Theo dõi và chăm sóc thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) trên trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới

Tài liệu Theo dõi và chăm sóc thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) trên trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 91 THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI (NCPAP) TRÊN TRẺ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP DƯỚI Lê Thị Kim Loan*, Trần Quỳnh Hương*, Nguyễn Chính Hiếu** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chệnh lệch thông số áp lực giữa lý thuyết và thực tế của hệ thống NCPAP, tỉ lệ biến chứng thở NCPAP và khảo sát đặc điểm các yếu tố chăm sóc, theo dõi trong quá trình thở NCPAP trên trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu loạt ca. Kết quả: Khảo sát 46 bệnh nhân với 48 lần thở NCPAP, đa số là trẻ từ 2 tháng-1 tuổi (61%). Nam: Nữ là 2:1. Đa số các ca có tiền căn sanh non (41%), suy dinh dưỡng (37%). SpO2 thấp nhất trung bình trước thở NCPAP là 87,85 ± 2,62. Thông số cài đặt chủ yếu PEEP 7 cmH2O và FiO2 41 - 50%. Tỉ lệ sai biệt giữa tổng lưu lượng thực tế và lý thuyết là 85%. Tỉ lệ sai biệt mức Air và oxy sau mỗi ca trực là 81%. số lần châm nư...

pdf3 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Theo dõi và chăm sóc thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) trên trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 91 THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI (NCPAP) TRÊN TRẺ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP DƯỚI Lê Thị Kim Loan*, Trần Quỳnh Hương*, Nguyễn Chính Hiếu** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chệnh lệch thông số áp lực giữa lý thuyết và thực tế của hệ thống NCPAP, tỉ lệ biến chứng thở NCPAP và khảo sát đặc điểm các yếu tố chăm sóc, theo dõi trong quá trình thở NCPAP trên trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu loạt ca. Kết quả: Khảo sát 46 bệnh nhân với 48 lần thở NCPAP, đa số là trẻ từ 2 tháng-1 tuổi (61%). Nam: Nữ là 2:1. Đa số các ca có tiền căn sanh non (41%), suy dinh dưỡng (37%). SpO2 thấp nhất trung bình trước thở NCPAP là 87,85 ± 2,62. Thông số cài đặt chủ yếu PEEP 7 cmH2O và FiO2 41 - 50%. Tỉ lệ sai biệt giữa tổng lưu lượng thực tế và lý thuyết là 85%. Tỉ lệ sai biệt mức Air và oxy sau mỗi ca trực là 81%. số lần châm nước bình làm ẩm trung bình 4,0 ± 0,7 lần/ngày. 65% số ca có đàm nhớt trong canula khi theo dõi. Tỉ lệ biến chứng là 14%. Biến chứng thường gặp nhất là tổn thương niêm mạc mũi 8% và tất cả đều thở NCPAP trên 2 tuần (p = 0,005). Các biến chứng khác là chướng bụng 6%, viêm kết mạc 2%. Tất cả các ca chướng bụng đều thở mức PEEP cao 7 - 8 cmH20 (p = 0,047). Kết luận: Đo và kiểm tra mức áp lực trước khi lắp đặt hệ thống NCPAP và sau mỗi ca trực của điều dưỡng là thực sự cần thiết, Biến chứng quan trọng của thở NCPAP là tổn thương mũi và chướng bụng. Do đó, cần chú trọng vấn đề chăm sóc để giảm thiểu các biến chứng đặc biệt ở các ca thở NCPAP kéo dài và PEEP cao. Người điều dưỡng nắm vững kỹ thuật chăm sóc và theo dõi bệnh nhân thở áp lực dương liên tục CPAP, giúp phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống CPAP trên bệnh nhi nhiễm khuẩn hô hấp dưới nặng. Từ khóa: NCPAP, nhiễm khuẩn hô hấp và NCPAP, theo dõi NCPAP. ABSTRACT MONITOR AND CARE OF INFANTS WITH LOWER RESPIRATORY INFECTION RECEIVING NASAL CONTINUOUS POSITIVE AIRWAY PRESSURE (NCPAP) Le Thi Kim Loan, Tran Quynh Huong, Nguyen Chinh Hieu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 91 – 98 Objectives: Study objective is aimed at determining the rate of different pressure and flow rate in NCPAP, charateritiscs of care and follow and rates of complications related NCPAP in children with lower respiratory infection. Methods: Prospective Case series study. Results: 46 infants with 48 episodes of NCPAP, most children were 2 months - 1 years (61%), 65% men inside. The major case had history of preterm(41%). Malnutrition occupied (37%). Minimum SpO2 level mean before NCPAP is 87.85 ± 2.62. The most index of PEEP and FiO2 was 7cmH20 and 41 - 50%. The rate of different pressure and flow rate in NCPAP was 85%. The rate of different air and oxygen level was 81%. The number of filling up water in Humidified chamber mean 4,0 ± 0.7 time per day. The present of sputum in canula occurred 65% case. The incidence of complications was 14%. The most complications was injury of nasal, whole of them * Bệnh viện Nhi Đồng 2. **Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Tác giả liên lạc: ĐD. Lê Thị Kim Loan, ĐT: 0934114468, Email: lethikimloandvhh@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 92 occurred with more prolonged NCPAP than 2 weeks (p = 0.005). The other complication include distention abdominal 6%, conjunctivitis 2%. All of distention abdominal case was support NCPAP with high PEEP level (7 - 8 cmH20). Conclusion: Measuring and checking the level of pressure of CPAP system was extremly important as well as checking level of air and oxygen by nurse in shift. Significant complications of NCPAP was injury nose and distention of abdoment. Therefore, we should attent caring to reduce the rate of complication. Nurses should make perfect of technique, monitor and care of CPAP system, helping maximize CPAP effect on infant with severe lower respiratory infection. Key words: NCPAP, lower repiratory infection, monitor NCPAP. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp dưới là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 18% nguyên nhân tử vong ở lứa tuổi này(12). Suy hô hấp là biến chứng tử vong chính của viêm phổi chiếm tỉ lệ 13%(10). Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) là một trong những liệu pháp điều trị suy hô hấp có hiệu quả cao, dễ áp dụng và an toàn ở trẻ em. NCPAP giúp làm giảm xẹp phổi, cải thiện tình trạng suy hô hấp và oxy máu(5). Hiện tại, các nghiên cứu về NCPAP tập trung nhiều ở lứa tuổi sơ sinh, có rất ít nghiên cứu khảo sát quá trình chăm sóc và đánh giá việc theo dõi của thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp ở trẻ viêm phổi và viêm tiểu phế quản. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này để bước đầu khảo sát đặc điểm chăm sóc và theo dõi thở NCPAP ở trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới tại bệnh viện Nhi Đồng 2 nhằm xác đỉnh tỉ lệ sai lệch giữa lưu lượng thực tế và lý thuyết của hệ thống NCPAP, tỉ lệ thông số, tỉ lệ biến chứng khi thở NCPAP ở trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Kết quả nghiên cứu dự kiến chúng tôi sẽ đưa ra những yếu tố quan trọng nhằm nhắc nhở điều dưỡng khi chăm sóc trẻ thở NCPAP cũng như đề xuất các hướng cải tiến qui trình và có cái nhìn ban đầu để thực hiện những nghiên cứu xa hơn trong giúp nâng cao hiệu quả thở NCPAP trên trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ chệnh lệch thông số áp lực giữa lý thuyết và thực tế của hệ thống NCPAP, tỉ lệ biến chứng thở NCPAP và khảo sát đặc điểm các yếu tố chăm sóc, theo dõi trong quá trình thở NCPAP trên trẻ nhiễm khuẩn hô hấp dưới. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả tiến cứu loạt ca từ 01/07/17 đến tháng 01/10/17tại khoa hô hấp 2 bệnh viện Nhi Đồng 2 trên tất cả bệnh nhi từ 1 tháng tuổi đến 5 tuổi nhiễm khuẩn hô hấp dưới có chỉ định thở NCPAP được điều trị tại khoa hô hấp 2 bệnh viện Nhi Đồng 2. Tiêu chí chọn vào Là bênh nhân được chẩn đoán viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản theo phác đồ bệnh viện Nhi Đồng 2 và có chỉ định thở NCPAP trong thời gian nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Loại những ca không nhiễm khuẩn hô hấp dưới hoặc không có chỉ định thở NCPAP, những trường hợp chống chỉ định thở NCPAP. Bệnh nhân được thu thập thông tin qua bệnh án, phiếu chăm sóc điều dưỡng, phiếu theo dõi diển tiến thở NCPAP mỗi ngày tại khoa, phiếu tổng kết số liệu sau kết thúc quá trình thở NCPAP. Thu thập dữ liệu Các dữ liệu được nhập bằng phần mềm EPIDATA 3.1. Xử lý bằng phần mềm STATA 14 với thống kê mô tả số trung bình, trung vị của biến định lượng, tỉ lệ của biến định tính, phép kiểm Fisher cho thống kê phân tích. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 93 KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 46 bệnh nhân với 48 lần thở NCPAP. Trong đó, đa số độ tuổi từ 2 tháng đến 1 tuổi, 61%. Tỉ lệ nam: nữ là 2:1. Số ca ở TP.HCM chiếm 39%. Lý do nhập viện phổ biến là thở mệt, 30%. Các lý do khác là khò khè (28%), sốt (22%), Ho (15%). Cá biệt có 2 ca nhập viện khoa ngoại để nong thực quản và tạo hình hậu môn sau đó chuyển khoa hô hấp vì viêm phổi. Đa số (96%) các ca đều xuất viện sau quá trình điều trị. 1 ca chuyển hồi sức và 1 ca còn nằm viện khi kết thúc thời điểm nghiên cứu (Bảng 1). Bảng 1 Đặc điểm hành chính của mẫu nghiên cứu (N=46) Đặc điểm Tần số (N=46) Tỉ lệ (%) Tuổi ≤ 2 tháng 2 tháng đến ≤ 12 tháng > 12 tháng 15 28 3 33 61 6 Giới Nam Nữ 30 16 65 35 Địa chỉ TP.HCM Tỉnh khác 18 28 39 61 Lý do nhập viện Sốt Ho Khò Khè Thở Mệt Khác 10 7 13 14 2 22 15 28 30 5 Kết cục Xuất viện Còn nằm viện Chuyển hồi sức 44 1 1 96 2 2 Về tiền căn sản khoa, 41% số ca ghi nhận có sanh non với tuổi thai dưới 37 tuần.Tỉ lệ suy dinh dưỡng chiếm 37%. Chế độ dinh dưỡng của các ca đa số là hỗn hợp (bú mẹ kèm bú bình), chỉ 26% số ca dinh dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. 42% có bệnh lý kèm theo và có đến 9% số ca có đến 3 bệnh lý. 97% số ca đã từng nhập viện ít nhất 1 lần vì bệnh lý hô hấp. Có 30 % số ca nhập viện 2 lần và 13% nhập đến 3 lần. Về tiền căn gia đình, 33% số ca có ba hoặc mẹ hút thuốc lá và 2 ca có mẹ bị lao đang điều trị.(bảng 2). Bảng 2. Một số đặc điểm tiền căn của mẫu nghiên cứu ( N=46) Tiền căn Tần số (n) Tỉ lệ (%) Sanh non 19 41 Suy dinh dưỡng 17 37 Số lần nhập viện vì bệnh lý hô hấp Chưa nhập viện Một lần Hai lần Ba lần 3 23 14 6 7 50 30 13 Số lượng bệnh đi kèm Không 27 58 1 bệnh 12 26 2 bệnh 3 7 3 bệnh 4 9 CN: cân nặng, SDD: suy dinh dưỡng. Bảng 3. Phân bố tỉ lệ suy dinh dưỡng và cân nặng theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Tần số phân bố CN trung bình Tần số (tỉ lệ %) SDD CN trung bình trên trẻ SDD ≤ 2 tháng 2 đến ≤ 12 tháng > 12 tháng 15 28 3 4,5 ± 0,8 5,8 ± 1,8 8,6 ± 1,1 3 (20) 12 (43) 2 (67) 3,4 ± 0,4 4,7 ± 1,5 8,7 ± 1,5 Ở nhóm tuổi chiếm đa số (từ 2 tháng đến 1 tuổi) có 43% số ca SDD. CN trung bình của nhóm SDD ở lứa tuổi này đạt 4,7 (3,2 - 6,2) so với CN trung bình ở nhóm này là 5,8 (4 - 7,6). CN trung bình của các trẻ SDD ở nhóm ≤ 2 tháng là 3,4 (3,0 - 3,8) và ở nhóm > 12 tháng là 8,7 (7,2 - 10,2). Hình 1. Phân bố các bệnh lý nền của mẫu nghiên cứu Về mặt các bệnh lý nền, chúng tôi ghi nhận 7 bệnh lý thường gặp, chỉ có 27 ca là không có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftheo_doi_va_cham_soc_tho_ap_luc_duong_lien_tuc_qua_mui_ncpap.pdf
Tài liệu liên quan