Tài liệu Thay đổi về tình trạng nhiễm giun ký sinh đường ruột của nhân dân xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà sau 5 năm (1994 - 1999) áp dụng các biện pháp can thiệp về vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và giáo dục sức khoe: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề ký sinh trùng 0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 1
THAY ĐỔI VỀ TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT
CỦA NHÂN DÂN XÃ HOÀNG TÂY, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH NAM HÀ
SAU 5 NĂM (1994 - 1999) ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP
VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Hoàng Tân Dân*, Phạm Trung Kiên**, Lê Thanh Phương*, Đặng Bích Hà*
TÓM TẮT
Sau 5 năm (1994 - 1999) áp dụng biện pháp can thiệp về VSMT, cung cấp nước sạch và GDSK tại cộng
đồng, tình trạng nhiễm giun đường ruột của nhân dân xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam biến
động như sau:
1. Về tỷ lệ nhiễm giun:
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides) giảm từ 87,33% xuống còn 67,30% (p < 0,01).
- Tỷ lệ nhiễm giun tóc (T...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay đổi về tình trạng nhiễm giun ký sinh đường ruột của nhân dân xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà sau 5 năm (1994 - 1999) áp dụng các biện pháp can thiệp về vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và giáo dục sức khoe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề ký sinh trùng 0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 1
THAY ĐỔI VỀ TÌNH TRẠNG NHIỄM GIUN KÝ SINH ĐƯỜNG RUỘT
CỦA NHÂN DÂN XÃ HOÀNG TÂY, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH NAM HÀ
SAU 5 NĂM (1994 - 1999) ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP
VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
Hoàng Tân Dân*, Phạm Trung Kiên**, Lê Thanh Phương*, Đặng Bích Hà*
TÓM TẮT
Sau 5 năm (1994 - 1999) áp dụng biện pháp can thiệp về VSMT, cung cấp nước sạch và GDSK tại cộng
đồng, tình trạng nhiễm giun đường ruột của nhân dân xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam biến
động như sau:
1. Về tỷ lệ nhiễm giun:
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides) giảm từ 87,33% xuống còn 67,30% (p < 0,01).
- Tỷ lệ nhiễm giun tóc (Trichuris trichiura) không có sự thay đổi (78,73% so với 76,2%; p > 0,05).
- Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus) giảm từ 10,4% xuống còn
4,10% (p < 0,05).
2. Về cường độ nhiễm giun:
- Cường độ nhiễm giun đũa không có sự thay đổi (14.494 trứng/1 gam phân so với 15.339 trứng/1gam
phân (p > 0,05).
- Cường độ nhiễm giun tóc tăng từ 660 trứng/1gam phân lên 957 trứng/1gam phân (p < 0,05).
- Cường độ nhiễm giun móc/mỏ không có sự thay đổi (292 trứng/1 gam phân so với 227 trứng/1gam phân;
p > 0,05).
SUMMARY
THE CHANGE OF THE INFECTED SITUATION OF THE INTESTINAL WORM
OF PEOPLE AT HOANG TAY VILLAGE, KIM BANG DISTRICT, NAM HA PROVINCE AFTER 5 YEARS
(1994 - 1999) INTERFERING ABOUT HYGIENE, ENVIRØONMENT
AND HEALTHY EDUCATION
Hoang Tan Dan, Pham Trung Kien, Le Thanh Phuong, Dang Bich Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Special issue of Parasitology - Vol. 5 - Supplement of No 1 - 2001: 1 - 5
The change of after 5 years (1994 - 1999) interfering by hygiene, enviroment and healthy
education, the infected situation of the intestinal worm of people at Hoang Tay village, Kim Bang
district, Nam Ha province gives following results:
1. The infected rate of inestinal worm:
- The infected rate of Ascaris lumbricoides reduces from 87.33% to 67.30% (p < 0.01).
- The infected rate of Trichuris trichiura does not chance (78.73% compare with 76.20%; p > 0.05%)
- The infected rate of Ancylostoma duodenale/Necator americanus
- reduces from 10.40% to 4.1% (p < 0.05).
2. The infected intensity of worm (the number of the worm egg/1 gram stools):
*Bộ Môn Ký sinh trùng - Trường Đại Học Y Hà Nội
**Bộ Môn Nhi - Trường Đại Học Y Thái Nguyên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề ký sinh trùng 2
- The infected intensity of Ascaris lumbricoides does not chance (14.494 worm egg/1 gram
stools compare with 15.339 worm egg/1 gram stools; p > 0.05).
- The infected intensity of Trichuris trichiura increases from 660 worm egg/1 gram stools to
957 worm egg/1 gram stools (p < 0.05).
- The infected intensity of Ancylostoma duodenale/Necator americanus does not chance (292
worm egg/1 gram stools compare with 227 worm egg/1 gram stools.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh giun ký sinh đường ruột (giun đũa, giun
tóc, giun móc/mỏ) ở Việt Nam hiện nay vẫn là
bệnh gây nhiều tác hại tới sức khoẻ của cộng đồng,
đặc biệt là lứa tuổi trẻ em.
Trong công tác phòng chống giun sán nói
chung, phòng chống giun nói riêng, việc hạ thấp tỷ
lệ nhiễm và cường độ nhiễm là mục tiêu trọng tâm.
Muốn vậy, phải áp dụng nhiều biện pháp phối hợp
như điều trị hàng loạt theo định kỳ, cải tạo vệ sinh
môi trường (VSMT), cung cấp nước sạch và giáo
dục sức khoẻ (GDSK) cho cộng đồng.
Trong năm 1994, chúng tôi đã tiến hành điều
tra về tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun đường ruột
cho nhân dân xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam. Từ năm 1994 đến năm 1999, chúng tôi
cùng địa phương đã áp dụng các biện pháp can
thiệp về VSMT, cung cấp nước sạch, GDSK cho
cộng đồng dân cư trong xã. Việc tiến hành điều trị
giun hàng loạt theo định kỳ, chúng tôi chưa tiến
hành được do điều kiện thuốc men, kinh phí...
(1)
.
Để đánh giá được kết quả sau 5 năm nghiên
cứu, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Thay đổi tình
trạng nhiễm giun ký sinh đường ruột của nhân dân
xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà sau
5 năm (1994 - 1999) áp dụng các biện pháp can
thiệp về vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch và
giáo dục sức khoẻ" với mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun
của cộng đồng dân cư trong xã tại thời điểm năm
1999.
2. Đánh giá sự thay đổi về tỷ lệ nhiễm, cường độ
nhiễm giun của cộng đồng dân cư trong xã sau 5
năm (1994 - 1999) áp dụng các biện pháp can thiệp
về VSMT, cung cấp nước sạch, GDSK cho cộng
đồng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Cộng đồng dân cư thuộc mọi lứa tuổi, giới,
ngành nghề.
Địa điểm nghiên cứu
Xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam.
Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/1994 đến 7/1999.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu
- Cỡ mẫu: Được xác định dựa vào công thức:
Trong đó: n số mẫu cần phải điều tra.
+ Z /2: độ lệch rút gọn ứng với các sai lầm khác
nhau, thường bằng 2,58 với độ tin cậy 99%.
+ p là tỷ lệ nhiễm giun trong nhân dân ở các
cuộc điều tra trước đó (2): p = 0,87.
+ d: độ chính xác mong muốn trong chọn mẫu
cho nghiên cứu này: d = 0,05.
Do đó cỡ mẫu tối thiểu dự tính 300 người, để
tăng độ tin cậy chúng tôi lấy số mẫu nghiên cứu
tăng gấp đôi.
Phương pháp xét nghiệm tìm trứng giun đường ruột
Xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato - Katz.
KẾT QUẢ
Tình hình nhiễm giun (tháng 7/1999)
Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm giun chung
p . (1-p)
n = z
2
/2 .
d
2
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 3
Tên xã Số xét
nghiệm
Số có giun Tỷ lệ %
Hoàng Tây 661 576 87,1
Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm giun phối hợp
Nhiễm phối hợp Tổng số nhiễm
phối hợp
Số (+) Tỷ lệ
%
Giun đũa + Giun tóc 381 356 93,4
Giun đũa + giun móc/mỏ 381 3 0,8
Giun tóc + Giun móc/mỏ 381 3 0,8
Giun đũa + Giun tóc
+ Giun móc/mỏ
381 19 5,0
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun
móc/mỏ
Loại giun Số XN Số (+) Tỷ lệ %
Giun đũa 661 445 67,3
Giun Tóc 661 504 76,2
Giun móc/mỏ 661 27 4,1
Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun
móc/mỏ theo giới
Loại giun
Nam Nữ
P
số XN số (+) % số XN số (+) %
Giun đũa 301 193 64,1 360 252 70,0 >0,05
Giun tóc 301 214 71,1 360 290 80,6 <0,05
Giun
móc/mỏ
301 8 2,7 360 19 5,3 >0,05
Bảng 5. Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun
móc/mỏ (số trứng giun trong 1 gam phân)
Loại giun Số trứng giun trong 1 gam phân
Giun đũa 15.339
Giun tóc 957
Giun móc/mỏ 227
Thay đổi tỷ lệ nhiễm giun qua các thời điểm
điều tra (tháng 7/1994 - 7/1999)
Bảng 6. Thay đổi tỷ lệ nhiễm giun qua các thời điểm
điều tra (tháng 7/1994 - 7/1999)
Năm Số XN
Giun đũa Giun tóc Giun móc
số (+) % số (+) % số (+) %
1994 663 579 87,33 522 78,73 69 10,4
1999 661 445 67,3 504 76,2 27 4,1
p 0,05 < 0,05
Bảng 7. Thay đổi cường độ nhiễm giun đường ruột
qua các thời điểm điều tra (tháng 7/1994 - 7/1999)
Loại giun
Thời gian điều tra Số trứng giun /
1 gam phân
p
Giun đủa
1994 14.494 > 0.05
1999 15.399
Giun tóc
1994 660 < 0,05
1999 957
Giun móc/mỏ 1994 292 > 0,05
1999 227
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nhiễm giun
- Kết quả điều tra về tỷ lệ nhiễm giun trong
cộng đồng dân cư xã Hoàng Tây trong năm 1999
cho biết:
+ Tỷ lệ nhiễm giun chung: 87% (bảng 1).
+ Tỷ lệ nhiễm giun phối hợp: Nhiễm giun đũa
+ giun tóc: 93,4%; nhiễm giun đũa + giun móc/mỏ:
0,8%; nhiễm giun tóc + giun móc/mỏ: 0,8%; nhiễm
giun đũa + giun tóc + giun móc/mỏ: 5% (bảng 2).
+ Tỷ lệ nhiễm giun (bảng 3): Nhiễm giun đũa:
67,3%; nhiễm giun tóc: 76,2%; nhiễm giun
móc/mỏ: 4,1%.
+ Tỷ lệ nhiễm giun theo giới (bảng 4): Tỷ lệ
nhiễm giun đũa ở nam: 64,1%, ở nữ: 70%. Tỷ lệ
nhiễm giun tóc ở nam: 71,1%, ở nữ: 80,6%. Tỷ lệ
nhiễm giun móc/mỏ ở nam: 2,7%, ở nữ: 5,3%.
- Kết quả điều tra về giun đường ruột của một
số tác giả tại các địa phương thuộc đồng bằng Bắc
bộ như sau:
+ Đỗ Thị Đáng và cs (1991)
(2)
điều tra về giun
đường ruột trong dân cư 2 xã Bình Minh, Hoà Bình,
huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình cho kết quả: Tỷ
lệ nhiễm giun chung: 95,8%; tỷ lệ nhiễm giun đũa:
90,6%, giun tóc: 81,2%, giun móc/mỏ: 20,3%.
+ Trương Thị Kim Phượng và cs (1999)
(3)
điều
tra về giun đường ruột trong dân cư 3 xã Bắc Hồng,
Nguyên Khê, Kim Chung, huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội cho kết quả: Tỷ lệ nhiễm giun phối hợp
3 loại giun (giun đũa + giun tóc + giun móc/mỏ):
5%; tỷ lệ nhiễm giun đũa: 58,4%, giun tóc: 51,8%,
giun móc/mỏ: 10,9%.
Kết quả điều tra của chúng tôi thấp hơn kết quả
của Đỗ Thị Đáng về tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc,
giun móc/mỏ. So sánh với kết quả của Trương Thị
Kim Phượng về tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc thì
kết quả của chúng tôi cao hơn, nhưng tỷ lệ nhiễm
giun móc/mỏ lại thấp hơn.
Cường độ nhiễm giun
- Kết quả điều tra về cường độ nhiễm giun
trong cộng đồng dân cư xã Hoàng Tây trong năm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề ký sinh trùng 4
1999 cho biết:
+ Cường độ nhiễm giun đũa: 15.339 trứng / 1
gam phân.
+ Cường độ nhiễm giun đũa: 957 trứng / 1 gam
phân.
+ Cường độ nhiễm giun móc/mỏ: 227 trứng / 1
gam phân.
Thay đổi về tình trạng nhiễm giun sau 5 năm
(1994 - 1999) áp dụng các biện pháp can thiệp về
VSMT, cung cấp nước sạch và GDSK tại cộng
đồng
Thay đổi về tỷ lệ nhiễm giun
Tỷ lệ nhiễm giun trước can thiệp (1994) và sau
can thiệp (1999): Giun đũa: 87,33% so với 67,3%
(p
0,05); giun móc/mỏ: 10,4% so với 4,1% (p < 0,05).
Như vậy, sau 5 năm (1994 - 1999) áp dụng các
biện pháp can thiệp về VSMT, cung cấp nước sạch
và GDSK tại cộng đồng, tình trạng nhiễm giun đũa,
giun móc/mỏ của nhân dân xã Hoàng Tây, huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam giảm rất đáng kể (p < 0,01
- p < 0,05), nhưng tỷ lệ nhiễm giun tóc không có sự
thay đổi rõ rệt (p> 0,0%).
Thay đổi về cường độ nhiễm giun
Cường độ nhiễm giun trước can thiệp (1994) và
sau can thiệp (1999): Giun đũa: 14.494 trứng / 1
gam phân so với 15.339 trứng / 1 gam phân (p >
0,05); giun tóc: 660 trứng / 1 gam phân so với 957
trứng / 1 gam phân (p < 0,05); giun móc/mỏ: 292
trứng / 1 gam phân so với 227 trứng / 1 gam phân
(p > 0,05).
Như vậy, sau 5 năm (1994 - 1999) áp dụng các
biện pháp can thiệp về VSMT, cung cấp nước sạch
và GDSK tại cộng đồng, cường độ nhiễm giun đũa,
giun móc/mỏ của nhân dân xã Hoàng Tây, huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam không thay đổi (p > 0,05).
Đối với giun tóc có tuổi thọ cao, điều trị khó khăn
nên cường độ nhiễm tăng không nhiều (p < 0,05).
Chúng tôi nghĩ, nếu trong công tác PCGS chỉ
áp dụng các biện pháp can thiệp về VSMT, cung
cấp nước sạch và GDSK cho cộng đồng mà không
kèm theo biện pháp điều trị hàng loạt, có định kỳ
trong năm thì kết quả có giảm giun về tỷ lệ nhiễm,
nhưng cường độ nhiễm giun không thay đổi.
KẾT LUẬN
Sau 5 năm (1994 - 1999) áp dụng các biện
pháp can thiệp về VSMT, cung cấp nước sạch và
GDSK tại cộng đồng, tình trạng nhiễm giun đường
ruột của nhân dân xã Hoàng Tây, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam có sự thay đổi như sau:
Về tỷ lệ nhiễm giun
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa (Ascaris lumbricoides)
giảm từ 87,33% xuống còn 67,30% (p < 0,01).
- Tỷ lệ nhiễm giun tóc (Trichuris trichiura)
không có sự thay đổi (78,73% so với 76,2%; p >
0,05).
- Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (Ancylostoma
duodenale/Necator americanus) giảm từ 10,4%
xuống còn 4,10% (p < 0,05).
Về cường độ nhiễm giun
- Cường độ nhiễm giun đũa không có sự thay
đổi (14.494 trứng / 1 gam phân so với 15.339 trứng
/ 1 gam phân (p > 0,05).
- Cường độ nhiễm giun tóc tăng từ 660 trứng / 1
gam phân lên 957 trứng / 1 gam phân (p < 0,05).
- Cường độ nhiễm giun móc/mỏ không có sự
thay đổi (292 trứng / 1 gam phân so với 227 trứng /
1 gam phân; p > 0,05).
3. Muốn thu được kết quả tốt trong PCGS, cần
áp dụng các biện pháp phối hợp như cải tạo VSMT,
cung cấp nước sạch, GDSK, đặc biệt là biện pháp
điều trị hàng loạt, có định kỳ trong năm cho cộng
đồng dân cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. HOÀNG TÂN DÂN và cs (1996), Tìm hiểu tình trạng nhiễm
giun ký sinh đường ruột liên quan tới môi trường sống của nhân
dân 2 xã Nhật Tân, Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Nam Hà,
Tạp chí Y học thực hành, Nhà xuất bản Y học, 1996,1, 18 - 21.
2. ĐỖ THỊ ĐÁNG và CS (1999), Đánh giá bước đầu ứng dụng các
biện pháp phòng chống giun sán tại một điểm ở Thái Bình, Tập
san Nghiên cứu khoa học, Đại hoc Y khoa Thái Bình, 1991, 1, 41
- 44.
3. TRƯƠNG THỊ KIM PHƯỢNG và cs (1999), Đánh giá tình trạng
nhiễm giun đường ruột và kiến thức, thái độ, thực hành của người
dân về bệnh ký sinh trùng đường ruột tại một số xã thuộc huyện
Đong Anh - Hà Nội, Tuyển tập công trình khoa học. Trường Đại
học Y Hà Nội, 1999, Tập I, 122 - 130.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thay_doi_ve_tinh_trang_nhiem_giun_ky_sinh_duong_ruot_cua_nha.pdf