Thiết kế hệ thống phần mềm quản lí tiền lương tại trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang

Tài liệu Thiết kế hệ thống phần mềm quản lí tiền lương tại trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 116 Email: huyenltp@bafu.edu.vn THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ TIỀN LƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG Lê Thị Phương Huyền, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang Ngày nhận bài: 16/4/2019; ngày chỉnh sửa: 03/5/2019; ngày duyệt đăng: 25/5/2019. Abstract: In order to improve efficiency of managing salary at Bac Giang Agriculture and Forestry University, in this article, we first analyze limitations of salary management system. Since then, we propose designing a software system with proper salary management functions and finally building a software program instead. The software system includes functions such as: user management, password management, employee management, salary management; export monthly, quarterly and yearly salary reports. The developing and putting of the salary management software system helps accountants update salary data faster and mo...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hệ thống phần mềm quản lí tiền lương tại trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 116 Email: huyenltp@bafu.edu.vn THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN LÍ TIỀN LƯƠNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG - LÂM BẮC GIANG Lê Thị Phương Huyền, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang Ngày nhận bài: 16/4/2019; ngày chỉnh sửa: 03/5/2019; ngày duyệt đăng: 25/5/2019. Abstract: In order to improve efficiency of managing salary at Bac Giang Agriculture and Forestry University, in this article, we first analyze limitations of salary management system. Since then, we propose designing a software system with proper salary management functions and finally building a software program instead. The software system includes functions such as: user management, password management, employee management, salary management; export monthly, quarterly and yearly salary reports. The developing and putting of the salary management software system helps accountants update salary data faster and more accurately through different channels, it also helps accountants can export reports whenever they need to, while making reporting to superiors faster and more convenient. Keywords: Salary management, analysis, design, information system, database. 1. Mở đầu Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí đã và đang được triển khai rộng rãi. Có nhiều chương trình quản lí được thiết kế, xây dựng và đưa vào áp dụng trên nhiều lĩnh vực, giúp cho công việc quản lí được nhanh hơn, hiệu quả hơn và thuận lợi hơn, tiết kiệm được thời gian, đồng thời xử lí khối lượng thông tin lớn. Trong nhiều năm qua, công tác quản lí tiền lương theo ngạch bậc của cán bộ viên chức trong Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang hầu như sử dụng phần mềm Excel để lập báo cáo, thống kê. Tuy phần mềm Excel vẫn đảm bảo chính xác trong công tác quản lí tiền lương nhưng không tránh khỏi sự rườm rà và đôi khi khó theo dõi, tốn thời gian trong việc tổng hợp, thống kê tiền lương để báo cáo đối với nhân viên kế toán. Một hệ thống phần mềm Quản lí tiền lương sẽ tổng hợp tất cả các thông tin cần thiết của một cán bộ viên chức để xuất ra được tiền lương chính xác trong tháng mà cán bộ viên chức đó được nhận, đồng thời xuất các biểu mẫu lương, biểu mẫu chứng từ nhập - xuất theo lương để báo cáo, giao dịch. Ngoài ra, hệ thống phần mềm giúp thống kê tiền lương theo các tiêu chí khác nhau: theo đơn vị, theo từng tháng, từng quý... tùy theo yêu cầu của kế toán viên, nâng cao hiệu quả trong công tác làm lương và báo cáo lương. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phân tích hệ thống Quản lí tiền lương Hệ thống Quản lí tiền lương cần thực hiện được đầy đủ, chính xác nhất cách tính lương theo quy định hiện hành, đồng thời có tính năng thiết lập, nhập, lưu trữ, cập nhật thông tin chi tiết của nhân viên một cách khoa học, linh hoạt, tiện lợi, tăng hiệu quả công tác làm lương của kế toán viên thay cho quản lí lương trên tệp định dạng .xls theo từng tháng một cách thủ công, rườm rà, khó khăn trong thống kê và dễ nhầm lẫn. Hệ thống Quản lí tiền lương cần tuân thủ đúng và đầy đủ các công thức tính lương, các khoản phụ cấp, các khoản trừ theo lương với sai số chấp nhận được từ các kế toán viên hoặc quy định hiện hành. Các công thức tính lương bao gồm: * Lương theo hệ số = (Hệ số lương ngạch bậc + Hệ số phụ cấp chức vụ + Hệ số vượt khung + Hệ số độc hại + Hệ số phụ cấp trách nhiệm) × Lương cơ bản. * Lương tháng = Lương theo hệ số − (Trừ Bảo hiểm Xã hội + Trừ Bảo hiểm Y tế + Trừ Bảo hiểm Thất nghiệp + 60% đi học nước ngoài). * Phụ cấp ưu đãi nghề = Hệ số phụ cấp ưu đãi nghề × Lương theo hệ số. * Phụ cấp kiêm nhiệm, cấp ủy: nhập bằng tay số tiền phụ cấp cho từng cán bộ viên chức khác nhau theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế hiện hành. * Phụ cấp trách nhiệm nghề nghiệp: nhập bằng tay hệ số cho từng cán bộ viên chức khác nhau theo quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế hiện hành. * Phụ cấp ưu đãi khối phòng = 20% × Lương theo hệ số. * Phụ cấp thâm niên khối phòng = (Số năm công tác /2 × Lương theo hệ số) /100. * Hỗ trợ tiền điện thoại: nhập bằng tay số tiền hỗ trợ theo quy định. * Công tác phí khoán: nhập bằng tay số tiền hỗ trợ theo quy định. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 117 * Hỗ trợ tiền ăn trưa: nhập bằng tay số tiền hỗ trợ theo quy định. * Thực lĩnh = Lương tháng + Các khoản phụ cấp nếu có. * Trừ Bảo hiểm Xã hội = 8% × Lương theo hệ số. * Trừ Bảo hiểm Y tế = 1,5% × Lương theo hệ số. * Trừ Bảo hiểm Thất nghiệp = 1% × Lương theo hệ số. * Trừ 60% đi học nước ngoài = 60% × Hệ số lương ngạch bậc × Lương cơ bản. Trong đó: * Hệ số lương ngạch bậc: Dựa vào ngạch viên chức và bậc lương tương ứng với ngạch viên chức theo quy định. * Hệ số phụ cấp chức vụ: Dựa vào chức vụ của từng cá nhân, mỗi chức vụ sẽ có hệ số tương ứng theo quy định. * Hệ số vượt khung: Được áp dụng khi công chức, viên chức, đã đạt bậc lương cao nhất trong ngạch mình đang giữ, mỗi năm vượt bậc lương được tính hệ số 1%. * Hệ số chênh lệch bảo lưu: Được áp dụng khi công chức, viên chức chuyển từ ngạch cũ sang ngạch mới mà ngạch mới có bậc lương hiện hành thấp hơn bậc cao nhất của ngạch lương cũ, lúc này hệ số chênh lệch bảo lưu bằng với mức chênh lệch giữa bậc cao nhất của ngạch cũ và bậc hiện tại của ngạch mới. * Hệ số thâm niên: áp dụng để tính thâm niên đối với nhà giáo có thâm niên từ 5 năm trở lên, ngoài ra dùng để tính phụ cấp cho những cán bộ không phải nhà giáo hoặc là nhà giáo nhưng có thâm niên dưới 5 năm. * Hệ số độc hại: áp dụng cho một số ngạch viên chức được quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ban hành ngày 05/01/2005. Như vậy, các hệ số, thông tin dùng để tính lương đều được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu. Khi xuất báo cáo, hệ thống sẽ dùng các truy vấn để tính toán dữ liệu lương của từng cán bộ viên chức theo đúng công thức quy định hiện hành. Khi cách tính lương thay đổi theo quy định, chỉ cần thay đổi lại cách tính lương khi truy vấn, không cần đến việc thay đổi hay can thiệp tới cơ sở dữ liệu đã được tạo và lưu trữ trước đó. 2.2. Thiết kế hệ thống Quản lí tiền lương tại Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang 2.2.1. Thiết kế tổng quan Về thiết kế tổng quan hệ thống Quản lí tiền lương, chúng tôi sử dụng cách thức mô tả chức năng của hệ thống thông qua các dạng biểu đồ khác nhau nhằm thể hiện đầy đủ nhất mối liên hệ giữa các chức năng trong hệ thống. Hình 1. Biểu đồ phân cấp chức năng Hệ thống Quản lí tiền lương Quản lí hệ thống Quản lí tài khoản Đổi mật khẩu Import danh sách nhân viên Export danh sách nhân viên Tạo dữ liệu tháng Thoát chương trình Quản lí danh mục Phòng ban Chức vụ Ngạch Bậc Trình độ học vấn Loại hợp đồng Các khoản phụ cấp Các khoản trừ Quản lí nhân viên Hồ sơ nhân viên Báo cáo - Thống kê Tiền ăn trưa Báo cáo lương hợp đồng Báo cáo lương biên chế Báo cáo các khoản phụ cấp Báo cáo lương gửi ngân hàng Thống kê tiền lương theo đơn vị Thống kê tiền lương theo quý VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 118 Hình 2. Biểu đồ tuần tự Hình 3. Biểu đồ lớp VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 119 2.2.2. Thiết kế chi tiết các chức năng Chức năng Quản lí tài khoản cho phép tạo mới thêm tài khoản người dùng bao gồm tên, mật khẩu và phân quyền tài khoản; sửa tên và mật khẩu của tài khoản đã có; xóa tài khoản người dùng không cần thiết. Chức năng này cần đảm bảo chỉ tài khoản có quyền Quản trị viên mới có thể sử dụng được. Chức năng Đổi mật khẩu cho phép người dùng hiện hành đang đăng nhập hệ thống có thể thay đổi mật khẩu mà không cần Quản trị viên can thiệp, chỉ người dùng đó mới biết mật khẩu tài khoản của chính mình. Chức năng Import danh sách nhân viên cho phép nhập nhanh thông tin của nhiều nhân viên với một số thông tin nhất định theo tệp định dạng .xls có sẵn. Chức năng này hỗ trợ hiệu quả cho người dùng trong việc nhập thông tin cơ bản vào hồ sơ nhân viên như họ tên, ngày sinh, phòng ban, chức vụ, học hàm học vị... Những thông tin quan trọng trong việc tính lương như hệ số lương, các phụ cấp, khoản trừ... cần được người dùng/kế toán viên điều chỉnh trực tiếp trên phần mềm nhằm đảm bảo tính chính xác. Chức năng Export danh sách nhân viên khi làm lương theo tháng, không tránh khỏi những trường hợp nhân sự cơ quan biến động, hoặc lỗi đáng tiếc xảy ra trên cơ sở dữ liệu hiện hành. Việc sử dụng cơ sở dữ liệu không bị lỗi đã có sẵn từ tháng trước để điều chỉnh cho tháng sau là rất quan trọng. Chức năng Export danh sách nhân viên đảm bảo người dùng/kế toán viên có thể trích xuất nhanh nhưng thông tin cơ bản của toàn bộ nhân viên ra một tệp định dạng .xls để lưu trữ và tận dụng lại khi chuyển giao dữ liệu làm lương cho người mới. Chức năng Tạo dữ liệu báo cáo tháng: sau mỗi tháng, dữ liệu lương của cán bộ viên chức cần được cập nhật và tạo lại sang một bản mới, mục đích lưu lại những thay đổi biến động của nhân viên, đồng thời tăng thêm biến trong dữ liệu để phục vụ cho việc thống kê tổng lương theo quý, theo năm hoặc thống kê việc tăng giảm lương so với tháng trước, hoặc năm trước. Chức năng Quản lí danh mục cho phép người dùng/kế toán viên/quản trị viên có thể thêm, sửa, xóa các danh mục phục vụ cho việc thiết lập thông tin trong hồ sơ nhân viên như phòng ban, chức vụ, ngạch cán bộ viên chức đang giữ,... tùy vào sự thay đổi hoặc biến động của các quy định hiện hành trong cơ quan, đơn vị. Chức năng Quản lí hồ sơ nhân viên cho phép người dùng thiết lập các thông tin của cán bộ, viên chức từ cơ bản đến chi tiết trên một form thống nhất và khoa học, nhằm đảm bảo chính xác nhất các thông số cần thiết cho việc tính lương, xuất báo cáo. Ngoài ra, form thiết lập này đảm bảo cho phép thay đổi, rà soát thông tin chi tiết của nhân viên một cách linh hoạt và tiện lợi. Chức năng xuất các Báo cáo - Thống kê lương là chức năng quan trọng cần đảm bảo tính chính xác nhiều nhất trong hệ thống. Các báo cáo, thống kê được thiết kế theo mẫu có sẵn, dùng để hiển thị thông tin cần thiết thông qua dữ liệu được lưu trữ và tính toán trên cơ sở dữ liệu của tháng tương ứng. Có thể trích xuất các báo cáo, thống kê ra tệp định dạng .xls để phục vụ cho việc in ấn và quản lí. Các báo cáo thống kê này có thể thay đổi khi mẫu thay đổi. 2.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống Quản lí tiền lương tại Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang Tất cả mọi hệ thống đều phải sử dụng một cơ sở dữ liệu của riêng mình, đó có thể là một cơ sở dữ liệu đã có hoặc một cơ sở dữ liệu được xây dựng mới. Cũng có những hệ thống sử dụng cả cơ sở dữ liệu cũ và mới. Việc phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu cho một hệ thống có thể tiến hành đồng thời với việc phân tích và thiết kế hệ thống hoặc có thể tiến hành riêng. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng một cơ sở dữ liệu giảm được tối đa sự dư thừa dữ liệu đồng thời phải dễ dàng trong việc sao lưu, khôi phục và bảo trì. SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng câu lệnh truy vấn SQL để trao đổi dữ liệu giữa máy trạm và máy chủ cài SQL Server. Một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ bao gồm cơ sở dữ liệu và các ứng dụng dùng để quản lí dữ liệu và các bộ phận khác nhau. SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn lên đến TeraByte và có thể phục vụ cùng một lúc cho hàng ngàn tài khoản người dùng. Ngoài ra, SQL Server còn có khả năng kết hợp với các máy chủ khác để tăng khả năng lưu trữ và quản lí dữ liệu. Dữ liệu trong SQL Server được lưu trữ dưới dạng các bảng. Để quản lí dữ liệu, SQL sử dụng thao tác khác nhau trên các bảng lưu trữ dữ liệu. SQL có thể phân tích, tổng hợp số liệu từ các bảng dữ liệu đã có sẵn, tạo nên các dạng bảng mới, sửa đổi cấu trúc, dữ liệu của các bảng đã có. Sau khi thực hiện một hay một chuỗi các lệnh SQL sẽ có đủ số liệu để tạo ra báo cáo theo yêu cầu công việc. Đối với chương trình phần mềm Quản lí tiền lương, cần tạo ra bảng lưu trữ thông tin cá nhân của từng cán bộ viên chức trong trường. Bảng này sẽ lưu trữ toàn bộ những dữ liệu cần thiết nhằm phục vụ cho công việc tính lương và các khoản phụ cấp theo nghiệp vụ đã thu thập. Ngoài ra, một số bảng phụ khác dùng để lưu trữ các dữ liệu khai báo phụ khác như phòng ban, ngạch lương, bậc lương, các khoản phụ cấp, các khoản trừ theo lương... Các bảng này đều được tạo ra và có sự ràng buộc dữ liệu đến nhau nhằm đảm bảo tính liên kết và đồng bộ dữ VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 120 liệu tính lương trong phần mềm. Khi dữ liệu thông tin của một trong các đối tượng được thay đổi, các dữ liệu tương ứng trong các đối tượng liên quan sẽ thay đổi theo và dẫn tới kết quả báo cáo cũng thay đổi. Hình 4 thể hiện một số bảng dữ liệu quan trọng dùng để lưu trữ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tính lương, xuất báo cáo lương, thao tác thống kê lương trên phần mềm. Hình 4. Quan hệ giữa các bảng trong hệ cơ sở dữ liệu VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 121 2.4. Giao diện phần mềm hệ thống Quản lí tiền lương Hình 5. Chức năng Quản lí hệ thống Hình 6. Các chức năng trong phân hệ quản lí Danh mục Hình 7. Chức năng quản lí hồ sơ nhân viên Hình 8. Form nhập thông tin cá nhân của từng cán bộ viên chức VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 122 Hình 9. Danh mục các báo cáo được xuất theo yêu cầu Hình 10. Danh mục thống kê lương theo yêu cầu 2.5. Đánh giá kết quả khi đưa hệ thống vào thực nghiệm Để đánh giá kết quả thực nghiệm sử dụng hệ thống, chúng tôi so sánh kết quả các báo cáo thực nghiệm với các bảng lương thực tế đã được duyệt từ Kế toán trưởng cùng Ban Giám hiệu. Kết quả so sánh đối chiếu cho thấy: - Trong báo cáo lương biên chế trong ngân sách nhà nước: Kết quả tương ứng trong các cột của từng nhân viên giữa hai bản báo cáo trùng khớp đến 95%. 5% chênh lệch là do độ làm tròn trong phần mềm gần đúng với độ làm tròn trong phần mềm Excel mà kế toán viên đã làm khi thực hiện tính cột hệ số thâm niên; vì vậy, kéo theo cột thành tiền có độ chính xác chênh lệch so với bảng lương gốc biên độ từ 3 đến 5 chữ số sau phần thập phân trên tổng số tiền lương của toàn trường trong một tháng. - Trong báo cáo lương biên chế tự lo: Kết quả tương ứng trong các cột của các nhân viên giữa hai bản báo cáo hoàn toàn trùng khớp. - Trong danh sách cán bộ viên chức nhận phụ cấp trong ngân sách nhà nước: Kết quả tương ứng trong các cột của các nhân viên giữa hai bản báo cáo hoàn toàn trùng khớp. - Trong danh sách cán bộ viên chức nhận phụ cấp trong ngân sách học phí: Kết quả tương ứng trong các cột của các nhân viên giữa hai bản báo cáo hoàn toàn trùng khớp. - Trong danh sách cán bộ viên chức nhận lương và phụ cấp bản gửi ngân hàng: Kết quả tương ứng trong các cột của các nhân viên giữa hai bản báo cáo hoàn toàn trùng khớp. Ngoài ra, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với 06 kế toán viên đã tham gia dùng thử và thực nghiệm chương trình phần mềm hệ thống Quản lí tiền lương với bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước. Các câu trả lời nhận được từ phía các kế toán viên nhìn chung đều đánh giá tốt về phần mềm sử dụng. Bảng. Các câu hỏi phỏng vấn kế toán viên về phần mềm hệ thống Quản lí tiền lương TT Nội dung câu hỏi Ghi chú Câu hỏi 1 Anh/chị có hài lòng với cách nhập dữ liệu và thông tin của nhân viên trong phần mềm Quản lí tiền lương hay không? Câu hỏi 2 Anh/chị có hài lòng về hình thức các báo cáo tiền lương được xuất ra trong phần mềm Quản lí tiền lương hay không? Câu hỏi 3 Anh/chị có hài lòng về độ chính xác của các cột dữ liệu trong các báo cáo tiền lương được xuất ra trong phần mềm Quản lí tiền lương hay không? Câu hỏi 4 Anh/chị có hài lòng về tính linh động, nhanh chóng và hiệu quả trong cách nhập thông tin, dữ liệu của phần mềm Quản lí tiền lương hay không? VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 116-123 123 Câu hỏi 5 Anh/chị có hài lòng về chức năng thống kê tiền lương theo tháng, theo quý và theo đơn vị lựa chọn của phần mềm Quản lí tiền lương hay không? Câu hỏi 6 Ưu điểm nào của phần mềm Quản lí tiền lương khiến anh/chị cảm thấy hứng thú hơn so với làm lương trên Excel? Căn cứ vào các câu trả lời thông qua phỏng vấn, hầu hết các kế toán viên đều đánh giá cao tính linh động trong nhập dữ liệu và thông tin của nhân viên. Có 5/6 kế toán viên hài lòng với cách nhập dữ liệu và thông tin; 100% đồng ý rằng phần mềm hệ thống rất linh động trong việc nhập liệu. Về các biểu mẫu báo cáo và thống kê tiền lương kết xuất từ phần mềm, hầu hết các kế toán viên đều hài lòng với các mẫu báo cáo xuất ra. Các bảng báo cáo đều bám sát với mẫu biểu đang sử dụng của Phòng Tài chính - Kế toán, do đó dễ quan sát đối chiếu với bảng lương cũ để so sánh, đánh giá tính chính xác. Khoảng 85% kế toán viên cho rằng phần mềm dễ sử dụng, giao diện đẹp, và linh hoạt trong sử dụng, 15% kế toán viên còn lại cho rằng họ thích làm trên Excel hơn và không thích thay đổi cách làm việc. Tuy nhiên, xét về tính linh động khi thống kê số liệu tổng hợp lương theo tháng, theo quý, theo đơn vị, tất cả mọi người đều cho rằng sử dụng phần mềm nhanh và chính xác hơn so với việc phải tổng hợp thủ công trên nhiều file Excel khác nhau đối với từng giai đoạn thời gian khác nhau hoặc với từng đối tượng yêu cầu thống kê khác nhau. 3. Kết luận Chương trình phần mềm Quản lí tiền lương, áp dụng trong công tác quản lí tiền lương cho cán bộ viên chức tại Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang phù hợp với cách tính lương, phụ cấp và các quy định chi tiêu hiện hành tại trường, có thể cài đặt và đưa vào sử dụng được luôn. Cấu hình máy tính để cài đặt chương trình phần mềm cũng không yêu cầu quá cao, máy tính chỉ cần có cấu hình phần cứng và phần mềm có thể hỗ trợ cài đặt SQL Server 2008 trở đi là có thể cài đặt được phần mềm Quản lí tiền lương. Ngoài việc cài đặt chương trình phần mềm Quản lí tiền lương để áp dụng cho Phòng Tài chính - Kế toán trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang, phần mềm hoàn toàn có thể điều chỉnh, áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp hoặc doanh nghiệp do tính linh động và linh hoạt trong cơ chế thiết lập và nhập dữ liệu. Do đó, sản phẩm chương trình phần mềm có thể thương mại hóa thông qua chuyển giao. Kiến nghị với các kế toán viên, Phòng Tài chính - Kế toán và lãnh đạo Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang từng bước áp dụng và triển khai sử dụng chương trình phần mềm Quản lí tiền lương nhằm nâng cao chất lượng công việc. Kiến nghị với Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế và lãnh đạo Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang hợp thức hóa các hình thức thương mại để có thể chuyển giao chương trình phần mềm tới các đơn vị có nhu cầu sử dụng nhằm tăng thu nhập cho nhà trường. Tài liệu tham khảo [1] Trần Kim Dung (2006). Giáo trình quản trị nguồn nhân lực. NXB Thống kê. [2] Trần Thế Hùng (2008). Hoàn thiện công tác quản lí tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. [3] Lê Anh Cường - Nguyễn Thị Mai (2005). Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương và quy chế trả lương theo chế độ tiền lương mới. NXB Lao động. [4] Đặng Văn Được (2006). Chế độ tiền lương mới. NXB Lao động. [5] Tạ Đức Khánh (2009). Giáo trình Kinh tế lao động. NXB Giáo dục Việt Nam. [6] Nguyễn Tiệp (chủ biên) - Lê Thanh Hà (2006). Giáo trình tiền lương và tiền công. NXB Lao động - Xã hội. [7] Adetoye Aribisala1 - Kehinde Olusuyi (2014). Design of an Employee Management System (A Case Study of National iron Ore Mining Company, Itakpe). International Journal of Mechanical Engineering and Information Technology, Vol. 2 (11), pp. 832-841. [8] Lei Xiong (2015). Design of Company’s Salary Management System. Proceedings of the 2015 International Conference on Management, Education, Information and Control, pp. 219-228. [9] Zhang Hao - Xu Guangli - Zhang Yuhuan - Lei Yilong (2012). Salary Management System for Small and Medium-sized Enterprises. International Conference on Applied Physics and Industrial Engineering, Vol. 24, Part C, pp. 2255- 2260.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23le_thi_phuong_huyen_5741_2164588.pdf
Tài liệu liên quan