Thiết kế tổ chức thi công (35%)

Tài liệu Thiết kế tổ chức thi công (35%): PHẦN III THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG (35%) Chương1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐOẠN TUYẾN: Đoạn tuyến cần thiết kế kỹ thuật thi công từ KM0 + 600 đến KM1+600. Cả đoạn tuyến có độ dốc ngang sườn tương đối nhỏ từ 0,35 đến 9,1%. Tuyến có 1 vị trí cần đặt công trình thoát nước tại KM0+900, cống tròn BTCT 3200. Trên bình đồ có bố trí hai đường cong nằm R=600m, R=300m lần lượt có đỉnh tại lý trình Km1+754,14; Km1+563,34 1.2. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN THI CÔNG: 1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đi qua: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế và việc xác minh lại các điều kiện trên thực địa ta có 1.2.1.1.Điều kiện địa hình : Khu vực tuyến đi qua là vùng đồi có qua nhiều sông suối, khi xây dựng tuyến cần chú ý đến các hiện tượng ngập của sông suối. Địa hình có độ dốc trung bình, nhìn chung không bị cắt xẻ nhiều, cũng không quá phức tạp; các đường phân thuỷ, tụ thuỷ rõ ràng. 1.2.1.2. Địa mạo: Tuyến đi qua vùng rừng thưa loại 1 tương đối khô ráo, cây cối mọc rãi rác, nhiều loạ...

doc30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế tổ chức thi công (35%), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG (35%) Chương1: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐOẠN TUYẾN: Đoạn tuyến cần thiết kế kỹ thuật thi công từ KM0 + 600 đến KM1+600. Cả đoạn tuyến có độ dốc ngang sườn tương đối nhỏ từ 0,35 đến 9,1%. Tuyến có 1 vị trí cần đặt công trình thoát nước tại KM0+900, cống tròn BTCT 3200. Trên bình đồ có bố trí hai đường cong nằm R=600m, R=300m lần lượt có đỉnh tại lý trình Km1+754,14; Km1+563,34 1.2. XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN THI CÔNG: 1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đi qua: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế và việc xác minh lại các điều kiện trên thực địa ta có 1.2.1.1.Điều kiện địa hình : Khu vực tuyến đi qua là vùng đồi có qua nhiều sông suối, khi xây dựng tuyến cần chú ý đến các hiện tượng ngập của sông suối. Địa hình có độ dốc trung bình, nhìn chung không bị cắt xẻ nhiều, cũng không quá phức tạp; các đường phân thuỷ, tụ thuỷ rõ ràng. 1.2.1.2. Địa mạo: Tuyến đi qua vùng rừng thưa loại 1 tương đối khô ráo, cây cối mọc rãi rác, nhiều loại lớn nhỏ khác nhau nhưng chủ yếu là cây bụi, ít có cây lớn do đã được khai thác lấy gỗ. Đất trồng trọt tập trung ven hai bờ con sông màu mỡ do được phù sa sông bồi đắp hàng năm. 1.2.1.3. Địa chất : Qua công tác thăm dò địa chất cho thấy địa chất nơi tuyến đi qua khá ổn định, không có hiện tượng sụt lở, caxtơ. Mặt cắt địa chất bao gồm nhiều lớp, cả tuyến hầu như là đất đồi tự nhiên màu đỏ lẫn cuội sỏi, ít lẫn chất hoà tan. Qua thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất cho thấy đất ở đây có thể tận dụng đắp nền đường. Nhìn chung mặt cắt địa chất qua các lỗ khoan cơ bản gồm các lớp có độ dày tại các vị trí khác nhau như sau : - Lớp 1 : Lớp đất đồi tự nhiên màu đỏ lẫn cuội sỏi dày từ 3 - 5 m. - Lớp 2 : Lớp á sét lẫn sỏi sạn dày từ 2 - 4 m. - Lớp 3 : Lớp đá phong hoá dày.Đây là lớp cuối cùng tại độ sâu khảo sát. 1.2.1.4. Địa chất thủy văn: Mực nước ngầm nằm ở sâu tuy có đôi chỗ tương đối cao nhưng ta thi công vào mùa khô nên các công trình trên tuyến cũng như việc thi công và khai thác sử dụng sau này ít bị ảnh hưởng. Mực nước ngầm rất ít có biến động so với khảo sát, dòng chảy của các sông lớn không có sự thay đổi đặc biệt nào. Nguồn nước xung quanh khu vực cũng như ở các sông suối nơi đây sạch, hàm lượng các muối hoà tan ít, các hoá chất và khoáng chất trong nước cũng rất ít phục vụ tốt cho sinh hoạt công nhân và thi công. Khi có mưa lớn về mùa lũ thì hàm lượng rác bẩn và phù sa không ảnh hưởng đáng kể. Mạng lưới sông suối tương đối gần đường nên khi thi công ta có thể thoát nước mặt về sông suối và việc lấy nước cũng không khó khăn nhưng cần chú ý khi tập kết vật liệu để tránh bị trôi. Tại vị trí có sông nước chảy mạnh, vào mùa lũ thì không thể qua được. 1.2.1.5. Điều kiện khí hậu : Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:mùa khô và mùa mưa. - Mùa khô thường có nắng to kết hợp gió Tây Nam khô hanh, bụi nhiều, thỉnh thoảng có mưa rào nhưng ngắn nên cần chú ý đến việc phân bố lán trại hạn chế ảnh hưởng đến sức khoẻ cán bộ và công nhân khi thi công. - Mùa mưa thường cuối tháng 8 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bìnhban ngày khoảng 20OC, ban đêm có lúc xuống không quá 15OC. Mùa mưa thường kếthợp gió Đông Bắc và do điều kiện địa hình nên thường có bão kèm lũ lớn, thường xảy ra vào các tháng 10, 11, 12. Mùa này trời rất nhanh tối nên cần điều chỉnh thời gian hợp lý khi thi công. Theo hồ sơ của các trạm đo mưa trong khu vực thì lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế p = 4 % là 580 mm/ngày. Lượng mưa lớn nhưng lại phân bố theo mùa tập trung từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau, thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 hầu như không mưa. + Nhiệt độ trung bình hàng năm 25OC. + Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong năm :32OC. + Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong năm :13OC. + Độ ẩm không khí trung bình hàng năm : 82% 1.2.2. Điều liện xã hội: 1.2.2.1. Dân cư và sự phân bố dân cư : Dân cư sống rải rác theo tuyến,chủ yếu tập trung ở dưới các chân núi và gần sông, sống chủ yếu bằng nghề khai thác gỗ, làm nông nghiệp. Số lượng lao động dư thừa khá lớn, có thể huy động trong công tác xây dựng đường. Dân cư chủ yếu là đồng bào người kinh phân bố tập trung ở 2 trung tâm huyện lị, mỗi huyện có một thị trấn là trung tâm chính trị văn hoá của huyện, dọc tuyến dân cư thưa thớt hơn. Dân số huyện Cam Lộ là 34500 người với mật độ 425 người/ km2 và huyện Hướng Hóa là 20650 người với mật độ 396 người/km2. Người dân có trình độ văn hoá tương đối cao,không có tình trạng mù chữ. Đời sống người dân đồng đều ở mức trung bình, số hộ nghèo ít, hộ đói gần như không có. Do nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng tuyến nên nhân dân trong vùng rất đồng tình và ủng hộ cho việc xây dựng tuyến đường này. Họ rất có ý thức bảo vệ an ninh trật tự và hợp tác. Theo dự kiến việc đền bù, giải toả sẽ được thực hiện nhanh chóng tạo điều kiện cho công tác khởi công và thi công đúng kế hoạch. 1.2.2.2. Tình hình văn hoá - kinh tế - xã hội trong khu vực: Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khai thác gỗ xuất khẩu trong đó việc khai thác trái phép vẫn tồn tại. Việc buôn bán, giao lưu qua biên giới tương đối mạnh đặc biệt tại cửa khẩu Lao Bảo. Dịch vụ thương mại phát triển chậm, tiểu thủ công nghiệp tỷ trọng còn thấp. Sự giao lưu văn hoá giữa các vùng trong khu vực còn khó khăn do mạng lưới giao thông còn hạn chế cộng với các cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nâng cấp đúng mức làm cho mức sống của người dân trong huyện vẫn chênh lệch nhiều so với thị xã. Tuy mấy năm gần đây đời sống có cải thiện đôi chút nhưng không đáng kể. Tình hình an ninh trong khu vực rất đảm bảo; người dân địa phương mến khách; không có các tệ nạn như mại dâm, ma tuý; tuy hiếm nhưng thỉnh thoảng có xảy ra trộm cắp vặt. Đề nghị các đơn vị thi công sau này có các biện pháp bảo vệ nguyên vật liệu. 1.2.2.3. Các định hướng phát triển trong tương lai: Trong tương lai 2 huyện Cam Lộ và Hướng Hóa sẽ tiếp tục phát huy các thế mạnh đã có, khai thác các tiềm năng khác nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế so với các vùng khác trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Thế mạnh lâm nghiệp sẽ được đầu tư hơn nữa, chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, kiểm soát cửa khẩu chặt chẽ tránh hàng hoá nhập lậu. Đặc biệt nâng cao trình độ dân trí hơn nữa,nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng mạng lưới giao thông thông suốt giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh khác trong cả nước,thu hút đầu tư nước ngoài. Rất mong lãnh đạo các cấp, các ngành có liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để công trình sớm được triển khai thi công và đưa vào khai thác, sử dụng. 1.2.3. các điều kiện lien quan khác. 1.2.3.1. Điều kiện khai thác, cung cấp vật liệu và đường vận chuyển: - Đất: Có thể tận dụng đất đào ra để đắp những chỗ cần đắp, những nơi thiếu đất đắp thì có thể lấy đất ở mỏ đất hay thùng đấu để đắp. Các mỏ đất tương đối gần dọc tuyến, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn, cự ly vận chuyển trung bình từ 1- 2 km. - Đá: Lấy từ mỏ đá cách địa điểm thi công khoảng 4 km hoặc lấy ở dọc sông. Đá nơi đây có đủ cường độ theo yêu cầu của thiết kế. - Cát, sạn: Lượng cát, sạn sử dụng không nhiều, có thể khai thác ở bãi sông. Cát ở đây rất sạch. - Nhựa: Lượng nhựa đường,bê tông nhựa lấy từ trạm trộn của công ty hoặc ở kho dự trữ cách địa điểm thi công khoảng 9 km. - Ximăng, sắt thép lấy tại các đại lý vật tư khu vực dọc tuyến, cự ly vận chuyển trung bình 15km. 1.2.3.2. Điều kiện cung cấp bán thành phẩm, cấu kiện và đường vận chuyển: Các bán thành phẩm và cấu kiện đúc sẵn như các loại ống cống,dầm cầu định hình được sản xuất tại xí nghiệp phục vụ đóng tại thị xã Đông Hà cách chân công trình 15km. Xưởng có thể đáp ứng đủ chất lượng và số lượng yêu cầu. Đường vận chuyển tương đối thuận lợi, có thể tận dung các tuyến đường xây dựng trước và vận chuyển bằng ôtô. 1.2.3.3. Khả năng cung cấp nhân lực phục vụ thi công: Tuyến đường nối liền hai trung tâm kính tế của huyện, tại hai trung tâm dân cư tập trung đông đúc, lực lượng lao động dồi dào, nguồn lao động rẻ do đó rất thuận lợi cho việc tận dụng nguồn nhân lực địa phương nhằm góp phần hạ giá thành công trình, hoàn thành công trình đúng tiến độ vừa giải quyết được một phần lớn công ăn việc làm cho ngưòi dân. Đội thi công đã từng thi công ở nhiều công trình tương tự đạt chất lượng cao. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, có trình độ, khả năng quản lý tốt, có những kỹ sư đầy nhiệt huyết. 1.2.3.4. Khả năng cung cấp các thiết bị phục vụ thi công: Đơn vị thi công có đầy đủ các loại máy ủi, san,máy xúc chuyển,máy rải nhựa, các loại lu...đáp ứng đủ yêu cầu và nhanh chóng. Thiết bị, phụ tùng thay thế luôn sẵn có nếu gặp sự cố. Các xe máy luôn được bão dưỡng sẵn sàng phục vụ thi công. 1.2.3.5. Khả năng cung cấp các loại nhiên liệu, năng lượng phục vụ thi công : Ngoài một kho xăng đã có sẵn ở huyện,một số nguồn cung cấp lân cận cũng có khả năng cung cấp đủ số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng; đảm bảo máy móc hoạt động liên tục, kịp thời. Hệ thống điện nối với đường dây điện sinh hoạt của nhân dân sẽ được hoàn thành trước khi thi công cùng với mạng lưới điện quốc gia sẵn có sẽ phục vụ tốt cho thi công và sinh hoạt. Đường dây điện có thể kéo vào tận công trường. Đơn vị còn có máy bơm nước thoả mãn được nhu cầu về nước. 1.2.3.6. Khả năng cung cấp các loại nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt : Tuyến nối liền hai trung tâm của hai huyện nên việc cung cấp các loại nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt tương đối thuận lợi từ các chợ huyện. 1.2.3.7. Điều kiện về thông tin liên lạc, y tế : Tuy điều kiện thông tin liên lạc và y tế chưa cao nhưng cũng đủ đáp ứng những yêu cầu tối thiểu. Ở gần địa điểm thi công có bưu điện xã có thể cung cấp những thông tin nhanh nhất đồng thời có một trung tâm y tế của xã khá khang trang có thể chẩn đoán và chữa những bệnh thông thường và đưa lên tuyến trên khi cần thiết. Chương 2: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 2.1. LIỆT KÊ CÁC CÔNG TRÌNH CẦN THỰC HIỆN: 2.1.1. Khôi phục lại hệ thống cọc mốc: Khi xây dựng một công trình từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn thi công nhiều lúc phải trải qua một thời gian dài. Trong thời gian đó hệ thống cọc mốc thường bị mất mát nên mục đích của công việc này là mang những mốc thiết kế điển hình lên thực địa, khôi phục những cọc bị mất, sửa chữa một số cọc nếu cần thiết để tạo điều kiện cho việc thi công được thuận lợi. - Tìm kiếm phục hồi các cọc bổ sung các cọc cần thiết như tiếp đầu, tiếp cuối, cọc trên đường cong cọc đỉnh và một số cọc phụ khác. - Kiểm tra lại chiều dài tuyến, bổ sung mặt cắt ngang đặt biệt để tính lại khối lượng đào, đắp chính xác hơn. - Kiểm tra cao độ tự nhiên ở cọc đo cao cũ trên các đoạn cá biệt và đóng thêm các cọc đo tạm thời. - Đề xuất một số ý kiến sữa đổi thiết kế để điều chỉnh tuyến được tốt hơn. Để cố định trục đường trên đoạn thẳng, thì dùng các cọc nhỏ ở các vị trí 100m và ở vị trí phụ. Ngoài ra ở mỗi khoảng cách từ 0,5 đến 1km lại đóng các cọc to để dễ tìm. Các cọc này còn được đóng ở các tiếp đầu, tiếp cuối của đường cong tròn và đường cong chuyển tiếp. Trên đường cong phải bổ sung các cọc nhỏ, tùy theo bán kính đường cong mà lấy như sau: R<100m :d=5m R=100 đến 500m :d=10m R>500m :d=20m Để cố định đường cong dùng cọc đỉnh có dạng như sau: Cọc đỉnh được chôn ở trên đường phân giác và cách đỉnh đường cong 0,5m, trên cọc có ghi số đỉnh đường cong, bán kính, tiếp tuyến và phân cự, mặt ghi hướng về phía đỉnh góc. 2.1.2. Định phạm vi thi công: Tuyến đường thi công là đường cấp IV nên theo qui phạm chiều rộng dành cho đường để thi công là 19m. 2.1.3. Dọn dẹp bằng thi công: Để đảm bảo trong thi công, sự hoạt động của máy móc và con người được an toàn ta phải tiến hành dọn dẹp cây cối mồ mã...ra ngoài dải đất dành cho đường. Công tác chặt cây dẫy cỏ ta dùng máy móc kết hợp với nhân lực. Những cây có đường kính 15 đến 25 cm có thể dùng máy ủi trực tiếp. Những cây có đường kính >25cm thì dùng cưa để cưa cây sau đó dùng máy ủi để đánh gốc. Trong quá trình san dọn dẹp, đội thi công cần phải dọn đá mồ côi, tùy theo kích cỡ to nhỏ khác nhau, trọng lượng, thế nằm của đá mà dùng máy ủi hay nhân lực 2.1.4. Lên khuôn đường : Công tác lên khuôn đường nhằm cố định những vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang nền đường trên thực địa để đảm bảo thi công nền đường đúng thiết kế. Tài liệu dùng để lên khuôn đường là bản vẽ trắc dọc, mặt bằng và mặt cắt ngang nền đường. Ngoài ra còn phải dùng máy thủy bình, các dụng cụ để đo và kiểm tra hình dạng và cao độ nền đường trong quá trình thi công. * Đối với nền đắp : cao độ hoàn công nền đường là cao độ đáy áo đường * Đối với nền đào : cao độ hoàn công nền đường là cao độ mặt đường Công tác lên gabarit bao gồm các công việc sau : + Xác định cao độ đất đắp tại tim đường và mép đường . + Xác định chân taluy nền đắp, định mép taluy nền đào. + Đối với nền đào sau khi lên gabarit phải dời cọc lên ga ra khỏi phạm vi thi công. Trên các cọc này phải ghi tên cọc và chiều sâu đào đắp. Khi lên khuôn đường, dựa vào các mặt cắt ngang chủ yếu sau 2.2. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ : 2.2.1. Khối lượng công tác khôi phục tuyến: Các cọc trên tuyến bao gồm : - Hai cọc lớn ở đầu tuyến và cuối tuyến. - Đoạn từ KM0+600 đến KM1+600 có 2 đường cong; số cọc lớn là 4cọc, 1 cọc điểm xuyên - Số lượng cọc nhỏ là 60 cọc . Năng suất đóng cọc lớn là 8 cọc/công Năng suất đóng cọc nhỏ là 30 cọc/công. Vậy số công cần thiết là : công 2.2.2. Định phạm vi thi công dời cọc ra ngoài phạm vi thi công : Với những công việc của công tác này và khối lượng đã được nêu ở trên ta định mức năng suất là 500m/ca. Vậy số công cần thiết để khôi phục tuyến là: công. 2.2.3. Dọn dẹp mặt bằng thi công : Tuyến đường đi qua vùng đồi có mật độ cây cần chặt thưa, khoảng 650 cây/Km. Số rễ cây cần xới là 195 cây/1Km, khối lượng mặt đường cần dãy cỏ có bề rộng B = 19 m. - Để chặt cây ta bố trí một máy cưa U78 do một công nhân điều khiển, có năng suất 1,3 m/phút. Số công cưa cây là : (công). Trong đó : 0,6 : Hệ số sử dụng thời gian. 8 : Số giờ làm việc trong 1 ngày. - Thiết bị nhổ rễ cây chọn máy T100 MGP có năng suất 124 rễ/giờ. Số ca máy cần là : (ca). Trong đó : 7 : Là số giờ làm việc trong 1 ca. Thiết bị dãy cỏ chọn máy T100 MGP có thiết bị D511A, loại này có năng suất 5000 m2/h. Vậy số ca máy cần thiết là : (ca). Trong đó : 0,85 Là hệ số sử dụng thời gian. 2.2.4. Công tác cưa ngắn cây dồn đống: Các cây gỗ được cưa ngắn và dồn đống cách nhau 30m, gom sạch và thu dọn theo từng tùy theo từng loại kích thước gỗ. Tra định mức XDCB 2005, mật độ cây <2 cây/100 m2 rừng là 0,123 công/100m2 (AA.11212) Vậy số công làm công tác này là:(cäng) 2.2.5. Công tác lên khuông đường: Công tác này định mức là 8 công/1km. Số công, số ca máy cần thiết để hoàn thành các hạng mục của công tác chuẩn bị như ở bảng III.2.1: Bảng 3.2.1. STT Tên công việc Số công Ca 1 Khôi phục hệ thống cọc (1 kinh vĩ + 1 thủy bình) 2,875 Định phạm thi công, dời cọc ra khỏi phạm vi thi công. 2 2 Cưa cây bằng máy cưa U78 + một công nhân. 0,63 Cưa Ngắn cây dồn đống. 23,37 3 Nhổ cây và dẫy cỏ bằng máy ủi. 0,22+0,64 4 Lên khuôn đường 8 2.3. BIÊN CHẾ TỔ ĐỘI THI CÔNG: Dựa vào bảng khối lượng công tác chuẩn bị ta biên chế 1 tổ làm công tác chuẩn bị. Tổ 1: 1 kỹ sư + 1 trung cấp + 5 công nhân. Tổ 2: 10 công nhân. Đầu tiên ta bố trí 1 kỹ sư, 1 trung cấp, 5 công nhân làm công tác khôi phục tuyến, thời gian hoàn thành 0,7 ngày. Công tác chặt cây cưa cây dồn đống và vận chuyển ra ngoài phạm vi thi công: 15 công nhân làm trong 1,6 ngày. Công tác dãy cỏ, nhổ rễ, bóc đất hữu cơ, dọn đá mồ côi bố trí một máy ủi D271 hoàn thành công tác này trong 0,86 ngày. Sau khi tổ 1 hoàn thành công tác, tổ 1 và tổ 2 làm công tác lên khuông đường + định vị tim cống trong 0,65 ngày. Tổng thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị là: 3,81 ngày. Chương 3: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CỐNG 3.1. LIỆT KÊ CÔNG TRÌNH CỐNG: Trên đoạn tuyến thi công có 1 công trình cống tròn BTCT 1200 để thoát nước từ thượng lưu đổ về lưu vực tại KM1+154,03. STT Lý trình Khẩu độ F (cm) Chiều dài L (m) Số đốt Is (%) Id (%) Loại nền đường Chiều cao đắp (m) 1 KM0+900 3F200 12 12 8,5 5 Đắp 1,65 HìnhIII. 3.1: Mặt cắt ngang vị trí cống Độ dốc ngang sườn: 8,5%. Chiều cao đất đắp trên cống: 1,65 m. 3.2. ĐẶC ĐIỂM, CHỌN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG: Cống nằm trên nền đắp hoàn toàn nên được thi công trước nền đường. Ở vị trí đặt cống vào mùa khô không có nước chảy nên xem như thi công ở trên khô, mực nước ngầm ở sâu không ảnh hưởng đến hố móng công trình. Công trình được thi công theo phương pháp bán lắp ghép. Các đốt cống được sản xuất tại xưởng cách chân công trình 10 km, và được vận chuyển tới công trình bằng ô tô. Phần tường đầu, tường cánh đệm lót thi công tại chỗ. Vật liệu lấy ở các địa điểm được giới thiệu ở chương I 3.3. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG : Với cống tròn bê tông cốt thép bán lắp ghép trình tự thi công : 1. Định vị tim cống 2. San dọn mặt bằng thi công cống 3. Đào đất móng cống bằng máy 4. Đào đất móng cống bằng thủ công 5. Vận chuyển vật liệu xây cống 6. Làm lớp đệm tường đầu, tường cánh 7. Xây móng tường đầu, tường cánh 8. Làm móng thân cống 9. Vận chuyển ống cống 10. Lắp đặt ống cống 11. Làm mối nối, lớp phòng nước, Đắp đất sét trên cống 12. Xây tường đầu, tường cánh 13. Đào móng gia cố thượng, hạ lưu 14. Làm lớp đệm thượng hạ lưu 15. Xây phần gia cố thượng hạ lưu, làm hố chống xói. 16. Đắp đất trên cống bằng thủ công 3.4. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG TỪNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH: 3.4.1. Định vị tim cống: Trước khi thi công cống ta phải định vị tim cống. Để định vị tim cống ta cần phải dùng máy toàn đạc để xác định chính xác lại vị trí đặt cống và cao độ ở cửa ra, cửa vào của công trình cống theo mốc cao đạc. Sau khi xác định vị trí thì đóng cọc cố định, cần thiết có thể căng dây để kiểm tra trong suốt quá trình thi công. Ta biên chế một kỹ sư và một công nhân kỹ thuật với trang bị máy kinh vĩ để xác định chính xác vị trí đặt tim cống, với cao độ dặt cống theo đúng đồ án đã được duyệt Định mức là 0,5 công/cống. - Với cống tính toán 3F200 tại lý trình KM0+900 cần 6 cọc để định vị tim cống. 3.4.2. San dọn mặt bằng thi công cống: Để thuận tiện cho việc cẩu lắp cấu kiện, tập kết vật liệu xây và các cấu kiện đúc sẵn ta dùng máy ủi kết hợp với nhân công dọn dẹp ở hai bên cống, lấy 15m về hai phía cống và dọc theo hai chiều dài cống theo phạm vi thi công nền đường là 19m. Vậy mặt bằng thi công cống là: (15+4+15)x19=646 m2 3.4.3. Đào đất móng cống bằng máy: Sử dụng máy ủi để đào móng cống. Vì cống đặt trên nền đất tự nhiên, chiều sâu đào nhỏ, khối lượng đào ít. Dùng máy ủi ủi dọc tim cống, chiều sâu đào 10-15cm cho mỗi lớp, ủi thành từng đống ở thượng lưu cạnh cửa ra của cống. Còn đối với những vị trí khác như móng tường đầu tường cánh, chân khay vì kích thước lưỡi ủi lớn hơn kích thước móng tường đầu, tường cánh và chân khay nên không được đào bằng máy. Đất sau khi đào được đổ về phía thượng lưu tạo thành đê nhỏ để ngăn nước, tránh trường hợp nước chảy vào móng cống do những cơn mưa bất thường trong thời gian thi công. 3.4.4. Đào đất móng cống bằng thủ công: Ta nhận thấy các cống cần thi công là các vị trí tụ thuỷ, nằm trên nền đắp hoàn toàn, thi công vào mùa khô do đó mà ta không cần phải làm kênh dẫn dòng hay rãnh thoát nước. Địa chất khu vực có nước ngầm ở dưới sâu, nên khi đào móng cống không có xuất hiện nước ngầm do vậy mà không cần phải dùng các biện pháp tiêu nước ngầm Đối với những móng công trình có kích thước nhỏ, máy ủi không thể đào được thì việc đào hố móng được thực hiện bằng thủ công. Dùng nhân công để đào móng tường đầu, tường cánh và chân khay. Ngoài ra còn phải dùng nhân công để hoàn thiện móng cống vì khi đào móng bằng máy thì bề mặt móng cống thường không được bằng phẳng. 3.4.5. Vận chuyển vật liệu xây cống: Công tác này được tiến hành vận chuyển vật liệu bằng ô tô Huyndai.15T đến vị trí đặt cống, với cự ly khoảng 10 km. Vật liệu xây cống gồm có: cát vàng, ximăng, đá dăm 2x4, đá dăm 1x2, đá hộc và các vật liệu dùng cho mối nối cống; có thể tận dụng nước sông để trộn bêtông ... 3.4.6. Làm lớp đệm tường đầu, tường cánh: Công việc này được thực hiện bằng thủ công; dùng nhân công kết hợp với xe rùa để vận chuyển đá dăm từ bãi tập kết vật liệu đổ vào móng tường đầu, tường cánh rồi tiến hành đầm chặt đến độ chặt yêu cầu cho đến khi đạt được lớp dày 10cm. 3.4.7. Xây móng tường đầu, tường cánh: Móng tường đầu, tường cánh được đổ bê tông xi măng đá 4x6, M15, độ sụt 6¸8cm, được thi công theo trình tự như sau: - Lắp dựng ván khuôn móng trên nền là lớp đệm cấp phối đá dăm. - Dùng máy trộn để trộn bêtông. Trộn bê tông theo tỷ lệ cho 1m3 như sau: X:N:C:Đ = 266kg : 175 lít : 0,482 m3 : 0,884 m3 (409) - Bêtông sau khi trộn xong dùng nhân công kết hợp với xe rùa để vận chuyển và đổ vào móng tường đầu, móng tường cánh. - Sau đó tiến hành đầm lèn và bảo dưỡng 3.4.8. Làm móng thân cống: Dùng cấp phối đá dăm đổ vào phần móng thân cống rồi tiến hành đầm chặt đến độ chặt yêu cầu và bề dày thiết kế. Dùng nhân công kết hợp với xe rùa để vận chuyển và đổ đá dăm vào hố móng dày 30cm 3.4.9. Vận chuyển và bốc dỡ ống cống đến địa điểm thi công . Các ống cống được sản xuất ở xí nghiệp A cách công trình 10 km Sử dụng ôtô Hyundai 15T để vận chuyển ống cống với cống 200 ta đặt nằm trên thùng xe và mỗi chuyến chở được 3 đốt cống. Để bốc dỡ ống cống lên xuống xe ta dùng ôtô cần trục. Sơ đồ xếp đặt các đốt cống trong thùng xe như hình.3.1. Hình.3.1.Så âäö âàût cäúng trãn thuìng xe: Khi vận chuyển và bốc dở cống bằng ôtô cần trục cần lưu ý các điểm sau: +Các cấu kiện chở trên ôtô không được xếp quá cao giới hạn 3,8m (kể từ mặt đường trở lên )và không được xếp rộng quá 2,5m. +Phải đặt cống đối xứng với trục dọc và trục ngang của thùng xe . +Để cống khỏi bị vở trong quá trình vận chuyển phải chèn đệm và chèn buộc cẩn thận . +Dùng ôtô cần trục để cẩu các đốt cống từ bãi đúc lên thùng xe và sau đó cẩu các cấu kiện này từ thùng xe xuống đặt tại bãi thi công. Các ống cống khi vận chuyển đến công trình được bố trí trên bãi đất dọc theo hố móng có chừa các dãi rộng 3m để cần trục đi lại trong quá trình bốc dỡ và lắp đặt ống cống. Các đốt cống ở công trình được bố trí như ở hình 3.2. 3.4.10. Lắp đặt ống cống: Hình III.3.2. sơ đồ lắp đặt ống cống bằng cần trục Dùng cần trục ôtô tự hành để cẩu lắp ống cống. Lắp đặt ống cống theo trình tự: - Trước khi lắp đặt ống cống ta cắm lại các cọc tim cống, kiểm tra lại cao độ dốc cống, cao độ đặt cống, chất lượng và kích thước của móng cống, móng tường đầu - tường cánh. - Dùng ôtô cần trục để lắp đặt, tiến hành lắp đặt từ hạ lưu đến thượng lưu. - Các đốt cống đặt cách nhau khoảng 1cm để làm mối nối các đốt. - Dùng bê tông xi măng M10, đá 1x2 để cố định vị trí ống cống. Các ống cống được lắp dần từ phía hạ lưu lên thượng lưu. Sau khi lắp các đốt cống, ta mới dựng ván khuôn và đổ bê tông tường đầu, tường cánh. 3.4.11. Làm mối nối, lớp phòng nước: Để đảm bảo cho cống không thấm nước ra nền đường trong quá trình khai thác của tuyến ta phải thi công mối nối cống. Khi lắp đặt ống cống thì các ống cống cách nhau 1cm là để thi công mối nối. Ở mặt ngoài ta thi công các lớp gổ thông nhóm V tẩm dầu, hai lớp đay tẩm nhựa đường, bên trên ta thi công hai lớp giấy dầu sau đó trát bi tum bên ngoài để chống thấm.Bên trong ống cống ta cho nhân công vào bên trong cống để thi công lớp vữa ximăng M100. Mối nối ống cống loại này là mối nối mềm nó cho phép ống cống có thể chuyển vị, co giãn tự do dưới tác dụng của hoạt tải trên cống. Các chi tiết mối nối cống rất nhỏ, đồng thời cần phải đảm bảo độ chính xác cao do vậy thích hợp khi thi công mối nối này bằng phương pháp thủ công. Bên trên cống ta làm lớp phòng nước, nó có tác dụng không cho phép nước trong cống thấm lên nền đường làm giảm cường độ nền đường. Lớp phòng nước bằng đất sét dày 15cm. Đất sét được đắp từ dưới lên trên đỉnh cống. 3.4.12. Xây tường đầu, tường cánh: Công tác này được tiến hành bằng thủ công. - Đầu tiên lắp dựng ván khuôn - Trộn bê tông bằng máy trộn bê tông. Tường đầu, tường cánh được đổ bằng bê tông xi măng đá 2x4, M200, độ sụt 6¸8cm. Trộn bê tông theo tỷ lệ cho 1m3 như sau: X:N:C:Đ = 342kg : 185 lít : 0,455 m3 : 0,867 m3 - Đổ bê tông rồi đầm chặt bê tông. - Bảo dưỡng bê tông. 3.4.13. Đào móng gia cố thượng, hạ lưu: Thượng, hạ lưu được gia cố bằng bêtông ximăng Mac 150 dày 30 cm trên lớp đệm đá dăm dày 10 cm. 3.4.14. Làm lớp đệm thượng hạ lưu: Công tác này được tiến hành bằng thủ công. Vật liệu lớp đệm: đá dăm dày 10 cm. 3.4.15. Xây phần gia cố thượng - hạ lưu: Công tác này được tiến hành bằng thủ công. Thượng, hạ lưu được gia cố bằng bêtông ximăng M15 đá 4x6, chiều dày 30 cm trên lớp đệm đá dăm dày 10 cm. Việc xây phần gia cố thượng hạ lưu được tiến hành giống như phần xây móng tường đầu, tường cánh. 3.4.16. Đắp đất trên cống bằng thủ công: Công tác này được thực hiện bằng thủ công kết hợp với đầm BOGMAZ. Ta tiến hành đắp đất đồng thời hai bên đối xứng nhau qua mặt cắt dọc tim cống. Đắp mỗi lớp đất dày từ 10 ÷ 20cm. Ngoài ra còn phải tuân thủ theo quy định sau: - Đất đắp trên cống cách đỉnh cống 0,5m. - Phạm vi đất trên cống theo mặt cắt ngang của cống tối thiểu là 2 lần đường kính cống. - Đất dùng để đắp trên cống: dùng cát hạt lớn, để dễ đầm chặt vì đầm thủ công cho năng suất nhỏ. - Độ dốc mái taluy đắp là 1:3 hoặc 1:5. 3.5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC: * Khôi phục vị trí cống ngoài thực địa và san dọn mặt bằng: Công tác này được tiến hành cùng lúc với lên gabarit . Để thuận tiện cho việc cẩu lắp cấu kiện đúc sẵn và vật liệu xây dựng ta bố trí bãi chứa ở 2 phía của tim cống, chiều rộng bãi 15m và dọc theo chiều dài cống 19m Như vậy diện tích mặt bằng thi công cống là (15+4+15)x19= 646m2. 3.5.1. Tường đầu * Tường đầu thượng lưu có kích thước như sau: Hình III.3.3: Kích thước tường đầu thượng lưu Móng tường đầu: V =10,51x1,5x0,8 = 12,61 m3 Tường đầu Vtâ = m * Tường đầu hạ lưu có kích thước như sau: Hình III.3.4: Kích thước tường đầu hạ lưu Móng tường đầu: V = 10,45x1,5x0,8 = 12,54m3 Tường đầu Vtâ = m Tổng thể tích tường đầu Móng tường đầu: Vmtd = 25,15 m3 Tường đầu Vtâ = 13,08 m3 3.5.2. Tường cánh. Thượng lưu Hạ lưu Hình III.3.5: Kích thước tường cánh thượng, hạ lưu - Thượng lưu: + Móng tường cánh: Vmtc = m + Tường cánh: Vtc = m - Hạ lưu: + Móng tường cánh: Vmtc = m + Tường cánh: Vtc = m3 3.5.3. Chân khay. Vck = 0,8x0,5x12,7+0,5x0,8x12,2=9,96m3 3.5.4. Sân cống. Thể tích phần sân cống: Vsc = m Hình III.3.6: Kích thước sân cống - gia cố thượng lưu, hạ lưu và lớp đệm 3.5.5. Gia cố thượng, hạ lưu và hố chống xói: Thể tích phần gia cố thượng lưu, hạ lưu: Vgc = m Thể tích hố chống xói: Vhcx = 3.5.6. Đệm đá dăm dày 10cm: Vđd10=(12,7x1,84+6,85x12,7+0,5x12,7++10,45x1,5+0,5x12,2+4x12,2++1,5x10,51)x0,1=21,99 m3 3.5.7. Móng đá dăm thân cống, đất sét chống thấm, đắp đất trên cống, đào móng cống. Hình III.3.5 Mặt cắt ngang đất đắp bằng thủ công tại tim đường - Lớp đệm cấp phối đá dăm dày 30cm: Vđd30 = m - Đất sét chống thấm dày15cm: Vđs = Fđs.Lc = 1,66x12 = 19,94m - Bê tông cố định ống cống: Dùng Autocad ta tính được diện tích phần bê tông cố định ống cống là 0,99m2. Vbtcđ = 2,35x12 = 28,18 m3 - Đất đắp trên cống: Vđất đắp = Dùng Autocad ta tính được diện tích đất đắp trên cống ở phía thượng lưu và hạ lưu như sau: FTLđắp = FHLđắp =45,37 m2; Vậy: Vđất đắp =45,37x12= 544,44 m - Đào móng cống: Vđmc =x2,26=23,55m 3.5.8. Đào móng tường đầu, tuờng cánh, chân khay, sân cống, gia cố thượng hạ lưu, hố chống xói. - Tổng thể tích đất đào móng công trình bằng thủ công: Vđào = Vmtđ + Vmtc + Vck + Vmsc + Vgc+ Vhcx + V10đd = 21,98 + 10,31 + 10,11 + 5,81 + 28,98 + 40,39 + 21,99 = 139,57m3 - Tổng thể tích đất đào móng công trình bằng máy: Vđào = V30đd + Vđmc+ Vđào = 25,27 + 23,55 + 37,25= 86,07 m3 3.5.9. Vận chuyển và bốc dở ống cống: Gồm 36 đốt cống F200 bằng BTCT 3.5.10. Làm lớp phòng nước và mối nối: Vật liệu: Nhựa đường, bao tải tẩm nhựa đường, đay tẩm nhựa, vữa trát ximăng Mac 100, gỗ tẩm dầu. Khối lượng vật liệu cần tra cho 1mối nối cống được tra theo “Định mức dự toán xây dựng cơ bản - 2005” mã hiệu AK.95100, ta có bảng tính sau: Bảng tính khối lượng mối nối cống Loại vật liệu Đơn vị 1 mối nối Toàn cống (36 đốt) Nhựa đường kg 29,92 987,36 Giấy dầu m2 2,3 75,9 Đay kg 1,32 43,56 Bảng tổng hợp khối lượng các hạng mục cống 3F200 - Lý trình KM1+154,03 Bảng 3.3.1 STT Hạng mục công trình Tên vật liệu Đơn vị Khối lượng 1 Tường đầu BTXM M20 đá 2x4 m3 13,08 2 Tường cánh BTXM M20 đá 2x4 m3 9,94 3 Móng tường đầu BTXM M15 đá 4x6 m3 25,15 4 Móng tường cánh BTXM M15 đá 4x6 m3 18,52 5 Chân khay BTXM M15 đá 4x6 m3 9,96 6 Sân cống BTXM M15 đá 4x6 m3 12,65 7 Gia cố thượng, hạ lưu BTXM M15 đá 4x6 m3 43,49 8 Hố chống xói Đá hộc xếp khan m3 36,45 9 Lớp đệm dày 10cm CPĐD loại I K98 m3 21,99 10 Đệm thân cống dày 30cm CPĐD loại I K98 m3 25,27 11 BT cố định ống cống BTXM M10 đá 1x2 m3 28,18 12 Đất sét chống thấm Đất sét m3 19,94 13 Đắp đất trên cống Cát hạt lớn m3 544,44 14 Đào móng cống bằng máy Đất cấp III m3 86,07 15 Đào hố móng bằng nhân công Đất cấp III m3 139,57 16 Làm mối nối cống Nhựa đường Giấy dầu Đay tẩm nhựa Gỗ thông tẩm dầu Vữa xi măng M10 kg m2 kg m3 m3 987,36 75,9 43,56 0,24 0,07 Khối luợng ván khuôn để đổ bêtông tường đầu, tường cánh và móng tường đầu, tường cánh. Ván khuôn tường đầu: 133,81m2 Ván khuôn tường cánh: 77,23m2 Công tác lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn tường đầu, móng tường cánh, chân khay. Tra định mức xây dựng nhân công bậc 3,5/7 là 13,61 công/100m2 * Tính toán chi tiết khối lượng từng loại vật liệu cho cống F200. Khối lượng BTXM đá 2x4 M20 = 23,74 (m3) - Tra định mức mã hiệu AF 11210 (bê tông móng), AF12110 (bê tông tường) ta có lượng bêtông cần thiết là: 23,74x1,025= 24,33(m3). - Tra định mức, ta có khối lượng từng loại vật liệu cho bêtông xi măng đá 2x4, M200, độ sụt 6-8 cm, như sau: - Đá dăm 2x4: 24,33x0,867 = 21,09 (m3) - Cát vàng: 24,33x0,455 = 11,07 (m3) - Xi măng PC30: 24,33x342 = 8320,86 (kg) - Nước: 24,33x185 = 4501,05 (lít) Khối lượng BTXM đá 4x6 M15 = 109,77 (m3) - Tra định mức mã hiệu AF 11210 (bê tông móng), AF12110 (bê tông tường) ta có lượng bêtông cần thiết là: 109,77x1,025= 112,51(m3). - Tra định mức, ta có khối lượng từng loại vật liệu cho bêtông xi măng đá 4x6, M150, độ sụt 6-8 cm, như sau: - Đá dăm 4x6: 112,51x0,884 = 99,46 (m3) - Cát vàng: 112,51x0,482 = 54,23 (m3) - Xi măng PC30: 112,51x266 = 29927,66 (kg) - Nước: 112,51x175 = 19689,25 (lít) Khối lượng bê tông xi măng đá 1x2, M10 là: 28,18x1,025 = 28,88 m3 - Tra định mức, ta có khối lượng từng loại vật liệu cho bê tông xi măng đá 1x2, M10, độ sụt 6-8cm, như sau: - Đá dăm 1x2: 28,88 x0,903=26,08 (m3) - Cát vàng: 28,88x0,494=14,27 (m3) - Xi măng PC30: 28,88x230=6642,4 (kg) - Nước: 28,88x195 = 5631,6 (lít) Khối lượng vữa xi măng cát vàng M10 là: 0,07 m3 - Tra định mức, ta có khối lượng từng loại vật liệu cho vữa xi măng M100 như sau: - Cát vàng: 0,07x1,09 =0,0763 (m3) - Xi măng PC30: 0,07x385,04 =26,95 (kg) - Nước: 0,07x260 = 18,2 (lít) * Từ các định mức cấp phối vật liệu cho 1m3 bêtông ta xác định được lượng xi măng, cát vàng và đá dăm các loại cần vận chuyển đến công trình là: Bảng tổng hợp khối lượng vật liệu xây dựng cống Bảng 3.3.2. STT Vật liệu Đơn vị Khối lượng 1 CPĐD loại I, Dmax37,5 m3 47,26 2 Đá dăm 1x2 m3 26,08 3 Đá dăm 2x4 m3 21,09 4 Đá dăm 4x6 m3 99,46 5 Cát vàng m3 79,65 6 Xi măng PC30 Kg 44917,87 7 Đá hộc m3 36,45 3.6. TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT, XÁC ĐỊNH CÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHÂN LỰC: 3.6.1. Các định mức sử dung nhân lực - Công tác định vị tim cống: 0,5 công/cống - Công tác đào móng bằng thủ công: tra định mức số hiệu AB.11352 ta có định mức sử dung nhân công cho 1 (m3) là 0,641 công bậc 3/7. - Công tác làm lớp đệm móng: Tra định mức số hiệu AK.98110 ta có định mức sử dung nhân công cho 1 (m3) là 1,493 công bậc 4/7. - Công tác làm mối nối: tra định mức số hiệu AK95141 (cống 200), ta có định mức sử dung nhân công cho một mối nối là:1,02 công bậc 3/7. - Công tác bê tông móng tường đầu, tường cánh, sân cống, phần gia cố: tra định mức số hiệu AF.11210 ta có định mức sử dụng nhân công cho 1 (m3) bê tông là 1,64 công bậc 3/7. - Công tác bê tông tường đầu, tường cánh: tra định mức số hiệu AF.12110 ta có định mức sử dung nhân công cho 1 (m3) bê tông là 3,56 công bậc 3/7. - Công tác đắp đất bằng thủ công: tra định mức số hiệu AB.13123 ta có định mức sử dung nhân công cho 1 (m3) là 0,74 công bậc 3/7. 3.6.2. Tính toán năng suất máy móc * San dọn bãi để đặt cấu kiện đúc sẵn ta dùng máy ủi D271 để thực hiện. Năng suất của máy ủi khi san dọn mặt bằng theo định mức xây dựng với mật độ cây tiêu chuẩn lớn hơn 5 cây/100m2 rừng là : 0,0249ca/100m2 * Công đào đất bằng máy ủi dùng máy ủi D271 có công suất 105 CV để dọn dẹp, tra định mức số hiệu AB.22123 với đất cấp III ta có định mức sử dung máy là 0,501 ca/100 m3. * Công tác vận chuyển ống cống bằng ôtô Huynh đai15 tấn: Các ống cống được sản xuất tại xí nghiệp cách công trình 15 km, sau đó được vận chuyển bằng ôtô Hyundai đến địa điểm thi công. Năng suất của ô tô vận chuyển ống cống được tính như sau: (ống /ca) Trong đó : + T: Thời gian làm việc trong một ca, T=7 (giờ). + Kt: Hệ số sử dụng thời gian, Kt= 0,85. + n : Số đốt cống vận chuyển được trong một chuyến xe n = 3 + L: cự ly vận chuyển (km). + V1:Vận tốc xe chạy khi có tải trọng: V1 = 25 (km/h). + V2:Vận tốc xe chạy khi không có tải trọng: V2 = 45 (km/h). + Tbd : Thời gian bốc dỡ một ống cống lên xuống xe, Tbd = 0,333 (giờ). + Tqđ : Thời gian quay đầu xe, Tqđ = 0,05 (giờ). Năng suất vận chuyển ống cống : (ống/ca). * Công tác bốc dỡ ống cống bằng cần trục tự hành: Dùng ô tô cần trục K32 để cẩu ống cống từ bãi đúc lên xe, rồi cẩu từ thùng xe xuống bãi thi công và lắp chúng vào vị trí đặt cống. Năng suất của cần trục khi cẩu các đốt cống: (ống /ca). Trong đó : + T : Số giờ làm việc trong một ca máy, T=7 (giờ). + Kt : Hệ số sử dụng thời gian, Kt=0,85. + Tck: Thời gian của một chu kỳ bốc dỡ lấy bằng 20 (phút). + q : Số ống cống trong một lần cẩu. Vậy năng suất của cần trục bốc dỡ ống cống : (ống/ca). * Công tác vận chuyển vật liệu bằng ôtô 15 tấn: Năng suất của ô tô Huyndai tính theo công thức: N = (m3/ca). Hoặc N = (T/ca). Trong đó : + T: Thời gian làm việc trong một ca : T=7(giờ). + V: Dung tích thùng xe : V = 10 (m3). + Q: Tải trọng của xe: Q = 15 (tấn). + Kt : Hệ số sử dụng thời gian: Kt= 0,85. + Ktt : Hệ số lợi dụng tải trọng: Ktt = 1. + L : Cự ly vận chuyển vật liệu, (km). + V1:Vận tốc xe chạy khi có tải trọng: V1 = 30 (km/h). + V2:Vận tốc xe chạy khi không có tải trọng: V2 = 45 (km/h). + Tbd : Thời gian bốc dỡ tải trong một chu kỳ : Tbd = 30 (phút). + Tqđ : Thời gian quay đầu của ôtô : Tqđ = 5 (phút). Năng suất của ôtô Hyundai 15T được xác định ở bảng sau : Bảng 3.3.3. STT Loại vật liệu Đơn vị L V1 V2 Năng suất (Km) (Km/h) (Km/h) 1 Cát vàng m3/ca 15 30 45 52,24 2 Đá các loại m3/ca 15 30 45 52,24 3 Xi măng PC30 Tấn/ca 15 30 45 63,00 4 Nhựa đường Tấn/ca 15 30 45 63,00 3.7. TÍNH TOÁN SỐ CÔNG, SỐ CA MÁY CẦN THIẾT HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC: Số công, số ca máy cần thiết để hoàn thành các thao tác được tính toán trên cơ sở khối lượng các công tác phải hoàn thành và định mức sử dụng nhân lực, máy móc. Từ khối lượng công tác, định mức nhân công và năng suất của các máy thi công của các hạng mục công trình. Ta tính được số công và số ca máy để hoàn thành các hạng mục công trình như sau: Bảng 3.3.4. SỐ CÔNG, SỐ CA MÁY ĐỂ THI CÔNG CÔNG TRÌNH CỐNG STT Tên công việc KL công tác Năng suất số công Ghi chú Đvi KL Đvị M-NC (ca) 1 Khôi phục vị trí cống CT 3 công/CT 0,5 1,5 N.công 2 San dọn mặt bằng m2 646 ca/100m2 0,0249 0,161 Ủi D271 3 Đào móng cống bằng máy m3 86,07 ca/m3 0,00501 0,431 Ủi D271 Đào móng cống bằng thủ công m3 139,57 công/m3 0,641 89,464 N.công 4 Vận chuyển Ximăng PC30 tấn 44,918 tấn/ca 63 0,713 Ôtô 15T Vận chuyển Cát vàng m3 79,65 m3/ca 52,24 1,525 Ôtô 15T Vận chuyển Đá các loại m3 146,63 m3/ca 52,24 2,807 Ôtô 15T Vận chuyển CPĐD loại I Dmax37,5 m3 47,26 m3/ca 52,24 0,905 Ôtô 15T Vận chuyển đá hộc m3 36,45 m3/ca 52,24 0,698 Ôtô 15T 5 Làm lớp đệm đá dăm dày 10cm m3 21,99 công/m3 1,493 32,831 N.công 6 Đổ bêtông móng tường đầu m3 25,15 công/m3 1,64 41,246 N.công Đổ bêtông móng tường cánh m3 18,52 công/m3 1,64 30,373 N.công Đổ bêtông chân khay,sân cống m3 22,61 công/m3 1,64 37,080 N.công 7 Làm móng thân cống đá dăm dày 30cm. m3 25,27 công/m3 1,493 37,728 N.công 8 Vận chuyển ống cống đốt 36 ống/ca 9 4 Ôtô 15T 9 Bốc dỡ và lắp đặt ống cống đốt 36 ống/ca 17,85 2,0168 Cần trục 10 Đổ bêtông cố định ống cống m3 28,18 công/m3 1,64 46,215 N.công 11 Làm mối nối Mối 33 công/mối 1,02 33,66 N.công 12 Đắp đất sét phòng nước m3 19,94 công/m3 0,754 15,035 N.công 13 Dựng ván khuôn đổ bêtông tường đầu, tường cánh. m2 211,04 cg/100m2 13,61 28,723 N.công Xây dựng tường đầu m3 13,08 công/m3 3,56 46,565 N.công Xây dựng tường cánh. m3 9,94 công/m3 3,56 35,386 N.công Tháo dỡ ván khuôn tường đầu, tường cánh. m2 211,04 cg/100m2 13,61 28,723 N.công 14 Gia cố thượng - hạ lưu m3 43,49 công/m3 1,64 71,324 N.công 15 Làm hố chống xói. m3 36,45 công/m3 1,64 59,778 N.công 16 Đắp đất trên cống m3 544,44 công/m3 0,74 402,88 N.công 3.8. BIÊN CHẾ TỔ ĐỘI THI CÔNG: Dựa vào thời gian hoàn thành các hạng mục công trình ta biên chế các tổ đội thi công như sau: -Tổ 1: 5 công nhân -Tổ 2: 10 công nhân -Tổ 3A: 30 công nhân -Tổ 3B: 5 công nhân -Tổ 4: 2 huyn đai 15T+1 ôtô cần trục Chi tiết cụ thể được thể hiện ở phụ lục. 3.9. TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC: Dựa vào số công, số ca hoàn thành công trình cống và các tổ đội thi công ta tính được thời gian hoàn thành các hạng mục công trình cống được thể hiện ở phụ lục. Bảng 3.3.5. STT Tên công việc số công ca cần thiết Biên chế tổ đội Thời gian hoàn thành (ngày) 1 Khôi phục vị trí cống 1,5 1KS+1TC+5CN :(T1) 0,3 2 San dọn mặt bằng 0,161 Ủi D-271A: (T5A) 0,59 3 Đào móng cống bằng máy 0,431 Đào móng cống bằng thủ công 89,464 50CN: (T1,2,3A+B) 1,79 4 Vận chuyển Ximăng PC30 0,713 2HUYN ĐAI:(T4) 3,32 Vận chuyển Cát vàng 1,525 Vận chuyển Đá các loại 2,807 Vận chuyển CPĐD loại I Dmax37,5 0,905 Vận chuyển đá hộc 0,698 5 Làm lớp đệm đá dăm dày 10cm 32,831 50CN: (T1,2,3A+B) 3,59 6 Đổ bêtông móng tường đầu 41,246 Đổ bêtông móng tường cánh 30,373 Đổ bêtông chân khay,sân cống 37,080 7 Làm móng thân cống CP đá dăm dày 30cm. 37,728 8 Vận chuyển ống cống 4 2HUYN ĐAI:(T4) 2 9 Bốc dỡ và lắp đặt ống cống 2,0168 1Cần trục:(T4) 2,02 10 Đổ bêtông cố định ống cống 46,215 50CN: (T1,2,3A+B) 1,898 11 Làm mối nối 33,66 12 Đắp đất sét phòng nước 15,035 13 Dựng ván khuôn đổ bêtông tường đầu, tường cánh. 28,723 50CN: (T1,2,3A+B) 2,79 Xây dựng tường đầu 46,565 Xây dựng tường cánh. 35,386 Tháo dỡ ván khuôn tường đầu, tường cánh. 28,723 14 Gia cố thượng - hạ lưu 71,324 30CN: (T1,2,3A+B) 2,68 15 Làm hố chống xói. 59,778 16 Đắp đất trên cống 402,88 50CN: (T1,2,3A+B) 8,06 3.10. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG: Tiến độ thi công được thể hiện chi tiết ở bản vẽ số 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHI CONG 1,2,3 .doc
Tài liệu liên quan