Thiết bị thông minh bắt côn trùng gây hại, chiếu sáng cho hoa, tích hợp đa chức năng sử dụng năng lượng mặt trời

Tài liệu Thiết bị thông minh bắt côn trùng gây hại, chiếu sáng cho hoa, tích hợp đa chức năng sử dụng năng lượng mặt trời: Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 21 THIẾT BỊ THÔNG MINH BẮT CÔN TRÙNG GÂY HẠI, CHIẾU SÁNG CHO HOA, TÍCH HỢP ĐA CHỨC NĂNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Đỗ Thị Loan, Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Thị Thanh Tâm Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngày nay, các loài côn trùng gây hại như: muỗi, rầy nâu, sâu đục thân hai chấm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, kinh tế, môi trường sống của chúng ta. Vì thế, ở nước ta cũng như trên thế giới đang có rất nhiều phương pháp được áp dụng để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại, ngăn chặn dịch lây lan. Sử dụng phương pháp hoá học như phun hoá chất với ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng nhưng lại gây hại cho con người hoặc không mang lại tác dụng như mong muốn. Các phương pháp vật lý như: lưới chống côn trùng, đèn bắt côn trùng đang được ủng hộ vì mức độ an toàn mà nó mang lại, có thể áp dụng được trong thời gian dài, nhiều lần lặp lại và ở ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết bị thông minh bắt côn trùng gây hại, chiếu sáng cho hoa, tích hợp đa chức năng sử dụng năng lượng mặt trời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 21 THIẾT BỊ THÔNG MINH BẮT CÔN TRÙNG GÂY HẠI, CHIẾU SÁNG CHO HOA, TÍCH HỢP ĐA CHỨC NĂNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Đỗ Thị Loan, Nguyễn Thị Tính, Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Thị Thanh Tâm Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ngày nay, các loài côn trùng gây hại như: muỗi, rầy nâu, sâu đục thân hai chấm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, kinh tế, môi trường sống của chúng ta. Vì thế, ở nước ta cũng như trên thế giới đang có rất nhiều phương pháp được áp dụng để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại, ngăn chặn dịch lây lan. Sử dụng phương pháp hoá học như phun hoá chất với ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng nhưng lại gây hại cho con người hoặc không mang lại tác dụng như mong muốn. Các phương pháp vật lý như: lưới chống côn trùng, đèn bắt côn trùng đang được ủng hộ vì mức độ an toàn mà nó mang lại, có thể áp dụng được trong thời gian dài, nhiều lần lặp lại và ở hầu hết tất cả các khu vực, vị trí mà không cần quá lo lắng đến vấn đề ảnh hưởng sức khỏe. Bài báo này sẽ trình bày về thiết bị thông minh bắt côn trùng gây hại, tích hợp đa chức năng sử dụng năng lượng mặt trời. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng đèn LED ánh sáng xanh, ánh sáng trắng từ nguồn năng lượng mặt trời để chế tạo thiết bị bắt côn trùng gây hại giúp bảo vệ con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, nhằm hạn chế sử dụng thuốc hóa học và tiết kiệm điện năng. Thực nghiệm cho thấy, thiết bị được chế tạo từ các nguyên liệu đơn giản nên giá thành thấp, đảm bảo an toàn cho con người, vật nuôi vì không sử dụng điện lưới và không độc hại nhờ sử dụng năng lượng sạch. Từ khoá: Côn trùng, Tích hợp đa chức năng, Năng lượng mặt trời, Thiết bị thông minh, Ánh sáng xanh, Ánh sáng trắng GIỚI THIỆU* Côn trùng có rất nhiều loài gây hại cho con người, cây trồng, vật nuôi như: muỗi, rầy, rãn, sâu đục thân hai chấm .... Những tác hại không nhỏ mà chứng mang lại phải kể đến là: Zika, viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét do muỗi, mất mùa, năng suất thấp do cây trồng nhiễm rầy nâu, rãn, sâu đục thân. Đặc biệt, khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm gió mùa tạo điều kiện cho các loại côn trùng này sinh sôi nhanh chóng và rất nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều cách để bắt, tiêu diệt các loài côn trùng như: phun thuốc muỗi, dùng vợt bắt muỗi, đốt hương, dùng đèn bắt muỗi, phun thuốc trừ rày, rãn, sâu đục thân. Mặc dù những phương pháp này đều cho hiệu quả ban đầu cao nhưng về lâu dài sẽ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, môi trường đất, nước, không khí và chất lượng nông sản. Chưa kể đến lượng hóa chất dùng dư thừa sẽ lưu lại ngoài môi trường rất lâu mới có thể phân hủy hết. Các loài côn trùng * Tel: 0972 998865, Email: dtloan@gmail.com sẽ dần dần sẽ kháng thuốc. Con người mắc bệnh hiểm nghèo như ung thư, dị tật quái thai.... Ở một số xã sử dụng điện lưới để làm bẫy nhưng không an toàn, chí phí tốn kém. Đèn bắt côn trùng là lựa chọn phổ biến hiện nay. Rất nhiều loài côn trùng, đặc biệt là côn trùng có cánh rất ưa ánh sáng và hay tập trung tại những nguồn phát ra ánh sáng trắng, vàng. Con người sẽ lợi dụng đặc tính này của chúng để dụ chúng đến tập trung rồi đặt bẫy. Còn một số loài khác sợ ánh sáng thì chúng sẽ tự bỏ đi chỗ khác. Ngoài ra, dùng đèn LED để chong hoa cúc không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn là xu thế của thời đại. Nhiều chuyên gia nông nghiệp cũng đánh giá giải pháp dùng đèn LED chong cho hoa cúc nở là bài toán kinh tế hiệu quả vì bóng đèn LED có độ bền cao, điện năng tiêu thụ thấp và tất cả các chỉ tiêu về nông học, về sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa, chất lượng cành hoa của đèn LED và đèn compact đều như nhau. Với hiệu quả cao trong sản xuất, việc sử dụng đèn LED trồng hoa cúc đang được nhân rộng ở Đà Lạt. Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 22 Từ những phân tích và nhận định ở trên, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu tập tính sống, vòng đời của côn trùng, tìm hiểu về cách lắp ráp linh kiện điện tử, tận dụng những vật dụng dễ kiếm, đơn giản, các nguồn năng lượng sạch – năng lượng mặt trời bảo vệ môi trường và tiến hành lắp ráp, thực nghiệm để đưa ra sản phẩm một cách tốt nhất: “thiết bị thông minh bắt côn trùng gây hại, tích hợp đa chức năng sử dụng năng lượng mặt trời”. KIẾN THỨC CƠ SỞ Trong phần này chúng tôi trình bày kết quả của quá trình nghiên cứu tìm hiểu về một số loại côn trùng gây hại, cây hoa cúc và năng lượng mặt trời. Một số loại côn trùng gây hại Rầy nâu Rầy nâu có tính hướng quang (thích ánh sáng), thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Hình 1. Rầy nâu và lúa nhiễm rầy nâu Tác hại trực tiếp: rầy cám và rầy trưởng thành cánh dài hoặc cánh ngắn đều chích hút nhựa cây lúa gây ra hiện tượng cháy lúa khi rầy mật độ cao. Biện pháp phòng trừ: Sử dụng giống lúa kháng rầy nâu. Thực hiện các biện pháp kĩ thuật canh tác phòng tránh đăc biệt là cấy mật độ hợp lý, bón phân cân đối, tuyệt đối không bón thừa đạm. Hiện nay trong thực tế dùng các loại thuốc gây ô nhiễm môi trường: Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin 20WP, rạch hàng lúa để phun. Dùng đèn bẫy khi côn trùng trưởng thành với mật độ cao sẽ có hiệu quả rất tốt [1]. Rãn: Là côn trùng gây khó chịu cho con người thường bay theo đàn. Khi điều khiển các phương tiện như xe đạp, xe máy, xe điện...ta thường bị chúng quấy rầy, hư hại đến mắt, mất tập trung đặc biệt trong vụ mùa, ở vùng nông thôn xác chết của rãn thường gây khó khăn trong quá trình dọn dẹp, mất thẩm mĩ, ô nhiễm môi trường. Đặc điểm loài rãn cũng như rầy rất thích ánh sáng. Muỗi: Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, thuộc bộ hai cánh. Chúng có một đôi cánh cứng, một cái vòi dài dùng để hút máu, thân mỏng và chân dài. Phương pháp phòng chống muỗi hiện nay sử dụng phương pháp hóa học: Sử dụng nhang muỗi, bình xịt aerosol... là các dạng chế phẩm đang được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài, đặc biệt gây ô nhiễm môi trường. Sâu đục thân hai chấm: Sâu trưởng thành đầu ngực và cánh màu vàng nhạt, có một chấm đen rất rõ ở giữa cánh. Ở đuôi con cái có chùm lông đuôi màu vàng nâu để phủ trứng khi đẻ. Giai đoạn này rất thích ánh sáng, lợi dụng tập tính này ta sử dụng ánh sáng làm bẫy bắt chúng [2]. (a) (b) Hình 2. a) Muỗi, b) Sâu đục thân hai chấm Nghiên cứu về cây hoa cúc Hoa cúc là loại cây được trồng nhiều và có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu chiếu sáng điều khiển ra hoa đối với cây hoa cúc đang là vấn đề được quan tâm nhiều trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiện nay. Cây hoa cúc là cây ngày ngắn tức là cây dễ dàng ra hoa khi trồng trong vụ đông. Hoa cúc nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Ngọn cúc được lấy từ cây mẹ để giâm, nếu ngọn cây mẹ có nụ thì không thể sử dụng làm cành giâm phục vụ nhân giống. Mặt khác, Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 23 trong sản xuất hoa cúc là thương phẩm phục vụ ngày lễ, tết cây cúc được trồng vào vụ đông là vụ có thời gian chiếu sáng ngày ngắn. Cây giống vừa trồng xuống chưa kịp sinh trưởng đủ chiều cao đã gặp điều kiện thích hợp cho ra hoa. Cây sẽ cho cành hoa không đủ tiêu chuẩn thương mại. Chính vì thế trong sản xuất hoa cúc người dân thường phải chiếu đèn cho cả cây dùng để lấy ngọn nhân giống cũng như cây trồng để lấy hoa thương phẩm. Người dân sử thường sử dụng bóng đèn sợi đốt có công suất 75W, 100w để chiếu sáng. Thời gian thắp sáng mỗi đêm kéo dài từ 8 - 10 tiếng, mỗi đợt đốt liên tục từ 20 - 25 ngày dẫn đến chi phí tiền điện lớn, hiệu quả kinh tế không cao. Khi thời gian chiếu sáng trong ngày dài trên 13 giờ thì cây ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng. Nếu thời gian chiếu sáng từ 10 đến 11 giờ và nhiệt độ không khí khoảng 120C thì cây chuyển hẳn sang quá trình sinh trưởng sinh thực và phân hóa mầm hoa [3]. Tuy đã giảm được lượng điện năng đáng kể so với đèn sợi đốt, nhưng chi phí điện năng khi sử dụng đèn compact chiếu sáng vẫn rất lớn, dẫn đến chi phí sản xuất cao nên rất nhiều nông dân đã chuyển sang dùng đèn LED. Việc sử dụng đèn LED chiếu sáng tốt, không dùng điện lưới mà sử dụng đèn LED từ năng lượng mặt trời. Nghiên cứu về năng lượng mặt trời Trong khi các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu mỏ đang dần cạn kiệt, giá thành cao, nguồn cung không ổn định, nhiều nguồn năng lượng thay thế đang được các nhà khoa học quan tâm, đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời. Việc tiếp cận để tận dụng nguồn năng lượng mới này không chỉ góp phần cung ứng kịp nhu cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm điện năng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23 023’đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh [4]. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, số ngày nắng trung bình trên các tỉnh của miền trung và miền nam là khoảng 300 ngày/năm. Năng lượng mặt trời có thể được khai thác cho hai nhu cầu sử dụng: sản xuất điện và cung cấp nhiệt. Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. THIẾT BỊ THÔNG MINH DIỆT CÔN TRÙNG Trong phần này, nhóm tác giả sẽ giới thiệu về thiết bị thông minh diệt con trùng gây hại sử dụng năng lượng mặt trời. Vỏ ngoài thiết bị: Phiên bản 1: Chúng tôi tận dụng vỏ chai nhựa, lồng chim hoặc lồng gà, lồng bẫy chuột làm vỏ thể tích 10 lít, đục lỗ đường kính 1cm, ở phần trên cùng của thiết bị đã mài cho hết bóng để ánh sáng tập trung cho tấm pin năng lượng mặt trời thu được lượng ánh sáng tối đa và bảo vệ các linh kiện bên trong tránh nhiệt độ cao của ánh sáng trực tiếp. Phiên bản 2: Lồng ngoài kích thước 40x60cm có vỏ phun sơn cách điện, khoảng cách từ hệ thống lưới đến vỏ ngoài dài hơn ngón tay nên an toàn khi không may chọc tay vào trong (nhất là gia đình có trẻ em). Phiên bản 3: Như phiên bản 1 chúng tôi tận dụng vỏ chai 10 lít và mài cho hết bóng, cắt Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 24 dọc lọ với khoảng cách giữa các khe là 1cm đối với sản phẩm bắt côn trùng trong nhà, chuồng trại nơi có người qua lại, vật nuôi nhỏ và 3cm đối với sản phẩm ngoài đồng để dễ dàng thu bắt côn trùng, phần dưới lọ có thể chứa nước, băng keo a) Phiên bản 1 b) Phiên bản 2 c) Phiên bản 3 Hình 3. Vỏ ngoài thiết bị (a), (b), (c) Mạng lưới bắt côn trùng: Phiên bản 1: Mạng lưới gồm 2 tấm lưới tận dụng ở vợt muỗi xếp khít nhau với khoảng cách 0,8cm. Phiên bản 2: Phiên bản cải tiến về cấu tạo ngoài. Mạng lưới thay thế mới có tính sáng tạo: thay 2 tấm lưới tận dụng ở vợt muỗi trong sản phẩm đầu, chúng tôi thay thế bằng một hệ thống vòng cuộn lưới dây bằng đồng không chạm vào nhau vừa gọn hơn, khi có nhiều côn trùng bay vào bị tê liệt sẽ không bị ùn tắc lại góc dưới như sản phẩm ban đầu và chắc chắn thu được nhiều côn trùng hơn. Tấm pin poly loại 10x6cm và loại mono 5x7cm thu năng lượng mặt trời có diện tích thu ánh sáng gấp 3 lần một số loại pin năng lượng mặt trời nhái trên thị trường. Ở phiên bản 1 và 2 chúng tôi dùng pin năng lượng mặt trời loại poly nhưng lên phiên bản 3 chúng tôi đã thay thế loại mono có diện tích nhỏ, hấp thụ năng lượng tốt hơn, chịu được nhiệt độ cao, tránh được tối đa sự ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời đến các linh kiện điện tử. Phiên bản 3: Mạng lưới kép xen kẽ, thang nhựa trong suốt không cản trở ánh sáng. a) Phiên bản 1 b) Phiên bản 2 c) Phiên bản 3 Hình 4. Mạng lưới bắt côn trùng (a) (b) Hình 5. a) Pin Poly, b) Pin mono Mạch chuyển đổi NLMT, mạch ổn định dòng, mạch tự ngắt, mạch sạc: Mạch có LED báo hiệu dung lượng pin hiện tại, tích hợp cổng sạc USB vào và ra tiện lợi cho từng nhu cầu của người dùng. a) b) Hình 6. Các loại mạch (a), (b) Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 25 Pin lion 5v-4000mA: Có khả năng sạc lại được. Dùng có nhiều ưu diểm hơn acquy về khả năng sạc nhanh, tuổi thọ gấp 3 lần pin acquy cùng dung tích; lượng điện phóng ra đều, ổn định hơn pin acquy, dùng lâu dài. Hình 7. Pin lion 5v-4000mA Mạch cảm biến ánh sáng: a) b) Hình 8. Mạch cảm biến ánh sáng (a), (b) Ta có thể dễ dàng tìm kiếm transistor c1815 và trở 1k, cảm biến ánh sáng ở các cửa hàng linh kiện và lắp như sơ đồ Hình 8 (a). Mạch xung, lưới điện: Chúng tôi tận dụng ở mạch vợt muỗi hỏng, không dùng đến. a) b) Hình 9. Mạch xung, lưới điện (a), (b) Phần chính: hộp linh kiện Phiên bản 1: Không có hộp linh kiện mà gắn trực tiếp vào phần vỏ của thiết bị (Hình 10 (a)). Phiên bản 2: Hộp để bên trên cùng, bên ngoài dễ tháo lắp, công tắc và jack cắm USB bên trong hộp, thiết kế chống (Hình 10 (b)). Phiên bản 3: Các linh kiện sắp xếp gọn gàng, công tắc để bên ngoài dễ điều khiển tháo lắp, chống nước (Hình 10 (c)). a) Phiên bản 1 b) Phiên bản 2 c) Phiên bản 3 Hình 10. Hộp linh kiện (a), (b), (c) Thiết bị hoàn chỉnh a) Phiên bản 1 b) Phiên bản 2 c) Phiên bản 3 Hình 11. Thiết bị hoàn chỉnh (a), (b), (c) THỰC NGHIỆM Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm tại một số nơi và thu được các kết quả như sau: Thực nghiệm ngoài ruộng: Thời gian: Từ 01- 20/05/2017 trong giai đoạn lúa từ lúc vào sữa đến chín và bị dịch rầy nâu phát triển từ con non đến trưởng thành. Tại ruộng gia đình: Bà Lê Thị Ngung, Diện tích 320 m2 – đèn điện lưới – Đối chứng: 1 đèn. Bà Lê Quang Nại, Diện tích 360 m2 - Thiết bị của chúng tôi – Thực nghiệm: 2 đèn hai ruộng kề nhau tại thôn Lam Điền, xã Đông Động, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Thiết bị đặt ở ngoài đồng thu được số liệu trong bảng sau: Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 26 Bảng 1. Dữ liệu diệt côn trùng (Đơn vị: Kg) Ngày thứ 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 Đèn cũ 0.25 0.1 0.18 0.18 0.2 0.23 0.25 0.25 0.3 0.31 0.4 Thiết bị thông minh 0.1 0.12 0.2 0.25 0.3 0.32 0.35 0.45 0.48 0.4 0.4 Ngày thứ 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tổng Đèn cũ 0.38 0.35 0.2 0.2 0.18 0.15 0.1 0.13 0.1 4.44 Thiết bị thông minh 0.45 0.5 0.3 0.3 0.25 0.2 0.3 0.2 0.17 6.04 Kết quả cho thấy, một số lượng lớn rầy nâu đã bị khống chế và tiêu diệt trên diện tích 1 sào Bắc bộ khi sử dụng “Thiết bị thông minh bắt côn trùng gây hại, tích hợp đa chức năng, sử dụng năng lượng mặt trời”. Thực nghiệm ở chuồng trại nuôi lợn: Từ 1-15/06/2017 đã thực nghiệm trên chuồng trại nuôi lợn nhà ông Lê Khắc Dũng thôn Lam Điền xã Đông Động. Do hệ thống xử lý chất thải chưa được hoàn chỉnh nên phát sinh nhiều ruồi, muỗi. Các loài côn trùng này đốt vật nuôi, làm giảm sức đề kháng, sức khỏe, ảnh hưởng đến môi trường và con người. Kết quả tiêu diệt các loại côn trùng thu được trong vòng 10 ngày đầu được thống kê ở bảng sau. Bảng 2. Kết quả thực nghiệm tại chuồng trại (Đơn vị: g) Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng Khối lượng côn trùng 30 20 25 21 17 11 9 6 7 5 151 Thực nghiệm tại vườn hoa cúc: Việc sử dụng các biện pháp chiếu sáng trong các vườn trồng hoa là để kích thích khả năng phát triển của giống cây con và tăng thêm chiều cao của thân cây nhằm tăng giá trị về thẩm mỹ cũng như về chất lượng cây hoa. Từ 15/10 - 2/11/2017 đã thực nghiệm: chiếu sáng vườn cúc gia đình bà Nguyễn Thị Thơm thôn Đồng Tâm, xã Đông Hà. Kết quả thu được chiều cao của cây hoa cúc như sau: Bảng 3. Kết quả thực nghiệm tại vườn hoa cúc (Đơn vị: cm) Ngày 20/10 22/10 24/10 26/10 28/10 30/10 1/11 Nơi thắp điện lưới – 6 m2 7 8.7 9. 10.2 11 12 13 Nơi ánh sáng từ đèn năng lượng măt trời – 5 m2 6.9 8.5 9.5 10.3 11.3 12.1 13,5 Bảng thống kê giá thành sản phẩm như sau: Bảng 4. Bảng thống kê giá thành sản phẩm Linh kiện Giá thành (VND) Pin năng lượng mặt trời + mạch + đèn LED 150.000 Pin lion 2 cục 2000mA 30.000 Cảm biến ánh sáng 5.000 Tổng : 185.000 KẾT LUẬN Qua nhiều cải tiến về cấu tạo, chi phí, công suất, phạm vi hoạt động của đèn, sản phẩm đã được hoàn thiện, các bộ phận chủ yếu được tận dụng, thiết bị tích hợp nhiều tính năng như: thời điểm sử dụng được quanh năm (sử dụng diệt côn trùng gây hại vào các tháng 5,6,7,8,9,10 và dùng để kích thích phát triển ở hoa cúc các tháng 11,12,1,2,3), hoạt động được khi mất điện (do sử dụng năng lượng mặt trời) và bật tắt tự động (vì thiết bị có sử dụng cảm ứng nhận diện sáng tối). Nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời tạo ánh sáng để bẫy diệt côn trùng có hại ngoài đồng, vườn, chuồng nuôi và trong nhà, thiết bị đã Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 27 góp phần bảo vệ lợn tránh bị hút máu, thụt cân, lây lan bệnh, sạch môi trường, tránh lây sang người. Ngoài ra, thiết bị còn có tác dụng kích thích sinh trưởng, mau ra hoa ở cúc. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể dùng thiết bị trong một số trường hợp như: soi đường, tích hợp sạc pin điện thoại tại vườn, ruộng và đi picnic. Từ các lợi ích đó, đã giảm được ô nhiễm môi trường, bảo vệ cây trồng, vật nuôi và sức khỏe của con người, góp phần đẩy mạnh mô hình áp dụng pin năng lượng mặt trời trong nước. Sản phẩm được thiết kế với giá thành khá rẻ so với một số các sản phẩm có sẵn trên thị trường như đèn côn trùng DS-D202 có giá là 2.750.000 đ, với các linh kiện đơn giản, dễ kiếm sản phẩm của nhóm nghiên cứu dự tính đóng gói khoảng 200.000đ. Tuổi thọ của sản phẩm cao hơn khoảng 44000 giờ (do dùng đèn LED, pin lion ít tốn điện tuổi thọ cao) so với các sản phẩm khác khoảng 20000 giờ đến 22000 giờ. Độ an toàn của sản phẩm cao vì sử dụng dòng điện một chiều. Đây là nghiên cứu tiền đề cho những sản phẩm tiếp theo về sự phát triển năng lượng sạch, tiết kiệm nhiên liệu và góp phần phát triển trong trồng trọt, chăn nuôi bền vững. Dự kiến của nhóm nghiên cứu sẽ đưa sản phẩm vào sử dụng tại nhiều vùng nông thôn để khuyến khích bà con trồng trọt chăn nuôi. Từ các hiệu quả về kinh tế và được sự tin cậy của bà con nhân dân, sản phẩm sẽ dần hoàn thiện và đóng gói sản xuất với giá thành rẻ và mang lại hiệu suất cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nông nghiệp sạch Việt Nam. 2017. "Biện pháp phòng trừ rầy nâu và rầy lưng trắng". Truy cập ngày 24/2/2017. https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/2017/02/2 2/bien-phap-phong-tru-ray-nau-va-ray-lung-trang/ 2. Nông nghiệp Việt Nam. 2015. "Phòng trừ sâu đục thân hại lúa". Truy cập ngày 20/4/2017. lua-post150293.html 3. Công ty Rạng Đông. 2017. Truy cập ngày 26/4/2017 https://rangdong.com.vn/chieu-sang-dieu-khien- ra-hoa-cay-hoa-cuc-gt60.html 4. Công ty Vũ Phong Solar. 2016. "Đánh giá ứng dụng năng lượng mặt trời ở Việt Nam". Truy cập ngày 26/4/2017. luong-mat-troi-o-viet-nam/ Đỗ Thị Loan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/2): 21 - 28 28 SUMMARY INTELLIGENT PEST CATCHING AND FLOWER LIGHTING DEVICE, INTEGRATED MULTI-FUNCTION USING SOLAR ENERGY Do Thi Loan *, Nguyễn Thi Tinh, Nguyen Kim Son, Nguyen Thi Thanh Tam University of Information and Communication Technology - TNU Nowadays, the harmful insects comprising mosquitoes, nilaparvata lugens, scirpophaga incertulas, and other pests deal a significant negative impact to human health, economy and living environment. Thus, insects’ countermeasures are receiving consideration attentions of government, research organization and citizens of many countries in the world, which are used to prevent the spreading of epidemics and aftermath caused by the insects. Currently, chemical methods like sprayings are used as the popular countermeasure to deal the insects due to its rapid effects and can be applied on a wide area. However, these methods have the disadvantage as its side effect, which brings the harmful effects to human health. On the other hand, physical methods like insect trappings using light or adhesive materials are recommended for the higher levels of safety. These methods also can be repeatedly applied through a long period of time on various types of the conditions and terrains without concerns about side effects on human health. In this paper, the authors present an intelligent multi-functional insect catching device using solar energy. The proposed device uses green-LED light and the solar white light for the insect trapping. The device is designed to protect people, animals, plants and the environment. This is energy-saving solution and can be used as an alternative solution for chemical methods. The experimental results show that the proposed device is made from simple components, then it is guaranteed as a low-cost device. It also is safety for human and adopted animals due to the using of solar energy, which doesn't come from electric power system. Key words: Insects, Multi-funtion integrated, Solar energy, Intelligent device, Blue light, White light. Ngày nhận bài: 17/8/2018; Ngày phản biện: 23/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0972 998865, Email: dtloan@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf147_349_1_pb_2783_2126958.pdf
Tài liệu liên quan