Tài liệu Thiết kế Chuyên đề dạy học để tổ chức học sinh tự học phần tiến hóa – sinh học 12 trung học phổ thông - Phan Thị Thanh Hội: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0006
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 50-61
This paper is available online at
THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC ĐỂ TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC
PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Phan Thị Thanh Hội1, Nguyễn Trung Hiệu2
1Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, Nam Định
Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra quy trình xây dựng chuyên đề dạy học phần
Tiến hóa – Sinh học 12 THPT. Trong chuyên đề, chúng tôi thiết kế các hoạt động học tập
theo hướng tổ chức cho học sinh (HS) tự học. Thông qua việc thực hiện các hoạt động tự
học trong chuyên đề, người học vừa lĩnh hội được kiến thức môn học, đồng thời rèn luyện
kĩ năng tự học. Từ khóa: chuyên đề dạy học; tự học; tổ chức tự học.
Từ khóa: chuyên đề dạy học, tự học, tổ chức tự học.
1. Mở đầu
Tự học là vấn đề cốt lõi của quá trình học tập. Nếu rèn luyện được cho người học phương
pháp, kĩ năng (KN), thói quen...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế Chuyên đề dạy học để tổ chức học sinh tự học phần tiến hóa – sinh học 12 trung học phổ thông - Phan Thị Thanh Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0006
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 50-61
This paper is available online at
THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC ĐỂ TỔ CHỨC HỌC SINH TỰ HỌC
PHẦN TIẾN HÓA – SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Phan Thị Thanh Hội1, Nguyễn Trung Hiệu2
1Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, Nam Định
Tóm tắt. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra quy trình xây dựng chuyên đề dạy học phần
Tiến hóa – Sinh học 12 THPT. Trong chuyên đề, chúng tôi thiết kế các hoạt động học tập
theo hướng tổ chức cho học sinh (HS) tự học. Thông qua việc thực hiện các hoạt động tự
học trong chuyên đề, người học vừa lĩnh hội được kiến thức môn học, đồng thời rèn luyện
kĩ năng tự học. Từ khóa: chuyên đề dạy học; tự học; tổ chức tự học.
Từ khóa: chuyên đề dạy học, tự học, tổ chức tự học.
1. Mở đầu
Tự học là vấn đề cốt lõi của quá trình học tập. Nếu rèn luyện được cho người học phương
pháp, kĩ năng (KN), thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực
vốn có của mỗi người. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định vấn đề này, điển hình là nhà sư phạm
J.A.Comenxki (1592-1670), ông tổ của nền giáo dục cận đại cho rằng: “Không có khát vọng học
tập thì không trở thành tài”, ông cương quyết phản đối lối dạy học áp đặt, giáo điều [2, tr. 62].
Theo T. Makiguchi (1871-1944) - nhà sư phạm lỗi lạc người Nhật, “Giáo dục có thể coi là quá
trình hướng dẫn tự học, mà động lực của nó là kích thích người học sáng tạo ra giá trị để đạt tới
hạnh phúc của bản thân và cộng đồng”[6, tr.67]. Trần Bá Hoành cho rằng: “Tự học không chỉ là
biện pháp, phương tiện nâng cao hiệu quả dạy học mà trở thành mục tiêu của dạy học,. . . ” [3; 49].
Nhằm phát triển KN tự học cho người học cần thiết phải dạy cho HS cách học [4, 7] hoặc
GV tổ chức cho HS tự học ở lớp hoặc ở nhà bằng cách thiết kế các chuyên đề học tập. Đặc biệt,
đối với HS lớp 12 là những người đang chuẩn bị bước vào môi trường đại học – cần thiết có khả
năng tự học tốt thì việc tổ chức cho HS tự học là rất quan trọng.
Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra quy trình xây dựng chuyên đề dạy học phần Tiến hóa –
Sinh học 12 THPT để tổ chức cho HS tự học nhằm vừa trang bị kiến thức đồng thời phát triển KN
tự học của người học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tự học
Theo tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, tự học được định nghĩa như sau: “Tự học là tự mình động
não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ: quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, . . . và có khi cả
Ngày nhận bài: 10/12/2015. Ngày nhận đăng: 15/1/2016.
Liên hệ: Phan Thị Thanh Hội, e-mail: phanthanhhoi@gmail.com
50
Thiết kế chuyên đề dạy học để tổ chức học sinh tự học phần Tiến hóa – Sinh học...
cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan
để chiếm lĩnh một lĩnh vực nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [10].
N.A.Rubakin (1862-1946) trong tác phẩm “Tự học như thế nào” đã trình bày nhiều vấn đề
về phương pháp tự học, đặc biệt là phương pháp sử dụng sách giáo khoa. Ông cho rằng: “Tự tìm
lấy kiến thức- có nghĩa là tự học” [8].
Tự học cũng có thể định nghĩa như sau: Tự học là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động phát
huy nội lực của bản thân người học để tìm ra cách học phù hợp nhằm lĩnh hội kiến thức; hình thành
KN, kĩ xảo và phát triển toàn diện nhân cách người học. Điều này có nghĩa là người học tự chỉ đạo
quá trình học tập của bản thân để giành lấy kiến thức, phát triển năng lực và tự đánh giá quá trình
học tập để rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh.
Tự học là một xu thế tất yếu bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học
từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Lượng kiến thức trong xã hội ngày
càng nhiều và người học không thể chỉ học trong trường phổ thông mà phải tự học và để thành
công trong cuộc sống, chúng ta phải tự học suốt đời.
2.2. Các kĩ năng cần có để tự học
Tác giả Vũ Trọng Rỹ cho rằng KN tự học của HS nói chung và sinh viên nói riêng gồm 4
nhóm KN thành phần: KN nhận thức, KN thực hành, KN tổ chức, KN kiểm tra đánh giá [9].
Tác giả Nguyễn Thị Thu Ba chia hoạt động tự học thành các nhóm KN cơ bản sau [1]:
- KN định hướng: để quá trình tự học diễn ra thành công người học cần thiết lập cơ sở định
hướng của hành động. Để có được cơ sở định hướng, người học phải trả lời được các câu hỏi: Học
nhằm mục đích gì? Thái độ học tập ra sao? Học như thế nào?
- KN lập kế hoạch học tập: Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu người học xác định được mục tiêu,
nội dung và phương pháp học. Muốn vậy, người học phải xây dựng được kế hoạch học tập. Trên
cơ sở bộ khung đã được thiết lập đó, người học có thể tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách dễ
dàng.
- KN thực hiện kế hoạch: Muốn thực hiện thành công kế hoạch mình đã tạo lập, người học
cần có một số KN sau:
Tiếp cận thông tin: lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và từ
những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ internet,
làm thí nghiệm. . .
Xử lí thông tin: quá trình này có thể được tiến hành thông qua các KN ghi chép, phân tích,
đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh. . .
Vận dụng tri thức, thông tin: thể hiện qua việc vận dụng thông tin tri thức khoa học để giải
quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu
hoạch. . .
Trao đổi, phổ biến thông tin: việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức thông qua
các hình thức: thảo luận, thuyết trình, tranh luận. . . là công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận
tri thức.
- KN tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm: Khi người học tự đánh giá được kết quả học
tập của mình, người học sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân, hiểu được cái gì mình
làm được, cái gì mình chưa làm được để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục.
Để tổ chức cho HS tự học, cần thiết kế các hoạt động nhằm hình thành cho HS các KN trên.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào việc thiết kế các chuyên đề dạy học vì vậy
các KN có thể hình thành và phát triển cho HS là các KN thành phần của KN thực hiện kế hoạch
như: KN tiếp cận thông tin; xử lí thông tin; vận dụng tri thức; trao đổi, phổ biến thông tin và KN
51
Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Trung Hiệu
tự kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
2.3. Thiết kế các chuyên đề dạy học để tổ chức HS tự học phần Tiến hóa
2.3.1. Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học phần Tiến hóa
Để tổ chức cho HS tự học, chúng tôi thiết kế các chuyên đề dạy học, trong đó thể hiện các
hoạt động học tập cho người học, thông qua các hoạt động học tập người học vừa lĩnh hội kiến
thức môn học, đồng thời sẽ rèn luyện được KN tự học.
Dạy học theo chuyên đề (Theme-based learning) là hình thức dạy học dựa trên việc thiết kế
chuyên đề học tập. Trong dạy học thì chuyên đề là một đơn vị nội dung kiến thức mà khi tổ chức
HS tìm hiểu, khám phá sẽ giải quyết được một vấn đề lí luận hay thực tiễn, qua đó vừa lĩnh hội
được kiến thức khoa học vừa phát triển được các năng lực chung như tự học, giải quyết vấn đề,
hợp tác,...và các năng lực môn học.
- Dạy học theo chuyên đề giúp người lĩnh hội trọn vẹn một nội dung kiến thức và vận dụng
kiến thức trong thực tiễn cuộc sống. Với mỗi chuyên đề, do có nhiều thời gian hơn so với dạy học
từng tiết học, GV có điều kiện để tổ chức HS tự học, hoạt động nhóm và thực hiện các dự án học
tập để tìm hiểu và vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống liên quan đến chuyên đề. Dạy
học theo chuyên đề gắn học với hành, nhà trường và xã hội, đồng thời giúp HS nhìn nhận vấn đề
một cách tổng thể sâu rộng hơn và lí giải được sự vận động khách quan của đối tượng nghiên cứu
trong thực tiễn.
Trong chương trình Sinh học phổ thông, các nội dung kiến thức đều có thể tổ chức thành
các chuyên đề khác nhau. Với nội dung nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào tổ chức dạy học
phần Tiến hóa, Sinh học 12 THPT.
Dựa vào quy trình thiết kế chuyên đề của các tác giả Phan Thị Thanh Hội và Lê Thanh Oai
(2015) [5], chúng tôi đề xuất quy trình xây dựng các chuyên đề dạy học phần Tiến hóa như sau:
Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung phần Tiến hóa và xác định các chuyên đề dạy học thuộc
phần này.
Bước 2: Xác định mục tiêu và mạch kiến thức của chuyên đề.
Bước 3: Thiết kế các hoạt động học tập
Bước 4: Thiết kế các câu hỏi bài tập đánh giá theo chuyên đề.
Giải thích quy trình
Bước 1: Phân tích cấu trúc nội dung phần Tiến hóa và xác định các chuyên đề dạy học thuộc
phần này.
Chúng tôi nghiên cứu và phân chia nội dung phần Tiến hóa thành các chuyên đề dạy học
như sau:
Chuyên đề 1: Bằng chứng tiến hóa
Chuyên đề 2: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa
Chuyên đề 3: Sự phát sinh phát triển của sự sống trên Trái đất
Mỗi chuyên đề đáp ứng một nội dung kiến thức tương đối trọn vẹn và thời lượng để dạy học
trên lớp.
Bước 2: Xác định mục tiêu và mạch kiến thức của chuyên đề.
Đối với mỗi chuyên đề, chúng tôi đều xác định mục tiêu chuyên đề thể hiện ở các mặt: Mục
tiêu kiến thức, mục tiêu KN, mục tiêu thái độ và các năng lực hướng tới.
Xác định mạch kiến thức của chuyên đề có nghĩa là phân tích mạch logic cấu trúc nội dung
của chuyên đề đó.
52
Thiết kế chuyên đề dạy học để tổ chức học sinh tự học phần Tiến hóa – Sinh học...
Bước 3: Thiết kế các hoạt động học tập để HS tự học chuyên đề
Trong chuyên đề học tập, thiết kế hoạt động học tập đóng vai trò quan trọng để tổ chức cho
HS học chuyên đề, nhằm đạt mục tiêu đã xác định. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tổ
chức cho HS tự học, nên việc xây dựng các hoạt động có vai trò cốt lõi trong nghiên cứu. Trong
mỗi hoạt động, chúng tôi thiết kế thành các nhiệm vụ học tập dưới dạng các bài tập, bài tập tình
huống.
Dựa vào quy trình thiết kế các hoạt động học tập của Mô hình trường học mới (VNEN),
chúng tôi thiết kế thành các hoạt động trên lớp thành 4 bước như sau:
A. Hoạt động khởi động: hoạt động này nhằm mục tiêu kích thích hứng thú học tập của HS
và đồng thời huy động các kiến thức của HS về vấn đề sắp học.
B. Hình thành kiến thức mới: hoạt động này chúng tôi sẽ thiết kế các dạng học tập khác
nhau như: câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống, trò chơi,... và sau mỗi hoạt động HS thu nhận được
một lượng kiến thức nhất định và hình thành KN.
C. Hoạt động luyện tập, thực hành: chúng tôi sử dụng các câu hỏi, bài tập thực tiễn để yêu
cầu HS luyện tập kiến thức đã học.
D. Tìm tòi mở rộng kiến thức ở nhà: Mỗi cá nhân sẽ đọc thêm nội dung hoặc tra cứu thông
tin để liên hệ thực tiễn qua câu hỏi, bài tập, tình huống,...
Bước 4: Thiết kế các câu hỏi bài tập đánh giá theo chuyên đề.
Tương ứng với mỗi mức độ các yêu cầu cần đạt, chúng tôi thiết kế các câu hỏi, bài tập tương
ứng để đánh giá mức độ đạt được của người học.
Các câu hỏi, bài tập có thể tự luận; trắc nghiệm khách quan. Các bài tập ở đây tập trung vào
dạng đánh giá KN và năng lực người học.
2.3.2. Các bước tổ chức HS tự học chuyên đề
Sau khi đã thiết kế chuyên đề, GV tổ chức cho HS tự học chuyên đề đó. Tùy theo nhiệm vụ
học tập, GV tổ chức cho HS tự học theo 4 bước:
HS tự học cá nhân: GV giao nhiệm vụ, HS tự nghiên cứu nhiệm vụ, tìm kiếm thông tin liên
quan và đề xuất cách giải quyết nhiệm vụ, có thể tự giải quyết nhiệm vụ. Bước này giúp cho việc
phát triển các KN: tiếp cận thông tin; xử lí thông tin; vận dụng tri thức.
HS thảo luận nhóm: sau khi cá nhân HS tự nghiên cứu và đề xuất cách giải quyết nhiệm vụ
thì cả nhóm thảo luận và thống nhất cách giải quyết. Hoặc nếu mỗi cá nhân tự giải quyết nhiệm vụ
thì cả nhóm thống nhất cách nào hay nhất. Bước này giúp cho việc phát triển các KN: xử lí thông
tin; vận dụng tri thức và trao đổi, phổ biến thông tin.
HS tự thể hiện: HS trình bày ý tưởng của mình trước nhóm hoặc trước lớp. Bước này cũng
phát triển KN trao đổi, phổ biến thông tin.
HS tự đánh giá và tự điều chỉnh: Sau khi cả nhóm hoặc cả lớp đã giải quyết xong nhiệm
vụ học tập, mỗi HS tự đánh giá kết quả học tập của bản thân và rút ra kinh nghiệm, tự điều chỉnh
cho nhiệm vụ sau. HS nêu những gì em đã làm được, chưa làm được, có thuận lợi, khó khăn gì và
những gì cần rút kinh nghiệm cho lần sau. Bước này chính là phát triển cho HS KN tự kiểm tra,
đánh giá, rút kinh nghiệm.
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào thiết kế các hoạt động học tập, khi tổ chức
các GV có thể vận dụng linh hoạt các bước trên để giúp HS tự học.
2.3.3. Ví dụ về chuyên đề dạy học để tổ chức HS tự học phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT
Chuyên đề: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
Chuyên đề này gồm các bài thuộc Phần 6: Tiến hóa – Sinh học 12CB
53
Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Trung Hiệu
Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa.
Bài 33. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. (Phần I. Hóa thạch và vai trò của
các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới).
1) Mục tiêu chuyên đề
- Phân tích được các bằng chứng tiến hóa của sinh vật và mối quan hệ giữa các loài sinh vật;
xây dựng được cây phát sinh chủng loại.
- Giải thích được tại sao các bằng chứng gián tiếp chứng minh cho sự tiến hóa của sinh giới
theo con đường phân li tính trạng là chủ yếu.
- Quan sát, phân tích các bằng chứng để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Sưu tầm các chứng cứ, dữ liệu, hình ảnh và các video clip liên quan đến các bằng chứng
tiến hóa và cơ chế tiến hóa.
- Trình bày, tranh luận, thảo luận về các bằng chứng tiến hóa.
- Năng lực hướng tới: NL tự học; NL giải quyết vấn đề; NL hợp tác.
2) Mạch kiến thức của chuyên đề:
1. Bằng chứng gián tiếp
1.1. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
1.2. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
1.3. Bằng chứng địa lí sinh vật học.
1.4. Bằng chứng tế bào và sinh học phân tử.
2. Bằng chứng trực tiếp (Hóa thạch)
Thời lượng: Số tiết học trên lớp: 2 tiết (90 phút)
Thời gian học ở nhà: đọc trước nội dung bài 24 và Hóa thạch.
3) Tiến trình tổ chức hoạt động học tập chuyên đề
A. Hoạt động khởi động
- Vì đây là kiến thức đầu tiên của Phần Tiến hóa, do đó GV cần giới thiệu phân môn.
Tiếp theo GV yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời các vấn đề: Sinh vật được phát sinh từ đâu?
Các loài sinh vật hiện nay có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu các bằng chứng chứng minh?
Gợi ý tổ chức dạy học: HS thực hiện nhiệm vụ theo 2 bước: HS tự nghiên cứu sau đó thảo
luận nhóm, trong thảo luận nhóm thì HS được thể hiện quan điểm của mình.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Đối với hoạt động này, GV chủ yếu thiết kế các bài tập và bài tập tình huống, các thông
tin tương ứng với các nội dung học tập, HS tự học, tự giải quyết vấn đề cá nhân sau đó hoạt động
nhóm nhỏ hoặc hoạt động toàn lớp. GV chỉ tổ chức cho HS tự học và thảo luận. Cụ thể như sau:
Hoạt động 1: Tìm hiểu bằng chứng giải phẫu học so sánh.
(Thời gian khoảng 10-15 phút)
Bài tập 1: Tìm hiểu cơ quan tương đồng
Trong giờ Sinh học, GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi: Nhận
xét cấu tạo xương chi trước của các loài trên? Tại sao chi trước của các loài trên thực hiện các chức
năng khác nhau?
54
Thiết kế chuyên đề dạy học để tổ chức học sinh tự học phần Tiến hóa – Sinh học...
Hình 1. Xương chi trước của một số loài động vật có xương sống
Sau khi thảo luận, ý kiến của các nhóm như sau:
- Nhóm 1: Cấu tạo chi trước các loài trên tương tự nhau nhưng do chúng thuộc các loài khác
nhau nên chức năng rất khác nhau.
- Nhóm 2: Các sinh vật này là các loài khác nhau nên cấu tạo chi trước của chúng rất khác
nhau dẫn đến chức năng rất khác nhau.
- Nhóm 3: Do các sinh vật này thực hiện những chức năng khác nhau nên cấu tạo của chúng
phải biến đổi theo hướng phù hợp.
- Nhóm 4: Giáo viên yêu cầu nhóm 4 nhận xét ý kiến của 3 nhóm trên.
Nếu em là thành viên nhóm 4, em sẽ nhận xét về ý kiến của 3 nhóm trên như thế nào? Kết
luận cơ quan tương đồng là gì? Cho ví dụ và cho biết cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến
hóa?
Bài tập 2: Tìm hiểu cơ quan thoái hóa
Hình 2. Các cơ quan thoái hóa ở người
Bạn Yến đọc SGK thấy được thông tin: “Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng”.
Bạn Yến có thắc mắc muốn hỏi cô “Các cơ quan tương đồng ở động vật là những cơ quan có khả
năng thực hiện những chức năng nhất định còn các cơ quan thoái hóa thì không còn thực hiện chức
năng nữa. Vậy dựa vào cơ sở nào để chứng minh mối quan hệ đó?” Theo em sẽ giải thích như thế
nào về ý kiến trên?
Bài tập 3: Tìm hiểu về cơ quan tương tự
Cánh sâu bọ và cánh dơi; mang cá, mang tôm, chân chuột chũi và chân dế dũi; hay gai của
cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân là những
ví dụ về cơ quan tương tự.
55
Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Trung Hiệu
Hình 3. Gai của cây hoa hồng và gai của cây hoàng liên
Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
1. Hãy so sánh nguồn gốc phát triển của các cặp cơ quan tương tự?
2. Hãy định nghĩa cơ quan tương tự?
3. Vì sao nói tương đồng và tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau?
Bài tập 4: Hãy nghiên cứu sách giáo khoa kết hợp kiến thức vừa học, hoàn thành bảng hệ
thống về các bằng chứng giải phẫu so sánh sau đây:
Bảng 1.Bằng chứng giải phẫu so sánh
Bằng chứng giải phẫu so sánh Đặc điểm Ý nghĩa
Cơ quan tương đồng
Cơ quan thoái hóa
Cơ quan tương tự
Gợi ý tổ chức dạy học: GV yêu cầu HS tự học và đề xuất cách giải quyết các bài tập
1, 2, 3. Sau đó thảo luận nhóm thống nhất cách giải quyết cho từng bài và thực hiện nhiệm
vụ. Cả nhóm cùng thảo luận và hoàn thành bài tập 4. GV tổ chức cả lớp thảo luận và kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bằng chứng phôi sinh học so sánh
(Thời gian: 10-15 phút)
Hình 4. So sánh quá trình phát triển phôi của một số loài
Bài tập 5: Quan sát hình 4 và nhận xét về những điểm giống nhau trong giai đoạn đầu phát
triển của phôi ở các sinh vật trong hình? Từ đó, hãy rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các sinh
vật đó?
Gợi ý tổ chức dạy học: GV tổ chức HS tự học theo 3 bước: HS tự nghiên cứu; HS tự thể
hiện trước nhóm và thảo luận nhóm.
56
Thiết kế chuyên đề dạy học để tổ chức học sinh tự học phần Tiến hóa – Sinh học...
Hoạt động 3: Tìm hiểu bằng chứng địa lí sinh học
(Thời gian khoảng 10-15 phút)
Bài tập 6: Tìm hiểu bằng chứng địa lí sinh học
1. Hãy phân tích vai trò của địa lí sinh vật học trong nghiên cứu tiến hóa?
2. Hãy phân tích các nhận xét của Đacuyn về đặc điểm của các sinh vật giữa các đảo so với
vùng đất liền lân cận và với các vùng khác trên thế giới?
3. Hãy chứng minh quan điểm: sinh vật tiến hóa từ một nguồn gốc chung?
Gợi ý tổ chức dạy học: GV tổ chức HS tự nghiên cứu; HS tự thể hiện trước lớp và thảo luận
toàn lớp.
Hoạt động 4: Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử
(Thời gian: 10-15 phút)
Bài tập 7: Hãy nghiên cứu SGK và nêu các bằng chứng tế bào và bằng chứng sinh học phân
tử chứng minh cho sinh vật có chung nguồn gốc.
Bài tập 8: Phân tích tỉ lệ phần trăm các axit amin sai khác nhau trong chuỗi pôlipeptit α
của phân tử hêmôglôbin ở một số loài động vật có xương sống người ta thu được kết quả như trong
bảng dưới đây:
Bảng 2. Tỉ lệ phần trăm các axit amin sai khác nhau trong chuỗi pôlipeptit α
của phân tử Hb ở một số loài động vật có xương sống
Cá mập Cá chép Kì giông Chó Người
Cá mập 0% 59,4% 61,4% 56,8% 53,2%
Cá chép 0% 53,2% 47,9% 48,8%
Kì giông 0% 46,1% 44,0%
Chó 0% 16,3%
Từ bảng số liệu trên em hãy rút ra các nhận xét về mối quan hệ giữa các loài? Từ đó hãy vẽ
sơ đồ cây phát sinh phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên.
Bài tập 9: Dưới đây là trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen
mã hoá cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người:
- Người: -XGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-
- Tinh tinh: -XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-
- Gôrila: -XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT-
- Đười ươi: -TGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GAT-
a. Dựa vào trình tự nuclêôtit trong các gen của các loài trên, hãy rút ra nhận xét về mối quan
hệ giữa loài người với các loài vượn người?
b. Hãy vẽ sơ đồ cây phát sinh phản ánh quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên.
Gợi ý tổ chức dạy học: GV tổ chức HS tự học theo 3 bước: HS tự nghiên cứu; HS tự thể
hiện trước nhóm và thảo luận nhóm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu hóa thạch
(Thời gian: 5 - 10 phút)
Bài tập 11: Hóa thạch đá trầm tích
Hầu hết các bộ xương khủng long mà bạn nhìn thấy trong bảo tàng tồn tại trong đá trầm
tích. Hóa thạch hình thành khi một con khủng long chết trong một khu vực có nhiều di chuyển trầm
tích, như đại dương, sông, hồ. Một trong những nơi này là vùng đáy - phần sâu nhất của những khu
57
Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Trung Hiệu
vực nước. Trầm tích sẽ nhanh chóng bao phủ lấy con khủng long, cung cấp cho cơ thể nó một số
bảo vệ từ môi trường. Phần mềm của con vật cuối cùng vẫn bị phân hủy nhưng cuối cùng thì phần
cứng thành phần từ khoáng, canxi và các chất vô cơ (xương, răng, móng vuốt) vẫn sẽ tồn tại với
hình dạng tương đối giống ban đầu. Trong những điều kiện nhất định, cơ thể có thể hóa thạch.
Nếu có những chất khoáng như ôxit sillic tới lấp đầy khoảng trống thì sẽ đúc thành một sinh
vật bằng đá giống với con vật trước kia. Điều này có thể xảy ra với các dấu vết khác nữa, như hang
hốc và đường hầm. Một số hóa thạch không hoàn hảo khác bao gồm coprolites (phân hóa thạch),
dấu răng trên xương hoặc gỗ. Trầm tích thậm chí có thể bảo tồn được cả dấu vết của thực vật. Dấu
vết thực vật có thể hiện diện trong trầm tích cứng hoặc trở thành gỗ hóa đá sau khi trải qua quá
trình tương tự như hóa thạch xương khủng long. Loại hóa thạch trầm tích là phổ biến nhất và có
mặt ở mọi nơi trên trái đất.
Hình 5.Hóa thạch bộ xương khủng long
(Nguồn:
-trong-tu-nhien-2.aspx ngày 20/10/2014)
Dựa vào đoạn thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Hóa thạch là gì? Kể tên một số dạng hóa thạch.
2. Hãy trình bày quá trình hình thành hóa thạch? Cho ví dụ.
3. Phân tích vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu tiến hóa?
Hình 6. Xác định mẫu vật là hóa thạch?
58
Thiết kế chuyên đề dạy học để tổ chức học sinh tự học phần Tiến hóa – Sinh học...
Bài tập 12: Hãy xác định các mẫu vật trên (hình 6), mẫu nào là hóa thạch?
1) Bộ xương khủng long; 2) Con vật chết trong khu vực khô ráo trong hang động
3) Côn trùng trong nhựa hổ phách; 4) Than đá; 5) Cẩm thạch
6) Biển hiện nay đã tồn tại khoảng 450 triệu năm
- GV lưu ý thêm về quan niệm hóa thạch sống là thế nào?
- GV cho HS phân loại các bằng chứng tiến hóa, ý nghĩa của từng bằng chứng trong nghiên
cứu tiến hóa.
Gợi ý tổ chức dạy học: GV tổ chức HS tự học theo 3 bước: HS tự nghiên cứu; HS thảo luận
nhóm và tự thể hiện trước lớp.
GV yêu cầu HS tự đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân trong việc
học bài mới và gọi một số HS báo cáo trước lớp.
C. Hoạt động luyện tập và vận dụng
HS tự nghiên cứu và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Quan sát hình 1 và cho biết những đặc điểm tương đồng giữa các chi trước của các loài?
2. Sự tương đồng về giải phẫu phản ánh điều gì về nguồn gốc các loài?
3. Hãy cho biết nguồn gốc của ruột thừa? Dựa vào ruột thừa có thể rút ra kết luận gì về
nguồn gốc của con người?
4. Cơ quan tương tự phản ánh điều gì về tiến hóa?
5. Hoàn thành nội dung cho bảng:
Bảng 3. Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự
Tiêu chí Cơ quan tương đồng Cơ quan tương tự
Đặc điểm
Ví dụ
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng kiến thức GV yêu cầu HS về nhà tự tìm hiểu thêm và viết
thành báo cáo ngắn về các vấn đề sau đây:
1. Hãy tìm hiểu và liệt kê một số cơ quan thoái hóa ở người và giải thích lí do của sự thoái
hóa đó.
2. Hãy tìm hiểu các tư liệu về bằng chứng Cổ sinh vật học và viết một bài luận về vấn đề
này theo ý tưởng riêng của em (có sự thuyết minh bằng hình ảnh).
4. Thiết kế một số câu hỏi/bài tập đánh giá
Câu hỏi 1: Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự. Tại sao cơ quan thoái hóa
được coi là cơ quan tương đồng?
Câu hỏi 2: Tại sao để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài về các đặc điểm hình thái
thì người ta lại sử dụng các cơ quan thoái hóa?
Câu hỏi 3: Vì sao các tư liệu phôi so sánh được xem là những bằng chứng tiến hóa?
Bài tập: Hệ động thực vật trên các đảo
“Hệ động vật trên các đảo đại lục và đảo đại dương có biểu hiện những nét riêng biệt. Đảo
đại lục hình thành do nguyên nhân nào đó dẫn tới chia tách một phần lục địa và được cách li bởi
eo biển.
Đảo đại dương hình thành do một vùng đáy biển nâng cao và không liên quan trực tiếp tới
đại lục. Về đặc điểm hệ động vật, khi đảo đại lục mới tách khỏi đất liền thì hệ động vật không có
gì khác nhau so với các vùng lân cận của đại lục. Về sau do cách li địa lí, hệ động vật trên đảo có
59
Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Trung Hiệu
thể phát triển, tiến hoá theo hướng khác dẫn tới hình thành các loài đặc hữu. Quần đảo nước Anh
ngày nay vào thời kỳ băng hà đầu kỉ Thứ 4 của đại Tân sinh còn là một phần của đại lục châu Âu,
và hệ động vật ở đó hiện nay cơ bản vẫn giống như ở lục địa châu Âu. Đảo Coocxơ được tách ra từ
đại lục châu Âu và hệ động vật ở đó giống hệ động vật vùng Địa Trung Hải, tuy nhiên có một số
phân loài đặc hữu, như 4 nai nhiều gạc, mèo rừng, thỏ rừng, v.v.
Khi đảo đại dương mới hình thành thì ở đó chưa có sinh vật, về sau mới có một số loài di cư
từ các vùng lục địa hoặc đảo lân cận tới. Do vậy hệ động vật trên các đảo đại dương thường nghèo
nàn và chỉ bắt gặp đa số những loài có khả năng vượt biển, như chim, dơi, một số sâu bọ. Do cách
li địa lí, hệ động vật ở đây dần dần hình thành các loài đặc hữu.
Sự hình thành hệ động vật trên các đảo là một bằng chứng về quá trình hình thành loài mới
do tác dụng của chọn lọc tự nhiên và cách li địa lí.”
(Nguồn:
ngày 10/10/2015)
Hãy đọc đoạn thông tin ở trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 4: Phân biệt hệ động, thực vật trên đảo lục địa với đảo đại dương.
Câu hỏi 5: Phân tích các nguyên nhân chính tạo cho đảo lục địa có hệ động thực vật phong
phú hơn đảo đại dương?
Câu hỏi 6: Hãy nêu giả thuyết về sự hình thành các loài động, thực vật trên đảo đại dương?
2.4. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã TN sư phạm tổ chức dạy tự học 3 chuyên đề phần Tiến hóa trên đối tượng
là 105 HS lớp 12A1, 12A3 (năm học 2014-2015) trường THPT Trần Quốc Tuấn thuộc huyện Hải
Hậu, tỉnh Nam Định, 02 lớp chọn đối chứng là các lớp 12A2, 12A4 với 106 HS được GV dạy học
bình thường.
Chúng tôi đánh giá chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học ở cả hai nhóm lớp TN và đối
chứng qua 03 bài kiểm tra và nhận thấy rằng về kết quả nhận thức ở cả hai nhóm lớp ở bài kiểm tra
1 gần tương đương nhau, ở các bài sau kết quả ở lớp TN cao hơn so với lớp đối chứng thể hiện ở số
lượng HS được điểm 7 trở lên ở lớp TN nhiều hơn đối chứng. Tuy nhiên, chúng tôi tập trung vào
việc đánh giá mức độ phát triển các KN tự học trước và sau TN của HS ở lớp TN qua việc quan
sát các KN như KN tiếp cận thông tin; xử lí thông tin; trao đổi, phổ biến thông tin và KN tự kiểm
tra, đánh giá, rút kinh nghiệm cho thấy thông qua việc tự học các chuyên đề Tiến hóa mỗi người
học đã có sự tiến bộ rõ rệt ở mỗi KN.
Ví dụ: đánh giá KN trình bày ý kiến/ báo cáo của nhóm trên 42 lượt báo cáo.
Bảng 4: So sánh các mức độ đạt được của HS đối với KN phổ biến thông tin
Kĩ năng Mức độ
Kết quả đạt được
Đầu TN Giữa TN Cuối TN
SL % SL % SL %
Phổ biến thông tin/
Trình bày ý kiến
3 4 9,5 10 23,8 32 76,2
2 23 54,8 32 76,2 10 23,8
1 15 35,7 0 0 0 0
Bảng 4 cho thấy số HS báo cáo đạt mức 3 là 9,5% đầu TN, có nghĩa là hầu hết HS chưa biết
cách báo cáo hoặc báo cáo chưa rõ ràng bài tập của mình. Đến giữa TN là 23,8% và cuối TN thì tỉ
lệ HS trình bày ý kiến đạt mức 3 là 76,2%.
60
Thiết kế chuyên đề dạy học để tổ chức học sinh tự học phần Tiến hóa – Sinh học...
3. Kết luận
Phát triển năng lực tự học cho HS là một nhiệm vụ quan trọng của người GV trong các
trường phổ thông. Để thực hiện nhiệm vụ này, người GV cần tăng cường tổ chức cho HS tự học
bằng các hình thức khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi đã xây dựng các chuyên đề tự học
phần Tiến hóa – Sinh học 12 THPT và tổ chức cho HS tự học, bước đầu đã cho thấy việc xây dựng
và tổ chức HS tự học các chuyên đề trong dạy HS học 12 THPT vừa giúp cho HS lĩnh hội kiến
thức môn học, đồng thời vừa phát triển cho HS các kĩ năng tự học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Thu Ba, 2013. Phát triển kĩ năng tự học cho HS phổ thông.
Nguồn: Ngày 9/6/2013. Trung tâm nghiên cứu
Giáo dục phổ thông - Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh
[2] Phạm Khắc Chương, 1997. J.A. Comenxki- Ông tổ của nền sư phạm cận đại. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
[3] Trần Bá Hoành, 2007. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội.
[4] Trần Bá Hoành, 2005. Học và dạy phương pháp học theo cách tiếp cận của lí thuyết thông
tin. Tạp chí Khoa học giáo dục số 1, tr.24-28, 46.
[5] Phan Thị Thanh Hội, Lê Thanh Oai, 2015., Thiết kế chuyên đề dạy HS học 8 ở trường THCS.
Tạp chí Giáo dục, sô 365 trang 54-56.
[6] Makiguchi T., 1994. Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo (cán bộ giảng dạy khoa anh văn Đại
học tổng hợp TP Hồ Chí Minh dịch). Nxb tuổi trẻ.
[7] McCormick, R., 2006. Learning how to learn: A view from the LHTL project England. In
Learning to learn network meeting report. Ispra: CRELL/JRC
[8] Rubakin N.A, 1982. Tự học như thế nào? (Nguyễn Đình Côi dịch). Nxb Thanh niên, Hà Nội.
[9] Vũ Trọng Rỹ, 1994. Một số vấn đề lí luận về rèn luyện KN học tập cho HS. Viện KHGD, Hà
Nội.
[10] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kì, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường, 1997. Quá trình dạy –
tự học. Nxb Giáo dục Hà Nội.
ABSTRACT
Designing teaching themes that encourage students
to engage in self-study when learning Evolution in Grade 12 Biology
In this article, we will show how themes can be built when teaching Evolution–Biology to
grade 12 students. In the themes, we designed learning activities that will helps students engage
in self-study. Through implementing self-study activities in themes, students perceive subject
material and use their self-study skill.
Keywords: Teaching theme, self-study, self-study organization.
61
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3972_ptthoi_2868_2134600.pdf