Tài liệu Thay đổi một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ cortisol trước và sau điều trị trên bệnh nhân trầm cảm chủ yếu: Tạp chí y - d−ợc học quân sự số 9-2018
40
THAY ĐỔI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
NỒNG ĐỘ CORTISOL TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ TRấN
BỆNH NHÂN TRẦM CẢM CHỦ YẾU
Nguyễn Hữu Thiện1; Bựi Quang Huy2; Lờ Văn Quõn2
TểM TẮT
Mục tiờu: tỡm hiểu một số đặc điểm lõm sàng và đỏnh giỏ thay đổi nồng độ cortisol huyết tương
trước và sau điều trị trờn bệnh nhõn trầm cảm chủ yếu. Đối tượng và phương phỏp: tiến cứu,
mụ tả cắt ngang, phõn tớch triệu chứng lõm sàng, điểm trắc nghiệm tõm lý Beck, nồng độ
cortisol huyết tương trước và sau điều trị trờn 45 bệnh nhõn trầm cảm chủ yếu điều trị nội trỳ tại
Khoa Tõm thần, Bệnh viện Quõn y 103. Kết quả: cú sự khỏc biệt giữa điểm trắc nghiệm tõm lý
Beck lỳc vào viện ở hai giới trong nhúm nghiờn cứu. Sau 2 tuần điều trị, điểm trắc nghiệm tõm
lý Beck và nồng độ cortisol huyết tương giảm. Kết luận: nghiờn cứu cho thấy nồng độ cortisol
thay đổi trờn bệnh nhõn trầm cảm chủ yếu.
* Từ khúa: Trầm cảm chủ yếu; Nồng độ cortisol; Thang Beck.
The Change...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay đổi một số đặc điểm lâm sàng và nồng độ cortisol trước và sau điều trị trên bệnh nhân trầm cảm chủ yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
40
THAY ĐỔI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ
NỒNG ĐỘ CORTISOL TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ TRÊN
BỆNH NHÂN TRẦM CẢM CHỦ YẾU
Nguyễn Hữu Thiện1; Bùi Quang Huy2; Lê Văn Quân2
TÓM TẮT
Mục tiêu: tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá thay đổi nồng độ cortisol huyết tương
trước và sau điều trị trên bệnh nhân trầm cảm chủ yếu. Đối tượng và phương pháp: tiến cứu,
mô tả cắt ngang, phân tích triệu chứng lâm sàng, điểm trắc nghiệm tâm lý Beck, nồng độ
cortisol huyết tương trước và sau điều trị trên 45 bệnh nhân trầm cảm chủ yếu điều trị nội trú tại
Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103. Kết quả: có sự khác biệt giữa điểm trắc nghiệm tâm lý
Beck lúc vào viện ở hai giới trong nhóm nghiên cứu. Sau 2 tuần điều trị, điểm trắc nghiệm tâm
lý Beck và nồng độ cortisol huyết tương giảm. Kết luận: nghiên cứu cho thấy nồng độ cortisol
thay đổi trên bệnh nhân trầm cảm chủ yếu.
* Từ khóa: Trầm cảm chủ yếu; Nồng độ cortisol; Thang Beck.
The Changes of Clinical Characteristics and Concentrations of Serum
Cortisol before and after Treatment in Patients with Major Depression
Summary
Objectives: To investigate clinical charateristics and changes in concentrations of serum
cortisol in patients with major depression. Subjects and methods: A prospective, cross-sectional
descriptive study and analysis of changes in clinical charateristics, Beck scales and concentrations
of serum cortisol before and after treatments in 45 patients with major depression treated at
Department of Psychiatry, 103 Military Hospital were analyzed. Results: Before treatment, there
was a significant difference in Beck scales between two genders. There were decreases in Beck
scales and concentrations of serum cortisol after treatments in compared to these before
treatments. Conclusion: The present study provided new evidence of changes in serum cortisol in
patients with major depression.
* Keywords: Major depression; Beck scale; Concentrations of serum cortisol.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm chủ yếu là một trong những
bệnh lý thường gặp trên lâm sàng. Theo
uớc tính của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ
trầm cảm chủ yếu trong 12 tháng ước tính
từ 2,2% đến 10,4% [1]. Bệnh gây suy giảm
nghiêm trọng đến chức năng nghề nghiệp
và chức năng xã hội của bệnh nhân (BN).
Cơ chế bệnh sinh của trầm cảm chủ yếu
còn nhiều vấn đề chưa rõ. Gần đây, có nhiều
bằng chứng cho thấy nồng độ cortisol tăng
cao trên nhóm BN trầm cảm chủ yếu cũng
như nhóm đối tượng nguy cơ [2]. Vì vậy,
định lượng cortisol huyết tương giúp hỗ trợ
trong chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều
trị rối loạn trầm cảm chủ yếu.
1. Học viện Quân y
2. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Quân (levanquan2002@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 15/09/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/10/2018
Ngày bài báo được đăng: 12/11/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
41
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và
đánh giá thay đổi nồng độ cortisol huyết
tương trên BN rối loạn trầm cảm chủ yếu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
45 BN trầm cảm chủ yếu được chẩn
đoán theo tiêu chuẩn DSM-5 (2013), điều
trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện
Quân y 103 từ tháng 10 - 2017 đến 7 - 2018.
Tiêu chuẩn loại trừ: BN có chấn thương
sọ não kết hợp, u não, đột quỵ não,
nghiện ma túy và các chất tác động tâm
thần khác, BN có tiền sử bệnh lý tuyến
thượng thận, BN đang điều trị bằng corticoid,
BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả
cắt ngang, phân tích trường hợp bệnh lý.
- Tiến hành nghiên cứu: khai thác
bệnh sử (qua người bệnh và người hộ
tống); khám lâm sàng, ghi nhận và đánh
giá các triệu chứng; kết hợp trắc nghiệm
tâm lý Beck trên BN trong 3 ngày sau khi
vào viện và sau điều trị 2 tuần; xét nghiệm
định lượng nồng độ cortisol huyết tương
lúc 7 giờ đến 7 giờ 30 sáng tại hai thời
điểm khác nhau (trong vòng 3 ngày sau
khi BN vào viện và sau điều trị 2 tuần).
Định lượng nồng độ cortisol huyết tương
bằng máy sinh hóa tự động, tại Khoa
Sinh hóa, Bệnh viện Quân y 103.
- Chỉ tiêu nghiên cứu: tỷ lệ % các triệu
chứng lâm sàng (trước điều trị và sau
2 tuần điều trị), điểm trắc nghiệm tâm lý
Beck (theo giới, trước điều trị và sau
2 tuần điều trị); nồng độ cortisol huyết
tương (theo giới, trước điều trị và sau
2 tuần điều trị).
- Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống
kê y học SPSS 20.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
1. Đặc điểm lâm sàng của BN rối loạn trầm cảm chủ yếu.
Bảng 1: Triệu chứng điển hình ở BN trầm cảm chủ yếu.
Trước điều trị Sau điều trị
Triệu chứng
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Khí sắc giảm 45 100 14 31,11
Giảm quan tâm thích thú 45 100 11 24,44
100% BN nhóm nghiên cứu đều có hai triệu chứng khí sắc giảm và giảm quan tâm
thích thú. Sau điều trị, 31,11% BN còn triệu chứng khí sắc giảm, tỷ lệ BN còn các triệu
chứng giảm quan tâm thích thú 24,44%, sự khác biệt trước và sau điều trị có ý nghĩa
thống kê với p < 0,05.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
42
Bảng 2: Các triệu chứng phổ biến ở BN trầm cảm chủ yếu.
Trước điều trị Sau điều trị
Triệu chứng
n Tỷ lệ % n Tỷ lệ %
Giảm cân hoặc giảm cảm giác ngon miệng 43 95,56 7 15,56
Mất ngủ 45 100 0 0
Vận động chậm chạp 41 91,11 4 8,89
Mệt mỏi hoặc mất năng lượng 45 100 6 13,33
Cảm thấy vô giá trị hoặc tội lỗi quá mức 27 60 0 0
Giảm khả năng tập trung hoặc không quyết đoán 44 97,78 12 26,67
Ý tưởng, hành vi tự sát 27 60 0 0
Có những triệu chứng lâm sàng xuất hiện ở tất cả BN như khí sắc giảm, mất ngủ,
mệt mỏi hoặc giảm năng lượng; có những triệu chứng xuất hiện với tỷ lệ cao như giảm
khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc không quyết đoán (97,78%), giảm cân (95,56%),
vận động chậm chạp (91,11%) và có triệu chứng ít gặp hơn như cảm giác vô giá trị
hoặc tội lỗi quá mức, ý tưởng, hành vi tự sát (chiếm khoảng 60%). Tỷ lệ các triệu
chứng này đều giảm có ý nghĩa thống kê sau điều trị với p < 0,05. Kết quả này tương
tự nghiên cứu của Perlis R.H và CS (2006) [3].
2. Đánh giá lâm sàng bằng trắc nghiệm tâm lý Beck.
* Điểm trắc nghiệm tâm lý Beck theo giới:
34.93
29
20
25
30
35
40
Nữ (n=27) Nam (n=18)
Đ
iể
m
trắ
c
n
gh
iệ
m
tâ
m
lý
Be
ck
p < 0,05
Biểu đồ 1: Điểm trắc nghiệm tâm lý Beck trước điều trị ở hai giới.
Tại thời điểm trước điều trị, điểm trắc nghiệm tâm lý Beck ở nữ cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với ở nam giới (p < 0,05).
Nữ (nữ = 27) Nam (n = 18)
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
43
* Điểm trắc nghiệm tâm lý Beck trước và sau điều trị:
Biều đồ 2: Thay đổi điểm trắc nghiệm tâm lý Beck trước và sau điều trị.
Trước điều trị, điểm trắc nghiệm tâm lý Beck trung bình 32,56 ± 9,88 điểm, sau điều
trị điểm trắc nghiệm tâm lý Beck trung bình 6,42 ± 3,37 điểm. So sánh thống kê
t-student test về điểm trắc nghiệm tâm lý Beck giữa hai thời điểm nghiên cứu cho thấy
giảm có ý nghĩa thống kê. Kết quả này gợi ý mức độ trầm cảm ở BN nữ cao hơn so với
BN nam. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu trước đây của Ignjatović-Ristić
và Hinić D, Jović (2012) [4]. Nghiên cứu của Spirito và CS (2015) cũng thấy điểm Beck
giảm sau điều trị ở BN trầm cảm chủ yếu có hành vi tự sát [5].
3. Đánh giá thay đổi nồng độ cortisol huyết tương.
* Nồng độ cortisol huyết tương theo giới:
Biều đồ 3: Nồng độ cortisol huyết tương trước điều trị ở hai giới.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ cortisol huyết tương giữa
BN nam và BN nữ (p > 0,05).
p < 0,001
Nữ (nữ = 27) Nam (n = 18)
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
44
* Thay đổi nồng độ cortisol trước và sau điều trị:
14.4751
11.7069
10
11
12
13
14
15
16
Trước điều trị Sau khi điều
N
ồn
g
độ
co
rt
iso
l h
u
yế
t t
ư
ơn
g
(µ
g/
dL
) p < 0,05
Biểu đồ 4: Nồng độ cortisol huyết tương trước và sau điều trị.
Nồng độ cortisol huyết tương trước điều
trị 14,4751 ± 4,6091 µg/dl, nồng độ cortisol
huyết tương sau 2 tuần điều trị 11,7069 ±
3,2803 µg/dl. Nồng độ cortisol huyết tương
giảm có ý nghĩa thống kê giữa hai thời
điểm. Mặc dù, một nghiên cứu gần đây cho
thấy có sự khác biệt về nồng độ cortisol
huyết tương giữa nam và nữ trong phản
ứng với căng thẳng bệnh lý [6], nhưng các
nhà nghiên cứu đều kết luận không có sự
khác biệt về nồng độ cortisol huyết tương
giữa hai giới trên BN rối loạn trầm cảm [7].
Tuy nhiên, chúng tôi thấy nồng độ cortisol
sau điều trị giảm so với trước điều trị. Điều
này cho thấy có mối liên quan chặt chẽ
giữa thay đổi nồng độ cortisol với tình trạng
lâm sàng trầm cảm chủ yếu.
KẾT LUẬN
- Các triệu chứng giảm khí sắc, giảm
quan tâm thích thú, mệt mỏi, mất năng lượng
gặp ở 100% BN nhóm nghiên cứu, các
triệu chứng khác xuất hiện với tỷ lệ thấp
hơn. Tất cả các triệu chứng đều giảm có
ý nghĩa thống kê sau 2 tuần điều trị
(p < 0,05).
- Điểm trắc nghiệm tâm lý Beck ở BN
nữ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nam với p < 0,05.
- Điểm trắc nghiệm tâm lý Beck giảm
có ý nghĩa thống kê sau 2 tuần điều trị so
với trước điều trị, p < 0,001.
- Sau 2 tuần điều trị, nồng độ cortisol
huyết tương giảm có ý nghĩa thống kê so
với trước điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kessler R.C, Birnbaum H.G, Shahly V et al.
Age differences in the prevalence and
co-morbidity of DSM-IV major depressive
episodes: Results from the WHO Mental
Health Survey Initiative. Depress. Anxiety.
2010, 27, pp.351-364.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
45
2. Dienes K.A, Hazel N.A, Hammen C.L.
Cortisol secretion in depressed, and at risk
adults. Psychoneuroendocrinology. 2013, 38 (6),
pp.927-940.
3. Perlis R.H, Brown E, Baker R.W,
Nierenberg A.A. Clinical features of bipolar
depression versus major depressive disorder
in large multicenter trials. Am J Psychiatry.
2006, 163 (2), pp.225-231.
4. Ignjatović-Ristić D, Hinić D, Jović J.
Evaluation of the Beck depression inventory in
a nonclinical student sample. West Indian Med J.
2012, 61 (5), pp.489-493.
5. Spirito A, Wolff J.C, Seaboyer L.M et al.
Concurrent treatment for adolescent and
parent depressed mood and suicidality:
Feasibility, acceptability, and preliminary
findings. J Child Adolesc Psychopharmacol.
2015, 25 (2), pp.131-139.
6. Reschke-Hernández A.E, Okerstrom K.L,
Bowles Edwards A, Tranel D. Sex and stress:
Men and women show different cortisol
responses to psychological stress induced by
the Trier social stress test and the Iowa
singing social stress test. J Neurosci Res.
2017, 95 (1-2), pp.106-114.
7. Brooks K.P, Robles T.F. Recent depressive
and anxious symptoms predict cortisol responses
to stress in men. Psychoneuroendocrinology.
2009, 34 (7), 10.1016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thay_doi_mot_so_dac_diem_lam_sang_va_nong_do_cortisol_truoc.pdf