Thị trường toàn cầu, tác động địa phương: Hiểu biết động lực thúc đẩy và tác động của sự bùng nổ cây sắn và điều chỉnh

Tài liệu Thị trường toàn cầu, tác động địa phương: Hiểu biết động lực thúc đẩy và tác động của sự bùng nổ cây sắn và điều chỉnh: N Ú I C Ơ H Ọ I C H O P H ÁT T RI ỂN 21 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Thị trường toàn cầu, tác động địa phương: Hiểu biết động lực thúc đẩy và tác động của sự bùng nổ cây sắn và điều chỉnh Jonathan Newby1,3, Cù Thị Lệ Thủy2, Dominic Smith3 Cơ quan 1Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Vientiane, Lào 2Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Hà Nội, Việt Nam 3Đại học Queensland, Trường Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Brisbane, Qld 4072, Australia. Tác giả đại diện j.newby@cgiar.org Từ khóa Thương mại toàn cầu, chính sách thương mại, bùng nổ thị trường, sắn Giới thiệu Trên toàn khu vực Đông Nam Á, cây sắn (Manihot esculenta) đã trở thành cây trồng quan trọng với những nông hộ nhỏ, được trồng bởi hàng triệu nông dân vùng cao. Trong suốt thập kỷ trước, diện tích trồng sắn đã được mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tinh bột ngày càng tăng. Mở rộng diện tích bao gồm cả khu vực miền núi Tây Bắ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thị trường toàn cầu, tác động địa phương: Hiểu biết động lực thúc đẩy và tác động của sự bùng nổ cây sắn và điều chỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Ú I C Ơ H Ọ I C H O P H ÁT T RI ỂN 21 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Thị trường toàn cầu, tác động địa phương: Hiểu biết động lực thúc đẩy và tác động của sự bùng nổ cây sắn và điều chỉnh Jonathan Newby1,3, Cù Thị Lệ Thủy2, Dominic Smith3 Cơ quan 1Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Vientiane, Lào 2Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Hà Nội, Việt Nam 3Đại học Queensland, Trường Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Brisbane, Qld 4072, Australia. Tác giả đại diện j.newby@cgiar.org Từ khóa Thương mại toàn cầu, chính sách thương mại, bùng nổ thị trường, sắn Giới thiệu Trên toàn khu vực Đông Nam Á, cây sắn (Manihot esculenta) đã trở thành cây trồng quan trọng với những nông hộ nhỏ, được trồng bởi hàng triệu nông dân vùng cao. Trong suốt thập kỷ trước, diện tích trồng sắn đã được mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu tinh bột ngày càng tăng. Mở rộng diện tích bao gồm cả khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Sơn La. Toàn cảnh thị trường sắn từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về thị trường và chính sách toàn cầu (Jackson 1968; O’Connor 2013; Henry và Hershey 1998; Sathirathai và Siamwalla 1987). Những thay đổi này bao gồm không chỉ thay đổi về cung và cầu phái sinh đối với các sản phẩm trung gian (như tinh bột sắn và sắn lát), mà còn cả thay đổi trong cung cầu của các sản phẩm thay thế. Trong một số trường hợp, sắn cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm thay thế nhờ các đặc tính ưu việt (Sánchez, T., và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sắn cạnh tranh chủ yếu về giá với các hàng nguyên liệu khác như ngô, đường, lúa mì và dầu thô. Do đó, việc thay đổi các chính sách thương mại và nông nghiệp tại cả những nước sản xuất và tiêu thụ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường sắn và triển vọng cho các nông hộ nhỏ. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 22 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Phương pháp nghiên cứu Để giúp làm sáng tỏ sự sụt giảm giá sắn trong thời gian gần đây, chúng tôi sử dụng dữ liệu thị trường được công bố rộng rãi. Chúng tôi chứng minh sự cần thiết trong việc hiểu chuỗi giá trị toàn cầu vượt ra ngoài bối cảnh địa phương nơi diễn ra hoạt độngsản xuất và tiêu thụ. Kết quả Ban đầu việc mở rộng sản xuất thương mại tại Thái Lan (và sau đó là Việt Nam), chủ yếu do trợ giá các loại ngũ cốc theo Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) của Cộng đồng Châu Âu (EC). Tuy nhiên, với cải cách thương mại theo GATT và WTO, nhu cầu sắn lát và sắn viên tại Châu Âu hầu như mất hẳn từ cuối những năm 2000 (Hình 1a và 1b). Hình 1a: Khối lượng sắn lát nhập khẩu theo khu vực; 1b - Giá trị sắn lát nhập khẩu theo khu vực; 1c - Khối lượng tinh bột sắn nhập khẩu theo khu vực; 1d- Giá trị tinh bột sắn nhập khẩu theo khu vực. Thị trường được tái định hướng tới tiêu thụ trong nước và các thị trường Đông Á, cũng như đầu tư đáng kể vào chế biến tinh bột (Curran và Cooke 2008). Tại thị trường xuất khẩu Trung Á, Thái Lan vẫn là thị trường dẫn N Ú I C Ơ H Ọ I C H O P H ÁT T RI ỂN 23 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực đầu về khối lượng giao dịch sắn quốc tế và Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ hai. Trung Quốc là nơi nhập tới 99.84% sắn lát xuất khẩu và 45% tinh bột sắn xuất khẩu từ Thái Lan. Tinh bột sắn xuất khẩu Việt Nam cũng chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là nơi sản xuất ngô lớn nhất thế giới, trồng tới hơn 37 triệu ha ngô. Trong năm 2012-2013, các nhà chức trách Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường ngô, với chính sách trợ giá mua khi thị trường ngô trong nước một lần nữa đối mặt với áp lực giảm giá. Dưới áp lực hàng dự trữ ngày càng tăng, tháng 3/2016, chính phủ Trung Quốc đã thông báo xóa bỏ giá sàn đối với ngô. Kết quả là giá ngô giảm đáng kể và nhập khẩu ngô thay thế sụt giảm, có tác động rõ rệt tới ngành sắn. Giá sắn lát và tinh bột sắn cũng sụt giảm nhiều hơn tương ứng với mức giá thế giới của sản phẩm thay thế chính - ngô - và mức giá bán sắn tại ruộng tại các nước Đông Nam Á cũng sụt giảm theo. Hình 2a – Giá Ngô (FOB Bangkok) và Tương lai gần của Trung quốc (DCE); Hình 2b – Giá tinh bột sắn và sắn lát (FOB Bangkok) Thảo luận và kết luận Khi quyết định trồng cây nào, nông dân không cân nhắc đến các yếu tố như: giá toàn cầu của dầu, đường, bột mì hoặc ngũ cốc sấy khô chưng cất hòa tan (DDGS); thay đổi về nhu cầu thịt heo, giấy hoặc bìa các tông; hoặc bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học có đang được triển khai hay không. Hơn nữa, vì là hàng hóa tham gia thương mại toàn cầu thì sự hiểu biết về mối liên hệ giữa sắn và thị trường các loại sản phẩm nói trên là điều thiết yếu để hiểu được triển vọng cây sắn. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 24 Chủ đề 1: Thị trường và thương mại khu vực Bức tranh về nông hộ nhỏ trồng sắn trên một nửa ha tại một bản miền núi thuộc tỉnh Sơn La dường như bị gạt ra khỏi thị trường thức ăn gia súc Châu Âu, sản xuất ngô tại trung tây Hoa Kỳ và Ủy ban thương mại Chicago. Tuy nhiên, sự dịch chuyển của thị trường toàn cầu tác động tới giá bán tại ruộng mà người nông dân nhận được. Hiểu được bối cảnh thị trường toàn cầu nơi vận hành chuỗi giá trị địa phương (nông dân-thương lái-nhà chế biến) giúp ghi nhận rủi ro thị trường mà người nông dân và các nhà chế biến sẽ gặp phải. Điều này có thể giúp xây dựng các kịch bản thông tin với nông dân và các cơ quan địa phương về tiềm năng cho các chiến lược tăng cường và đa dạng hóa nhằm cải thiện sinh kế cho nông dân. Tài liệu tham khảo 1. Henry, G và Hershey C.H. 1988. Xu hướng, rào cản và cơ hội cho ngành sắn Châu Á: Đánh giá. H. Howeler (Ed.). Chọn tạo sắn, nông học và nghiên cứu có sự tham gia của nông dân tại Châu Á. Hội thảo khu vực lần thứ 5 tại Danzhou, Trung Quốc. 3-8 tháng 11 năm 1996. Trang 3.20. 2. Jackson, James C. Người canh tác và nhà đầu cơ: Doanh nghiệp nông nghiệp của Châu Âu và Trung Quốc tại Malaysia, 1786–1921, Kuala Lumpur: Tạp chí Đại học Malaya, 1968. 3. O’Connor K. (2013) Bên ngoài “Cửa hàng rau quả lạ”: Khoai mì/Sắn/Khoai, hàng hóa bí ẩn của các Đế chế và Toàn cầu hóa: Curry-Machado J. (eds) Lịch sử toàn cầu, Hàng hóa của Vương quốc, Tương tác địa phương. Chuỗi nghiên cứu hậu thực dân và đế chế Cambridge Palgrave Macmillan, London 4. Sánchez, T. và cộng sự (2010). “So sánh tính ổn định keo và dán của sáp và bột thông thường từ Cà chua, ngô và gạo với tinh bột sắn và sáp với áp lực nhiệt độ, hóa chất và cơ khí » Tạp chí nông nghiệp và hóa chất thực phẩm 58(8): 5093-5099. 5. Sathirathai, S. và A. Siamwalla (1987). ‘ Luật GATT, Thương mại nông nghiệp và các nước đang phát triển : Bài học từ hai nghiên cứu trường hợp.’ Rà soát kinh tế - Ngân Hàng Thế giới 1(4): 595-618.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs2_4263_2207163.pdf
Tài liệu liên quan