Theo dõi tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em Trường Mầm nin Việt - Bun Hà Nội

Tài liệu Theo dõi tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em Trường Mầm nin Việt - Bun Hà Nội: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Chuyên đề ký sinh trùng 1 THEO DÕI TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM TRƯỜNG MẦM NON VIỆT - BUN HÀ NỘI Phan Thị Hương Liên*, Hoàng Tân Dân*, Lê Thanh Phương*, Đặng Thị Hồng Sáu**, La Tô Hoà** TÓM TẮT Theo dõi tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường mầm non Việt Bun - Hà Nội. Với kỹ thuật xét nghiệm phân Kato - Katz và tìm trứng giun kim bằng giấy bóng kính dính. Chúng tôi có kết quả như sau: - Tỷ lệ nhiễm giun chung 5,54%, giun đũa 3,69%, giun tóc 2,11%, giun kim 8,88% và giun móc / mỏ 0%. - Nhiễm phối hợp (giun đũa + giun tóc) 0,26%. Tình hình nhiễm giun qua hai thời điểm điều tra (10 / 1997 - 10 / 2000): - Tỷ lệ nhiễm giun chung và giun đũa giảm nhiều nhưng tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun kim và cường độ nhiễm không có sự thay đổi. - Sau 3 năm áp dụng các biện pháp can th...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Theo dõi tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em Trường Mầm nin Việt - Bun Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Chuyên đề ký sinh trùng 1 THEO DÕI TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở TRẺ EM TRƯỜNG MẦM NON VIỆT - BUN HÀ NỘI Phan Thị Hương Liên*, Hoàng Tân Dân*, Lê Thanh Phương*, Đặng Thị Hồng Sáu**, La Tô Hoà** TÓM TẮT Theo dõi tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường mầm non Việt Bun - Hà Nội. Với kỹ thuật xét nghiệm phân Kato - Katz và tìm trứng giun kim bằng giấy bóng kính dính. Chúng tôi có kết quả như sau: - Tỷ lệ nhiễm giun chung 5,54%, giun đũa 3,69%, giun tóc 2,11%, giun kim 8,88% và giun móc / mỏ 0%. - Nhiễm phối hợp (giun đũa + giun tóc) 0,26%. Tình hình nhiễm giun qua hai thời điểm điều tra (10 / 1997 - 10 / 2000): - Tỷ lệ nhiễm giun chung và giun đũa giảm nhiều nhưng tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun kim và cường độ nhiễm không có sự thay đổi. - Sau 3 năm áp dụng các biện pháp can thiệp đã thu được những kết quả nhất định trong công tác phòng chống giun sán ở lứa tuổi mầm non. SUMMARY FOLLOW UP STUDY ON INCIDENCE OF INTESTINAL HELMINTHIASIS FROM CHILDREN OF VIET-BUN KINDER-GARDEN IN HANOI Phan Thi Huong Lien, Hoang Tan Dan, Le Thanh Phuong, Dang Thi Hong Sau, La To Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Special issue of Parasitology - Vol. 5 - Supplement of No 1 - 2001: 5 - 9 A follow up study was carried out on the incidence of intestinal helminthiasis for children of Viet-Bun kinder-garden in Ha Noi. By technic of Kato-Katz faeces examination and searching the eggs of Enterobius vermicularis with cellulose tapes, the result of study showed: - The incidence of intestinal helminthiasis 5.54%, Ascaris lumbricoides 3.69%, Trichuris trichiura 2.11%, Enterobius vermicularis 8,88%, Ancylostoma duodenale / Nercator americanus 0%. - The incidence of mixed infection of Ascaris lumbricoides and Trichuris trichiura was 0,26%. The result of two periods investigation (10 / 1997 - 10 / 2000): - The incidence of intestinal helminthiasis and Ascaris lumbricoides decreased remarkably but incidence of nfecition with Trichuris trichiura, Enterobius vermicularis and intensity of nfecition have no changed evently. - After three years applying of measurement intervention have obtained remarkably effectiveness of prevention helminthiasis for young children Đặt vấn đề Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh giun sán được coi là vấn đề y tế ưu tiên đối với phần lớn các dân tộc sống ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trẻ em là đối tượng bị nhiễm giun đường ruột Z 2 1- /2. p. q n = d 2 * Bộ môn Ký sinh trùng – Đại Học Y Hà Nội ** Trường mầm non Việt-Bun Hà Nội Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề ký sinh trùng 2 với tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao, ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Để góp phần vào việc giảm tỷ lệ nhiễm giun đường ruột và bảo vệ nâng cao sức khoẻ của nhân dân nói chung, đặc biệt là trẻ em, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích sau: 1. Đánh giá tình trạng nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường mầm non Việt - Bun Hà Nội. 2 Đánh giá về sự biến động nhiễm giun đường ruột qua các thời điểm điều tra. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo (36 - 59 tháng tuổi) được chia làm 2 nhóm, cách nhau 12 tháng tuổi: + Nhóm 1: Từ 36 - 47 tháng. + Nhóm 2: Từ 48 - 59 tháng. - Địa điểm nghiên cứu: Trường mầm non Việt - Bun Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: Tháng 10/1997 - 10/2000. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu Theo công thức: n: số mẫu cần phải điều tra Z /2: độ lệch rút gọn ứng với các sai lầm (khác nhau, thường bằng 1,96 với độ tin cậy 95%). p: Theo nghiên cứu trước chúng tôi lấy p = 0,21 (Phan Thị Hương Liên, 1997) q: là yếu tố phụ thuộc vào p (q = 1- p) d: là độ chính xác mong muốn (d = 0,05). Phương pháp xét nghiệm tìm trứng giun đường ruột - Xét nghiệm phân và xác định số lượng trứng giun trong một gam phân bằng kỹ thuật Kato-Katz. - Xét nghiệm tìm trứng giun kim: Dung phương pháp giấy bóng kính. Xử lý số liệu Theo phương pháp thống kê y học. Kết quả nghiên cứu Tình hình nhiễm giun đường ruột (tháng 10/2000) Tình hình nhiễm giun truyền qua đất Bảng 1: Tỷ lệ nhiễm chung Số mẫu XN ( + ) % 379 21 5,54 Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm chung theo giới Giới Số mẫu XN (+) % p Nam 214 13 6,07 > 0,05 Nữ 165 8 4,84 Bảng 3: Tỷ lệ nhiễm chung theo nhóm tuổi Nhóm tuổi (tháng) Số mẫu XN (+) % p 36 - 48 175 9 5,14 > 0,05 48 - 59 204 12 5,88 Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm từng loại giun Loại giun Số mẫu XN (+) % Giun đũa 379 14 3,69 Giun tóc 379 8 2,11 Giun móc 379 0 0 Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc theo nhóm tuổi Nhóm tuổi (tháng) Số mẫu XN Giun đũa Giun tóc (+) % (+) % 36 - 47 175 7 4,00 3 1,71 48 - 59 204 7 3,43 5 2,45 Bảng 6: Tỷ lệ nhiễm phối hợp (giun đũa + giun tóc) Số mẫu xét nghiệm Nhiễm hai loại giun (+) % 379 1 0,26 Bảng 7: Tỷ lệ đơn nhiễm giun đường ruột Loại giun Số mẫu XN số (+) % Giun đũa 379 13 3,43 Giun tóc 7 1,84 Tổng 20 5,27 Bảng 8: Số trứng giun trung bình trong 1 gam phân Số trứng giun trung bình trong 1 gam phân Giun đũa Giun tóc 958 82 Tình hình nhiễm giun kim Bảng 9: Tỷ lệ nhiễm giun kim Số mẫu XN Số ( + ) % 518 46 8,88 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Chuyên đề ký sinh trùng 3 Bảng 10: Tỷ lệ nhiễm giun kim theo giới Giới Số mẫu XN ( + ) % p Nam 281 26 9,25 > 0,05 Nữ 237 20 8,42 Bảng 11: Tỷ lệ nhiễm giun kim theo nhóm tuổi Nhóm tuổi (tháng) Số mẫu XN ( + ) % p 36 - 47 239 22 9,21 > 0,05 48 - 59 279 24 8,60 Biến động về tình hình nhiễm giun đường ruột qua các thời điểm điều tra (tháng 10/1997 - 10/2000) Bảng 12: So sánh tỷ lệ nhiễm chung Năm nghiên cứu (%) p 10/1997 24,89 < 0,001 10/2000 5,54 Bảng 13: So sánh tỷ lệ nhiễm từng loại giun Năm nghiên cứu Giun đũa (%) Giun tóc (%) Giun kim(%) 10 / 1997 10,27 4,34 11,34 10 / 2000 3,69 2,11 8,88 p 0,05 > 0,05 Bảng 14: So sánh cường độ nhiễm giun Năm nghiên cứu Số trứng TB/1 gam phân giun đũa giun tóc 10/1997 1.022 116 10/2000 958 82 p > 0,05 > 0,05 BÀN LUẬN Tình hình nhiễm giun đường ruột Tình hình nhiễm giun truyền qua đất - Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất nói chung ở trẻ em trường mầm non Việt - Bun Hà Nội (5,54%) thấp hơn so với kết quả của một số tác giả khác: + Phạm Trung Kiên, Hoàng Tân Dân (1999), điều tra ở trẻ em từ 3 - 60 tháng tuổi tại 2 xã thuộc tỉnh Hà Nam: Hoàng Tây (79%), Văn Xá (69%) (3) . + Tác giả Mirada (Braxin): 80% (5) . So với kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Thái, điều tra ở trẻ em cùng lứa tuổi nói trên tại trường mần non Hoa Sen Hà Nội (6,28%) (4) thì kết quả của chúng tôi tương đương. Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em nam (6,07%) và nữ (4,84%), ở các nhóm tuổi không có sự khác nhau về mặt thống kê. Tho chúng tôi, trẻ khác nhau về giới tính và độ tuổi nhưng đang ở tuổi đi học, vì vậy trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong một môi trường hoàn toàn gần như nhau. - Tình hình nhiễm từng loại giun truyền qua đất: Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, không có trẻ nào nhiễm giun móc/mỏ; kết quả này cũng giống kết quả nghiên cứu của Phạm Trung Kiên (3) , Đỗ Thị Đáng (2) , Vũ văn Thái (4) . Do trẻ còn nhỏ, ít có điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh ở ngoại cảnh. Tại địa điểm chúng tôi điều tra, tỷ lệ nhiễm giun đũa (3,69%), giun tóc (2,11%) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Trung Kiên, Hoàng Tân Dân, 1999 tại 2 xã thuộc tỉnh Hà Nam: Hoàng Tây (giun đũa: 68%, giun tóc 62%), Văn Xá (giun đũa 62%, giun tóc 38%) nhưng tương đương với kết quả điều tra của Vũ Văn Thái, 2000, tại trường mầm non Hoa Sen Hà Nội (giun đũa 4,05%, giun tóc 3,41%) (4) . Điều này chứng tỏ điều kiện chăm sóc, ý thức vệ sinh và môi trường sống có ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm giun. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun của trẻ em nam và nữ không có sự khác biệt (p > 0,05). - Tình hình nhiễm phối hợp và cường độ nhiễm giun: + Mức độ nhiễm phối hợp (giun đũa + giun tóc) the điều tra của chúng tôi là 0,26%, tương đương với điều tra của Vũ Văn Thái là 0,64% (4) , thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Trung Kiên, Hoàng Tân Dân, 1999 tại 2 xã thuộc tỉnh Hà Nam: Hoàng Tây 69%, Văn Xá 46% (3) . + Tỷ lệ đơn nhiễm theo điều tra của chúng tôi là 5,27%, cũng tương đương với kết quả điều tra của Vũ Văn Thái là 6,18% (4) , nhưng thấp hơn hẳn so với kết quả điều tra của Phạm Trung Kiên, Hoàng Tân Dân, 1999 tại 2 xã thuộc tỉnh Hà Nam: Hoàng Tây 95%, Văn Xá 86% (3) . + Cường độ nhiễm giun đũa (958 trứng giun/1 gam phân) và giun tóc (82 trứng giun/1 gam phân), tương đương với kết quả điều tra tại trường mầm non Hoa Sen Hà Nội, 2000: giun đũa (1.122 trứng giun/1 gam phân) và giun tóc (73 trứng giun/1 gam phân) nhưng thấp hơn so với kết quả điều tra tại xã Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Nghiên cứu Y học Chuyên đề ký sinh trùng 4 Hoàng Tây, 1999: giun đũa (35.057 trứng giun/1 gam phân), giun tóc (1.466 trứng giun/1 gam phân) và xã Văn Xá, 1999: giun đũa (38.980 trứng giun/1 gam phân), giun tóc (5.963 trứng giun/1 gam phân) (3) . Như trên chúng tôi đã đề cập điều kiện chăm sóc, ý thức vệ sinh và môi trường sống ảnh hưởng nhiều tới mức độ và cường độ nhiễm giun. Tình hình nhiễm giun kim Chúng tôi đã tiến hành xét nghiệm tìm trứng giun kim cho 518 trẻ (36 - 59 tháng tuổi), có 46 trẻ nhiễm giun kim (8,88%), cao hơn kết quả của Vũ Văn Thái, 2000: 3,47%, thấp hơn hẳn so với kết quả của Phạm Thị Hiển, 1999 điều tra tại trường mầm non Đại học Y Thái Nguyên - 45,49% (2) . Tỷ lệ nhiễm giun kim của trẻ em nam và nữ, cũng như ở 2 nhóm tuổi không có sự khác biệt về thống kê (p > 0,05). Nhận xét về sự biến động nhiễm giun đường ruột qua 2 thời điểm điều tra (tháng 10/1997 - 10/2000) Sau 3 năm thực hiện các biện pháp can thiệp: hàng năm tiến hành xét nghiệm và điều trị cho các trẻ có nhiễm giun, kết hợp giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân cho trẻ và vệ sinh môi trường nơinuôi dạy cháu., chúng tôi nhận thấy: - Tỷ lệ nhiễm giun chung và giun đũa giảm nhiều: + Nhiễm giun chung: Năm 1997: 24,89%; năm 2000: 5,54% (p < 0,001). + Nhiễm giun đũa: Năm 1997: 10,27%; năm 2000: 3,69% (p < 0,01). - Tỷ lệ nhiễm giun tóc và giun kim không thay đổi: + Nhiễm giun tóc: Năm 1997: 4,34%; năm 2000: 2,11% (p > 0,05). + Nhiễm giun kim: Năm 1997: 11,34%; năm 2000: 8,88% (p > 0,05). - Cường độ nhiễm cũng chưa thấy có sự thay đổi. Theo chúng tôi, với kết quả như trên là do chương trình chưa có đủ thời gian tác động và còn thiếu sự phối hợp đồng bộ các biện pháp can thiệp. KẾT LUẬN Tình hình nhiễm giun (10/2000) -Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất chung 5,54%, trong đó nhiễm giun đũa 3,69%, giun tóc 2,11%. - Tỷ lệ nhiễm giun kim 8,88%. - Nhiễm phối hợp (giun đũa + giun tóc) 0,26%. - Tỷ lệ đơn nhiễm 5,27%. - Tỷ lệ nhiễm giun giữa các nhóm tuổi, giữa trẻ nam và nữ không có sự khác nhau về thống kê. Biến động về tình hình nhiễm giun qua 2 thời điểm điều tra (10/1997 - 10/2000) - Tỷ lệ nhiễm giun chung và giun đũa giảm nhiều nhưng tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun kim và cường độ nhiễm giun không có sự thay đổi. - Sau 3 năm áp dụng các biện pháp can thiệp đã thu được những kết quả nhất định trong công tác phòng chống giun sán ở lứa tuổi mầm non. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ĐỖ THỊ ĐÁNG và CS: Đánh giá bước đầu ứng dụng các biện pháp phòng chống giun sán tại một điểm ở Thái Bình. Tập san Nghiên cứu khoa học, Đại hoc Y khoa Thái Bình, 1999, 1, 41 - 44. 2. PHẠM THỊ HIỂN và CS: Điều tra tỷ lệ nhiễm giun kim trên trẻ em và ở ngoại cảnh tại trường mầm non Đại học Y Thái Nguyên bước đầu áp dụng các biện pháp can thiệp và đánh giá kết quả. Nội san khoa học công nghệ y dược, chuyên đề ký sinh trùng, Đại học y khoa Thái nguyên, 4 - 2000, 1, 118 - 225. 3. PHẠM TRUNG KIÊN, HOÀNG TÂN DÂN và CS: Đánh giá bước đầu hiệu quả một số biện pháp tác động đến bệnh giun truyền qua đất ở trẻ em dưới 60 tháng tuổi tại xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Nội san khoa học công nghệ y dược, chuyên đề ký sinh trùng, Đại học y khoa Thái nguyên, 4 - 2000, 139 -144. 4. VŨ VĂN THÁI: Tình hình nhiễm giun đường ruột ở trẻ em trường mầm non Hoa Sen - Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, chuyên ngành ký sinh trùng, khoá 1994 - 2000. 5. MIRANDA R.A, XAVIER F.B, MENERES R.C: Intestinal paratisism in parakana indigenóu community in Southwestern Para State, Brazil. Cad - Saude - publica. 1998, 14, 11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftheo_doi_tinh_hinh_nhiem_giun_duong_ruot_o_tre_em_truong_mam.pdf
Tài liệu liên quan