Tài liệu Thiết kế mặt cắt ngang đường: CHƯƠNG 7
THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG ĐƯỜNG
7.1/ - THIẾT KẾ CÁC YẾU TỐ MẶT CẮT NGANG NỀN ĐƯỜNG:
7.1.1/ - Yêu cầu và căn cứ thiết kế:
Mặt cắt ngang là hình chiếu vẽ vuông góc với tuyến ở trên đường thẳng và theo chiều hướng tâm ở trên đường cong bằng .
Biểu diễn hình dạng đườngđỏ hoặc thiết kế : hình dạng nền đường (đào ,đắp , nửa đào nửa đắp), kích thước của nền đường ( cao độ thi công, kích thước của các yếu tố kỹ thuật của đường : bề rộng ,nền,lề ,mái dốc...)
Trên tuyến có hình dạng phức tạp do đó cần phải có rất nhiều mặt cắt ngang. Thiết kế mặt cắt ngang phải căn cứ vào :
+ Các yếu tố kích thước của tuyến thiết kế
+ Cao độ thi công của vị trí mà ta thiết kế trắc ngang .
+ Tình hình địa chất mặt đất tự nhiên ngang tuyến .
7.2/ - CÁC YẾU TỐ MẶT CẮT NGANG:
7.2.1/ - Bề rộng nền đường:
Gồm phần xe chạy, phần lề đường và đáy của hai bên t...
7 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 7691 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế mặt cắt ngang đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 7
THIẾT KẾ MẶT CẮT NGANG ĐƯỜNG
7.1/ - THIẾT KẾ CÁC YẾU TỐ MẶT CẮT NGANG NỀN ĐƯỜNG:
7.1.1/ - Yêu cầu và căn cứ thiết kế:
Mặt cắt ngang là hình chiếu vẽ vuông góc với tuyến ở trên đường thẳng và theo chiều hướng tâm ở trên đường cong bằng .
Biểu diễn hình dạng đườngđỏ hoặc thiết kế : hình dạng nền đường (đào ,đắp , nửa đào nửa đắp), kích thước của nền đường ( cao độ thi công, kích thước của các yếu tố kỹ thuật của đường : bề rộng ,nền,lề ,mái dốc...)
Trên tuyến có hình dạng phức tạp do đó cần phải có rất nhiều mặt cắt ngang. Thiết kế mặt cắt ngang phải căn cứ vào :
+ Các yếu tố kích thước của tuyến thiết kế
+ Cao độ thi công của vị trí mà ta thiết kế trắc ngang .
+ Tình hình địa chất mặt đất tự nhiên ngang tuyến .
7.2/ - CÁC YẾU TỐ MẶT CẮT NGANG:
7.2.1/ - Bề rộng nền đường:
Gồm phần xe chạy, phần lề đường và đáy của hai bên ta luy, khi cần thiết phải có dải phân cách. Giá trị tối thiểu theo quy trình với cấp 60 là 9.00m, trong đó bề rộng phần xe chạy là 2x3.00m, bề rộng lề đường là 2x1.50m, phần gia cố 2x1.00m.
7.2.2/ - Độ dốc ngang của đường:
Đối với mặt đường BTN, theo TCVN 4054-05, độ dốc ngang của mặt và lề đường gia cố in = 2%, đối với lề không gia cố in = 4÷6%
Dốc ngang trên các đoạn đường cong phải tuân thủ quy định về siêu cao
7.2.3/ - Ta luy đường đắp:
Độ dốc mái ta luy được thiết kế tùy theo độ cao của mái đắp và loại vật liệu đắp.Ta luy đường đắp thường dùng độ dốc 1:1.5. Khi chiều cao nền đắp lớn hơn chiều cao quy định tuỳ thuộc loại đất thì phần ta luy bên dưới dùng độ dốc 1:1.75. Khi chiều cao quá 12.00m thì phải thiết kế cá biệt.
7.2.4/ - Ta luy nền đào:
Căn cứ vào điều kiện cấu tạo địa chất và độ cao mái đường. Trước đó phải điều tra độ dốc các mái đường đào và các sườn dốc tự nhiên đã ổn định lâu dài có điều kiện địa chất tương tự ở trong vùng lân cận tuyến đường thiết kế đó
Thường độ dốc ta luy nền đào lấy bằng 1:1
7.2.5/ - Chiều cao tối thiểu của đường đắp:
Khi tuyến đi ở vùng đồng bằng, địa hình bằng phẳng, nền đường phải đắp cao trên mặt đất để đảm bảo cho đất trong khu vực hoạt động nền đường được khô ráo, đảm bảo cường độ cao.
Sau khi thiết kế đường đỏ trên trắc dọc, xác định cao độ đường đỏ tại các cọc chi tiết tiến hành thiết kế trắc ngang nền đường trên các cọc chi tiết tức là định hình dạng của nền đường từ đó xác định khối lượng đào, đắp nền đường dựa vào kích thước đã chọn theo qui trình như sau:
+ Bề rộng phần xe chạy:2x3.00 m.
+ Bề rộng lề đường :2´1.5 m. phần gia cố :2´1.0 m
+ Độ dốc ngang mặt đường :im=2%.
+ Độ dốc ngang lề đường gia cố :im=2%
+ Độ dốc ngang lề đường không gia cố :im=6%
+ Độ dốc ta luy nền đắp :1:m=1:1.5.
+ Độ dốc ta luy nền đào :1:m=1:1.
7.2.6/ - Các đoạn cần mở rộng:
Tại các đường cong bằng có bán kính R£ 250m để đảm bảo an toàn thuận lợi cho xe chạy nên thường mở rộng mặt đường về phía bụng đường cong .
Độ mở rộng được đặt trên diện tích phần gia cố. Nền đường khi cần mở rộng, đảm bảo phần lề đất còn ít nhất là 0.5 m
7.3/ - TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐÀO ĐẮP NỀN ĐƯỜNG:
- Khối lượng đào đắp nền đường là cơ sở để tiến hành so sánh các phương án tuyến thiết kế, để thiết kế tổ chức thi công nền đường ( tính ra số ca máy, số nhân công cần thiết..) bố trí thi công cụ thể ( điều phối đất ), để tính được giá thành, lập khái toán ( thiết kế sơ bộ ), lập dự toán ( TKKT ) công trình.
- Cơ sở để tính toán khối lượng đào đắp là các bản vẽ trắc dọc, trắc ngang và bình đồ địa hình. Khối lượng tính toán được chính xác khi địa hình thực tế phải thống nhất với thiết kế.
Trắc ngang đại diện phương án 1:
Trắc ngang đại diện phương án 2:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuong 7-Thiet ke mat cat ngang.doc