Tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn lịch sử, địa lý và văn hóa Nga tại Học viện Khoa học quân sự: 14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học kỹ thuật trên thế giới, để chuẩn bị cho
thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa
học kỹ thuật hiện đại đòi hỏi phải đổi mới mạnh
mẽ, sâu sắc và toàn diện nội dung và phương pháp
dạy học, không chỉ trang bị kiến thức mà phải phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của người học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã tiếp thu được
vào thực tiễn và điều quan trọng không thể thiếu
được là cần đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
người học.
NGUYỄN THỊ THANH BÌNH*, PHẠM QUANG MINH**
*Học viện Khoa học Quân sự, binhdhnnqs@yahoo.com
**Học viện Khoa học Quân sự, enfraru@gmail.com
Ngày nhận bài: 13/3/2019; ngày sửa chữa: 30/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ VÀ VĂN HÓA NGA
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Bài báo n...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài giảng điện tử môn lịch sử, địa lý và văn hóa Nga tại Học viện Khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học kỹ thuật trên thế giới, để chuẩn bị cho
thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa
học kỹ thuật hiện đại đòi hỏi phải đổi mới mạnh
mẽ, sâu sắc và toàn diện nội dung và phương pháp
dạy học, không chỉ trang bị kiến thức mà phải phát
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của người học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã tiếp thu được
vào thực tiễn và điều quan trọng không thể thiếu
được là cần đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
người học.
NGUYỄN THỊ THANH BÌNH*, PHẠM QUANG MINH**
*Học viện Khoa học Quân sự, binhdhnnqs@yahoo.com
**Học viện Khoa học Quân sự, enfraru@gmail.com
Ngày nhận bài: 13/3/2019; ngày sửa chữa: 30/4/2019; ngày duyệt đăng: 15/5/2019
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ VÀ VĂN HÓA NGA
TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ
TÓM TẮT
Bài báo này đề cập đến quy trình thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử, Địa lý và Văn hóa Nga
bao gồm các bước như xác định mục tiêu, yêu cầu bài học; xác định nội dung trọng tâm, lựa chọn
kiến thức cơ bản trong bài học cần cung cấp cho học viên; xây dựng tài liệu đa phương tiện cho
từng đơn vị kiến thức; xây dựng thư viện tư liệu; lựa chọn các phần mềm trình diễn để xây dựng
tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể và bước cuối cùng là chạy thử chương trình, sửa
chữa và hoàn thiện. Với việc sử dụng bài giảng điện tử được thiết kế để tổ chức hoạt động học
cho học viên, giảng viên giúp học viên tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, phát triển tốt các kỹ năng,
giờ học trở nên sống động, đạt hiệu quả cao hơn.
Từ khóa: thiết kế, bài giảng điện tử, lịch sử Nga, tiến trình dạy học, phần mềm
Việc đổi mới phương pháp dạy học nói trên đòi
hỏi mỗi giảng viên cần phải nghiên cứu để từng
bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương
tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều
kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học
viên (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2016, tr.95). Trong
những năm qua, hoạt động ứng dụng công nghệ
hiện đại vào giảng dạy các môn học tại Khoa
tiếng Nga đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Thay vì việc thiết kế các dụng cụ trực quan tĩnh
như tranh, ảnh, bảng biểu để dạy học thì các
giảng viên đã dần dần làm quen và sử dụng các
phần mềm máy tính như phần mềm Powerpoint,
Adobe presenter để thiết kế bài giảng điện tử,
15KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
làm cho giờ học sinh động và sôi nổi, gây hứng thú
cho người học hơn. Đặc biệt đối với Bộ môn Văn
học - Đất nước học, một bộ môn chuyên ngành
rất quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân
ngoại ngữ ngành tiếng Nga tại Học viện Khoa học
Quân sự, sử dụng bài giảng điện tử đã giúp học
viên có thể được hòa nhập vào các tình huống thực
thông qua các đoạn phim, các video hình ảnh, có
thể hiểu rõ hơn ý nghĩa của các từ mới, các cấu
trúc ngữ pháp mới, hiểu về lịch sử, đất nước, con
người, văn hóa Nga.
Thiết bị dạy học nói chung, bài giảng điện tử
nói riêng với các hình ảnh, âm thanh sống động,
thu hút được sự chú ý và hứng thú của người học.
Thông qua bài giảng điện tử, giảng viên có nhiều
thời gian hơn dành cho việc đặt các câu hỏi gợi mở,
tạo điều kiện cho học viên hoạt động nhiều hơn
trong giờ học. Phương pháp dạy học có ứng dụng
công nghệ hiện đại đang dần thuyết phục cả thầy
lẫn trò qua hiệu quả thực tế của các giờ lên lớp.
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học tiếng Nga nói chung, Bộ môn Văn
học - Đất nước học Nga nói riêng tại Học viện
Khoa học Quân sự còn một số hạn chế vì những
lý do sau:
- Các phần mềm dạy học được khai thác sử
dụng hiện nay chủ yếu dùng để trình diễn, minh
họa kiến thức cho học viên chứ chưa được quan
tâm khai thác đầy đủ về mặt phương pháp sử dụng
sao cho có thể hỗ trợ một cách có hiệu quả hoạt
động nhận thức tự chủ, sáng tạo của học viên trong
quá trình dạy học.
- Giảng viên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm
kiếm, xây dựng nguồn tư liệu đa phương tiện như
phim, ảnh để sử dụng trong việc thiết kế các bài
giảng điện tử.
- Kỹ năng thiết kế bài giảng điện tử của giảng
viên chưa tốt do trình độ ứng dụng công nghệ
thông tin còn hạn chế.
- Khả năng vận dụng kỹ thuật dạy học để tổ
chức hoạt động học tích cực cho học viên chưa tốt.
Vì vậy để việc ứng dụng các phần mềm máy
tính trong thiết kế các bài giảng điện tử một cách
có hiệu quả, phù hợp với ý đồ dạy học của mình
và theo phương pháp dạy học hiện đại, hỗ trợ hoạt
động nhận thức tự chủ, sáng tạo của học viên thì
giảng viên cần có kỹ năng sử dụng phần mềm, cần
biết khai thác nguồn tư liệu hình ảnh và video hỗ
trợ trên mạng Internet.
2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
ĐIỆN TỬ
Với bài giảng điện tử, hoạt động thuyết giảng
của người dạy sẽ được giảm nhẹ, người dùng có
thể tăng cường đối thoại, thảo luận với người học,
qua đó kiểm soát được người học. Bài giảng điện
tử sẽ thu hút, kích thích quá trình khám phá tri thức
của người học, và người học có điều kiện quan sát
vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy, quá trình
học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn. (Lê Thị Thu
Hằng, 2015, tr.52).
Tài liệu tập huấn về công nghệ thông tin cho
dạy học tích cực của VVOB Việt Nam (2010) có
đề cập đến các bước xây dựng bài giảng điện tử.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra quy trình thiết kế
một bài giảng điện tử gồm 6 bước sau::
Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu bài học
Trong quá trình dạy học áp dụng phương pháp
lấy học viên làm trung tâm, giảng viên phải xác
định rõ mục tiêu bài học, nghĩa là phải xác định
đích cần đạt tới của cả bài học về kiến thức, kỹ
năng, thái độ, phải chỉ rõ khi học xong bài, học
viên cần đạt được cái gì, sản phẩm mà học viên có
được sau bài học.
Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm bài học,
lựa chọn kiến thức cơ bản trong bài học cần cung
cấp cho học viên
Trong bước này, giảng viên cần bám sát vào
chương trình môn học và giáo trình dạy học. Đây
là điều bắt buộc vì giáo trình là tài liệu giảng dạy
và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần
16 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
phải tuân theo. Tuy nhiên, để xác định được đúng
trọng tâm bài học, kiến thức cơ bản cần cung cấp
cho học viên trong mỗi bài thì giảng viên cần phải
đọc, phải nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, sách tham
khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy
và tạo khả năng lựa chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài giảng có
thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm
nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức có
trong đó, từ đó xác định rõ thêm trọng tâm, trọng
điểm của bài.
Bước 3: Xây dựng tài liệu đa phương tiện cho
từng đơn vị kiến thức
Đây là bước quan trọng trong quá trình thiết kế
bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài
giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng
truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ
một phần của máy vi tính. Việc xây dựng tài liệu
đa phương tiện cho từng đơn vị kiến thức được
thực hiện qua các khâu:
+ Số hoá thông tin kiến thức;
+ Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng
văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...;
+ Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn
tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu
này thường được lấy từ một phần mềm dạy học
nào đó hoặc từ Internet... hoặc được xây dựng
mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay
video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng
như Macromedia Flash....
+ Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần
dùng đến trong bài học để đặt liên kết.
+ Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất
lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các
đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo
các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm
mỹ và ý đồ sư phạm.
Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho
bài giảng điện tử, giảng viên phải tiến hành sắp
xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo
được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ
tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và
giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập
tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ
đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.
Bước 5: Lựa chọn các phần mềm trình diễn để
xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt
động cụ thể
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giảng viên
cần lựa chọn các phầm mềm trình diễn thông dụng
để tiến hành xây dựng bài giảng điện tử.
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ
lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa
vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong
PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau
đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các
slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên
mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh
ảnh, âm thanh, video clip....
Hiện nay để xây dựng bài giảng điện tử sử dụng
phần mềm Adobe presenter chúng ta có thể áp
dụng các phần mềm hỗ trợ căn bản như Microsoft
PowerPoint, Macromedia Flash, Frontpage,
LectureMaker.
Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và
hoàn thiện.
Cuối cùng, sau khi kết thúc thiết kế bài giảng
điện tử, giảng viên sẽ tiến hành chạy thử toàn bộ
bài giảng của mình theo đúng tiến trình đã dự kiến
lên lớp. Từ đó có thể phát hiện ra các lỗi sai, sự
bất hợp lý cả về mặt nội dung lẫn tiến trình hoặc
là lôgic sắp xếp các đơn vị kiến thức để tiến hành
chỉnh sửa lần cuối. Trong trường hợp cần thiết,
giảng viên có thể xin ý kiến chuyên gia để có thể
tạo ra một sản phẩm hoàn thiện nhất phục vụ cho
giờ giảng của mình.
17KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
3. VÍ DỤ VỀ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DẠY
MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ NGA
Trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra
một ví dụ về bài giảng điện tử dạy phần Địa lý
Nga (Phần: “Các thành phố của Nga” (Города в
России), bài “Thành phố Mát-xcơ-va” (Город
Москва)
Bước 1: Xác định mục tiêu, yêu cầu bài học
Mục tiêu bài học “Thành phố Mát-xcơ-va”:
giới thiệu cho học viên về thành phố thủ đô nổi
tiếng Mát-xcơ-va của Liên bang Nga (lịch sử hình
thành và phát triển của thành phố, vị trí địa lý,
diện tích, khí hậu, dân số, danh lam thắng cảnh),
cung cấp các từ mới, cấu trúc mới liên quan đến
chủ đề Thành phố. Yêu cầu sau khi kết thúc giờ
học, học viên nắm được những kiến thức cơ bản về
thành phố Mát-xcơ-va, biết sử dụng các từ và cấu
trúc đã được cung cấp để kể về một thành phố bất
kỳ, từ đó học viên có thể phát triển được kỹ năng
thực hành tiếng, đặc biệt là kỹ năng nói.
Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm bài học,
lựa chọn kiến thức cơ bản trong bài học cần cung
cấp cho học viên
Nội dung trọng tâm, kiến thức cơ bản trong
bài “Thành phố Mát-xcơ-va” giảng viên cần phải
xác định và cung cấp cho học viên, đó là về lịch
sử hình thành, quá trình phát triển, vị trí địa lí,
diện tích, dân số, khí hậu, các danh lam thắng
cảnh nổi tiếng của thành phố. Đồng thời giảng
viên cần xác định các từ mới về chủ đề cần cung
cấp cho học viên như: территория, площадь,
население, плотность населения, климат,
достопримечательности ; hay các cấu trúc cơ
bản như что где находится? что является чем?
что стало чем? что когда кем было основано?
что где было построено? , đặc biệt các cấu
trúc nói về diện tích, dân số có sử dụng các số từ –
một phần kiến thức khá phức tạp đối với học viên,
ví dụ như: Численность населения Москвы по
данным Росстата составляет 12 615 882 чел.
(2019). Плотность населения - 4926,14 чел./км²
(2019) hoặc Территория города по состоянию
на 1 января 2014 года составляет 2561,5 км² .
Bước 3: Xây dựng tài liệu đa phương tiện cho
từng đơn vị kiến thức
Sau khi đã xác định được trọng tâm bài học
và lựa chọn các kiến thức cơ bản, giảng viên xây
dựng tài liệu đa phương tiện cho từng đơn vị kiến
thức, nghĩa là giảng viên phải sưu tầm, lựa chọn
các tranh vẽ, hình ảnh, video hoặc thiết kế các
slide, các phần trình chiếu về thành phố Mát-
xcơ-va để đưa vào bài giảng điện tử. Việc sử dụng
phương pháp trực quan như vậy giúp học viên dễ
tiếp thu, dễ nhớ các từ, cấu trúc mới và có thể sử
dụng chúng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Đây
chính là sự khác biệt giữa bài giảng điện tử và bài
giảng truyền thống. Tuy nhiên, bước này đòi hỏi
người giảng viên phải đầu tư nhiều thời gian và
công sức để xây dựng một bài giảng điện tử có nội
dung phong phú, sinh động, tạo hứng thú cho học
viên và đạt được hiệu quả tối đa của giờ giảng.
Hình 1, 2 dưới đây là các slide ví dụ khi dạy về
phần danh lam thắng cảnh của thành phố. Giảng
viên thiết kế sao cho nội dung chính xác, gắn gọn,
dễ hiểu, hình thức đẹp mắt sẽ cuốn hút học viên,
giúp học viên ghi nhớ thông tin nhanh hơn.
Hình 1. Nhà thờ Uspensky
18 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Hình 2. Thông tin về Nhà thờ Uspensky
Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu
Có thể nói, trong quy trình thiết kế bài giảng
điện tử, bước này tuy là một bước đơn giản nhưng
cũng không kém phần quan trọng và có tác động
lớn đến thành công chung của cả quá trình. Bởi sau
khi giảng viên đã có đầy đủ các dữ liệu ngôn ngữ,
các kiến thức chính của bài “Thành phố Mát-xcơ-
va” và các tài liệu đa phương tiện ở bước 3, giảng
viên sẽ sắp xếp các dữ liệu thành một cây thư mục
lôgic phù hợp với tiến trình giảng bài đã xây dựng.
Bước 5: Lựa chọn các phần mềm trình diễn để
xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt
động cụ thể
Sau khi xây dựng được thư viện tư liệu, giảng
viên lựa chọn các dữ liệu đã xây dựng được để đưa
vào bài giảng điện tử. Thông thường, tiến trình dạy
một bài giảng đặc trưng môn học bao gồm các hoạt
động như hoạt động cung cấp kiến thức, hoạt động
luyện tập, ghi nhớ kiến thức và hoạt động vận dụng
kiến thức để phát triển kỹ năng thực hành tiếng.
Sau đây là minh họa tiến trình dạy bài “Thành
phố Mát-xcơ-va”, bao gồm các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức
Giảng viên trình chiếu slide đưa nội dung kiến
thức, giảng giải, cung cấp từ và cấu trúc mới trong
bài. (Hình 3)
Hình 3. Nội dung kiến thức
Hoạt động 2: Luyện tập, ghi nhớ kiến thức
Sau khi cung cấp kiến thức, giảng viên yêu cầu
học viên luyện tập bằng cách thực hiện các bài tập
trên phần mềm đã thiết kế. Phần mềm hỗ trợ thiết
kế được rất nhiều dạng bài tập khác nhau phù hợp
với bộ môn như bài tập chọn đáp án đúng, bài tập
chọn Đúng-Sai, bài tập ghép nối (ghép hình ảnh -
tên địa danh/danh lam thắng cảnh; nhìn hình ảnh
đoán tên địa danh; tìm từ/hình ảnh khác với từ còn
lại; những số/ngày tháng liên quan đến địa danh/sự
kiện/nhân vật trong lịch sử nước Nga), bài tập
điền chỗ trống, bài tập nối tiếp, hoàn thiện thông
tin còn thiếu Tùy theo từng nội dung kiến thức
giảng viên cần thiết kế dạng bài tập phù hợp, phụ
thuộc vào quỹ thời gian lựa chọn những bài tập có
thể cho học viên luyện tập trên lớp (giảng viên gọi
từng học viên thực hiện bài tập và yêu cầu những
học viên còn lại nhận xét, đánh giá), một số bài tập
có thể giao cho học viên tự luyện ở nhà.
Ví dụ 1: Dạng bài tập chọn đáp án đúng (Hình
4, 5, 6)
Hình 4. Yêu cầu bài tập
19KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Hình 5. Học viên trả lời
Trong hình 5, học viên đã lựa chọn đáp án
đúng. Trên màn hình hiện lên câu khẳng định là
học viên đã đúng (Вы правы!), và có phần giải
thích rõ đáp án đúng. (В 1147 году на холме в
Москве Князь Юрий Долгорукий встретился с
Князем Святовставом ...)
Hình 6. Học viên trả lời
Trong hình 6, học viên lựa chọn đáp án sai.
Trên màn hình hiện lên câu thông báo học viên đã
sai (Вы не правильно ответили.), và đưa ra đáp
án đúng (Правильный ответ: вариант Г) và có
giải thích cụ thể (В 1147 году на холме в Москве
Князь Юрий Долгорукий встретился с Князем
Святовставом ...)
Ví dụ 2: Dạng bài tập chọn Đúng-Sai (Hình 7,
8, 9)
Hình 7. Yêu cầu bài tập
Hình 8. Học viên trả lời
Trong hình 8, trương tự như trên, học viên lựa
chọn câu trả lời sai. Trên màn hình hiện lên câu
thông báo học viên đã chọn sai và đưa ra nội dung
thông tin để học viên đọc, nghiên cứu lại.
Hình 9. Học viên trả lời
20 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Trong hình 9, học viên lựa chọn đáp án đúng.
Trên màn hình thông báo học viên đã đúng và tiếp
tục đưa ra nội dung thông tin để học viên ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hoạt động vận dụng kiến thức
Đây là hoạt động sau khi học viên đã được
cung cấp kiến thức, được rèn luyện, ghi nhớ thông
tin về thành phố Mát-xcơ-va. Giảng viên giao cho
học viên các bài tập vận dụng kiến thức đã học để
phát triển kỹ năng thực hành tiếng như bài tập kể
lại về lịch sử hình thành, về vị trí địa lý, về danh
lam thắng cảnh của thành phố, hoặc các bài tập
tình huống, yêu cầu học viên hoạt động nhóm,
theo cặp, lập hội thoại về nội dung liên quan đến
các thành phố lớn .
Bước 6: Chạy thử chương trình, sửa chữa và
hoàn thiện
Bước này là bước chạy thử trước khi lên lớp.
Sau khi hoàn thiện, giảng viên đảm bảo chương
trình đã chạy tốt theo đúng tiến trình giảng dạy bài
về “Thành phố Mát-xcơ-va”.
Cứ như vậy, để thiết kế mỗi bài giảng điện
tử, giảng viên đều thực hiện theo 6 bước đã nêu.
Muốn thực hiện bài giảng một cách thuần thục,
giảng viên cần nắm vững các bước, nắm vững nội
dung bài học để thiết kế bài tập giao nhiệm vụ một
cách cụ thể, rõ ràng. Để tổ chức hoạt động dạy
học, từ bước giao nhiệm vụ đến bước đánh giá kết
quả hoạt động của học viên, việc thiết kế bài giảng
điện tử là rất cần thiết. Với sự hỗ trợ của phần
mềm, việc giao nhiệm vụ của người dạy thuận lợi
hơn, hấp dẫn hơn và người học tiếp nhận nhiệm vụ
một cách thoải mái, hứng thú hơn. Từ đó giờ học
trở nên sống động, đạt hiệu quả cao hơn.
4. Kết luận
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ,
đáp ứng hơn nữa nhu cầu của xã hội trong giai đoạn
mới, việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung,
trong đó thiết kế bài giảng điện tử - một trong
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo tại Học viện Khoa học Quân sự là thực sự cấp
thiết. Nhưng ở đây, chúng ta cần nhận thức được
rằng, phương tiện kỹ thuật chỉ là công cụ nhằm hỗ
trợ việc giảng dạy chứ không thể thay thế vai trò
chủ đạo của giáo viên trong giờ lên lớp. Việc ứng
dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy
học hiện đại đúng mức độ và hợp lý sẽ giúp cho bài
giảng hay hơn, sinh động hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
vào dạy học ngoại ngữ tại Học viện Khoa học
Quân sự, chúng tôi thiết nghĩ, trong thời gian tới
chúng ta cần phải quan tâm đầu tư kinh phí xây
dựng phần mềm dạy học đồng thời tổ chức các hội
thảo để phổ biến các phần mềm đã xây dựng được.
Để việc khai thác sử dụng các phần mềm một
cách có hiệu quả thì ngoài việc phổ biến, hướng
dẫn sử dụng các phần mềm về mặt kỹ thuật thì phải
bồi dưỡng lý luận về sử dụng phần mềm trong dạy
học theo lý luận dạy học hiện đại. Đối với giảng
viên thì việc đó được thực hiện thông qua các lớp
tập huấn chuyên sâu, trong đó cần phải tập huấn
cho giảng viên có khả năng tự thiết kế được các
bài giảng điện tử để sử dụng trong quá trình dạy
học của mình./.
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Thị Thanh Bình (2016), “Xây dựng phần mềm tự học tiếng Nga", Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự,
Học viện Khoa học Quân sự, số 5, 95-99.
Lê Thị Thu Hằng (2015), "Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng E-learning", Tạp chí Giáo dục Thủ
đô, số 72, 50-62.
VVOB Việt Nam (2010), Tài liệu tập huấn về công nghệ thông tin cho dạy học tích cực.
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Adobe presenter, truy cập ngày 01/3/2019,<https://helpx.adobe.com/presenter/
using/creating-presentations.html>.
21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 20 (7/2019)
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
DESIGNING ELECTRONIC LESSONS ON RUSSIAN HISTORY, GEOGRAPHY
AND CULTURE AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN THI THANH BINH, PHAM QUANG MINH
Abstract: This article presents the designing process of electronic lessons, used in the teaching
of Russian history, geography and culture. The design steps include: identifying lesson aims and
requirements; identifying main contents and selecting important information to provide to students;
creating multimedia contents for each lesson unit; building material libraries; selecting software to
construct teaching processes with specific activities; and lastly testing, modifying, and finalizing the
lesson plan. With the use of electronic lessons designed to organize learning activities for students,
teachers can help students acquire knowledge faster and better develop their skills, while making
lessons livelier and more effective.
Keywords: design, electronic lesson, Russian history, teaching processes, software
Received: 13/3/2019; Revised: 30/4/2019; Accepted: 15/5/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_bai_giang_dien_tu_mon_lich_su_dia_ly_va_van_hoa_nga_tai_hoc_vien_khoa_hoc_quan_su_9934_2171.pdf