Tài liệu Thi công tổng thể cầu An Giang: PHẦN III
THI CÔNG TỔNG THỂ
GIỚI THIỆU CHUNG
Cầu Mỹ An bắt qua sông Băng Cung, là tuyến đường nối liền hai xã Mỹ An và Mỹ Hưng thuộc huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Đây là chiếc cầu quan trọng để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường bộ giữa hai xã Mỹ An và Mỹ Hưng, vị trí xây dựng cầu phù hợp với quy hoạch tổng thể của hai xã, giải quyết mối quan hệ giao thông của hai xã, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng ách tắc giao thông nội địa. Trục đường này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của hai xã nói chung và của khu vực nói riêng.
Vì vậy, việc xây dựng cầu Mỹ An là rất cần thiết để đáp ứng các nhu cầu giao thông khu vực và phát triển kinh tế trong vùng.
Khí hậu Đồng Bằng Sông Cửu Long chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 có gió Tây Nam.
Mùa khô từ tháng 12 đ...
6 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi công tổng thể cầu An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III
THI CÔNG TỔNG THỂ
GIỚI THIỆU CHUNG
Cầu Mỹ An bắt qua sông Băng Cung, là tuyến đường nối liền hai xã Mỹ An và Mỹ Hưng thuộc huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Đây là chiếc cầu quan trọng để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách bằng đường bộ giữa hai xã Mỹ An và Mỹ Hưng, vị trí xây dựng cầu phù hợp với quy hoạch tổng thể của hai xã, giải quyết mối quan hệ giao thông của hai xã, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng ách tắc giao thông nội địa. Trục đường này sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của hai xã nói chung và của khu vực nói riêng.
Vì vậy, việc xây dựng cầu Mỹ An là rất cần thiết để đáp ứng các nhu cầu giao thông khu vực và phát triển kinh tế trong vùng.
Khí hậu Đồng Bằng Sông Cửu Long chia làm hai mùa rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 có gió Tây Nam.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau có gió Đông Bắc.
Lượng mưa cao thường tập trung vào tháng 8 – 9 hàng năm.
Tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.800ml/năm.
Nhiệt độ cao đều trong năm trung bình khoảng 27 – 300C.
CÔNG TÁC ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
Trong thời gian thi công phần cầu hầu như không ảnh hưởng đến vấn đề giao thông.
YÊU CẦU VẬT LIỆU CHỦ YẾU - TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN – CHUẨN BỊ MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
Dầm bê tông được mua ở nhà máy Bê tông Châu thới ( Cty CTGT 620 ). Cự ly vận chuyển > 100Km ( giả thiết điều kiện vận chuyển bằng đường bộ thuận lợi ).
Xi măng : Dùng loại PC30 sản xuất trong nước .
Thép được vận chuyển từ Thành Phố Hồ Chí Minh.
* Cốt thép thường loại AI, AII hoặc loại có thông số kỹ thuật tương đương.
* Thép cường độ cao Loại sợi F 12.7mm và 15.2mm.
Cát : cát hạt thô loại cát núi hoặc cát sông với modul kích cở hạt từ 1,6 trờ lên hàm lượng bụi sét không vượt quá 2% . Cát có thể được lấy từ các mỏ vật liệu có tại khu vực .
Đá dăm dùng loại đá 1x2 cm , cường độ chịu nén R 600 kg/cm2. Hàm lượng bụi sét không quá 1% .
Gối dầm dùng loại gối cao su.
Bê tông nhựa theo quy trình thi công và nghiêm thu mặt đường bê tông nhựa 22 TCN -22-90 , dùng loại nhiều đá dăm (hàm lượng đá dăm 50%), nhựa đường dùng loại có trị số kim lún 60/70.
Nhựa bám dính : dùng loại nhựa pha dầu hay loại nhựa nhũ tương.
Nước dùng cho đổ bê tông là loại nước đảm bảo không chứa các khoáng chất ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông .
Do khu vực xây dựng có khu đất tương đối trống nên có thể dùng mặt bằng để bố trí công trường như : Nhà ở của công nhân, nhà ăn, kho vật liệu, nhà bảo vệ, xưởng sản xuất … cũng như văn phòng phục vụ công tác chỉ đạo thi công.
TỔ CHỨC THI CÔNG
Thi công mố :
Bước 1 : Chuẩn bị và san ủi mặt bằng.
Chuẩn bị vật tư thiết bị.
San ủi mặt bằng thi công.
Bước 2: Định vị tim móng và đóng cọc.
Chuẩn bị vật tư máy móc thi công.
Dùng máy kinh vĩ xác định vị trí tim móng.
Dùng cần cẩu 25T cẩu cọc tập trung đến gần nơi đóng cọc.
Tiến hành đóng cọc đến độ cao thiết kế .
Nghiệm thu móng cọc.
Bước 3: Thi công bê tông mố cầu.
Gia công đầu cọc.
Vệ sinh hố móng.
Rải bê tông tạo phẳng M100 dày 10cm.
Lắp dựng ván khuôn cốt thép bệ mố.
Lắp dựng ván khuôn ,gia công cốt thép bệ kê gối.
Đổ bê tông bệ kê gối.
Thi công tường đỉnh ,tường cánh.
Thi công đá kê gối.
Hoàn thiện các phần còn lại của mố.
Thi công trụ :
Bước 1: Định vị tim móng ,khoan tạo lỗ và đổ bê tông cọc.
Tập kết vật tư máy móc thi công .
Dùng máy kinh vĩ xác định vị trí tim móng.
Tiến hành đóng cọc định vị bằng búa rung.
Lắp khung định vị.
Rung hạ ống vách dẩn hướng D=1020, t=8mm.
Tiến hành khoang tạo lổ ,trong lúc khoang kết hợp vữa bentonite bổ sung.
Vệ sinh hố khoang bằng cách thay vữa bentonite theo phương pháp tuần hoàn nghịch
Tiến hành kiểm tra mùn khoan dưới đáy lỗ khoan.
Bước 2: Gia công –Lắp hạ lồng thép –Thi công bê tông cọc
Gia công lồng thép.
Dùng cần cẩu hạ lồng thép ( tránh làmsụp lỡ lỗ khoan ).
Kiểm tra lồng thép sau khi hạ đến cao độ thiết kế .
Lắp ống dẩn và tiến hành thi công bê tông cọc bằng ống rứt thẳng đứng.
Kiểm tra chất lượng cọc.
Bước 3:Thi công bê tông bệ –thân trụ.
Rung hạ cọc định vị bằng búa rung.
Rung hạ vòng vây cọc ván thép.
Lắp vành đai khung chống.
Đổ bê tông bịt đáy bằng phương pháp đổ bê tông trong nước, sau đó tiến hành hút nước hố móng.
Xử lý đầu cọc khoan nhồi.
Vệ sinh hố móng.
Rải bê tông tạo phẳng M100 dày 10cm.
Lắp dựng ván khuôn cốt thép bệ thụ.
Đổ bê tông bệ trụ.
Lắp dựng ván khuôn cốt thép thân thụ.
Đổ bê tông thân trụ.
Lắp dựng ván khuôn ,gia công cốt thép bệ kê gối.
Đổ bê tông bệ kê gối.
Hoàn thiện các phần còn lại của trụ.
Sau khi bê tông đã đủ cường độ, tháo dở ván khuôn, phụ tạm và thanh thoải lòng sông.
Biện pháp thi công chủ đạo nhịp cầu dẫn:
Giai đoạn I :
Chuẩn bị vật tư máy móc thi công.
Dùng cần cẩu đứng trên bờ cẩu lắp dầm vào vị trí.
Sau khi cẩu lắp xong đủ số lượng dầm của một nhịp, tiến hành chuyển sang cẩu lắp dầm của nhịp tiếp theo.
Giai đoạn II :
Chuẩn bị vật tư máy móc thi công.
Lắp dựng đà giáo, ván khuôn ddầm ngang.
Công tác cốt thép dầm ngang.
Tiến hành thi công bê tông dầm ngang.
Giai đoạn III :
Sau khi bê tông dầm ngang đủ cường độ tiến hành lắp dựng đà giáo, ván khuôn thi công bản mặt cầu.
Công tác cốt thép bản mặt cầu.
Thi công bê tông bản mặt cầu.
Hoàn thiện các phần còn lại, thu dọn giải phóng mặt bằng.
Biện pháp thi công chủ đạo kết cấu nhịp liên tục :
Giai đoạn I :
Thi công khối đúc hẫng trụ T4:
Chuẩn bị vật tư máy móc thi công.
Lắp đà giáo mở rộng trụ T4.
Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, ống ghen cho cáp DƯL, đổ bê tông khối đỉnh trụ.
Khi BT đạt cường độ, tiến hành căng kéo các thanh neo D 32 để neo các khối đỉnh trụ vào thân trụ và kéo cáp DƯL cho khối đỉnh trụ.
Lắp đặt xe đúc và ván khuôn để thi công các khối hẫng theo phương pháp cân bằng.
Thi công khối 10m tại vị trí trụ T3:
Lắp đà giáo trụ tạmthi công khối 10m.
Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, ống ghen cho cáp DƯL.
Đổ bê tông khối 10m.
Khi BT đạt cường độ, tiến hành căng cáp DƯL cho khối 10m.
Thi công khối hợp long số 1 :
Lắp đặt xe đúc ván khuôn thi công khối hợp long số 1.
Đổ bê tông khối hợp long.
Căng cáp DƯL sau khi bê tông đạt cường độ.
Tháo dỡ ván khuôn, xe đúc và hoàn thiện các phần còn lại.
Giai đoạn II :
Thi công khối đúc hẫng tại trụ T5.
Thi công khối 10m tại vị trí trụ T6.
Thi công khối hợp long số 2.
Thi công khối hợp long số 3.
Ghi chú : Trình tự thi công các khối đúc hẫng và các khối hợp long ở các giai đoạn đều tương tự nhau.
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Trong thời gian thi công thực hiện dự án, môi trường có thể bị ô nhiễm nặng nếu đơn vị thi công không có biện pháp thi công phù hợp hoặc biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp như: bụi đất phát sinh thêm do thi công nền, tiếng ồn, khói bụi do động cơ thiết bị thi công, sình lầy dơ bẩn nếu thi công trong mùa mưa…
Để khắc phục nhằm hạn chế thấp nhất đến việc ảnh hưởng môi trường trong quá trình thực hiện dự án cần thực hiện các biện pháp sau :
Khi di chuyển vật liệu xây dựng, nhất là đất nền, phải có phủ bạt che, phải bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình chuyên chở vật liệu.
Phải có biện pháp chống bụi trong quá trình thi công như phun nước, che chắn.
Có biện pháp kiểm tra các thiết bị để giảm tiếng ồn, khói bụi…
Nơi nấu nhựa phải xa khu vực dân cư và phải có dụng cụ phòng cháy chữa cháy cần thiết.
Đơn vị thi công phải có biển báo đầy đủ, thích hợp. Đề ra kế hoạch thi công phù hợp, thi công theo phương pháp cuốn chiếu, gọn gàng, dứt điểm.
Đơn vị thi công phải có biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra tình trạng hư hỏng , sụp lở đất đai khu vực xung quanh, không làm hư hại các công trình khác trong khu vực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cầu Bê Tông Cốt Thép , Tập 1 : PGS.PTS Nguyễn Viết Trung – KS. Hoàng Hà
2. Cầu Bê Tông Cốt Thép, Tập2 : PGS.PTS Nguyễn Viết Trung - TS. Hoàng Hà – KS Nguyễn Ngọc Long.
3. Các Ví Dụ Tính Toán Cầu Bê Tông Cốt Thép : PGS.PTS Nguyễn Viết Trung – KS. Hoàng Hà.
4. Thiết Kế Cầu Bê Tông Cốt Thép Và Cầu Thép Trên Đường ô tô : TCVN-272-05
5. Thi Công Móng Trụ Mố Cầu : Nguyễn Trâm - Nguyễn Tiến Oanh – Lê Đình Tâm – Phạm Duy Hoà.
6. Th Công Cầu Bê Tông Cốt Thép : Nguyễn Trâm - Nguyễn Tiến Oanh – Lê Đình Tâm.
7. Mố Trụ Cầu : Nguyễn Minh Nghĩa – Dương Minh Thu
ˆ8. Hướng Dẫn Thiết Kế : Nguyễn Minh Nghĩa – Nguyễn Văn Nhậm – Trần Đức Nhiệm - Nguyễn Viết Trung.
9. Nền Và Móng Công Trình Cầu Đường : Bùi Anh Định - Nguyễn Sỹ Ngọc.
10. Quy Trình 1979 Bộ Giao Thông Vận Tải; Quy Trình TCVN-27205 Bộ Giao Thông Vận Tải
11. Thiết Kế Đường Ô Tô , Tập 1 : Đỗ Bá Chương
12. Thiết Kế Đường Ô Tô , Tập 2 : Nguyễn Xuân Trục – Dương Ngọc Hải – Nguyễn Quang Chiêu.
13. Xây Dựng Nền Đường Ô Tô : Nguyễn Quang Chiêu – Dương Ngọc Hải Nguyễn Khải.
14. Và Các Tài Liệu Khác …
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 09 THI CONG.doc