Tài liệu Thiết kế hệ thấu kính bù dương dịch chuyển trong máy đo xa ?-49: Vật lý
H.A.Tỳ, T. Q. Tuấn, P. T. Quang, “Thiết kế hệ thấu kớnh đo xa Д -49.” 96
THIếT Kế Hệ THấU KíNH Bù DươNG
DịCH CHUYểN TRONG MáY đO XA Д-49
HOÀNG ANH TÚ, TRẦN QUỐC TUẤN, PHẠM THANH QUANG
Túm tắt: Bài bỏo đó phõn tớch cơ sở lý thuyết và trỡnh bày kết quả tớnh toỏn thiết kế
thấu kớnh dương dịch chuyển trong hệ kớnh bự của mỏy đo xa Д-49. Dựa vào nguyờn lý hoạt
động của hệ vụ tiờu Galile, kớnh bự đó được thiết kế với cỏc tham số chuẩn theo yờu cầu
của mỏy đo xa Д-49. Kết quả tớnh toỏn đó được kiểm tra và tối ưu húa bằng phần mềm
Zemax.
Từ khúa: Thấu kớnh dương, Hệ kớnh bự, Mỏy đo xa.
1. PHÂN TÍCH KẾ CẤU HỆ QUANG
Mỏy đo xa Д-49 thuộc dũng mỏy đo xa quang học theo nguyờn lý lập thể [1], dựng để
xỏc định tọa độ hiện tại của mục tiờu cho đại đội phỏo cao xạ. Hệ thống quang học của
mỏy gồm nhiều hệ, trong đú, hệ đo cự ly đúng vai trũ rất quan trọng trong việc xỏc định
chớnh xỏc cự ly đến mục tiờu cần đo. Hệ kớnh bự của mỏy cú độ phúng đại bằng 1, gồm
một cụ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hệ thấu kính bù dương dịch chuyển trong máy đo xa ?-49, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vật lý
H.A.Tú, T. Q. Tuấn, P. T. Quang, “Thiết kế hệ thấu kính đo xa Д -49.” 96
THIÕT KÕ HÖ THÊU KÝNH Bï D¬NG
DÞCH CHUYÓN TRONG M¸Y ®O XA Д-49
HOÀNG ANH TÚ, TRẦN QUỐC TUẤN, PHẠM THANH QUANG
Tóm tắt: Bài báo đã phân tích cơ sở lý thuyết và trình bày kết quả tính toán thiết kế
thấu kính dương dịch chuyển trong hệ kính bù của máy đo xa Д-49. Dựa vào nguyên lý hoạt
động của hệ vô tiêu Galile, kính bù đã được thiết kế với các tham số chuẩn theo yêu cầu
của máy đo xa Д-49. Kết quả tính toán đã được kiểm tra và tối ưu hóa bằng phần mềm
Zemax.
Từ khóa: Thấu kính dương, Hệ kính bù, Máy đo xa.
1. PHÂN TÍCH KẾ CẤU HỆ QUANG
Máy đo xa Д-49 thuộc dòng máy đo xa quang học theo nguyên lý lập thể [1], dùng để
xác định tọa độ hiện tại của mục tiêu cho đại đội pháo cao xạ. Hệ thống quang học của
máy gồm nhiều hệ, trong đó, hệ đo cự ly đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định
chính xác cự ly đến mục tiêu cần đo. Hệ kính bù của máy có độ phóng đại bằng 1, gồm
một cụm thấu kính âm cố định và một cụm thấu kính dương dịch chuyển, hệ được kết cấu
theo nguyên lý hệ vô tiêu Galile, do vậy, tính chất song song của chùm tia đi vào được giữ
nguyên trên chùm tia đi ra khỏi hệ. Trên cơ sở quang sai lý tưởng của thấu kính âm, cần
tính toán tối ưu quang sai của thấu kính dương trong khoảng cho phép sao cho bảo đảm
được chất lượng ảnh trên toàn trường nhìn, đồng thời giữ nguyên được tính chất song song
trên chùm ra. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích nguyên lý hoạt động của hệ bù và kết quả
thiết kế.
Nguyên lý hoạt động của hệ thấu kính bù trong máy đo xa Д-49 được trình bày trên
hình 1. Hệ gồm một thấu kính dương có thể chuyển dịch (1) và một thấu kính âm cố định
(2).
Hình 1. Hệ thấu kính bù dịch chuyển.
a. Hệ đồng trục; b. Thấu kính dương dịch sang phải
Khi thấu kính dương dịch chuyển ngang trục quang sẽ tạo ra sự lệch trục giữa 2 thấu
kính, do đó, hướng truyền lan của chùm tia ra thay đổi (xem hình 1b). Khi thấu kính
dương lệch sang phải, các chùm tia song song ra khỏi hệ sẽ hướng sang bên phải và ngược
lại đối với các tia lệch sang trái. Khoảng cách lệch a giữa hai trục quang của hai thấu kính
bù càng lớn thì góc lệch của chùm tia ra khỏi cụm thấu kính bù càng lớn. Theo sơ đồ
quang trong hình 1, hệ thức giữa lượng dịch chuyển của thấu kính dương và góc lệch
(gọi là góc thị sai) sẽ là [1]:
'
.
b
a
f
(1)
a) b)
f’b
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự Số 30, 04 - 2014 97
trong đó, f’b là tiêu cự của thấu kính dương dịch chuyển. Góc lệch này sẽ làm cho vị trí ảnh
của mục tiêu trên tiêu diện của vật kính (của hệ quan sát) dịch chuyển một lượng gọi là
chiều dài thị sai (hình 2)
EF’2 =
'. vl f ; (2)
trong đó, fv
’ là tiêu cự vật kính hệ quan sát.
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý đo cự ly và đường truyền tia sáng của cụm kính bù.
D. Cự ly đến mục tiêu M ; B. Đường đáy; d. Khoảng cách giữa 2 thấu kính.
Từ hình 2 thấy rằng l (hay ) phụ thuộc vào D và từ (1) và (2), ta có:
D=B/ hay ' 'b. fv
B B
D f
l a
. (3)
Giá trị cực đại có thể của a tương ứng với cự ly gần nhất của mục tiêu. Theo thiết kế
của Д-49 cự ly gần nhất xác định là Dmin = 750 m. Do đó, lượng dịch chuyển cực đại tương
ứng được xác định từ công thức (3) sẽ là 24 mm khi sử dụng thấu kính dương với f’b = 6 m
và đường đáy là B =3 m.
Chú ý rằng lượng dịch chuyển của thấu kính tỷ lệ với góc đường đáy của mục tiêu và
được truyền ra bộ phận vạch số. Trên vạch số sẽ báo cự ly tương ứng với góc đường đáy
vừa vị khử.
2. THIẾT KẾ HỆ QUANG THẤU KÍNH DƯƠNG DỊCH CHUYỂN
2.1. Tính toán các tham số đầu vào và yêu cầu cho bài toán thiết kế
Theo thiết kế ban đầu của máy đo xa Д-49, thấu kính âm có tiêu cự f1’= -6 m, đường
kính hiệu dụng d1 = 52 mm; thấu kính dương có tiêu cự f2’= 6 m, đường kính hiệu dụng d2
= 76 mm. Thấu kính dương là cụm thấu kính ghép đôi mặt tiếp cần được thiết kế sao cho
khi hợp với cụm thấu kính âm ở khoảng cách 10 mm tạo thành hệ vô tiêu Galile; điều này
được thỏa mãn khi tiêu điểm trước của cụm thấu kính dương trùng với tiêu điểm sau của
cụm thấu kính âm. Ngoài ra, còn có các yêu cầu khác về góc thị giới lớn nhất của chùm ra
khỏi cụm thấu kính dương và bảo đảm về quang sai.
2.2.1. Xác định tiêu cự đỉnh trước
Trong hệ kính bù của máy đo xa Д-49 giá trị tiêu cự đỉnh trước F2S được xác định
như sau:
'2 1S SF S d
trong đó, ' 1SS là tiêu cự đỉnh sau của thấu kính âm. Với các giá trị thiết kế theo yêu cầu:
d=10 mm, S’F1 =-5966,84 mm (xác định qua đo kiểm) ta có 2S 5976,84F mm .
Vật lý
H.A.Tú, T. Q. Tuấn, P. T. Quang, “Thiết kế hệ thấu kính đo xa Д -49.” 98
2.2.2. Góc thị giới lớn nhất của chùm ra khỏi cụm thấu kính dương
Như trên đã trình bày, khi cụm thấu kính dương dịch chuyển ngang trục sẽ làm đổi
hướng chùm tia và tại lượng dịch chuyển lớn nhất sẽ dẫn đến góc đổi hướng lớn nhất và
cũng tương đương với cự ly gần nhất có thể đo được. Do vậy, góc thị giới làm việc lớn
nhất 2w2 của cụm thấu kính dương sẽ là góc đổi hướng ở vị trí dịch chuyển nhiều nhất. Từ
hình 2 ta có:
2
2
D . ( )
w t
D D D
A tg BO d tgDC DE EC
g tg tg
A A A
.
Sau khi thay các giá trị đã cho trên, ta nhận được w2=0,34
o ứng với góc thị giới 0,68 o .
2.2.3. Cầu sai
Giống như các hệ vô tiêu khác, cụm thấu kính bù dương lúc này đóng vai trò như một
thị kính, nên các tham số của chất lượng ảnh sẽ được tính trong đường truyền ngược của
tia sáng. Giả sử cụm thấu kính bù âm đạt chất lượng ảnh lý tưởng, khi đó, quang sai của
cụm thấu kính bù dương sẽ đạt đến giá trị cho phép. Riêng đối với cầu sai dọc trục, vừa
phải đảm bảo nằm trong giá trị cho phép vừa phải trái dấu với cầu sai do cụm kính âm gây
ra. Giá trị cầu sai 'CPL cho phép được xác định theo công thức sau [2, 3] :
3 3
' 0
2 2' '2
2
'
2
0, 55 10 0, 55 10
13, 7 ( )
76
11
2 60002
C PL m m
n U D
f
trong đó, U' là góc lớn nhất của tia ló chùm khẩu độ; D2 là đường kính khẩu độ vào; f' là
tiêu cự , 0 = 0,55 m là bước sóng trung tâm của vùng ánh sáng nhìn thấy (cơ bản).
Như vậy, để hệ thấu kính bù đáp ứng yêu cầu đặt ra, các tham số quang đầu vào cho
quá trình thiết kế sẽ là: tiêu cự: 6000 mm, tiêu cự đỉnh trước: 5976,84 mm, góc thị giới:
0,68 , đường kính thông quang: 76 mm và cầu sai phải nhỏ hơn 13,7 mm.
2.2 Thiết kế hệ quang bằng phần mềm Zemax
Đối với hệ quang nhiều thấu kính, việc lựa chọn cặp vật liệu có vai trò quan trọng
trong thiết kế quang học, góp phần làm giảm sắc sai hệ thống. Dựa trên các tính chất và
yêu cầu của cụm thấu kính chúng ta có thể sử dụng F1, K8. Cụm thấu kính bù dương có
dạng ghép đôi mật tiếp và quang sai chủ yếu là quang sai bậc 3, nên có thể áp dụng triệt để
phương pháp thiết kế quang học cho vật kính ghép đôi mật tiếp do Xliuxarep đưa ra và
được mô tả trong tài liệu [3, 4]. Sử dụng phương pháp này ta sẽ tính được hệ quang xuất
phát và đưa vào tối ưu trên phần mềm Zemax. Kết quả tối ưu nhận được hệ quang cụm
thấu kính bù dương có tham số kết cấu như trong bảng 1. Đồ thị và giản đồ chất lượng ảnh
gồm: đồ thị sai sóng (hình 3), giản đồ kích thước vết (hình 4), đồ thị sắc sai (hình 5) và cầu
sai dọc trục (hình 6).
Bảng 1. Bảng tham số kết cấu cụm thấu kính bù dương.
STT: Dữ liệu Bán kính Độ dày Vật liệu
Đường kính thông
quang
Vật Tiêu chuẩn
1 Tiêu chuẩn 1131,08 8 LZ-K8 38
2 Tiêu chuẩn 8232,53 5 LZ- F1 38
3 Tiêu chuẩn 2024,7 5976,883544 38
MP ảnh Tiêu chuẩn 35,619381421
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự Số 30, 04 - 2014 99
Hình 3. Đồ thị sai sóng .
Hình 4. Giản đồ kích thước vết.
Hình 5. Đồ thị sắc sai.
Hình 6. Cầu sai dọc trục.
Đồ thị hình 3 mô tả giá trị sai sóng trên toàn bộ đồng tử và ở các trường nhìn khác
nhau. So với thang đo lớn nhất trên trục tung là -0,2 và +0,2 ta thấy sai sóng lớn nhất
khoảng 0,13 ; trong khi đó giá trị cho phép theo tiêu chuẩn Reiley là 0,25 [5]. Hình 4
cho thấy giá trị bình phương trung bình (RMS) của đường kính kích thước vết khoảng
20m, nhỏ hơn giá trị cho phép là đường kính đĩa Airy (113m). Sắc sai được biểu thị qua
đồ thị lượng dịch chuyển mặt phẳng tiêu diện với các bước sóng từ 0,48m đến 0,64m
(hình 5). Theo kết quả trong thị hình 5, lượng dịch chuyển lớn nhất của hệ quang được
thiết kế là 3842,84µm, nhỏ hơn lượng dịch chuyển mặt phẳng tiêu diện tại giới hạn nhiễu
xạ (14630µm). Trên hình 6 đưa ra đồ thị cầu sai dọc trục với các bước sóng khác nhau, lần
lượt từ trái qua phải là đồ thị tương ứng với các bước sóng 0,48m; 0,55m và 0,656m.
Đồ thị cho thấy giá trị cầu sai dọc trục lớn nhất với tất cả các bước sóng đều nhỏ hơn
4mm, tức là nhỏ hơn cầu sai dọc trục cho phép 'CPL (13,7mm).
Từ các kết quả đánh giá và tối ưu bằng phần mềm Zemax, có thể khẳng định hệ quang
cụm thấu kính bù dương được thiết kế có chất lượng ảnh đạt yêu cầu. Trên cơ sở các tham
số thiết kế và chất lượng đánh giá, cụm thấu kính bù dương được thiết kế ghép nối với
cụm thấu kính bù âm. Các tham số của hệ chung được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Ghép nối cụm thấu kính bù âm và dương.
STT: Dữ liệu Bán kính Độ dày Vật liệu
Đường kính
thông quang
Vật Tiêu chuẩn
1 Tiêu chuẩn 810,963 5 LZ-TF1 26
2 Tiêu chuẩn 1040,489 2,4 LZ-K8 26
3 Tiêu chuẩn 611,747 10,2 26
4 Tiêu chuẩn -2024,7 3,1 LZ-F1 38
5 Tiêu chuẩn -8232,53 7,2 LZ-K8 38
6 Tiêu chuẩn -1131,08 38
MP ảnh Tiêu chuẩn 1271176E008.
Kết quả trong bảng 2 cho thấy ở khoảng cách dọc trục giữa 2 cụm thấu kính là 10mm,
tính song song của chùm tia đi vào được giữ nguyên khi đi ra khỏi hệ, khi đó tính năng của
toàn bộ hệ thống quang học trong máy đo xa được đảm bảo.
Vật lý
H.A.Tú, T. Q. Tuấn, P. T. Quang, “Thiết kế hệ thấu kính đo xa Д -49.” 100
4. KẾT LUẬN
Từ nguyên lý cơ bản của hệ quang, chúng tôi đã phân tích lý thuyết đưa ra các tham số
đầu vào cho hệ thấu kính bù dương. Trên cơ sở các tham số đó, bằng phần mềm Zemax,
các tham số thiết kế và chất lượng đầu ra đã được tối ưu. Sau khi đánh giá các giá trị thu
được, chúng ta có thể khẳng định hệ trên có thể sử dụng thay thế cho hệ cũ trong máy đo
xa Д-49.
Tuy nhiên, khẳng định trên có độ tin cậy hơn nếu đánh giá và đo đạc thực tế trên hệ đã
thiết kế. Đây là vấn đề phức tạp, phụ thuộc vào các thiết bị đo. Hy vọng rằng, trong thời
gian tới chúng tôi sẽ có được những khẳng định trên từ kết quả thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. “Máy đo xa Д-49,“ Tổng cục Hậu cần.
[2]. “Фокус компания. Оптичуские детали, “ г.Санкт-Петербург. 2002.
[3]. L. H.Thoại,“Lý thuyết quang sai và thiết kế quang học,“ Học viện KTQS. 1998.
[4]. Слюсарев Г.Г., “ Расчет оптических систем,” Л. Машиностроение. 1975.
[5]. C.А. Родионов, “Основы оптики”, Санкт-Петербург. 2000.
ABSTRACT
DESIGNING THE RECORECTING-SHFTING POSITIVE LENS
FOR THE RANGEFINDER Д -49
In this paper, the theoretical bascal analizysis and calculated results for
designing of the recorrecting- shifting positive lens used in the rangefinders Д -49
are presented. Based on the Galile optical system, the input parameters of this
system are founded out. Since that, this system is designed and optimated by the
Zemax solfware. The results shown that this system could be used for the
rangerfinder Д -49.
Keywords: Positive lens,System lens cover, Rangefinder.
Nhận bài ngày 11 tháng 11 năm 2013
Hoàn thiện ngày 18 tháng 03 năm 2014
Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 03 năm 2014
Địa chỉ: Phòng Khí tài Quang học/ Viện Vật lý KT. Điện thoại: 069.516.163.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_96_100_1258_2149259.pdf