Tài liệu Thiết kế bộ xử lý số mô phỏng chức năng xác định góc lệch bám sát mục tiêu: Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
P. Đ. Thỏa, N.V. Sơn, P.C. Tư, “Thiết kế bộ xử lý số góc lệch bám sát mục tiêu.” 118
THIẾT KẾ BỘ XỬ LÝ SỐ MÔ PHỎNG CHỨC NĂNG XÁC ĐỊNH
GÓC LỆCH BÁM SÁT MỤC TIÊU
Phạm Đức Thỏa*, Nguyễn Văn Sơn, Phạm Công Tư
Tóm tắt: Đầu tự dẫn vô tuyến chủ động У502Э trên tên lửa đối hải Kh-35E được
dùng để sục sạo, bắt, bám sát mục tiêu trong giai đoạn cuối hành trình bay. Đầu tự
dẫn sử dụng bộ tọa độ mục tiêu vô tuyến để xác định sai lệch giữa mục tiêu và tên
lửa. Từ các vấn đề nghiên cứu thực tế về bộ tọa độ mục tiêu và đầu tự dẫn У502Э,
phân tích cơ sở lý thuyết xây dựng bộ tọa độ mục tiêu của đầu tự dẫn. Nhóm tác giả
tiến hành thiết kế bộ xử lý số để mô phỏng chức năng xác định góc sai lệch giữa
mục tiêu và tên lửa trong quá trình bám sát mục tiêu của khối xử lý thông tin và tính
toán (БОИ- ЦВУ) trên đầu tự dẫn vô tuyến У502Э.
Từ khóa: Bộ xử lý số; Tọa độ mục tiêu; Đầu tự dẫn vô tuyến.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên lửa đối hải Kh-35E được trang bị để t...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bộ xử lý số mô phỏng chức năng xác định góc lệch bám sát mục tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
P. Đ. Thỏa, N.V. Sơn, P.C. Tư, “Thiết kế bộ xử lý số góc lệch bám sát mục tiêu.” 118
THIẾT KẾ BỘ XỬ LÝ SỐ MÔ PHỎNG CHỨC NĂNG XÁC ĐỊNH
GÓC LỆCH BÁM SÁT MỤC TIÊU
Phạm Đức Thỏa*, Nguyễn Văn Sơn, Phạm Công Tư
Tóm tắt: Đầu tự dẫn vô tuyến chủ động У502Э trên tên lửa đối hải Kh-35E được
dùng để sục sạo, bắt, bám sát mục tiêu trong giai đoạn cuối hành trình bay. Đầu tự
dẫn sử dụng bộ tọa độ mục tiêu vô tuyến để xác định sai lệch giữa mục tiêu và tên
lửa. Từ các vấn đề nghiên cứu thực tế về bộ tọa độ mục tiêu và đầu tự dẫn У502Э,
phân tích cơ sở lý thuyết xây dựng bộ tọa độ mục tiêu của đầu tự dẫn. Nhóm tác giả
tiến hành thiết kế bộ xử lý số để mô phỏng chức năng xác định góc sai lệch giữa
mục tiêu và tên lửa trong quá trình bám sát mục tiêu của khối xử lý thông tin và tính
toán (БОИ- ЦВУ) trên đầu tự dẫn vô tuyến У502Э.
Từ khóa: Bộ xử lý số; Tọa độ mục tiêu; Đầu tự dẫn vô tuyến.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tên lửa đối hải Kh-35E được trang bị để tiêu diệt các mục tiêu nổi trên mặt biển, nó sử
dụng phương pháp dẫn đường quán tính kết hợp với tự dẫn. Đầu tự dẫn vô tuyến chủ động
У502Э trên tên lửa Kh-35E sẽ sục sạo, bắt, bám sát mục tiêu ở giai đoạn cuối hành trình
bay. Việc xác định vị trí mục tiêu so với tên lửa được thực hiện bởi bộ tọa độ mục tiêu.
Nghiên cứu, khảo sát thực tế về bộ tọa độ mục tiêu và đầu tự dẫn У502Э, phân tích cơ sở
lý thuyết ứng dụng để xây dựng bộ tọa độ mục tiêu cũng như chức năng của БОИ (khối xử
lý thông tin mục tiêu). Thiết kế bộ xử lý số để mô phỏng chức năng xác định góc lệch mục
tiêu bám sát là rất cần thiết.
2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VÀ SƠ SỞ XÂY DỰNG BỘ
TỌA ĐỘ MỤC TIÊU CỦA ĐẦU TỰ DẪN У502Э
2.1. Đặc điểm cấu tạo
Đầu tự dẫn У502Э có các thành
phần chính sau [4, 6]:
- Thiết bị thu – phát bao gồm:
An ten dùng để hình thành cánh
sóng hẹp thay đổi hướng trong
không gian nhờ thiết bị dẫn động
điện cơ quay an ten; Bộ tạo tín hiệu
phát siêu ngoại sai; Máy thu siêu
ngoại sai; Thiết bị thu phát đóng vai
trò như bộ tọa độ mục tiêu, thiết bị
này phát đi tín hiệu siêu cao tần và
thu về tín hiệu phản xạ từ mục tiêu,
trên cơ sở đó xử lý, biến đổi để phát
hiện, xác định tọa độ mục tiêu.
- Tổ hợp tính: Hoạt động như một
máy tính số, nó điều khiển toàn bộ
hoạt động các cụm khối trên đầu tự
dẫn theo chương trình. Tín hiệu thông tin ra đa thu được sau khi giải điều chế thành thị tần
cũng được đưa vào tổ hợp xử lý thông tin và tính toán số để số hóa, xử lý số, xác định mục
tiêu và tọa độ mục tiêu.
Hình 1. Sơ đồ khối chức năng đầu tự dẫn У502Э.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 119
2.2. Cơ sở lý thuyết xây dựng bộ tọa độ mục tiêu của đầu tự dẫn У502Э
Trong sơ đồ hình 2 thể hiện bộ tọa độ mục tiêu vô tuyến một kênh thu tín hiệu phản xạ
từ mục tiêu. Khi an ten quay xung quanh trục dọc của bộ tọa độ với tốc độ góc không đổi
0 và góc mở a0 hình thành tín hiệu điện áp tia, biên độ của nó không đổi khi trục quay
của tia quét trùng với trục dọc bộ tọa độ. Gọi
F(a) là hàm xác định phụ thuộc của giản đồ
hướng vào góc mở a. Khi sục sạo thì góc amt sẽ
thay đổi. Gọi biên độ tín hiệu đầu vào của bộ tọa
độ vô tuyến khi mục tiêu nằm trùng với trục của
búp sóng là Um, khi mục tiêu không nằm trùng
với trục của búp sóng giản đồ hướng có sự phụ
thuộc của tín hiệu thu được ở đầu vào bộ tọa độ
góc sai lệch mục tiêu [2]: )( amtm FUU (1)
Do a0, amt thường nhỏ nên O1M OO1mt;
O1A OO1a0 và AM OO1mt. Giả thiết
OO1=1, ta có:
)cos(2 00
2
0
22
kamtamtamt t (2)
Vì mt<< a0 nên )cos(
2
1 0
0
0 k
a
mt
aamt t
(3)
Khai triển nhị thức đối với biểu thức (3) lấy hai số hạng đầu ta có:
)cos( 00 kmtaamt t (4)
Khi này: )cos()( 00 kmtaamt tFF (5)
Khai triển hàm )( amtF theo chuỗi Taylo, lấy hai số hạng đầu, ta nhận được:
)cos(1)()( 00 kmtkaamt tFF (6)
Ở đây: )()( 00
,
aak FF - hệ số đặc tính đường cong giản đồ hướng tại điểm cắt
của nó với đường cân bằng tín hiệu (trục bộ tọa độ).
Thay biểu thức (6) vào (1) và đặt )( 00 am FUU , ta nhận được biểu thức xác định
tín hiệu điện áp đầu ra bộ tọa độ mục tiêu vô tuyến:
)cos(1 00 kmtk tUU (7)
Nếu mục tiêu nằm trên đường cân bằng tín hiệu (trục bộ tọa độ) thì tín hiệu phản xạ từ
mục tiêu thu được ở từng kênh là như nhau: )()( 0 tEFUU ami (8)
Ở đây: )(tE - tín hiệu phản xạ từ mục tiêu (tín hiệu siêu cao tần), ttE cos)( .
Khi mục tiêu không nằm trên đường cân bằng tín hiệu (có sự sai lệch mục tiêu), giả sử
góc sai lệch theo kênh đứng là mt1; theo kênh ngang là mt2. Thiết lập tín hiệu sai lệch về
mục tiêu tương tự như trên, ta có [3]:
Kênh ngang: tUU mtk cos1 201 ; tUU mtk cos1 202
Kênh đứng: tUU mtk cos1 103 ; tUU mtk cos1 204 (9)
)( 00 am FUU ; k - hệ số đường cong giản đồ hướng tại điểm cắt trục bộ tọa độ.
Hình 2. Sơ đồ bộ toa độ mục tiêu
trên đầu tự dẫn У502Э.
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
P. Đ. Thỏa, N.V. Sơn, P.C. Tư, “Thiết kế bộ xử lý số góc lệch bám sát mục tiêu.” 120
Khảo sát, phân tích đặc điểm cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ tọa độ mục tiêu đầu tự
dẫn У502Э, chúng ta thấy: Để lấy được thông tin về sai lệch góc bộ tọa độ, cần phải xác
định hiệu của các tín hiệu thu được theo kênh ngang và đứng:
Kênh ngang: tUUU mtk cos2 2021
Kênh đứng: tUUU mtk cos2 1043 (10)
Theo (9), xác định tổng của các tín hiệu thu được theo kênh ngang và đứng:
tUUUUU cos2 04321 (11)
Tổng các tín hiệu
theo hai kênh là như
nhau và không mang
thông tin về sai lệch
mục tiêu, chỉ có hiệu
của chúng là mang
thông tin về sại lệch
mục tiêu.
Để tách được tín
hiệu tỷ lệ với góc sai
lệch về mục tiêu 1mt ,
2mt theo phương pháp
điều chế biên độ, cần
phải lấy hiệu các tín
hiệu (10) trên mỗi kênh
nhân với tổng của nó.
Từ các biểu thức
(10), (11), ta có biểu
thức mô tả các tín hiệu ở đầu ra bộ nhân tần:
Kênh ngang: tkkkUUUUUkkU mtNkN
2
2221
2
02121212 cos4))(( (12)
Kênh đứng: tkkkUUUUUkkU mtNkN
2
1143
2
04343431 cos4))(( (13)
Trong đó: 4321 ,,, kkkk - các hệ số khuếch đại tín hiệu đầu ra thu được trên các an ten;
12 , NN kk - hệ số khuếch đại của bộ nhân tần kênh ngang và bộ nhân tần kênh đứng;
12 , NN UU - tín hiệu đầu ra của bộ nhân tần kênh ngang và kênh đứng.
Biến đổi (12), (13) ta nhận được:
)2cos1(2cos4 2
2
0221
2
2121
2
02 tUkkktkkkUU mtkNmtNkN (14)
)2cos1(2cos4 1
2
0143
2
1243
2
01 tUkkktkkkUU mtkNmtNkN (15)
Các tín hiệu (14), (15) sau khi qua bộ lọc thấp tần loại bỏ thành phần dao động tần số
cao ( 2 ). Do được tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại, nên đầu ra bộ tọa độ là tín hiệu
điện áp một chiều có biên độ tỷ lệ với góc sai lệch về mục tiêu [1]:
22
2
02212 mtNmtkNKN KUkkkU (16)
11
2
01432 mtĐmtkNKĐ KUkkkU (17)
Hình 3. Sơ đồ máy thu nhiều kênh trên đầu tự dẫn У502Э.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 121
Ở đây: kNN
UkkkK 202212 , kNĐ UkkkK
2
01432 - các hệ số tỷ lệ được ổn định.
Biểu thức (16), (17) xác định góc sai lệch giữa tên lửa và mục tiêu được ứng dụng đối
với bộ tọa độ mục tiêu vô tuyến trên đầu tự dẫn У502Э, tên lửa Kh-35E.
3. XÂY DỰNG BỘ XỬ LÝ SỐ MÔ PHỎNG XÁC ĐỊNH GÓC BÁM SÁT
KHỐI XỬ LÝ THÔNG TIN MỤC TIÊU
3.1. Thiết kế phần cứng bộ xử lý số mô phỏng xác định góc bám sát khối xử lý thông
tin mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu phần cứng và chức năng khối xử lý thông tin mục tiêu với
những tính năng phát hiện mục tiêu, xác định sự xuất hiện của bờ, phát hiện tín hiệu nhiễu
(trong chế độ sục sạo), tính toán cự ly và góc bám sát (trong chế độ bắt và tự động bám
sát) [4, 5]. Nhóm tác giả xây dựng sơ đồ chức năng tổng thể thiết bị như hình 4.
Hình 4. Sơ đồ chức năng bộ xử lý số thông tin mục tiêu.
Đáp ứng sơ đồ chức năng trên, nhóm tác giả xây dựng sơ đồ thiết kế bộ xử lý thông tin
mục tiêu như hình 5.
Hình 5. Sơ đồ thiết kế bộ xử lý thông tin mục tiêu.
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
P. Đ. Thỏa, N.V. Sơn, P.C. Tư, “Thiết kế bộ xử lý số góc lệch bám sát mục tiêu.” 122
Trên cơ sở nghiên cứu chức năng xử lý thông tin cơ bản được phân bổ giữa khối xử lí
thông tin và thiết bị tính số trên đầu tự dẫn vô tuyến У502Э trang bị trên tên lửa Kh-35E,
các đặc tính kỹ thuật của thiết bị tính toán số, nhóm tác giả lựa chọn bộ xử lý tín hiệu số là
chip FPGA dòng Spartan 6 để thực hiện các thuật toán xử lý số theo chức năng của thiết
bị. Các bộ biến đổi tương tự số có độ phân giải 8 bit, tốc độ lấy mẫu đến 40Ms/s.Các bộ
nhớ ROM và RAM bổ trợ thêm cho chip FPGA nhằm nhớ chương trình của chip, lưu trữ
tạm thời dữ liệu trong các bài toán nhớ mục tiêu, xử lý thông tin mục tiêu.
Thiết bị có 12 bit số mở rộng đầu vào để phối hợp nhận dữ liệu, lệnh điều khiển từ khối
tính toán số hoặc thiết bị mô phỏng chức năng khối tính toán số cho các điều kiện, trạng
thái hoạt động. Màn hình hiển thị LCD giúp cho thiết bị hiển thị được các thông báo trạng
thái đang hoạt động cũng như một số thông số, tham số về mục tiêu hiện thời.
3.2. Xây dựng lưu đồ thuật toán tạo giả tín hiệu mục tiêu và xác định góc lệch mục
tiêu bám sát khối xử lý thông tin mục tiêu
Hình 6. Lưu đồ thuật toán xác định Hình 7. Lưu đồ thuật toán tạo giả
góc lệch tiêu bám sát. tín hiệu mục tiêu.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 123
3.3. Kết quả mô phỏng nhận được
Tín hiệu tạo giả bao gồm tín hiệu phản xạ từ mục tiêu, tín hiệu nhiễu tạp, sóng biển
(cường độ khác nhau), xử lý số mô phỏng toàn bộ chức năng xác định góc lệch mục tiêu
bám sát của khối xử lý thông tin mục tiêu thu được kết quả như sau:
* Tín hiệu tạo giả:
- Độ rộng xung đơn thị tần (1±0.05)μs; Biên độ xung đơn thị tần (0.1÷12 )V; Chu kỳ
các xung đơn thị tần (25÷100)μs {Kiểm tra với cự ly gần}, (25÷300)μs {Kiểm tra với cự
ly xa}; Số lượng xung đơn trong chùm (1÷20)xung; Biên độ mức logic điều khiển (5±1)V.
* Các lệnh chức năng:
- Xung đồng bộ hệ thống trong chế độ bám sát có chu kỳ lặp lại (100±0.5)μs, độ rộng
xung đồng bộ (28±0.1)μs;
- Lệnh bật nguồn (là lệnh gốc hệ thống) (27±2)V;
- Lệnh “K45”: Thời điểm xuất hiện sau lệnh bật nguồn (45±1)s; Mức điện áp (27±2)V.
- Lệnh "Mở" (là lệnh tạo mốc thời gian bắt đầu kiểm tra các khối đầu tự dẫn): ≥1s; Mức
điện áp (27±2)V
STT Tham số mô phỏng
Giải giá trị Bước mô
phỏng
Kết quả
1 Phát hiện mục tiêu đơn 0; 1 1
Đúng theo phân
tích lý thuyết và
chỉ tiêu kỹ thuật
trong tài liệu của
đầu tự dẫn vô
tuyến У502Э
2 Xác định sự có mặt của bờ 0; 1 1
3 Phát hiện nhiễu 0;1 1
4 Cự ly mục tiêu, m 150÷15.000 150
5
Góc lệch mục tiêu so với
đường ngắm anten, độ
-45÷+45 3
Kết quả mô phỏng chức năng khối xử lý thông tin mục tiêu trên đầu tự dẫn vô tuyến
У502Э (Đã được hội đồng khoa học đánh giá và nghiệm thu)
* Một số kết quả mô phỏng nhận được qua ghi lại từ USB và hiển thị LCD.
Hình 8. Tín hiệu phản xạ mục tiêu trong chế độ bám sát ứng với cự ly
mục tiêu 4,2km và 1,8km.
Kết quả mô phỏng chức năng xác định cự ly mục tiêu: Trên hình 8 tín hiệu ở kênh 1 là
tín hiệu kích phát, tín hiệu ở kênh 2 là tín hiệu phản xạ mục tiêu. Tín hiệu phản xạ mục
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
P. Đ. Thỏa, N.V. Sơn, P.C. Tư, “Thiết kế bộ xử lý số góc lệch bám sát mục tiêu.” 124
tiêu được giữ chậm so với xung kích phát là 28μs và 12μs tương ứng với cự ly mục tiêu
được bám sát là 4,2km và 1,8km.
Hình 9. Tín hiệu mục tiêu và xung kích phát (a), tín hiệu kênh tổng
và kênh hiệu(b).
Hình 10. Kết quả đo tọa độ mục tiêu.
Kết quả mô phỏng chức năng xác định góc lệch mục tiêu: Tín hiệu tạo giả mục tiêu
phản xạ (kênh 1) và xung kích phát (kênh 2) thể hiện trên hình 9a. Độ rộng tín hiệu mục
tiêu phản xạ bằng 1μs. Tín hiệu mục tiêu chậm hơn xung kích phát 21μs.
Tín hiệu mục tiêu kênh tổng (kênh 1) và kênh hiệu (kênh 2) hình 9b. Từ tỉ số tín hiệu
kênh hiệu và kênh tổng sẽ tính ra góc lệch mục tiêu bám sát. Tọa độ mục tiêu bám sát tính
được hiện trên LCD (hình 10).
4. KẾT LUẬN
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đầu tự dẫn У502Э, phân tích đặc
điểm cấu tạo, nguyên tắc làm việc của đầu tự dẫn, tiến hành phân tích, luận dẫn cơ sở lý
thuyết xây dựng bộ tọa độ mục tiêu vô tuyến được ứng dụng đối với đầu tự dẫn У502Э
của tên lửa Kh-35E [4]. Bài báo đã xây dựng bộ xử lý số mô phỏng chức năng xác định cự
ly và góc lệch mục tiêu bám sát khối xử lý thông tin mục tiêu БОИ trên đầu tự dẫn vô
tuyến У502Э trên nền công nghệ xử lý số sẵn có trong nước. Kết quả đạt được cho thấy
những phân tích lý thuyết và thực tế là phù hợp với các tài liệu của đầu tự dẫn vô tuyến
У502Э. Kết quả bài báo cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực tiến hành nghiên cứu, khai thác,
cũng như kiểm tra các khâu thành phần khối xử lý thông tin mục tiêu БОИ trên đầu tự dẫn
vô tuyến У502Э, tên lửa Kh-35E.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Казаков И .Е, Мишаков А Φ. “Авиационые управляемые ракеты В В И А им
проф”. Н.Е. Жуковского 1988.
[2] МаксимовМ.В, Горгонов Г.И. “Радиоэлектронные системы самонаведения” -
М.: Радио и связь, 1983.
[3]. Пугачёв В. С, “Системы управления и динамика полета ракеты, В В И А и
м. Проф”. Н Е Жуковского 1965.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 125
[4]. Ракета 3М-2Э, Техническое описание часть 3.
[5]. GS TSKH Phạm Thế Long, “Báo cáo khoa học về khả năng cải tiến thiết bị tự động
kiểm tra chẩn đoán tham số AKPA”, Học viện KTQS, 2003
[6]. Thuyết minh kỹ thuật tổ hợp tên lửa "URAN-E" 3M-24.0000.0000 TO. Viện KT QC
PK-KQ, 2001
ABSTRACT
DESIGN A DIGITAL PROCESSOR SIMULATING THE FUNCTION OF THE
ANGLE-FOLLOWING TARGET DETERMINATION
Active radio homing self-seeker У502Э on the Kh-35E antiship missile is used to
capture, track and precision-guide the missile toward the target and destroy it
during the final approach. The self-seeker uses the target radio coordinates to
determine the deviation between the target and the missile. Based on the practical
research problem on the target coordinates and the self-seeker У502Э, analyzes the
theoretical basis of the target coordinate construction of the self-seeker. The paper
conducted processor designed to simulate the function of determining the angle
difference between the target and the missile in the process of following the targets
of block information processing and computation БОИ- ЦВУ on active radio
homing self-seeker У502Э.
Keywords: Digital processor, Target coordinates, Radio self-guide head.
Nhận bài ngày 19 tháng 01 năm 2016
Hoàn thiện ngày 09 tháng 3 năm 2016
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2016
Địa chỉ: Viện Tên lửa, Viện Khoa học – Công nghệ quân sự.
*Email: Thoadthv34@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15_phamducthoa_7727_2150041.pdf