Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính

Tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0006JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 52-64 This paper is available online at THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH Nguyễn Quốc Khánh Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Thiết kế và tổ chức dạy học là khâu quan trọng trong đào tạo nhằm thức đẩy quá trình học tập và nâng cao chất lượng dạy và học. Điểm yếu trong đào tạo trực tuyến là người học không được giao tiếp trực tiếp với người dạy cũng như bạn học của mình. Vậy thiết kế khóa học như thế nào?, tổ chức dạy học ra sao? trong đào tạo trực tuyến là vấn đề được đặt ra. Bài báo này tác giả thiết kế và tổ chức dạy học khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính nhằm phát triển năng lực và tư duy sáng tạo cũng như tích cực hóa người học. Từ khóa: Thiết kế khóa học trực tuyến, Tổ chức dạy học trực tuyến, đánh giá đào tạo trực tuyến, kiến trúc máy tính. 1. Mở đầu Từ năm 90 đến nay, E-learning đã đư...

pdf13 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0006JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 52-64 This paper is available online at THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN HỌC PHẦN KIẾN TRÚC MÁY TÍNH Nguyễn Quốc Khánh Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Tóm tắt. Thiết kế và tổ chức dạy học là khâu quan trọng trong đào tạo nhằm thức đẩy quá trình học tập và nâng cao chất lượng dạy và học. Điểm yếu trong đào tạo trực tuyến là người học không được giao tiếp trực tiếp với người dạy cũng như bạn học của mình. Vậy thiết kế khóa học như thế nào?, tổ chức dạy học ra sao? trong đào tạo trực tuyến là vấn đề được đặt ra. Bài báo này tác giả thiết kế và tổ chức dạy học khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính nhằm phát triển năng lực và tư duy sáng tạo cũng như tích cực hóa người học. Từ khóa: Thiết kế khóa học trực tuyến, Tổ chức dạy học trực tuyến, đánh giá đào tạo trực tuyến, kiến trúc máy tính. 1. Mở đầu Từ năm 90 đến nay, E-learning đã được triển khai bởi những trường đại học hàng đầu trên thế giới [1] như Harvard, MIT, Stanford, Phoenix.... và đã thu được một số kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh những ưu điểm, E-learning đang gặp 03 trở ngại lớn [2]: - Không có môi trường và tâm lí được tương tác với bạn học như trên lớp truyền thống nên rất khó thu hút và giữ chân người học trước màn hình máy tính trong một thời gian dài. - Chưa có phương pháp để khích lệ học sinh tích cực tham gia vào lớp học. - Chưa có phương pháp khả thi để chứng thực được kết quả học tập của học viên. Do vậy chất lượng đào tạo E-learning chưa tương xứng với tiềm năng, những trường đại học mở về E-learning có cấp bằng nhưng bằng cấp của họ lại không được xã hội đánh giá cao, cơ hội nghề nghiệp cho những ai được cấp bằng này là rất thấp [3,4]. Giải quyết 03 trở ngại trên là bài toán lớn, tầm vĩ mô, đòi hỏi sự cộng tác của các nhà khoa học trên các lĩnh vực chuyên môn công nghệ và lí luận dạy học. Trong bài báo này chúng tôi chỉ giới hạn nội dung nghiên cứu E-learing cho môn học cụ thể nhằm hạn chế những trở ngại trên. Cụ thể là thiết kế và tổ chức mô hình dạy học trực tuyến môn “Kiến trúc máy tính” . Ngày nhận bài: 17/12/2016. Ngày nhận đăng: 12/2/2017. Liên hệ: Nguyễn Quốc Khánh, e-mail: khanhmckm@gmail.com 52 Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thiết kế khóa học trực tuyến học phần “Kiến trúc máy tính” 2.1.1. Những điểm khác biệt của thiết kế khóa học trực tuyến so với khóa học truyền thống Quan điểm cho rằng “Chỉ cần chuyển đổi tài liệu sẵn có của lớp học truyền thống sang dạng số hóa là đã hoàn tất lớp học trực tuyến” là sai lầm vì giảng viên cần cung cấp một chương trình và tài liệu mang tính tổng thể cho học viên ngay từ đầu khóa học trong đào tạo trực tuyến để họ có kế hoạch phù hợp cho toàn khóa học. Bởi vậy khi thiết kế khóa học trực tuyến cần chú ý một số điểm khác biệt so với thiết kế khóa học truyền thống: Một là: Giảng viên cần chuyển các nguyên tắc và tài liệu học tập thành kế hoạch cho các hoạt động và tài liệu đào tạo. Hai là: Đào tạo trực tuyến là quá trình cung cấp thông tin và xây dựng các hoạt động nhằm thúc đẩy học viên tham gia khóa học, hướng tới mục tiêu học tập. Ba là: Thiết kế là quá trình lên kế hoạch một cách tổng thể có hệ thống trước khi phát triển hoặc thực hiện. Khi thiết kế cần chú ý đến ba câu hỏi: Mục tiêu đào tạo là gì? Chiến lược và phương tiện là gì? Bài kiểm tra cần thiết kế như thế nào, đánh giá và chỉnh sửa ra sao, làm thế nào biết chúng ta đã đến đích? 2.1.2. Sử dụng mô hình thiết kế ADDIE Theo [10] mô hình ADDIE được ứng dụng trong thiết kế khóa học trực tuyến như sau: Hình 1. Mô hình thiết kế ADDIE * A: Analysis – Phân tích: - Mục đích và mục tiêu: Mục đích và mục tiêu của khóa học? - Kết quả học tập: Học viên có đạt được mục tiêu không? Quan sát và đo lường hoạt động, kiến thức, thái độ, kĩ năng của học viên như thế nào? - Đặc điểm của học viên: Học viên hiểu biết gì trước khi học? Mục đích và động lực của họ trong khóa học này. - Môi trường học tập: Những trở ngại nào của lớp học truyền thống có thể tác động tới việc thiết kế lớp học trực tuyến. - Quản lí dự án: Thời gian, nguồn lực, nhân viên có ảnh hưởng thế nào tới việc thực hiện 53 Nguyễn Quốc Khánh thành công dự án này. *D: Design – Thiết kế: - Thiết kế tài liệu khóa học gồm: + Thiết kế hoạt động: Học viên cần thực hiện những bước nào để hoàn thành các hoạt động? + Thiết kế nội dung: Cần cung cấp nội dung nào và cần đặt trọng tâm vào đâu + Sử dụng thiết kế giao diện đồ họa: Tài liệu, trang web, bài giảng điện tử được thiết kế ra sao? Học viên có dễ dàng sử dụng không và có thu hút và gây hứng thú học tập cho họ hay không? - Cấu trúc thiết kế tổng thể một khóa học trực tuyến gồm: + Lời chào mừng + Mô tả khóa học + Hỗ trợ kĩ thuật + Mục đích và mục tiêu + Cấu trúc khóa học + Yêu cầu khóa học + Giao tiếp trong khóa học + Các hoạt động trong khóa học + Điểm số: Các mức điểm, tiêu chí chấm điểm + Các chính sách khác * D: Development- Phát triển - Xây dựng các sản phẩm như trang web, tài liệu, bài giảng điện tử hoặc các hoạt động trực tuyến dành cho học viên. Khi xây dựng cần chú ý 4 câu hỏi sau: Nội dung tài liệu được sắp xêp thế nào? Thiết kế các loại hoạt động và bài tập nào? Đánh giá kết quả học tập của học viên thế nào? Khóa học được truyền tải tới học viên như thế nào? - Các chuyên gia, nhân viên kĩ thuật và phương tiện truyền đạt (media) chịu trách nhiệm phát triển hạ tầng cho nội dung thiết kế. *I: Implementation – Thực hiện: Giảng viên và học viên sử dụng tài liệu và thực hiện khóa học *E: Evaluation – Đánh giá - Thu thập thông tin phản hồi đánh giá tính hiệu quả của thiết kế khóa học đáp ứng được mục đích và mục tiêu ban đầu của khóa học. Nếu đạt kì vọng, có thể coi đây là bước kết thúc. - Có thể dựa vào các phản hồi này để chỉnh sửa, bổ sung thiết kế khóa học nếu cần. Sau đây chúng tôi trình bày phần thiết kế cấu trúc nội dung khóa học và thiết kế kiểm tra đánh giá học phần “Kiến trúc máy tính”. 2.1.3. Thiết kế cấu trúc nội dung khóa học trực tuyến học phần “Kiến trúc máy tính” Khóa học kiến trúc máy tính được thiết kế giảng dạy với 6 chủ đề tương ứng với với 6 chương, thời gian diễn ra khóa học 15 tuần cụ thể như sau: Chủ đề 1: Chương 1. Giới thiệu chung về máy tính: được diễn ra trong vòng 2 tuần. Chủ đề 2: Chương 2. Khối xử lí trung tâm: được diễn ra trong vòng 2 tuần. Chủ đề 3: Chương 3. Tập lệnh máy tính: được diễn ra trong vòng 3 tuần. Chủ đề 4: Chương 4. Bộ nhớ trong: được diễn ra trong vòng 2 tuần. 54 Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính Chủ đề 5: Chương 5. Bộ nhớ ngoài: được diễn ra trong vòng 3 tuần. Chủ đề 6: Chương 6. Hệ thống bus và các thiết bị ngoại vi: được diễn ra trong vòng 3 tuần. Mỗi chương được thiết kế một bài giảng trực tuyến dạng chuẩn SCORM. Bài giảng có nội dung giàu thông tin, trực quan sinh động có ghi âm lời giảng của giảng viên, truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức tới học viên. Việc học bài giảng và đọc tài liệu tham khảo là hoạt động bắt buộc của khóa học. Thông qua phần này sinh viên lĩnh hội những kiến thức cơ bản nhất của khóa học từ đó có kiến thức để làm bài tập trắc nghiệm, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, tham gia diễn đàn và hội họp. 2.1.4. Thiết kế kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến học phần Kiến trúc máy tính a. Tổng quan kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến - Các tiêu chuẩn đánh giá học viên: Theo [10] để đánh giá học viên có hiệu quả phải dựa trên 9 vấn đề căn bản sau đây: Một: Đánh giá cái gì và như thế nào. Hai: Đánh giá học viên biết gì, ứng dụng kiến thức vào thực tế như thế nào. Ba: Đánh giá sẽ phát huy hiệu quả nhất khi khóa học có mục tiêu rõ ràng. Bốn: Đánh giá kết quả cuối khóa học, sự nỗ lực, sự tiến bộ trong suốt quá trình. Năm: Quá trình đánh giá thường xuyên và liên tục. Sáu: Đánh giá cần sự tham gia của các bộ phận trong phòng quản lí/trung tâm đào tạo. Bảy: Sử dụng các câu hỏi phù hợp để xác định rõ kết quả nỗ lực và thành tích học tập thực chất. Tám: Đánh giá hướng tới sự cải thiện chất lượng, khuyến khích sự đổi mới. Chín: Thông qua quá trình đánh giá, các nhà quản lí đào tạo hiểu rõ được trách nhiệm của mình đối với học viên. - Giải pháp hạn chế tính thiếu trung thực của học viên. Đây là điểm rất quan trọng trong đào tạo trực tuyến, nó quyết định đến độ chính xác của kết quả đánh giá cũng như thu hút học viên học tập tích cực. Các giải pháp cụ thể như sau: + Giảm áp lực cho học viên bằng cách tạo nhiều cơ hội để học viên đạt được mục tiêu khóa học. + Tiến hành đánh giá trong nhóm nhỏ mà học viên hiểu biết lẫn nhau, nhằm nâng cao tính trách nhiệm. + Thiết kế các hình thức đánh giá có ý nghĩa và không quá dài + Kiểm tra ngẫu nhiên. - Công cụ đánh giá học viên dành cho giảng viên Để đánh giá học viên trong lớp học trực tuyến, giảng viên có thể sử dụng các công cụ sau đây: * Câu hỏi nhiều lựa chọn: Kiểm tra mức độ hiểu bài, nhớ bài và khả năng ứng dụng vào thực tế. Cung cấp cơ sở cho thảo luận sau kiểm tra, làm rõ vì sao đúng vì sao sai. Giảm phỏng đoán. Dễ xây dựng phần mềm chấm điểm nhưng khó xây dựng các phương án lựa chọn khác nhau và mất nhiều thời gian xây dựng. * Câu hỏi đúng/sai: Kiểm tra mức độ nhớ và hiểu bài của học viên. Phỏng đoán có thể đạt 50% phương án đúng. Dễ dàng thiết kế và dễ tạo phần mềm chấm điểm nhưng khó xác định được điểm mạnh và điểm yếu của học viên. 55 Nguyễn Quốc Khánh * Câu hỏi lựa chọn phù hợp: Kiểm tra được nhận thức chứ không chỉ là nhớ bài. Dễ chấm và chấm nhanh nhưng khó thiết kế vì cần thông tin tương tự, khó xác định điểm mạnh và điểm yếu của học viên. * Hoàn thành câu: Phù hợp để đánh giá mức độ nắm vững các sự kiện nhưng khó chấm điểm vì có thể có nhiều phương án đúng. Dùng để đánh giá nhớ bài và nhận thức, đánh giá tư duy mức độ cao nhưng rất khó xây dựng phần mềm chấm điểm. * Câu trả lời ngắn/Tiểu luận: Trình bày theo nhóm: Cho thấy bức tranh toàn cảnh về khả năng của học viên. Phần này không có phần mềm chấm điểm. - Công cụ đánh giá học viên dành cho học viên khác: * Xếp hạng: Mỗi thành viên xếp hạng những đóng góp của thành viên khác từ tốt nhất trở xuống. * Chỉ định: Các thành viên được đánh giá theo từng đặc điểm. * Chấm điểm: Tương tự như chỉ định nhưng chấm điểm được thực hiện với tập hợp nhiều đặc điểm. b. Yêu cầu kiểm tra đánh giá với học phần kiến trúc máy tính. Môn học này vừa có tính cụ thể vừa có tính trừu tượng, là môn học được đánh giá cao ở năng lực vận dụng vào thực tiễn. Do đó các tiêu chí để đánh giá học viên trong học tập trực tuyến là: Khả năng nhớ và hiểu, khả năng nhận dạng, khả năng phân tích đánh giá c. Thiết kế các hoạt động đánh giá khóa học. Bảng 1. Các hoạt động đánh giá trong khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính Hoạt động đánh giá Yêu cầu Chấm điểm Câu hỏi thăm dò trước khóa học Đây là phần trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn. Có nội dung là các kiến thức cơ bản về máy tính trong thực tiễn người dùng cần biết. Kết quả do hệ thống tự chấm và lưu vào hồ sơ học viên. Thời gian làm bài sẽ kết thúc khi khóa học bắt đầu diễn ra. Có chấm điểm Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến Đây là phần bài tập trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn nhằm giúp sinh viên đánh giá kiến thức mình lĩnh hội được sau khi học bài giảng. Được làm nhiều lần, sau mỗi lần làm hệ thống tự đánh giá kết quả và có gợi ý cho việc trả lời đúng lần làm sau sẽ giúp sinh viên học được kiến thức thông qua bài tập. Nếu điểm quá thấp sinh viên tự biết cần phải học lại bài giảng để lần sau làm bài có điểm cao hơn. Điểm do hệ thống tự chấm và lưu vào hồ sơ học viên. Điểm cuối cùng là điểm trung bình của các lần làm. Thời gian trả bài trong suốt thời gian quy định cho phần học bài giảng. Có chấm điểm Diễn đàn thảo luận/ bài tập cá nhân Học viên tham gia diễn đàn để trả lời và trao đổi, phản hồi các câu hỏi thảo luận hoặc bài tập cá nhân. Học viên phân tích vấn đề thảo luận trên diễn đàn theo từng chủ đề của khóa học để giải quyết những tình huống thực tế và làm bài tập cá nhân của mình. Mỗi học viên phải phản hồi lại ít nhất 2 câu trả lời của học viên khác. Có chấm điểm 56 Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính Có tiêu chí đánh giá học viên: Xuất sắc, Tốt, đạt yêu cầu, không đạt yêu cầu. -Xuất sắc: Tích cực tham gia vào các phần thảo luận. Các ý kiến bình luận có nhiều ý tưởng mới, có phân tích và lập luận chặt chẽ mang tính đóng góp và xây dựng bài. Bình luận ít nhất 2 hoặc nhiều hơn cho mỗi chủ đề thảo luận hoặc bài tập cá nhân. Điểm đạt 100%. - Tốt: Tích cực tham gia vào các thảo luận. Các ý kiến bình luận có phân tích và lập luận chặt chẽ mang tính đóng góp và xây dựng bài. Bình luận ít nhất 2 bài cho mỗi chủ đề thảo luận hoặc bài tập cá nhân. Điểm đạt 70%. - Đạt yêu cầu: Tham gia vào các phần thảo luận. Các ý kiến bình luận có lập luận mang tính đóng góp và xây dựng bài. Bình luận ít nhất 1 bài cho mỗi chủ đề thảo luận hoặc bài tập cá nhân. Điểm đạt 50%. - Không đạt yêu cầu: Tham gia vào các phần thảo luận nhưng các ý kiến phản hồi chỉ là “Đồng ý với ý kiến của bạn” không có lập luận mang tính đóng góp và xây dựng bài. Hoặc không tham gia thảo luận và không nộp bài. Điểm đạt 0%. Bài tập nhóm Mỗi nhóm gồm 5 đến 6 thành viên cùng thực hiện bài tập nhóm và nộp cho giảng viên qua hệ thống quản lí khóa học. Mỗi thành viên trong nhóm phải thực hiện đánh giá các thành viên khác trong nhóm và nộp vào email cho giảng. Giảng viên chấm bài dựa vào nội dung bài tập nộp của nhóm và phiếu đánh giá hoạt động nhóm của các thành viên. Có quy định cụ thể về hạn nộp bài, nếu nộp chậm dưới 24 giờ sẽ bị trừ 20% tổng số điểm, nếu nộp chậm trên 24 giờ sẽ không nộp được bài và nhận điểm 0. Có chấm điểm Bài kiểm tra hết chương. Đây là dạng bài tập kiểm tra trắc nghiệm tổng hợp dạng nhiều lựa chọn và dạng ghép đôi. Kiểm tra đánh giá kiến thức tổng hợp của chương. Được thực hiện vào ngày chủ nhật của tuần cuối khi kết thúc chương. Học viên được làm một lần vào thời gian cụ thể do hệ thống thông báo và làm ở nhà. Điểm do hệ thống tự chấm và lưu vào hồ sơ học viên. Có chấm điểm Bài kiểm tra giữa học phần. Đây là dạng bài tập kiểm tra trắc nghiệm tổng hợp dạng nhiều lựa chọn và dạng ghép đôi. Kiểm tra đánh giá kiến thức tổng hợp của chương1, chương 2 và chương 3. Được thực hiện vào ngày chủ nhật của tuần thứ 7 tại phòng thi online của trường. Điểm do hệ thống tự chấm và lưu vào hồ sơ học viên. Có chấm điểm 57 Nguyễn Quốc Khánh Bài thi kết thúc học phần Đây là dạng bài tập kiểm tra trắc nghiệm tổng hợp dạng nhiều lựa chọn và dạng ghép đôi. Kiểm tra đánh giá kiến thức tổng hợp của toàn khóa học. Được thực hiện vào ngày cụ thể sau khi kết thúc khóa học tại phòng thi online của nhà trường. Điểm do hệ thống tự chấm và lưu vào hồ sơ học viên. Có chấm điểm Đúc kết Học viên tự đúc kết và rút ra bài học cho bản thân ở cuổi mỗi học phần thông qua việc trả lời câu hỏi: “Điều gì quan trọng nhất bạn học được ở bài học này?”, “Câu hỏi nào quan trọng nhất mà bạn chưa có được câu trả lời”. “Chỗ nào/điểm nào các bạn chưa rõ, còn khó hiểu nhất trong. . . ..?”. Có chấm điểm Đánh giá khóa học Sinh viên đánh giá hiệu quả của khóa học và phương pháp hướng dẫn của giảng viên trực tuyến sau khóa học. Không chấm điểm c. Tiêu chí đánh giá kết quả khóa học. Mỗi học viên sẽ được đánh giá theo thực tế hoàn thành các hoạt động trên lớp học trực tuyến dưới tiêu chí cụ thể sau: - Mức độ tích cực khi tham gia vào thảo luận, với các ý kiến tích cực cho các vấn đề được đề cập trong thảo luận. - Mức độ hoàn thành chất lượng của các bài tập được giao. - Kết quả tham gia các bài thi trắc nghiệm online ở nhà và tại phòng thi online của nhà trường. Cụ thể thang điểm như sau: - Từ 85% đến 100% = A - Từ 70% đến 84% = B - Từ 55% đến 69% = C - Từ 45% đến 54% = D - Dưới 45% = E Điểm số cho các chủ đề như sau: Câu hỏi thăm dò trước khóa học: 50 Điểm Chủ đề 1. Giới thiệu chung về máy tính: - Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến: 10 Điểm - Diễn đàn thảo luận: trả lời câu hỏi thảo luận, đọc và góp ý ít nhất 2 bài của sinh viên khác: 20 Điểm - Làm bài tập nhóm: 40 Điểm - Bài kiểm tra hết chương: 20 Điểm - Đúc kết: 10 Điểm Tổng điểm: 100 Điểm Chủ đề 2. Khối xử lí trung tâm: được diễn ra trong vòng 2 tuần - Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến: 10 Điểm - Diễn đàn thảo luận: trả lời câu hỏi thảo luận, đọc và góp 58 Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính ý ít nhất 2 bài của sinh viên khác: 20 Điểm - Làm bài tập nhóm: 40 Điểm - Bài kiểm tra hết chương: 20 Điểm - Đúc kết: 10 Điểm Tổng điểm: 100 Điểm Chủ đề 3. Tập lệnh máy tính: được diễn ra trong vòng 3 tuần - Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến: 10 Điểm - Diễn đàn thảo luận: trả lời câu hỏi thảo luận, đọc và góp ý ít nhất 2 bài của sinh viên khác: 20 Điểm - Làm bài tập nhóm 40 Điểm - Bài kiểm tra hết chương: 20 Điểm - Đúc kết: 10 Điểm Tổng điểm: 100 Điểm Bài kiểm tra giữa học phần: 150 Điểm Chủ đề 4. Bộ nhớ trong: được diễn ra trong vòng 2 tuần - Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến: 10 Điểm - Diễn đàn thảo luận: trả lời câu hỏi thảo luận, đọc và góp ý ít nhất 2 bài của sinh viên khác: 20 Điểm - Làm bài tập nhóm: 40 Điểm - Bài kiểm tra hết chương: 20 Điểm - Đúc kết: 10 Điểm Tổng điểm: 100 Điểm Chủ đề 5. Bộ nhớ ngoài: được diễn ra trong vòng 3 tuần - Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến: 10 Điểm - Diễn đàn thảo luận: trả lời câu hỏi thảo luận, đọc và góp ý ít nhất 2 bài của sinh viên khác: 20 Điểm - Làm bài tập nhóm: 40 Điểm - Bài kiểm tra hết chương: 20 Điểm - Đúc kết: 10 Điểm Tổng điểm: 100 Điểm Chủ đề 6. Hệ thống bus và các thiết bị ngoại vi: được diễn ra trong vòng 3 tuần - Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến: 10 Điểm - Diễn đàn thảo luận: trả lời câu hỏi thảo luận, đọc và góp ý ít nhất 2 bài của sinh viên khác: 20 Điểm - Làm bài tập nhóm 40 Điểm - Bài kiểm tra hết chương: 20 Điểm - Đúc kết: 10 Điểm Tổng điểm: 100 Điểm Bài thi kết thúc học phần 200 Điểm Điểm toàn khóa: 1000 Điểm 59 Nguyễn Quốc Khánh 2.2. Xây dựng và tổ chức dạy học trực tuyến học phần “ kiến trúc máy tính” 2.2.1. Hệ thống học tập trực tuyến Hệ thống họp tập trực tuyến [5-9] là hệ thống được xây dựng dưới dạng một website. Tại đây giáo viên có thể đưa bài giảng điện tử lên cho sinh viên tự học. Sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá thường xuyên hoặc định kì việc học ở nhà của sinh viên; kiểm tra đánh giá việc học trên lớp của sinh viên với các bài trắc nghiệm có tính tương tác cao; kết quả kiểm tra đánh giá được hệ thống tự động xử lí và lưu vào mục điểm số của môn học. Hệ thống cho phép tổ chức làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm, sinh viên nộp bài trực tuyến theo yêu cầu của giáo viên, có thể trao đổi thông tin và thảo luận trực tuyến thường xuyên với giáo viên qua mục diễn đàn và hội họp trực tuyến. Ngoài ra hệ thống này còn có thể sử dụng để tổ chức thi giữa kì và hết kì dưới hình thức trắc nghiệm online. 2.2.2. Tổ chức dạy trực tuyến học phần kiến trúc máy tính Khóa học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính được tổ chức theo modul chủ đề tại địa chỉ Hình 2. Hệ thống học tập trực tuyến môn Kiến trúc máy tính Mỗi chủ đề tương ứng với một chương và có quy định thời gian diễn ra như đã phân tích ở trên, hết thời gian chủ đề sẽ đóng cửa. Mỗi chủ đề bao gồm các mục sau: - Bài giảng trực tuyến chủ đề i - Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến chủ đề i - Hội họp trực tuyến chủ đề i - Bài kiểm tra hết chủ đề i - Diễn đàn thảo luận/bài tập cá nhân chủ đề i - Bài tập nhóm chủ đề i - Đúc kết chủ đề i a. Bài giảng trực tuyến chủ đề i 60 Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính - Là bài giảng điện tử được đóng gói chuẩn SCORM tương ứng với 6 chủ đề của học phần. Được xây dựng dưới dạng một bài giảng điện tử (slides, video, mô phỏng) nhắm truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức cốt lõi của môn học (cấu trúc, nguyên lí hoạt động của các thiết bị máy tính cũng như các thuật toán, giải thuật diễn ra bên trong máy tính) tới sinh viên. Bài giảng này được mở cửa thường xuyên giúp sinh viên hiểu được các nội dung cơ bản của bài học. Sinh viên có thể tham gia học mọi nơi mọi lúc bằng máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet. b. Bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng trực tuyến chủ đề i Bài tập là một đề trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi dạng lựa chọn bao quát toàn bộ nội dung bài học để đánh giá khả năng nhớ và hiểu của sinh viên. Bài tập này có đặt thời gian bắt đầu và thời gian đóng của(trước khi diễn ra hội họp trực tuyến) làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm. - Sau khi đã học kĩ phần bài giảng trực tuyến, sinh viên dùng bài tập này để kiểm tra kiến thức của mình. Bài tập được đặt thời gian làm bài 50 phút và ở chế độ luôn luôn mở, sinh viên có thể làm đi làm lại nhiều lần, kết quả được hệ thống đánh giá và tính điểm (điểm trung bình của các lần làm) và lưu vào phần điểm số của hồ sơ sinh viên. Việc sử dụng cách tính điểm trung bình của các lần làm là điểm đánh giá cuối cùng sẽ thúc đấy sinh viên làm nhiều lần nếu như những lần trước đó có kết quả thấp. Do đặt thời hạn kết thúc nên đã ép sinh viên phải làm phần này trước khi tham gia hội họp trực tuyến như vậy kết quả thảo luận trực tuyến được nâng lên. - Thông qua bài tập này sẽ giúp sinh viên nhớ và hiểu kĩ được nội dung bài học. - Việc hệ thống lưu lại các kết quả làm bài của sinh viên ngoài việc lấy làm kết quả đánh giá khóa học còn giúp giáo viên phát hiện ra những sinh viên không tham gia học tập tích cực để từ đó kịp thời nhắc nhở và chấn chỉnh việc học tập của sinh viên. c. Phòng họp trực tuyến chủ đề i Giáo viên sử dụng để tổ chức thảo luận với sinh viên theo thời gian cố định đã hẹn trên hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề sinh viên chưa hiểu khi tham gia tự học với phần bài giảng, đồng thời qua đây để định hướng cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Thời gian phiên họp được diễn ra 2h và khéo léo đặt ngay trước thời gian tổ chức kiểm tra đánh giá hết chủ đề i. Nội dung thảo luận có thể đề cập nhiều đến những vấn đề mà giáo viên dự định cho kiểm tra ngay sau đó để lôi cuốn học sinh tham gia đông đảo. d. Bài kiểm tra đánh giá hết chủ đề i - Được tổ chức dưới dạng trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi với thời lượng làm bài là 50 phút, nội dung câu hỏi gồm - 20 câu hỏi thuộc phần câu hỏi tự kiểm tra đánh giá kết quả việc tự học bài giảng trực tuyến - 20 câu hỏi thuộc phần vận dụng vào thực tiễn - 10 câu hỏi thuộc phần mở rộng kiến thức - Thời gian thi do giáo viên ấn định và được tổ chức ngay sau thời gian họp trực tuyến diễn ra. Sinh viên chỉ có thể tham gia kiểm tra duy nhất 1 lần, kết quả được hệ thống lưu lại, giáo viên sử dụng kết quả này để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. e. Diễn đàn thảo luận/bài tập cá nhân chủ đề i Giáo viên đưa ra n câu hỏi (n> số lượng sinh viên trong lớp) có gắn với thực tế tương ứng với chủ đề. Sinh viên chọn một câu hỏi mà mình tâm đắc để trả lời nhưng câu hỏi đó phải chưa có ai chọn và đồng thời phải nhận xét ít nhất 2 câu trả lời của sinh viên khác. Điểm đánh giá 60% cho phần trả lời câu hỏi và 40% cho phần nhận xét câu trả lời của bạn khác. - Việc được lựa chọn câu hỏi trả lời sẽ giúp sinh viên có hứng thú trong việc làm bài tập và 61 Nguyễn Quốc Khánh việc chọn câu hỏi mà chưa có ai chọn đã thúc đẩy sinh viên phải trả bài càng sớm càng tốt để có thể chọn câu hỏi theo ý mình. Đồng thời qua việc nhận xét bài làm của học viên khác sẽ giúp sinh viên phát triển đươc khả năng phân tích đánh giá và sáng tạo trong học tập. - Giáo viên đánh giá cho điểm sinh viên theo tiêu chí đánh giá đã nêu ở phần trên. - Với việc đưa ra số lượng lớn câu hỏi thực tiễn cho sinh viên thảo luận giáo viên đã giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đây là yếu tố then chốt được đặt ra trong đào tạo đặc biệt là đào tạo trực tuyến. Mặt khác những câu hỏi này chính là nội dung kiểm tra của bài kiểm tra hết chủ đề( 20 câu phần vận dụng thực tiễn, 10 câu phần mở rộng kiến thức). - Hơn nữa thông qua diễn đàn giáo viên giải đáp các câu hỏi của sinh viên mà giờ họp trực tuyến không thể đáp ứng được. Đây là nơi để giáo viên nắm bắt được những vướng mắc của sinh viên trong học tập để có những hỗ trợ kịp thời cho sinh viên. Giáo viên có thể sử dụng diễn đàn để lấp thông tin phản hồi của sinh viên về việc tổ chức giảng dạy của mình qua đó điều chỉnh cho phù hợp. f. Bài tập nhóm chủ đề i - Giáo viên chia nhóm sinh viên phù hợp (5 người một nhóm), phân nhóm trưởng (các thành viên sẽ thay nhau làm nhóm trưởng ở mỗi chủ đề), giao nội dung bài tập và tạo diễn đàn riêng cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm tự tổ chức làm bài và thảo luận online, kết quả nộp trực tuyến cho giáo viên theo thời gian đã định. Quy định về làm bài tập nhóm như sau: Trong phân nhóm có 2 loại đối tượng là: Nhóm trưởng và thành viên + Công việc của nhóm trưởng phải làm: (1). Trong 3h kể từ khi bắt đầu tính thời gian làm bài nhóm trướng phải hoàn thành nhiệm vụ: phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm (ai làm phần nào, có thể nhiều người cùng làm một nội dung) và gửi lên diễn đàn của nhóm( phúc đáp)), chú ý phải đặt ra thời hạn các thành viên phải nộp bài lên diễn đàn nhóm. (2). Trong 2h kể từ thời hạn các thành viên nộp bài nhóm trưởng phải tổng hợp kết quả thành bài hoàn chỉnh và gửi lên diễn đàn nhóm để các thành viên tham gia thảo luận, chú ý phải đặt ra thời hạn kết thúc thảo luận (ít nhất 3h trước thời hạn nộp bài tập nhóm cho giáo viên) (3). Trong 1h kể từ thời hạn kết thúc thảo luận nhóm trưởng phải tổng hợp kết quả và chỉnh sửa bài tập của nhóm và nộp cho giảng viên. + Công việc của các thành viên (1). Phải nộp bài cho nhóm đúng hạn theo sự phân công của nhóm trưởng (2). Phải tham gia thảo luận để hoàn thiện bài tập của nhóm * Đánh giá cho điểm: tổng = 10 điểm + Điểm kết quả bài tập nhóm nộp: 5 điểm + Điểm tham gia làm bài tập nhóm: 5 điểm (- Nhóm trưởng (1): 1đ, (2): 2đ, (3): 3đ; - thành viên (1): 2đ, (2): 3đ) Chú ý: khi nhóm trưởng không hoàn thành nhiệm vụ, sau khoảng thời gian quy định cho mỗi công việc phải làm (1),(2),(3), các thành viên khác trong nhóm có thể cướp quyền và đứng ra làm nhóm trưởng và lúc này nhóm trưởng lại trở thành thành viên Các nhóm sinh viên làm bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên sau đó gửi cho giáo viên dưới dạng các tệp tin thông qua phần bài tập nộp trực tuyến với thời gian quy định. Đồng thời mỗi sinh viên phải gửi cho giáo viên phiếu kín qua email đánh giá hoạt động nhóm của sinh viên với sinh viên theo mẫu. 62 Thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến học phần kiến trúc máy tính - Thông qua việc làm bài tập nhóm sẽ giúp sinh viên phát triển khả năng tổ chức và tư duy làm việc theo nhóm đồng thời bằng việc sử dụng phiếu đánh giá hoạt động nhóm sẽ giúp giáo viên đánh giá chính xác kết quả và giảm thiểu được việc ỷ nại của sinh viên khi tham gia làm bài tập nhóm. Giáo viên nhận bài tập chấm điểm và gửi phản hồi cho nhóm sinh viên. g. Đúc kết chủ đề i Thông qua phần này giúp sinh viên tự tìm ra kiến thức then chốt cần nhờ. f. Bài kiểm tra giữa học phần và bài kiểm tra kết thúc học phần Mỗi chủ đề có 70 câu hỏi trắc nghiệm, như vậy với ngân hàng 420 câu hỏi được sử dụng để ra đề thi trắc nghiệm online tại phòng thi của nhà trường với Bài kiểm tra giữa kì và bài thi kết thúc học phần. 2.2.3. Đánh giá kết quả của khóa học trực tuyến Do khuôn khổ của bài báo, tác giả không trình bày các kết quả thực nghiệm mà chỉ đánh giá định tính. - Đối với sinh viên: Do thường xuyên tham gia các hoạt động trong lớp học thông qua mạng internet, sinh viên chủ động trong học tập, không còn tư tưởng ỷ nại vào bạn bè và đến lúc thi mới học. Việc sử dụng bài giảng điện tử có chất lượng, hệ thống kiểm tra trắc nghiệm, diễn đàn thảo luận/bài tập cá nhân và bài tập nhóm đã kích thích được năng lực và tư duy sáng tạo của người học. - Đối với giáo viên: Với cách đánh giá kết quả học tập một cách phù hợp đã đánh giá đúng năng lực của sinh viên. Đặc biệt giảm thiểu được việc gian lận của sinh viên trong học tập trực tuyến. 3. Kết luận Nội dung bài báo đưa ra thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến môn kiến trúc máy tính. Hệ thống này hiện đang được sử dụng để dạy trực tuyến học phần Kiến trúc máy tính cho Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Andrew Dean Ho và các đồng tác giả, 2014. HarvardX and MITx: The first year of open online courses- HarvardX Working Paper No. 1 [2] Taylor Walsh, 2012. Unlocking the Gates, Nhà xuất bản đại học Princeton. [3] William G. Bowen, 2012. The Cost Disease in Higher Education, Các bài giảng Tanner tại đại học Stanford. [4] William G. Bowen et al, 2012. Barriers to Adoption of Online Learning Systems in U.S. Higher Education. Tài liệu do cơ quan nghiên cứu Ithaka S+R xuất bản. [5] Lê Thanh Huy, 2013. Tổ chức hoạt động dạy học Vật lí đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ của E-learning, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Huế. [6] Nguyễn Thị Lệ, 2012. Nghiên cứu về E-learning và đề xuất giải pháp triển khai E-learning trong trường phổ thông. Luận văn thạc sĩ, Học viện bưu chính viễn thông, 2012. 63 Nguyễn Quốc Khánh [7] Nguyễn Thị Lương, 2012. Nghiên cứu về E-learning và ứng dụng thiết kế bài giảng E-Learning. Luận văn thạc sĩ, Học viện bưu chính viễn thông. [8] Trần Thanh Bình, 2013. Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống E-learning vào dạy học phần ”Dao động cơ và sóng cơ” vật lí 12 trung học phổ thông. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. [9] Nguyễn Minh Tân, 2013. Xây dựng và sử dụng Tài liệu điện tử dạy học nội dung về “Các phương pháp và kĩ thuật vật lí ứng dụng trong y học”, hỗ trợ dạy học môn Lí sinh y học cho sinh viên ngành y, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên. [10] cổng đào tạo trực tuyến - trung tâm phát triển thương mại điện tử (EcomViet) ABSTRACT Design and organization of teaching online module computer architecture Nguyen Quoc Khanh School of Engineering Pedagogy - Hanoi University of Science and Technology Design and teaching organization are important factors in training to accelerate the learning process and improve the quality of teaching and learning. Weakness in online training is learner do not communicate directly with the instructor and their classmates. There are some problems posed as some questions: how to design courses?, how to organize the teaching process in online training?. In this paper, the author designed a model of teaching module type computer architecture to develop creative competence as well as active competence of learners. Keywords: Design online courses, Organization of online learning, online training assessment, computer architecture. 64

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4501_nqkhanh_0644_2130303.pdf
Tài liệu liên quan