Thiết kế tổ chức thi công công tác chuẩn bị đường ô tô

Tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công tác chuẩn bị đường ô tô: CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ *Mục đích: Thiết kế tính toán tổ chức thực hiện các công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật cho công tác Xây dựng nền đường. *Yêu cầu: Nội dung tính toán, giải pháp tổ chức thi công phải cụ thể, chính xác, phù hợp với điều kiện tự nhiên của đoạn tuyến. *Nội dung: 1. Phân đoạn thi công công tác chuẩn bị. 2. Xác định trình tự thi công. 3. Xác định kỹ thuật thi công. 4. Xác lập công nghệ thi công. 5. Xác định khối lượng công tác. 6. Tính toán năng suất máy móc, xác định các định mức sử dụng nhân lực. 7. Tính toán số công ca máy hoàn thành các thao tác. 8. Xác định phương pháp tổ chức thi công. 9. Biên chế các tổ đội thi công. 10. Tính toán thời gian hoàn thành các thao tác. 11. Xác định hướng thi công - lập tiến độ thi công công tác chuẩn bị. 2.1. PHÂN ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Các căn cứ để phân đoạn: Tính chất công trình ở các đoạn nền đường. Các điều kiện thi công của các đoạn. Theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy...

doc11 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tổ chức thi công công tác chuẩn bị đường ô tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ *Mục đích: Thiết kế tính toán tổ chức thực hiện các công tác chuẩn bị về mặt kỹ thuật cho công tác Xây dựng nền đường. *Yêu cầu: Nội dung tính toán, giải pháp tổ chức thi công phải cụ thể, chính xác, phù hợp với điều kiện tự nhiên của đoạn tuyến. *Nội dung: 1. Phân đoạn thi công công tác chuẩn bị. 2. Xác định trình tự thi công. 3. Xác định kỹ thuật thi công. 4. Xác lập công nghệ thi công. 5. Xác định khối lượng công tác. 6. Tính toán năng suất máy móc, xác định các định mức sử dụng nhân lực. 7. Tính toán số công ca máy hoàn thành các thao tác. 8. Xác định phương pháp tổ chức thi công. 9. Biên chế các tổ đội thi công. 10. Tính toán thời gian hoàn thành các thao tác. 11. Xác định hướng thi công - lập tiến độ thi công công tác chuẩn bị. 2.1. PHÂN ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Các căn cứ để phân đoạn: Tính chất công trình ở các đoạn nền đường. Các điều kiện thi công của các đoạn. Theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT Bảng phụ lục 2.1: Bảng phân đoạn thi công công tác chuẩn bị 2.2. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG Khôi phục hệ thống cọc mốc bao gồm hệ thống cọc định vị và cọc cao độ. Định phạm vi thi công, lập hệ thống cọc dấu. Đền bù tài sản hoa màu cho nhân dân nằm trong chỉ giới xây dựng đường ô tô theo đúng thiết kế. Dọn dẹp mặt bằng thi công gồm các công việc sau: dỡ bỏ nhà cửa, chặt cây cối, bóc lớp đất hữu cơ nằm trong chỉ giới xây dựng đường ô tô. Làm đường tạm cho máy móc di chuyển đến địa điểm thi công xây dựng lán trại, kho bãi, đường dây cung cấp điện, đường ống cung cấp nước phục vụ thi công sau này. Lên khuôn đường, phóng dạng nền đường. Bảng phụ lục 2.2: Bảng xác định trình tự thi công công tác chuẩn bị 2.3. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG Khôi phục hệ thống cọc: 2.3.1.1. Nguyên nhân khôi phục cọc: - Do khâu khảo sát, thiết kế đường được tiến hành trước khi thi công một thời gian nhất định, một số cọc cố định trục đường và các mốc cao độ bị thất lạc, mất mát. - Do nhu cầu chính xác hóa các đoạn nền đường cá biệt. 2.3.1.2. Nội dung công tác khôi phục cọc: - Khôi phục tại thực địa các cọc cố định vị trí trục đường (tim đường). - Kiểm tra các mốc cao độ, lập các mốc đo cao tạm thời. - Đo đạc, kiểm tra và đóng thêm các cọc chi tiết ở các đoạn cá biệt. - Kiểm tra cọc cao độ tự nhiên của các cọc. - Đề xuất ý kiến sửa đổi những chổ không hợp lý trong hồ sơ thiết kế như chỉnh lại hướng tuyến hay điều chỉnh lại vị trí đặt cống.... 2.3.1.3. Kỹ thuật khôi phục cọc: a) Khôi phục cọc cố định trục đường: Dựa vào hồ sơ thiết kế các cọc cố định trục đường đã có, đặc biệt là các cọc đỉnh để khôi phục các cọc mất mát. Dùng các thiết bị đo đạc (máy kinh vĩ, máy toàn đạc, máy toàn đạc điện tử) và các dung cụ khác (sào tiêu, mia, thước dây...). Để cố định tim đường trên đường thẳng phải đóng cọc ở các vị trí 100m và các vị trí thay đổi địa hình bằng các cọc nhỏ, cọc chi tiết, ngoài ra cứ cách 0,5km hoặc 1km phải đóng một cọc to. - Cọc chi tiết trên đường thẳng: 20m đóng 01 cọc. Trên đường cong thì phải đóng cọc to ở các điểm tiếp đầu, tiếp cuối và các cọc chi tiết trên đường cong. Khoảng cách giữa các cọc chi tiết trên đường cong phụ thuộc vào bán kính đường cong: - R > 500m: 20m đóng một cọc. - R = 100 ÷ 500m: 10m đóng một cọc. - R < 100m: 5m đóng một cọc. + Cọc 100m thường dùng cọc bê tông không được nhỏ hơn 5x5cm2. + Cọc 25m thường dùng cọc gỗ 3´3cm2 + Nếu gặp đất cứng thì dùng cọc thép Ø10,12 có chiều dài 15 ¸ 20cm. Ngoài ra, đóng cọc to ở đường cong chuyển tiếp hoặc đoạn nâng siêu cao. Tại vị trí địa hình, địa chất thay đổi đột ngột (qua khe sâu, gò, đồi, phân thủy, ao hồ, sang, suối, đất đá cứng, đất yếu ...) phải cắm thêm cọc chi tiết để tính toán khối lượng đào đắp chính xác hơn. Trên tuyến đường thi công có 03 đường cong: - Tại KM1+794,10 có đường cong R = 400m < 500m và có K’ = 52,18m (do chỉ có một phần của đường cong) nên phải cắm thêm 6 cọc. - Tại KM2+347,34 có đường cong R= 600m > 500m và có K = 362,71m nên phải cắm thêm 19 cọc. - Tại KM3+186,75 có đường cong R = 1500m > 500m và có K = 653,23m nên phải cắm thêm 33 cọc. Phương pháp cắm cong: (Theo phương pháp nhiều tiếp tuyến) Do tuyến làm hoàn toàn mới, tầm nhìn trong đường cong khá hạn chế nên ta dung phương pháp cắm cong như sau: + Gọi R(m) là bán kính đường cong, α (rad) là góc ở tâm chắn cung có độ dài 20m. + Đặt máy tại tiếp đầu, ngắm về đỉnh đường cong, lấy một đoạn L =, ký hiệu điểm A. + Dời máy đến điểm A, ngắm về phía đỉnh, mở một góc hợp với đỉnh một góc α theo chiều đường cong, cũng lấy một đoạn L, ta xác định được điểm 1 thuộc đường cong. Vẫn giữ máy và ngắm về hướng đó, ta lấy một đoạn 2L, ký hiệu điểm B. + Dời máy đến điểm B, tiếp tục mở góc hợp với phương AB một góc α, lấy một đoạn L, ta xác định được điểm 2 thuộc đường cong. Vẫn giữ máy và ngắm về hướng đó, ta lấy một đoạn 2L, ký hiệu điểm C. + Dời máy đến điểm C và tiếp tục các thao tác tương tự, cứ như vậy đến khi hết đường cong. + Ta có thể tiến hành từ 2 điểm tiếp đầu và tiếp cuối vào giữa nếu điều kiện cho phép. Phương pháp này tuy ít bị ảnh hưởng của địa hình nhưng phải do dời máy liên tục nên rất dễ xảy ra sai số, do đó cần phải hết sức chú ý. α α α Hình 2.1: Phương pháp cắm cong (Phương pháp nhiều tiếp tuyến) Nói chung, khối lượng công việc phục hồi tuyến tùy thuộc vào mức độ khảo sát trước đây mà quyết định . Nếu cọc đỉnh hoặc cọc cố định nằm trong phạm vi thi công thì cần thiết phải định thêm cọc dẫn trên các đường tiếp tuyến kéo dài của đỉnh ra ngoài phạm vi thi công . Cọc đỉnh chôn trên đường phân giác kéo dài và cách đỉnh 0,5m ngay tại đỉnh góc và đúng dưới quả rọi của máy kinh vĩ, đóng cọc khất cao hơn mặt đất 10cm. Trường hợp phân cự bé đóng cọc cố định đỉnh trên đường tiếp tuyến kéo dài, khoảng cách giữa chúng là 20m. b) Kiểm tra mốc cao độ, lập mốc đo cao tạm thời: - Dùng máy thuỷ bình chính xác và các mốc cao độ quốc gia để kiểm tra các mốc đo cao trong đồ án thiết kế. - Lập các mốc đo cao tạm thời ở các vị trí: các đoạn nền đường có khối lượng công tác tập trung, các công trình trên đường (cầu, cống, kè ...), các nút giao thông khác mức. Các mốc phải được chế tạo bằng BT chôn chặt vào đất hoặc lợi dụng các vật cố định nằm ngoài phạm vi thi công để gửi cao độ. - Các mốc đo cao tạm thời được sơ hoạ trong bình đồ kỹ thuật có mô tả rõ quan hệ hình học với địa hình, địa vật, địa danh xung quanh cho dễ tìm, dễ đánh dấu, ghi rõ vị trí đặt mia và cao độ mốc. - Từ các mốc đo cao tạm thời, có thể thường xuyên kiểm tra cao độ đào, đắp nền đường hoặc cao độ thi công của các hạng mục công trình trên đường bằng các thiết bị đơn giản. Định phạm vi thi công (PVTC) 2.3.2.1. Khái niệm: - Phạm vi thi công là dãi đất mà đơn vị thi công được phép bố trí máy móc, thiết bị, lán trại, kho tàng, vật liệu, phạm vi đào đắp hoặc khai thác đất phục vụ thi công, hoặc quá trình đào, đắp, đổ đất khi thi công nền đường. - Với đoạn tuyến sắp thi công: đường cấp IV, tốc độ thiết kế 60km/h nên phạm vi thi công của tuyến đường là khoảng cách tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài của rãnh dọc hoặc mép ngoài của rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là 10 m.Trong thiết kế này có thể lấy PVTC là 19m. - Trong quá trình định vị thi công, dựa vào bình đồ để từ đó xác định chính xác, dọn dẹp mặt bằng PVTC. Đơn vị thi công có quyền bố trí nhân lực, thiết bị máy móc, vật liệu và đào đất đá trong phạm vi này. 2.3.2.2. Tác dụng: - Sau khi định xong PVTC, vẽ bình đồ chi tiết ghi đầy đủ nhà cửa, ruộng vườn, hoa màu, cây cối và các công trình kiến trúc khác trong PVTC để tiến hành công tác đền bù, giải toả và thống kê khối lượng công tác dọn dẹp, so sánh với đồ án thiết kế, lập biên bản trình cho đơn vị có thẩm quyền phê duyệt. 2.3.2.3. Kỹ thuật: - Định PVTC bằng phương pháp căng dây nối liền giữa các cọc gần nhau được đóng ở mép ngoài của PVTC. Để giữ ổn định cho các cọc trong suốt thời gian thi công thì phải dời nó ra khỏi PVTC đó. Khi dời cọc đều phải ghi thêm khoảng cách dời chỗ, có sự chứng kiến của đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và chủ đầu tư. Dời cọc ra ngoài PVTC 2.3.3.1. Khái niệm: -Trong quá trình đào đắp, thi công nền đường, một số cọc cố định trục đường sẽ bị mất. Vì vậy, trước khi thi công phải tiến hành lập một hệ thống cọc dấu, nằm ngoài PVTC, để có thể dễ dàng khôi phục hệ thống cọc cố định trục đường từ hệ thống cọc dấu, kiểm tra việc thi công nền đường và công trình đúng vị trí, kích thước trong suốt quá trình thi công. 2.3.3.2. Yêu cầu: -Hệ thống cọc dấu phải nằm ngoài PVTC để không bị mất mát, xê dịch trong suốt quá trình thi công; đảm bảo dễ tìm kiếm, nhận biết; có quan hệ chặt chẽ với hệ thống cọc cố định trục đường, để có thể khôi phục chính xác và duy nhất một hệ thống cọc cố định trục đường. -Hệ thống cọc dấu ngoài việc dùng để khôi phục hệ thống định vị trục đường còn cho phép xác định sơ bộ cao độ. 2.3.3.3. Kỹ thuật: - Dựa vào bình đồ kỹ thuật và thực địa thiết kế quan hệ giữa hệ thống cọc cố định trục đường và hệ thống cọc dự kiến. - Dùng máy kinh vĩ, máy toàn đạc và các dụng cụ khác (thước thép, sào tiêu, cọc ...) để cố định vị trí các cọc ngoài thực địa (nên gửi cọc vào các vật cố định ngoài PVTC để dễ tìm kiếm, nhận biết). - Nên dấu toàn bộ hệ thống cọc cố định trục đường, trường hợp khó khăn phải dấu các cọc chi tiết đến 100m. Lập bình đồ dấu cọc, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2.3.4. Dọn dẹp mặt bằng thi công 2.3.4.1. Chặt cây: -Trong PVTC nếu có cây ảnh hưởng đến an toàn cho công trình và gây khó khăn cho khâu thi công đều phải chặt trước khi tiến hành công tác làm đất. - Chặt cây có thể bằng các dụng cụ thủ công (dao, rựa, rìu ...), máy cưa cầm tay, máy ủi hoặc máy đào có gắn thiết bị làm đổ cây, máy ủi có tời kéo hoặc thuốc nổ. -Chặt cây bằng thủ công hoặc máy cưa cây cầm tay phải lưu ý đến hướng đổ để đảm bảo an toàn lao động và không ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc lân cận. -Máy ủi có thể nâng cao lưỡi ủi, đẩy cây, làm đổ cây có đường kính tới 20cm. Nếu dùng tời kéo, máy ủi có thể làm đổ một hoặc nhiều cây có đường kính dưới 30cm. Máy đào gắn thiết bị làm đổ cây có đường kính tới 20cm. Hình 2.2: Chặt cây. 2.3.4.2. Đánh gốc cây: Theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT Nếu chiều cao đắp từ 1,5 - 2m có thể chặt cây sát mặt đất mà không cần đánh gốc. Nếu chiều cao đắp lớn hơn 2m có thể chặt cây cách mặt đất 10cm và không cần đánh gốc. Các trường hợp nền đắp khác đều phải đánh gốc cây. Nền đào có gốc cây nhỏ (D < 30cm) có thể đánh gốc trong quá trình đào đất nếu đào bằng máy đào. Đánh gốc cây có thể bằng các dụng cụ thủ công, máy ủi cắt rễ, đẩy gốc hoặc máy đào gàu nghịch. Trường hợp gốc cây có D > 50cm và có nhiều rễ phụ thì có thể dùng phương pháp nổ phá lỗ nhỏ để đánh bậc gốc. Cây sau khi chặt hoặc làm đổ phải cưa ngắn thân và cành cây, dồn đống để vận chuyển ra ngoài phạm vi thi công cùng với rễ cây. Tất cả những cành nhỏ và lá cây dồn đống ra ngoài PVTC để sau này có thể được dùng vào các mục đích khác. Những đống cành cây này nên đặt ở những nơi có mặt cắt ngang nửa đào nửa đắp nhằm mục đích ngăn cản việc di chuyển đất. Hoặc đốt bỏ nếu được phép. 2.3.4.3. Dọn đá mồ côi: -Các tảng đá to trong PVTC nền đắp cao dưới 1,5m phải được đẩy ra ngoài. Máy ủi có thể trực tiếp đẩy các tảng đá đến 1,5m3. Trường hợp các tảng đá có V > 1,5m3 phải dùng phương pháp nổ phá lỗ nhỏ, nổ dán, nổ ấp để phá vỡ trước khi đẩy ra khỏi PVTV. Trong đoạn đường thi công không có đá mồ côi. 2.3.4.4. Bóc đất hữu cơ: -Đất hữu cơ là loại đất có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cường độ thấp, tính nén lún lớn, co ngót mạnh khi khô hanh nên phải bóc bỏ trước khi đắp đất nền đường. -Mặt khác, một số loại là đất canh tác, trong nhiều trường hợp phải bóc, dồn đống để vận chuyển trả lại cho trồng trọt. -Trường hợp nền đào lấy đất để đắp hoặc khai thác đất để đắp ở mỏ đất, thùng đấu cũng phải bóc bỏ lớp đất hữu cơ. -Đất hữu cơ cũng cần để trồng cỏ trên mái taluy nền đường. -Bóc đất hữu cơ có thể làm thủ công, máy ủi, máy san, máy xúc chuyển, đào thành lớp mỏng, dồn đống ngoài PVTC, hoặc máy xúc lật đào đổ lên ô tô. 2.3.4.5. Dãy cỏ: Để đảm bảo ổn định nền đường đắp trên sườn dốc, trước khi đắp phải tiến hành dãy cỏ. Theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT: Độ dốc mặt đất < 20%, nền đất chặt, không có nước đọng, nền đắp dưới 1m phải dãy cỏ. Độ dốc mặt đất từ 10 -20%, nền đất chặt, không có nước đọng, nền đắp cao hơn 1m phải đánh xờm bề mặt trước khi đắp. Trường hợp nền đào lấy đất để đắp hoặc khai thác đất để đắp ở mỏ đất, thùng đấu cũng phải dãy cỏ. Kỹ thuật dãy cỏ tương tự bóc đất hữu cơ. Trong một số trường hợp có thể kết hợp vừa dãy cỏ vừa bóc lớp đất hữu cơ. Lên khuôn đường (Gabarit) 2.3.5.1. Mục đích: - Để người thi công thấy, hình dung được hình ảnh nền đường trước khi đào đắp. - Để cố định các vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang tại thực địa nhằm đảm bảo thi công nền đường đúng thiết kế về vị trí, kích thước. - Đặt các giá đo độ dốc taluy để thường xuyên kiểm tra độ dốc taluy đào đắp trong quá trình thi công. 2.3.5.2. Tài liệu: - Tài liệu dùng để lên khuôn đuờng là bản thuyết minh tổng hợp, bản vẽ bình đồ kỹ thuật của tuyến đường, bản vẽ trắc dọc kỹ thuật, bản vẽ trắc ngang chi tiết tại các cọc, các tài liệu về địa hình và địa chất. 2.3.5.3. Yêu cầu kỹ thuật: - Đối với nền đắp, công tác định vị khuôn đường bao gồm việc xác định cao độ đất đắp tại tim đường và mép nền đường (vai đường), xác định chân taluy đắp và vị trí thùng đấu (nếu có). Các cọc lên khuôn đường ở nền đắp thấp được đóng tại vị trí cọc H (cọc 100m) và cọc địa hình, ở nền đắp cao thì khoảng cách giữa các cọc là 20 - 40m và ở đường cong cách nhau 5 -10m. - Đối với nền đào, công tác định vị khuôn đường bao gồm việc xác định cao độ đất đào tại tim đường và mép nền đường (vai đường), xác định mép taluy đào và vị trí rãnh biên, đống đất thải (nếu có). Các cọc lên khuôn đường đều phải dời ra khỏi PVTC. - Đối với các rãnh biên các cọc lên khuôn được đặt tại tim và mép rãnh. lB lH B H HB 1:n HA + Khoảng cách từ tim đến chân taluy (đối với nền đắp) 1:m Hình 2.3: Sơ đồ lên Gabarit nền đường đắp. lH = lB = + Khoảng cách từ tim đến mép taluy nền đào: H lB lK 1:n 1:m 1:m K K B Hình 2.4: Sơ đồ lên Gabarit nền đường đào. lK= lB= 2.3.5.4. Kỹ thuật lên khuôn đường - Xác định vị trí cọc tim đường. - Đặt máy kinh vĩ tại cọc tim đường. - Trên đường thẳng mở các góc 900 trái và phải,trong đường cong mở góc hướng tâm đo khoảng cách ngang. - Đóng sào tiêu tại các cọc chủ yếu. - Xác định cao độ trên sào tiêu bằng máy thuỷ bình, thước chử T, dây ống nước - Dùng thước đo taluy đóng các giá đo taluy. - Căng dây, dời các cọc lên khuôn có khả năng mất mát trong quá trình thi công ra ngoài phạm vi thi công. 2.3.6. Làm mương rãnh thoát nước tạm: - Trong thi công phải ưu tiên thi công các công trình thoát nước có trong hồ sơ thiết kế, đồng thời khi cần thì làm thêm một số công trình thoát nước tạm thời chỉ dùng trong thời gian thi công. Các công trình thoát nước tạm thời này cần được thiết kế khi lập bản vẽ thi công (nhất là trong khu vực có dân cư). - Khi thi công từng công trình cụ thể cũng cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ chức để đảm bảo thoát nước. - Khi thi công nền đắp thì bề mặt của mỗi lớp đất đắp phải có độ dốc ngang (< 10% để đảm bảo an toàn cho xe máy thi công). Nền đào cũng phải thi công từ thấp đến cao và bề mặt các lớp cũng phải đủ bề rộng để thoát nước. - Việc thi công rãnh biên, mương thoát nước cũng phải làm từ hạ lưu lên thượng lưu. Và thi cong nền đường đến đâu, hoàn thiện hệ thống rãnh biên, rãnh đỉnh đến đấy. 2.3.7. Làm đường tạm đưa máy móc vào công trường: - Đường tạm vận chuyển đất là đường có hai chiều, sử dụng mạng lưới đường sẵn có. Những yêu cầu về đường tạm được quy định trong TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT. XÁC LẬP CÔNG NGHỆ THI CÔNG Thi công bằng cơ giới là chủ yếu, kết hợp với thủ công. . XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Bảng phụ lục 2.3: Bảng tổng kết khối lượng công tác chuẩn bị ở các đoạn . CÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHÂN LỰC, TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT MÁY MÓC 2.6.1. Công tác khôi phục tuyến và định phạm vi thi công: Với những công việc của công tác này và mức độ khối lượng đã nêu ở trên, có thể định mức năng suất là 0.35 (Km/công)= 350(m/công). 2.6.2. Công tác dọn dẹp mặt bằng: Dựa vào định mức dự toán xây dựng công trình 24/2005. 2.6.2.1. Chặt cây: -Tương ứng với rừng cấp II thì số lượng cây trung bình trên 100m2 từ 5-25 cây đường kính 5-10cm xen lẫn cây có đường kính >10cm, giả thiết tổng số cây tiêu chuẩn trung bình /100m2 là 2 cây. Đoạn tuyến 2km với bề rộng 19m, số cây trong từng đoạn được tính như trong bảng.. -Bố trí 1 công nhân sử dụng cưa xích 5216 M1L-SH01-405, có thể cưa các cây có đường kính bé hơn 60cm với năng suất 1,3 (m/phút) hay: (cây/ca) Hình 2.5: Máy cưa xích 5216 M1L-SH01-405 Một số thông số: Chiều dài 405mm Dòng điện 220V~Tần số50 Hz Công suất 1300 W Tốc độ cắt 400m/min Trọng lượng 6,0 kg 2.6.2.2. Đánh gốc cây: -Dùng thiết bị nhổ rễ là máy ủi D41P-6C với năng suất 124 (cây/giờ) -Năng suất máy đổi theo đơn vị (cây/ca) là: 124 x 7 = 868 (cây/ca) 2.6.2.3. Bóc đất hữu cơ, dãy cỏ: -Dùng thiết bị bóc đất hữu cơ là máy ủi D41P-6C với năng suất 0,3 (ha/giờ). -Năng suất máy đổi theo đơn vị (m3/ca) là: 0,3x7x10000x0,15 =3150 (m3/ca) 2.6.2.4. Cưa ngắn cây, dồn đống: -Cây gỗ được cưa ngắn và dồn đống thành từng loại trong phạm vi 30m, lấp, san lại hố sau khi đào.Tra Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình mã hiệu AA.1121.2 với mật độ cây ≤ 2 (cây/100m2) rừng cần số công nhân là: 0,123 công/100m2 =16,26 cây/công 2.6.3. Công tác lên khuôn đường: Với những công việc đã nêu ở trên tra định mức cho công tác lên khuôn đường là 0,2km/công . Bố trí một tổ lên khuôn đường gồm có một kỹ sư, hai công nhân, một máy kinh vĩ, mia, thước dây, vài chục cọc thép 5, l = 20~25(cm), búa, dây dù ... . TÍNH TOÁN SỐ CÔNG, SỐ CA MÁY HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC: Bảng 2.4: Bảng tổng kết số công, ca hoàn thành các thao tác . XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: Ta chọn phương pháp tổ chức thi công công tác chuẩn bị: PP hỗn hợp: tuần tự + song song . BIÊN CHẾ TỔ, ĐỘI THI CÔNG Dự kiến thời gian hoàn thành các công tác chuẩn bị:<5 ngày Từ số công, số ca máy hoàn thành các thao tác, ta tính toán và biên chế các tổ, đội thi công như sau: Tổ 1: Nhiệm vụ làm công tác khôi phục cọc, định phạm vi thi công, dấu cọc, lên khuôn đường. 01 kỹ sư cầu đường. 01 trung cấp trắc địa. 02 công nhân kỹ thuật bậc 3.5/7. 01 máy kinh vĩ THEO020; 01 máy thuỷ bình NI010, thước dây và các dung cụ. Tổ 2: Nhiệm vụ chặt cây, cưa ngắn cây dồn đống và đánh gốc. 20 công nhân Cưa điện và các thiết bị khác. Tổ 3: Nhiệm vụ dãy cỏ, bóc đất hữu cơ, đánh gốc cây. 01 máy ủi KOMATSU D41P-6C . 2.10. TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC: Bảng 2.5: Bảng tổng kết thời gian hoàn thành các thao tác: 2.11. XÁC ĐỊNH HƯỚNG THI CÔNG, LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG Như phân tích ở chương I ta chọn hướng thi công công tác chuẩn bị trùng với hướng thi công chung : từ Km4+00 =>Km2+00 Đội chuyên nghiệp làm công tác chuẩn bị tiến hành công việc theo phương pháp song song và tuần tự: * Ngày đầu (ngày 2/5), Tổ 1 làm công tác khôi phục tuyến, định phạm vi thi công và dời cọc ra khỏi phạm vi thi công. Công việc này phải hoàn thành trong 1,43 ngày. * Cũng trong ngày đầu tiên ta cho Tổ 2 làm công tác chặt cây, cưa ngắn cây, dồn đống trong vòng 2,21 ngày. * Bắt đầu từ sáng ngày thứ hai (sáng ngày 3/5) ta cho Tổ 3 tiến hành làm công tác bóc đất hữu cơ, dãy cỏ, đánh gốc cây, theo tuần tự trong 1,52 ngày. * Sau khi Tổ 1 hoàn thành công việc khôi phục tuyến thì tiếp tục làm công tác lên khuôn đường, định vị tim cống,... trong khoảng thời gian là 2,50 ngày (từ chiều ngày 3/5 đến hết ngày 6/5). Hình 2.6: Sơ đồ tiến độ thi công công tác chuẩn bị. ----- ™¯˜ ------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChuong II_Nguyen Van Te Ron.doc
Tài liệu liên quan