Tài liệu Thiết kế đề cương chi tiết học phần trong đào tạo theo tín chỉ: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0254
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 47-55
This paper is available online at
THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
Nguyễn Văn Khôi
Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên cơ sở khảo cứu quy định của một số cơ sở giáo dục đại học về xây dựng đề
cương chi tiết học phần và một số đề cương chi tiết học phần của giảng viên, bài viết đề
xuất một số nội dung chính yếu của đề cương nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.
Từ khóa: Học phần, đề cương chi tiết học phần,đề cương chi tiết học phần trong đào tạo
theo tín chỉ.
1. Mở đầu
Khảo cứu quy định của một số cơ sở giáo dục đại học về xây dựng đề cương chi tiết học
phần [3, 4, 9, 10, 11] và đề nghị của một số giảng viên [5, 6, 12] cho thấy: quan niệm về đề cương
chi tiết học phần, yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày đề cương chi tiết học phần chưa thống
nhất.Trong học chế tín chỉ, đề cương chi tiết ...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế đề cương chi tiết học phần trong đào tạo theo tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0254
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 47-55
This paper is available online at
THIẾT KẾ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
Nguyễn Văn Khôi
Khoa Sư phạm Kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trên cơ sở khảo cứu quy định của một số cơ sở giáo dục đại học về xây dựng đề
cương chi tiết học phần và một số đề cương chi tiết học phần của giảng viên, bài viết đề
xuất một số nội dung chính yếu của đề cương nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.
Từ khóa: Học phần, đề cương chi tiết học phần,đề cương chi tiết học phần trong đào tạo
theo tín chỉ.
1. Mở đầu
Khảo cứu quy định của một số cơ sở giáo dục đại học về xây dựng đề cương chi tiết học
phần [3, 4, 9, 10, 11] và đề nghị của một số giảng viên [5, 6, 12] cho thấy: quan niệm về đề cương
chi tiết học phần, yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày đề cương chi tiết học phần chưa thống
nhất.Trong học chế tín chỉ, đề cương chi tiết học phần như là “hợp đồng” giữa giảng viên - sinh
viên - cơ sở giáo dục đại học, thể hiện dấu ấn của giảng viên đồng thời là một căn cứ để quản lí
chất lượng đào tạo. Vì vậy, vấn đề đặt ra là: (1) Đề cương chi tiết học phần là gì? (2) Hình thức
trình bàyđề cương chi tiết học phần như thế nào để thể hiện được các yêu cầu của đào tạo theo tín
chỉ.
Nghiên cứu này tập trung phân tích đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ, đề xuất cách xác định
và thể hiện một số nội dung trong đề cương chi tiết học phần nhằm giúp sinh viên thuận lợi hơn
trong học tập (mục tiêu và chuẩn đầu ra, nội dung chi tiết của học phần và nội dung đánh giá kết
quả học tập của sinh viên).
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan niệm về đề cương chi tiết học phần trong đào tạo theo tín chỉ
2.1.1. Học phần
Theo Quy chế 43 của Bộ GD & ĐT: Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn,
thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2
đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kì. Kiến thức
trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng
Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 01/10/2015
Liên hệ: Nguyễn Văn Khôi, e-mail: khoinv@hnue.edu.vn
47
Nguyễn Văn Khôi
như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần
phải được kí hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.
Theo đó, có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
- Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi
chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
- Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh
viên được tự chọn theo hướng dẫn của trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự
chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.
2.1.2. Đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ
Theo Điều 3, Quy chế 43 của Bộ GD & ĐT:
Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định
bằng 15 tiết học lí thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập
tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lí thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ
sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Như vậy, hình thức tổ chức dạy học trong phương thức tín chỉ quy định hoạt động tự học
của người học như là một thành phần bắt buộc trong thời khóa biểu và là một nội dung quan trọng
của đánh giá kết quả học tập. Hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức:
lên lớp, thực hành và tự học. Trong ba hình thức tổ chức dạy học này, hai hình thức đầu được tổ
chức có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và người học (giảng viên giảng bài, hướng dẫn; người
học nghe giảng, thực hành, thực tập dưới sự hướng dẫn của giảng viên,...), hình thức thứ ba có thể
không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và người học (giảng viên giao nội dung để người
học tự học, tự nghiên cứu, tự thực hành và sẵn sàng tư vấn khi được yêu cầu). Ba hình thức tổ chức
dạy học tương ứng với ba kiểu giờ tín chỉ: giờ tín chỉ lên lớp, giờ tín chỉ thực hành và giờ tín chỉ tự
học (Bảng 1).
Bảng 1. Hình thức tổ chức thực hiện một giờ tín chỉ
Lí thuyết
Thực hành,
thí nghiệm,
xemina
Tự học Tổng
Chuẩn bị Tự nghiên cứu
Giờ lí thuyết 1 2 3
Giờ thực hành 2 1 3
Giờ tự học 3 3
Tùy thuộc tính chất đặc thù của từng học phần/môn học (mục tiêu, nội dung môn học) mà
có các hình thức tổ chức dạy - học khác nhau.
Có những học phần/ môn học chỉ có một kiểu giờ tín chỉ, nhưng có những học phần/ môn
học có hai hoặc cả ba kiểu giờ tín chỉ. Trong mọi trường hợp, công thức tính cho mỗi học phần/
môn học là không đổi: 1+0+2 (môn học thuần lí thuyết); 0+2+1 (môn học thuần thực hành); 0+0+3
(môn học thuần tự học).
Ngoài ra, một điểm rất quan trọng, khác biệt với học chế niên chế là trong học chế tín chỉ,
hoạt động tự học được kiểm tra, đánh giá thường xuyên thông qua các bài kiểm tra, bài tập, các
buổi thảo luận. . . trong suốt cả quá trình học.
48
Thiết kế đề cương chi tiết học phần trong đào tạo theo tín chỉ
2.1.3. Đề cương chi tiết học phần trong đào tạo theo tín chỉ
Đề cương chi tiết học phần còn được gọi là đề cương học phần hay đề cương môn học/mô
đun, sau đây gọi chung là đề cương chi tiết học phần.
Theo từ điển Wikipedia, đề cương chi tiết học phần là bản tóm tắt cung cấp những thông tin
cần thiết về học phần như: làm thế nào, ở đâu và khi nào có thể liên hệ được với giảng viên và trợ
giảng; một phác thảo về lịch trình tiến độ thực hiện trong học phần; lịch trình kiểm tra và hạn nộp
các bài tập, tiểu luận; cách đánh giá điểm học phần; những quy ước cụ thể giữa giảng viên với lớp
học,. . . Nói chung, nó được viết kiểu mô tả và phải được cung cấp cho người học trong buổi học
đầu tiên để chắc chắn rằng mục tiêu và phương pháp để thực hiện mục tiêu học phần phải được rõ
ràng; đó là nội dung tóm tắt của học phần; được xem là hợp đồng bất thành văn giữa giảng viên và
sinh viên, trong đó đưa ra những mục tiêu học tập của môn học, kế hoạch thực hiện để đạt được
mục tiêu đó.
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, “Đề cương môn học là tài liệu cung cấp những thông tin
xung quanh môn học và về môn học cho học viên, trong đó việc mô tả những nội dung giảng dạy
và trình tự mà những nội dung này được dạy là hai phần chính yếu”.
Theo Đại học Huế, “Đề cương chi tiết học phần là tài liệu chứa những thông tin cần thiết về
một học phần cụ thể để các cấp quản lí đào tạo, giảng viên và sinh viên biết để thực hiện quá trình
tổ chức giảng dạy và học tập một học phần theo phương thức đào tạo tín chỉ. Đề cương chi tiết học
phần do giảng viên biên soạn, Hiệu trưởng các trường/Trưởng khoa Giáo dục thể chất (gọi chung
Hiệu trưởng) duyệt và thông báo cho sinh viên trước khi tổ chức giảng dạy học phần”.
Theo Đại học An Giang (2013), “Đề cương chi tiết học phần là bản hợp đồng ghi nhớ giữa
giảng viên và sinh viên, trong đó thể hiện toàn bộ kế hoạch giảng dạy và học tập học phần, thông
qua đó quá trình dạy và học được tiến hành theo đúng lộ trình đã được đặt ra, nhằm giúp sinh viên
nâng cao tính tự học và tự nghiên cứu để đạt kết quả tốt nhất có thể trong học tập”.
Theo Đoàn Thị Minh Trinh và các tác giả từ Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh: “Đề cương
môn học là một bản mô tả chi tiết, thể hiện đầy đủ và rõ ràng các thông tin về môn học như mục
tiêu môn học, chuẩn đầu ra môn học, nội dung chương trình giảng dạy, cách thức tiến hành chương
trình giảng dạy, phương pháp đánh giá, giúp cho giảng viên và sinh viên định hướng quá trình dạy
và học của mình để đạt được mục tiêu môn học” [8;149].
Và theo Thông tư 08/2011/TT- BGD ĐT ngày 17/2/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục &
Đào tạo hướng dẫn biên soạn đề cương chi tiết học phần phải bao gồm các nội dung sau:
- Tên học phần/môn học, tổng tín chỉ TC/ĐVHT (số TC/ĐVHT lí thuyết, số TC/ĐVHT
thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận);
- Bộ môn phụ trách giảng dạy;
- Mô tả học phần: trình bày ngắn gọn vai trò, vị trí học phần/môn học, kiến thức sẽ trang bị
cho sinh viên, quan hệ với các học phần/môn học khác trong chương trình đào tạo;
- Mục tiêu học phần/môn học: nêu mục tiêu cần đạt được đối với người học sau khi học học
phần đó (về mặt lí thuyết, thực hành). Cách thức xây dựng như chuẩn đầu ra;
- Nội dung học phần/môn học: trình bày các chương, mục trong chương và nội dung khái
quát. Trong từng chương ghi số tiết giảng lí thuyết, bài tập, thực hành (hoặc thí nghiệm, thảo luận).
Để sinh viên có thể tự học được, cần chỉ rõ để học chương này cần phải đọc những tài liệu tham
khảo nào, ở đâu;
- Phần tài liệu tham khảo: ghi rõ những sách, tạp chí và tư liệu thông tin liên quan đến học
49
Nguyễn Văn Khôi
phần/môn học;
- Phương pháp đánh giá học phần/môn học, trong đó quy định số lần kiểm tra, bài tập hoặc
tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá.
Chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, các cơ sở giáo dục đại học đã xây dựng chuẩn đầu ra và
đề cương chi tiết học phần dựa trên mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo đó
công bố.
Khảo cứu quy định của một số cơ sở giáo dục đại học về xây dựng đề cương chi tiết học
phần và đề cương chi tiết học phần đó được công bố trên internet cho thấy: sự khác nhau giữa các
đề cương chi tiết học phần này chủ yếu là ở các nội dung về mục tiêu học phần, chuẩn đầu ra, nội
dung giảng dạy và tiến trình học tập học phần trong học kì.
Phần tiếp theo, bài viết sẽ trình bày về các nội dung này.
2.2. Đề xuất hình thức thể hiện một số nội dung trong đề cương chi tiết học
phần trong đào tạo theo tín chỉ
Ở đây chỉ đề xuất một số nội dung chính trong đề cương môn học, các nội dung khác (thông
tin về môn học, giảng viên, tài liệu học,...) theo quy định chung của cơ sở đào tạo.
2.2.1. Về “Mục tiêu của học phần” (Bảng 2)
Bảng 2. Hình thức thể hiện mục tiêu của học phần
Mục tiêu (1) Mô tả (2) (sau học phần này sinh viên có khả năng:) Chuẩn đầu raCTĐT (3)
MT1
MT 2
MT 3
......
MT m
Ghi chú:
(1) Mục tiêu: Ghi rõ các mục tiêu của học phần theo các lĩnh vực năng lực chung và năng
lực chuyên biệt (theo chuyên ngành đào tạo); giả định có 4 mục tiêu [7]:
(i). Kiến thức và lập luận ngành; (ii). Kĩ năng cá nhân và nghề nghiệp, và phẩm chất; (iii).
Kĩ năng giao tiếp (làm việc nhóm và giao tiếp); (iv). Hình thành ý tưởng, thiết kế, thực hiện, vận
hành sản phẩm/hệ thống trong bối cảnh doanh nghiệp/trường học, xã hội và môi trường (năng lực
CDIO/năng lực thực hành nghề nghiệp/áp dụng kiến thức mang lại lợi ích cho xã hội).
(2) Mô tả: mô tả theo năng lực, khái quát, có thể chưa cụ thể (do đó còn gọi là mục tiêu
chung của học phần)
(3) Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo: có thể ghi theo kí hiệu các chuẩn đầu ra chi tiết
của chương trình đào tạo do học phần này đảm nhận (đối sánh với chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo để xác định); dùng kí hiệu thống nhất với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đã công
bố.
Như vậy, Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là cơ sở để “định vị” mục tiêu của học
phần.
50
Thiết kế đề cương chi tiết học phần trong đào tạo theo tín chỉ
2.2.2. Về “Chuẩn đầu ra của học phần” (Bảng 3)
Ghi chú:
(1) Chuẩn đầu ra của học phần: có thể diễn tả dưới hai cấp độ (năng lực-kí hiệu MT1, MT
2,... MT n; và các thành tố của nó-kí hiệu MT 1.1, MT 1.2, MT 1.m); giả định học phần này có 4
mục tiêu.
Bảng 3. Hình thức thể hiện chuẩn đầu ra của học phần
Chuẩn đầu ra học phần (1) Mô tả (Sau khi học xong học phần này,người học có thể:) (2)
Chuẩn đầu ra tham
chiếu (3)
MT1 MT1.1
MT 1.2
...
MT 1.n
MT
2 MT 2.1
MT 2.2
...
MT 2.m
........
MT
4 MT 4.1
MT 4.2
....
MT 4.i
(2) Mô tả: thể hiện chi tiết chuẩn đầu ra học phần ở mức độ quan sát, đánh giá được (tham
khảo các động từ chỉ hành động của Bloom hoặc của Niemierko theo gợi ý của Nitco)
(3) Chuẩn đầu ra tham chiếu: là chuẩn đầu ra của các CTĐT tiên tiến trong hoặc ngoài nước;
có thể tham chiếu tiêu chuẩn kiểm định (đầu ra) theo ABET, AUN, CDIO,... Như vậy, Chuẩn đầu
ra của CTĐT là cơ sở để xác định mục tiêu của học phầnvà cũng là cơ sở để xác định chuẩn đầu ra
của học phần.
2.2.3. Về “Nội dung chi tiết học phần” (Bảng 4)
Bảng 4. Hình thức thể hiện nội dung chi tiết của học phần
Tuần 1 (1) Chương 1. ..................... (2) Chuẩn đầu ra (3)
(1) Các nội dung học tập trên lớp (Nội dung “phải biết”; bao
gồm lí thuyết, vận dụng: bài tập, thực hành, thảo luận,...)
a) Nội dung
1. ......
2. .......
..............
n. ...........
b) Tóm tắt phương pháp DH
- .................
51
Nguyễn Văn Khôi
(2) Các nội dung tự học ở nhà (Nội dung “nên biết”/và “có thể
biết”; bao gồm lí thuyết, vận dụng: bài tập, thực hành, thảo
luận,...)
a) Nội dung
1. ......
2. .......
..............
n. ...........
b) Tài liệu học tập cần thiết (ghi cụ thể)
- .................
Tuần 2 Chương . .....................
(1) Các nội dung học tập trên lớp (Nội dung “phải biết”; bao
gồm lí thuyết, vận dụng: bài tập, thực hành, thảo luận,...)
a) Nội dung
1. ......
2. .......
..............
n. ...........
b) Tóm tắt phương pháp DH
- .................
(2) Các nội dung tự học ở nhà (Nội dung “nên biết” và “có thể
biết”; bao gồm lí thuyết, vận dụng: bài tập, thực hành, thảo
luận,...)
a) Nội dung
1. ......
2. .......
.............
n. ...........
b) Tài liệu học tập cần thiết (ghi cụ thể)
- .................
G1.n
.... .................................................
Tuần 15 Ôn tập
(1) Các nội dung học tập trên lớp (Nội dung phải biết; bao gồm
lí thuyết, vận dụng: bài tập, thực hành, thảo luận,...)
a) Nội dung
1. Ôn tập, hệ thống hóa môn học
2.SV hoàn chỉnh các Bài tập và nộp Tiểu luận
..............
n. ...........
b) Tóm tắt phương pháp DH
- .................
52
Thiết kế đề cương chi tiết học phần trong đào tạo theo tín chỉ
(2) Các nội dung tự học ở nhà (Nội dung nên biết; bao gồm lí
thuyết, vận dụng: bài tập, thực hành, thảo luận,...)
a) Nội dung
1. Ôn tập, tóm tắt đề cương ôn tập môn học
2. Hoàn thành các bảng tổng kết, bài tập
..............
n. ...........
b) Tài liệu học tập cần thiết (ghi cụ thể)
- .................
Ghi chú:
(1) Tuần: ghi theo thứ tự tuần lễ trong học kì; giả định học kì gồm 15 tuần, trong đó có tuần
có thể có bài/các bài kiểm tra theo quy chế [1].
(2) Chương: ghi rõ tên chương, mục hoặc bài (nội dung học tập trên lớp, tự học ở nhà và
cách thức, phương tiện/học liệu cần thiết)
(3) Chuẩn đầu ra: ghi kí hiệu các chuẩn đầu ra của học phần như đã nêu ở bảng chuẩn đầu
ra ở mục trên.
Như vậy, Chuẩn đầu ra của học phần là cơ sở để xác định nội dung (chi tiết) của học phần.
Nghĩa là nội dung (chi tiết) của học phần được xác định dựa trên Chuẩn đầu ra của CTĐT.
2.2.4. Về “Đánh giá sinh viên” (Bảng 5)
Bảng 5 thể hiện nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Thang điểm đánh giá: theo thang điểm 10, hoặc theo thang điểm 4 hoặc bằng chữ.
- Kế hoạch kiểm tra:
Bảng 5. Hình thức thể hiện nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Hình thức
kiểm tra (1) Nội dung kiểm tra (2)
Thời
điểm (3)
Công cụ
KT (4)
Chuẩn
đầu ra
KT (5)
Tỉ lệ (%)
(6)
Bài tập 30
BT 1
BT 2
...
BT m
Tiểu luận/kiểm tra giữa kì
........ ..............
Thi cuối kì
.................
Ghi chú:
(1) Hình thức KT: Ghi rõ bài tập, bài trình chiếu/thảo luận, bài luận, tiểu luận; hình thức
nộp bài kiểm tra (bài viết/in, qua hộp thư điện tử,...).
(2) Nội dung KT: Ghi rõ nội dung học phần sẽ kiểm tra.
(3) Thời điểm KT: Ghi rõ tuần thực hiện.
53
Nguyễn Văn Khôi
(4) Công cụ KT: Ghi rõ bài tập cá nhân, nhóm, ở nhà hay trên lớp.
(5) Chuẩn đầu ra KT: Ghi rõ các chuẩn đầu ra của học phần được kiểm tra trong bài.
(6) Tỉ lệ: Ghi rõ tỉ lệ (%) trong điểm cuối cùng (chung) của học phần.
3. Kết luận
(1) Đề cương này đòi hỏi phải được xây dựng trên cơ sở mục tiêu của và chuẩn đầu racủa
CTĐT cũng như mục tiêu và chuẩn đầu rahọc phần, thậm chí cho đến từng chương/bài của học
phần; do đó nó cho phép các cấp quản lí có thể kiểm soát được chất lượng của quá trình đào tạo
một ngành học theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT đã công bố (tránh tình trạng bỏ sót, thừa,
cao/thấp so với mục tiêu và chuẩn đầu ra đã xây dựng và công bố).
Đề cương này cần được cập nhật, điều chỉnh theo định kì trên cơ sở khảo sát các bên liên
quan (cán bộ quản lí, giảng viên, cựu SV, doanh nghiệp/cơ sở sử dụng nhân lực tốt nghiệp ngành
đào tạo, ...) để có được thông tin chính xác về mức độ đạt được đối với từng chuẩn đầu ra của
CTĐT cũng như đối với từng học phần trong CTĐT.
(2) Đề cương chi tiết học phần phải được trao đổi giữa giảng viên và sinh viên trước khi học
học phần để cùng chủ động xác định và điều chỉnh kế hoạch dạy và học một cách thống nhất.
(3) Với mục đích tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và rèn luyện năng lực tự học
của sinh viên, đề cương học phần cần tập trung thể hiện rõ: chuẩn đầu ra, nội dung giảng dạy, tiến
trình học tập trong học kì và quy định về đánh giá kết quả học tập học phần.
Thiết kế đề cương chi tiết học phần phải đảm bảo nhất quán giữa ba thành phần chính yếu:
chuẩn đầu ra, các hoạt động dạy và học, và đánh giá.
(4) Để đề cươngchi tiết học phần được thiết kế theo nguyên lí dạy học và đánh giá đáp ứng
chuẩn đầu ra, phải có mục tiêu cụ thể và chuẩn đầu ra của CTĐT để đối sánh; trong đó việc thực
hiện “Bài tập đánh giá ITU” và “Bài tập Black box” là việc làm cần thiết.
(5) Để đề cương chi tiết học phần thể hiện dấu ấn của giảng viên, nên được công bố trên
website của cơ sở đào tạo để sinh viên nghiên cứu khi đăng kí môn học và chia sẻ kinh nghiệm
giữa các giảng viên.
(6) Điều kiện thực hiện: phải có mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT để đối sánh. Do đó,
cơ sở đào tạo (khoa và nhà trường) cần nghiên cứu và tổ chức hoàn thiện mục tiêu cụ thể và chuẩn
đầu ra của CTĐT, làm căn cứ thiết kế đề cương chi tiết học phần. Trước mắt, mục tiêu cụ thể và
chuẩn đầu ra của CTĐT cần đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp và tham chiếu tiêu chuẩn kiểm định đầu
ra của các tổ chức quốc tế (ví dụ của ABET, AUN hoặc CDIO).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] BộGD&ĐT, 2007. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo
đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”.
[2] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam: “Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 ngày 02 tháng 11 năm 2005” của
Thủ tướng Chính phủ.
[3] Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. Hướng dẫn xây dựng đề cương môn học phù hợp với phương
thức đào tạo theo tín chỉ (Ban hành kèm theo Công văn số 2638/SĐHngày 28/12/2006 của Đại
học Quốc gia Hà Nội); và văn bản số 3019/HD-ĐHQGHN ngày 29/10/2010 về Hướng dẫn xây
dựng và hoàn thiện chươnng trình đào tạo theo chuẩn đầu ra ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
54
Thiết kế đề cương chi tiết học phần trong đào tạo theo tín chỉ
[4] Đại học Huế. Hướng dẫn xây dựng đề cương chi tiết học phần phù hợp vớiphương thức đào
tạo tín chỉ.
[5] Hồ Bảo Quốc, Lê Hoài Bắc, 2010. Một số kinh nghiệm xây dựng đề cương môn học theo
CDIO. Đại học Quốc gia Tp.HCM - Hội thảo CDIO 2010 B-3/1
[6] Trần Thị Hoài, 2006. “Các tiêu chí đánh giá đề cương môn học theo học chế tín chỉ ở trường
Đại học Quốc gia Hà Nội”. Kỷ yếu hội thảo: “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho các trường
sư phạm Việt Nam”. tr.44-53.
[7] Hồ Tấn Nhật và Đoàn Thị Minh Trinh (biên dịch), 2010. Cải cách và xây dựng chương trình
đào tạo kĩ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. Nxb Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
[8] Đoàn Thị Minh Trinh, chủ biên, 2012. Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng
chuẩn đầu ra. Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2012.
[9] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Công văn số 451/ĐHSPHN-ĐT ngày 14/10/2009 Về việc
hoàn thành đề cương các môn học đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
[10] Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật TP Hồ Chí Minh, Quyết định số 588/QĐ/ĐHSPKT- ĐT
ngày 28/7/2012 về việc ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tạo đại học, cao đẳng theo CDIO;
và Quy định số 23/QĐ-ĐHSPKT–ĐT ngày 18/1/2013 về chuẩn bị và thực hiện giảng dạy các
học phần trong CTĐT 150 tín chỉ theo CDIO.
[11] Trường Đại học An Giang, Quyết định số 06/2013/QĐ-ĐHAG ngày 05/01/2013 về việc ban
hành mẫu Đề cương chi tiết học phần.
[12] Trần Thanh Vũ. Dạy học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ trên khía cạnh xây
dựng đề cương chi tiết học phần, Trường đại học Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương.
_THEO_HE_THONG_TIN_CHI.pdf
ABSTRACT
Outline of detailed design modules in used when teaching using a credit system
Based on research provisions of some higher education establishments in the construction
module syllabi and syllabi some modules of the faculty, this article proposes some essential content
of threads to meet the training requirements under the credit system.
Keywords: Course, course outline details, detailed outline of training modules in the credit
system.
55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3820_nvkhoi_3164_2178496.pdf