Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm

Tài liệu Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0267 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 151-158 This paper is available online at THIẾT KẾ BÀI HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO LÍ THUYẾT HỌC TẬP DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM Nguyễn Văn Hạnh Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Tóm tắt.Bài viết bàn luận về vấn đề phát triển mô hình học tập nghiệp vụ sư phạm (NVSP) dựa trên nền tảng lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb. Qua đó, đưa ra cách thiết kế bài học dựa vào mô hình học tập NVSP đã đề xuất. Thiết kế minh họa cho một bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề”. Từ khóa: Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm, Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb, Nghiệp vụ sư phạm. 1. Mở đầu Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là một lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỉ 20, được đặt nền móng bằng các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới như Dewey, Vygosky, Piaget, Lewin, Kolb và các nhà giáo dục khác [1,6,8,9,10]. Trong đó, nổ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0267 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 151-158 This paper is available online at THIẾT KẾ BÀI HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO LÍ THUYẾT HỌC TẬP DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM Nguyễn Văn Hạnh Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Tóm tắt.Bài viết bàn luận về vấn đề phát triển mô hình học tập nghiệp vụ sư phạm (NVSP) dựa trên nền tảng lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb. Qua đó, đưa ra cách thiết kế bài học dựa vào mô hình học tập NVSP đã đề xuất. Thiết kế minh họa cho một bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề”. Từ khóa: Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm, Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb, Nghiệp vụ sư phạm. 1. Mở đầu Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là một lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỉ 20, được đặt nền móng bằng các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới như Dewey, Vygosky, Piaget, Lewin, Kolb và các nhà giáo dục khác [1,6,8,9,10]. Trong đó, nổi bật là nghiên cứu của Kolb về lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm được xuất bản năm 1984 [6,7]. Trung tâm lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb là một mô hình mô tả toàn diện quá trình học tập dựa vào trải nghiệm, được xem như cơ sở cho việc thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa. Ý nghĩa của lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là phát triển cho người học các kĩ năng mới dựa vào kinh nghiệm đã có nhằm giúp người học thích ứng với môi trường. Mặt khác, mục đích chính của việc dạy học NVSP là phát triển các kĩ năng dạy học (KNDH) cho sinh viên để giúp họ thực hiện thành công các nhiệm vụ của nhà giáo [2]. Vì vậy, thiết kế các bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm chính là giải pháp, con đường hữu hiệu để nâng cao chất lượng bài giảng. 2. Nội dung 2.1. Khái quát lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm Theo Kolb (Kolb, 1984), lí thuyết học tập trải nghiệm định nghĩa: “Học tập là một quá trình, trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kiến thức là kết quả từ sự kết hợp của việc nhận thức kinh nghiệm và chuyển đổi kinh nghiệm” [6]. Trong lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm của mình, Kolb đã phát triển một mô hình học tập phản ánh toàn diện quá trình học tập từ kinh nghiệm đã có của mỗi cá nhân (Hình 1). Ngày nhận bài: 15/07/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Văn Hạnh, e-mail: Hanhutehy@gmail.com. 151 Nguyễn Văn Hạnh Hình 1. Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb Bản chất của mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb là một vòng xoắn ốc mô tả quá trình học tập gồm bốn giai đoạn cơ bản, phù hợp với bốn phương thức học tập bao gồm: 1/ Kinh nghiệm cụ thể, 2/ Quan sát phản ánh, 3/ Khái niệm hóa trừu tượng, 4/ Thử nghiệm [3]. Học tập sẽ xuất phát từ một mâu thuẫn giữa Kinh nghiệm cụ thể và Khái niệm hóa trừu tượng, hiểu đơn giản thì đó chính là mâu thuẫn cái đã biết và cái chưa biết. Khi giải quyết mâu thuẫn này, mỗi người học có thể thích sử dụng Khái niệm hóa trừu tượng hoặc kinh nghiệm cụ thể. Người học nào thích sự bao quát, nhận thức vấn đề sẽ ưa thích “Suy nghĩ” (Thinking), trong khi người nào thích sự rõ ràng, hiểu rõ vấn đề sẽ ưa thích “Cảm xúc” (Feeling) khi bày tỏ, trình diễn một kinh nghiệm trong học tập. Hai cách thức chuyển đổi ý nghĩa đúc rút từ kinh nghiệm là Thử nghiệm và Quan sát phản ánh, người học có thể thích sử dụng Thử nghiệm hoặc Phản ánh. Người học nào thích sự mở rộng, hiểu ngoại diên vấn đề sẽ ưa thích “Làm” (Doing), trong khi người nào thích nội hàm, nội dung vấn đề sẽ ưa thích “Xem” (Watching) khi cố gắng để áp dụng ý nghĩa của trải nghiệm. 2.1.1. Mô hình học tập NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm Mục đích chính của dạy học NVSP là phát triển các KNDH cho sinh viên sư phạm. Dựa trên nền tảng mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb, chúng tôi đã phát triển một mô hình học tập NVSP nhằm phát triển các KNDH cho sinh viên (Hình 2). KNDH được phát triển nhờ sự thống nhất lí thuyết sư phạm và thực hành dạy học trong các hoạt động học tập của sinh viên. KNDH vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu/ kết của quá trình học tập. Trải qua mỗi chu trình học tập theo hình xoắc ốc, sinh viên sẽ phát triển các năng lực Hiểu, Làm và Cảm hướng đến chuẩn NVSP và tiếp tục phát triển lên cấp độ cao hơn. Sinh viên thực hiện hoạt động học tập dưới sự tổ chức, hỗ trợ, chia sẻ của giảng viên, có thể bắt đầu từ các kinh nghiệm đã có về KNDH mà họ đã quan sát giáo viên thực hành dạy học hoặc trực tiếp trải nghiệm trong suốt quá trình học tập từ mầm non cho đến đại học, qua đó liên tục quan sát, phản ánh các ảnh hưởng của hoạt động dạy học của chính mình hoặc của người khác trên người học. 152 Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm Hình 2. Mô hình học tập NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm [3] Thực hiện phân tích dựa trên các lí thuyết về dạy học và học tập, từ đó đi đến việc đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch, thiết kế dạy học và thực hiện cho lần sau. Như vậy, sau mỗi một chu trình, người học đã củng cố và phát triển kĩ năng dạy học cho chính bản thân mình. Việc học tập liên tục được lặp lại theo chu trình như vậy sẽ rèn luyện cho sinh viên thói quen học tập suốt đời để thích ứng với công việc luôn thay đổi. 2.1.2. Thiết kế bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm Thiết kế bài học là một nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên trước khi lên lớp, nó thường bao gồm các nội dung là: Thiết kế mục tiêu, thiết kế nội dung học tập, thiết kế hoạt động học tập, thiết kế hoạt động dạy học, thiết kế phương tiện và nguồn lực vật chất [4] [5]. Có thể hiểu, thiết kế bài học theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là một quá trình, trong đó, giảng viên thiết kế một môi trường học tập liên quan đến chủ đề bài học mà cho phép sinh viên học tập dựa vào kinh nghiệm đã có thông qua sự trải nghiệm của cá nhân. Việc thiết kế bài học thường tuân thủ theo quy trình sau: Bước 1: Thiết kế mục tiêu học tập Bước này nhằm cụ thể hóa các năng lực của chuẩn NVSP vào trong các chủ đề/ bài học cụ thể mà sinh viên cần phải lĩnh hội. Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm không chỉ nhấn mạnh năng lực đầu ra đáp ứng chuẩn nghề nghiệp mà còn nhấn mạnh các yếu tố thúc đẩy thói quen học tập suốt đời. Giảng viên thiết kế mục tiêu học tập phải thực hiện hai vấn đề: 1/ Phản ánh năng lực đầu ra qua sự mô tả những hành vi mà sinh viên cần đạt được; 2/ Phản ánh năng lực tự học, học 153 Nguyễn Văn Hạnh cách học bằng sự kết hợp giữa tư duy phê phán và giải quyết vấn đề nhằm duy trì sự phát triển liên tục của kinh nghiệm. Như vậy, giảng viên không chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra (sinh viên của mình có thể làm được việc gì đó đạt theo yêu cầu) mà còn phải quan tâm đến việc sau khi kết thúc bài học, sinh viên của mình sẽ vẫn duy trì được sự suy nghĩ, hành động với bất kì công việc nào mà họ tiếp xúc trong cuộc sống. Hiện nay, có rất nhiều kĩ thuật thiết kế mục tiêu học tập khá phổ biến của Bloom, Dave, Simpson, Harrow, trong đó nổi bật là thang phân loại của Bloom với ba lĩnh vực là nhận thức (năng lực về trí tuệ), kĩ năng (năng lực vận động của con người) và thái độ (cảm xúc, tình cảm, giá trị) mà chúng ta hay gọi là kiến thức, kĩ năng và thái độ hoặc tư duy, hành động và cảm nhận. Chúng tôi cho rằng, khi vận dụng thang phân loại của Bloom để thiết kế mục tiêu cho các bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm thì cần phải cụ thể hóa các hành vi học tập về kiến thức, kĩ năng và thái độ đặc trưng cho quá trình học tập dựa trên kinh nghiệm đã có của người học, hướng vào sự phản ánh bản thân và người khác, sự hành động dựa trên tri thức, học cách phát triển kinh nghiệm bản thân để học tập suốt đời. Vì vậy, mỗi bài học NVSP cần phải thiết kế được 6 loại mục tiêu sau đây: Kiến thức nền tảng: Những thông tin trọng tâm, những ý tưởng và quan điểm về các sự kiện, khái niệm, nguyên tắc, quy trình, quá trình,. . . liên quan đến chủ đề học tập NVSP mà giảng viên cần sinh viên hiểu và ghi nhớ. Áp dụng: Khả năng suy nghĩ (phê phán, sáng tạo, phân tích, tổng hợp) và áp dụng, thử nghiệm các kiến thức mới trong nhiều tình huống sư phạm, cũng như cơ hội được trải nghiệm để phát triển các KNDH quan trọng. Tích hợp: Khả năng kết nối các kiến thức mới, ý tưởng, giải pháp và áp dụng của chủ đề học tập này với các chủ đề học tập khác, giữa điều kiện vật chất của lớp học với cuộc sống công việc thực tế, giữa điều kiện của cá nhân với xã hội. Phản ánh: Sinh viên tự tìm hiểu, khám phá về khả năng của bản thân liên quan đến chủ đề học tập, từ đó đưa ra giải pháp tìm kiếm sự hỗ trợ, chia sẻ và tương tác với những người khác. Cảm xúc: Những giá trị của chủ đề học tập được sinh viên quan tâm, chấp nhận, thay đổi kinh nghiệm đã có, đưa ra những mối quan tâm mới. Học cách học: Sinh viên hiểu biết về các phương pháp tìm hiểu chủ đề học tập này, từ đó đưa các chiến lược phát triển kiến thức và kĩ năng sư phạm để tiếp tục học tập sau khi kết thúc bài học. Bước 2: Thiết kế nội dung học tập Dạy học truyền thống thường tập trung vào kiến thức, giảng viên thường mong muốn các sinh viên hiểu biết về một chủ đề nào đó, nó nhấn mạnh vào sự hiểu biết và ghi nhớ thông tin hơn là sự suy nghĩ về mình và người khác, kiến tạo kiến thức, học cách giải quyết vấn đề thực tế, rèn một thói quen để học tập suốt đời. Đó là một cách tiếp cận dạy học dễ áp dụng, tương đối phổ biến, cho phép giảng viên có làm chủ, có quyền lực tối đa trong lớp học, tuy nhiên, sinh viên học tập rất thụ động, thiếu kĩ năng nghề trong khi thừa kiến thức. Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm nhấn mạnh yếu tố kĩ năng trong mỗi chủ đề học tập, mỗi bài học thường có nội dung nghiên cứu về một hoặc một số KNDH mà sinh viên cần phải lĩnh hội. Trong đào tạo NVSP có thể hiểu, nội dung học tập là tất cả những gì sinh viên được quan sát thấy, nghe thấy, được đọc, bàn luận trong quá trình diễn ra của một tình huống sư phạm có mục 154 Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm đích. Giảng viên cần nghiên cứu các tài liệu liên quan, những vấn đề, tình huống sư phạm thực tiễn điển hình và quen thuộc với sinh viên để xác định những nội dung chính của bài học nhằm chuyển tải các mục tiêu học tập. Tiến hành cấu trúc nội dung học tập theo một logic nhất định thể hiện trình tự của bài học bằng học liệu cụ thể. Theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm, nội dung bài học cần đảm bảo các yêu cầu sau: + Việc lựa chọn các nội dung học tập NVSP phải gắn liền với kinh nghiệm đã có trong cuộc sống thực của sinh viên. + Những nội dung học tập phải thực sự gần gũi, quen thuộc với những điều kiện mà sinh viên đang có trong hiện tại để huy động vốn kinh nghiệm đã vào giải quyết vấn đề, kích thích tư duy phê phán. Những vấn đề được giảng viên thiết kế phải vừa sức với khả năng của sinh viên, khơi dậy sự chủ động tìm kiếm thông tin và những ý tưởng mới mẻ để giải quyết vấn đề đó. + Nội dung học tập phải được mô tả sao cho sinh viên có thể hiểu biết những ứng dụng thực tiễn của nó trong cuộc sống, trong môi trường giáo dục thường ngày dựa trên vốn kinh nghiệm đã có của cá nhân. Bước 3: Thiết kế các hoạt động học tập chủ động Thiết kế hoạt động học tập chủ động là công việc của giảng viên nhằm thiết kế những hoạt động học tập theo bốn giai đoạn của mô hình học tập NVSP dựa vào trải nghiệm theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Theo mô hình học tập NVSP dựa vào trải nghiệm (Hình 2), việc học tập có thể bắt đầu từ bất cứ giai đoạn nào, tuy nhiên thường bắt đầu từ kinh nghiệm đã có về KNDH. Bốn hoạt động học tập NVSP cơ bản theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là: Trải nghiệm về KNDH: Đó là những hoạt động cho phép sinh viên thể hiện sự rung cảm, cảm xúc, kiến thức, kinh nghiệm đã có của cá nhân về KNDH (chủ đề/ bài học). Nó được diễn ra bởi sự tham gia, hợp tác của cá nhân và nhóm trong các tình huống sư phạm nhằm chia sẻ các giá trị, kinh nghiệm đã có của mỗi cá nhân về chủ đề học tập. Sinh viên thực hiện các hoạt động để thu thập dữ liệu, kiểm chứng kinh nghiệm đã có, từ đó phát hiện ra những nhiệm vụ/ vấn đề cần phải nhận thức để hoàn tất công việc đó. Hoạt động này giúp sinh viên kích thích động cơ học tập, cho họ biết vì sao mình cần phải học tập. Quan sát phản ánh về sư phạm: Đó là những hoạt động quan sát cảm tính nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, mang lại cho sinh viên những biểu tượng mới. Những quan điểm cảm tính sẽ nảy sinh quá trình tư duy (phán xét, phân tích, tổng hợp, phán đoán,. . . ) để biến đổi, xử lí thông tin nhằm giải quyết vấn đề, kiến tạo tri thức cho bản thân là những khái niệm, nguyên tắc,. . . về sư phạm. Nhận thức các lí thuyết sư phạm: Đó là những hoạt động cho chức năng ứng dụng, củng cố và kiểm chứng các lí thuyết mới (khái niệm, nguyên tắc,. . . ) để thực hiện một nhiệm vụ/ công việc cụ thể. Sản phẩm của hoạt động này là những bài báo cáo, bài viết, tài liệu, mô hình lí thuyết, ý tưởng của dự án,. . . để giải quyết một công việc hoặc chứng minh vấn đề sư phạm nào đó. Hoạt động này giúp sinh viên hoàn thiện kiến thức, kĩ năng sư phạm đã lĩnh hội được. Lập kế hoạch và thử nghiệm: Đó là những hoạt động chuyển hóa những ý tưởng, giải pháp, mô hình lí thuyết,. . . để thực hiện các trải nghiệm cụ thể nhằm tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, nhận biết những sót về KNDH của mình so với mục tiêu, chuẩn NVSP. Những hoạt động điều chỉnh hành vi để hoàn thiện KNDH giúp sinh viên nhận ra cái mới mẻ, toàn diện, đầy đủ. Sự 155 Nguyễn Văn Hạnh luyện tập, rèn luyện các KNDH sẽ giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập của bài học. Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy học của giảng viên Tương ứng với mỗi hoạt động học tập của sinh viên đã được thiết kế, giảng viên cần thiết kế các hoạt động dạy học chính cho bản thân mình. Đó là những hoạt động lãnh đạo và quản lí người học và việc học. Bởi vì, lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm khẳng định sự tham gia học tập chủ động của sinh viên nhằm kiến tạo tri thức, được suy nghĩ, được làm nhiều chứ không phải là những hoạt động bị động để nhận những thông tin và ý tưởng từ giảng viên. Giảng viên đóng vai trò như người hướng dẫn sinh viên học tập hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu học tập. Các hoạt động dạy học của giảng viên có chức năng định hướng, khuyến khích, thuyết phục, động viên, tư vấn, hỗ trợ và tạo điều kiện để sinh viên tiến hành học tập. Cùng với đó là các hoạt động tổ chức lớp học, chỉ đạo việc học tập và đáng giá kết quả học tập của sinh viên. Bước 5: Thiết kế phương tiện, nguồn lực vật chất Đó là việc thiết kế các học liệu, phương tiện phục vụ cho việc thực hiện bài học. Bao gồm việc chuẩn bị các phương tiện luôn có ở bất cứ bài học nào như bảng, giáo trình, vở, bút, thước,. . . Tiếp đó là việc thiết kế và lựa chọn các học liệu, phương tiện cho các hoạt động học tập chủ động, hoạt động dạy học mang tính đặc thù của nội dung bài học như máy tính, mô hình, vật thật,. . . Ngoài ra, câu hỏi và phiếu bài tập cũng là những phương tiện rất hiệu quả trong các hoạt động học tập chủ động dựa trên những điều kiện thông thường như thảo luận, nghiên cứu, luyện tập, tạp chí. . . Qua những lập luận trên, chúng tôi đề xuất khung thiết kế bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm (Bảng 1) làm cơ sở để các giảng viên có thể thực hiện thiết kế bài học theo mẫu này. Bảng 1. Khung thiết kế bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm Nội dung Hoạt động học tập Hoạt động dạy học Học liệu, phương tiện, thời gian Trải nghiệm về KNDH Quan sát phản ánh về sư phạm Nhận thức các lí thyết sư phạm Lập kế hoạch và thử nghiệm Nội dung 1 Hoạt động 1.1 Hoạt động 1.2 Hoạt động 1.3 Hoạt động 1.4 Hoạt động 1 Phiếu bài tập 10’ Nội dung 2 Hoạt động2.1 Hoạt động 2.2 Hoạt động 2.3 Hoạt động 2.4 Hoạt động 2 Thí nghiệm 20’ Nội dung 3 ... ... ... ... ... ... 2.1.3. Thiết kế minh họa bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” trong đào tạo giáo viên kĩ thuật 1. Mục tiêu học tập Kiến thức nền tảng: Lập kế hoạch và chuẩn bị trình diễn một kĩ năng dạy nghề có hiệu quả. Áp dụng: Trình diễn được một kĩ năng dạy nghề đảm bảo các yêu cầu sư phạm. Tích hợp: Phát triển các ý tưởng, giải pháp trình diễn các dạng kĩ năng nghề khác nhau thuộc chuyên ngành. Phản ánh: Khám phá về các kĩ năng sư phạm của bản thân khi trình diễn một kĩ năng dạy 156 Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm nghề nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ, chia sẻ của giảng viên và người khác. Cảm xúc: Ý thức được giá trị của phương pháp trình diễn một kĩ năng dạy nghề để áp dụng trong dạy học chuyên ngành của bản thân và các trình diễn của người khác. Học cách học: Rèn luyện tư duy phê phán và thử nghiệm trong các trường hợp trình diễn kĩ năng dạy nghề của bản thân và của người khác thông qua sự trải nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp. 2. Khung thiết kế bài học “Trình diễn một kĩ năng dạy nghề” Ý tưởng sư phạm: Giảng viên giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân chuẩn bị trước một kĩ năng nghề, biên soạn trước bản hướng dẫn thực hiện quy trình, các tiêu chí đánh giá kết quả và lập kế hoạch trình diễn dạy học kĩ năng đó dựa vào kinh nghiệm đã có. Sau đó, các cá nhân thực hiện trình diễn một kĩ năng dạy nghề đã chuẩn bị trước, giảng viên tổ chức cho cá nhân và lớp thảo luận, phản ánh theo cặp về từng trường hợp trình diễn của sinh viên. Những vấn đề nảy sinh trong mỗi trường hợp trình diễn một kĩ năng dạy nghề của sinh viên sẽ được làm sáng tỏ bằng các lí thuyết sư phạm trong bài giảng của giảng viên. Từ đó, sinh viên lựa chọn phương án để giải quyết các vấn đề cho bài trình diễn của mình. Lập kế hoạch và thực hiện hoàn thiện bài trình diễn một kĩ năng dạy nghề của bản thân. Cuối cùng, giảng viên hướng dẫn người học tự nghiên cứu bằng hoạt động trải nghiệm gián tiếp bài học. Bảng 2. Khung thiết kế bài học “Trình diễn một kĩ năng dạy nghề” Nội dung Hoạt động học tập Hoạt động dạy học Học liệu, phương tiện, thời gian Trải nghiệm về KNDH Quan sát phản ánh về sư phạm Nhận thức các lí thyết sư phạm Lập kế hoạch và thử nghiệm Trải nghiệm trực tiếp “Trình diễn một kĩ năng dạy nghề”. Trình diễn một kĩ năng dạy nghề thuộc chuyên ngành. Đánh giá theo cặp về các bài trình diễn của sinh viên. Xây dựng mô hình lí thuyết về trình diễn một kĩ năng dạy nghề. Xác định phương án, lập kế hoạch và thực hiện hoàn thiện kĩ năng. Dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp. Bài giảng, phiếu bài tập, phiếu đánh giá người học - 180’ Trải nghiệm giám tiếp “Trình diễn một kĩ năng dạy nghề”. Xem phim ảnh về trình diễn mẫu trên internet. Phản ánh kinh nghiệm thông qua nhật kí học tập. Nghiên cứu giáo trình, tài liệu, bài giảng trên internet. Lấy ví dụ về kĩ năng nghề và lập kế hoạch trình diễn. Thảo luận theo lớp. Phiếu câu hỏi - 45’ Học liệu được thiết kế phục vụ cho bài “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” gồm: Đề cương bài học trình diễn một kĩ năng dạy nghề; Các loại phiếu giao bài tập; Các loại phiếu đánh giá kết quả học tập. Các loại phiếu học tập là: Phiếu giao nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện trình diễn một kĩ năng dạy nghề thuộc chuyên ngành; Phiếu đánh giá quá trình thực hiện trình diễn kĩ năng dạy nghề so với chuẩn NVSP; Phiếu giao nhiệm vụ tự nghiên cứu, trải nghiệm gián tiếp. Ngoài ra, còn một số thiết bị và học liệu cơ bản khác là: Máy tính, máy chiếu projector, phim ảnh/ băng hình, thước kẻ, nhật kí học tập, bảng, bút dạ, thẻ màu, ghim, giấy A1 để thảo luận. 157 Nguyễn Văn Hạnh 3. Kết luận Dạy học NVSP là phát triển các KNDH cho sinh viên. Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm thừa nhận sinh viên luôn có một vốn kinh nghiệm nhất định về KNDH bằng sự trải nghiệm các bài giảng của giáo viên trong suốt quá trình học tập từ mầm non cho đến đại học. Vì vậy, thiết kế bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là hướng thẳng vào việc xác lập các hành vi học tập và hành vi dạy học để phát triển các KNDH từ vốn kinh nghiệm đã có của cá nhân hướng đến chuẩn nghề nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Clark, R. W., Threeton, M. D., & Ewing, J. C., 2010. The potential of experiential learning models and practices in career and technical education & career and technical teacher education. Journal of Career and Technical Education, Vol. 25, No. 2, Page 46-62. [2] Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Hợp, 2014. Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên thông qua học tập dựa trên kinh nghiệm. Kỉ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường sư phạm toàn quốc lần thứ 4, Đại học Hải Phòng, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 691-696. [3] Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Văn Hạnh, 2015. Các chiến lược dạy học nghiệp vụ sư phạm theo hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí Giáo dục, Số 51 (112), tr. 40-44. [4] Đặng Thành Hưng, 2008. Thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập. Tạp chí Giáo dục, Số 107, tr. 6-9 [5] Đặng Thành Hưng, 2013. Thiết kế bài học và tiêu chí đánh giá. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 94, tr. 4-7 [6] Kolb, D., 1984. Experiential learning: Experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, N.J: Prentice-Hall. [7] Linda H. Lewis & Carol J. Williams, 1994. Experiential Learning: Past and Present, New Directions for Adult and Continuing Education. Vol. 1994, Issue 62, pp. 5-16. [8] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [9] Reginald D. Chambault (biên tập), 1974. John Dewey về giáo dục. Bản dịch của Phạm Anh Tuấn, Nxb Trẻ năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh. [10] Svinick, M. D., & Dixon, N. M., 1987. The Kolb Model modified for classroom activities. College Teaching, Vol. 35, No. 4, pp. 141-146. ABSTRACT Lessons to Improve Pedagogy Skills based on Experiential Learning Theory This article presents a development model of pedagogic learning based on Kolb’s Model of Experiential Learning in which lesson design is based on pedagogic learning and is designed to illustrate ‘performed vocational skills’. Keywords: Experiential Learning Theory, Kolb’s Model of Experiential Learning, Pedagogy skills. 158

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3833_nvhanhthietke_2006_2178509.pdf
Tài liệu liên quan