Thiết lập mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tài liệu Thiết lập mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số: Thiết lập mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số (QT) - Quảng Trị hiện có một hệ thống các khu bảo tồn đa dạng sinh học như Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bắc Hướng Hoá, đường Hồ Chí Minh huyền thoại…Ngoài ra còn có các khu rừng đặc dụng ven biển như Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc.   Tổng diện tích vùng lõi của các khu bảo tồn thiên nhiên (không kể Rú Lịnh và Trằm Trà Lộc) là 68.520 ha với vùng đệm bao gồm diện tích của 14 xã thuộc hai huyện Đakrông, Hướng Hoá có diện tích 97.622,4 ha. Tại các khu bảo tồn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới với 24 loài thực vật, 3 loài cá, 18 loài lưỡng cư, bò sát, 15 loài chim, 28 loài thú…   Riêng huyện Đakrông là địa phương nằm trong hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng, có giá trị đa dạng sinh học cao. Vậy nhưng khu vực này được đánh giá là một trong những địa bàn nghèo của tỉnh với 83% dân số là người dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Điều kiện sống của người dân phụ...

doc7 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết lập mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thiết lập mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số (QT) - Quảng Trị hiện có một hệ thống các khu bảo tồn đa dạng sinh học như Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, bắc Hướng Hoá, đường Hồ Chí Minh huyền thoại…Ngoài ra còn có các khu rừng đặc dụng ven biển như Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc.   Tổng diện tích vùng lõi của các khu bảo tồn thiên nhiên (không kể Rú Lịnh và Trằm Trà Lộc) là 68.520 ha với vùng đệm bao gồm diện tích của 14 xã thuộc hai huyện Đakrông, Hướng Hoá có diện tích 97.622,4 ha. Tại các khu bảo tồn có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế giới với 24 loài thực vật, 3 loài cá, 18 loài lưỡng cư, bò sát, 15 loài chim, 28 loài thú…   Riêng huyện Đakrông là địa phương nằm trong hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng, có giá trị đa dạng sinh học cao. Vậy nhưng khu vực này được đánh giá là một trong những địa bàn nghèo của tỉnh với 83% dân số là người dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô. Điều kiện sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.  Cũng giống như nhiều vùng khác ở Việt Nam, rừng và đa dạng sinh học của Quảng Trị đang bị suy giảm vì những nguyên nhân khác nhau. Trong đó mối đe doạ chính của thực trạng suy thoái đa dạng sinh học là do mất sinh cảnh và sự chia cắt của sinh cảnh mà một phần do biến đổi khí hậu gây ra.  Do vậy làm thế nào để giảm thiểu sự suy thoái của đa dạng sinh học hướng đến việc thiết lập một mô hình quản lý bền vững tài nguyên rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số bằng cách trang bị các kiến thức, kỹ năng và quyền hợp pháp để người dân tham gia quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực đầu nguồn huyện Đakrông là mục tiêu của dự án do Tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch (DANDA) tài trợ.  Theo đó, dự án đã triển khai các hợp phần cụ thể như tiến hành nghiên cứu đầy đủ các điều kiện kinh tế- xã hội và sinh thái tại vùng rừng đầu nguồn Đakrông. Hỗ trợ công tác giao đất, giao rừng cho người dân Vân Kiều, Pa Cô và đảm bảo có sự đồng thuận về quản lý tài nguyên rừng bền vững thông qua các thoả ước đồng quản lý.  Cung cấp cho cộng đồng địa phương kiến thức, kỹ năng quản lý hiệu quả tài nguyên rừng và các hoạt động sinh kế bền vững. Hỗ trợ chính quyền địa phương xây dựng và tăng cường các chính sách và phương thức quản lý rừng. Nâng cao nhận thức về các lợi ích kinh tế, sinh thái, xã hội của rừng. Dự án đã chọn các địa bàn ưu tiên gồm các xã Tà Long, Hướng Hiệp, Húc Nghì, Triệu Nguyên để đầu tư xây dựng các mô hình điểm từ đó nhân rộng ra các địa bàn khác.  Trước hết là tiến hành điều tra nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là nguồn lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như mây, tre, cây thuốc, đót, lá cọ, mật ong và nấm. Uớc tính nguồn thu nhập LSNG từ rừng, xác định các cơ hội tiềm năng và những trở ngại trong quá trình tiêu thụ sản phẩm bằng phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị khác nhau về các sản phẩm LSNG từ đó đề xuất phát triển các mô hình LSNG ở rừng tự nhiên cũng như ở vườn nhà để tăng thu nhập cho các hộ gia đình thông qua các hoạt động trồng và khai thác bền vững. Tăng cường công tác đào tạo, phát triển các ngành nghề giúp người dân có thể sử dụng nguồn LSNG tại địa phương để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao. | Hỗ trợ công tác giao đất giao rừng cho cộng đồng người dân Vân Kiều, Pa Cô tại các xã Húc Nghì, Triệu Nguyên. Sau khi tiến hành các đợt tập huấn nhằm cung cấp cho cán bộ kiểm lâm và cán bộ xã những kiến thức, kỹ năng, phương pháp và thủ tục về giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng trong vùng dự án, kết quả đã giao 200 ha rừng sản xuất ở thôn Cợp, xã Húc Nghì và thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên với trữ lượng 11777 m3 gỗ; tiến hành cắm mốc ranh giới khu rừng và tiến hành cấp giấy CNQSD đất và rừng đến người dân 2 thôn.   Mặc dù việc giao rừng tự nhiên trên địa bàn 2 xã nói trên mới bước vào thực hiện nên chưa thể đánh giá được hiệu quả nhưng bước đầu cho thấy người dân đã thực sự là chủ sở hữu của những cánh rừng và có trách nhiệm rõ ràng. Việc bảo vệ rừng đã được người dân quan tâm so với trước. Vì vậy chủ trương giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư bảo vệ và hưởng lợi là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền cơ sở, nên chủ trương này cần tiếp tục được nhân rộng nhằm bảo vệ vốn rừng hiện có.  Sau khi người dân được giao rừng, dự án lại tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ làm giàu rừng. Trước hết là trang bị các kiến thức, kỹ năng về quản lý rừng dựa vào cộng đồng. Áp dụng các kiến thức xây dựng mô hình điểm về quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại xã Triệu Nguyên, Húc Nghì và Tà Long. Xây dựng các mô hình điểm để quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng làm cơ sở nhân rộng ra các địa bàn khác và cải thiện sinh kế cho người dân thông qua khai thác rừng bền vững.  Theo đó cán bộ kiểm lâm phối hợp với chính quyền các địa phương tiến hành chỉ đạo thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động nuôi dưỡng rừng tự nhiên, làm giàu rừng bằng phương pháp trồng bổ sung các loài cây có giá trị như như huỳnh, mây nước...  Kết quả đã có 100 ha rừng tự nhiên được làm giàu theo phương pháp trồng bổ sung, 50 ha rừng tự nhiên được làm giàu bằng phương pháp kỹ thuật lâm sinh (loại trừ cây phẩm chất xấu, sâu bệnh, cây chèn ép, cây không có giá trị kinh tế, điều chỉnh và tạo mật độ hợp lý cho rừng trong giai đoạn nuôi dưỡng). Hoạt động này đã góp phần thay đổi nhận thức, tăng cuờng vai trò, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.  Để nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng địa phương, dự án còn triển khai tập huấn và xây dựng quy ước bảo vệ rừng theo thông tư 70/2007/TT-BNN cho 12 thôn thuộc 6 xã trên địa bàn huyện Đakrông. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng cam kết bảo vệ rừng thôn bản.  Việc xây dựng quy ước đã đạt được mục tiêu là huy động được sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng nội dung, cam kết bảo vệ, phát triển rừng. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ, phát triển rừng của 761 hộ gia đình nằm trong 6 xã ranh giới với Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.  Sau 3 năm triển khai, dự án “Đảm bảo và thiết lập quản lý rùng bền vững tài nguyên rừng cho các cộng đồng dân tộc thiểu số Quảng Trị” đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Bằng các hoạt động đa dạng phù hợp với điều kiện địa phương và nhu cầu của người dân đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân, phát triển KT-XH địa phương.  Dự án đã nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực của người dân nghèo, đặc biệt là nhóm cộng đồng dân tộc thiểu số trong vùng đệm về vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. Thành công của các hoạt động của dự án đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện sinh kế, giảm áp lực của người dân trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng.  Dự án đã đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân các địa phương nên tạo được sự hợp tác tích cực từ cộng đồng về công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện Đakrông.  QUẢN LÝ NGHỀ CÁ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG VEN BIỂN QUẢNG NAM Thứ tư, 28 Tháng 10 2009 09:06 Quảng Nam là một tỉnh ven biển miền Trung, có tiềm năng về nghề cá . Với chiều dài bờ biển 125km, hai cửa biển lớn là Kỳ Hà – Núi Thành, Cửa Đại - Hội An và quần đảo Cù Lao Chàm có các yếu tố tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề cá về khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm qua kinh tế Thủy sản đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngư dân ven biển Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về năng lực sản xuất, sản lượng khai thác, nuôi trồng  thuỷ sản ngày càng tăng, nghề cá Quảng Nam đã và đang đối mặt với những thách thức: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường vùng ven bờ, các rủi ro, tai nạn trong quá trình phát triển, do đó việc củng cố, tổ chức lại sản xuất trong trong nghề cá hiện nay là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết, đòi hỏi không chỉ có sự nổ lực của ngành Thuỷ sản, mà các ngành liên quan, chính quyền các địa phương nghề . UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số: 58/2005/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2005 về việc ban hành Quy chế về tổ chức khai thác hải sản trên biển theo tổ đoàn kết của ngư dân tỉnh Quảng Nam . Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 21/4/2009  ban hành đề án “ Quản lý nghề khai thác ven bờ dựa vào cộng đồng” Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 21/4/2009  ban hành đề án “ Quản lý nuôi trồng thủy sản nước lợ dựa vào cộng đồng”  Đó là các chủ trương của tỉnh nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, phát triển nghề cá theo hướng an toàn, bền vững là một nhân tố trung tâm, là kết quả bước đầu  của đồng quản lý trong nghề cá tại Quảng Nam, nhằm xữ dụng tài nguyên hợp lý bền vững, tương xứng với tiềm năng vốn có của Quảng Nam. 1.Về tình hình xây dựng các tổ chức cộng đồng trong khai thác hải sản: Việc xây dựng các Tổ đoàn kết(TĐK) sản xuất trên biển đã được thực hiện theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động sau: Việc xây dựng các mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng đã có các bước đi phù hợp, lấy dân làm gốc để xây dựng các kế hoạch hành động, cần nắm vững các yêu cầu phát triển của công đồng để điêù chỉnh các chủ trương chính sách phù hợp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong quản lý nghề cá .TĐK sản xuất trên biển được thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong quá trình tổ chức khai thác hải sản trên biển, phòng, chống bão, sự cố, tai nạn và cứu hộ, cứu nạn , tiêu thụ sản phẩm. TĐK được thành lập theo nguyên tắc 3 cùng: cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú. Quá trình tổ chức và hoạt động của TĐK được chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát và đảm bảo thực thi Quy ước nội bộ của TĐK, với nội dung cụ thể được các thành viên thảo luận công khai, dân chủ, phù hợp với điều kiện thực tiển của từng loại nghề, phong tục tập quán của từng địa phương, cùng thống nhất để thực hiện Thời gian qua Quảng Nam, dưới sự phối hợp của các bên liên quan tiến hành xây dựng một số mô hình sản xuất khai thác hải sản trên biển theo hình thức Tổ, đội đến nay trên toàn tỉnh đã có 64 tổ đoàn kết khai thác hải sản được thành lập với 594 phương tiện  trên địa bàn 6 huyện, thành phố ven biển Sau khi tổ chức công bố Quyết định và ra mắt các Tổ đoàn kết, Chi cục KT&BVNLThuỷ sản Quảng Nam vẫn tiếp tục phối hợp với UBND các xã theo dõi, hướng dẫn các ngư dân, chủ tàu cá tham gia hoạt động theo nội quy, quy chế của từng tổ. Các Tổ đoàn kết được thành lập như các tổ lưới quét Duy Vinh- Duy Xuyên, lưới cản An Bàng- Hội An đã đi vào hoạt động ổn định, và bước đầu phát huy hiệu quả trong việc cứu hộ, cứu trợ lẫn nhau cũng như tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình sản xuất trên biển.                 Tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong tổ nói riêng, tinh thần đoàn kết cộng đồng nói chung được nâng lên rõ rệt. Nhờ đó, các chủ tàu cá, các thuyền trưởng an tâm hơn trong việc vươn khơi, bám biển để sản xuất, giải quyết được một số bất cập trong các ngành nghề khai thác hải sản trên biển như tránh được giành giật lao động giữa các tàu thuyền với nhau, cùng nhau hổ trợ khi có sự cố, phân công trách nhiệm lai dắt, hổ trợ nhau khi bị mất lưới, tìm lưới, như ở tổ Lưới cảng An Bàng - Hội An. Cung cấp trao đổi thông tin về ngư trường nguồn lợi, thông tin cho nhau về thị trường giá cả nên tránh được tư thương ép giá như ở Đội lưới quét C10 Duy Vinh - Duy Xuyên, nhờ vậy hiệu quả sản xuất sau khi thành lập Tổ, đội đoàn kết được nâng cao, góp phần tăng thêm thu nhập của người lao động biển                 Ngoài ra trong quá trình hoạt động các thành viên của tổ đoàn kết đã cam kết về thực hiện các quy định về Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giữ gìn an ninh chính trị trật tự trên biển như: Không xử dụng chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác hải sản. 2. Tình hình thành lập và hình thành các tổ nuôi tôm nước lợ theo hướng quản lý cộng đồng tại  Quảng Nam Để xây dựng các vùng nuôi an toàn dịch bệnh, bên cạnh việc cải hoán lại cơ sở hạ tầng thì cần sắp xếp lại các vùng nuôi, hình thành các tổ tự quản, các nhóm cộng đồng, tạo sự liên kết trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong trong quá trình nuôi, nhất là ở các vùng nuôi thủy sản tập trung. Việc thành lập các tổ nuôi tôm nước lợ theo hướng quản lý cộng đồng cũng nhằm mục đích xây dựng thương hiệu vùng nuôi sinh thái, vùng nuôi sạch để góp phần cùng nhau tạo sức mạnh trong việc tiêu thụ sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đồng thời là cơ sở để xây dựng các vùng nuôi an toàn dịch bệnh và an toàn môi trường.                  Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 41 tổ cộng đồng trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ với 1.000 hộ tham gia. Các tổ này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc tổ chức sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi cụ thể như: tổ cộng đồng vùng Hóc Rộ - Cẩm Thanh (Hội An), Bản Long - Tam Tiến (Núi Thành), các tổ ở Duy Vinh, Duy Thành (huyện Duy Xuyên),... Tháng 6/2009, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chi cục NTTS đã xây dựng thí điểm 02 vùng nuôi tôm áp dụng GaqP, với diện tích 30 ha. Trong đó có 04 tổ nuôi tôm cộng đồng tại Tam Tiến và Duy Vinh được tham gia. Các tổ tham gia được tư vấn chọn con giống, giám sát môi trường, dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nuôi tôm theo một số tiêu chí GaqP. Kết quả bước đầu cho thấy, tôm nuôi phát triển tốt, ít xảy ra bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chí đã đề ra. Khi tham gia vào tổ nuôi tôm cộng đồng, người dân phối hợp với nhau trong việc kiểm tra, xét nghiệm con giống, cải tạo ao, hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất... Ngoài ra, các hộ tham gia trong tổ cộng đồng có tính giác ngộ rất cao, khi có trường hợp tôm nuôi bị bệnh, chủ hộ đóng cống, giam nước và báo cho các hộ có nuôi tôm chung quanh để phòng ngừa đồng thời báo cho cơ quan chức năng để xử lý. Ngoài ra, các tổ nuôi tôm cộng đồng còn được Nhà nước hỗ trợ một số thiết bị đo môi trường, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nuôi, giám sát môi trường nuôi. Nhìn chung, việc hình thành các tổ cộng đồng đã phát huy được hiệu quả như: Người dân cùng nhau đi mua tôm để kiểm tra chất lượng con giống, chọn được đàn tôm có chất lượng tốt, cùng nhau cải tạo ao nuôi, giúp đỡ nhau trong sản xuất, liên kết nhau trong việc mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm, xử lý và phòng ngừa dịch bệnh... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn còn những bất cập, khó khăn khi triển khai nhân rộng mô hình. Đó là việc thiếu kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên của các tổ, nhiều thành viên còn vi phạm qui ước, điều lệ mà tổ đã đề ra, đặc biệt là ở các tổ có nhiều thành viên tham gia; nguy cơ có nhiều tổ sẽ ngừng hoạt động, hoặc hoạt động không hiệu quả. Việc đồng loạt thực hiện các hoạt động như cải tạo ao, thả giống đã làm cho thiếu hụt lao động và nguồn giống cục bộ.  Nhiều người dân chưa thấy hết ý nghĩa thiết thực của việc nuôi tôm theo hướng cộng đồng nên chưa tích cực tham gia. 3. Để triển khai, nhân rộng mô hình này, các ngành, các địa phương cần có các giải pháp đồng bộ nhằm hổ trợ cho cộng đồng dân cư ven biển :             - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về đẩy mạnh  việc tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển theo chủ trương của Bộ Nông Ngiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Quảng Nam.             - Tuyên truyền, vận động nhân dân về mục đích, ý nghĩa và lợi ích thiết thực để họ tích cực  tham gia các hoạt động tổ chức lại sản xuất, quản lý ngư trường nguồn lợi thuỷ sản, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, xây dựng các Tổ, Đội Đoàn kết để phát triển nghề cá bền vững                 -  Trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng tổ chức cộng đồng nên lòng ghép  một số nội dung sau:                 - Phối hợp chỉ đạo gắn các nội dung tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá và khu dân cư tiên tiến với cuộc vận động xây dựng tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển Lấy kết quả xây dựng Tổ , đội đoàn kết là một trong những tiêu chí không thể thiếu khi đánh giá, bình xét công nhận đạt các danh hiệu văn hoá trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.                 - Việc gắn kết phong trào này cũng cần được mở rộng hơn với việc vận động nhân dân tích cực tham gia vào công tác phòng chống bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp đẩy mạnh hoạt động để thực hiện các Chương trình toàn dân bảo vệ an ninh vùng biển, nuôi tôm cộng đồng                 - Hàng năm chính quyền , các ban ngành đoàn thể ở các địa phương cần xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm hoạt động các tổ chức cộng đồng để khen thưởng  các tập thể, cá nhân thực hiện tốt  quy chế, quy ước của tổ cộng đồng  gắn kết với các chỉ tiêu  trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. 4. Sự cần thiết xây dựng chiến lược đồng quản lý nghề cá tại Quảng Nam                 Để thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất và tiến đến đồng quản lý nghề cá ven biển tại Quảng Nam, góp phần phát triển nghề cá theo hướng bền vững phù hợp các tiêu chí, cách tiếp cận trong đồng quản lý nghề cá  cần tiến đến xây dựng các “Làng cá văn hoá” điển hình ở tỉnh Quảng Nam có sự phối hợp nhịp nhàn, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chính quyền địa phương, xây dựng các cơ sở hội nghề nghiệp, trong đó các chi hội nghề cá đóng vai trò quan trọng, sự vào cuộc của tổ chức phi chính phủ, và các đoàn thể các cấp mang ý nghĩa quyết định, là cơ sở bước đầu để xây dưng đồng quản lý nghề cá tại Quảng Nam                 Các tổ chức cấp cộng đồng phối hợp với các bên tham gia và chính quyền để xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và quản lý nguồn lợi, những mục tiêu và chiến lược cần có một thỏa thuận về đồng quản lý. Các thành viên cộng đồng tham gia xây dựng kế hoạch, xác định các cơ chế hợp tác và các chiến lược bền vững.                 Tăng cường các mối liên kết và hợp tác giữa người xữ dụng nguồn lợi, các bên tham gia, chính quyền và các cơ quan bên ngoài phải mang tính liên tục và xuyên suốt trong quá trình đồng quản lý nghề cá.                 Chuẩn bị nguồn nhân lực và tài chính cho quá trình đồng quản lý nghề cá, kêu gọi, đề xuất tài trợ từ bên ngoài cộng đồng sẽ hết sức cần thiết tạo nên yếu tố thành công. Dựa vào cộng đồng để quản lý rủi ro thiên tai Xem tin gốc  Báo Văn hóa - 3 tháng trước 54 lượt xem VH- Trước những cơn mưa lớn hay triều cường, đặc biệt là mưa lớn kết hợp với triều cường thì TP.HCM luôn trong tình trạng ngập nặng. Facebook Dựa vào cộng đồng để quản lý rủi ro thiên taiTwitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Mỗi khi ngập, các giải pháp chống ngập từ trước đến nay hầu như tê liệt hoàn toàn: đường, nhà, các công trình dân sự đều... ngập. Ngoài triều cường xảy ra liên tục, TP.HCM còn có nhiều nguy cơ về sóng thần, nước biển dâng, sạt lở, bão đổ bộ... Từ đó, thực hiện các giải pháp đồng bộ và yêu cầu về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong năm 2010 và những năm tiếp theo là nhiệm vụ được TP.HCM đặt ra. Ngập ngày càng nặng Trong những rủi ro do thiên tai mà TP.HCM đang đối mặt thì thường xuyên nhất vẫn là triều cường dâng. Đáng báo động là những tháng cuối năm 2010, triều cường liên tục dâng đỉnh. Điển hình như đợt triều cường (1,55m tại trạm Phú An – sông Sài Gòn) đầu tháng 11.2010 được xem lớn nhất kể từ đầu năm và cũng là lớn nhất trong vòng 50 năm qua. Với đỉnh triều này, hầu hết các hộ ở vùng trũng, thấp trên địa bàn TP đều bị ngập. Có nhiều nơi xảy ra tình trạng ngập nặng, gây vỡ bờ bao. Thậm chí nhiều nơi chưa biết ngập là gì thì nay cũng “nếm mùi” nước lên, gây sụt lún nền nhà: Q.8, 12, Hóc Môn, Thủ Đức... Bên cạnh đó, theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLBTKCN) TP.HCM trong tháng 11.2010 đã có 4 ngày mưa với lượng lớn hơn 50 mm (ngày 7.11, tại trạm Mạc Đĩnh Chi là 71,4 mm; ngày 18.11, tại trạm Tân Sơn Nhất là 62,7 mm; ngày 19.11, tại trạm Mạc Đĩnh Chi là 88,8 mm, trạm Tân Sơn Nhất là 56,0 mm và ngày 25.11, tại trạm Mạc Đĩnh Chi là 56,8 mm) đã gây ngập một số tuyến đường nội thị. Theo Bản tin dự báo diễn biến thủy triều 5 ngày trong tháng 12.2010 của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ, mực nước đỉnh triều sẽ duy trì ở mức cao từ ngày 1.12.2010 đến ngày 5.12.2010, thời gian đỉnh triều xuất hiện vào buổi sáng và rạng sáng. Hơn nữa, mực nước đỉnh triều cao nhất tháng 12 cũng sẽ vượt và cao bằng đỉnh triều trong nhiều năm qua: Ngày 15.12, tại trạm Phú An sẽ là 1,55m (ngang năm 1960); trạm Nhà Bè là 1,52m (ngang năm 1994). Để đối phó với những đợt triều cường trong thời gian qua cũng như tháng 12, ông Trần Công Lý, Phó trưởng Ban Chỉ huy PCLBTKCN cho biết, giải pháp trước mắt là thực hiện tốt các chỉ đạo của UBND TP.HCM. Bên cạnh đó, thực hiện cấp bách các giải pháp chống ngập tại từng địa phương: Gia cố bờ bao xung yếu trên địa bàn phường 28, (Q. Bình Thạnh); rạch Võ thuộc khu phố 8, phường Hiệp Bình Chánh, (Q. Thủ Đức)... Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng Chống ngập là một trong những giải pháp của TP trong việc thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung, yêu cầu về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong năm 2010 trên địa bàn quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Và về lâu dài, đó cũng là một trong các giải pháp tính đến việc ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu. Ông Lê Thanh Liêm - Phó trưởng Ban Chỉ huy PCLBTKCN cho biết, thực hiện chủ trương của UBND TP.HCM về Kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của TP.HCM đến năm 2020 và các kế hoạch liên quan, thường trực Ban Chỉ huy PCLBTKCN đề nghị UBND các quận, huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện các nội dung, yêu cầu về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trong năm 2010 trên địa bàn quận, huyện, phường, xã, thị trấn. Theo kế hoạch này, sẽ thành lập các tổ, nhóm trong cộng đồng dân cư (trước mắt tại các địa bàn thường xuyên hoặc có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai) để thông tin, tuyên truyền, chủ động ứng phó tại chỗ khi xảy ra thiên tai. Rà soát, bổ sung các biện pháp thông tin, liên lạc, cảnh báo sớm về thiên tai trong cộng đồng dân cư, đặc biệt ở các khu vực ven sông, ven biển, vùng trũng thấp, xung yếu, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể, huyện Cần Giờ chọn 1 xã ứng phó với bão đổ bộ và 1 xã ứng phó với sự cố sóng thần, nước biển dâng; huyện Nhà Bè chọn 1 xã ứng phó với tình trạng sạt lở bờ sông; quận 12 và Thủ Đức, mỗi quận chọn 1 phường ứng phó với tình trạng triều cường, xả lũ, ngập úng; quận 4 chọn 1 phường ứng phó với dư chấn động đất có thể xảy ra sập đổ nhà cao tầng. Với những giải pháp này, TP.HCM đang chờ đợi sự đổi thay trong việc quản lý rủi ro thiên tai, đặc biệt là triều cường trong những tháng cuối năm 2010 và những năm tiếp theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doco_hue_6_0359.doc