Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học ở Việt Nam - Vũ Thị Lan Anh

Tài liệu Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học ở Việt Nam - Vũ Thị Lan Anh: 3 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0177 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 3-13 This paper is available online at THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM Vũ Thị Lan Anh và Dương Giáng Thiên Hương Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản về mục đích, nội dung và các con đường giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (PCTT và ƯP với BĐKH) cho học sinh trong trường tiểu học, bài báo muốn nhấn mạnh đến quy trình thiết kế chủ đề giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH cho học sinh phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội của địa phương và đặc điểm chương trình môn học, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học. Các chủ đề minh họa được đề cập trong bài báo có thể là những gợi ý về phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH cho học sinh để giáo viên ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường Tiểu học ở Việt Nam - Vũ Thị Lan Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0177 Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 12, pp. 3-13 This paper is available online at THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM Vũ Thị Lan Anh và Dương Giáng Thiên Hương Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ bản về mục đích, nội dung và các con đường giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (PCTT và ƯP với BĐKH) cho học sinh trong trường tiểu học, bài báo muốn nhấn mạnh đến quy trình thiết kế chủ đề giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH cho học sinh phù hợp với môi trường tự nhiên và xã hội của địa phương và đặc điểm chương trình môn học, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học. Các chủ đề minh họa được đề cập trong bài báo có thể là những gợi ý về phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH cho học sinh để giáo viên tiểu học có thể tham khảo, góp phần phát triển năng lực PCTT và ƯP với BĐKH cho học sinh tiểu học và cộng đồng. Từ khóa: Phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiết kế chủ đề học tập, học sinh tiểu học. 1. Mở đầu Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH trên thế giới. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc PCTT và ƯP với BĐKH, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo nhằm nâng cao hiêu quả của hoạt động này trên toàn lãnh thổ. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Khung kiến thức, kĩ năng và thái độ về giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH trong các trường mầm non và phổ thông [1]. Rất nhiều các văn bản và tài liệu về hoạt động PCTT và ƯP với BĐKH trong trường học đã được ban hành và công bố [2-4]. Tuy nhiên, để hoạt động PCTT và ƯP với BĐKH thực sự trở nên gần gũi, quen thuộc, đi vào thực tế các nhà trường một cách có hiệu quả thì việc thiết kế các chủ đề giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH phù hợp với điều kiện giáo dục thực tiễn cũng như thiết kế các chủ đề minh họa cụ thể, mang tính linh hoạt cao sẽ là những gợi ý về phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH cho học sinh để giáo viên tiểu học có thể tham khảo. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những vấn đề chung về phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đối khí hậu và giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đối khí hậu trong trường tiểu học 2.1.1. Những vấn đề chung về PCTT và ƯP với BĐKH Biến đổi khí hậu chỉ những thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là một vài thập kỉ hoặc dài hơn, do các yếu tố tự Ngày nhận bài: 19/8/2018. Ngày sửa bài: 19/11/2018. Ngày nhận đăng: 12/12/2018. Tác giả liên hệ: Vũ Thị Lan Anh. Địa chỉ e-mail: lananh.gdth@gmail.com Vũ Thị Lan Anh và Dương Giáng Thiên Hương 4 nhiên và/ hoặc do các hoạt động của con người trong việc sử dụng đất và làm thay đổi thành phần của khí quyển. Biến đổi khí hậu là một sự thay đổi của thời tiết thông thường xảy ra ở một nơi nào đó. Nó có thể là biến đổi về lượng mưa trong một năm, hoặc có thể là biến đổi nhiệt độ trong một tháng hoặc trong một mùa. Biến đổi khí hậu cũng là một sự biến đổi trong khí hậu trái đất. Nó có thể là sự biến đổi của nhiệt độ thông thường của trái đấthoặc nó có thể là sự biến đổi mưa và tuyết thường rơi trên Trái đất. Những biểu hiện chính của BĐKH toàn cầu là: nhiệt độ không khí tăng; mực nước biển dâng; các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện bất thường, trái quy luật, có cường độ và quy mô lớn. Nguyên nhân của BĐKH: Có hai nhóm nguyên nhân gây ra BĐKH, đó là nguyên nhân do các quá trình tự nhiên và do các hoạt động của con người. Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm giảm nhẹ các tác nhân gây ra BĐKH và thích ứng với BĐKH. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội (KT-XH), bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Phòng, chống thiên tai (PCTT) là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai [4, 5]. 2.1.2. Giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH trong trường tiểu học Trong nhà trường tiểu học, giáo dục phòng chống rủi ro thiên taivà ứng phó với biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học nhằm đạt được mục tiêu sau đây [1]: - Học sinh lĩnh hội được các kiến thức cơ bản về các dạng thiên tai và ảnh hưởng của BĐKH thường xảy ra ở nơi mình sinh sống và học tập như: dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân cơ bản, các thiệt hại do BĐKH và TT gây ra và hiểu một số việc cụ thể nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và nhà trường. - Học sinh hình thành và rèn luyện được những kĩ năng cơ bản, cần thiết, phù hợp với lứa tuổi trong việc PCTT và ƯP với BĐKH như phân biệt các dạng rủi ro thiên tai và mức độ nguy hiểm của chúng tại địa phương; làm được một số việc cụ thể, đơn giản nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; bước đầu có khả năng hợp tác với các bạn và người khác trong PCTT và ƯP với BĐKH; bước đầu biết chia sẻ và thông cảm với những người bị ảnh hưởng bởi BĐKH và TT. - Học sinh có ý thức chấp hành các quy định và trình tự để đảm bảo an toàn khi thiên tai xảy ra; lắng nghe người lớn trong việc PCTT và ƯP với BĐKH; đoàn kết, thông cảm, chia sẻ và quan tâm tới bạn bè, gia đình và những người bị thiên tai đe dọa và ảnh hưởng; tiết kiệm, giảm thiểu và tái sử dụng nguyên liệu góp phần bảo vệ môi trường và giảm tác động của biến đổi khí hậu; cảm nhận được vẻ đẹp và tính dễ bị tổn thương của thiên nhiên, có ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Để có thể đạt được các mục tiêu kể trên, nhà trường có thể triển khai giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hai con đường chủ yếu sau: - Tích hợp nội dung giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH vào các môn học ở tiểu học: Có khá nhiều môn có thể tích hợp nội dung như Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Đây là những môn học có những kiến thức chứa đựng hoặc có liên quan đến nội dung giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học 5 - Tổ chức GDPCTT và ƯP với BĐKH thông qua các HĐ trải nghiệm theo chương trình nhà trường: Ở trường tiểu học, hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học, có tính mềm dẻo, linh hoạt, phát huy sự chủ động và sáng tạo của GV và HS, vì thế nó là một trong những con đường thuận lợi để GD PCTT và ƯP với BĐKH. Việc GD PCTT và ƯP với BĐKH ở trường tiểu học có thể được tiến hành theo hướng tích hợp trong các HĐ trải nghiệm với nhiều mức độ khác nhau; mặt khác có thể tiến hành theo các hình thức hoạt động theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ 2.2. Thiết kế chủ đề giáo dục phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đối khí hậu Tham khảo các tài liệu về giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH của Nhật Bản [6, 7], đồng thời căn cứ vào mục tiêu và nội dung giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH ở trường tiểu học; đặc điểm chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học; đặc điểm khí hậu, môi trường và các loại thiên tai thường gặp của địa phương, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế chủ đề giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH gồm các bước cụ thể như sau: Bước 1: Xây dựng cây chủ đề và đặt tên cho chủ đề Cây chủ đề: PCTT và ƯP với BĐKH được lựa chọn xuất phát từ hiện tượng thiên tai nổi bật thường xuất hiện ở địa phương nơi nhà trường đóng, học sinh có thể đã từng gặp hoặc có những hiểu biết nhất định về các hiện tượng này. Ví dụ: hạn hán, mưa đá, giông sét, ở Tây Nguyên; lũ quét, sạt lở đất, ở Tây Bắc Mỗi cây chủ đề sẽ bao gồm nhiều chủ đề, tùy thuộc vào nội dung kiến thức, kĩ năng cần đạt của các chủ đề; năng lực, phẩm chất cần đạt ở từng lớp/ lứa tuổi học sinh và điều kiện thực tiễn nhà trường. Đặt tên cho chủ đề: Mỗi chủ đề sẽ được đặt tên riêng. Tên của chủ đề phải ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện được mục tiêu, nội dung mà chủ đề muốn hướng tới và hơn thế còn phải tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn, trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Ví dụ: Cây chủ đề “MƯA ĐÁ”có thể bao gồm các chủ đề: 1. Thế nào là mưa đá? 2. Hiện tượng mưa đá ở tỉnh Lâm Đồng. 3. Điều gì khiến mưa đá thường xuyên xuất hiện ở tỉnh Lâm Đồng? 4. Hậu quả của mưa đá. 5. Làm thế nào để hạn chế tác hại của mưa đá đối với đời sống con người? Bước 2: Xác định mục tiêu của từng chủ đề Mục tiêu của chủ đề cần được xác định dựa vào yêu cầu cần đạt trong chương trình Khung về PCTT và ƯP với BĐKH cấp tiểu học tùy thuộc vào từng chủ đề, từng đối tượng học sinh, từng hoàn cảnh địa phương, trường, lớp. Chú ý khi viết mục tiêu cần diễn đạt hướng tới các năng lực, phẩm chất học sinh cần đạt. Bước 3: Xác định các hoạt động trong chủ đề Để triển khai từng chủ đề, người giáo viên cần chủ động thiết kế các hoạt động giáo dục đa dạng, hình thức phong phú và phù hợp với đối tượng học sinh. Các hoạt động giáo dục có thể được chia làm nhiều loại dựa trên tiến trình triển khai chủ đề hoặc tính chất của chủ đề (cung cấp thông tin hay thực hành hoạt động): - Hoạt động xuất phát: nhằm thu hút học sinh tham gia vào tìm hiểu thông tin về các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu trong chủ đề. - Hoạt động tìm hiểu/ nghiên cứu: Là hoạt động học của học sinh như đọc tài liệu, trả lời các câu hỏi liên quan đến việc tìm hiểu các hiện tượng thiên tai và biến đổi khí hậu trong miền kinh nghiệm của cá nhân. Vũ Thị Lan Anh và Dương Giáng Thiên Hương 6 - Hoạt động trao đổi, thảo luận, thực hành: Là hoạt động học của học sinh liên quan đến việc tìm hiểu kiến thức, hình thành kĩ năng bằng cách trao đổi, thảo luận, thực hành với bạn bè và những người xung quanh. - Hoạt động tổng hợp, khái quát: Là hoạt động học sinh khái quát lại những kiến thức thu được ở chủ đề, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Các hoạt động phải được thiết kế theo định hướng khuyến khích tất cả học sinh đều được tham gia. Có thể được tổ chức theo hình thức cá nhân, nhóm hoặc cả lớp. Thứ tự hoạt động có thể được linh hoạt thay đổi tùy vào ý đồ sư phạm của giáo viên. Bước 4: Lập kế hoạch thực hiện - Phân tách các hoạt động cụ thể theo tiết (nêu rõ đối tượng, thời gian, địa điểm). - Xác định phương pháp, hình thức thực hiện của các hoạt động. Bước 5: Thiết kế chi tiết hoạt động trong chủ đề Căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện, từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Trong bước này, cả giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị hoạt động: Về phía giáo viên: Nắm vững các nội dung và hình thức hoạt động đã được xác định; dự kiến tiến trình hoạt động; dự kiến những phương tiện, điều kiện cần thiết để hoạt động có thể được thực hiện một cách có hiệu quả như: các tài liệu; các phương tiện âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, phục trang, tranh ảnh, băng đĩa, máy tính, máy chiếu, phòng ốc, bàn ghế và các phương tiện phục vụ khác,...; dự kiến phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm hay cá nhân và thời gian hoàn thành công tác chuẩn bị, địa điểm tổ chức, những lực lượng mời tham gia hoạt động; dự kiến những hoạt động của giáo viên và học sinh với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động. Về phía học sinh, khi được giao nhiệm vụ, tập thể lớp, cơ quan tự quản lớp hay các tổ, nhóm cần bàn bạc một cách dân chủ và chủ động phân công những công việc cụ thể cho từng cá nhân, tổ và nhóm; trao đổi, bàn bạc để xây dựng kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị. Bước 6. Thiết kế hoạt động đánh giá chủ đề Đối chiếu với mục tiêu cần đạt được, giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá, hình thức đánh giá phù hợp. Các phương pháp đánh giá có thể sử dụng là đánh giá qua sản phẩm, đánh giá bằng trình bày, đánh giá qua dự án Khuyến khích học sinh tham gia tự đánh giá và các lực lượng xã hội tham gia quá trình đánh giá. Bước 7: Hoàn thiện bản thiết kế Một bản thiết kế của một cây chủ đề sẽ gồm hai phần chính : 1. Cây chủ đề và các chủ đề (tên, mục tiêu cụ thể của từng chủ đề) 2. Kế hoạch giáo dục của từngchủ đề giáo dục PCTT và ƯP với BĐKH Mỗi bản kế hoạch giáo dục của từng chủ đề bao gồm các phần sau: Tên chủ đề I. Mục tiêu II. Chuẩn bị - Giáo viên: - Học sinh: III. Các hoạt động chủ yếu - Hoạt động 1: Cùng xuất phát - Hoạt động 2: Cùng tìm hiểu - Hoạt động 3: Cùng thảo luận Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học 7 - Hoạt động 4: Cùng về đích IV. Tổng kết, đánh giá - Học sinh tự đánh giá - Đánh giá đồng đẳng - Đánh giá của cha mẹ học sinh và cộng đồng - Đánh giá của giáo viên 3. Minh họa một số chủ đề Giáo dục PCTT, BĐKH thuộc cây chủ đề LŨ LỤT Chủ đề 1: Lũ quét trên miền núi (Lớp 2) I. Mục đích: Sau chủ đề học sinh có thể: - Nhận biết được hiện tượng lũ quét ở miền núi thông qua hình ảnh; - Bước đầu biết được nguyên nhân / cơ chế gây ra lũ quét ở miền núi; - Biết được: Cây xanh có thể làm giảm sự tàn phá của lũ quét trên miền núi; - Có ý thức đề phòng khi lũ quét xảy ra; không chặt phá cây, trồng rừng và bảo vệ rừng để phòng tránh lũ quét. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - 2 hộp nhựa; 6 mô hình nhà bằng nhựa; 15 mô hình cây xanh bằng nhựa; Nước; Bùn nhão; - Một số bức ảnh về lũ quét ở địa phương. 2. Học sinh - Sưu tầm hình ảnh về lũ quét ở nước ta, ở địa phương. III. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động 1: Thí nghiệm mô hình về lũ quét GV tiến hành thí nghiệm để HS quan sát: - Đắp đất bùn tạo thành núi dốc ở hai hộp nhựa. - Đặt các mô hình nhà vào các vị trí đất ở cả hai hộp. - Đặt các vị trí cây xanh trên mô hình đất ở 1 hộp, hộp còn lại không có cây xanh. - Xối nước từ trên cao xuống ở cả 2 hộp và quan sát hiện tượng. HS quan sát hiện tượng xảy ra. HS mô tả hiện tượng xảy ra ở cả hai hộp nhựa: nước chảy cuốn theo nhà cửa... Giáo viên giới thiệu: Thí nghiệm vừa rồi đã mô phỏng 1 hiện tượng thiên tai, đó chính là lũ quét. Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh Học sinh quan sát một số bức ảnh đã được chuẩn bị dưới đây. Hoạt động 3: Đố em GV dẫn dắt để HS phân tích thí nghiệm vừa làm, từ đó rút ra các nội dung kiến thức về lũ quét ở miền núi. 1. Liên hệ thí nghiệm vừa làm, nhận xét sự khác nhau giữa hai mô hình khi nước lũ xuất hiện. 2. Theo em, vì sao nước lũ ở mô hình có cây xanh lại chảy chậm hơn? GV tổ chức sử dụng mô hình để giới thiệu về cơ chế gây lũ quét: HS có thể giới thiệu cho bạn ngồi cạnh về cơ chế gây lũ quét theo ý hiểu của mình. Hoạt động 4: Thông tin cho em Cùng đọc thông tin trong khung Vũ Thị Lan Anh và Dương Giáng Thiên Hương 8 Lũ quét là một loại lũ có mực nước lên rất nhanh tạo ra một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp. Lũ quét thường xảy ra ở miền núi phía Bắc. Lũ quét có sức tàn phá khủng khiếp, nó có thể quét cả nhà cửa, con người, rửa trôi đất,... để lại hậu quả nặng nề. Nếu có cây xanh, dòng nước lũ sẽ bị cản lại, chảy chậm hơn nên giảm sức tàn phá của lũ quét. Hình 1. Hình ảnh thành phố Hà Giang chìm trong biển lũ (Nguồn:https://www.24h.com.vn › Tin tức trong ngày) Hình 2. Lũ lớn khiến một cây cầu ở xã Phúc Than, huyện Than Uyên bị sập và lúa, hoa màu của người dân chìm trong biển nước (Nguồn:https://www.24h.com.vn › Tin tức trong ngày) Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học 9 Hình 3. Nước suối dâng cao. (Nguồn: https://vov.vn/.../lu-lich-su-ha-giang) Hình 4. Đồng ruộng ngập nước (Nguồn:https://vov.vn/.../lu-lich-su-ha-giang) HS trả lời các câu hỏi: 1. Hình ảnh em vừa quan sát cho em biết thông tin gì? 2. Vì sao xảy ra lũ quét ở miền núi? 3. Lũ quét gây ra hậu quả gì? HS tự rút ra kết luận về vai trò của cây xanh với phòng chống lũ quét. Ghi nhớ: Vũ Thị Lan Anh và Dương Giáng Thiên Hương 10 Cây xanh có thể làm giảm sự tàn phá của lũ quét trên miền núi HS rút ra ghi nhớ IV. Tổng kết đánh giá Giáo viên tổ chức cho học sinh đánh giá hoạt động của cá nhân, hoạt động của các bạn trong nhóm (đánh giá mức độ tham gia của học sinh trong từng hoạt động, sản phẩm thảo luận của học sinh). Sau đó, giáo viên nhận xét, đánh giá tổng kết. V. Mở rộng: Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia vào các hoạt động của chủ đề: - Lũ quét nguy hiểm như thế nào? - Làm thế nào để hạn chế lũ quét? - Kể những câu chuyện liên quan đến hiện tượng lũ quét ở địa phương em. Chủ đề 2: Bí kíp an toàn ứng phó lũ lụt (Lớp 5) I. Mục tiêu: Sau chủ đề học sinh có thể: - Nhận biết được những việc cần làm trước, trong và sau trận lũ lụt; - Biết cách ứng phó trước, trong và sau trận lũ lụt; - Không bi quan trước sự tàn phá của lũ lụt mà tin tưởng vào ngày mai sẽ tươi sáng trở lại. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giấy, bút màu, bút vẽ; - 2 cái bình, khăn giấy; - 2 cái xô, quần áo sạch; - Nước sạch có hòa với đất. III. Các hoạt động chủ yếu: Hoạt động 1: Cùng xuất phát: Tìm hiểu "Chúng ta cần làm gì trước, trong và sau trận lũ lụt?” - GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Chúng ta cần làm gì trước khi xảy ra lũ lụt? Vì sao? + Nhóm 2: Chúng ta cần làm gì trong khi xảy ra lũ lụt? Vì sao? + Nhóm 3: Chúng ta cần làm gì sau khi xảy ra lũ lụt? Vì sao? - Trong quá trình thảo luận, GV điều chỉnh và hỗ trợ HS để tìm được các việc cần làm. Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học 11 Trước khi lũ Trong khi lũ Sau khi lũ - GV chia lớp thành nhóm 3 sao cho trong nhóm mới đều có đủ 3 người từ 3 nhóm cũ đã thảo luận. - Trong nhóm 3 HS mới, mỗi HS sẽ trình bày cho bạn mình nghe về nội dung mà mình đã thảo luận ở nhóm cũ. Mỗi nhóm sẽ hoàn thiện bảng “Bí kíp ứng phó với lũ lụt”. - GV kiểm tra, đánh gia HS, chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 2: Khám phá - GV đặt câu hỏi cho HS: Trong trận lũ, nếu không có nước sạch dùng thì chúng ta phải làm thế nào? THÔNG TIN CHO EM Nước lũ mang trong mình nhiều bùn đất, hóa chất và rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh nên con người không thể sử dụng để sinh hoạt. Trong trường hợp lũ lụt xảy ra và không có nước sạch để dùng, chúng ta có thể dùng một số bí kíp sau để lọc nước: 1. Bạn hãy cho nước lũ vào một cái bình và để cao hơn bình đựng nước sạch. Dùng một miếng khăn giấy cuộn lại và để 2 đầu vào 2 bình sao cho chúng chạm đáy. Nước sẽ ngấm vào khăn giấy và chảy sang bên bình kia, để lại cặn bẩn. 2. Tận dụng quần áo sạch cũng là một cách để lọc sạch nước. Lấy vải áo để vào một chiếc rổ hoặc rá, hứng xô nước phía dưới rồi đổ nước qua đó. Đầy xô nước thì giặt vải và tiếp tục lọc lần 2, 3. Cách này có thể lọc được các loại chất bẩn cơ bản có trong nước, sau khi để lắng cặn thì có thể dùng làm nước sinh hoạt được. Nếu có điều kiện cho một ít vôi vào để nước trong hoặc cho clorin vào khuấy đều sau 1 giờ là dùng được. 3. Bạn còn có thể lấy cây và lá mồng tơi giã nhỏ rồi cho vào nước khuấy đều. Nhớt mồng tơi có tác dụng kéo chất bẩn lắng xuống dưới, sử dụng thay cho phèn hoặc nước Javen vì nó làm cho nước trong hơn. Tuy nhiên, 3 bí kíp trên đây chỉ là phương pháp tạm thời để giúp cơ thể bạn không bị thiếu nước vì các cách lọc này chỉ giúp làm sạch nước khỏi các loại đất, cát nhỏ, chứ không tiêu diệt được hết vi khuẩn có trong nước. Tốt hơn hết, sau lũ lụt, bạn cần nhanh chóng tìm cách tiếp cận các nguồn nước sạch để bảo vệ cho sức khỏe của chính mình. Vũ Thị Lan Anh và Dương Giáng Thiên Hương 12 - HS suy nghĩ cá nhân và trình bày suy nghĩ của bản thân trước lớp. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong phiếu học tập - GV tổ chức thực hành cho HS cách lọc nước (cách 1 và cách 2) theo nhóm. - GV đặt câu hỏi: Hàng ngày em đã sử dụng nước sạch thế nào? - HS suy nghĩ cá nhân và trình bày ý kiến trước lớp. - GV dẫn dắt: Nếu xảy ra lũ lụt, chúng ta sẽ không còn nước sạch để dùng, cuộc sống sinh hoạt của mỗi người gặp nhiều khó khăn. Nước sạch rất quý giá và quan trọng nên hàng ngày các con cần sử dụng nước tiết kiệm, không lãng phí. Hoạt động 3: Về đích - GV và HS trao đổi, cùng xây dựng nội dung cần ghi nhớ của bài học. Bí kíp ứng phó với lũ lụt Trước khi lũ Trong khi lũ Sau khi lũ 1. Luôn luôn theo dõi tình hình thời tiết, đặc biệt là mưa lũ trên báo, đài, loa địa phương để biết khi nào lũ lụt sẽ xảy ra. 2. Chuẩn bị “ba lô khẩn cấp” bao gồm có nước uống lương thực khô, bộ sơ cứu y tế, đèn pin, bật lửa, quần áo. 3. Hỏi thầy cô, bố mẹ về kế hoạch phòng chống lũ ở địa phương; tham gia lập kế hoạch. 4. Ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp. 5. Bảo quản giấy tờ quan trọng bằng cách bọc kín để trên cao. 6. Học bơi. 1. Trú ẩn ở nơi an toàn cùng người lớn. Di chuyển lên cao. Sơ tán theo yêu cầu. 2. Ngắt tất cả các nguồn điện. 3. Tuyệt đối không đi ra ngoài. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển hãy mang theo áo phao hoặc các vật tương tự. 4. Dùng bao tải cát, khăn bông để ngăn nước lũ vào nhà. 5. Ngồi theo kiểu ếch con để tránh sét đánh. 1. Làm sạch nước. 2. Không vào bất kì nơi bị ngập nào nếu chưa có thông báo an toàn. 3. Cùng người lớn dọn dẹp vệ sinh. 4. Kiểm tra các nguồn điện trước khi sử dụng. 5. Khi đi ngủ, mắc màn để tránh bị côn trùng đốt. 6. Trồng cây để ngăn chặn lũ lụt. IV. Tổng kết đánh giá: - GV tổ chức cho học sinh đọc lại các bảng bí kíp và tự đánh giá. - Đổi chéo các nhóm để đánh giá lẫn nhau. - GV quan sát, đánh giá tinh thần tham gia hoạt động, năng lực thực hành, kết quả của các hoạt động. V. Mở rộng Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia vào các hoạt động của chủ đề: - Con sẽ chia sẻ thông tin và kĩ năng vừa học được với ai, chia sẻ như thế nào? - Có nên tự thiết kế một bản bí kíp ứng phó với lũ lụt để tuyên truyền đến gia đình, hàng xóm, bạn bè hay không? Kế hoạch ra sao? - Vẽ một bức tranh với chủ đề Phòng chống lũ lụt. Thiết kế các chủ đề giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường tiểu học 13 3. Kết luận PCTT và ƯP với BĐKH đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ đối với Việt Nam mà đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Để ngăn chặn được những hậu quả đáng tiếc xảy ra, mỗi công dân đều cần phải được trang bị nhận thức một cách sâu sắc về các kiến thức có liên quan và đặc biệt là các kĩ năng sống cần thiết để phòng chống và ứng phó với thiên tai và BĐKH. Học sinh tiểu học thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, do đó, hơn bao giờ hết cần nhanh chóng nâng cao hiệu quả việc giáo dục việc PCTT và ƯP với BĐKH cho các em, giúp các em chủ động bảo vệ mình và người thân khỏi các hậu quả do thiên tai và BĐKH gây ra. Việc làm này cần sự chung tay của các lực lượng xã hội, gia đình và nhà trường. Các chủ đề giáo dục được xây dựng có thể làm cơ sở để thiết kế Sổ tay cho học sinh tiểu học về PCTT và ƯP với BĐKH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nội dung này cho các em và cho cộng đồng. * (Đề tài nằm trong khuôn khổ Chương trình Giáo dục phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường mầm non, trường phổ thông). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Khung Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ về giáo dục ứng phó với BĐKH và phòng chống thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. “Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu “, Tài liệu hướng dẫn dạy và học về ứng phó với biến đổi khí hậu, Live and Learn, AusAID. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn Dạy và Học về Ứng phó với Biến đổi khí hậu. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hướng dẫn Dạy và Học về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai. [6] SHIAWASE HAKOBO “ Cùng chuyên chở hạnh phúc đi”, 2010(Tài liệu dịch), Tài liệu giáo dục DRR/M dành cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3- Kobe. [7] SHIAWASE HAKOBO, 2010. “Cùng chuyên chở hạnh phúc đi” (Tài liệu dịch), Tài liệu giáo dục DRR/M dành cho học sinh tiểu học lớp 4, 5, 6- Kobe. [8] Ulrike Schinkel, Lê Diệu Ánh, Frank Schawartze, 2015. “Làm thế nào để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu ở đô thị”, Brandenburg, University of Technology. ABSTRACT Design learning topic about natural disasters prevention and climate change adaption in primary schools in Vietnam Vu Thi Lan Anh and Duong Giang Thien Huong Faculty of Primary Education, Hanoi National University of Education By analyzing the main issues of the objectives, contents and education methods to tackle disasters and climate change for students in primary schools, this paper emphasizes the process of designing learning topics related to natural disasters prevention (NDP) and climate change adaption (CCA). Those topics must be designed to fit not only the local natural and social environments, the characteristics of the subject’s curriculum but also the psychological characteristics of primary students. The illustrated topics mentioned in the paper may suggest efficient NDP and CCA’s learning organization and education methods for primary students, which can serve as referential resource for teachers to develop NDP and CCA capacities for students and community. Keywords: Natural disasters prevention, coping with climate changes, design learning topic, primary student.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5361_1_vu_thi_lan_anh_9011_2122433.pdf
Tài liệu liên quan