Tài liệu Thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim mạn đặc điểm nuôi dưỡng trẻ non tháng - Nhẹ cân trong chương trình hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại khu cách ly khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 222
ĐẶC ĐIỂM NUÔI DƯỠNG TRẺ NON THÁNG - NHẸ CÂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
TẠI KHU CÁCH LY KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Duy Tân*, Phạm Diệp Thùy Dương*, Bùi Quang Vinh*
TÓM TẮT
Mở đầu: Trẻ non tháng hay nhẹ cân cần dinh dưỡng hỗ trợ bằng đường tĩnh mạch và đường ruột, đặc biệt là
cần sữa mẹ để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cũng như giảm các biến chứng nhiễm trùng và viêm ruột hoại tử.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các đặc điểm về nuôi dưỡng ở trẻ non tháng hay nhẹ cân nhịn ăn qua đường
tiêu hóa lúc vào khu cách ly khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả hàng loạt ca từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017 trong chương
trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ” tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 2. Giai đoạn 1 (8/2016-12/2016) của
chương trình chỉ có điều dưỡng tham gia, giai đoạn 2 (12/201...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiếu sắt ở bệnh nhân suy tim mạn đặc điểm nuôi dưỡng trẻ non tháng - Nhẹ cân trong chương trình hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại khu cách ly khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 222
ĐẶC ĐIỂM NUÔI DƯỠNG TRẺ NON THÁNG - NHẸ CÂN
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
TẠI KHU CÁCH LY KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Nguyễn Duy Tân*, Phạm Diệp Thùy Dương*, Bùi Quang Vinh*
TÓM TẮT
Mở đầu: Trẻ non tháng hay nhẹ cân cần dinh dưỡng hỗ trợ bằng đường tĩnh mạch và đường ruột, đặc biệt là
cần sữa mẹ để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cũng như giảm các biến chứng nhiễm trùng và viêm ruột hoại tử.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định các đặc điểm về nuôi dưỡng ở trẻ non tháng hay nhẹ cân nhịn ăn qua đường
tiêu hóa lúc vào khu cách ly khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2.
Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu mô tả hàng loạt ca từ tháng 8/2016 đến tháng 4/2017 trong chương
trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ” tại khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 2. Giai đoạn 1 (8/2016-12/2016) của
chương trình chỉ có điều dưỡng tham gia, giai đoạn 2 (12/2016-4/2017) có thêm bác sĩ. Tiêu chuẩn chọn vào là trẻ
non tháng hay nhẹ cân, <7 ngày tuổi và nhịn ăn qua đường ruột ít nhất 24 giờ. Tiêu chuẩn loại ra là đa dị tật, tử
vong, chuyển khoa Hồi sức Sơ sinh. Các biến số chính là thời gian nuôi ăn tĩnh mạch (hoàn toàn, một phần) và tỷ
lệ nuôi ăn đường ruột với sữa mẹ lúc nhập khu cách ly, rời khu cách ly, và xuất viện.
Kết quả nghiên cứu: Tổng số 97 trường hợp trẻ non tháng – nhẹ cân, không có cực non và cực nhẹ cân.
Tuổi thai trung bình 33,1±2,2 tuần, cân nặng lúc sinh trung bình 1886,6±386 g. Thời gian nuôi tĩnh mạch hoàn
toàn và một phần là 3,1±2,7 ngày và 6,1±3,5 ngày, với 55,7% đường truyền ngoại biên và 44,3% trung ương.
100% trường hợp nuôi ăn đường ruột là dùng sonde dạ dày nhỏ giọt. Tại thời điểm xuất viện, trung bình
18,7±8,1 ngày tuổi, có 94,9% trẻ dùng sữa mẹ. Giai đoạn 2 có thời gian đạt nuôi ăn đường ruột hoàn toàn ngắn
hơn (8±3,6 ngày so với 10,3±5,9 ngày) và tỷ lệ trẻ dùng sữa mẹ nhiều hơn ở mọi thời điểm (p<0,05).
Kết luận: Ở trẻ sanh non - nhẹ cân, nuôi ăn tĩnh mạch còn ngắn và đa số dùng đường truyền ngoại biên.
Nuôi ăn đường ruột có tỷ lệ trẻ dùng sữa mẹ ban đầu thấp nhưng tăng dần và khi trẻ nhập viện và khi bắt đầu ăn
qua đường ruột thấp. Việc bác sĩ tham gia chương trình có tác động tốt đến tỷ lệ trẻ dùng sữa mẹ.
Từ khóa: sữa mẹ, non tháng, nhẹ cân.
ABSTRACT
FEEDING CHARACTERISTICS OF PRETERM OR LOW BIRTHWEIGHT INFANTS IN THE
"BREASTFEEDING SUPPORT" PROGRAM AT ISOLATION WARD IN THE NEONATAL UNIT OF
HOSPITAL OF CHILDREN 2
Nguyen Duy Tan, Pham Diep Thuy Duong, Bui Quang Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 222 - 227
Background: Preterm or low birth weight infants require parenteral or enteral nutrition especially breast
milk to improve nutritional status and reduce the rate of infection, necrotizing enterocolitis. Study objectives were
to determine the feeding characteristics of preterm or low birth weight infants who have contraindications for
enteral nutrition at the entrance to isolation ward in Neonatal Unit of Children’s Hospital 2.
Method: A prospective study described a series of cases from August 2016 to April 2017 in the
* Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Duy Tân ĐT: 0932.042.777 Email: duytannguyen_90@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 223
"Breastfeeding Support" program at the Neonatal Unit in Hospital of Children 2. In Stage 1 of the program
(8/2016-12 /2016), the participants were nurses and in stage 2 (12/2016-4/2017), the physicians also participated
in. Inclusion criteria were preterm or low birth weight infants who were less than 7 days old and had
contraindications for enteral feeding for at least 24 hours. Exclusion criteria were multiple deformities, death, and
transfer to Neonatal Intensive Care Unit. The main variables were the duration of parenteral feeding (total,
partial) and enteral feeding with breast milk at entrance, leave isolation ward, and at discharge.
Results: A total of 97 preterm infants - low birth weight do not have extremely preterm and extremely low
birth weight. Mean gestational age was 33.1±2.2 weeks, mean birth weight was 1886.6±386g. Duration of total
and partial parenteral nutrition was 3.1±2.7 days and 6.1±3.5 days; with 55.7% through peripheral veins and
44.3% through central veins. 100% enteral feeding was using gastric tube. At the time of discharge, mean
18.7±8.1 days old, 94.9% of infants used breast milk. Stage 2 with the additional physician’s participation
(compared with stage 1 only nurse participation) had a shortening effect on the time that infants had a full enteral
feeding (8±3.6 days vs. 10.3±5.9 days). It also increases the rate of infants using breast milk at all times (p <0.05).
Conclusions: In preterm - low birth weight infants, parenteral nutrition is short-term and most through
peripheral vein. At the time of admission to the hospital and starting enteral nutrition, the rate of infants using
breastmilk was low, but then increases gradually. The participation of physicians has a positive effect on the rate of
breastfeeding.
Key words: breast milk, preterm, low birth weight.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ non tháng hay nhẹ cân có nguy cơ cao bị
các biến chứng nặng. Do đó, những trẻ này cần
được nhập viện và theo dõi sát, thường phải
cách ly khỏi mẹ; và đôi khi phải tạm nhịn ăn qua
đường tiêu hóa trong một thời gian(5). Theo sinh
lý của sự tiết sữa, sữa mẹ chỉ được tiết ra khi
được trẻ bú hoặc được vắt đều đặn để làm trống
bầu vú(10). Sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu, tạo
thuận lợi cho quá trình nuôi dưỡng và giúp giảm
tỷ lệ nhiễm trùng khởi phát muộn, dự phòng
bệnh lý viêm ruột hoại tử và bệnh võng mạc của
trẻ non tháng ở trẻ non tháng hay nhẹ cân(9). Do
đó, việc bảo vệ, duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ
non tháng, nhẹ cân là rất quan trọng.
Từ tháng 5/2016, khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi
Đồng 2 đã khởi động chương trình “Hỗ trợ nuôi
con bằng sữa mẹ” tuyên truyền về lợi ích của
sữa mẹ, của việc vắt sữa cũng như thành lập một
khu vực trang bị tủ lạnh và đầy đủ các dụng cụ
cần thiết để các bà mẹ có con non tháng hay nhẹ
cân nằm tại khu cách ly của khoa có thể vắt sữa
đều đặn và dự trữ sữa cho con mình.
Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên
cứu này nhằm đánh giá tác động của chương
trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ” lên các đặc
điểm về nuôi dưỡng ở trẻ non tháng nhẹ cân
phải nhịn ăn qua đường tiêu hóa lúc vào khu
cách ly của khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các đặc điểm về nuôi dưỡng ở trẻ
non tháng hay nhẹ cân nhịn ăn qua đường
tiêu hóa lúc vào khu cách ly khoa Sơ sinh bệnh
viện Nhi Đồng 2 từ tháng 8/2016 đến tháng
4/2017, trong chương trình “Hỗ trợ nuôi con
bằng sữa mẹ”.
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu mô tả hàng loạt ca.
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ non tháng (<37 tuần) hay nhẹ cân
(< 2500 g), dưới 7 ngày tuổi và nhịn ăn qua
đường tiêu hóa ≥ 24 giờ khi nhập khu cách ly của
khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng II từ tháng
8/2016 đến tháng 4/2017
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 224
Tiêu chí chọn vào: trẻ non tháng hay nhẹ cân,
dưới 7 ngày tuổi, nhập khu cách ly của khoa Sơ
sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 và nhịn ăn qua
đường tiêu hóa ít nhất 24 giờ, từ tháng 8/2016
đến tháng 4/2017, có thân nhân hoặc mẹ đồng ý
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra: đa dị tật, có chống chỉ
định nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ không đồng ý
nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ chuyển khoa Hồi sức
tích cực, và tử vong tại bệnh viện.
Kỹ thuật chọn mẫu: lấy trọn
Các bước tiến hành
Chương trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa
mẹ” được thực hiện ở khoa Sơ sinh bệnh viện
Nhi Đồng 2 từ 5/2016 với sự giúp đỡ của tập thể
điều dưỡng của khoa. Khi trẻ vào viện, nếu có
chống chỉ định nhịn ăn qua đường ruột, điều
dưỡng sẽ hướng dẫn bà mẹ vắt sữa ở nhà để bảo
vệ nguồn sữa mẹ cho con. Khi trẻ bắt đầu ăn qua
đường ruột, điều dưỡng sẽ khuyến khích bà mẹ
vào bệnh viện và hướng dẫn quy trình vắt sữa,
gửi sữa, trữ sữa ở Khoa để cho con ăn.
Quy trình vắt sữa, gửi sữa, trữ sữa tại khoa
Sơ sinh
- Bà mẹ đến phòng vắt sữa trước 10 phút.
- Rửa tay bằng xà phòng đúng qui định.
- Vệ sinh bầu vú bằng nước sạch, lau khô
bằng khăn sạch.
- Ghi đầy đủ tên trẻ, số giường, số phòng,
ngày giờ vắt sữa vào dụng cụ chứa.
- Để sữa đúng nơi quy định.
- Điều dưỡng lấy sữa để chuẩn bị cử ăn cho
trẻ hoặc để vào ngăn mát tủ trữ sữa của khoa sơ
sinh ngay.
- Sữa vắt ra được trữ ở nhiệt độ 40 C trong tủ
dự trữ của khoa Sơ sinh; và được sử dụng trong
vòng 72 giờ sau vắt. Nếu không, sữa này phải
được hủy.
- Sữa lấy ra từ tủ dự trữ được làm ấm lại
trong chậu nước ấm để nâng nhiệt độ lên đến 370
C, lắc đều rồi đem cho con của chính bà mẹ đó.
Hai giai đoạn nghiên cứu: Trong quá trình
thực hiện nghiên cứu (8/2016-4/2017) chúng tôi
chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (1/8/2016 – 31/11/2016) chúng
tôi chỉ tiến hành lấy số liệu, không tham gia vào
chương trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ” ở
khoa Sơ sinh.
- Giai đoạn 2 (1/12/2016 - 30/4/2017) chúng tôi
(bác sĩ chuyên khoa Nhi) tham gia trực tiếp vào
chương trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ”
cùng với sự hỗ trợ của điều dưỡng tại khoa. Ở
giai đoạn này, lúc trẻ vào viện, chúng tôi đã tiến
hành tư vấn cho bà mẹ (hay thân nhân trẻ nếu bà
mẹ chưa vào bệnh viện Nhi Đồng 2) về lợi ích
của sữa mẹ, cách bảo vệ nguồn sữa mẹ, quy trình
vắt sữa, gửi sữa cũng như số lần vắt sữa trong
ngày và khuyến khích bà mẹ nhập viện với con
sớm nhất có thể khi xuất viện khỏi bệnh viện
Sản. Sau đó, chúng tôi đã chủ động gặp lại bà mẹ
mỗi ngày, nhằm tư vấn giải quyết những khó
khăn cụ thể trong quá trình vắt sữa, cho đến khi
bà mẹ có đủ sữa cho con mình.
Thu thập và xử lý số liệu
Dùng phần mềm thống kê STATA 13.0. Các
biến số định tính được tính bằng n (%); các biến
số định lượng được tính bằng TB ± SD (min,
max). Sử dụng phép kiểm T-test cho so sánh 2
trung bình và Chi square cho so sánh 2 tỷ lệ giữa
các nhóm.
KẾT QUẢ
Có 97 ca thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu trong 9
tháng thực hiện nghiên cứu. Tuổi thai trung bình
33 tuần, bao gồm 18,6% rất non, 45,6% non vừa,
29,9% non muộn, và 6,2% đủ tháng. Cân nặng
lúc sanh trung bình 1886,6±386 (g), nam 42
(43,3%), bao gồm 12,4% rất nhẹ cân (12,4%) và
87,6% nhẹ cân vừa.
Các đặc điểm nhân trắc của trẻ được trình
bày trong bài báo khác nên chỉ xin nhắc lại ngắn
gọn. Lúc nhập viện trung vị 1 (0;2) ngày tuổi, trẻ
cân nặng trung bình 1847,4±393,2g, với 14,4%
cân nặng thấp (cân theo tuổi WA <10 pct), 8,25%
chiều dài thấp (cao theo tuổi HA < 10 pct), và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 225
10,3% vòng đầu thấp (vòng đầu theo tuổi HC
<10 pct).
Đặc điểm của mẹ
Tuổi mẹ trung bình 27 tuổi, BMI trước sinh
trung bình 21 (kg/m2). Đa số các bà mẹ sinh 1 con
(46,9%) hoặc 2 con (38,5%). Học vấn mẹ khá cao,
đa số cấp 3 (54,6%) và đại học (18,6%).
Đặc điểm nuôi dưỡng trẻ
Bảng 1 trình bày đặc điểm nuôi dưỡng trẻ
trong toàn thời gian nghiên cứu. Thời điểm nhập
viện trung vị 1 (0;2) ngày tuổi, thời điểm xuất
viện trung bình 18,7±8,1 ngày tuổi.
Ban đầu trẻ đa số được nuôi ăn tĩnh mạch
hoàn toàn (89,7%), chỉ 6,2% kèm bú sữa mẹ và
4,1% kèm bú sữa công thức cho trẻ non tháng 22
kcal/oz. Thời gian nuôi tĩnh mạch hoàn toàn
trung bình là 3,1±2,7 ngày. Thời gian nuôi ăn tĩnh
mạch một phần trung bình là 6,1±3,5 ngày.
Đường nuôi ăn tĩnh mạch ngoại biên chiếm tỷ lệ
55,7%, cao hơn đường tĩnh mạch trung ương
44,3%. Khi trẻ được nuôi ăn đường ruột, tỷ lệ
nuôi bằng sữa mẹ cải thiện dần với tỷ lệ có sữa
mẹ 72,2% tại thời điểm ăn đường ruột hoàn toàn,
88,7% lúc rời khu cách ly và 94,9% lúc xuất viện.
Bảng 1. Đặc điểm nuôi dưỡng chung (N=97)
Đặc điểm n (%) hoặc
TB ± ĐLC
Thời điểm nhập viện (ngày tuổi) 1 (0;2)
Thời điểm xuất viện (ngày tuổi) 18,7 ± 8,1
Thời gian nuôi ăn tĩnh mạch đơn thuần (ngày) 3,1±2,7
Thời gian nuôi ăn tĩnh mạch + ruột (ngày) 6,1±3,5
Thời gian đạt nuôi ăn đường ruột đơn thuần
(ngày)
9,2±5
Đường truyền tĩnh mạch
Ngoại biên 54(55,7)
Trung ương 43(44,3)
Nuôi ăn sonde dạ dày nhỏ giọt 97(100)
Loại sữa ăn khi nhập viện
Chưa ăn 87(89,7)
Sữa mẹ
Sữa mẹ & sữa công thức
3(3,1)
3(3,1)
Sữa công thức 4(4,1)
Loại sữa khi bắt đầu ăn đường ruột
Sữa mẹ
Sữa mẹ & sữa công thức
4(4,1)
8(8,3%)
Sữa công thức 85 (87,6)
Loại sữa khi ăn đường ruột hoàn toàn
Đặc điểm n (%) hoặc
TB ± ĐLC
Sữa mẹ
Sữa mẹ & sữa công thức
41(42,3)
29(29,9)
Sữa công thức 27 (27,8)
Loại sữa khi rời khu cách ly
Sữa mẹ
Sữa mẹ & sữa công thức
63(65)
24(23,3)
Sữa công thức 10(10,3)
Loại sữa khi xuất viện
Sữa mẹ
Sữa mẹ & sữa công thức
70(72,2)
22(22,7)
Sữa công thức 5 (5,1)
Khi xuất viện, hầu hết các bà mẹ có sữa cho
con (94,9%) (Bảng 2). Tuy nhiên tỷ lệ nuôi sữa
mẹ phối hợp với sữa công thức còn khá cao với
tỷ lệ 22,7% hỗn hợp sữa mẹ - sữa công thức; chỉ
72% sữa mẹ hoàn toàn. Sữa công thức sử dụng
thường là sữa non tháng 22 kcal/oz, ít khi dùng
sữa 24 kcal/oz; không có gói tăng cường sữa mẹ
(Human Milk Fortifier - HMF). Tỷ lệ bà mẹ có đủ
sữa và dư sữa cho con khá cao lần lượt là 64,9%
và 8,3%. Đa số (73,2%) bà mẹ sử dụng máy vắt
sữa.
Kết quả nuôi dưỡng lúc xuất viện là trẻ có
vận tốc tăng trưởng khá chậm, chỉ tăng cân
9,3±5,9 g/ngày, và có 29,9% cân nặng theo tuổi
<10 pct.
Bảng 2. Tình trạng ăn sữa mẹ lúc xuất viện (N=97)
Đặc điểm n (%)
Sữa mẹ
Không 5(5,1)
Có * 92(94,9)
Phương pháp
Vắt tay 26(26,8)
Vắt máy 71(73,2)
Lượng sữa
Không có 5 (5,2)
Thiếu ** 21 (21,6)
Đủ 63 (64,9)
Dư 8 (8,3)
* Có: trẻ ăn sữa mẹ một phần hoặc hoàn toàn.
**Thiếu: bà mẹ phải cho con ăn thêm sữa công thức vào bất
kỳ cữ ăn nào.
So sánh nuôi dưỡng trong 2 giai đoạn
Giai đoạn 1 (8/2016 -11/2016) có 50 trường hợp
thỏa tiêu chuẩn nhận vào, giai đoạn 2 (12/2016 –
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 226
4/2017) có 47 trường hợp thỏa tiêu chuẩn nhận
vào (Bảng 3). Nhờ sự hỗ trợ tích cực hơn, đặc
điểm nuôi dưỡng sữa mẹ ở giai đoạn 2 có cải
thiện hơn giai đoạn 1. Thời gian đạt nuôi ăn
đường ruột hoàn toàn giai đoạn 2 ngắn hơn giai
đoạn 1 (8±3,6 so với 10,3±5,9, p = 0,02). Tỷ lệ ăn
sữa mẹ ở giai đoạn 2 cao hơn giai đoạn 1 tại các
thời điểm nuôi ăn đường ruột hoàn toàn (91,5%
so với 54%, P <0,001) và rời cách ly (97,9% so với
82%, P = 0,01). Khi xuất viện, tất cả 100% trẻ
được ăn sữa mẹ ở giai đoạn 2, trong khi giai
đoạn 1 chỉ 90% trẻ có sữa mẹ (p = 0,05).
Bảng 3. So sánh đặc điểm nuôi dưỡng của giai đoạn 1
(8/2016 – 11/2016) và giai đoạn 2 (12/2016 – 4/2017)
Đặc điểm nuôi dưỡng Giai đoạn 1
n = 50
Giai đoạn 2
n = 47
p
Thời gian nuôi ăn tĩnh
mạch đơn thuần (ngày)
3,5±2,9 2,6±2,3 0,1
Thời gian nuôi ăn bán
phần (ngày)
6,8±4,3 5,4±2,1 0,04
Thời gian đạt nuôi ăn
đường ruột đơn thuần
(ngày)
10,3±5,9 8±3,6 0,02
Đường truyền nuôi ăn TM 0,06
Ngoại biên 23(46) 31(66)
Trung ương 27(54) 16(34)
Cách nuôi ăn đường ruột
Sonde dạ dày nhỏ
giọt
50(100)
47(100)
1,00
Loại sữa ăn khi nhập viện
Chưa ăn qua đường
ruột
45(90) 42(89,3) 1,00
Có sữa mẹ 3(6) 3(6,4)
Sữa công thức 2(4) 2(4,3)
Khi bắt đầu ăn đường
ruột
0,5
Có sữa mẹ 5(10) 7(14,9)
Sữa công thức 45(90) 40(85,1)
Khi ăn đường ruột hoàn
toàn
<0,001
Có sữa mẹ 27(54) 43(91,5)
Sữa công thức 23(46) 4(8,5)
Khi rời khu cách ly 0,01
Có sữa mẹ 41(82) 46(97,9)
Sữa công thức 9(18) 1(2,1)
Khi xuất viện 0,05
Có sữa mẹ 45(90) 47(100)
Sữa công thức 5(10) 0(0)
Biến chứng 0,35
Chướng bụng 4(8) 2(4,2)
Ứ dịch dạ dày 5(10) 3(6,5)
XHTH 6(12) 2(4,2)
BÀN LUẬN
Tỷ lệ ăn sữa mẹ lúc bắt đầu ăn qua đường
ruột của nghiên cứu chúng tôi khá thấp (12,4%)
khi so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả
Maastrup(4), Smith(8). Điều này có thể giải thích
một phần là nghiên cứu của chúng tôi thực hiện
ở khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2, là đơn
nguyên chuyên sơ sinh, khi trẻ bắt đầu ăn đường
tiêu hóa thì phần lớn các bà mẹ vẫn còn chưa
xuất viện khỏi bệnh viện sản, tỷ lệ tiếp xúc mẹ -
con lúc đầu thấp dẫn đến tỷ lệ ăn sữa mẹ lúc đầu
trong nghiên cứu chúng tôi khá thấp. Tuy nhiên,
tỷ lệ ăn sữa mẹ hoàn toàn đã cải thiện vào các
thời điểm ăn đường ruột hoàn toàn, rời khu cách
ly và lúc xuất viện, do khi đó, các bà mẹ thường
đã xuất viện từ bệnh viện sản và vào bệnh viện
Nhi đồng 2 để sẵn sàng chăm sóc và cung cấp
sữa mẹ cho trẻ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tỷ
lệ ăn sữa mẹ của trẻ non tháng khi bắt đầu ăn
qua đường ruột, hay ăn sữa mẹ lúc xuất viện
như tuổi thai lớn, không hỗ trợ thông khí nhân
tạo, tiếp xúc với mẹ sớm, mẹ có trình độ học vấn
cao, bà mẹ đã từng cho con ăn sữa mẹ, mẹ nhập
viện cùng với con, bà mẹ có dự định nuôi con
bằng sữa mẹ, hạn chế sử dụng núm vú giả, vắt
sữa sớm trong 12h đầu sau sinh(3, 6).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn bà
mẹ có sữa cho con khi xuất viện, đa số bà mẹ có
đủ sữa cho con, đều này cho thấy chương trình
hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ khá thành công.
Các bà mẹ của trẻ non tháng gặp nhiều khó khăn
khi bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ và duy trì sữa
mẹ, đặc biệt khi con phải cách ly khỏi mẹ để vào
nằm ở đơn vị chăm sóc sơ sinh đặc biệt và mẹ lo
âu căng thẳng cho tình trạng sức khỏe của con;
do đó, các bà mẹ này cần được hỗ trợ vắt sữa
sớm đều đặn trong thời gian đầu sau sinh để
tăng khả năng tạo sữa đầy đủ cho trẻ. Việc vắt
sữa khi con nằm cách ly không những có lợi ích
cho con, mà còn giúp mẹ giảm stress(1, 2).
Nhờ sự hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tích cực
hơn, tỷ lệ trẻ non tháng hay nhẹ cân có sữa mẹ
cải thiện một cách rõ rệt vào các thời điểm ăn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 227
đường ruột hoàn toàn, lúc rời khu cách ly, lúc
xuất viện ở giai đoạn 2 so với giai đoạn 1. Nhiều
phương pháp được chứng minh là có hiệu quả
tăng tỷ lệ ăn sữa mẹ ở trẻ non tháng khi trẻ nằm
cách ly khỏi mẹ, như tiếp xúc thể chất sớm giữa
mẹ và con, tác động tư vấn viên tại nhà hoặc tại
bệnh viện, kích thích tiết sữa bằng máy vắt sữa,
tập huấn nhân viên y tế lợi ích của sữa mẹ(7).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 97 trường hợp sơ sinh sanh non
– nhẹ cân (không có cực non và cực nhẹ cân)
trong chương trình “Hỗ trợ nuôi con bằng sữa
mẹ” ở khoa Sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 2 cho
thấy nuôi ăn tĩnh mạch khá ngắn (thời gian nuôi
tĩnh mạch hoàn toàn và một phần là 3,1 và 6,1
ngày) và đa số qua đường ngoại biên. Nuôi ăn
đường ruột đều dùng sonde dạ dày nhỏ giọt,
chủ yếu là sữa mẹ và sữa non tháng. So với giai
đoạn 1, giai đoạn 2 có thêm bác sĩ tham gia
chương trình có tác động rút ngắn thời gian đạt
nuôi ăn đường ruột hoàn toàn và tăng tỷ lệ trẻ
dùng sữa mẹ ở mọi thời điểm.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
1. Flaherman JV, Lee CH (2013). “Breastfeeding by Feeding
Expressed Mother’s Milk”. Pediatr Clin North Am, 60(1): 227-
246.
2. Lau C (2001). “Effects of Stress on Lactation”. Pediatr Clin North
Am, 48(1): 221-234.
3. Maastrup R, Hasen MB, Kronborg H, et al (2014). “Factors
Associated with Exclusive Breastfeeding of Preterm Infants.
Results from a Prospective National Cohort Study”. PloS one,
9(2): e890077.
4. Maastrup R, Hasen MB, Kronborg H, et al (2014).
“Breastfeeding Progression in Preterm Infants Is Influenced by
Factors in Infants, Mothers and Clinical Practice: The Results of
a National Cohort Study with High Breastfeeding Initiation
Rates”. PloS one, 9(9): e108208.
5. Natarajan G, Shankaran S (2016). “Short- and Long-Term
Outcomes of Moderate and Late Preterm Infants”. Am J
Perinatol, 33(3): 305-17.
6. Niela-Vilén H, Melender HL, Axelin A, et al (2016). “Predictors
of Breastfeeding Initiation and Frequency for Preterm Infants in
the NICU”. J Obstet Gynecol Neonatal Nurs, 45(3): 346-58.
7. Renfrew MJ, Craig D, Dyson L, et al (2009). “Breastfeeding
promotion for infants in neonatal units: a systematic review
and economic analysis”. Health Technol Assess, 13(40): 1-146.
8. Smith MM, Durkin M, Hinton VJ, et al (2003). “Initiation of
breastfeeding among mothers of very low birth weight
infants”. Pediatrics, 11(6): 1337-42.
9. Underwood A (2013). “Human milk for the premature infant”.
Pediatr Clin North Am, 60(1):189–207
10. WHO (2009). “The physiological basis of breastfeeding”. In:
WHO, Infant and young child feeding, pp9-18. WHO Press,
Geneva.
Ngày nhận bài báo: 05/11/2017
Ngày nhận bài phản biện: 18/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15//03/2018
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 228
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thieu_sat_o_benh_nhan_suy_tim_man_dac_diem_nuoi_duong_tre_no.pdf