Tài liệu Thi công cầu: PHẦN III : THI CÔNG CẦU
I MÔ TẢ TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH CẦU
Bình đồ : mặt bằng cầu không phức tạp, hai đầu cầu được nối với hai trục đường tương đối lớn và hai bên đường có nhiều nhà đã được xây dựng, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng trống để xây dựng láng trại, các công trình phục vụ cho công trình cầu :
Nhà ở công nhân + bếp + căn tin
Kho vật tư
Kho bảo vệ
Xưởng sản xuất …
Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép dự ứng lực, loại cầu dầm bêtông nhịp giản đơn.
Trắc dọc: Cầu được xây dựng với tổng chiều dài. Có cấu tạo nhịp dài 30-32,5-32,5-32,5-30m
Trắc ngang: khổ cầu w = 11,5m ,một nhịp gồm 6 dầm chính .
Kết cấu hạ tầng:
Mố cầu: mố M1, M2 thiết kế theo kiểu mố vùi móng sử dụng cọc đóng bêtông cốt thép có cạnh d = 0,4 m , dài 32m
Trụ cầu: trụ T1, T2, T3, T4 thiết kế trụ đặc bo trịn bêtông cốt thép.
II. Các công tác chuẩ...
7 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2353 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi công cầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN III : THI CÔNG CẦU
I MÔ TẢ TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH CẦU
Bình đồ : mặt bằng cầu không phức tạp, hai đầu cầu được nối với hai trục đường tương đối lớn và hai bên đường có nhiều nhà đã được xây dựng, tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng trống để xây dựng láng trại, các công trình phục vụ cho công trình cầu :
Nhà ở công nhân + bếp + căn tin
Kho vật tư
Kho bảo vệ
Xưởng sản xuất …
Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bêtông cốt thép dự ứng lực, loại cầu dầm bêtông nhịp giản đơn.
Trắc dọc: Cầu được xây dựng với tổng chiều dài. Có cấu tạo nhịp dài 30-32,5-32,5-32,5-30m
Trắc ngang: khổ cầu w = 11,5m ,một nhịp gồm 6 dầm chính .
Kết cấu hạ tầng:
Mố cầu: mố M1, M2 thiết kế theo kiểu mố vùi móng sử dụng cọc đóng bêtông cốt thép có cạnh d = 0,4 m , dài 32m
Trụ cầu: trụ T1, T2, T3, T4 thiết kế trụ đặc bo trịn bêtông cốt thép.
II. Các công tác chuẩn bị chung:
* Công tác giải phóng mặt bằng
Do công trình được xây dựng trên khu đất có sẵn các công trình nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt, giao thông …Vì vậy cần phải giải phóng mặt bằng, nắm rõ sơ đồ mạng lưới điện nước để từ đó tận dụng hay tháo dỡ khi thi công công trình .
* Công tác cấp nước .
Tận dụng một số đường ống có sẵn, lắp đặt các đường ống tạm thời để phục vụ thi công.
Lắp đặt và hoàn chỉnh các công trình ống ngầm vĩnh cửu cho công trình đúng thiết kế.
Nơi có phương tiện lưu thông bên trên các đường ống chôn ngầm cần được gia cố. Sau khi thi công xong, các đường ống tạm thời được thu hồi và tái sử dụng .
- Đường điện và hệ thống chiếu sáng
Sử dụng mạng điện thành phố và kết hợp xây dựng một trạm phát điện (bằng xăng , dầu) dự phòng
Đường dây điện bao gồm:
- Dây chiếu sáng phục vụ sinh hoạt.
- Dây chạy máy và phục vụ thi công.
Đường dây điện thắp sáng được bố trí dọc theo các lối đi có gắn bóng đèn 100w chiếu sáng tại các khu vực cần sử dụng nhiều ánh sáng .
Đường dây điện thoại để phục vụ cho công tác thi công và liên lạc
* Các công trình tạm
Xung quanh công trình cần phải xây dựng hệ thống đường tạm và đường tránh để đảm bảo lưu thông cho các loại phương tiện và xe ra vào thường xuyên ở công trường .
Lập hàng rào tạm thời để tiện bảo quản máy móc vật tư cho công trường
Khống chế mặt bằng
Các điểm khống chế mặt bằng được bố trí trong khu vực thi công công trình, trong trường hợp bị mất điểm khống chế trong khu vực thi công thì có thể dễ dàng khôi phục lại điểm khống chế có thân mốc bằng bêtông, dấu mốc bằng thép
Quá trình thi công phải được tiến hành đo biến dạng ngay từ khi đào hố móng
Công tác theo dõi biến dạng của công trình được thực hiện trong suốt quá trình thi công, các mốc quan trắc độ lún được bố trí trên các công trình lân cận , chu kì quan trắc chủ yếu được thực hiện mỗi khi công trình được chất thêm tải
*Các thiết bị đo đạc
- Máy kinh vĩ
- Máy thủy bình tự động
- Máy chiếu đứng
III. CÁC CÔNG TÁC THI CÔNG:
*Thi công đào đất :
Dùng cọc ván thép để chắn đất và nước mặt, đóng tới độ sâu mà đỉnh cọc ván thép cao hơn cao độ mực nước > 0,5 m đóng xung quanh khu đất được đào. Dùng máy đào đất đến độ sâu thiết kế .
Máy đào đào theo phương ngang của công trình, máy đào lùi và đổ đất lên xe tải, góc xoay đổ đất là 900, đất sau khi đào sẽ được vận chuyển đi nơi khác, máy đào di chuyển được trên bề mặt công trình
Trong quá trình thi công đào đất phải đảm bảo một khoảng cách an toàn cho công nhân xuống đào phần đất sát tường chắn và phần đất dưới hố móng còn lại mà không thể đào được bằng máy để tránh ảnh hưởng của các máy đến tính chất tự nhiên của đất nền
* Công tác dàn giáo và ván khuôn:
Cốt pha hay còn gọi là ván khuôn tạo hình kết cấu công trình, giúp cho vữa bêtông không bị chảy ra , còn bô phận chống đỡ cốt pha và nhu cầu tạm để các xe , thiết bị và người qua lại gọi là dàn giáo và sàn công tác
Phương pháp lắp ghép căn cứ vào các mốc cao độ trên mặt đất đồng thời phải dựa vào bảng thiết kế thi công để đảm bảo kích thước .
Phương pháp lắp ghép ván khuôn và dàn giáo phải đảm bảo nguyên tắc đơn giản , dễ tháo , bộ phận tháo trước không phụ thuộc vào bộ phận tháo sau .
Trụ chống dàn giáo, cốt pha phải được dựa trên nền vững chắc , không trượt , diện tích mặt cắt ngang của trụ chống phải đủ lớn để khi đổ bêtông kết cấu chống đỡ không bị lún quá trị số cho phép ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình .
Những mối nối giữa các tấm ván khuôn cần phải được trát mặt phía trong, trước khi đổ bêtông mặt ván khuôn cần được quét một lớp vôi đục hoặc dung dịch khác như đất sét , dầu máy để sau này dễ tháo.
Các góc vuông và nhọn ở phía trong ván khuôn cần bố trí thêm các khe gỗ tiết diện hình tam giác để tránh hiện tượng bong tróc bêtông.
Do ta đã dùng cốt pha thép tiêu chuẩn làm cốt pha cho đài cọc . Trình tự lắp đặt cốt pha cho bệ cọc như sau:
Lấy dấu chu vi đài cọc
Dùng những tấm ván khuôn thép có kích thước
Sau khi dựng những tấm ván khuôn xong, ta dùng các thanh thép I, các thanh thép gia công để làm nẹp ngang, nẹp đứng liên kết các tấm ván khuôn lại với nhau.
Để có thể lắp chính xác và cố định được chân cốt pha, người ta vùi những mẫu gỗ vào lớp bêtông cỏn non ở mặt trên móng, khi bêtông mặt trên móng khô người ta đóng khung cừ lên những mẫu gỗ chôn sẵn đó theo đúng đường tim đã vạch , chân cốt pha cột sẽ được đạt lên trên những khung gỗ cừ và được cố định vào đó bằng những nẹp viền
*Cốt pha trụ
Sau khi thi công xong cốt thép trụ, ta tiến hành lắp cốt pha trụ, cốt pha trụ được lắp từ dưới lên bằng ván khuôn thép định hình, xung quanh trụ có đóng các nẹp đứng và ngang của vữa bêtông và giữa cho ván khuôn cột không bị xê dịch , đúng kích thước thiết kế . Khi trụ có phần tiết diện cong các sườn ngang của ván khuôn được liên kết với các nẹp kiểu giả vòm, gồm từ 2 – 3 lớp xen kẽ ghép chặt vào nhau bằng liên kết đinh đóng .
Để vị trí cột không bị xê dịch, ta có thể dùng các thanh chống xiên tỳ xuống bệ cọc hay nền
* Công tác vệ sinh móng
Hoàn thiện mặt nền móng, làm bằng phẳng và đầm chặt
Rải lớp đá dăm đệm dày 20 cm.
*Đổ lớp bêtông 4 x6 M100 dày 20 cm
Mục đích của lớp này là tạo một bề mặt bằng phẳng cho việc thi công bệ cọc được thuận tiện , người đi lại không làm hư hỏng nền công trình , đồng thời làm giảm tối đa đến lượng nước mặt thấm vào nền gây ảnh hưởng đến chất lượng bệ cọc
*Công tác cốt thép:
Cốt thép trước khi gia công và đổ bêtông cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Bề mặt sạch không dính bùn dầu mỡ , không rỉ sét, các thanh thép bị dẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hay do những nguyên nhân khác không được vựơt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính .
Cốt thép cần được kéo uốn và nắn thẳng trước khi sử dụng
Cắt và uốn cốt thép
Thép có đường kính từ 10 mm trở xuống thì dùng kéo để cắt và uốn
Thép có đường kính từ 12 mmtrở lên thì dùng máy cắt.
Cốt thép thường cắt uốn phù hợp với hình dạng và kích thước thiết kế
Sản phẩm cốt thép cắt uốn xong phải được kiểm tra theo từng lô
*Hàn cốt thép :
Liên kết hàn thường được thực hiện theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo chất lượng mối hàn theo đúng yêu cầu thiết kế
Các mối hàn phải đáp ứng đúng yêu cầu sau :
Bề mặt nhẵng không bị đứt quãng, lhông bị thu hẹp cục bộ và không có bọt
Đảm bảo chiều cao và chiều dài mối hàn theo yêu cầu thiết kế
*Nối và buộc cốt thép:
Không nối ở các vị trí chịu lực lớn, chỗ uốn cong . Trong một mặt cắt có tiết diện kết cấu không nối quá 50% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với cốt thép có gờ và không quá 20% của cốt thép trơn
Mối nối cốt thép cần thỏa yêu cầu sau :
Chiều dài nối buộc cốt thép trong khung và lưới thép bằng 30 – 40d và không nhỏ hơn 25 cm đối với thép chịu kéo và bằng 20 – 40 d không nhỏ hơn 20 cm đối với thép chịu nén .
Khi cốt thép trơn ở vùng chịu kéo phải uốn móc
Trong một mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (giữa và hai đầu đoạn nối)
*Vận chuyển và lắp dựng:
Các yêu cầu vận chuyển cốt thép đã gia công :
Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép
Cốt thép từng thanh nên buộc theo từng chủng loại để tránh nhầm lẫn khi sử dụng
Phân chia thành những bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển lắp dựng
*Công tác đổ bêtông:
Một số yêu cầu đối với vữa bêtông:
Vữa bêtông phải được trộn thật đều, đảm bảo đồng nhất về thành phần.
Phải đạt được cường độ theo thiết kế , đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật
Phải đảm bảo thời gian trộn, vận chuyển và đổ bêtông
*Chế tạo hỗn hợp vữa bêtông:
Ximăng, cát, đá và các chất phụ gia để chế tạo hỗn hợp vữa bêtông cần được đảm bảo về các chỉ tiêu kỹ thuật và pha trộn theo đúng với yêu cầu tiết kế
*Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn:
Đổ 10 – 15% lượng nước vào cối , cho cát, đá và ximăng vào , ximăng được đổ xen giữa các lớp cốt liệu trong khi cối quay trộn đổ dần lượng nước còn lại để đảm bảo lượng lưu động và độ dẻo của vữa
Khi dùng phụ gia thì việc trộn phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
Trong quá trình trộn để tránh tình trạng bêtông bám dính vào thành thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước một mẻ trộn và quay sau đó cho cát, ximăng vào trộn tiếp theo thời gian quy định
*Vận chuyển vữa bêtông :
Việc vận chuyển bêtông từ nơi trộn đến nới đổ càn đảm bảo các yêu cầu sau:
Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý , tránh để hỗn hợp bêtông bị phân tầng, bị chảy nước ximăng hay bị mất nước do nắng phải che kín khi gặp mưa …
Sử dụng thiết bị, nhân lực vận chuyển phù hợp với khối lượng,tốc độ trộn và đầm bêtông
Đường vận chuyển phải thuận lợi
Thời gian vận chuyển không được quá lâu nên trong vòng 2 giờ
Khi dùng thùng treo để vận chuyển thì hỗn hợp bêtông đổ vào thùng không được vượt quá 65 – 90% dung tích thùng
Nếu vận chuyển bằng thiết bị chuyên dùng vừa đi vừa trộn thì công nghệ vận chuyển được xác định theo các thông số kỹ thuật của thiết bị sử dụng
Khi vận chuyển vữa bêtông bằng máy bơm thì cần đảm bảo yêu cầu sau
Độ lớn cốt liệu bị hạn chế, đường kính của sỏi đá khôngđược vượt quá 1/3 đường kính ống dẫn
Độ sụt của vữa bêtông trong giới hạn cho phép
Máy không được ngừng hoạt động lâu quá nữa giờ nếu ngừng quá lâu khoảng 10 phút lại cho máy chạy vài đợt bơm để khỏi tắt ống , nếu ngừng lâu hơn hai giờ thì phải thông sạch bằng nước
* Đổ bêtông :
Kiểm tra và sữa chữa, làm sạch hoàn chỉnh công tác cốt pha, ván khuôn và cốt thép trước khi đổ bêtông
Khi thi công đổ bêtông công nhân được đứng trên dàn giáo công tác được bắt ngang trên cốt pha đài cọc và điều chỉnh và bơm từ xe bơm bêtông và dùng đầm dùi để đầm chặt bêtông, bêtông phải được đổ liên tục cho tới khi hoàn thành một kết cấu theo đúng quy định thiết kế
Khi đổ bêtông tránh bị phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bêtông khi đổ không vượt quá 1 – 5 m
Chiều dày mỗi lớp đổ bêtông thường 15 – 40 cm, tuy nhiên phải căn cứ vào năng suất trộn, độ dẻo của bêtông, cự ly vận chuyển, khả năng đầm, tính chất kết cấu và điều kiện thời tiết để quyết định …
Bêtông có độ dẻo nhỏ và cốt thép đặt dày thì mỗi lớp không nên quá 15 – 20cm
Ngược lại bề dày của mỗi lớp có thể từ 30 – 40cm
Bêtông có thể đổ theo lớp nằm ngang hoặc nghiêng 15 – 200
Khi đổ bêtông trụ từ trên cao xuống chân cột hay bị rỗ do các hạt sỏi đá rơi từ trên cao xuống đọng ở đây do đó nên đổ bêtông chân cột bằng loại vữa sỏi nhỏ dày khoảng 30 cm để khi đổ các lớp bêtông sau sỏi đá lớn ẽ rơi vùi vào trong lớp vữa này làm cho nó có thành phần như bình thường
Đầm bêtông
Mục đích của việv đầm bêtông là để đảm bảo bêtông được đồng nhất, đặc chắc, không có hiện tượng phân tầng, rỗng bên trong, rỗ ở bên ngoài và để bám chặc vào cốt thép
*Đầm bêtông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thời gian đầm một chỗ tùy thuộc vào độ đặc của vữa và khả năng đầm của máy . Dấu hiệu chứng tỏ đã đầm xong một chỗ là vữa bêtông không bị sụt lún, bọt khí không nổi lên nữa, mặt trên bắt đầu bằng phẳng và nước ximăng bắt đầu nổi lên
Đầm xong một chỗ phải rút đầm dùi lên từ từ để vữa bêtông kịp lấp đầy lỗ đầm không cho khí bọt vào
Khoảng cách giữa các chỗ cắm đầm không được lớn hơn 1,5 lần bán kính ảnh hưởng của đầm
Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bêtông trong cốt pha và tránh va chạm vào cốt thép để tránh hiện tượng cơ cấu bêtông trong thời gian ninh kết bị phá vỡ
Khi đầm lớp trên , cần cắm đầu vùi sâu vào lớp dưới từ 5 – 10 cm để hai lớp liền một khối
*Kiểm tra và nghiệm thu :
Việc kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thi công bêtông toàn khối bao gồm các khâu lắp dựng cốt pha, cốt thép , chế tạo hỗn hợp và dung sai kết cấu công trình
Công tác này phải tiến hành tại công trường với đầy đủ các hồ sơ:
- Chất lượng cống tác cốt thép
- Chất lượng bêtông
- Kích thước hình dáng, vị trí chi tiết kết cấu đặt sẵn
Các bản vẽ thi công có ghi đầy đủ các ttrình tự thi công .
III. TRÌNH TỰ THI CÔNG
1. Phương án thi công mố :
Bước 1:
San ủi tạo đường công vụ đến vị trí mố
Nạo vét bùn khu vực mố. Đắp lại bằng cát đen
Bước 2:
-Tiến hành đắp đất đường đầu cầu theo tiến độ đã vạch trong hồ sơ thiết kế gia cố đường vào cầu
-Khi nền đường ổn định tiến hành đào đất nền đường phạm vi thi công mố, lắp đặt hệ di chuyển giá búa và búa.
-Tiến hành đóng 1 cọc thử để xác định chính thức hiều dài cọc .
-Đóng toàn bộ cọc BTCT 40x40 cm đến cao độ thiết kế
Bước 3:
-Dùng gầu ngoạm, kết hợp thủ công đào lấy đất đến cao độ đáy móng, vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ.
Bước 4:
-Đập đầu cọc, bẻ cốt thép chủ và lắp cốt đai của cọc
-Vệ sinh hố móng.
-Đổ bêtông lót mác 100 dày 10 cm.
-Lắp dựng cốt thép, ván khuôn đổ bêtông bệ cọc.
-Bảo dưỡng bêtông bệ móng.
Bước 5:
-Lấp đất xung quanh bệ móng , đầm chặt.
-Lắp dựng đà giáo.
-Lắp dựng ván khuôn, lắp dựng cốt thép, đổ bêtông thân mố , xà mũ, bệ kê gối bảo dưỡng bêtông và hoàn thiện mố
2. Phương án thi công trụ
Bước 1:
Định vị tim trụ.
Lắp dựng khung định vị.
Tập kết thiết bị và cọc đến vị trí.
Định vị tim cọc, tiến hành đóng một cọc thử để xác định chính thức chiều dài cọc.
Đóng cọc đại trà .
Bước 2:
Hạ cọc ván thép bằng búa rung, tiến hành lắp đặt vành đai trong.
Tiến hành lắp đặt vành đai trong.
Tiến hành hút nước, kết hợp đặt thanh chống và chèn gỗ đệm.
Đổ BT bịt đáy .
Bước 3:
lắp dựng dàn giáo, ván kguôn thép, cốt thép và đổ BT bệ, thân, xà mũ.
Bước 4:
Tháo dỡ cọc ván thép, khung định vị, ván khuôn
Hoàn thiện trụ.
3. Phương án thi công kết cấu nhịp:
Kết cấu nhịp được lao lắp vào vị trí bằng giá 3 chân, trình tự thi công như sau:
Bước 1:Chuẩn bị.
Thi công đường tạm
Vận chuyển dầm tới nơi tập kết
Lao dầm và lắp dầm vào vị trí.
Bước 2 : Thi công dầm ngang bản mặt cầu.
Lắp đặt ván khuôn cốt thép và đổ dầm ngang.
Lắp đặt ván khuôn cốt thép và đổ bản mặt cầu.
Bước3 : Hoàn thiện.
Lắp đặt hệ thống thoát nước, lan can, tay vịn, hệthống chiếu sáng .
Thi công lớp phòng nước , thảm bêtông nhựa mặt cầu. Làm thông thoáng dòng sông và thi công các hạn mục còn lại.
IV. CÁC THIẾT BỊ THI CÔNG:
Máy ũi 110 CV
Xe lu 10 T
Xe lu 16T
Máy đào gầu ngoạm
Cẩu 40 T.
Cẩu 60 T.
Máy trộn bêtông 400L.
Đầm dùi.
Đầm rung.
Xà lan 600 T
Thiết bị giàn giáo..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9.THI CONG.doc