Tài liệu Thi công cọc trong thi công ngầm: Phần iii : thi công
thi công phần ngầm
a.thi công cọc
I. Đánh giá điều kiện địa chất công trình:
Theo báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT, ta thấy nền đất công trình khá bằng phẳng, trong phạm vi chiều sâu lỗ khoan là 42 m gồm các lớp đất sau: Nước ngầm có ở lớp 2(-4m).
Lớp 1:Đất lấp
Lớp 2:Sét pha dẻo mềm(5.8m)
Lớp 3:Sét pha dẻo cứng(20.6m).
Lớp 4:Sét pha dẻo chảy(8.6m).
Lớp 5:Cát hạt mịn xốp(5.5m).
Lớp 6:Sỏi cuội(>7.5m).
II. Phương án thi công cọc BTCT:
1,phương án thi công cọc khoan nhồi
Đánh giá:
* Ưu điểm:
Chế tạo cọc tại chỗ nên bớt được khâu vận chuyển, bốc xếp
Cọc có chiều dài tuỳ ý mà không phải nối và các chi tiết nối phức tạp
Có thể sử dụng ở nhiều địa tầng khác nhau, có thể đưa cọc xuống rất sâu kể cả vào sâu trong tầng đất cứng như tầng đá gốc
Sức chịu tải của cọc lớn nên giảm bớt số lượng cọc cần thi công, giảm bớt thời gian thi công, giảm bớt kích thước đài cọc
ít gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận, đặc biệt thuận lợi khi thi công trong thành ph...
55 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thi công cọc trong thi công ngầm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần iii : thi công
thi công phần ngầm
a.thi công cọc
I. Đánh giá điều kiện địa chất công trình:
Theo báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT, ta thấy nền đất công trình khá bằng phẳng, trong phạm vi chiều sâu lỗ khoan là 42 m gồm các lớp đất sau: Nước ngầm có ở lớp 2(-4m).
Lớp 1:Đất lấp
Lớp 2:Sét pha dẻo mềm(5.8m)
Lớp 3:Sét pha dẻo cứng(20.6m).
Lớp 4:Sét pha dẻo chảy(8.6m).
Lớp 5:Cát hạt mịn xốp(5.5m).
Lớp 6:Sỏi cuội(>7.5m).
II. Phương án thi công cọc BTCT:
1,phương án thi công cọc khoan nhồi
Đánh giá:
* Ưu điểm:
Chế tạo cọc tại chỗ nên bớt được khâu vận chuyển, bốc xếp
Cọc có chiều dài tuỳ ý mà không phải nối và các chi tiết nối phức tạp
Có thể sử dụng ở nhiều địa tầng khác nhau, có thể đưa cọc xuống rất sâu kể cả vào sâu trong tầng đất cứng như tầng đá gốc
Sức chịu tải của cọc lớn nên giảm bớt số lượng cọc cần thi công, giảm bớt thời gian thi công, giảm bớt kích thước đài cọc
ít gây ảnh hưởng tới các công trình lân cận, đặc biệt thuận lợi khi thi công trong thành phố
Còn có thể kiểm tra lại sơ bộ địa tầng
* Nhược điểm:
Khó kiểm soát được chất lượng cọc sau khi thi công
Chất lượng cọc phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật thi công, giám sát
Dễ có những khuyết tật do việc thi công trong đất có thể xảy ra những điều không lường trước được
+ Tiết diện cọc không đều
+ Bêtông cọc bị rỗ do xi măng bị tróc
+ Lệch hoặc bị tụt lồng cốt thép khi rút chống vách
+ Chất lượng bêtông giảm do bùn hoà vào bêtông, bêtông dễ bị phân tầng nếu không đảm bảo yêu cầu bê tông khi đổ
+ Cốt thép không được bê tông bảo vệ do chỗ cốt thép lòi ra không có bê tông do khi đổ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
+ Thi công phụ thuộc vào thời tiết
+ Công trường rất khó giữ vệ sinh và đòi hỏi có điều kiện an toàn cao do máy móc sử dụng điện, thuỷ lực nhiều trong môi trường có nhiều có nhiều nước
2,đánh giá và lựa chọn phương án cọc:
từ những ưu và nhược điểm trên của cọc khoan nhồi cho nên trong những năm gần đây rất nhiều công trình xây dựng ở nước ta (do Việt Nam hay nước ngoài đầu tư) sử dụng phương án móng cọc khoan nhồi. Với những công trình cao tầng như hiện nay, tải trọng của cọc truyền xuống móng là rất lớn. Mặt khác nhiều công trình xây dựng cao tầng đều nằm trong trung tâm thành phố, xung quanh đều có các công trình đã được xây từ trước. Hơn nữa lớp địa chất Vũng Tàu phía trên rất kém .Vì vậy những giải pháp móng quen thuộc từ trước đến nay khó mà đáp ứng được những công trình như vậy .Việc đưa cọc nhồi vào xây dựng móng nhà cao tầng đã giải quyết được hầu hết các yêu cầu trên. Chiều sâu cọc cắm vào trong đất có thể tới 40 á 80 m, sức chịu tải của mỗi cọc lên đến trên nghìn tấn, khi thi công ít gây trấn động làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh.
Tuy nhiên việc thi công cọc khoan nhồi đòi hỏi chất lượng rất cao, giá thành một cọc khá lớn, không cho phép xảy ra sơ sót nhỏ nào trong dây truyền thi công. Vì vậy khi thi công cọc khoan nhồi đòi hỏi thiết bị thi công hiện đại, đội ngũ công nhân và kỹ sư giàu kinh nghiệm. Dựa vào tình hình thực tế thi công cọc nhồi của các đơn vị xây dựng ta thấy chúng ta có đủ khả năng thi công cọc nhồi cho công trình để đảm bảo khả năng chịu lực cho công trình .
Qua những nhận xét trên kết hợp với điều kiện thực tế của địa chất công trình và vị trí ,quy mô của công trình ta lựa chọn phương án cọc khoan nhồi là hợp lý nhất.
III. Thi công cọc khoan nhồi :
Ta tiến hành thi công cọc khoan nhồi trước rồi mới đào hố móng.
Trong thiết kế phần móng cọc ta chọn hai đường kính cọc là cọc f800 và f700 có chiều dài phần cọc trong đất là 42 m ,cọc ngàm vào đài 0.35 m với cọcf800 và 0,35m với cọc f700,mặt đài cách mặt đất tự nhiên –2,6m.
1. Lựa chọn phương án thi công cọc nhồi:
a.Phương pháp thi công dùng ống vách:
Với phương pháp này ta phải đóng ống chống đến độ sâu 12 m và đảm bảo việc rút ống chống lên được.Việc đưa ống và rút ống qua các lớp địa chất không dễ nhất là qua các lớp cát nên việc hạ ống vách phải tính đến công suất của máy
b. Phương pháp thi công bằng guồng xoắn:
Phương pháp này tạo lỗ bằng cách dùng cần có ren xoắn khoan xuông đất. Đất được đưa lên nhờ vào các ren đó. Với phương pháp này việc đưa đất cát và sỏi lên không thuận tiện mà tầng cát trên thực tế lại sâu nên không sử dụng phương án này
c. Phương pháp thi công phản tuần hoàn (thổi rửa):
Phương pháp khoan lỗ phản tuần hoàn,máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất, dung dịch Bentonite được bơm xuống để giữ thành hố đào. mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy lên từ hố khoan đưa vào bể lắng. Lọc tách dung dịch Bentonite cho quay lại và mùn khoan ướt được bơm vào xe téc và vận chuyển ra khỏi công tường. Khi lượng cát bùn không thể lấy được bằng cần khoan ta có thể dùng các cách sau để rút bùn lên:
- Dùng máy hút bùn
- Dùng bơm đặt chìm
- Dùng khí đẩy bùn
- Dùng bơm phun tuần hoàn.
Đối với phương pháp này việc sử dụng dung dịch giữ vách hố khoan rất khó khăn,hiện nay chỉ có trung quốc vẫn áp dụng rộng rãi và tại việt nam ở một số đơn vị xây dựng liên doanh với trung quốc
d. Phương pháp thi công gầu xoay và dung dịch Bentonite giữ vách:
Phương phàp này lấy đất lên bằng gầu xoay có đường kính bằng đường kính cọc và được gắn trên cần Kelly của máy khoan. Gầu có răng cắt đất và nắp để đổ đất ra ngoài.
Dùng ống vách bằng thép( được hạ xuống bằng máy rung tới độ sâu 6-8m) để giữ thành, tránh sập vách khi thi công. Còn sau đó vách được giữ bằng dung dịch vữa sét Bentonite.
Khi tới độ sâu thiết kế, tiến hành thổi rửa đáy hố khoan bằng phương pháp: Bơm ngược, thổi khí nén, nếu chiều dày lớp mùn đáy >5m thì phải khoan lại lớp mùn đáy sau dùng một trong các phương pháp trên. Độ sạch của đáy hố được kiểm tra bằng hàm lượng cát trong dung dịch Bentonite. Lượng mùn còn sót lại được lấy ra nốt khi đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng.
Đối với phương pháp này Bentonite được tận dụng lại thông qua máy lọc( có khi tới 5-6 lần)
e. Lựa chọn phương án:
Từ công nghệ thi công các phương pháp trên cùng với mức độ ứng dụng thực tế và các yêu cầu về máy móc thiết bị ta chọn phương pháp thi công tạo lỗ dùng gầu xoay và dung dịch Bentonite giữ vách
2. Các bước tiến hành thi công cọc khoan nhồi :
Quy trình thi công cọc nhồi bằng máy khoan gầu tiến hành theo trình tự sau:
+công tác chuẩn bị
+ Định vị tim cọc và đài cọc .
+ Hạ ống vách .
+ Khoan tạo lỗ .
+ Lắp đặt cốt thép .
+ Thổi rửa đáy hố khoan .
+ Đổ bê tông .
+ Rút ống vách .
+ Kiểm tra chất lượng cọc .
Quy trình thi công được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
a.công tác chuẩn bị:
để thực hiện việc thi công cọc khoan nhồi đạt kết quả tốt cần thực hiện tốt các công tác các khâu chuẩn bị sau:
Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế, tài liệu thiết kế địa chất công trình và các yếu cầu kỹ thuật chung cho cọc khoan nhồi, yêu cầu kỹ thuật riêng của người thiết kế.
Lập phương án kỹ thuật thi công, cân đối giữa tiến độ, tổ hợp thiết kế nhân lực và giải pháp mặt bằng.
Nghiên cứu, thiết kế mặt bằng thi công, coi mặt bằng thi công có phần tĩnh, có phần động theo thời gian gồm thứ tự thi công cọc, đường di chuyển của máy đào, đường cấp và thu hồi dung dịch Bentonite, đường vận chuyển BT và cốt thép đến cọc, đường vận chuyển phế liệu ra khỏi công trường, đường thoát nước kể cả khi gặp mưa lớn và những yêu cầu khác của thiết kế mặt bằng như lán trại, nhà làm việc, kho bãi, khu gia công ..
Kiểm tra việc cung cấp các nhu cầu về điện nước cho công trường.
Điện phục vụ cho thi công lấy từ hai nguồn :
Lấy qua trạm biên thế khu vực.
Sử dụng máy phát điện dự phòng .
Nước phục vụ cho công trình :
Nguồn nước lấy từ giến khoan trực tiếp dưới lòng đất để giảm chi phí xây dựng và chủ động nguồn nước trong thi công công trình .
Đường thoát nước được thải ra đường thoát nước chung của thành phố.
Xem xét khả năng cung cấp và chất lượng vật tư, cốt thép, bêtông của đơn vị thi công.
xem xét khả năng gây ảnh hưởng đến khu vực và công trình lân cận để có thể đưa ra biện pháp xử lí thích hợp về: môi trường, bụi, tiếng ồn, vệ sinh công cộng, giao thông,lún nứt công trình có sẵn vv..
Chuẩn bị mặt bằng:
- Công trình xây dựng trên nền nền tương đối bằng phẳng không cần san lấp nhiều.
Công trình nằm trong thành phố nên việc vận chuyển vật liệu, đất đá hầu như chỉ có thể tiến hành vào ban đêm chú ý các điều kiện về vệ sinh môi trường như xe chở nguyên vật liệu phải có bạt che , hạn chế tối đa nguyên vật liệu rơi rớt xuống đường.
-Việc tháo dỡ các công trình cũ cần chú ý khâu an toần cho công nhân và chú ý vệ sinh môi trường đô thị bằng cách cho căng bạt chắn bụi .
- Theo tài liệu khảo sát trên phạm vi mặt bằng: Phía dưới lòng đất trong phạm vi mặt bằng không có hệ thống kỹ thuật ngầm chạy qua do vậy ta không cần đề phòng đào phải hệ thống ngầm chôn dưới đất khi đào hố móng.
b.Định vị tim cọc.
Từ hệ thống mốc dẫn trắc đạc,xác định vị trí tim cọc "0" bằng hai máykinh vĩ đặt ở 2 trục x,y sao cho hình chiếu của chúng vuông góc với nhau về tâm "0". Sau đó trên cơ sở tim cọc đã định vị được, dùng thước thép với sự trợ giúp của máy kinh vĩ xác định 4 điểm mốc kiểm tra (4 cọc tiêu bằng gỗ). Các cọc tiêu này cách mép cọc sẽ khoan 1,5m. Cọc tiêu này sẽ là cơ sở để xác định chính xác vị trí của cọc trong quá trình khoan.
Sau khi định vị xong tim cọc , đưa máy khoan
vào vị trí để khoan trước một số gầu. Mục đích là nhằm định vị để đưa ống vách xuống.
Việc định vị được tiến hành trong thời gian dựng ống vách. ở đây có thể nhận thấy ống vách có tác dụng đầu tiên là đảm bảo cố định vị trí của cọc. Trong quá trình lấy đất ra khỏi lòng cọc, cần khoan sẽ được đưa ra vào liên tục nên tác dụng thứ hai của ống vách là đảm bảo cho thành lỗ khoan phía trên không bị sập, do đó cọc sẽ không bị lệch khỏi vị trí. Mặt khác, quá trình thi công trên công trường có nhiều thiết bị, ống vách nhô một phần lên mặt đất sẽ có tác dụng bảo vệ hố cọc, đồng thời là sàn thao tác cho công đoạn tiếp theo.
b. Hạ ống vách (ống casine)
Sau khi định vị xong vị trí tim cọc, quá trình hạ ống vách
được thực hiện bằng thiết bị rung. Đường kính ống D = 1200mm.
Máy rung kẹp chặt vào thành ống và từ từ ấn xuống; khả năng
chịu cắt của đất sẽ giảm đi do sự rung động của thành ống vách.
ống vách được hạ xuống độ sâu thiết kế (6,4 m). Trong quá trình
hạ ống, việc kiểm tra độ thẳng đứng được thực hiện liên tục bằng
cách điều chỉnh vị trí của máy rung thông qua cẩu.
- Thiết bị: ống vách có kích thước và cấu tạo như sau:
Búa rung được sử dụng có nhiều loại. Có thể chọn đại diện búa rung Ice416
- Quá trình hạ ống vách:
+ Đào hố mồi :
Khi hạ ống vách của cọc đến độ sâu 6,4m, bằng phương pháp rung kéo dài khoảng 10 phút, quá trình rung với thời gian dài, ảnh hưởng toàn bộ các khu vực lân cận. Để khắc phục hiện tượng trên, trước khi hạ ống vách người ta dùng máy đào thủy lực, đào một hố sâu 2,5m rộng 1,5 x1,5m ở chính vị trí tim cọc. Sau đó lấp đất trả lại. Loại bỏ các vật lạ có kích thước lớn gây khó khăn cho việc casine đi xuống. Công đoạn này tạo ra độ xốp và độ đồng nhất của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiệu chỉnh và việc nâng hạ casine thẳng đứng đúng tâm.
+Chuẩn bị máy rung:
Dùng cẩu chuyển trạm bơm thủy lực, ống dẫn và máy rung ra vị trí thi công.
+Lắp máy rung vào ống vách:
Cẩu đầu rung lắp vào đỉnh casine, cho bơm thủy lực làm việc, mở van cơ cấu kẹp để kẹp chặt máy rung với casine. áp suất kẹp đạt 300bar, tương đương với lực kẹp 100 tấn, cho rung nhẹ để rút casine đưa ra vị trí tâm cọc.
+ Rung hạ ống vách:
Từ hai mốc kiểm tra đặt thước để chỉnh cho vách casine vào đúng tim. Thả phanh cho vách cắm vào đất, sau đó lại phanh giữ. Ngắm kiểm tra độ thẳng đứng. Cho búa rung chế độ nhẹ, thả phanh từ từ cho vách chống đi xuống, vừa rung vừa kiểm tra độ nghiêng lệch ( nếu casine bị nghiêng, xê dịch ngang thì dùng cẩu lái cho casine thẳng đứng và đúng tâm) cho tới khi xuống hết đoạn dẫn hướng 2,5m. Bắt đầu tăng cho búa hoạt động ở chế độ mạnh, thả phanh trùng cáp để casine xuống với tốc độ lớn nhất.
Vách chống được rung cắm xuống đất tới khi đỉnh của nó cách mặt đất 6.4m thì dừng lại. Xả dầu thuỷ lực của hệ rung và hệ kẹp, cắt máy bơm. Cẩu búa rung đặt vào giá. Công đoạn hạ ống được hoàn thành.
Chú ý: Khi hạ ống vách nếu áp lực ở đồng hồ lớn thì ta phải thử nhổ ngược lại và nhổ ống vách lên chừng 2cm, nếu công việc này dễ dàng thì ta mới được phép đóng ống dẫn xuống tiếp.
Do ống vách có nhiệm vụ dẫn hướng cho công tác khoan và bảo vệ thành hố khoan khỏi bị sụt lở của lớp đất yếu phía trên, nên ống vách hạ xuống phải đảm bảo thẳng đứng. Vì vậy, trong quá trình hạ ống vách việc kiểm tra phải được thực hiện liên tục bằng các thiết bị đo đạc và bằng cách điều chỉnh vị trí của búa rung thông qua cẩu.
c. Công tác khoan tạo lỗ.
Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm. Trước khi khoan, ta cần làm trước một số công tác chuẩn bị sau:
- Công tác chuẩn bị:Trước khi tiến hành cần thực kiện một số công tác chuẩn bị như sau:
+Đặt áo bao: Đó là ống thép có đường kính 1,6m-1,7m, cao 0,7m-1m để chứa dung dịch sét bentonite, áo bao được cắm vào đất 0,3-0,4m nhờ cần cẩu và thiết bị rung.
Lắp đường ống dẫn dung dịch bentonite từ máy trộn và bơm ra đến miệng hố khoan, đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch bentonite về bể lọc.
+Trải thép tấm dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo độ ổn định của máy trong quá trình làm việc, chống sập lở miệng lỗ khoan. Việc trải thép tấm phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 mép tôn lớn hơn đường kính ngoài cọc 10cm để đảm bảo cho mỗi bên rộng ra 5cm.
+Điều chỉnh và định vị máy khoan nằm ở vị trí thăng bằng và thẳng đứng; có thể dùng gỗ mỏng để điều chỉnh, kê dưới dải xích. Trong suốt quá trình khoan luôn có 2 máy kinh vĩ để điều chỉnh độ thăng bằng và thẳng đứng của máy và cần khoan; hai niveau phải đảm bảo về số 0.
+Kiểm tra, tính toán vị trí để đổ đất từ hố khoan đến các thiết bị vận chuyển lấy đất mang đi.
+Kiểm tra hệ thống điện nước và các thiết bị phục vụ, đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục không gián đoạn.
- Yêu cầu đối với dung dịch Bentonite:
Dưới áp lực thuỷ tĩnh của bentonite trong hố thành hố đào đựoc giữ một cách ổn định. Nhờ khả năng này mà thành hố khoan không bị sụt lở đảm bảo an toàn cho thành hố và chất lượng thi công.Dung dịch Bentonite trước khi dùng để khoan cần có các chỉ số sau:
+pH>7
+ Tỉ trọng: 1,02-1,15t/m3.
+ Độ nhớt: 29-50giây.
+ Hàm lượng cát: <6%.
+Hàm lượng Bentonite trong dung dịch:2-6%
Công tác khoan :
+Hạ mũi khoan:Mũi khoan được hạ thẳng đứng xuống tâm hố khoan với tốc độ khoảng 1,5m/s.
+Góc nghiêng của cần dẫn từ 78,50á830, góc nghiêng giá đỡ ổ quay cần kelly cũng phải đạt 78,50á830 thì cần kelly mới đảm bảo vuông góc với mặt đất.
+Mạch thuỷ lực điều khiển đồng hồ phải báo từ 45á55 (kG/cm2). Mạch thuỷ lực quay mô tơ thuỷ lực để quay cần khoan, đồng hồ báo 245 (kG/cm2) thì lúc này mô men quay đã đạt đủ công suất.
Quá trình khoan:
+ Khi mũi khoan đã chạm tới đáy hố máy bắt đầu quay.
+ Tốc độ quay ban đầu của mũi khoan chậm khoảng 14-16 vòng/phút, sau đó nhanh dần 18-22 vòng/phút.
+ Trong quá trình khoan, cần khoan có thể được nâng lên hạ xuống 1-2 lần để giảm bớt ma sát thành và lấy đất đầy vào gầu.
+ Nên dùng tốc độ thấp khi khoan (14 v/p) để tăng mô men quay. Khi gặp địa chất rắn khoan không xuống nên dùng cần khoan xoắn ruột gà (auger flight) có lắp mũi dao (auger head) F1000 để tiến hành khoan phá nhằm bảo vệ mũi dao và bảo vệ gầu khoan; sau đó phải đổi lại gầu khoan để lấy hết phần phôi bị phá.
+ Chiều sâu hố khoan được xác định thông qua chiều dài cần khoan.
Rút cần khoan:
Việc rút cần khoan được thực hiện khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan; từ từ rút cần khoan lên với tốc độ khoảng 0,3á0,5 m/s. Tốc độ rút khoan không được quá nhanh sẽ tạo hiệu ứng pít-tông trong lòng hố khoan, dễ gây sập thành. Cho phép dùng 2 xi lanh ép cần khoan (kelly bar) để ép và rút gầu khoan lấy đất ra ngoài.
Đất lấy lên được tháo dỡ,đổ vào nơi qui định và vận chuyển đi nơi khác.
Yêu cầu:Trong quá trình khoan người lái máy phải điều chỉnh hệ thống xi lanh trong máy khoan dể đảm bảo cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng. Độ nghiêng của hố khoan không được vượt quá 1% chiều dài cọc
Khi khoan qua chiều sâu của ống vách, việc giữ thành hố được thực hiện bằng vữa bentonite.
Trong quá trình khoan, dung dịch bentonite luôn được đổ đầy vào lỗ khoan. Sau mỗi lần lấy đất ra khỏi lòng hố khoan, bentonite phải được đổ đầy vào trong để chiếm chỗ. Như vậy chất lượng bentonite sẽ giảm dần theo thời gian do các thành phầm của đất bị lắng đọng lại.
Hai hố khoan ở cạnh nhau phải khoan cách nhau ít nhất 24h kể từ khi kết thúc đổ BT cọc trước đó để khỏi ảnh hưởng đến bê tông cọc trước.
d. Kiểm tra hố khoan:
Sau khi xong, dừng khoảng 30 phút đo kiểm tra chiểu sâu hố khoan, nếu lớp bùn đất ở đáy lớn hơn 1 m thì phải khoan tiếp nếu nhỏ hơn 1m thì có thể hạ lồng cốt thép.
Kiểm tra độ thẳng đứng và đường kính lỗ cọc: Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi việc bảo đảm đường kính và độ thẳng đứng của cọc là điều then chốt đẻ phát huy được hiệu quả của cọc,do đó ta cần đo kiểm tra cẩn thận độ thẳng đứng và đường kính thực tế của cọc. Để thực hiện công tác này ta dùng máy siêu âm để đo .
Thiết bị đo như sau:
Thiết bị là một dụng cụ thu phát lưỡng dụng gồm bộ phát siêu âm bộ ghi và tời cuốn.Sau khi sóng siêu âm phát ra và đập vào thành lỗ căn cứ váo thời gian tiếp nhận lai phản xạ của sóng siêu âm này để đo cự ly đến thành lỗ từ đó phán đoán độ thẳng đứng của lỗ cọc. Với thiết bị đo này ngoài việc đo đường kính của lỗ cọc còn có thể xác nhận được lỗ cọc có bị sạt lở hay không, cũng như xác định độ thẳng đứng của lỗ cọc.
e. Công tác thổi rửa đáy lỗ khoan
Để đảm bảo chất lượng của cọcvà sự tiếp xúc trực tiếp giữa cọc và nền đất, cầm tiến hành thổi rửa hố khoan trước khi khoan bê tông.
Phương pháp thổi rửa lòng hố khoan: Ta dùng phương pháp thổi khí (airlift).
Việc thổi rửa tiến hành theo các bước sau:
+ Chuẩn bị: Tập kết ống thổi rửa tại vị trí thuận tiện cho thi công kiểm tra các ren nối buộc.
+ Lắp giá đỡ: Giá đỡ vừa dùng làm hệ đỡ của ống thổi rửa vừa dùng để đổ bê tông sau này. Giá đỡ có cấu tạo đặc biệt bằng hai nửa vòng tròn có bản lề ở hai góc. Với chế tạo như vậy có thể dễ dàng tháo lắp ống thổi rửa.
+ Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan. ống thổi rửa có đường kính 25cm, chiều dài mỗi đoạn là 3m. Các ống được nối với nhau bằng ren vuông. Một số ống có chiều dài thay đổi 0,5m , 1,5m , 2m để lắp phù hợp với chiều sâu hố khoan. Đoạn dưới ống có chế tạo vát hai bên để làm cửa trao đổi giữa bên trong và bên ngoài. Phía trên cùng của ống thổi rửa có hai cửa, một cửa nối với ống dẫn F 150 để thu hồi dung dich bentonite và cát về má lọc, một cửa dẫn khí có F 45, chiều dài bằng 80% chiều dài cọc.
+ Tiến hành:
Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong suốt thời gian rửa đáy hố. Khí nén sẽ đẩy vật lắng đọng và dung dịch bentonite bẩn về máy lọc. Lượng dung dịch sét bentonite trong hố khoan giảm xuống. Quá trình thổi rửa phải bổ xung dung dịch Bentonite liên tục. Chiều cao của nước bùn trong hố khoan phải cao hơn mực nước ngầm tại vị trí hố khoan là 1,5m để thành hố khoan mới tạo được màng ngăn nước, không cho nước từ ngoài hố khoan chảy vào trong hố khoan.
Sau khoảng 20 đến 30 phút, kiểm tra lại độ sâu nếu phù hợp với chiều sâu khoan thì được.
f. Thi công cốt thép:
- Trước khi hạ lồng cốt thép, phải kiểm tra chiều sâu hố khoan. Sau khi khoan đợt cuối cùng thì dừng khoan 30 phút, dùng thước dây thước dây thả xuống để kiểm tra độ sâu hố khoan.
- Nếu chiều cao của lớp bùn đất ở đáy còn lại ³1m thì phải khoan tiếp. Nếu chiều sâu của lớp bùn đất Ê 1m thì tiến hành hạ lồng cốt thép.
Hạ khung cốt thép:
Lồng cốt thép sau khi được buộc cẩn thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hố khoan.
+ Dùng cẩu hạ đứng lồng cốt thép xuống. Cốt thép được giữ đúng ở vị trí đài móng nhờ 4 thanh thép F 12. Các thanh này được hàn tạm vào ống vách và có mấu để treo. Mặt khác để tránh sự đẩy trồi lồng cốt thép trong quá trình đổ bê tông, ta hàn 4 thanh thép khác vào vách ống để giữ lồng cốt thép lại.
+ Để đảm bảo lớp bê tông bảo vệ cốt thép, ở các cốt đai có gắn các miếng bê tông . Khoảng cách gữa chúng khoảng 1m.
+ Phải thả từ từ và chắc, chú ý điều khiển cho dây cẩu ở đúng trục kim của khung tránh làm khung bị lăn.
+ Lớp bảo vệ của khung cốt thép là : 10cm.
Công tác gia công cốt thép
- Khi thi công buộc khung cốt thép,phải đặt chính xác vị trí cốt chủ,cốt đai và cốt đứng khung.Để làm cho cốt thép không bị lệch vị trí trong khi đổ bê tông,bắt buộc phải buộc cốt thép cho thật chắc.Muốn vậy,việc bố trí cốt chủ,cốt đai cốt đứng khung,phương pháp buộc và thiết bị buộc,độ dài của khung cốt thép,biện pháp đề phòng khung cốt thép bị biến dạng,việc thi công đầu nối cốt thép,lớp bảo vệ cốt thép...đều phải được cấu tạo và chuyển bị chu đáo.
+ Chế tạo khung cốt thép :
Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt thép được thuận tiện,tốt nhất là được buộc ngay tại hiện trường.Do những thanh cốt thép để buộc khung cốt thép tương đối dài nên việc vận chuyển phải dùng ô tô tải trọng lớn,khi bốc xếp phải dùng cẩn cẩu di động. Ngoài ra khi cất giữ cốt thép phải phân loại nhãn hiệu,đường kính độ dài. Thông thường buộc cốt thép ngay tại những vị trí gần hiện trường thi công sau đó khung cốt thép đươc xắp xếp và bảo quản ở gần hiện trường, trước khi thả khung cốt thép vào lổ lại phải dùng cần cẩu bốc chuyển lại một lần nữa. Để cho nhửng công việc này được thuận tiện ta phải có đủ hiện trường thi công gồm có đường đi không trở ngạiviệc vận chuyển của ô tôvà cần cẩu. Đảm bảo đường vận chuyển phải chịu đủ áp lực của các phương tiện vận chuyển.Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn nên ta khi cất giữ nhiều thì phải xếp lên thành đống, do vậy ta phải buộc thêm cốt thép gia cường.Nhưng nhằm tránh các sự cố xảy ra gây biến dạng khung cốt thép tốt nhất ta ta chỉ xếp lên làm 2 tầng
+ Biện pháp buộc cốt chủ và cốt đai:
Trình tự buộc: Bố trí cự ly cốt chủ như thiết kế 16F25 cho cọc F800,14F25cho cọcF700
. Sau khi cố định cốt dựng khung, sau đó sẽ đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định: 6m đầu F10 - a150, đoạn dưới F10 - a200, có thể gia công trước cốt đai và cốt dựng khung thành hình tròn,dùng hàn điện để cố định cốt đai,cốt giữ khung vào cốt chủ, cự ly được người thợ điều chỉ cho đúng. Điều cần chú ý là dùng hàn điện làm cho chất lượng thép bị giảm yếu
Giá đỡ buộc cốt chủ: Cốt thép cọc nhồi được gia công sẵn thành từng đoạn với độ dài đã có ở phần kết cấu: 12m , sau đó vừa thả vào lỗ vừa nối độ dài.
Do vậy so với các việc thi công các khung cốt thép có đặc điểm: Ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ráp còn phải đảm có đủ cường độ để vận chuyển,bốc xếp,cẩu lắp.Do phải buộc rất nhiều đoạn khung cốt thép giống nhau nên ta cần phải có giá đỡ buộc thép để nâng cao hiệu suất.
+ Biện pháp gia cố để khung cốt thép không bị biến dạng:
Thông thường dùng dây thép để buộc cốt đai vào cốt chủ, khi khung thép bị biến dạng thì dây thép dễ bị bật ra. Điều này có liên quan đến việc cẩu lắp do vậy ta phải bố trí 2 móc cẩu trở lên.
Ngoài ra còn phải áp dụng các biện pháp sau:
ở những chỗ cần thiết phải bố trí cốt dựng khung buộc chặt vào cốt chủ để tăng độ cứng của khung.
Cho dầm chống vào trong khung để gia cố và làm cứng khung ,khi lắp khung cốt thép thì tháo bỏ dầm chống ra. Đặt một cột đỡ vào thành trong hoặc thành ngoài của khung thép.
g. Công tác đổ bê tông:
- Chuẩn bị :
+Thu hồi ống thổi khí
+Tháo ống thu hồi dung dịch bentonite, thay vào đó là phễu đổ hoặc vòi bơm bê tông
+ Đổi ống cấp thành ống thu dung dịch bentonite trào ra do khối bê tông đổ vào chiếm chỗ.
- Thiết bị và vật liệu sử dụng:
Hệ ống đổ bê tông:
Đây là một hệ ống bằng kim loại, tạo bởi nhiều phần tử. Được lắp phía trên một phễu hoặc máng nghiêng. Các mối nối của ống rất khít nhau. Đường kính trong phải lớn hơn 4 lần đường kính cấp phối bê tông đang sử dụng. Đường kính ngoài phải nhỏ hơn 1/2 lần đường kính danh định của cọc.
Chiều dài của ống có chiều dài bằng toàn bộ chiều dài của cọc.
Trước khi đổ bê tông người ta rút ống lên cách đáy cọc 25cm.
- Bê tông sử dụng:
Công tác bê tông cọc khoan nhồi yêu cầu phải dùng ống dẫn do vậy tỉ lệ cấp phối bê tông đòi hỏi phải có sự phù hợp với phương pháp này, nghĩa là bê tông ngoài việc đủ cường độ tính toán còn phải có đủ độ dẻo, độ linh động dễ chảy trong ống dẫn và không hay bị gián đoạn, cho nên thường dùng loại bê tông có:
+ Độ sụt 18 cm .
+ Cường độ thiết kế: Mác 300.
Tại công trình do mặt bằng thi công chật hẹp do vậy công tác bê tông ta không trực tiếp trộn lấy được mà dùng bê tông tươi.
- Đổ bê tông :
+Lỗ khoan sau khi được vét ít hơn 3 giờ thì tiến hành đổ bê tông. Nếu quá trình này quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch tại đáy hố khoan. Khi dặc tính của dung dịch không tốt thì phải thực hiện lưu chuyển dung dịch cho tới khi đạt yêu cầu.
+Trước khi đổ bêtông người ta đặt một nút bấc vào ống đổ để ngăn cách giữa bêtông và dung dịch Bentonite trong ống đổ, sau đó nút bấc này sẽ nổi lên mặt Bentonite trên miệng cọc và được thu hồi
+Khi dung dịch Bentonite được đẩy trào ra thì cần dùng bơm cát để thu hồi kịp thời về máy lọc, tránh không để bê tông rơi vào Bentonite gây tác hại keo hoá làm tăng độ nhớt của Bentonite.
+Khi thấy đỉnh bê tông dâng lên gần tới cốt thép thì cần đổ từ từ tránh lực đẩy làm đứt mối hàn râu cốt thép vào vách.
+Để tránh hiện tượng tắc ống cần rút lên hạ xuống nhiều lấn, nhưng ống vẫn phải ngập trong bê tông như yêu cầu trên.
+ống đổ tháo đến đâu phải rửa sạch ngay. Vị trí rửa ống phải nằm xa cọc tránh nước chảy vào hố khoan.
Khi đổ bê tông ta phải đổ vượt cao trình tính toán 1m .
Để đo bề mặt bê tông người ta dùng quả rọi nặng có dây đo.
Yêu cầu:
+Bê tông cung cấp tới công trường vần có độ sụt đúng qui định 18cm, do đó cần có người kiểm tra liên tục các mẻ bê tông. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng bê tông.
+Thời gian đổ bê tông không vượt quá 5 giờ.
+ống đổ bê tông phải kín, cách nước, đủ dài tới đáy hố.
+Miệng dưới của ống đổ bê tông cách đáy hố khoan 25cm. Trong quá trình đổ miệng dưới của ống luôn ngập sâu trong bê tông 3m.
+Không được kéo ống dẫn bê tông lên khỏi khối bê tông trong lòng cọc.
+Bê tông đổ liên tục tới vị trí đầu cọc.
Xử lý bentonite thu hồi
Bentonite sau khi thu hồi lẫn rất nhiều tạp chất , tỉ trọng và độ nhớt lớn. Do đó Bentonite lấy từ dưới hố khoan lên để đảm bảo chất lượng để dùng lại thì phải qua tái xử lý. Nhờ một sàng lọc dùng sức rung ly tâm, hàm lượng đất vụn trong dung dịch bentonite sẽ được giảm tới mức cho phép.
h. Rút ống vách.
- Tháo dỡ toàn bộ giá đỡ của ống phần trên.
- Cắt 3 thanh thép treo lồng thép.
- Dùng máy rung để rút ống lên từ từ.
- ống chống còn để lại phần cuối cắm vào đất khoảng 2m để chống hư hỏng đầu cọc . Sau 3á5 giờ mới rút hết ống vách.
i. Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.
Đây là công tác rất quan trọng, nhằm phát hiện các thiếu xót của từng phần trước khi tiến hành thi công phần tiếp theo. Do đó, có tác dụng ngăn chặn sai sót ở từng khâu trước khi có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Công tác kiểm tra có trong cả 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đang thi công .
+ Giai đoạn đã thi công xong.
- Kiểm tra trong giai đoạn thi công
Công tác kiểm tra này được thực hiện đồng thời khi mỗi một giai đoạn thi công được tiến hành , và đã được nói trên sơ đồ quy trình thi công ở phần trên.
Sau đây có thể kể chi tiết ở một như sau:
+ Định vị hố khoan:
Kiểm tra vị trí cọc căn cứ vào trục tạo độ gốc hay hệ trục công trình.
Kiểm tra cao trình mặt hố khoan.
Kiểm tra đường kính, độ thẳng đứng, chiều sâu hố khoan.
+ Địa chất công trình:
Kiểm tra, mô tả loại đất gặp phải trong mỗi 2m khoan và tại đáy hố khoan, cần có sự so sánh với số liệu khảo sát được cung cấp.
+ Dung dịch khoan Bentonite:
Kiểm tra các chỉ tiêu của Bentonite như đã trình bày ở phần " Công tác khoan tạo lỗ "..
Kiểm tra lớp vách dẻo ( Cake).
+ Cốt thép:
Kiểm tra chủng loại cốt thép.
Kiểm tra kích thước lồng thép, số lượng thép, chiều dài nối chồng, số lượng các mối nối.
Kiểm tra vệ sinh thép : gỉ, đất cát bám...
Kiểm tra các chi tiết đặt sẵn: bê tông bảo vệ, móc ..
+ Đáy hố khoan :
Đây là công việc quan trọng vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến độ lún nghiêm trọng cho công trình
Kiểm tra lớp mùn dưới đáy lỗ khoan trước và sau khi đặt lồng thép.
Đo chiều sâu hố khoan sau khi vét đáy.
+ Bê tông:
Kiểm tra độ sụt .
Kiểm tra cốt liệu lớn.
- Kiểm tra chất lượng cọc sau khi đã thi công xong.
Công tác này nhằm đánh giá cọc, phát hiện và sửa chữa các khuyết tật đã xảy ra.
Có 2 phương pháp kiểm tra:
+ Gia tải trọng tĩnh:
Đây là phương pháp kinh điển cho kết quả tin cậy nhất.
Đặt các khối nặng thường là bê tông lên cọc để đánh giá sức chịu tải hay độ lún của nó.
Tuy ưu điểm của phương pháp nén tĩnh là độ tin cậy cao nhưng giá thành của nó lại rất đắt, khoảng vài trăm triệu đồng một cọc ( 100-700triệu/cọc tuỳ vào tải trọng).
Chính vì vậy, với một công trình người ta chỉ nén tĩnh 2% tổng số cọc thi công (tối thiểu 2 cọc), các cọc còn lại được thử nghiệm bằng các phương pháp khác.
+ Phương pháp khoan lấy mẫu.
Người ta khoan lấy mẫu bê tông có đường kính 50-150mm từ các độ sâu khác nhau. Bằng cách này có thể đánh giá chất lượng cọc qua tính liên tục của nó.
Cũng có thể đem mẫu để nén để thử cường độ của bê tông.
Tuy phương pháp này có thể đánh giá chính xác chất lượng bê tông tại vị trí lấy mẫu, nhưng trên toàn cọc phải khoan số lượng khá nhiều nên giá thành cũng đẵt.
+ Phương pháp siêu âm
Đây là một trong các phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Phương pháp này đánh giá chất lượng bê tông và khuyết tật của cọc thông qua quan hệ tốc độ truyền sóng và cường độ bê tông. Nguyên tắc là đo tốc độ và cường độ truyền sóng siêu âm qua môi trường bê tông để tìm khuyết tật của cọc theo chiều sâu.
Phương pháp này có giá thành không cao lẵm trong khi kết quả có tin cậy khá cao, nên phương pháp này cũng hay được sử dụng.
*Chọn phương án siêu âmđể kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công.
Qui trình thi công một cọc khoan nhồi
TT
Danh mục công việc
TG Max
1
Định vị tim cọc
20phút
2
Khoan mồi
20
3
Lắp đặt ống vách
15
4
Bơm dung dịch Bentonite
15
5
Công tác khoan
150
6
Nạo vét hố đáy lần 1
30
7
Kiểm tra hố khoan
20
8
Đặt lồng thép
30
9
Lắp ống đổ bê tông
50
10
Thổi rửa đáy hố khoan lần 2
30
11
Đổ bê tông
180
12
Rút ống vách đổ bê tông
20
13
Rút ống vách
20
14
San lấp
20
15
Tổng cộng
620
iv.Tổ chức thi công cọc khoan nhồi:
1.công tác chuẩn bị:
trước khi thi công cần phải chuẩn bị mặt bằng thi công như:
-làm hàng rào quanh khu vực thi công.
-dọn dẹp các chướng ngại vật có trên mặt bằng xung quanh vị trí cọc khoan.
-Quyết định hướng đứng của máy khoan để thuận tiện cho việc vận hành khoan, đổ đất đất thải.
-Lát các tấm thép để tạo chỗ đứng, đường di chuyển của máy khoan.
-Bố trí hệ thống điện, hệ thống cấp,thoát nước.
-Làm các công trình tạm.
-Xác định lưới định vị.
2. xác định lượng vật liệu cho 1 cọc:
a.Bêtông:
V1=21.10m3,
b.Cốt thép:
Một cọc gồm 4 lồng thép, mỗi lồng dài 7m, trong đó:
-1lồng thép có 1625: m1= 16.12.3.85=739.2 (Kg).
-Khối lượng thép đai:
m= 66,54(Kg).
Tổng khối lượng thép 1 cọc:
M=m1+m=739.2+66,54=805.74 (Kg).
c.Lượng đất khoan cho 1 cọc:
V=m.V=1,2.42.(D2/4)=25.32 (m3)
d.khối lượng Bentonite:
Theo Định mức dự toán xây dựng cơ bản , ta có lượng Bentonite cho 1m3dung dịch là:39,26Kg
Do đó lượng Bentonite cần dùng là: 39,26. (D2/4).40=835.59Kg.
3. Chọn máy thi công và xác định nhân công phục vụ cho 1 cọc:
a.Chọn máy khoan cọc:
từ yêu cầu thực tế ta chọn máy HITACHI: KH-100 , có các thông số kỹ thuật sau:
Đặc trưng
KH-100
- Chiều dài giá (m)
- Đường kính lỗ khoan (mm)
- Chiều sâu khoan (m)
- Tốc độ quay của máy (vòng/phút)
- Mômen quay (kN.m)
- Trọng lượng máy (T)
- áp lực lên đất (kg/cm2)
19
600-1500
43
24-12
40-51
36,8
0.077
b.Chọn ôtô vận chuyển:
Khối lượng bêtông 1 cọc:V=21.1m3, do đó ta chọn ôtô vận chuyển mã hiệu: SB 92B có các thông số kỹ thuật sau:
đặc trưng
SB-92B
-Dung tích thùng trộn
-ôtô cơ sở
-Dung tích thùng nước
-công suất động cơ
-Tốc độ quay thùng trộn
-độ cao đổ vật liệu vào
-Thời gian đổ bêtông ra
-Trọng lượng xe (có bêtông)
-Vận tốc trung bình
6m3
KAMAZ-5511
0,75m3
40KW
(9-14,5) phút
3,5m
10 phút
21,85 tấn
30 Km/h
Tốc độ đổ bêtông:0,6m3/phút
Dođó thời gian để đổ xong bêtông 1 xe : t=6/0,6=10 phút.
Vậy để đảm bảo đổ bêtông liên tục, ta dùng 4 xe đi cách nhau 5-10 phút.
c.Chọn máy xúc đất:
để xúc đất đổ lên thùng xe vận chuyển đất khi khoan lỗ cọc, ta dùng máy xúc gầu nghịch dẫn động thuỷ lực loại: EO-3322B1, có các thông số kỹ thuật sau:
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Giá trị
Dung tích gầu (q)
m
0.5
Bán kính nâng gầu (R)
m
7.5
Chiều cao nâng gầu ( h)
m
4.8
Chiều sâu hố đào (H)
m
4.2
Trọng lượng máy
m
14.5
Chu kỳ (t)
Giây
17
Khoảng cách tâm mép bánh xe(a)
m
2.81
Bề rộng xe ( b)
m
2.7
Chiều cao xe (c)
m
3.84
d.Nhân công phục vụ thi công 1 cọc:
-theo định mức dự toán xây dựng cơ bản , số nhân công phục vụ cho 1m3bêtông cọc bao gồm các công việc: chuẩn bị, kiểm tra lỗ khoan và lồng cốt thép, lắp đặt ống đổ bêtông, giữ và nâng dần ống đổ đảm bảo đúng kỹ thuật:
nhân công: 3,5/7 : 1,1 công/1m3.
Mà V=21.1m3
Do đó số nhân công đổ bêtông 1 coc: 1,1.21.1=23 người
e.Chọn cần cẩu:
để cẩu : thùng chứa đất lên ôtô, lồng thép và ống dẫn bêtông.
Theo “định mức dự toán xây dựng cơ bản”, IA6(trang220), để thi công 1 tấn thép cọc nhồi mất 0,12 ca máy của cần cẩu loại 25 tấn , ta chọn cần cẩu bánh xích: XKG-30
Ngoài ra ta còn có các thiết bị thi công khác:
3) Các thiết bị thi công khác.
STT
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Tính năng kĩ thuật
1
Cần trục tự hành bánh xích XKG-30 có L=15m
Cái
1
=14m
2
Bể chứa dung dịch Bentonite
Cái
2
=27 T
3
Máy bơm nước
Cái
2
20m(5x2x2)
4
ống cấp nước rửa
Cái
2
5
ống dẫn dung dịch Bentonite
Cái
1
6
ống thổi rửa
Cái
1
7
ống dẫn bê tông
Bộ
1
mm
8
ống vách 1
Bộ
1
mm
9
ống vách 2
Bộ
1
mm
10
Gầu khoan và gầu làm sạch
Cái
2
mm
11
Máy nén khí
Cái
1
6m/giờ
12
Máy lọc cát
Cái
1
60m/giờ
13
Máy hàn
Cái
1
14
Thép tấm
Tấm
10
1.2x6x0.02m
15
Máy kinh vĩ
Cái
2
16
Máy uốn thép
Cái
1
17
Thiết bị kiểm tra dung dịch Bentonite
Bộ
1
18
Máy phá bê tông TCB-92B
Cái
2
19
Xe ôtô chở bê tông SB-92B
Cái
2
V=6m
20
Ôtô chở đất
Cái
2
V=4m
21
Máy xúc EO-3322B1
Cái
1
Vgầu=0.5m
22
Trạm biến thế
Trạm
1
180KW
4.công tác đào đất
1.lập phương án đào đất
Thực hiện đào đất có hai phương án sau:
a.phương án 1:
+thi công cọc nhồi trước rồi sau đó mới đào đất làm móng cho công trình. Lúc này, cọc nhồi đã có trong đất do đó ta phải kết hợp cả đào đất bằng máy và đào đất bằng thủ công.
-đào máy đến cao trình cách đỉnh cọc đã thi công khoảng 10cm để tránh gầu đào va trạm vào đầu cọc
-từ cảo trình trên đến đáy đài ta đào bằng thủ công
Nhận xét:
Khi đào theo phương án này thì việc vận chuyển đất và quá trình thi công cọc khoan nhồi được thuận tiện hơn, đồng thời công tác thoát nước thải, nước mưa được dễ dàng hơn, việc di chuyển thiết bị thi công cọc nhồi được thuận tiện như vậy năng xuất khoan lỗ và đổ bê tông cọc cao.
b.phương án 2:
Đào trên toàn bộ mặt bằng móng đến cao trình đầu cọc sau đó thi công khoan, đặt cốt thép và đổ bêtông cọc nhồi sau đó đào đất đến đáy đài và cuối cùng là thi công móng.
+ưu điểm :
Đất được đào đi trước khi thi công cọc do vậy có thể cơ giới hoá phần lớn công việc đào đất nên tốc độ đào được nâng cao, thời gian đào giảm.
Khi đổ bêtông cọc dễ khống chế cao trình đổ bêtông cọc, dễ kiểm tra chất lượng bêtông đầu cọc.
Khi thi công đài móng, giằng móng có mặt bằng rộng thoáng thi công đỡ phức tạp hơn.
+nhược điểm:
Quá trình thi công cọc nhồi phải làm đường tạm cho máy lên xuống.
Khối lượng đào đắp lớn cho nên chi phi cho công trình lớn.
Đòi hỏi phải có hệ thống thoát nước đầy đủ đảm bảo thoát nước nhanh hiệu quả do đó chi phí tăng.Qua những ý trên ta trọn phương án 1 là hiệu quả và kinh tế nhất.
2.Biện pháp kỹ thuật thi công cho phương án đã chọn.
Sau khi đổ bêtông cọc nhồi xong, lấp cát lên lỗ cọc phía trên còn trống để phương tiện có thể đi lại trên đó được.
-Trước hết ta xem xét khả năng đào hố móng cho từng móng một: Ta xét với 2 hố móng trục biên theo phương dọc nhà là hai hố móng cách xa nhau nhất trong tất cả các hố móng liền nhau.
+ Khoảng cách giữa hai tâm hố móng là 7.2m
+ Bề rộng hai hố móng là 3.6m, nên khoảng cách giữa hai mép hố móng là:
7.2-3.6=3.6m.
+ Hố móng đào cần mở rộng về mỗi bên 0.5m làm chỗ đi lại và tiêu nước nên khoảng cách giữa hai mép hố đào ở cuối cùng là: 3.6 – 2x0.5 = 2.6m.
Đo độ dốc mái đất tg theo hình vẽ ta có phần cao nhất của phần đất còn lại sau khi đào hố móng là x=2.6/2 =1.3m.
Ta thấy lượng đất còn lại là rất ít, không thuận tiện cho việc lưu thông phạm vi mặt bằng hố móng.
Với các hố móng liền kề khác dù theo phương dọc hay theo phương dọc hay theo phương ngang . Nhà khoảng cách giữa các hố móng còn lại đều nhỏ hơn nữa. Ta chọn giải pháp đào hố móng kiểu đào ao.
Căn cứ vào biện pháp đã chọn để đề ra phương án chọn máy đào, phương án giải quyết đất đào, dựa vào mặt bằng hố đào để có cách thức di chuyển máy, xác định hướng vận chuyển đất. * Chọn kiểu đào ao cho toàn phần hố móng công trình: Dùng máy đào 2.1m đầu tiên (theo độ sâu) còn lại 0.6m và sửa lại bằng thủ công. sau đó tiến hành đào thủ công phần còn lại kể cả đào đất giằng móng ngang.
Đào theo sơ đồ : đào dọc đổ bên.
Đối với ôtô vận chuyển đất phải chú ý khoảng cách an toàn cho phép từ ôtô đến mép hố đào.
Trong khi nhận đát từ máy đào, giữa ôtô và máy đào phải có khoảng cách an toàn, tầm với của máy đào không đi qua cabin ôtô.
Trong khi đổ đất từ máy đào vào ôtô cần chú ý khoảng cách an toàn từ điểm thấp nhất của gầu đào đến điểm cao nhất của ôtô.
Khi đào thủ công cần chú ý:
Thi công đất thủ công yêu cầu số lượng công nhân rất lớn, dễ gây cản trở cho việc đào đất và vận chuyển đất khó khăn do đó ta phải có biện pháp tổ chức tốt, vạch tuyến rõ ràng.
Không nên đào nham nhở, như vậy dễ gây tích đọng nước cản trở việc vận chuyển đất và thi công đất, ta nên đào sao cho mặt đất luôn dốc để thoát nước tốt.
Trong quá trình đào thủ công, nếu gặp đất nơi cát trụt, đất bùn chảy thì phải có biện pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả tránh phải kéo dài thời gian sử lí, gia cố thành hố đào.
) Tính khối lượng phần đất đào thủ công:
- Kích thước đáy hố móng (kể cả phần mở rộng hai bên mỗi hố móng, mối bên là 0.5m để đi lại và tiêu nước) là:
axb = 23.8x46.6m
- Kích thước miệng phần đào thủ công:
4 cxd =(23.8+2.0.6) x(46.6+ 2.0.6) = 25 x 47.8m
- Khối lượng phần đào thủ công:
V = h/6 =
= 0.6/ 6=
= 468.788m
2) Tính khối lượng đất phần đào móng :
- Kích thước đáy phần này chính là miệng phần thủ công:
axb = 25 x 47.8m
- Kích thước phần miệng hố móng (sâu 2.1m):
cxd = (25 + 2 x2.1)( 47.8 +2x2.1) = 29.2x52 m
- Khối lượng phần đào máy :
V = xh/ 6
=x2.1/6=
= 2842.896m
III) Tính khối lượng lao động cho công tác đào đất.
a) Chọn máy đào đất :
Nguyên tắc chọn máy: Chọn máy phải kết hợp điểm đặt máy với các yếu tố khác của công trình như: cấp đất đào, mực nước ngầm, phạm vi di chuyển trong công trình , khối lượng đất đào và thời hạn thi công.
Máy xúc được chọn có thể là máy đào gầu thuận hoặc máy đào gầu nghịch , gầu ngoạm, hay gầu dây với công trình này ,ta chọn máy đào gầu nghịch vì nó phù hợp với độ sâu hố đào nhỏ hơn 3m đồng thời lại thuận tiện cho máy di chuyển không cần làm đường tạm, máy đứng trên cao đào xuống, đổ đất trực tiếp lên ô tô .
Chọn máy xúc gầu nghịch mã hiệu EO – 3322B1 (dùng động cơ thuỷ lực)như trên
b) Tính năng suất của máy đào:
Năng suất máy đào tính theo công thức:
N = q x N x k 8x kđ/k (m/ca)
Trong đó: + q :Dung tích gầu
+ kđ: Hệ số đầy gầu, với cấp đất II ẩm dùng máy gầu nghịch kđ=1.1 , ta lấy kđ =1.1
+ k: Hệ số tơi của đất, k =1.1, ta lấy k =1.2
+ Nsố chu kỳ xúc trong 1 giờ (3600giây) tính theo
N = 3600/Tck
Với Tck = t x Kvt x Kquay
t = 17 giây: thời gian một chu kỳ
k =11: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy xúc,đây là đổ đất lên thùng xe.
k =1.1: Hệ số ứng với = 110của cần .
T = 17 x 1.1 x 1.1 = 21 s
N= 36000 / 21 =171,4
+ k: Hệ số sử dụng thời gian, k = 0.7, ta lấy k =0.7
Như vậy năng suất máy đào:
N = 0.5 x 171.4 x 0.7 x 8 x1.1 /1.2 = 439,92 m/ca
c) Phần nhân công cho công tác máy tra theo định mức
Ta lập bảng khói lượng lao động cho công tác đào máy
Khối lượng
(m3)
Định mức
Nhu cầu
Nhân công
( công/100m3)
Máy
m3
Nhân công
(công)
Máy
(ca)
2842.896
1.97
439.92
56
6
d) Khối lượng nhân công cho công tác đào thủ công
( Với đào thủ công đất thuộc cấp II)
Khối lượng
(m)
Định mức
(Công / m)
Nhu cầu
(Công)
486.788
0.3
141
IV) Kĩ thuật thi công đào đất
1) Thi công dào đất bằng máy đào.
Việc chọn đường đi của máy đào căn cứ vào tầm với máy đào, chiều sâu hố đào, mặt bằng xung quanh rộng rãi ta có thể dùng giải pháp đào đất lên ô tô và đổ phần xung quanh hố đào để phục vụ cho công tác lấp đất sau này.
Cụ thể là miệng hố đào có kích thước 23.8x46.6m, máy đào trong 6 ngày, mỗi ngày 1 ca ta chọn bề rộng 1 khoang đào là 9.5m.Bảo đảm 9.5m>46.6/6=7.8m.
Từ đó xác địng được bán kính đào thực tế của máy là :
Ro=
l=2mlà bước di chuyển của máy (xem trên bản vẽ).
Ô tô chở đất ở mép biên song song với máy đáo để phù hợp với góc quay cần khoảng 90.
Các khoảng cách cần chú ý:
+ Khoảng cách từ mép ô tô đến máy đào khoảng 2.5 m
+ Khoảng cách từ gầu đào đến thùng ô tô từ 0.5m
+ Khoảng cách mép máy đào đến mép hố đào khoảng
Khi tiến hành cần có các cột mốc ở đường biên hố đào hay rắc vôi bột đường biên hố để thuận tiện cho người sử dụng máy.
b) Thi công đất bằng phương pháp thủ công.
- Dụng cụ đào: Dùng mai, xẻng, cuốc đào và thúng, sọt và vận chuyển ngoài bằng sọt, rồi vận chuyển ra ngoài bằng xe cải tiến,..có thể đổ trực tiếp vào xe cái tiến.
- Kĩ thuật đào: cũng phải đáng dấu phạm vi đào bằng các cọc tiêu hay rắc vôi bột, nên đào theo hướng từ xa về gần phía đổ đất để dễ thi công. Đào theo đúng kĩ thuật, khi đào đến đâu, sửa hố móng đến đỏtránh lập lại một điểm quá nhiều lần không đạt được hiệu quả cao khi lao động .
- Khi đào cần lưu ý tạo dốc và rãnh thoát nước hố móng theo phương dọc nhà dọc theo các móng hình vuông, và trong nhà với phần hố móng dưới vách và thang máy.
- Tạo bậc lên xuống cao 20 ở vài nơi trên thành hố.
C) Thi công đài - giằng
I) Chọn phương án thi công đài giằng:
Ta chọn khối lượng bê tông cho đài và giằng lớn. Vì vậy nên ta chọn phương án sử dụng bê tông thương phẩm, đổ bằng máy bơm bê tông để bảo đảo trình độ và chất lượng thi công.
Dùng ván khuôn định hình để thi công cho đài giằng đảm bảo chất lượng và năng xuất thi công giảm lượng cột chốngvà các thanh gieo ngang ,đứng làm mặt bằng thi công thoáng ,tiện cho vận chuyển qua lại.
Trình tự thi công đài giằng gồm;
+ Phá đầu cọc.
+ Đổ bê tông lót đài, giằng.
+ Đặt cột thép đài, giằng.
+ Ghép ván khuân đài, giằng
+ Đổ bê tông đài giằng .Bảo dưỡng bê tông .
+ Tháo ván khuân đài, giằng.
II) Thiết kế ván khuân đài giằng:
Sử dụng ván khuân định hình :
+ Cốt pha tấm phẳng dày 2.5mm bằng thép tấm có môđun chiều rộng 50m, chiều dài
150mm. Khoảng cách các lỗ dọc theo chiều ngang, dọc là 150mm
+ Gông chân cột môđun 50mm, từ 200mm
1) Ván khuôn đài móng
Các kích thước theo chiều dài của ván khuôn định hình gồn có: 60cm, 90cm, 120cm, 150cm.
Đài móng cao 180cm nên ta cọn ván khuôn dài.Ván khuôn được ghép theo phươnđứng liê kết
với nhau bởi các con đỉa chế tạo sẵnvói ván khuôn & các thanh nẹp ngang. Các thanh chống xiênvào nẹp ngang và tựa xuống đất. Các thanh chống này làm bằng thép.
Các đài móng có các kích thước khác nhau được chọn tổ hợp từ các ván khuôn có bề
rộng 30cm và 20cm.
+ Đài Đ1 3.6x3.6m ghép từ 12 tấm rộng 30cm/ mặt đài
+ Đài Đ1 3.8x3.8m ghép từ 12 tấm rộng 30cm + 1 tấm 20cm/ mặt đài
+ Đài Đ3 8.6x1.2m được ghép như sau:
* Mặt đài 1.2m ghép từ 4 tấm 30cm.
* Mặt 8.6m ghép từ 28 tấm 30cm + 1 tấm 20cm
+ Đài Đ4 8.6mx3.8m ghép như sau:
* Mặt 3.8m ghép từ 12 tấm 30cm + 1 tấm 20cm
* Mặt 8.6m ghép từ 28 tấm 30cm + 1 tấm 20cm
Các thông số của cốt pha tấm phẩm
Chiều rộng cốt pha (mm)
300
250
200
150
100
Tiết diện A (cm)
Tiết diện tất cả
11.44
10.19
7.63
6.38
5.13
Thuần tiết diện
10.40
9.15
6.94
5.69
4.44
Vị trí trục tung tính Y (cm)
Tiết diện tất cả
1.07
1.19
1.07
1.26
1.53
Thuần tiết diện
0.96
1.07
0.96
1.14
1.43
Mô men quay Ix (cm4)
Tiết diện tất cả
28.56
27.33
19.06
17.71
15.72
Thuần tiết diện
26.97
25.98
17.98
16.91
15.25
Mô men kháng uốn Wx,cm3
Tiết diện tất cả
6.45
6.34
4.30
4.18
3.96
Thuần tiết diện
5.94
5.86
3.96
3.88
3.75
2. Tính toán thiết kế Ván khuôn móng:
Sử dụng hệ ván khuôn thép định hình cho ván khuôn móng.
- Ván khuôn được tính toán như dầm đơn giản chịu tác dụng tải trọng phân bố đều:
q* = g + ồp
+ g: áp lực ngang của vữa bê tông tươi:
g = 0.75kxg xh = 1.3x2500x0.75x1.8 =4387.5 kg/m2.
+ p: Hoạt tải do đổ bêtông (theo TCVN 4453-95):
p = 1.3x600 = 780 kg/m2.
+ p: Hoạt tải do đầm bêtông (theo TCVN 4453-95):
p = 1.3x200 = 260 kg/m2.
- Tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn có bề rộng 30 cm.
q = (4387.5+780+260)x0.3 = 1628 kg/m = 16..28kg/cm
- Xác định khoảng cách các gông theo điều kiện bién dạng (Coi tấm ván khuôn như dầm liên tục chịu tải trọng phân bố đều).
Sơ đồ xác định khoảng cách giữa các gông
f = 125 cm
Chọn khoảng cách giữa các gông là: l = 80cm. Gông chữ U14
Kiểm tra điều kiện bền:
ịs=10419.2/11=947.2(kg/cm2)<2100(kg/cm2) đảm bảo điều kiện bền
- Xác định khoảng cách giữa các thanh nẹp đứng:
f =
Trong đó: f - Độ võng lớn nhất giữa 2 nhịp gông.
q -Tải trọng nguy hiểm tác dụng lên gông, ứng với nhịp lớn nhất của gông là 0,8m.
q = 5427.5x0.6 = 3257 kg/m = 32.57 kg/cm
Chọn nẹp đứng gỗ:80x80
Sơ đồ xác định khoảng cách giữa các thanh nẹp đứng
ịl = 123..28 cm.
Chọn khoảng cách giữa các thanh nẹp đứng là 60 cm.
Kiểm tra theo đk bền: : s=M/W=(3257x1.3x60x60)/133.33x8=101kg/cm2<Rn=110kg/cm2
3.Ván khuôn giằng móng:
- Tính toán ván khuôn giằng móng ta xác định khoảng cách các nẹp đứng:
+ Tải trọng tác dụng lên ván khuôn:
q* = g + p
. g - áp lực ngang của vữa bê tông tươi:
g = kxg xh = 1.3x0.75x2500x1. = 2437.5 kg/m2.
+ p: Hoạt tải do đổ bêtông (theo TCVN 4453-95):
p1 = 1.3x600 = 780 kg/m2.
+ p: Hoạt tải do đầm bêtông (theo TCVN 4453-95):
p 2= 1.3x200 = 260 kg/m2.
+ Tải trọng tác dụng lên tấm ván khuôn có bề rộng 30 cm.
q = (2437.5+780+260)x0.3 = 1043 kg/m = 10.43 kg/cm
+ Xác định khoảng cách các nẹp đứng theo công thức:
111.46 cm
Chọn khoảng cách giữa các sườn l = 70cm.Chọn nẹp đứng có tiết diện 60x80
Kiểm tra theo đIều kiện bền:s=M/W với W=256 cm4ịs=25 kg/cm2< [ơ] =110kg/cm2
Chọn các thanh sườn ngang bằng gỗ có tiết diện 60x80
Chọn các thanh văng ngang bằng gỗ có tiết diện 60x80
Chọn các thanh chống xiên bằng gỗ có tiết diện 60x80
III) Thống kê khối lượng và lao động cho công tác đài giằng.
Việc thống kê được lập thành các bảng
Bảng 1: Công tác bê tông
Cấu kiện
Dài(m)
Rộng(m)
Cao(m)
Số lượng
Thể tích 1
cấu kiện
(m3)
Thể tích 1
loại cấu kiện (m3)
Đài Đ1
Đài Đ2
Đài Đ3
Đài Đ4
Giằng G1
Giằng G2
Giằng G3
Giằng G4
Giằng G5
Giằng G6
Giằng G7
Giằng G8
Giằng G9
Giằn G10
GiằngG11
3.6
3.8
8.6
8.6
3.6
3.4
2.35
2.75
2.4
3.9
3.4
2.65
2.3
3.5
2.3
3.6
3.8
1.2
4.1
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1.8
1.8
1.8
1.8
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
16
8
2
1
8
4
2
2
4
2
4
2
8
4
2
19.602
25.992
18.360
58.140
1.650
1.275
1.200
1.525
1.400
1.150
1350
1.950
1.225
1.700
1.400
313.632
207.936
36.720
58.140
13.200
2.550
2.400
6.100
5.600
4.600
5.400
3.900
9.800
10.200
2.800
682.978
Bảng 2: Công tác bê tông lót móng.
Cấu kiện
Dài(m)
Rộng(m)
Cao(m)
Số lượng
Thể tích 1
cấu kiện
(m3)
Thể tích 1
loại cấu kiện (m3)
Đài Đ1
Đài Đ2
Đài Đ3
Đài Đ4
Giằng G1
Giằng G2
Giằng G3
Giằng G4
Giằng G5
Giằng G6
Giằng G7
Giằng G8
Giằng G9
Giằng G10
Giằng G11
3.8
4.2
8.8
8.8
3.8
3.4
2.35
2.75
2.4
3.9
3.4
2.65
2.3
3.5
2.3
3.5
4.0
1.4
4.0
0.7
0.7
0.7
0.7
0.7
0.7
0.7
0.7
0.7
0.7
0.7
0.1
0.1
0.1
0.1
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
0.9
16
8
2
1
8
4
2
2
4
2
4
4
8
4
2
1.225
1.600
1.218
3.480
2.205
1.732
1.638
2.048
1.890
1.575
1.827
2.583
1.670
2.268
1.890
19.6
12.8
2.436
3.480
17.640
3.465
3.276
8.190
7.560
6.300
7.308
5.165
13.256
13.608
3.780
Tổng cộng thể tích
127.965
Bảng 3: Công tác cốt thép
Cấu kiện
Lượng thép
C.dài 1
thanh (m)
go
(kg/1mdài)
Số lượng
Khối lượng 1 loại thép
(kg/thanh)
Khối lượng thép cho 1 cấu kiện(kg)
Tổng khối lượng thép cho 1 cấu kiện(kg)
Móng Đ1
Móng Đ2
Móng Đ3
Móng Đ4
Giằng G1
Giằng G2
Giằng G3
Giằng G4
Giằng G5
Giằng G6
Giằng G7
Giằng G8
Giằng G9
Giằng G10
Giằng G11
3822
3014
4425
3425
4522
1025
814
4314
4525
2525
4314
1714
1022
214
258
1022
214
208
1022
214
198
1022
214
228
1022
214
248
1022
214
188
1022
214
218
1022
214
298
1022
214
198
1022
214
268
1022
214
218
3.5
3.5
3.72
3.72
1.12
8.42
8.42
1.12
3.72
8.42
3.72
8.42
7.2
7.2
2.78
4.8
4.8
2.78
3.6
3.6
2.78
6.0
6.0
2.78
7.2
7.2
2.78
6.0
6.0
2.78
6.6
6.6
2.78
6.0
6.0
2.78
6.0
6.0
2.78
7.2
7.2
2.78
4.9
4.9
2.78
2.98
1.21
3.85
1.21
2.98
2.85
1.21
1.21
3.85
3.85
1.21
1.21
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
2.98
1.21
0.395
16
8
2
1
8
2
2
4
4
4
4
2
8
6
2
9.536
3.870
14.32
4.500
3.340
32.420
10.190
1.360
14.320
32.420
4.500
10.190
19.670
7.990
1.100
14.300
5.810
1.100
10.73
4.36
1.10
19.67
7.99
1.10
14.30
5.81
1.10
17.88
7.26
1.10
17.88
7.26
1.10
251.46
8.71
1.10
17.88
7.26
1.10
21.46
8.71
1.10
14.30
5.81
1.10
362.37
116.16
630.17
153.04
150.19
324.17
81.51
58.27
644.49
810.43
193.55
173.20
196.68
15.97
27.45
143.04
11.62
21.96
107.28
8.71
20.86
196.68
15.97
26.35
196.68
15.97
23.06
143.04
11.62
19.77
178.80
14.52
23.06
214.56
17.42
31.84
178.80
14.52
20.86
214.56
17.42
28.55
143.04
11.62
23.06
5797.89
1858.56
541.34
1224.33
300.38
648.34
163.01
116.55
644.49
810.43
193.55
173.20
1573.44
127.78
219.62
286.08
23.23
43.92
214.56
17.42
41.73
786.72
63.89
92.24
786.72
63.89
92.24
572.16
46.46
79.06
715.20
59.80
92.24
429.12
34.85
63.69
1430.40
1116.16
166.91
1287.36
104.54
171.30
286.08
23.23
46.12
Tổng cộng
27142
IV) Chọn máy thi công đài – giằng
Chọn máy đào gầu nghịch
Chọn máy EO – 3322B1 như đã trình bày ở phần thi công đất.
Chọn máy bơm bê tông .
Chọn máy bơm bê tông số hiệu S – 284A có thông số:
Năng suất
(m3)
Kích thước
chất độn
Dmax (mm)
Công suất đọng cơ
(KW)
Đường kính ống
(mm)
Kích thước
Trọng lượng
(tấn)
Tiêu chuẩn
Tính toán
40
25
100
55
283
11.93
Vởy theo tính toán năng suất máy bơm là: 25m3/h
Năng suất máy bơm trong một ca: N=8x25=200 m3/ca
Số lượng ca máy cần thiết:
n = = = 4(ca)
Vậy ta chọn 1 máy bơm bê tông .
Ô tô vận chuyển bê tông thương phẩm.
Chọn xe Kamaz SB – 92B có các thông số:
Dung tích
(m3)
Dung tích
thùng nước
( m3)
Công suất
động cơ
(KW)
Độ cao
đổ cốt
(m)
Thời gian đổ bê tông
(phút)
Trọng lượng xe (tấn)
6
0.75
40
3.5
10
21.89
Giả sử trạm trộn bê tông cách công trình 10Km vận tốc trung bình của xe là 30Km /h
( vận tốc tối đa của xe khi chạy trên đoạn đường nhựa là 70km/h , trên đường đất là 40km/h) Tính chu kỳ của xe:
Tck = Tnhận + 2xtchạy + Tđổ + Tchờ
Trong đó :
Tnhận = 10 phút
Tchạy = =x 60 = 20 phút
Tđổ = 10 phút
Tchờ = 10 phút
Tck = 10 + 2x20 +10 + 10 = 70 phút
Số chuyến xe chạy trong 1 ca.
nchuyến = 0.85 x = 5 Chuyến.
Khối lượng bê tông cần vận chuyển trong 1 ca là: N =170.7 m3
Số xe chở bê tông cần thiết:
n= = = 5.69(xe)
Vậy ta chọn 6 xe chở bê tông , mỗi xe chở 5 chuyến 1 ca (ngày).
Chọn máy đầm dùi cho thi công móng
Khối lượng bê tông cho 1 phân đoạn V = 170.7 m3
Chọn loại dầm U – 50 có các thông số kĩ thuật:
STT
Các chỉ số
Đơn vị
Giá trị
1
2
3
4
Thời gian dầm bê tông
Bán kính tác dụng
Chiều sâu lớp dầm
Năng suất
s
cm
cm
m2/h
30
20
25
25
Tính theo năng suất của máy dầm:
N = 2x k x rox x
Trong đó:
+ ro :Bán kính ảnh hưởng của lớp đầm, ro = 0.3 m.
+ : Chiều dày lớp bê tông cần đầm, = 0.25 m
+ t1: Thời gian đầm , t1 = 30s
+ t2: Thời gian di chuyển đầm , t2= 6s
+ K: Hệ số hữu ích , k = 0.7
Vậy năng suất đầm:
N = 2 x 0.7 x 0.32 x 0.25x = 3.15 m3/h
Năng suất theo ca:
N = 3.15x8 m3/h = 25.2 m3/ca
Số đầm cần thiết:
n = = = 7.96
Vậy ta chọn 8 đầm dùi.
Chọn máy đầm bàn cho thi công móng.
Đầm bàn phục vụ cho thi công bê tông lót móng và đầm mặt.
Thể tích dầm trong 1 ca là : S = 186 m2/ca
Chọn máy đầm U7, năng suất 25m3/h.Năng suất máy trong 1 ca là: 25x8x0.85 = 170m2/ca
ịchọn 2 máy
Thống kê chọn máy thi công theo bảng sau:
Loại máy
Mã hiệu
Năng suất máy
( m3/ca)
Năng suất
yêu cầu
Số lượng
(tấn)
Máy đào đất
Ôtô chở bê tông
Đầm dùi
Đầm bàn
Máy bơm bê tông
EO – 3322B1
SB – 92B
U 50
U 7
S – 284A
439.92
30
25.42
170 m2/ca
200
170.7
186
170.7
1
6
8
2
1
V) Kĩ thuật thi công đài – giằng móng
1.Chuẩn bị:
Hố móng sau khi đào đất bằng máy và thủ công, ta tiến hành dọn dẹp vệ sinh và sửa lại hố móngcho bằng phẳng. Tạo bậc lên xuống để tiện cho việc thi công .
2.Công tác phá đầu cọc:
a.Chọn phương án thi công:
Hiện nay công tác phá bêtông đầu cọc có các biện pháp sau:
+Phương pháp sử dụng máy phá:
Sử dụng máy phá hoặc choòng đục đầu nhọn để phá bỏ phần bêtông đổ quá cốt cao độ, mục đích làm cho cốt thép lộ ra để neo vào đài móng.
+Phương pháp giảm lực dính:
Quấn một màng ni lông mỏng vào phần cốt chủ lộ ra tương đối dài hoặc cố định ống nhựa khung cốt thép. Chờ sau khi đổ bêtông xong, đào đất xong, dùng khoan hoặc các thiết bị khác khoan lỗ ở mé ngoài phía trên cốt cao độ thiết kế, sau đó dùng nêm thép đóng vào làm bêtông nứt ngang ra, bê cả khối bêtông thừa trên đầu cọc bỏ đi.
+Phương pháp trấn động:
Đào đất đến cao độ đầu cọc rồi đổ bêtông cọc, lợi dụng bơm chân không làm cho bêtông biến chất đóng rắn lại thì bỏ đi.
+Các phương pháp mới sử dụng:
Phương pháp bắn nước.
Phương pháp phun khí.
Phương pháp lợi dụng vòng áp lực nước.
Qua các biện pháp nêu trên, ta chọn phương pháp sử dụng máy phá. Sử dụng máy phá hoặc choòng đầu nhọn để phá đổ phần bêtông đổ quá ( loại bỏ bêtông kém chất lượng ), làm cho cốt thép lộ ra tạo thành neo của cọc vào đài móng.
b.Biện pháp kỹ thuật thi công:
Dụng cụ: Máy cắt bê tông ,búa, đục.
Bê tông đầu cọc được phá một đoạn theo thiết kế để loại bỏ phần bê tông lẫn bùn cát và có chất lượng xấu. Phần bê tông đầu cọc cao 50cm, ta phá bớt đi 30cm còn 20cm để ta ngâm vào đài.Sau khi đào hố móng xong, tiến hành đào đầp đầu cọc:
Đục bỏ trước lớp bêtông bảo vệ ở ngoài khung cốt thép.
Đúc nhiều lỗ hình phễu cho rời khỏi cốt thép.
Dùng máy khoan phá chạy áp lực dầu để phá thành từng mảng rồi bỏ đi.
Sau đó dùng nước rửa sạch đá bụi trên đầu cọc.
Công tác an toàn lao động:
Kiểm tra máy móc trước khi làm việc.
Khi khoan phá, không để cho những tảng đá rơi từ trên cao xuống.
Không va chạm, chấn động mạnh làm ảnh hưởng đến cốt thép trong cọc.
3.Bê tông lót móng và giằng.
Đổ bê tông lót móng dày 10cmvà làm phần bệ đổ giằng cao 90cm. Bê tông lót có tác dụng làm phẳng đáy móng, giằng móng, cải thiện đất nền ở đáy đầu cọc .
Bê tông lót móng có M50, là loại bê tông gạch có thành phần cấp phối cho 1m3 bê
tông: 90.9kg xi măng PC 30
0.593 m3 cát vàng
0.893 m3 gạch vỡ
Bê tông lót móng được trộn bằng máy và vận chuyển bằng xe cải tiến hay xe cút kít tới vị trí đổ bê tông. Có thể ta gia cố nền bằng gỗ tấm hay gạch vụn nếu cần.
Ta dùng các con kê bằng bê tông hay thép , các con kê này sẽ nằm lại trong đài sau khi đổ bê tông .
Cốt thép chờ của cột được buộc vào lưới thép bên dưới cho chắc và dễ thi công, bên trên tạo thành các khung đỡ cốt thép. Yêu cầu kiểm tra chính xác khoảng cách cốt thép chờ của cột.
Có thể tiến hành đổ bê tông làm 2 đợt : Đợt 1 đến cao trình đáy giằng rồi đặt thép giằng ,đợt 2 đổ tiếp lên trên. Thép lưới phía trên gần gần mặt đài được đặt tiếp ở đợt 2, trước khi đổ phải hoàn tất bê tông đài.
Yêu cầu chung cho công tác cốt thép :
- Đảm bảo đúng chủng loại cốt thép .
- Đảm bảo vị trí khoảng cách các thanh thép .
- Đảm bảo ổn định của lưới và khung khi đổ, đầm bê tông .
- Đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép bằng các con kê bê tông,
hay thép.
b) Thi công cốt thép giằng móng:
Các yêu cầu đặt ra cũng tư tự như phần đáy móng.
c) Công tác đổ bê tông đài cọc và giằng móng:
Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra, nghiệm thu ván khuôn, cốt thép, hệ thống sàn thao tác đổ bê tông và các thiết bị thi công khác.
Bê tông được dùng theo thiết kế là bê tông thương phẩm chở tới chân công trình bằng xe chở chuyển dụng và đổ bằng máy bơm bê tông . Khối lượng bê tông nhiều, thời gian thi công 1 phân khu là 1ngày nên cần vận chuyển cung cấp bê tông càng nhanh càng tốt, cố gắng giảm ngắn thời gian so với thiết kế để có thể chủ động nếu khi gặp sự cố. Thời gian để hoàn tất 1 mẻ bê tông phải nhỏ hơn thời gian ngưng kết của bê tông (2 giờ). Nếu vì lý do nào đó mà phải kéo dài thời gian đổ bê tông quá 2 giờ, thì trước khi đổ cần trộn thêm xi măng với lượng 20 lượng xi măng ban đầu.
Dùng máy bơm bê tông từ xe tới vị trí đài, giằng ,Khoảng cách từ ống đổ đến vị trí đổ bê tông không quá 2 m. Nếu do vướng cọc hay lý do nào khác mà xe không vào gần được có thể đổ bê tông vào xe cải tiến , hay cút kít và đưa xuống hố đổ. Đổ theo đúng trình tự của cán bộ hướng dẫn.
Dùng dầm để đầm bê tông đài, giằng. Mỗi lớp đổ bê tông dày 20, đổ đến đâu phải phải dầm ngay đến đó, Khi đầm phải ,đầm phải cắm sâu xuống lớp dưới khoảng Khi dịch chuyển đầm phải phải rút dầm lên từ từ rồi với dịch chuyển. Khi đầm vẫn còn trong bê tông khônh được ngắt điện. Khoảng cách 2 vị trí đầm phải nhỏ hơn 2 lần bán kính ảnh hưởng ro của đầm (thường từ 1) Khoảng cách từ vị trí dầm đến ván khuôn yêu cầu 2xd< e <0.5xro (d: Đường kính đầm)
Lưu ý: + Vị trí mạch ngừng cần đổ đúng với yêu cầu thiết kế.
Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mô men uốn tương đối nhỏ đồng thời phải vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.
Mạch ngừng thi công nằm ngang:
- Nên đặt ở vị trí bằng chiều cao coffa.
- Trước khi đổ bê tông mới cần làm nhám, làm ẩm bề mặt bê tông cũ khi đó phải đầm lèn sao cho lớp bê tông mới bám chắc vào bê tông cũ đảm bảo tính liền khối của kết cấu.
Mạch ngừng thi công đứng:
- Mạch ngừng thi công theo chiều đứng hoặc nghiêng nên cấu tạo bằng lưới thép với mặt lưới 5á10mm. Trước khi đổ lớp bê tông mới cần tưới nước làm ẩm lớp bê tông cũ khi đổ cần đầm kỹ đảm bảo tính liền khối cho kết cấu
+ Đầm đạt yêu cầu (không cần đầm thêm nữa) khi có máng nước xi măng .
nổi lên trên.
4)Bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn móng.
Mặt bê tông cần được giữ ẩm và tưới nước muộn nhất sau 10giờ sau khi đổ. Bê tông đổ vừ song cần được che chắn phòng ảnh hưởng bất lợi của mưa nắng. Khi trời nắng cần tiến hành tưới nước 2 giờ một lần.
Chỉ tháo ván khuôn khi cường độ bê tông đạt tiến độ cho phép. Với ván khuôn thành cường độ cho phép là R = 25 Kg/cm2 (thường từ ngày tuỳ theo mùa và mác bê tông ). Cùng với cường độ này, cho phép đi lại trên bề mặt bê tông .
VI) Công tác lấp đất
1) Khối lượng đất đắp :
- Đất đào lên gồm :Đất hố móng (cả phần đào thủ công và đào máy ),đất từ hố khoan .
+ Phần đất hố móng đào :
V1=Vmáy+Vthủ công=2842.896 + 468.788 = 3311.684(m3)
+ Phần đất đào lên từ hố khoan cọc gồm 48 cọc D800 và 4 cọc D700, mỗi hố khoan sâu 39.4m từ đáy đài.
V2=[48x
ị Tổng khối lượng phần đất đào đắp.
Vđào=1.1xV1+1.15xV2=3642.85+2208.08 =5850.94(m3)
- Phần đất lấp gồm có đất lấp hố móng và tôn nền.
+ Phần đất lấp hố móng.
V3=1.1xV1-Vbt-VBtlot=3642.85 –682.978 -127.965=2832.91 (m3)
+ Phần đất tôn nền cao 0.5m. Kích thước bề mặt bằng tôn nền là 46.6x23m
V4=46.6x23x0.5=539.9 (m3)
Như vậy :Tổng khối lượng phần đất cần đắp (kể tới hệ số dầm chặt k=1.2) là.
Vđắp=1.2(V3+V4)=1.2(2831.91+ 593.9)=4041.37 (m3)
Ta thấy Vđáp=4041.37m3>V1tt=3311.684x1.1=3642.85 (m3)
Phần đất thiếu hụt giữa 2 khoảng này là :
Được lấy từ đất đào hố khoan (tương đương khối lượng đất 14 hố D700 hay 18 hố D800).
2) Phương án thi công .
Như ta đã tính ở trên, phần khối lượng đất đào thủ công và đào móng được giữ lại để lấp và tôn nền ,Phần đất từ hố khoan một phần giữ lại để làm đất lấp ,tôn nền ,phần còn lại đưa lên xe ô tô chở luôn đến địa điểm đổ đất .
Chọn ô tô vận chuyển đất cần để vận chuyển khối lươm\ngj đất của một cọc khoan,tính với cọc khoan D800 là: 1.15x .giả sử xe chạy với vận tốc 30 (km/h), quãng đường vận chuyển 20km, thì thời gian di chuyển và đổ đất của xe là:
T=2x (phút)
Số lần làm việc của ô tô trong 1 ca.
m= (lần)
Số ôtô cần dùng , chọn xe ben lật có V thùng lật 4m3
n= ịn=2
Vậy chọn 2 xe ben lật có V thùng lật 4m3 để chuyển đất.
Do khối lượng đất giữ lại lấp và tôn nền lớn ta phải có thiết bị cơ giới tham gia thi công :đất được vun quanh hố móng ,sau đó dùng xe ủi để ủi đất suống hố. Hệ giằng móng không cho phép xe ủi vào sân thì cho công nhân san gạt đất bằng dựng cụ thủ công.
Tiến hành dầm đất thủ công với các thiết bị dầm tròn hay dẹp, dầm từng lớp theo đúng kĩ thuật.
Bảng thống kê khối lượng lao động công tác móng.
Công việc
Đơn vị
Khối lượng
Định mức
Nhâ công
Đào máy
Đào thủ công
Phá đầu cọc
Bê tông lót
Cốt thép đài
Cốt thép giằng
Ghép VK đài
Ghép VK giằng
Đổ bê tông đài
Đổ bê tông giằng
Tháo VK đài
Tháo VK giằng
Xây tường móng
Lấp đất
Tôn nền
100m3
m3
m3
m3
100kg
100kg
m2
m2
m3
m3
m2
m2
m3
m3
m3
28.428
468.788
19.49
127.965
169.72
101.7
662.44
280.6
616.43
66.55
662.44
280.6
74
2831.91x1.2
539.9x1.2
1.97
0.3
2.5
0.43
1.162
0.894
1.14hcông
1.5hcông
0.806
0.875
0.27hcông
0.32
1.22
210m3/ca
56
141
49
50
198
91
95
53
497
59
23
12
91
16ca
3ca
ChươngII
Thi công phần thân
I) Phương án thi công.
1) Lựa chọn hệ ván khuôn.
Đây là phàn thi công đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ công trìng cả về nhân lực lẫn vật lực ,thời gian thi công phần thân của công trình là thi công phần khung ,sàn toàn khối trong đó bao gồm các công việc thi công các cấu kiện cơ bản .
Thi công phàn thân phải bảo đảm các yêu cầu .
+Yêu cầu kỹ thuật ,có nghĩa là công trình phải được xây dựng đúng theo thiết kế, đủ khả năng chịu lực, an toàn cho người sử dụng .
+Yêu cầu thẩm mỹ có nghĩa là phải đẹp ,dễ coi ,ấn tượng .
+Yêu cầu về mặt kinh tế ,đó là phải tiết kiệm chi phí để giá thành xây dựng là thấp nhát .
Từ các yêu cầu kỹ thuật trên khi thiết kế ta phải chuẩn bị chu đáo từ khuâu tính toán lựa chọn phương tiện thi công ,phải đưa ra các phương án thi công khác nhau so sánh và lựa chọn phương án thi công tốt nhất.
2) Chọn phương án đổ bê tông.
Khối lượng bê tông cần cho công trình lớn, yêu cầu chất lượng cao nên để bảo đảm cho tiến độ thi công ta chọn phương án dùng bê tông thương phẩm được vận chuyển dến chân công trình bằng các xe chuyên dụng, có hệ thống kiểm tra chặt chẽ chất lượng bê tông .
Phương án đổ bê tông :Dùng bơm BT để đưa bê tông lên vị trí cần thi công .Cốt thép được tập kết ,chế tạo tại công trường và đưa lên vị trí cầm thi công bằng cần trục.
II) tính toán khoảng cách giữa các ván khuôn.
)Ván khuôn cột
Ơ đây ta tính toán thiết kế cho 1 loại cột điển hình là cột tiết diện 500x800
- Ván khuôn được tính toán như dầm liên tục chịu tác dụng tải trọng phân bố đều:
q* = g + ồp
+ g: áp lực ngang của vữa bê tông tươi:
g = 0.75kxg xH = 1.3x2500x0.75 =2437.5 kg/m2.
+ p: Hoạt tải do đổ bêtông bằng vòi (theo TCVN 4453-95):
p = 1.3x600 = 780 kg/m2.
+ p: Hoạt tải do đầm bêtông (theo TCVN 4453-95):
p = 1.3x200 = 260 kg/m2.
Tổng tảI trọng tác dụng vào Vk là:qtc =2675kg/m2ịqtt.=3477.5 kg/cm2
Tính cho ván khuân rộng 20cm có w=4.3cm2
Có: q=3477.5x0.2=695.5 kg/m2=6.955 kg/cm2
Chọn l=80cm
kiểm tra điều kiện biến dạng Bảo đảm.
- Tính toán gông.Gông cốt liệu được làm bằng từ thép chữ [ và thanh bu lông.
Cột tiết diện. 50x80cm.
q=6.955x0.8=5.564 T/m2=55.64 kg/cm2
Theo điều kiện bền.
Dùng thép [ 16a có W=16.4 cm2, là bảo đảm.
+ Xác định tiết diện thanh bu lông.:
Fa
Chọn bu lông ặ16 có F=2.011cm2.
2) Hệ ván khuân dầm sàn.
ở đây ta dùng cột chống là giáo tổ hợp ,nên hệ ván khuôn dầm, sàn được thiết kế dựa theo mô đun của giáo tổ hợp.
Khoảng cách giữa các cột của giáo là 1.2x1.2m.
- Hệ ván khuôn dầm sàn bao gồm.
+Các tấm sàn khuôn định hình,
+Hệ xà gỗ phụ đỡ hệ ván sàn.
+Hệ xà gỗ chính đỡ hệ xà gỗ phụ.
+Hệ giáo tổ hợp đỡ hệ xà gỗ chính.
Khi thiết kế ván khuôn dầm sàn ,cũng như các cấu kiện khác cần phải kiểm tra theo 2 điều kiện :
+Điều kiện cường độ .
+Điều kiện độ võng.
a. Tính toán ván khuôn sàn:
Dự kiến sử dụng ván khuôn có bể rộng 30cm để bố trí cho sàn. Ván khuôn chủ yếu là ván có chiều dài 1200. (xem sơ đồ bố trí ván khuôn cho một ô sàn điển hình).
Dự kiến sử dụng giáo PAL làm giáo chống. Giáo PAL có khoảng cách chống cố định là 1200. Phần lớn ván khuôn có chiều dài 1200 tức có thể dùng giáo PAL chống sàn qua 1 lớp xà gồ (Các xà gồ được bố trí đỡ ngay ở vị trí tiếp giáp giữa hai ván khuôn) còn ở những khu vực mà chiều dài ván khuôn do đó khoảng cách xà gồ lớp 1 khác 1200 thì ta sử dụng 2 lớp xà gồ. Lớp 1 đỡ sàn có khoảng cách bằng chiều dài ván khuôn, lớp 2 đỡ xà gồ lớp 1 và truyền tải trọng xuống giáo PAL, lớp này có khoảng cách đúng bằng 1200.
a.Kiểm tra khả năng chịu lực của ván khuôn:
*Tính hệ xà gồ phụ:
Tải trọng tác dụng trên ván khuôn:
Tải trọng bản thân ván khuôn :q1= 50kG/m2
Trọng lượng bê tông cốt thép sàn dày h = 12 cm:
q2 = n. g. h = 1,2. 2500. 0.12 = 360 kG/m2
Tải trọng do người và dụng cụ thi công di chuyển trên bề mặt ván khuôn:
q3 = 1,3. 250 = 325 kG/m2
Tải trọng do đầm rung : q4 = 200.1,3 =260 kG/m2
Tải trọng do đổ bê tông : q5 = 600.1,3 =780 kG/m2
Tải trọng tổng cộng trên ván khuôn:
qtt = 50 + 360 + 325 + 260 +780= 1775 kG/m2
Giả sử khoảng cách giữa 2 xà gỗ phụ là l thì nó phải bảo đảm điều kiện và cường độ .
Điều kiên cường độ :
=85(cm)ịChọn l=60cm
Giả sử khoảng cách giữa 2 xà gỗ phụ là 60cm. Chọn xà gồ lớp 1 là xà gồ gỗ tiết diện 8´8cm:. Ta kiểm tra điều kiện biến dạng.
Bảo đảm.
Tính hệ xà gồ chính
Lớp thứ hai: Xà gồ tựa trực tiếp lên giáo PAL, xà gồ làm việc như một dầm liên tục với các gối tựa là chân đỡ của giáo PAL cách đều nhau một khoảng là 1200.
Tải trọng tác dụng lên xà gồ được tính toán theo diện chịu tải 1200
q = 1,2. 1775 = 2130 kG/m Chọn xà gồ lớp 2 là xà gồ gỗ tiết diện 8´10cm:
qb.th = 1,1´ 0,08´ 0,08´ 600 = 5..28 kG/m(tảI trọng lớp xà gồ trên)
ị qtổng = 2130 + 5..28 = 2135.3.kG/m
*Kiểm tra xà gồ lớp 1 theo điều kiện bền:
W = = 133.3cm3
J = = 666.7cm4
= 97kG/cm2 < R = 110 kG/cm2
*Kiểm tra xà gồ lớp 2 theo điều kiện biến dạng: f Ê [f]
f = = = 0,15 cm
Độ võng cho phép : [f] = = 0,3 cm ịf < [f ] , điều kiện biến dạng được thoả mãn. Điều kiện biến dạng cho lớp thứ 2 được thoả mãn.
b) Tính toán kiểm tra ván khuôn
- Dầm chính : kích thước 30x75.
Ván đáy dầm chính ta chọn 1 tấm 300 để tính có đặc trưng như sau: W=6.45 cm3, J=28.59 cm4.
+ Tải trọng do bê tông : q1tt=0.3x0.75x2500x1.2=675 kg/m
+ Tải trọng do ván khuôn : q=50 kg/m
+ Hoạt tải do đổ và dầm : q2tt=(600+200)x1.3=1040 (kg/m)
+ Hoạt tải do người đi lại và phương tiện vận chyển
q3tt=250x1.3=325 (kg/m)
Tải trọng tổng cộng . q=675+50+1040+325=2090 kg/m=20.90 (kg/cm)
Giả sử khoảng cách giữa 2 xà gỗ lớp thứ 1 là 1 thì nó phải bảo đảm điều kiện và cường độ .
. Điều kiện cường độ :
Chọn b=70cm ,chọn xà gồ lớp thứ 1 là:80x100
Ta kiểm tra điều kiện biến dạng.
Bảo đảm.
Tương tự tính toán kiểm tra với lớp thứ 2:80x100 có l=1.2m ta thấy giáo đủ khả năng chịulực.
III) kỹ thuật lắp dựng , tháo ván khuôn.
1) Ván khuôn cột
- Chuẩn bị .
+ Giáo lại tim cốt ,vạch trên sàn ,đồng thời cũng phải xác định timm cốt trên các mảnh ván kuôn .
+ Căn cứ vào vị trí tim và kích thước cột sửa lại phần bê tông chân cột (phần đã đổ chờ ).Đục nhám lớp bê tông phía trên để tăng diện tích tiếp xúc giữa phần đổ trước và phần đổ sau đồng thời bỏ đi phần bê tông kém chất lượng .
+ Chuẩn bị các tấm ván khuôn ,kẹp góc, gông cột chống ,tăng đơ.
- Tiến hành lắp dựng .
+ Ghép trước 3 mặt ván khuôn ở dưới ,sử dụng các tấm chính ,kẹp góc và các con sâu liên kết .
+ Điều chỉnh ,cố định chân cột .
+ Sử dụng gông thép ,gông cột lại .
+ Dùng cọt thép chống .
+ Lắp tăng đơ và dùng tăng đơ để điều chỉnh .
2) Ván khuôn dầm sàn.
- Chuổa bị .
+ Giác lai tim ,cốt, vạch trên cột hoặc thép chờ của cột .
+ Nhân lực ,vật lực .
- Tiến hành :
+ Dựng hệ giáo trước ,liên kết các giáo bằng các thanh liên kết tạo thành 1 hệ thống không gian cố định .
+ Lắp kính đầu cột .
+ Giải gỗ chính , điều chỉnh xà gỗ chính bằng kích đầu cột.
+ Dài xà gỗ phụ ,lắp ván khuôn dầm.
+ Dải ván khuôn sàn ,để cho dàn phẳng và đúng cột ,phải điều chỉnh bằng kích ,có thể bằng kích đầm hoặc kích chân ,đôi khi có thể dùng gỗ kê luôn vào dưới xà gỗ đỡ dưới ván sanf.
3) Ván khuôn thang máy.
+ Kỹ thuật lắp dựng ván khuôn thang máy cũng tương tự như lắp cột nhưng chú ý sử dụng tăng đơ ở trong đẻe cố định các ván và đồng thời chống phình.
+ Để tạo điều kiện ,thuận lợi khi lắp ván khuôn thang máy cần dựng hệ giàn giáo ở trong lồng thang máy để tạo chỗ đứng và phục vụ cho công tác đổ bê tông sau này.
Chú ý: Việc chọn giải pháp ván khuôn định hình không có nghĩa là chỉ phải dùng ván khuôn định hình không mà còn phải dùng thêm gỗ tại những vị trí bị thiếu hụt.
Những chỗ chèn gỗ phải yêu cầu thật chắc chán để bảo đảm làm việc tương đương với ván khuôn thép.
Liên két giữa gỗ và ván khuôn thép bằng đinh đóng qua lỗ để luồn con sâu liên kết.
4) Công tác tháo ván khuôn.
a) Nguyên tắc
- Việc tháo dỡ ván khuôn phải căn cứ vào khả năng chịu lực của bê tông theo thời gian (cường độ đổ bê tông ).
+ Đối với ván khuôn không chịu lực : Thời gian tháo ván khuôn theo qui phạm thi công thường đạt cường độ 25 kg/cm2.Trong vòng 2-3 ngày tuỳ thuộc mái bê tông ,chất lượng xi măng ,nhiệt độ , không khí ,nhịp của kết cấu.
+ Với ván khuôn chịu lực : Phải đạt từ 75% cường độ thông thường với ván khuôn sàn khoảng từ từ 9 ngày trở đi.
- Cái gì lắp trước thì tháo sau.
b) Tháo ván khuôn.
- Cột ,thang máy.
+ Vặn lỏng và tháo tăng đơ, ha cột chống ,tháo bỏ gông cốt thép .
+ Tháo bỏ saaau liên kết cột và kẹp govs.
+ Thu dọn và bảo vệ ván khuôn .
- Ván khuôn dầm sàn.
+ Vặn kích chân cho cả hệ giáo tụt xuống.
+ Giỡ bỏ ván khuôn sàn ,xà gỗ phụ ,xà gỗ chính .Sau đó quay sang tháo ván khuôn dầm cũng bằng cách hạ hệ giáo xuống ,tháo bỏ kẹp góc ,tháo ván đáy ,ván thành.
+ Tháo xà gỗ chínhn phụ .
+ Tháo hệ giàn giáo : Tháo các kích đầu , tháo giằng liên kết giáo.
+ Tháo giàn giáo.
IV) Công tác cốt thép - bê tông .
1) Cốt thép - bê tông cột.
a) Công tác cốt thép .
- Công tác được tiến hành trước công tác ván khuôn cột.
- Cốt thép cột được thành 2 giai đoạn thi công : Gia công tại xưởng ,gia công các cốt dọc được cắt ,uốn theo đúng chủng loại kích thước , cần phân loại và đánh dấu cho khỏi bị nhầm lẫn vì cốt dọc có rất nhiều loại đường kính và chiều dài .Cốt đai cũng cần được phân loại va uốn .tuy nhiên cốt đai thường có số lượng ,chủng loại ít hơn.Khi uốn cốt đai cần chú ý đến kích thước để bảo đảm chiều dài lớp bê tông bảo vệ.
- Khi vó yêu cầu về nối buộc cốt thép thì phải tuân thủ các êu cầu ,quy phạm về nối buộc cốt thép .
- Cốt đai được buộc trước 1 phần ở dưới sau đó dựng lên và buộc tiếp .Nhưng trứơc khi dựng cốt thép lên cần cho sẵn các cốt đai vào phần thép chừ của cột .Tại phần chân cốt thép nối cốt thép của tầng dưới ta uốn vào trong khi buộc lai cốt thép trên sẽ thẳng cùng với cốt thép chờ. Do cốt dọc được bố trí rất dày nên ngoài chính ra còn cộng thêm 1 số đai phụ trợ khác và khi đố tai 1 mặt cắt hoặt 1 tiết diện nào đó sẽ được bổ sung thêm các cốt đai phụ để phù trợ cho việc dựng cốt thép .
- Sau khi lắp dựng cốt thép xong có thể neo giứ cốt thép bằng các tăng đơ mèm trước khi lắp ván khuôn .
- Để bảo đảm chiều dày lớp bảo vệ cốt thép ta buộc vào cốt chịu lực các con kê bê tông có chiều dài lớp bảo vệ.
b) Công tác bê tông .
Sau khi đã lắp ván khuôn hoàn chỉnh tiến hành đổ bê tông cột .Đổ cột bằng cần trục tháp vào hộc đổ bê tông và qua ống mềm trút bê tông xuống.
- Với những cấu kiện có chiều cao đổ Hđổ>2.5m cần phải bố trí cửa đổ bê tông để tránh hiện tượng phân tầng .
- Dùng đầm dùi để đầm bê tông cột ,.Đầm phải để vuông góc với mặt bê tông ,thời gian đầm ở vị trí trong khoảng 15-60 giây ,khoảng cách giữa 2 vị trí đầm khoảng 1.5 lần đường kíng ảnh hưởng của đầm.
2) Cốt thép -Bê tông dầm sàn.
a) Công tác cốt thép.
- Cũng được chia thàng 2 giai đoạn thi công chính là giai đoạn gia công tại xưởng và lắp đặt trên công trường .
- Khi ra công tại xưởng cũng tiến hành tuần tự như gia công cốt thép cột .
- Việc tiến hành lượng cốt thép đầm san được tiến hành sau công tác ván khuôn đầm sàn .
- Lưu ý : Đối với dầm thì việc lắp dựng cốt thép đượcthực hiện khi đã lắp xong ván đáy dầm ,để lấy chỗ dỡ cốt pha.
- Cốt thép sàn được dải và buộc ,cần chú ý đến khoảng cách giữa các thanh của lưới.
- Cũng tương tự như cốt thép cột ,để bảo đảm chiều dày lớp bảo vệ cốt thép ta cũng sử dụng các con kê bằng bê tông .
- Tại những chỗ giáp nhau :nút dầm, cột có rất nhiều cốt thép việc ưu tiên uốn thanh thép nào cũng phải theo qui phạm (việc uốn để giải quyết tránh đâm nhau ,bảo đảm lớp bảo vệ) .
- Sau khi lắp đặt xong cần tiến hành nghịêm thu về số lượng ,chủng loại ,vị trí ,tim cốt ván khuôn dầm sàn.
b) Công tác bê tông .
Do nhà có chiều cao lớn 49.7m nên việc dùng cần trục tháp để đổ bê tông là hợp lý vì khi thi công dần sàn cần tính liên tục mà khối lượng bê tông yêu cầu cho 1 phân đoạn là lớn .Việc dùng cần trục tháp để cẩu bê tông sẽ mất nhiều thời gian không đáp ứng được yêu cầu.Nếu dùng máy bơm di động thì chiều cao lại không đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật .Chọn giải pháp chọn máy bơm có định, bê tông thương phẩm chở đến bằng xe đến đổ sang máy bơm cố định. Bê tông từ máy bơm cố định được bơm lên các tầng các ống cứng được bố trí theo hướng đổ bê tông .Trong mỗi một phân đoạn sử dụng các ống mềm nối từ ống cứng và các ống cứng được bố trí theo hướng đổ bê tông dật lùi.
Sử dụng đầm dùi ,khi đổ bê tông dầm sàn đồng thời sử dụng sàn ván xoa cỡ lớn ,thước tầm trong khi xoa bằng mặt mặt lên trên lớp sàn .
Những chỗ giao nhau của dầm thường có cốt thép dày nên ta không thể lùa dầm xuống trực tiếp chỗ đoạn dầm đó ,nhưng ta vẫn có thể dần được bằng cách dầm lùa bê tông từ ngoài vào trong.
Khi đổ bê tông sàn phải khống chế chiều dày sàn bằng cách vạch sẵn trên ván khuôn trên ván khuôn hệ sàn và lấy đó làm cữ ,dùng thước và dùng máy thuỷ bình để kiểm tra chiều sâu sàn.
Việc ngừng ,nghỉ thi công phải đúng qui phạm về mặt thời gian và vị trí mạch dừng ,việc nghỉ giữa ca phải bảo đảm cho bê tông chưa đổ trong giới hạn bê tông ninh kết .
V) Công tác trắc địa trong thi công phần thân.
1) Vai trò.
- Công tác trắc địa có vai trò quan trọng trong thi công bởi vì nó liên quan đến nhiều vấn đề phát sinh
như sai lệch tim cốt ,kích thước các cấu kiện ,việc sai số có tích chất dây chuyền.
- Việc làm tốt công tác trắc địa sẽ bảo đảm các yêu cầu của công tác ván khuôn .Việc trắc địa thường được tiến hành ở đầu và cuối các công tác .Việc sai lệch công tác trắc địa dẫn đến các sai lầm khó sửa chữa.
2) Nội dung.
a) Trắc địa xác định tim cốt của cột ,lõi.
Sau khi đổ bê tông móng xong sẽ tiến hành thi công cột .Trước khi thi công cột phải gán tim cột trên đài .Các đường này làm mốc cho công tác dựng ván khuôn .
Căn cứ vào các mốc trắc địa trên công trình ,căn cứ vào toạ độ của 1 tim cốt xác định xác định chính xác tim cột đó bằng cách dẫn từ các mốc có sẵn vào. Từ tim cột này xác định 2 trục của tim cột dùng thứơc thép hoặc máy kinh vĩ xác định các trục còn lại.
Đối với các cột tầng trên cũng tiến hành tương tự ,dắt từ dưới lên trên mép sàn ,từ mép sàn dắt lên trên sàn và cũng xác định các lưới cột trên sàn.
Kiểm tra cốt của cột khi dắt từ sàn lên.
b) Trắc địa cốt sàn.
Nguyên tắc chung là dắt từ các mốc chuẩn lên các vị trí mà từ đó có thể dễ dàng dắt các cốt sàn . Do vậy người ta có thể dắt vào phần cột đã đổ hoặc dần lên phần thép chờ, từ đó có thể dễ dàng dẫn dắt lên vị trí cốt đáy sàn, phục vụ công tác ván khuôn và đổ bê tông .
Sau khi dựng ván khuôn xong có thể dắt lên ván khuôn be bê tông sàn để sau này khống chế bề dày sàn như đã nói ở trên.
Chú ý: - Để tránh sai lệch, máy cần được bảo quản cẩn thận sau mỗi đợt công tác.
- Trước mỗi đợt công tác cần phải được kiểm tra độ chính xác và các bộ phận : Hệ thống ống kính,vi chỉnh ,đọc số.
VI) Công tác hoàn thiện.
a) Công tác trát.
Thứ tự thực hiện cong tác trát :trrát trần trước ,tường cột trát sau ,mặt trong trát trước, mặt ngoài trát sau, trát từ trên cao trát suống dưới.Khi trát cần dùng giáo để thuận tiện cho công việc thi công và an toàn lao động .
Yêu cầu công tác trát.
+ Mặt trát phải phẳng ,không có vết lồi lõm,nứt chân chim.
+ Các đường gờ phải sắc cạnh ,phải thẳng .
+ Lớp trát liên kết tốt với tường và các kết cấu cột ,dầm sàn không bị bong, rộp.
- Kĩ thuật trát .
+ kiểm tra mặt phẳng cần trát ,đặc các mốc trát thành các điểm sole hay thành dảy dài. Khoảng cách các mốc bằng chiều dài tườn xây.
+ Tường trát làm 2 lớp :lớp lót và lớp hoàn thiện.Lớp lót trát mỏng tạo gờ để lớp sau thi công dễ bám vào.
+ Lớp trát tường thường dày hơn lớp trát trần, khi trát đi từ góc ra giữa .
+ Sau kti trát cần nghiệm thu bề mặt, kiểm tra bề mặt bằng hước thép hay soi đèn pin.
b) Công tác lát nền.
- Chuẩn bị:
+ Làm vệ sinh mặt nèn ,phá các ụ lồi .
+ kiểm tra cốt mặt nền.
+ Đánh độ dốc bằng thước thuỷ bình.
+ Lát hàng gạch mốc phía trong theo 2 phương dọc và ngang.
+ Chuẩn bị và kiểm tra qui cách gạch lát, vữa các dụng cụ cần thiết .
- Qui cách lát.
+ Càng lát dày theo 2 phươnglàm mốc để lát . Việc xác định độ ngang phẳng dày càng thợc hiện qua kiểm tra thước thuỷ bình và nivô.
+ Trát một lớp vữa xi măng cát dẻo xuống dưới.
+ Lát ừ trong ra ngoài cửa.
+ Sau khi lát dùng nước xi măng trắng lau mạch .
chú ý: Gạt vữa xi măng lấp đầy các khe. Sau đó rác xi măng trắng kho để hút nước và lau sạch, miết đầy mạch.
c) Công tác sơn- bả matít.
- Chuẩn bị.
Matít là hỗn hợp pha sơn và bột đá có tác dụng tạo bè mặt nhằm .lấp đầy các lỗ rỗng bề mặt tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như độ bền chắc của công trình. Trước khi bả cần đánh khô bằng iấy ráp ,làm sạch và sửa phẳng mặt tường.
Lắp dàn giáo thi công và chuẩn bị vật liệu dụng cụ .
- Sơn bả :
Công tác bả chia làm 2 lớp. Lớp thứ nhất bả với chiều dày dưới 0.4mm đi đều một lượt trên mặt tường ,trần. Yêu cầu cần tạo lớp càng phẳng càng tốt
Sau khi lớp thứ nhất khô dùng ráp xịn xoa phẳng rồi bả lớp thứ 2. Yêu cầu sau khi bả lứp thsư 2 bề mặt tường phải thật phẳng ,nhẵn đều đặn .
Tiến hành sơn bả matít sau khi lớp thứ 2 khô .Tiến hành sơn làm 3 lớp ,lớp đầu sơn với lượng 0.3kg/m2 tường. Các lớp sau dùng 0.2kg/m2 tường.Nước sơn phải được khuấy đều và lọc kĩ, sơn pha đủ dùng không đẻ qua ngày.Làm chổi quét sơn theo phương đứng, không đưa ngang.
Vii) Thống kê khối lượng thi công.
Bảng 1:Thống kê khối lượng công tác ván khuôn.
Tầng
Tên cấu kiện
Kích thước td
Chiều dài
L(m)
Số lượng
Tổng dt VK thành
m2
Tổng dt VK đáy m2
Tổng dt VK m2
H(m)
B(m)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1
Cột C1
Cột C2
Vách
lõi
thang
0.8
0.8
5.9
12.4
0.5
0.3
0.2
0.2
5.8
5.8
5.8
5.8
24
4
2
1
1
378.62
53.82
141.52
146.16
15.5
DN1
DN2
DN3
DN4
DN5
DN6
DN7
DN8
DD1
DD2
DD3
DD4
DD5
DD6
Sàn S1
Sàn S2
Sàn S3
Sàn S4
Sàn S5
Sàn S6
Sàn S7
Sàn S8
Sàn S9
0.75
0.75
0.75
0.75
0.45
0.45
0.45
0.3
0.65
0.65
0.65
0.65
0.45
0.3
3.6
4.5
3.6
4.5
3.325
4.8
1.8
6.9
5.9
0.3
0.3
0.3
0.3
0.25
0.25
0.25
0.25
0.3
0.3
0.3
0.3
0.25
0.25
1.2
3.3
3
3.3
2.1
2.1
1.35
4.5
3.3
6
7.2
2.5
1.5
6
7.2
1.5
4.2
7.2
4.8
1.8
3.6
3.6
3.6
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
14
6
8
8
8
2
12
2
26
16
2
2
8
8
16
4
24
4
16
4
4
2
1
105.84
54.43
25.2
15.12
31.68
9.5
11.88
3.02
181.9
81.41
3.5
7.63
17.42
9.5
25.2
12.96
6
3.6
43.68
3.6
4.5
2.1
5.1
23.04
0.99
2.16
6.6
6.6
735.63
131.04
67.39
312
18.72
43.68
13.1
16.38
5.12
233.38
104.45
4.49
9.79
24.02
16.1
718.87
57.6
41.4
237.6
59.4
100.8
40.32
9.72
32.1
19.47
628.41
tổng
2083 m2
* Từ tầng 2.
- Phần dầm sàn như tầng 1
- Phần cột ,vách ,lõi có cùng tiết diện nhưng chiều cao chỉ còn 3.6m(tầng 1 là 5.8m), phần thang cùng giảm.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2.
Cột C1
Cột C2
Vách
Lõi
Thang
0.8
0.8
5.9
12.4
0.5
0.3
0.2
0.2
3.6
3.6
3.6
3.6
24
4
2
1
1
224.64
32.68
87.84
90.72
20
Tá có: tầng 2=693.18+624.09+436.88=1754.415m2
( của riêng cột vách lõi 424.03m2)
* Tầng 5.
- Phần sàn, dầm như tầng 1.
- Phần cột có thay đổi tiết diện, để tiện theo dõi ta lập phần bảng cho cột vách lõi.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
5
Cột C1
Cột C2
Vách
Lõi
Thang
Sàn - Dầm
0.7
0.7
5.9
12.4
0.5
0.3
0.2
0.2
3.6
3.6
3.6
3.6
24
4
1
1
1
199..58
27.98
80.52
83.16
14.3
405.55
1347.28
Tổng
1753m2
* Tầng .
- Phần ,sàn ,dầm vách lõi thang như dầm .
- Các cột đổi chiều của tiết diện xuống 0.6m.
Ta có : + Khối lượng ván khuôn cột C1 :183.74 m2
+ Khối lượng ván khuôn cột C2 : 25.34m2
Vậy: + Tổng khối lượng ván khuôn của cột vách ,lõi ,thang: 387.07 m2
+ Tổng khối lượng ván khuôn của toàn tầng: 1735 m2
* Tầng 11:
- Phần ,sàn ,dầm vách lõi thang không đổi như dầm .
Tầng
Tên cấu kiện
Kích thước td
Chiều dài
L(m)
Số lượng
Tổng dt VK thành
m2
Tổng dt VK đáy m2
Tổng dt VK m2
H(m)
B(m)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Cột C
Vách
Lõi
Thang
DN1
DN2
DN3
DN4
DN5
DN6
DN7
DN8
DD1
DD2
DD4
DD6
Sàn S1
S2
S8
S9
S10
S11
S12
S13
0.75
0.75
0.75
0.75
0.45
0.45
0.45
0.3
0.65
0.65
0.65
0.3
3.6
4.5
6.9
5.9
5.7
5.7
6.9
3.9
0.3
0.3
0.3
0.3
0.25
0.25
0.25
0.25
0.3
0.3
0.3
0.25
1.2
2.3
4.5
3.6
3
4.5
3
1.65
6
7.2
2.5
1.5
6
7.2
1.5
4.2
7.2
4.8
3.6
3.6
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
14
6
8
8
8
2
12
2
16
12
2
16
16
4
2
1
16
4
4
2
105.84
54.43
25.2
15.12
31.68
9.5
11.88
3.02
111.94
61.06
7.63
19.01
25.2
12.6
6
3.6
12
3.6
4.5
2.1
31.68
17.28
2.16
13.2
387.07m2
131.04
67.39
31.2
18.72
43.68
13.1
16.38
5.12
143.62
78.34
9.79
32.21
585.13
57.6
414
62.1
19.47
273.6
102.6
82.8
10.53
sàn= 650.10m2
tầng 11=1623m2
* Tầng 12: thống kê khối lượng ván khuôn
Tầng
Tên cấu kiện
Kích thước td
Chiều dài
L(m)
Số lượng
Tổng dt VK thành
m2
Tổng dt VK đáy m2
Tổng dt VK m2
H(m)
B(m)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
C1
C2
Vách
Lõi
Dầm DN1
DN2 DN9
DD2
DD4DD7
Sàn
S8
S9
S10
S11
S14
S15
S16
S17
S18
0.6
0.6
5.9
12.4
0.75
0.75
0.75
0.65
0.65
0.65
6.9
5.9
5.7
5.7
6.9
5.7
4.5
1.45
3.3
0.5
0.3
0.2
0.2
0.3
0.3
0.3
0.3
0.3
0.3
4.5
3.6
3.6
4.5
1.6
1.6
1.6
1.6
1.6
6
2
2
1
4
2
6
6
2
6
2
1
1
2
2
2
4
4
1
30.24
18.14
12.1
30.53
7.63
10.18
7.2
4.32
2.88
9.64
2.16
2.88
45.94
12.67
80.52
83.16
22.29
37.44
22.46
14.98
39.17
9.79
13.06
136.9
62.1
19.47
18.81
51.3
20.01
16.53
26.1
8.41
4.79
227.52
tổng
587m2
Bảng 2:Thống kê khối lượng công tác bê tông và công tác cốt thép.
Tầng
Tên
Cốt thép
Kích
thước TD
Chiều dày CK
L(m)
Số lượng
Vbt
1 cấu kiện(m3)
Vbt toàn ck(m3)
Hàm lượng thép
%
Khối lượng thép 1ck (kg)
KL thép
Toàn ck(kg)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
C1
C2
Vách
Lõi
Thang
DN1
DN2
DN3
DN4
DN5
DN6
DN7
DN8
DD1
DD2
DD3
DD4
DD5
DD6
Sàn S1
S2
S3
S4
S5
S6
S7
S8
S9
0.8
0.8
5.9
12.4
0.75
0.75
0.75
0.75
0.45
0.45
0.45
0.3
0.65
0.65
0.65
0.65
0.45
0.3
3.6
4.5
3.6
4.5
3.325
4.8
1.8
6.9
5.9
0.5
0.3
0.2
0.2
0.3
0.3
0.3
0.3
0.25
0.25
0.25
0.25
0.3
0.3
0.3
0.3
0.25
0.25
1.2
3.3
3
3.3
2.1
2.1
1.35
4.5
3.3
5.8
5.8
5.8
58
6
7.2
2.5
1.5
6
7.2
1.5
4.2
7.2
4.8
1.8
3.6
3.6
3.6
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
24
4
2
1
1
14
6
8
8
8
2
12
2
26
16
2
2
8
8
16
4
24
4
16
4
4
2
1
2.32
1.39
6.84
14.38
1.55
1.35
1.62
0.56
0.34
0.68
0.81
0.17
0.32
1.29
0.94
0.32
0.7
0.37
0.25
0.43
1.24
1.19
1.78
0.76
1.21
0.29
3.73
2.34
55.68
5.57
13.69
14.38
1.55
90.87
18.9
9.72
4.5
2.7
5.4
1.62
2.03
0.63
33.46
14.98
0.64
1.4
2.97
1.98
100.93
6.91
4.97
28.51
7.13
12.1
4.84
1.17
7.45
2.34
75.41
2.2
1.2
1.8
2
1
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
400
7
131.3
967.1
2258.3
121.7
159.0
190.8
66.2
39.7
63.6
76.3
15.9
29.7
121.2
88.2
30.3
66.1
35.0
23.3
20.3
58.5
56.0
83.9
35.6
57.0
13.0
175.5
110.0
9615.9
524.5
1934.1
2258.3
121.7
14454.4
2225.5
144.5
529.9
317.9
508.7
152.6
190.8
59.3
3152.1
1410.7
60.6
132.3
279.8
186.5
10351.2
325.6
234.0
1342.9
335.7
569.7
227.9
54.9
351.0
110.0
S Bê tông = 268m3 STHEP =
28358
(KG)
* Tầng 2.
- Khối lượng bê tông ,cho dầm sàn như tầng 1.
- Khối lượng bê tông cho cột vách lõi thay đổi do thay đổi chiều cao từ 5.8mđ3.6m
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
2
Cột C1
Cột C2
Vách
Lõi
Thang
0.8
0.8
5.9
12.4
0.5
0.3
0.2
0.2
3.6
3.6
3.6
3.6
24
4
2
1
1
1.32
0.79
3.89
8.18
1.43
31.68
3.17
7.79
8.18
1.43
52.25
2.2
1.2
1.8
2
1
228.0
74.6
550.2
1284.9
112.3
5471.1
289.4
1100.4
1284.9
112.3
8267.1
Ta có S bê tông = 229m3 STHEP = 22170 (kg)
* Tầng 5
- khối lượng bê tông , cốt thép của dầm sàn ,vách lõi , không thay đổ so với tầng 2 .
khối lượng bê tông , cốt thép của cột giảm xuống do thay đổ tiết diện
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
5
Cột C1
Cột C2
Vách
Lõi
Thang
Dầm
Sàn
0.7
0.7
5.9
12.4
0.5
0.3
0.2
0.2
3.6
3.6
3.6
3.6
24
4
2
1
1
1.16
0.69
27.72
2.77
7.79
8.18
1.43
47.89
100.93
75.41
2.2
1.2
1.8
2
1
2297778.0
74.6
4787.2
261.1
1100.4
1284.9
112.3
7546.0
10351.2
3551.8
S bê tông
225 m3
STHEP
21449
(kg)
Tầng 9
- khối lượng bê tông , cốt thép của dầm sàn ,vách lõi , không thay đổ so với tầng 2 .
- khối lượng bê tông , cốt thép của cột giảm xuống do thay đổ tiết diện
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
9
Cột C1
Cột C2
Vách
Lõi
Thang
Dầm
Sàn
0.6
0.6
5.9
12.4
0.5
0.3
0.2
0.2
3.6
3.6
3.6
3.6
24
4
2
1
1
1.16
0.69
23.76
2.38
7.79
8.18
1.43
43.54
100.93
75.41
2.2
1.2
1.8
2
1
171.0
56.0
4103.4
223.8
1100.4
1284.9
112.3
6824.8
10351.2
3551.8
S bê tông
220 m3
STHEP
20728
(kg)
*Tầng 11
- khối lượng bê tông , cốt thép của cột ,vách lõi , không thay đổ so với tầng 9 .
- khối lượng bê tông , cốt thép của dầm sàn thay đổi
Tầng
Tên
Cốt thép
Kích
thước TD
Chiều dày CK
L(m)
Số lượng
Vbt
1 cấu kiện(m3)
Vbt toàn ck(m3)
Hàm lượng thép
%
Khối lượng thép 1ck (kg)
KL thép
Toàn ck(kg)
1
2
3
4
5
7
8
9
10
11
11
C1
C2
Vách
Lõi
Thang
DN1
DN2
DN3
DN4
DN5
DN6
DN7
DN8
DD1
DD2
DD3
DD4
DD6
Sàn S1
S2
S8
S9
S10
S11
S12
S13
0.6
0.6
5.9
12.4
0.75
0.75
0.75
0.75
0.45
0.45
0.45
0.3
0.65
0.65
0.65
0.65
0.3
3.6
4.5
6.9
5.9
5.7
5.7
6.9
3.9
0.5
0.3
0.2
0.2
0.3
0.3
0.3
0.3
0.25
0.25
0.25
0.25
0.3
0.3
0.3
0.3
0.25
1.2
2.3
4.5
3.6
3
4.5
3.0
1.65
3.6
3.6
3.6
3.6
6
7.2
2.5
1.5
6
7.2
1.5
4.2
7.2
4.8
1.8
3.6
3.6
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
24
4
2
1
1
14
6
8
8
8
2
8
2
16
12
2
2
6
16
4
2
1
16
4
4
2
1.35
1.62
0.56
0.34
0.68
0.81
0.17
0.32
1.29
0.94
0.32
0.7
0.25
0.43
1.24
3.73
2.34
2.05
3.08
2.48
0.63
43.54
18.9
9.72
4.5
2.7
5.4
1.62
1.35
0.63
20.59
11.23
0.64
1.4
3.96
82.01
6.91
4.97
7.45
2.34
32.83
12.31
9.94
1.26
78.01
1.5
1.5
1.5
1.5
1.5
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
1.2
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
159.0
190.8
66.2
39.7
63.6
76.3
15.9
29.7
121.2
88.2
30.3
66.1
23.3
20.3
58.5
175.5
110.0
96.6
145.0
117.0
29.8
6824.8
2225.5
144.5
529.9
317.9
508.7
152.6
127.2
59.3
1939.8
1058.1
60.6
132.3
373.0
8568.7
325.6
234.0
351.0
110.0
1546.4
579.9
468.0
59.5
3674.4
S bê tông = 204m3 STHEP =
19068
(KG)
Tầng 12
- khối lượng bê tông , cốt thép của cột ,vách lõi , không thay đổ so với tầng 9 .
- khối lượng bê tông , cốt thép của dầm sàn thay đổi
Tầng
Tên
Cốt thép
Kích
thước TD
Chiều dày CK
L(m)
Số lượng
Vbt
1 cấu kiện(m3)
Vbt toàn ck(m3)
Hàm lượng thép
%
Khối lượng thép 1ck (kg)
KL thép
Toàn ck(kg)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C1
C2
Vách
Lõi
DN1
DN2
DN9
DD2
DD4
DD7
Sàn S8
S9
S10
S11
S14
S15
S16
S17
S18
0.6
0.6
5.9
12.4
0.75
0.75
0.75
0.75
0.45
0.45
6.9
5.9
5.7
5.7
6.9
5.7
4.5
1.45
3.6
0.5
0.3
0.2
0.2
0.3
0.3
0.3
0.3
0.25
0.25
4.5
3.6
3.6
3.6
4.5
1.45
1.45
1.45
1.45
3.6
3.6
3.6
3.6
6
7.2
2.5
1.5
6
7.2
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
0.12
6
2
2
1
4
2
6
6
6
2
2
1
1
2
2
2
4
4
1
0.99
0.59
3.89
8.18
1.35
1.62
0.36
0.94
0.7
0.31
3.37
2.34
2.26
3.08
1.2
0.99
0.78
0.25
0.57
5.94
1.19
7.79
8.18
23.10
5.4
3.24
2.16
5.62
1.4
1.87
19.69
7.45
2.34
2.26
6.16
2.4
1.98
3.13
1.01
0.57
27.30
2.2
1.2
1.8
2
1.5
1.5
1.2
1.2
1.2
1.2
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
0.6
171.0
56
550.2
1284.9
159.0
190.8
33.9
88.2
66.1
29.4
175.5
110.0
106.3
145.0
56.5
46.7
36.9
11.9
27.0
1025.8
111.9
1100.4
1284.9
3523.1
635.5
381.5
203.5
529.0
132.3
176.3
2058.5
351.0
110.0
106.3
289.9
113.1
93.4
147.5
47.5
27.0
1285.9
S bê tông = 71m3 STHEP =
6867
(KG)
Ghi chú: khối lượng riêng củacốt thép khi tính khối lượng cốt thép theo hàm lượng % của bê tông là
gthép =7850(kg/m3)
3. khối lượng công tác xây
3.1) Tầng 1
+ Tường 220 cao 3.7m dài tổng cộng 96.8m.
+ Tường 220 cao 3.8m dài tổng cộng 98.4m.
+ Tường 110 cao 4.3m dài tổng cộng 22m.
Vậy thể tích tường: V=0.22x3.7xx96.8+0.22x3.8x98.4+0.11x4.3x22=162m3
Kể tới trổ cửa : V=0.75x162=121.5m3
3.2) Tầng từ 1-11.
+ Tường 220 cao 2.5m dài tổng cộng 86x2=172m.
+ Tường 220 cao 2.4m dài tổng cộng 228.6m.
+ Tường 110 cao 3.15m dài tổng cộng 27.2m.
+ Tường 110 cao 1m dài tổng cộng 46.8m.
Vậy thể tích tường kể cả hệ số trổ cửa.
V=0.75(0.22x2.5x172+0.22x2.4x228.6+0.11x3.15x27.2+0.11x1x46.8)=172.4m33.3) Tầng 12,
+ Tường 220 cao 2.5m dài tổng cộng 19.2m.
+ Tường 220 cao 2.4m dài tổng cộng 19.2m.
+ Tường 110 cao 3.15m dài tổng cộng 17.6m.
+ Tường 110 cao 1.2m dài tổng cộng 192.8m.
Vậy thể tích tường kể cả hệ số trổ cửa.
=0.22x2.5x19.2+075(0.22x2.4x19.2+0.11x3.15x17.6)+0.11x1.2x192.8=48.2m33.4) Mái tầng 12.
Tường 220 cao 1.2m dài tổng cộng 65.6m. V=.22x1.2x65.6=17.4m3.
4) Thống kê khối lượng hoàn thiện :
Công tác hoàn thiện gồm: Trát trần ,tường bằng vữa xi măng cát M50, láp cửa ,sơn bả matít.
4.1) Trát trong:
- Tầng 1: + Tường và cột ,dầm: 1576m2x.75=118.2m2
+ Sàn : 628.4m2 (trần nhà)
- Tầng 2-10 + Tường và cột ,dầm: 2115m2
+ Sàn : 628.4m2 (trần nhà)
- Tầng 12: + Tường và cột ,dầm: 1113m2
+ Sàn : 227.5m2 (trần nhà)
4.2) Trát ngoài (chỉ có phần tường)
- Tầng 1: 462m2
- Tầng 2-11: 363m2
- Tầmg 12:363m2
4.3) Lát nền:
- Tầng 1: 628.4m2
- Tầng 3-10: 628.4m3
- Tầng 11: 650.1m2
- Tầng 12: 227.52
4.4) Lắp điện nước.
4.5) Lắp cửa:
Diện tích cửa lấy vào khoảng 0.25 diện tích mặt tường ,trong đó diện tích cửa từ tầng1-12 là như nhau : Ta có:
- Diện tích cửa tầng 1: 80m2
- Diện tích cửa tầng 2-12: 128m2
- 4.6) Sơn Bả matít: Bẳng tổng khối lượng lát trong ,lát ngoài.
Bảng 5 : Khối lượng lao động lắp đặt ván khuôn
Tầng
Tên cấu kiện
Khối lượng
(kg)
Định mức
công/100kg
Ngày công
ồngày công
1
2
3
4
5
6
1
Cột
Vách
Lõi
Thang
Ván thành dầm
Ván đáy dầm
Sàn
432.44
141.52
146.16
15.50
558.04
160.83
628.41
0.112
0.125
0.187
0.125
0.150
0.150
0.125
48.4
17.7
27.3
1.9
83.7
24.1
78.6
96
108
79
ồ=283
2
Cột
Vách
Lõi
Thang
DầmVT
Dầm VD
Sàn
246.05
80.05
83.16
14.3
558.04
160.83
628.41
0.112
0.125
0.187
0.125
0.150
0.150
0.125
27.6
10.1
15.6
1.8
83.7
24.1
78.6
56
108
79
ồ=243
Cột
Vách
Lõi
Thang
DầmVT
Dầm VD
Sàn
227.57
80.52
83.16
14.3
558.04
160.83
628.41
0.112
0.125
0.187
0.125
0.150
0.150
0.125
25.6
10.1
15.6
1.8
83.7
24.1
78.6
54
108
79
ồ=241
9á10
Cột
Vách
Lõi
Thang
DầmVT
Dầm VD
Sàn
209.09
80.52
83.16
14.3
558.04
160.83
628.41
0.112
0.125
0.187
0.125
0.150
0.150
0.125
23.4
10.1
15.6
1.8
83.7
24.1
78.6
51
108
108
79
ồ=238
11
Cột
Vách
Lõi
Thang
DầmVT
Dầm VD
Sàn
209.09
80.52
83.16
14.3
452.35
132.78
650.10
0.112
0.125
0.187
0.125
0.150
0.150
0.125
23.4
10.1
15.6
1.8
67.9
19.9
81.3
51
88
82
ồ=221
12
Cột
Vách
Lõi
DầmVT
Dầm VD
Sàn
58.61
80.52
83.16
108.82
28.08
227.52
0.112
0.125
0.187
0.150
0.150
0.125
6.6
10.1
15.6
16.3
4.2
28.4
3.3
21
29
ồ=83
Bảng 6:Thống kê lao động cốt thép
Tầng
Tên cấu kiện
Khối lượng
(kg)
Định mức
công/100kg
Ngày công
ồngày công
1
2
3
4
5
6
1
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm
Sàn
10140.4
1934.1
2258.3
121.7
10351.2
3551.8
0.894
1.043
1.438
1.043
0.731
1.162
90.7
20.2
32.5
1.3
75.7
41.3
145
76
42
ồ=263
2á4
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm
Sàn
5769.6
1100.4
1284.9
112.3
10351.2
355.18
0.894
1.043
1.438
1.043
0.731
1.162
48.9
11.5
18.5
1.2
75.7
41.3
83
118
ồ=201
5á8
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm
Sàn
5048.4
1100.4
1284.9
112.3
10351.2
3551.8
0.894
1.043
1.438
1.043
0.731
1.162
45.1
11.5
18.5
1.2
75.7
41.3
70
118
ồ=192
9á10
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm
Sàn
4327.2
1100.4
1284.9
112.3
10351.2
3551.8
0.894
1.043
1.438
1.043
0.731
1.162
38.7
11.5
18.5
1.2
75.7
41.3
70
118
ồ=188
11
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm
Sàn
4327.2
1100.4
1284.9
112.3
8568.7
3674.4
0.894
1.043
1.438
1.043
0.731
1.162
38.7
11.5
18.5
1.2
62.6
42.7
70
106
ồ=176
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm
Sàn
1137.7
1100.4
1284.9
0.000
2158.5
1285.9
0.894
1.043
1.438
1.043
0.731
1.162
10.2
11.5
18.5
0.00
15.0
14.9
41
30
ồ=71
Bảng: Thống kê lao động công tác đổ bê tông
Đổ bê tông bằng bơm bê tông kết hợp với cần trục tháp. Định mức đổ bê tông được tính theo ca máy.Nhân công của 1 ca máy là:
- Đổ bê tông cột, lõi ,vách tách riêngvới bê tông dầm sàn.
- Đổ bê tông cột, lõi ,vách ở mỗi tầng trong 1 ca.Nhân công tổng cộng ở mỗi tầng là.
- Đổ bê tông dầm sàn thang 2 ca.Nhân công tổng cộng với mỗi tầng là.
Riêng đối với tầng 12 ,diện tích nhỏ nên chỉ đổ 1 ca.
- Với móng, đổ bê tông đài ,giằng trong 2 ca .Nhân công tổng cộng mỗi ca là:
Bảng 7: Thống kê lao động tháo ván khuôn
Tầng
Tên cấu kiện
Khối lượng
(m2)
Định mức
(công/m2)
Ngày công
Tổng số ngàycông
1
2
3
4
5
6
1
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm VK
Dầm VĐ
Sàn
432.44
141.52
146.16
15.50
558.04
160.83
628.41
0.04
0.0338
0.04
0.0338
0.0338
0.0338
0.0338
17.3
4.8
5.8
0.5
18.9
5.4
21.2
29
25
22
2
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm VK
Dầm VĐ
Sàn
246.05
80.52
83.16
14.3
558.04
160.83
628.41
0.04
0.0338
0.04
0.0338
0.0338
0.0338
0.0338
9.8
2.7
3.3
0.5
18.9
5.4
21.2
17
25
22
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm VK
Dầm VĐ
Sàn
227.57
80.52
83.16
14.3
558.04
160.83
628.41
0.04
0.0338
0.04
0.0338
0.0338
0.0338
0.0338
9.1
2.7
3.3
0.8
18.9
5.4
21.2
17
25
22
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm VK
Dầm VĐ
Sàn
209.09
80.520
83.160
0.04
0.0338
0.040
8.4
2.7
3.3
16
14.300
558.04
160.83
628.41
0.0338
0.0338
0.0338
0.0338
0.50
18.9
5.40
21.2
25
22
Cột
Vách
Lõi
Thang
Dầm VK
Dầm VĐ
Sàn
209.09
80.52
83.16
1403
452.35
132.78
650.10
0.04
0.0338
0.04
0.0338
0.0338
0.0338
0.0338
8.4
2.7
3.3
0.50
15.3
4.50
21.9
16
21
22
12
Cột
Vách
Lõi
Dầm VK
Dầm VĐ
Sàn
58.61
80.52
83.16
108.82
28.080
227.52
0.0400
0.0338
0.0400
0.0338
0.0338
0.0338
2.3
2.7
3.3
3.7
0.9
7.7
9
5
8
Bảng 8:Thống kê lao động công tác xây
Tầng
Tên cấu kiện
Khối lượng
(m3)
Định mức
(công/m3)
Nhân công
Tổng nhân công
1
2
3
4
5
6.0
1
Tường
Gạch cầu thang
121.5
0.500
1.212
1.212
147.3
0.600
149
Tường
Gạch cầu thang
172.4
0.400
1.212
1.212
108.9
0.500
210
12
Tường
48.20
1.212
58.40
59.0
Mái 12
Tường
17.40
1.212
21.20
22.0
Bảng 9 : Thống kê công tác hoàn thiện
Tầng
Công việc
Đơn vị
Khối lượng
Định mức
(công/m3)
Công
Tổng
1
2
3
4
5
6
7
1
-Trát trong
+Tường
+Trần
-Trát ngoài
-Tôn nền
-Lát gạch
Lắp cửa
-Bả matít,sơn trong
+Tường
+Trần
-Bả matít, sơn ngoài
-Lắp điện nước
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
tổ
1182
628.4
462
924
628.4
80
1182
628.4
462
0.0487
0.0525
0.0487
210m3/ca máy
0.1025
0.0562
0.060
0.065
0.060
57.6
33
23
36
65
5
70.9
40.9
28
4
91
112
-Trát trong
+Tường
+Trần
-Trát ngoài
-Lắp điện nước
-Lát gạch
Lắp cửa
-Bả matít,sơn trong
+Tường
+Trần
-Bả matít, sơn ngoài
m2
m2
m2
tổ
m2
m2
m2
m2
m2
m2
2115
628.4
363
628.4
148
2115
628.4
363
0.0487
0.0525
0.0487
0.1025
0.0562
0.060
0.065
0.060
103
33
18
4
65
9
127
40.9
22
136
168
12
-Trát trong
+Tường
+Trần
-Trát ngoài
-Lắp điện nước
-Lát gạch
-Lắp cửa
-Bả matít,sơn trong
+Tường
+Trần
-Bả matít, sơn ngoài
m2
m2
m2
tổ
m2
m2
m2
m2
m2
m2
2115
650.1
363
650.1
148
2115
650.1
363
0.0487
0.0525
0.0487
0.1025
0.0562
0.060
0.065
0.060
103
34.1
18
4
67
9
127
42.3
22
138
170
Mái 12
-Trát trong
+Tường
+Trần
-Trát ngoài
-Lắp điện nước
-Lát gạch
-BT toạ dốc mái
-Thép BT chống thấm
- BT chống thấm
-Lợp tôn
-Bả matít sơn trong
-Bả matit sơn ngoài
m2
m2
m2
tổ
m2
m2
100kg
m2
m2
m2
m2
1113
227.5
198
227.5
66.8
12.717
32.4
516
277
0.0487
0.0525
0.0487
0.1025
0.268
1.162
0.806
0.065
0.060
54.2
11.9
10
4
24
18
15
27
34
17
57
Viii. Chọn máy thi công phần thân
1. Chọn cần trục tháp:
cần trục tháp có những nhiệm vụ phục vụ thi công sau :
-vận chuyển ván khuôn và dàn giáo , cột chống
- vận chuyển lắp đặt cốt thép
vận chuyển thùng đổ bê tông .
- vận chuyển gạch ,xi măng , cát nước vữ trộn sẵn dựn tính chọn loại cần trục tháp cố định , chân ngầm vào đất ,không dùng loại đường ray di chuyển để thuận lợi cho việc vận chuyển ,lưu thông mặt bằng .
các thông số chọn cần trục tháp gồm: độ nâng cao yêu cầu Hyc, tầm với yêu cầu Ryc ,sức nâng yêu cầu Qyc
*Xác định độ nâng cao yêu cầu Hyc :
Hyc = Hct + hat + hck + ht
Trong đó :
Hct chiều câo công trình kể từ mặt đặt cần trục , Hct = 44.6m (kể từ mặt đất tự nhiên)
hat : khoảng cách an toàn hat = 1m
hck chiều cao cấu kiện hay kết cấu đổ bê tông , hck = 1.8m
ht chiều cao thiết bị treo buộc, htb = 1.2m
Vậy : Hyc = 44.6+1+1.8+1.2 = 48.6m
Xác địnhtầm với yêu cầu Ryc :
Với L,B là khoảng cách theo phương dọc phương ngang từ điểm đặt cần trục (điểm quay tay cần )tới điểm xa nhất của công trình. Điểm xa nhât sở đây là hai điểm ở 2 góc mép ngoài công trình . (trục 1 và trục 2)
như vậy : + B = B1 + Lgiao+Lan toàn
trong đó :
B1 : khoảng cách theo phương ngang từ điểm tính toán tới mép đối diện xa nhất của công trình ,
B1= 24.2m
Lgiáo :bề rộng giáo , Lgiáo = 1.2m
Lan toàn khoảng cách an toàn , lan toàn ³ 1m , lấy lat= 2m
ịB = 24.2+1.12+2.0 = 27
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TC-V1 -sua-chuan-.doc