Tài liệu Thiết kế tình huống học tập nhằm đánh giá năng lực tính toán của học sinh Tiểu học - Phan Thị Kim Châu: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 35-40
35
THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÍNH TOÁN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Phạm Thị Kim Châu - Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận: 19/06/2018; ngày sửa chữa: 26/11/2018; ngày duyệt đăng: 30/11/2018.
Abstract: The learning situation provides students with opportunities to interact, experience and
express calculatical behavior. This article briefly presenst the characteristics of how to design a
learning situation. The design of the learning situation helps teachers orient their observation,
creating the opportunity to collect evidence. The evidence is a basis for assessing students’
calculation capacities.
Keywords: Learning situation, assessment, calculation capacity, primary students.
1. Mở đầu
Hiện nay, đánh giá (ĐG) học sinh (HS) tiểu học thực
hiện theo Thông tư 22, ngày 22/09/2016 của Bộ GD-ĐT
[1]. Thông tư này nhấn mạnh việc ĐG năng lực HS qua
quan sát các hành vi và sản phẩm của qu...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế tình huống học tập nhằm đánh giá năng lực tính toán của học sinh Tiểu học - Phan Thị Kim Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 35-40
35
THIẾT KẾ TÌNH HUỐNG HỌC TẬP
NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÍNH TOÁN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
Phạm Thị Kim Châu - Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận: 19/06/2018; ngày sửa chữa: 26/11/2018; ngày duyệt đăng: 30/11/2018.
Abstract: The learning situation provides students with opportunities to interact, experience and
express calculatical behavior. This article briefly presenst the characteristics of how to design a
learning situation. The design of the learning situation helps teachers orient their observation,
creating the opportunity to collect evidence. The evidence is a basis for assessing students’
calculation capacities.
Keywords: Learning situation, assessment, calculation capacity, primary students.
1. Mở đầu
Hiện nay, đánh giá (ĐG) học sinh (HS) tiểu học thực
hiện theo Thông tư 22, ngày 22/09/2016 của Bộ GD-ĐT
[1]. Thông tư này nhấn mạnh việc ĐG năng lực HS qua
quan sát các hành vi và sản phẩm của quá trình hoạt động.
Các hành vi và sản phẩm của quá trình tính toán của HS
có thể được bộc lộ qua nhiều hình thức khác nhau, chẳng
hạn qua sản phẩm các bài kiểm tra, vở bài tập, vở nháp
và qua quá trình tương tác của HS khi làm việc nhóm đối
với các nhiệm vụ học tập. Tuy nhiên, việc đánh giá học
sinh thông qua các tình huống học tập là cần thiết và cũng
phù hợp với xu hướng đánh giá của thế giới, chẳng hạn
như vấn đề đánh giá thực (authentic assessment), đánh
giá qua tình huống (situational assessment), ...[2].
Bài viết trình bày năng lực tính toán của học sinh tiểu
học và cách thức thiết kế tình huống học tập (THHT), tạo
cơ hội cho HS tương tác trải nghiệm bộc lộ các hành vi
tính toán, đó là cơ hội để chúng tôi quan sát, thu thập
minh chứng làm cơ sở đánh giá năng lực tính toán
(NLTT) của học sinh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Năng lực tính toán của học sinh tiểu học
Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về
NLTT, tuy nhiên các quan niệm đều xem NLTT là năng
lực (NL) chung. Trong giáo dục phổ thông, các môn học
đều góp phần phát triển NLTT, trong đó toán học có ưu
thế hình thành và phát triển NL này cho HS. NLTT cần
cho nhiều người, nhiều lĩnh vực nhưng trong toán học có
đặc trưng riêng, chúng tôi tiếp cận NLTT theo hướng
NLTT gắn với toán học của HS tiểu học, nghĩa là: NLTT
là năng lực xử lí các thông tin, các quan hệ, các mối liên
hệ về lượng trong giải quyết các THHT ở tiểu học. Các
thành tố của NLTT gồm NL sử dụng các phép tính, công
thức, quy tắc, quy trình; NL sử dụng công cụ toán; NL
sử dụng các kĩ thuật tư duy; NL sử dụng ngôn ngữ toán
và NL mô hình hoá toán học [2]. Các hành vi tính toán
của HS thể hiện liên tục trong suốt quá trình hoạt động
và khó có thể lượng hoá được nên việc đánh giá NLTT
cần được thực hiện bằng phương pháp quan sát khi HS
đang hoạt động trong một THHT nào đó. Đây là dạng
ĐG vì quá trình học, vì sự tiến bộ của người học.
2.2. Quan niệm về tình huống học tập
Theo Hoàng Phê (2011), tình huống là sự diễn biến
của tình hình, về mặt cần phải đối phó [3; tr 1280]. Ở đây
có thể hiểu tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra
tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người
ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết.
Theo Nguyễn Bá Kim (2015), một tình huống được hiểu
là một hệ thống phức tạp gồm chủ thể và khách thể, trong
đó chủ thể có thể là người, còn khách thể lại là một hệ
thống nào đó [4; tr 132]. Trong đó, khái niệm hệ thống
có thể là những sự kiện, hiện tượng diễn ra dẫn tới một
vấn đề cần giải quyết. Mặt khác, theo tâm lí học, học tập
được hiểu là sự biến đổi hợp lí hoạt động và hành vi,
nhưng không phải do các thuộc tính bẩm sinh của cơ thể
[5; tr 118-119]. Kế thừa các quan niệm nêu trên, chúng
tôi tiếp cận THHT theo nghĩa: THHT là sự trình bày hoặc
mô phỏng các sự kiện nhằm đưa ra một vấn đề chưa
được giải quyết và qua đó đòi hỏi HS phải trải nghiệm
các hoạt động tính toán thì mới giải quyết được. Chúng
tôi xem xét THHT theo hai dạng: Tình huống toán học
thuần tuý và tình huống thực tiễn.
- Tình huống toán học thuần tuý: Là tình huống chỉ
giải quyết vấn đề đặt ra trong nội bộ toán học với các
yêu cầu chỉ liên quan đến tri thức toán học. Chẳng hạn:
Viết thêm 10 số trong dãy số sau: 1, 1, 2, 3, 5,...; có bao
nhiêu đoạn thẳng trong hình?
- Tình huống thực tiễn: Là một tình huống mà khách
thể của nó chứa đựng các yếu tố mang nội dung thực
tiễn, trong đó tồn tại ít nhất một câu hỏi, một yêu cầu hay
một nhiệm vụ đòi hỏi HS phải trải nghiệm các hoạt động
tính toán thì mới giải quyết được. Ví dụ: “Ở đô thị, mỗi
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 35-40
36
bên vỉa hè các con đường người ta thường trồng một
hàng cây xanh, cây xanh vừa tạo bóng mát vừa hạn chế
ô nhiễm môi trường vừa tạo vẻ mĩ quan đô thị. Người ta
tiến hành trồng cây xanh dọc theo 2 bên vỉa hè của đường
Lê Văn Tám dài 1500 mét vừa mới thi công xong, cứ 15
mét trồng một cây. Hỏi trồng được bao nhiêu cây?”.
2.3. Đặc trưng của tình huống học tập
Chúng ta biết rằng không phải tất cả các nhiệm vụ
tính toán có thể được mô phỏng một cách đầy đủ trong
một tình huống. Tuy nhiên, để khuyến khích HS bộc lộ
các biểu hiện của NLTT, chúng tôi cho rằng THHT cần
đảm bảo một số đặc trưng sau:
2.3.1. Tình huống học tập phải tạo cơ hội cho học sinh
hoạt động trải nghiệm
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể xác định
“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức trong và
ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; được thực hiện
theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô
trường” [6; tr 26]. Như vậy, ở tiểu học, các hoạt động
giáo dục trong nhà trường được tổ chức phù hợp với bản
chất hoạt động của con người đều được coi là hoạt động
trải nghiệm sáng tạo. Do đó không nên hiểu một cách
cứng nhắc là bắt buộc phải tổ chức hoạt động cho HS
ngoài trời hay hoạt động tay chân mới là trải nghiệm. Khi
HS tham gia trực tiếp vào hoạt động trên lớp hay những
hoạt động trí tuệ nghĩa là HS đã được trải nghiệm. Bài
viết này, chúng tôi tiếp cận loại hoạt động trải nghiệm
trên lớp trên các THHT.
Ví dụ: “Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài
gấp ba chiều rộng. Nếu giảm chiều rộng 1m sau đó tăng
chiều dài 1m thì diện tích thửa ruộng giảm 7m2. Tính
diện tích thửa ruộng ban đầu?”.
Để giải quyết vấn đề này, HS phải trải nghiệm các
hoạt động trí tuệ để quy lạ về quen, có thể chuyển đổi
hình thức đối tượng về mô hình như hình 1a. Vì 𝑆1 =
𝑆2 = 𝑆3 = 1 + 𝑆4 nên 𝑆3 − 𝑆4 = 1, diện tích giảm nên
𝑆1+𝑆2 + 𝑆3 − 𝑆4 = 7. Gọi t là chiều rộng ban đầu thì
2t + 1 = 7, t = 3, chiều dài ban đầu là 3 × 3 = 9 (m).
Diện tích cần tìm là 9 × 3 = 27 (m2). Hoặc nếu đưa về
hình 1b thì 𝑆1 = 𝑆2 = 𝑆3 = 𝑆5 nên 𝑆1+𝑆2 + 𝑆3 + 1 −
𝑆5 = 7, do đó 3t + 1 − t = 7 và t = 3, diện tích cần
tìm là 27m2. Tuy nhiên, hình 1a cũng tương ứng với sơ
đồ hình 1c, hình 1b tương ứng với sơ đồ hình 1d, dựa vào
sơ đồ cũng tìm được chiều rộng ban đầu là (7 − 1): 2 =
3 (m).
Sự trải nghiệm không những là nguồn gốc của kiến
thức mà còn là môi trường kiểm chứng kiến thức thu
được. Hoạt động trải nghiệm tạo nên sự thống nhất giữa
nhận thức với hành động, gắn kết lí thuyết với thực tiễn.
Thông qua trải nghiệm trên tình huống học tập, HS có cơ
hội khảo sát trực tiếp đồ vật, mô hình, kí hiệu; huy động
tri thức để khám phá, dự đoán, kiểm nghiệm; phản ánh,
hình thành kinh nghiệm mới; giáo viên (GV) có cơ hội
quan sát các biểu hiện NLTT của HS qua các hành vi và
sản phẩm của quá trình hoạt động.
2.3.2. Tình huống học tập phải chứa nhiều thành tố của
năng lực tính toán
Một THHT đưa ra không chỉ ĐG một thành tố của
NLTT vì khi tính toán HS bộc lộ nhiều biểu hiện khác
nhau của NLTT. Các THHT nên ẩn chứa càng nhiều
thành tố NLTT càng tốt. Các yêu cầu cần đòi hỏi sự kích
hoạt của một loạt các biểu hiện có trong cấu trúc của
NLTT.
2.3.3. Tình huống học tập phải tồn tại mâu thuẫn
Đó là mâu thuẫn giữa nhiệm vụ nhận thức với tri thức
đã có. Khi mâu thuẫn xuất hiện, HS ý thức được mình
thiếu kiến thức kinh nghiệm để giải quyết, đòi hỏi HS
huy động nội lực, qua đó bộc lộ các biểu hiện NLTT.
- Mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết: Chẳng
hạn khi hình thành phép cộng hai phân số cùng mẫu số
phải dựa trên phép cộng hai số tự nhiên. Cái đã biết là
phép cộng hai số tự nhiên, cái chưa biết là phép cộng hai
phân số cùng mẫu số. Việc tạo ra các mâu thuẫn vừa
thách thức vừa tạo hứng thú cho HS trong học tập.
- Mâu thuẫn giữa tính khoa học và tính vừa sức: Tính
khoa học thể hiện ở tính chính xác, chặt chẽ; tính vừa sức
thể hiện ở chỗ không yêu cầu HS định nghĩa khái niệm
S5
Hình 1.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 35-40
37
mà yêu cầu mô tả khái niệm, không yêu cầu chứng minh
mà yêu cầu chỉ ra một số căn cứ chứng tỏ tính hợp lí của
quy tắc/công thức,... Chẳng hạn trong hoạt động cắt ghép
hình để tìm công thức tính diện tích, không đòi hỏi chứng
minh, chỉ cần HS quan sát thấy các mép của các mảnh
ghép trùng khít nhau và khẳng định đã ghép được hình
mới có diện tích bằng diện tích hình ban đầu. Các khẳng
định này muốn chặt chẽ phải chứng minh các điểm thẳng
hàng,... điều đó vượt quá khả năng HS tiểu học.
- Mâu thuẫn giữa tính trừu tượng và tính trực quan
cụ thể: Đặc điểm tư duy HS tiểu học là trực quan cụ thể
trong khi toán học luôn có tính trừu tượng. Do đó, cần
thiết kế THHT sao cho đảm bảo tính trực quan cụ thể để
làm điểm tựa tư duy cho HS khi tính toán. Chẳng hạn:
Ba mô hình sau đây được xếp từ các que diêm. Theo quy
luật đó, cần bao nhiêu que diêm để xếp mô hình 4?
Tình huống ngụ ý xác định quy luật xếp các que diêm
dựa trên 3 mô hình cho sẵn. Có thể thấy khái niệm quy
luật là trừu tượng, còn các mô hình thể hiện tính trực
quan cụ thể.
- Mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức: Nội dung là
kiến thức, kĩ năng, đối tượng toán; còn hình thức là cách
mô tả, diễn đạt,... Trong dạy học, GV luôn tìm cách giúp
HS hiểu đầy đủ ý nghĩa từng nội dung. Trong đánh giá,
GV sử dụng hình thức mới nguỵ trang nội dung cũ buộc
HS tính toán tìm cách làm bộc lộ những dấu hiệu, đặc
điểm quen thuộc của đối tượng, qua đó ĐG khả năng quy
lạ về quen của HS, hoặc yêu cầu HS mô tả đặc điểm của
một số đối tượng mới thông qua các hình thức cũ để ĐG
khả năng huy động kiến thức đã biết của HS. Chẳng hạn:
Để kiểm tra kiến thức nhân số có hai chữ số với số có
một chữ số (không nhớ) toán 3, GV có thể bắt đầu với
bài toán “Mỗi hộp có 12 bút chì màu. Hỏi 4 hộp như thế
có bao nhiêu bút chì màu?”. Hình thức mới ở đây là bài
toán có lời văn, HS cần đưa bài toán về hình thức đã biết,
đó là phép tính 12 × 4.
2.3.4. Tình huống học tập phải gợi động cơ cho hoạt động
Động cơ hoạt động ở đây là phát triển trí tuệ và NL
người học. Chẳng hạn: “Cho mô hình hai tam giác bằng
nhau bằng giấy, hãy cắt một trong hai tam giác để ghép
với tam giác còn lại tạo thành một hình chữ nhật, hãy so
sánh diện tích hình chữ nhật và tổng diện tích hai tam
giác, theo đó có thể nói gì về diện tích một tam giác?”.
Trong tình huống này, diện tích hình chữ nhật bằng tổng
diện tích hai tam giác, điều này gợi cách tính diện tích
một tam giác (bằng diện tích hình chữ nhật chia 2).
2.3.5. Tình huống học tập phải ẩn chứa đối tượng của
hoạt động
Đối tượng của hoạt động là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Ví dụ: “Hãy cắt hình thang để đưa về một hình đã biết
cách tính diện tích, nêu cách tính diện tích hình thang”.
Tình huống này có hai phương án hoạt động (đưa hình
thang về tam giác hoặc về hình chữ nhật). Qua hoạt động,
HS bộc lộ khả năng đọc hình vẽ, vẽ hình, thực hiện phép
chia trên hình bằng cách gấp và cắt, thực hiện phép cộng
diện tích trên hình bằng cách ghép, so sánh và nhận ra
diện tích hình thang bằng diện tích tam giác mới/diện tích
hình chữ nhật mới, từ đó phát hiện cách tính diện tích
hình thang.
2.4. Thiết kế Tình huống học tập để đánh giá năng lực
tính toán của học sinh tiểu học
Theo Thomas, J. (2003), để thiết kế một tình huống
trong dạy học cần tiến hành theo 4 bước: Xác định chủ
đề Xác định mục tiêu giảng dạy Xây dựng nội dung
tình huống Đưa ra nhiệm vụ cho người học. Trong đó,
nội dung tình huống liên quan đến bối cảnh, thông tin/dữ
kiện. Tác giả Waterman, M. và Stanley, E. (2005) cũng
đưa ra quy trình soạn thảo một tình huống như sau: Xác
định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan
Chuẩn bị tình huống Kiểm tra, chỉnh sửa (dẫn theo
[7], tr 17-21). Trong đó, mục tiêu bài học là cơ sở để tham
chiếu vào đó GV thiết kế tình huống phù hợp và ĐG mức
độ phản ánh của mục tiêu bài học trong mỗi tình huống.
Theo Trịnh Văn Biều, Khammany Sengsy (2014), quy
trình thiết kế tình huống trong dạy học hoá học như sau:
Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học Xác định nội
dung kiến thức dạy học gắn với tình huống sẽ sử dụng
Thu thập dữ liệu Lựa chọn hình thức mô tả tình huống
Thiết kế tình huống Tham khảo ý kiến của đồng
nghiệp Chỉnh sửa và hoàn thiện tình huống [8]. Các
quy trình thiết kế tình huống có khác nhau, tuy nhiên
chúng đều liên quan đến các yếu tố: Mục tiêu, nội dung,
phác thảo và điều chỉnh tình huống. Kế thừa các nghiên
cứu nêu trên, chúng tôi tiếp cận quy trình thiết kế THHT
để đánh giá NLTT của HS tiểu học theo sơ đồ sau:
1) 2) 3)
Hình 2.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 35-40
38
Có thể mô tả thành các bước như sau:
a) Xác định mục tiêu: Trước tiên cần xác định mục
tiêu ĐG vì xét cho cùng tình huống dù ở dạng thức nào
cũng đều phục vụ cho mục tiêu nào đó. Mục tiêu trọng
tâm của đánh giá NLTT là dự đoán vùng phát triển gần
nhất để hỗ trợ HS vươn tới trong tương lai. Ngoài ra, việc
đánh giá NLTT còn có nhiều mục tiêu khác không kém
phần quan trọng như: Theo dõi sự hình thành và phát
triển NLTT, ĐG sự tiến bộ NLTT; định hướng cho GV
cách phát triển NLTT của HS,... Để xác định mục tiêu
đánh giá GV cần trả lời các câu hỏi: ĐG để làm gì? ĐG
thành tố nào?
b) Xác định nội dung: Để xác định nội dung đánh
giá GV cần trả lời câu hỏi: ĐG những gì? Những minh
chứng về hoạt động, hành vi,... nhờ vào đó GV có thể
phán xét về đối tượng ĐG. Trong bài viết, đó là các hành
vi biểu hiện tính toán của HS; GV tham chiếu vào đó thiết
kế các câu hỏi/yêu cầu trong THHT. Nếu không, THHT
sẽ đi lạc hướng hoặc trở nên vô nghĩa.
c) Xác định dạng thức của THHT: Dựa vào nội
dung đã xác định, GV cần chọn dạng thức THHT phù
hợp hoàn cảnh khi triển khai ĐG (tình huống toán học
thuần tuý, tình huống biểu diễn trực quan hay tình huống
thực tiễn).
d) Xác định bối cảnh của THHT: Bối cảnh của
THHT ở tiểu học xoay quanh các nội dung sau: Cuộc
sống hàng ngày (các vấn đề liên quan đến nhu cầu bản
thân, đi lại, vui chơi, giải trí,...), học tập (kể cả học tập
liên môn, hoạt động thực hành và trải nghiệm,...), xã hội
hoặc cộng đồng (thu thập, phân tích, biểu diễn số liệu
thống kê thông qua một số tình huống đơn giản gắn với
sức khoẻ, ô nhiễm, biến đổi khí hậu,...). Từng loại bối
cảnh đều phải gần gũi HS, hoặc thậm chí là vấn đề HS
quan tâm, điều đó sẽ khuyến khích bộc lộ các hành vi
tính toán. Đặc biệt khi mô tả các bối cảnh thực tiễn GV
nên mô hình hoá toán học chúng, hoặc điều chỉnh một số
chi tiết để đơn giản hoá THHT giúp HS dễ hiểu, bởi kinh
nghiệm sống của các em chưa nhiều, có nhiều vấn đề
thực tế các em chưa hiểu, trong khi bối cảnh thực tiễn
thường chứa nhiều dấu hiệu, dữ kiện ẩn tàng và tất cả
chúng đều phức tạp.
e) Xác định thông tin, dữ kiện hợp lí: Dữ kiện là các
thông tin cần thiết ẩn chứa các mối quan hệ, các nội dung
tính toán để giải quyết THHT. Các dữ kiện có thể được
diễn đạt bằng lời, bảng biểu, mô hình, sơ đồ...
f) Xác định câu hỏi/yêu cầu thể hiện vấn đề: Vấn đề
là hạt nhân của THHT, vấn đề khuyến khích HS tính toán
tìm cách giải quyết THHT. Do đó, hầu hết các THHT
nhằm mục đích đánh giá NLTT đều phải có một kết thúc
mở dưới dạng một câu hỏi/yêu cầu để hướng HS trải
nghiệm tính toán bằng nhiều cách khác nhau, hoặc nếu
chỉ có một cách tính toán thì phải thiết kế sao cho HS
được trải nghiệm trên nhiều mô hình khác nhau.
g) Viết thành THHT: Dựa trên các yếu tố đã xác định
nêu trên, GV phác hoạ THHT một cách logic theo cấu
trúc sau: Phần mở đầu (mô tả bối cảnh các sự kiện trong
THHT), phần nội dung (mô tả diễn biến các sự kiện trong
THHT), phần các câu hỏi/yêu cầu chứa vấn đề cần giải
quyết.
h) Kiểm tra, chỉnh sửa THHT: Để thực hiện tốt khâu
này, GV cần giải nó để qua đó phân tích, ĐG sản phẩm
thiết kế và chỉnh sửa bổ sung nếu chưa phù hợp.
Sơ đồ 1: Quy trình thiết kế THHT.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 35-40
39
Ví dụ: Thiết kế THHT bán vải
a) Xác định mục tiêu: Đánh giá NL sử dụng các phép
tính, công thức, quy tắc, quy trình; NL sử dụng công cụ
toán; NL sử dụng các kĩ thuật tư duy, NL sử dụng ngôn
ngữ toán và NL mô hình hoá toán học.
b) Xác định nội dung: Các hành vi biểu hiện tính
toán của HS trong từng thành tố của NLTT.
c) Xác định dạng thức của THHT: Tình huống thực
tiễn.
d) Xác định bối cảnh của THHT: Sinh hoạt thường
ngày (hoạt động bán vải của một cửa hàng). Học tập trên
lớp với nội dung củng cố kiến thức về phân số.
e) Xác định thông tin, dữ kiện hợp lí: Ngày thứ nhất
bán
1
3
tấm vải, ngày thứ hai bán
1
5
số vải đã bán của
ngày đầu. Sau hai ngày bán số vải còn lại 45 mét.
f) Xác định câu hỏi/yêu cầu thể hiện vấn đề: Tìm
chiều dài cả tấm vải.
g) Viết thành THHT: “Ở một cửa hàng bán vải, ngày
thứ nhất cửa hàng bán được
1
3
tấm vải, ngày thứ hai cửa
hàng bán được
1
5
số vải đã bán của ngày đầu. Sau hai
ngày bán số vải còn lại 45 mét. Hỏi tấm vải dài bao nhiêu
mét?”.
h) Kiểm tra, chỉnh sửa THHT: THHT này có nhiều
cách giải, không mất tính tổng quát chúng tôi trình bày
theo cách giải sau: Ngày thứ nhất bán
1
3
, ngày thứ hai
bán
1 1 1
5 3 15
, sau hai ngày bán được
1 1 6
3 15 15
, số
vải còn lại là:
6 9
1
15 15
. Tấm vải dài:
9
45 : 75
15
(m). Vậy THHT đảm bảo logic và chính xác.
THHT này đảm bảo các đặc trưng của THHT, cụ thể:
- THHT đảm bảo HS trải nghiệm tính toán bằng
nhiều cách: Tính toán số học các phép tính với phân số,
tính toán theo bản chất ý nghĩa phép tính với phân số,
tính toán với sơ đồ đoạn thẳng.
- THHT chứa nhiều thành tố của
NLTT: NL sử dụng phép tính, công
thức (cộng, trừ, nhân, chia phân số;...),
NL sử dụng công cụ toán (thước, sơ đồ
đoạn thẳng,...), NL sử dụng kĩ thuật tư
duy (phân tích, lập luận logic,...), NL sử
dụng ngôn ngữ toán (chuyển đổi ngôn
ngữ, trình bày bài giải,...), NL mô hình hoá toán học (lập
mô hình toán qua sơ đồ đoạn thẳng, giải quyết THHT
theo mô hình đã chọn,...).
- THHT tồn tại mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa cái
đã biết (ngày thứ nhất cửa hàng bán được
1
3
tấm vải,
ngày thứ hai cửa hàng bán được
1
5
số vải đã bán của
ngày đầu. Sau hai ngày bán, số vải còn lại 45 mét) và cái
chưa biết (chiều dài tấm vải).
- THHT gợi động cơ hoạt động: Mâu thuẫn trong
THHT cũng chính là động cơ hoạt động, thách thức HS
huy động kiến thức kinh nghiệm để tìm cách tính được
chiều dài tấm vải.
- THHT ẩn chứa đối tượng của hoạt động, đó là sơ đồ
hoá THHT bằng sơ đồ đoạn thẳng, là tìm số phần vải còn
lại để phục vụ việc tìm chiều dài cả tấm vải.
Ví dụ: Thiết kế THHT diện tích tam giác
a) Xác định mục đích: ĐG năng lực sử dụng các
phép tính, công thức, quy tắc, quy trình; NL sử dụng các
kĩ thuật tư duy và NL sử dụng ngôn ngữ toán.
b) Xác định nội dung: Các hành vi biểu hiện tính
toán của HS trong từng thành tố của NLTT.
c) Xác định dạng thức của THHT: Tình huống toán
học thuần tuý.
d) Xác định bối cảnh của THHT: Học tập trên lớp
về nội dung củng cố kiến thức liệt kê số tam giác trên
hình kết hợp tính diện tích tam giác.
e) Xác định thông tin, dữ kiện hợp lí: HS thường
khó khăn khi đếm hình theo quy luật, HS thường đếm
các hình rời nhau mà bỏ sót các hình được ghép từ nhiều
hình; mặt khác, việc tính diện tích tam giác khi có độ dài
các cạnh không phải là vấn đề khó đối với HS, để đảm
bảo độ khó và cài đặt sai lầm ta không nên cho độ dài các
cạnh tam giác, chỉ cần thiết kế các tam giác nhỏ nhất
trong hình cùng diện tích (cùng độ dài đáy và chiều cao,
độ dài các cạnh được tính bằng cm/m/...) như hình 3a
hoặc hình 3b, bằng cách khái quát HS có thể gọi a là diện
tích tam giác nhỏ nhất và lập luận diện tích các tam giác
còn lại theo a. Không mất tính tổng quát, có thể chọn hình
3a để thiết kế THHT.
f) Xác định câu hỏi/yêu cầu thể hiện vấn đề: Tính
tổng diện tích tất cả các tam giác trong hình.
A B C D
M
E
a) b)
Hình 3.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 35-40
40
g) Viết thành THHT
Tính tổng diện tích tất cả các tam giác có trong hình
bên, biết rằng các đoạn thẳng AB, BC, CD, DE đều bằng
nhau.
Hình 4
h) Kiểm tra, chỉnh sửa THHT: GV giải: Số tam giác
lần lượt được tạo bởi 01, 02, 03, 04 tam giác nhỏ là 04,
03, 02, 01 tam giác. Gọi a là diện tích tam giác MAB,
tổng diện tích cần tìm là 4 × a + 3 × 2a + 2 × 3a + 1 × 4a
= 20a (cm2). Vậy THHT logic, chính xác.
THHT này đảm bảo các đặc trưng của THHT, cụ thể:
- Yêu cầu “Tính tổng diện tích các tam giác trong
hình” thể hiện vấn đề kết thúc mở, HS có cơ hội trải
nghiệm tính toán theo nhiều cách. Chẳng hạn HS có thể
gọi diện tích tam giác MAB (hoặc MBC hoặc MCD hoặc
MDE) là a/b/x/..., hoạt động đếm số tam giác trong hình
cũng có nhiều cách đếm (đếm theo trật tự độ lớn tam giác
hoặc đếm theo trật tự xuất phát từ một đỉnh lan toả ra các
đỉnh lân cận).
- THHT chứa nhiều thành tố của NLTT, cụ thể: NL
sử dụng phép tính (cộng, nhân...); NL sử dụng các kĩ
thuật tư duy (phân tích, tổng hợp, khái quát,...); NL sử
dụng ngôn ngữ toán (đọc hình vẽ, lí giải các bước lập
luận, chuyển đổi ngôn ngữ diễn đạt,...).
- THHT tồn tại mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa cái
đã biết và cái chưa biết, cái chưa biết là tính diện tích khi
không có số liệu cụ thể, cái đã biết là cách tính diện tích
với số liệu cụ thể.
- HHT gợi động cơ hoạt động: Mâu thuẫn trong
THHT cũng chính là động cơ hoạt động, thách thức HS
huy động kiến thức kinh nghiệm để tìm cách tính diện
tích các tam giác khi không có số liệu cụ thể.
- THHT ẩn chứa đối tượng của hoạt động: Hoạt động
tính tổng diện tích vừa ẩn chứa hoạt động liệt kê số tam
giác vừa ẩn chứa hoạt động đếm tam giác theo quy luật.
3. Kết luận
Thông qua trải nghiệm trên THHT, HS có cơ hội
khảo sát trực tiếp đồ vật, mô hình, kí hiệu; từ đó huy động
tri thức để khám phá, dự đoán, kiểm nghiệm; phản ánh,
hình thành kinh nghiệm mới. GV có cơ hội quan sát các
biểu hiện NLTT của HS qua các hành vi, sản phẩm của
quá trình hoạt động. Việc thiết kế THHT mang lại cho
GV những định hướng trong quan sát và là cơ hội để GV
thu thập minh chứng, những minh chứng thu được là cơ
sở đánh giá NLTT của HS.
Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi đề tài mã số
SPD2018.01.12 của Trường Đại học Đồng Tháp.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Thông tư 22 Quy
định sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh
giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư
số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2] Đào Tam - Phạm Thị Kim Châu (2016). Sử dụng
biểu diễn trực quan hỗ trợ đánh giá năng lực tính
toán của HS Tiểu học. Tạp chí Khoa học Giáo dục,
Số 128, tr 9-11.
[3] Hoàng Phê (chủ biên, 2011). Từ điển Tiếng Việt.
NXB Đà Nẵng.
[4] Nguyễn Bá Kim (2015). Phương pháp dạy học môn
Toán. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2001). Giáo trình
tâm lí học đại cương. NXB Đại học Huế.
[6] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[7] Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Sử dụng phương
pháp tình huống trong giảng dạy môn giáo dục học
tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia
Hà Nội, đề tài nghiên cứu khoa học cấp đại học
Quốc gia, mã số QN 07.11.
[8] Trịnh Văn Biều, Khammany Sengsy (2014), Sử
dụng phương pháp tình huống trong dạy học hoá
học ở trường trung học phổ thông. Tạp chí khoa học,
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 62,
tr 5-16.
[9] Paul Black - Dylan Wiliam (1998). Assessment and
Classroom learning.Assessment in Education:
Principles, Policy & Practice. Vol. 5, No. 1, pp. 7-74.
A B C D
M
E
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 08pham_thi_kim_chau_8873_2135440.pdf