Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý Piston-Xilanh

Tài liệu Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý Piston-Xilanh: Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực V. T. Sơn, “Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh.” 174 THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, THỬ NGHIỆM ĐẠN GIẢM THANH THEO NGUYÊN LÝ PISTON-XILANH Võ Thiên Sơn* Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh. Trên cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình kết cấu đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm độ giảm thanh và ổn định của đạn. Kết quả thực nghiệm được phân tích đánh giá, khẳng định cơ sở lý thuyết có khả năng ứng dụng, làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế đạn giảm thanh, phục vụ cho các mục đích yêu cầu chiến thuật, nhiệm vụ đặc biệt. Từ khóa: Piston, Xi lanh, Đạn giảm thanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đạn giảm thanh là loại đạn khi bắn có âm thanh đầu nòng nhỏ, hiệu ứng giảm thanh là do các cơ cấu bên trong đạn tạo ra. Nếu so sánh với các phát bắn đạn súng thông thường theo hệ nhiệt động kín thì có 2 chỉ tiêu quan trọng cần q...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý Piston-Xilanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực V. T. Sơn, “Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh.” 174 THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, THỬ NGHIỆM ĐẠN GIẢM THANH THEO NGUYÊN LÝ PISTON-XILANH Võ Thiên Sơn* Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh. Trên cơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình kết cấu đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm độ giảm thanh và ổn định của đạn. Kết quả thực nghiệm được phân tích đánh giá, khẳng định cơ sở lý thuyết có khả năng ứng dụng, làm cơ sở cho việc tính toán thiết kế đạn giảm thanh, phục vụ cho các mục đích yêu cầu chiến thuật, nhiệm vụ đặc biệt. Từ khóa: Piston, Xi lanh, Đạn giảm thanh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đạn giảm thanh là loại đạn khi bắn có âm thanh đầu nòng nhỏ, hiệu ứng giảm thanh là do các cơ cấu bên trong đạn tạo ra. Nếu so sánh với các phát bắn đạn súng thông thường theo hệ nhiệt động kín thì có 2 chỉ tiêu quan trọng cần quan tâm đó là: khả năng giảm thanh của viên đạn khi bắn và ổn định của phát bắn. Trong thực tế, hiệu suất giảm thanh thường có quan hệ với sự ổn định chuyển động của đạn khi bắn, cụ thể khi hiệu suất giảm thanh tăng dẫn đến một số chỉ tiêu đường đạn sau khi bắn giảm (sơ tốc, ổn định, uy lực). Bên cạnh đó, thể tích lòng xilanh nhỏ và hành trình chuyển động của piston ngắn nên hiệu quả của áp lực khí thuốc trong quá trình giải phóng năng lượng là hạn chế.Việc thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh để chứng minh chocơ sở lý thuyết đã được nghiên cứu là vấn đề cần giải quyết. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Mô hình nguyên lý đạn giảm thanh: Hình 1. Nguyên lý đạn piston-xilanh. 1. Xilanh; 2. Đầu đạn; 3. Piston; 4. Thuốc phóng; 5. Bộ phát hỏa. Qua nghiên cứu nguyên lý kết cấu và làm việc của đạn giảm thanh theo nguyên lý piston - xilanh nhận thấy về cơ bản loại đạn này tuân theo quy luật của vũ khí nhiệt động kín. Hiện tượng bắn của đạn giảm thanh piston-xilanh chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ sơ bộ: Từ khi liều thuốc phóng được mồi cháy cho đến khi piston bắt đầu giải phóng khỏi liên kết giữa gờ piston và xilanh. Khi bắn dưới tác dụng của cơ cấu phát hỏa, hạt lửa làm việc tạo ra xung lửa đốt cháy thuốc phóng. Thuốc phóng cháy tạo ra sản phẩm cháy có nhiệt độ cao, áp suất tăng nhanh trong buồng đốt. Quá trình chuyển động của piston xảy ra khi áp suất đạt đến giá trị P0 nào đó đủ để thắng lực cản liên kết giữa piston và xilanh, áp suất P0 được gọi là áp suất tống đạn hay áp suất ban đầu. 2 1 3 4 5 Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 175 Đặc điểm của thời kỳ sơ bộ là tính chất phức tạp của quá trình phá vỡ liên kết giữa piston và xilanh. Quá trình này xảy ra rất nhanh gần như tức thời và phụ thuộc vào cấu tạo của buồng đốt, cách liên kết của piston với xilanh cũng như quy luật thay đổi của áp suất khí thuốc trong buồng đốt. Do hành trình chuyển động của piston trong lòng xilanh tương đối nhỏ nên đây là đặc điểm khác biệt của đạn piston-xilanh so với các loại đạn súng hệ nhiệt động kín. Ta có thể giả thiết thời kỳ sơ bộ xảy ra tức thời, do đó trong thời kỳ này thuốc phóng cháy trong thể tích không đổi, áp suất tăng lên đạt giá trị P0(áp suất tống đạn) và piston chưa chuyển động. Thời kỳ thứ nhất: được tính từ khi piston bắt đầu được giải phóng đến khi thuốc phóng cháy hết. Thời kỳ này quá trình cháy của thuốc phóng xảy ra trong thể tích buồng đốt của piston tăng lên và nhanh chóng đạt giá trị áp suất cực đại Pmax, lúc này piston được giải phóng hoàn toàn khỏi liên kết giữa xilanh với piston. Sau khi qua điểm cực đại Pmax, tốc độ chuyển động của piston tăng nhanh, động năng của piston truyền cho đầu đạn đạt giá trị lớn nhất, hành trình chuyển động của piston càng dài thì vận tốc của đầu đạn càng lớn. Thời kỳ thứ hai: được tính từ khi thuốc phóng cháy hết cho tới khi vai piston tì vào bậc giữ của xilanh. Sau khi thuốc phóng cháy hết, quá trình tạo khí chấm dứt, nhưng khí thuốc vẫn còn dự trữ năng lượng lớn, tiếp tục giãn nở sinh công làm tăng tốc độ chuyển động của piston. Piston mang đầu đạn vẫn tiếp tục chuyển động trên đoạn đường còn lại trước khi piston dừng lại do chạm vào bậc giữ của xilanh, quá trình này xảy ra rất nhanh. Đặc điểm này cho phép ta có thể bỏ qua tổn thất nhiệt do truyền nhiệt và coi thời kỳ này là thời kỳ giãn nở đoạn nhiệt của khí thuốc. Sau khi vai piston tì sát vào bậc giữ của xilanh, lúc này tác dụng của khí thuốc đối với đầu đạn không còn nữa, đầu đạn mất liên kết với piston và tiếp tục chuyển động về phía trước nhờ lực quán tính. 3. THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, THỬ NGHIỆM ĐẠN GIẢM THANH Trên cơ sở phân tích các kết quả tính toán,việc thiết kế đạn giảm thanh phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đạn giảm thanh phải đảm bảo giảm thanh ngay trong lòng viên đạn, súng chỉ có tác dụng phát hỏa và định hướng chuyển động cho đầu đạn chứ không tham gia phát bắn như các loại vũ khí nhiệt động kín thông thường khác, với mục đích âm thanh phát ra khi bắn càng nhỏ càng tốt. - Đạn giảm thanh phải có vận tốc đầu đạn dưới âm, nhưng vẫn đảm bảo uy lực, khả năng sát thương mục tiêu trong cự ly cho phép; Phải đảm bảo rút được vỏ đạn ngay sau khi bắn; Vỏ đạn (xilanh) đủ bền để đảm bảo an toàn khi bắn và khi được rút ra khỏi súng không gây nguy hiểm cho người sử dụng. - Đầu đạn có thiết kế hợp lý, đảm bảo hình dáng khí động, chuyển động ổn định trên quỹ đạo bay; Thiết kế nhỏ, gọn phù hợp với vũ khí, dễ che dấu khi tiếp cận đối phương; Ứng dụng được cho loại súng chứa được nhiều viên đạn trong một lần nạp, đảm bảo yếu tố chủ động cho người sử dụng. Với yêu cầu cụ thể nêu trên, từ đặc điểm hoạt động của đạn giảm thanh trong quá trình bắn từ khi phát hỏa, thuốc phóng cháy, piston và đầu đạn chuyển động đều xảy ra trong lòng viên đạn, áp suất dư thừa của phát bắn được tích trữ trong lòng xilanh nên không sử dụng được cho các loại súng sử dụng nguyên lý trích khí Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực V. T. Sơn, “Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh.” 176 thuốc để tạo ra phát bắn tiếp theo. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn súng côn quay để đảm bảo sẵn sàng thực hiện phát bắn tiếp theo. Trên cơ sở phân tích lựa chọn ở trên, tác giả quyết định chọn súng côn quay bắn đạn cao su của Hàn Quốc, ghép thêm nòng cỡ 5,56mm để làm cơ sở thiết kế chế tạo đạn giảm thanh. 3.1. Xây dựng mô hình, kết cấu Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình thiết kế đạn giảm thanh với mô hình và kết cấu như sau: Hình 2. Mô hình và kết cấu đạn giảm thanh. 1. Xilanh; 2. Đầu đạn; 3. Piston; 4. Thuốc phóng; 5. Bộ phát hỏa. Căn cứ vào yêu cầu của đạn giảm thanh phải nhỏ gọn và có trọng lượng nhỏ, kết hợp với kích thước biên dạng ngoài của đạn, chiều dài của rulô, tác giả đưa ra một số thông số cho các kết cấu của viên đạn: Đường kính ngoài của vỏ đạn (xilanh): 12,4 mm; Chiều dài của viên đạn: 54,3 mm; Độ dày của thành xilanh là 2,2mm; Đường kính đầu đạn là 5,56 mm. Vỏ đạn (xilanh): được chế tạo từ thép 40X có độ dày và điều kiện ứng suất bền để chịu áp suất theo tính toán khi bắn; Đầu đạn: Bằng đồng; Bộ phận phát hỏa được thiết kế bao gồm: Bệ lắp hạt lửa, chốt trung gian (có tác dụng bịt kín) và hạt lửa. Bộ phận phát hỏa được tiến hành lắp ghép thành một cụm độc lập trước khi lắp vào đạn; Piston được làm bằng đồng đỏ với kết cấu có tai gờ đươc chặn vào đáy xilanh, bên trong lòng piston là buồng chứa thuốc phóng, tạo áp suất Po khi bắn, đẩy đầu đạn chuyển động và chạm với gờ chặn của xilanh, đóng kín khí thuốc, tạo hiệu ứng giảm thanh cho đạn. Thuốc phóng: sử dụng loại thuốc phóng chuyên dùng cho đạn súng, đây là loại thuốc phóng CK59 do nhà máy 195 sản xuất. Căn cứ vào kết quả tính toán bền vỏ đạn, tác giả lựa chọn sơ tốc của đầu đạn từ 160 đến 180 m/s. Với kết quả bài toán tính khối lượng của thuốc phóng là 90mg (0,09g); Hạt lửa sử dụng là hạt lửa dùng cho đạn 5,56 x 45mm kiểu M193, do nhà máy Z121 sản xuất. Có kích thước 4,47x3mm (Фxh), khối lượng thuốc va đập 0,022 gam. Kết cấu đạn giảm thanh được nghiên cứu nêu trên là một sản phẩm thiết kế mới, không dựa trên bất kỳ một mẫu có sẵn nào, kết cấu trình bày ở trên là tính toán phù hợp với nghiên cứu lý thuyết, có khả năng ứng dụng cao, dễ thiết kế chế tạo, lắp ráp, sử dụng tối đa thể tích trong lòng xilanh, tăng được hành trình chuyển động của piston, từ đó tăng khả năng chuyển động ban đầu cho đầu đạn. Nguyên lý làm việc của đạn giảm thanh thực nghiệm: Khi bắn dưới tác dụng của búa đập, thông qua chốt trung gian làm hạt lửa phát hỏa đốt cháy liều thuốc 1 2 3 4 5 Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 177 phóng. Liều thuốc phóng cháy tạo áp suất nhanh và gần như tức thời (do tác dụng cháy nhanh của thuốc phóng) tạo áp suất Po, dưới tác dụng của áp suất Po = 120 - 135 MPa, gờ của piston bị cắt đứt, piston được giải phóng chuyển động về trước mang theo đầu đạn, do lòng piston làm buồng chứa thuốc phóng nên piston luôn có xu hướng tì sát vào thành xilanh làm tăng tác dụng bịt kín khí thuốc trong hành trình chuyển động của piston. Khi piston chạm vào gờ chặn của xilanh thì dừng lại và bịt kín khí thuốc, đầu đạn dưới tác dụng của động năng truyền qua piston tiếp tục chuyển động bay đến mục tiêu nhờ lực quán tính. Đầu đạn chuyển động trên quỹ đạo được ổn định bằng quay quanh trục nhờ rãnh xoắn lòng nòng. 3.2. Kết quả thực nghiệm Xuất phát từ mô hình đã thiết kế ở trên, công nghệ chế tạo đạn giảm thanh chỉ sử dụng công nghệ cắt gọt thông thường, không sử dụng máy gia công chuyên dụng. Công nghệ này không đòi hỏi phải đầu tư máy móc gia công lớn, phù hợp với điều kiện trang bị phục vụ nghiên cứu, sản xuất. Đạn giảm thanh sau khi được chế tạo theo thiết kế.Tiến hành bắn trên súng côn quay với mục đích kiểm tra các chỉ tiêu: Đo sơ tốc đầu đạn; tiếng nổ đầu nòng (âm thanh phát ra khi bắn); xác định uy lực của phát bắn; khả năng bền của xilanh và của hệ. 3.2.1. Đo sơ tốc Để đo sơ tốc đầu đạn, và áp suất trong lòng xilanh sau khi bắn, tác giả sử dụng thiết bị đo sơ tốc, áp suất của hãng Prototypa - Cộng hòa Séc. Thiết bị bao gồm: Thiết bị đo vận tốc hệ bia quang model: MSI 858; Hệ thống đo thuật phóng model: BA04SE; Đo áp suất bằng Piezzo (Kissler). Kết quả bắn được kiểm tra đối chứng với thiết bị đo sơ tốc, áp suất của Trung tâm Đo lường thử nghiệm vũ khí/Viện Vũ khí/TCCNQP, kết quả như sau: Bảng 1. Kết quả bắn đo sơ tốc. TT Thời gian (s) Sơ tốc V2m (m/s) 1 0.0121065 165,2 2 0.0119189 167,8 3 0.0121506 164,6 4 0.0125234 159,7 5 0.0120482 166,0 6 0.0126103 158,6 7 0.0120192 166,4 Min 159,7 Max 167,8 TB 164,66 Kết quả trên cho thấy Vo của đạn nằm trong khoảng 160 ÷ 180 m/s đạt yêu cầu đề ra phù hợp với kết quả tính toán thuật phóng trong của mô hình lý thuyết. 3.2.2. Xác định uy lực phát bắn Để đánh giá sơ bộ tác dụng sát thương, trong môt số công trình nghiên cứu Hình 3. Tác giả thao tác bắn đo sơ tốc. Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực V. T. Sơn, “Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh.” 178 người ta đã dùng đặc trưng tác dụng sát thương ΔE, đó là tổn thất động năng hay thực ra là một phần công (năng lượng) mà đầu đạn tiêu tốn khi va đập vào phần mềm. Đặc trưng này có mối quan hệ giải tích với các thông số đầu đạn, vận tốc va chạm của nó với mục tiêu, các đặc tính cơ học của phần mềm và nó là đặc trưng có tính toán đầy đủ nhất ảnh hưởng của các yếu tố này tới hiệu quả tiêu diệt. Từ yêu cầu phải làm mất khả năng chiến đấu của đối tượng nên theo [1], [4] năng lượng của đạn truyền cho mục tiêu E phải vào khoảng 30J. Năng lượng này được coi là đặc trưng nhỏ nhất cần thiết đối với tác dụng sát thương của đầu đạn vào mục tiêu sinh lực không có các phương tiện bảo vệ (mũ, áo giáp, ...). Năng lượng này được tính theo công thức [4]:             d 2 m2 Sabd 2 c d e1bv1 b2 m E   (1) Trong đó: E - năng lượng của đạn truyền cho mục tiêu; md- khối lượng đầuđạn; vc - vận tốc của đầu đạn khi chạm mục tiêu; d- cỡ đạn;  - hệ số hình dạng của đầu đạn, ( =1,91 - 0.35 h/d với h - chiều cao phần đầu đạn); a - hệ số đặc trưng cho độ bền của mục tiêu; b - hệ số đặc trưng cho độ nhớt của mục tiêu; S - bề dày tương đương của vật cản (đối với cơ thể người [4]:a=4,33.105 N/m2; b=1,8.10-5 s2/m2; S=0,17 m). Từ công thức (1) trên ta tính được vận tốc cần thiết của đạn khi chạm mục tiêu:             dm Sabd d c em Eb v 2 2 1 2  (2) Thay số vào ta tính được: vc = 129,3 m/s. Với một loại vũ khí gây sát thương thì việc xác định uy lực của phát bắn để định ra tầm bắn hiệu quả là cần thiết. Để kiểm chứng cho khả năng sát thương đạn giảm thanh, hiện nay chưa có một tài liệu nào đề xuất chỉ tiêu và phương pháp thực nghiệm loại vũ khí này. Vì vậy, tác giả tự xác định 1 phương pháp đánh giá mang tính tương đối cho sản phẩm thiết kế. Căn cứ vào mục đích, đặc tính của sản phẩm nghiên cứu, thiết kế là loại vũ khí ám sát, tiêu diệt mục tiêu tầm gần với cự ly bắn từ 20 đến 30mét. Ở cự ly này để xác định uy lực ta chọn vật liệu cho đích ngắm là ván ép dày 10mm và thép tấm dày 1mm. Cơ sở để chọn 2 loại vật liệu này là do có độ cứng cao hơn nhiều so với da thịt người, kể cả khi có quần áo. Kết quả kiểm tra uy lực: Bảng 2. Kết quả kiểm tra uy lực đầu đạn ở các cự ly và bia đích khác nhau. TT Cự ly (m) Số viên Kết quả TT Cự ly (m) Số viên Kết quả Bia ván ép dày 10 mm Bia thép dày 1 mm 1 30 3 3 viên xuyên thủng 1 15 3 3 viên xuyên thủng 2 40 3 3 viên xuyên thủng 2 20 3 3 viên không xuyên 3 50 3 3 viên xuyên thủng 4 60 3 3 viên không xuyên Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 179 Theo [1] công thức tính động năng va đập vào mục tiêu ta xác định được Ei tại các cự ly khác nhau. Động năng gây sát thương của một vật bay phải đảm bảo E>30 J mới có khả năng gây sát thương cho cơ thể người. Với m = 0,0047 kg, vận tốc đầu đạn đo được bằng thực nghiệm ở cự ly 30m là Vc30= 144,9m/s,động năng va đập của đầu đạn đạt E=49,3 J, lớn hơn nhiều so với chỉ tiêu. Theo tính toán Vc = 129,3 m/s tương đương với Vc đo được ở cự ly 50m (E= 40,2 J), chính vì vậy, kết quả bắn thực nghiệm đầu đạn vẫn xuyên thủng bia ván ép 10mm ở cự ly 50m, nên việc xác định tầm bắn hiệu quả của đạn là 20 đến 30 m là hoàn toàn phù hợp với tính toán lý thuyết. Hình 4. Bia ván ép dày 10mm. Hình 5. Tác giả bắn bia thép cự ly 20m. 3.2.3. Xác định áp suất lớn nhất trong lòng xilanh khi bắn Mô hình đo áp suất: Được thiết kế trên cơ sở cụm đo áp suất của đạn súng được trang bị cho thiết bị đo áp suất STZA12. Cụm đo áp suất được lắp cố định trên giá và được phát hỏa bằng cơ cấu phát hỏa điện từ. Các chi tiết của đạn được lắp vào trong cụm đo áp suất. Đầu đo áp suất Kissler (piezzo) được lắp vào cụm kiểm tra và kết nối với thiết bị đo và máy tính. Hình 6. Bộ đo áp suất đạn giảm thanh. Hình 7. Biểu diễn đường cong áp suất do thiết bị ghi lại. Cơ kỹ thuật & Kỹ thuật cơ khí động lực V. T. Sơn, “Thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh.” 180 Áp suất trung bình: 1305,6 Bar (130,5 Mpa), khảo sát theo đồ thị đường cong áp suất thu được, xác định thời gian đạt Pmax= 2x10 -4s. Đường cong áp suất phản ánh đúng quá trình hoạt động của đạn giảm thanh(130-140 Mpa). 3.2.4. Kiểm tra tiếng nổ đầu nòng của phát bắn Đặc điểm của đạn giảm thanh là triệt tiêu gần hết tiếng nổ đầu nòng của phát bắn, do nguyên lý làm việc của đạn giảm thanh không có trao đổi áp suất với môi trường bên ngoài nên không có tiếng nổ do chênh lệch áp suất như các phát bắn thông thường khác. Tác giả đã thực hiện bắn trong hầm bắn của Trung tâm Đo lường và thử nghiệm vũ khí/Viện Vũ khí. Với thiết bị đo đa kênh âm thanh 3560C và cảm biến âm thanh 4189 có độ chính xác ± 1,4 dB. Đo theo nguyên lý đo tích lũy theo khoảng thời gian để xác định trị số trung bình, max, min năng lượng âm thanh hay còn gọi là mức âm tương đương. Cảm biến âm thanh để cách súng là 1 m. Môi trường hầm bắn có nền âm thanh đo được là 79 dB, khi phát hỏa súng không có đạn, âm thanh va đập cơ khí của súng đo được là 83 dB. Khi bắn có đạn giảm thanh kết quả trung bình âm thanh đo được là 87 dB (min 86 dB, max 90 dB). Như vậy, với ngưỡng âm thanh trên nếu sử dụng trong môi trường có mức âm thanh cao hơn từ 92dB (đường phố, đám đông, biểu tình, bạo loạn) thì âm thanh của đạn giảm thanh đạt dưới ngưỡng âm thanh nền. 4. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết đã đưa ra mô hình kết cấu đạn giảm thanh hợp lý, tận dụng tối đa các điều kiện như thể tích, hành trình chuyển động của piston...Chế tạo đạn giảm thanh và tổ chức cuộc bắn, đo đạc được các tham số chính để đánh giá các tính năng của đạn giảm thanh. Trên cơ sở thiết kế, chế tạo đạn giảm thanh và kết quả thử nghiệm được thực hiện với các trang thiết bị đo đạc thuật phóng, đo âm thanh hiện đại, có độ chính xác cao. Các kết quả thử nghiệm đã phản ánh tính đúng đắn và chính xác quá trình nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho việc thiết kế chế tạo đạn giảm thanh theo nguyên lý piston-xilanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. G.A. Danhilin, V.P. Ogorodnhicov, A.B.Davolocin, Người dịch: Nguyễn Văn Thủy, Trần Văn Định, Trần Đình Thành, "Cơ sở thiết kế đạn súng bộ binh", Học viện KTQS, 2007. [2]. Trần Đăng Điện, Nguyễn Quang Lượng, "Thuật phóng trong của súng pháo", Học viện KTQS, 2006. [3]. Nguyễn Thái Dũng, Nguyễn Lạc Hồng, Bùi Trọng Tuấn, "Giáo trình đo lường và thử nghiệm vũ khí", Học viện KTQS, 2007. [4]. В.М.Кирилло, В.М.Сабельников, “Патроны Стрелкого Оружия”, 1980. Nghiên cứu khoa học công nghệ Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 45, 10 - 2016 181 ABSTRACT DESIGN, MANUFACTURE, TESTING SILENCER AMMUNITION PISTON-CYLINDER PRINCIPLE This paper presents the results of the design, manufacture, testing silencer ammunition by the piston-cylinder principle. Based on the previous theory, we proposed an optimal structure model which satisfy the technical requirements for the stability of the silencer and ammunition. The experimental results were analyzed and confirmed this model. It is also capable of application and the basis for calculating the bullet silencer design, catering to the requirements tactical purposes, special tasks. Keyword: Piston, Cylinder, Bullet silencer. Nhận bài ngày 15 tháng 9 năm 2016 Hoàn thiện ngày 19 tháng 10 năm 2016 Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 10 năm 2016 Địa chỉ: Phòng Đạn dược - Cục Quân khí - Tổng cục Kỹ thuật. * Email: thiensont263@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_son_7357_2150934.pdf