắn bó với vùng
núi này, người đã “Kí tháp minh nhai vịnh cúc hoa” (Ghi lên tháp khắc vách đá bài vịnh hoa cúc
– Trương Độn Tẩu từ), đó chính là Trương Hán Siêu. Ông viết về Trương Hán Siêu với những câu
thơ đầy sự cảm thông và trân trọng:
Thế xu dị giáo chung trì chính, (Thói đời theo dị giáo chỉ mình ngài sắt son với chính đạo,
Chúng ố hoàn danh mạn trích
hà. Người ta ghét bỏ nhưng tên tuổi ngài vẫn không có tì vết.
Thử cảnh thử hoài tri thục dữ, Cảnh này, nỗi lòng này biết ai hiểu được,
Hàn giang di miếu tịch dương tà. Để lại ngôi miếu bên sông lạnh lẽo trong bóng chiều.)
(Trương Độn Tẩu từ) (Đền Trương Độn Tẩu)
Thăm động Liên Hoa ở Hoa Lư, Vũ Phạm Hàm không miêu tả cảnh thiên nhiên mà dành sự
quan tâm và tình cảm của mình cho Phạm Nghĩa Trai tiên sinh. Phạm Nghĩa Trai là tên hiệu của
Hoàng giáp Phạm Văn Nghị, người xã Tam Đăng, huyện Đại An, tỉnh Nam Định. Khi quân Pháp
42
Thơ chữ Hán viết về Ninh Bình Của Thám hoa Vũ Phạm Hàm
đánh các tỉnh Bắc Kì ông đã cùng đội nghĩa dũng tổ chức căn cứ kháng chiến ở vùng núi Ninh
Bình. Động Liên Hoa là nơi ông lui về ở ẩn sau khi bị triều đình thu hết quan tước. Đến nơi ở cũ
của Phạm Văn Nghị, tác giả bày tỏ sự khâm phục của mình đối với một chí sĩ yêu nước và không
khỏi bâng khuâng:
Kim nhật dĩ vô ẩn quân tử, (Ngày nay chẳng có người quân tử ở ẩn,
Thạch bàn thư giá thủy không lưu. Bàn đá, giá sách, nước chảy mãi.)
(Liên Hoa động Phạm Nghĩa Trai tiên sinh
cố cư)
(Động Liên Hoa nơi ở cũ của tiên sinh Phạm
Nghĩa Trai)
Bài Quá Ninh Bình tỉnh thành (Qua tỉnh thành Ninh Bình) đã vẽ lại rất sinh động cả một
quang cảnh sông núi đang trải ra trước mắt nhà thơ:
Sơn hạ trường giang giang thượng thành, (Sông dài dưới núi thành trên sông,
Thành trung lâu điện thế tranh vanh. Lầu điện trong thành thế chênh vênh.
Ba phiên tử hạm liên tiêu dũng, Sóng vờn thuyền tía dâng tận trời,
Phong thụ hồng kỳ nhập vãn khinh. Cờ hồng trong gió bay nhẹ giữa trời chiều.)
Rõ ràng Vũ Phạm Hàm miêu tả cảnh vật không phải bằng những công thức ước lệ, bằng
những nét chấm phá mà miêu tả hết sức tỉ mỉ với sự quan sát tinh tế. Tỉnh thành Ninh Bình hiện
lên qua bài thơ thật tươi đẹp, trong sáng và đầy màu sắc.
Ninh Bình cũng là nơi còn lưu giữ được những di tích lịch sử gắn với hai triều đại Đinh,
Tiền Lê. Lên núi Mã Yên, tác giả ghi lại suy nghĩ và cảm xúc của mình về những vị vua từng lập
nên nhiều chiến công làm vẻ vang vùng đất này:
Phủ khám hoàng long khóa thạch lương, (Cúi trông rồng vàng quanh quất dưới cầu đá,
Hoa Lư thành thượng tối cao cương. Trên thành Hoa Lư cao nghìn trùng.
Bán không yên vụ trì thiên cổ, Bầu trời sương mù dày đặc nghĩ về người thiên cổ,
Nhị đế thần linh giá bát hoang. Hai vua thần linh ngự giá đến nơi hoang vu.)
(Mã Yên sơn) (Núi Mã Yên)
Sau nhan đề bài thơ tác giả còn có dòng nguyên chú giới thiệu về núi Mã Yên: “Tại Gia
Viễn huyện, Trường An Thượng xã phận, Đinh Tiên Hoàng lăng tại sơn lĩnh, Lê Đại Hành lăng tại
sơn cước, quân thạch ngại tiêu thức quốc triều Minh Mệnh niên gian phụng sắc kiến.” (Núi ở địa
phận xã Trường An Thượng, huyện Gia Viễn, mộ của Đinh Tiên Hoàng ở trên núi, mộ của Lê Đại
Hành ở chân núi đều bằng đá cắm biển đánh dấu nhận ra là khoảng thời gian năm Minh Mệnh nhà
Nguyễn vâng sắc xây dựng). Cùng cảm hứng ngợi ca các vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành
ông còn viết những bài như Đinh Tiên Hoàng đế miếu (Miếu vua Đinh Tiên Hoàng), Lê Đại Hành
đế miếu (Miếu vua Lê Đại Hành), bài nào cũng thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với hai vị hoàng
đế. Ông đề cao công lao của vua Đinh Tiên Hoàng:
Thảo muội thiên sinh thánh, (Thuở ban đầu trời sinh ra bậc thánh,
Hoa Lư đế tác bang. Thành Hoa Lư nơi hoàng đế dựng nước.
Cơ khai Đại Cồ Việt, Mở cõi xây nên nước Đại Cồ Việt,
Lưu truyền cổ Hồng Bàng. Lưu truyền từ họ Hồng Bàng xưa.)
(Đinh Tiên Hoàng đế miếu) (Miếu vua Đinh Tiên Hoàng)
43
Ngô Thị Thu Trang
Còn với vua Lê Đại Hành ông bày tỏ sự cảm thông, thấu hiểu với những éo le trong cuộc
đời vị hoàng đế và sự cảm phục của mình:
Chỉ kim yên vũ Kiều Sơn lộ, (Nay đường Kiều Sơn khói mây mù tỏa,
Cảm đức di cung trở đậu hương. Ta cảm đức độ của ngài mà cung kính khói hương.)
(Lê Đại Hành đế miếu) (Miếu vua Lê Đại Hành)
3. Kết luận
Qua một số bài thơ chữ Hán viết về Ninh Bình của Vũ Phạm Hàm chúng ta thấy dường như
bước chân nhà thơ đã đi khắp các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở đây. Có lúc ông ung
dung ngồi trên thuyền ngắm sông nước, có lúc đi khám phá các hang động, có lúc lên núi cao tít
tắp để thưởng ngoạn vẻ kì vĩ của thiên nhiên, có lúc lại trầm lắng suy tư trước một ngôi đền, miếu.
Trước cảnh non sông cẩm tú nhà thơ đã thốt lên đầy tự hào:
Ngã lai phủ ngưỡng giang sơn thắng, (Ta đến đây trông khắp núi non sông nước tươi đẹp,
Như họa đồ trung tự mộng trung. Như là trong tranh vẽ lại tựa như trong giấc mộng.)
(Giai chư sinh đăng Nham Sơn động) (Cùng học trò lên động Nham Sơn)
Tác giả không chỉ mở lòng đón nhận cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn thể hiện tình cảm của
mình đối với các vị hoàng đế, danh nhân văn hóa mà sự nghiệp của họ đã làm rạng danh vùng đất
này. Những câu thơ của ông thấm đượm cái nhìn đầy tính nhân văn, kín đáo, thâm trầm mà tinh tế,
sâu sắc. Đằng sau đó người đọc dễ dàng cảm nhận được sự gắn bó, yêu quý và trân trọng của nhà
thơ đối với vùng đất Ninh Bình nói riêng, đối với đất nước ta nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Lộc, 1999. Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX). Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
[2] Nhiều tác giả, 2010. Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[3] Trần Đình Sử, 2005. Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.
[4] Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế, 1999. Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nxb Văn hóa,
Hà Nội.
[5] Từ điển văn học Việt Nam (bộ mới), 2004. Nxb Thế giới. Hà Nội.
ABSTRACT
Sino language poem about Ninh Binh of Vu Pham Ham
Vu Pham Ham was a famous cultural celebrity of our country during the period from 19th
century to 20th century. In 1899, he commissioned to undertake provincial education officer in
Ninh Binh by court. Ninh Binh, with so many tourist attraction places and historical monuments,
bequeathed bold hallmarks in his poems. The author not only had passion for beautiful landscapes
but also showed his deep affection, praise for emperors, cultural celebrities such as Dinh Tien
Hoang King, Le Dai Hanh King, Truong Han Sieu. Through poems about Ninh Binh, readers can
feel close - knit, appreciate the homeland and especially Vu Pham Ham also showed his lovingness
for the country.
Keywords: Sino language poem, Ninh Binh, Vu Pham Ham, nineteenth century, love
country.
44
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3577_ntttrang_031_2193059.pdf