Tài liệu Thay đổi một số chỉ số sinh lý và hóa sinh trên bệnh nhân đau thắt lưng được điều trị bằng điện châm: Tạp chí y - d−ợc học quân sự số 8-2018
32
THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH Lí VÀ HểA SINH
TRấN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐIỆN CHÂM
Phạm Hồng Võn1; Lờ Văn Quõn2
TểM TẮT
Mục tiờu: xỏc định biến đổi một số chỉ số sinh lý và húa sinh ở bệnh nhõn đau thắt lưng dưới
ảnh hưởng của điện chõm. Đối tượng và phương phỏp: nghiờn cứu 90 bệnh nhõn đau thắt lưng
được điều trị bằng điện chõm cỏc huyệt trong một liệu trỡnh điều trị 7 ngày điện chõm. Kết quả:
kết quả thay đổi cỏc chỉ số húa sinh cho thấy điện chõm làm tăng hàm lượng chất trung gian
húa học tham gia vào cơ chế chống đau gồm β-endorphin, adrenalin, noradrenalin sau 1 ngày
và 7 ngày điều trị. Tuy nhiờn, khụng cú sự khỏc biệt cú ý nghĩa thống kờ về cỏc chỉ số của cụng
thức mỏu, chức năng gan, thận và chỉ số sinh lý (mạch, huyết ỏp, nhịp thở) trờn bệnh nhõn
giữa trước và sau điều trị. Kết luận: điện chõm là phương phỏp an toàn và cú hiệu quả trong
điều trị bệnh đau thắt lưng.
* Từ khúa: Đau thắt ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay đổi một số chỉ số sinh lý và hóa sinh trên bệnh nhân đau thắt lưng được điều trị bằng điện châm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
32
THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÝ VÀ HÓA SINH
TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẮT LƯNG
ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐIỆN CHÂM
Phạm Hồng Vân1; Lê Văn Quân2
TÓM TẮT
Mục tiêu: xác định biến đổi một số chỉ số sinh lý và hóa sinh ở bệnh nhân đau thắt lưng dưới
ảnh hưởng của điện châm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu 90 bệnh nhân đau thắt lưng
được điều trị bằng điện châm các huyệt trong một liệu trình điều trị 7 ngày điện châm. Kết quả:
kết quả thay đổi các chỉ số hóa sinh cho thấy điện châm làm tăng hàm lượng chất trung gian
hóa học tham gia vào cơ chế chống đau gồm β-endorphin, adrenalin, noradrenalin sau 1 ngày
và 7 ngày điều trị. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số của công
thức máu, chức năng gan, thận và chỉ số sinh lý (mạch, huyết áp, nhịp thở) trên bệnh nhân
giữa trước và sau điều trị. Kết luận: điện châm là phương pháp an toàn và có hiệu quả trong
điều trị bệnh đau thắt lưng.
* Từ khóa: Đau thắt lưng; Điện châm; Chỉ số sinh hóa, hóa sinh.
Changes in some Physiological and Biochemical Parameters in
Patients with Chronic Low Back Pain Treated by Acupunture
Summary
Objectives: To investigate changes of some physiological and biochemical parameters in
patients with chronic low back pain underlying acupunture treatments. Subjects and methods:
90 chronic low back pain patients were treated by acupunture on 7 consecutive days. Results:
There were significant increases in serum concentrations of β-endorphin, adrenalin, noradrenalin at
the first day and seventh day after treatment, in compared to those before treatment.
However, there were no significant differences in hematological indices and some physiological
parameters (pulses, blood pressures and respiratory rates) between before and after treatment
in these patients. Conclusion: Acupunture is a safe and effective method to patients with chronic
low back pain.
* Keywords: Chronic low back pain; Acupunture; Physiological and biochemical parameters.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng là chứng đau phổ biến
nhất do nhiều nguyên nhân gây ra và hay
tái phát. Ở Việt Nam, đau thắt lưng chiếm
tỷ lệ 2% trong cộng đồng, 6% trong tổng
số các bệnh xương khớp, chủ yếu tập
trung ở độ tuổi lao động (từ 18 - 50 tuổi) [1].
1. Bệnh viện Châm cứu TW
2. Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Lê Văn Quân (levanquan2002@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 03/04/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 25/09/2018
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
33
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau thắt
lưng có tên gọi là chứng “Yếu thống",
được mô tả rất rõ trong y văn cổ, bao
gồm các thể thận hư, thể phong hàn thấp
và thể huyết ứ [6, 9].
Về điều trị đau thắt lưng, cả Y học hiện
đại (YHHĐ) và YHCT đều hướng tới mục
tiêu giảm đau, tránh đau kéo dài để trở
thành đau mạn tính, ảnh hưởng đến cuộc
sống và sinh hoạt của người bệnh. YHHĐ
điều trị đau thắt lưng chủ yếu bằng
phương pháp nội khoa bảo tồn, dùng các
thuốc giảm đau, giãn cơ. YHCT cũng có
những phương pháp điều trị đau thắt lưng
như dùng thuốc thang sắc uống hay các
phương pháp không dùng thuốc như
châm cứu, bấm huyệt...
Điện châm là phương pháp điều trị kết
hợp giữa tác dụng của châm theo YHCT
với tác dụng kích thích của xung điện lên
huyệt vị đã khẳng định được hiệu quả
không những làm giảm đau mà còn
nhanh chóng khôi phục lại tầm vận động
cột sống, góp phần không nhỏ vào điều trị
chứng đau thắt lưng. Nhằm tìm hiểu các
yếu tố liên quan đến điện châm trên cơ
thể người bệnh, qua đó cho phép đánh
giá khách quan hiệu quả của điện châm
trong điều trị, chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu với mục tiêu: Xác định sự
biến đổi một số chỉ số sinh lý và hóa sinh
ở bệnh nhân (BN) đau thắt lưng dưới ảnh
hưởng của điện châm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
BN tuổi ≥ 30, không phân biệt giới tính,
điều trị tại Bệnh viện Châm cứu TW được
chẩn đoán là đau thắt lưng do thoái hóa
cột sống theo YHHĐ và đau thắt lưng thể
thận hư theo YHCT.
* Tiêu chuẩn chọn BN:
- Theo YHHĐ: BN đau vùng thắt lưng,
tuổi ≥ 30. Ấn điểm đau cạnh sống đau và
vận động cột sống hạn chế.
- Dấu hiệu Schober tư thế đứng
≤ 13/10 cm.
- X quang thường quy: có hình ảnh
thoái hóa cột sống.
- Theo YHCT: BN đau thắt lưng thể thận
hư với các triệu chứng: đau mỏi vùng
ngang thắt lưng, đau mạn tính lâu ngày,
ê ẩm, đau nhiều về đêm, nằm nghỉ đỡ đau,
BN thích xoa bóp, ngại vận động. Mỏi gối.
Chất lưỡi nhạt màu, rêu lưỡi mỏng. Mạch
trầm tế.
* Tiêu chuẩn loại trừ:
BN đau thắt lưng không thuộc thể thận
hư theo các tiêu chuẩn của YHHĐ và
YHCT, đau thắt lưng có kèm theo các
bệnh mạn tính khác, từ chối tham gia
nghiên cứu hoặc không tuân thủ theo quy
trình điều trị.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu:
Tiến cứu, mô tả có so sánh trước - sau
điều trị. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên tự đối chứng, cỡ mẫu 90 BN
được điều trị bằng điện châm tả các huyệt
Đại trường du, Giáp tích L1-L5, Uỷ trung,
Thứ liêu, Hoàn khiêu, Trật biên, Dương
lăng tuyền, châm bổ huyệt Thận du liệu
trình 7 ngày điện châm.
* Chỉ tiêu nghiên cứu và cách xác định:
- Mạch, huyết áp, nhịp thở: xác định tại
3 thời điểm: ngày vào viện (N0), sau điện
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
34
châm 1 ngày (N1) và sau 7 ngày điều trị
(N7) bằng máy Datascope (Nhật Bản).
- Các chỉ số hóa sinh (hàm lượng
β-endorphin, adrenalin, noradrenalin)
trong máu BN tại các thời điểm trước điều
trị, sau 1 lần điều trị và sau 7 ngày điều trị
bằng máy Biosence (Mỹ) bằng phương
pháp miễn dịch huỳnh quang.
- Các chỉ số huyết học (số lượng hồng
cầu, bạch cầu, tiểu cầu, nồng độ ure,
creatinin, AST, ALT) trong máu BN tại các
thời điểm trước và sau điều trị bằng máy
Tokyo Boeki Biolis 50I (Nhật Bản).
* Xử lý số liệu: bằng phương pháp
thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS
16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Để chứng minh một cách khoa học, khách quan hiệu quả của điện châm trong điều
trị bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu biến đổi một số chỉ số hóa sinh dưới tác dụng
điện châm các huyệt. Các chỉ số nghiên cứu gồm hàm lượng chất trung gian hoá học
tham gia vào cơ chế chống đau như catecholamin, β-endorphin; các chỉ số huyết học
(hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và chỉ số hoá sinh đánh giá chức năng gan, thận (AST,
ALT, ure, creatinin) trong máu BN tại các thời điểm trước điều trị, sau 1 lần điều trị và
sau 7 ngày điều trị.
Bảng 1: Biến đổi hàm lượng catecholamin trong máu BN dưới ảnh hưởng của điện
châm (n = 30).
Thời điểm nghiên cứu
Chỉ số nghiên cứu
N0 (1) N1 (2) N7 (3)
Adrenalin (pg/ml) 48,37 ± 14,98 49,86 ± 13,65 57,63 ± 13,89
p p1-2 > 0,05 p1-3 < 0,01 p2-3 < 0,01
Noradrenalin (pg/ml) 342,35 ± 60,24 366,87 ± 63,29 379,41 ± 72,67
p p1-2 < 0,05 p1-3 < 0,01 p2-3 < 0,05
Catecholamin (thuật ngữ chỉ cả adrenalin,
noradrenalin và dopamin) thuộc hệ
adrenergic, là những chất trung gian hóa
học dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc từ
axít amin tyrosin và cơ chế chống đau của
cơ thể đã được chứng minh [4, 7, 8].
Sau điều trị lần thứ nhất, hàm lượng
adrenalin tăng từ 48,37 pg/ml lên 49,86 pg/ml,
noradrenalin tăng từ 342,35 pg/ml lên
366,87 pg/ml. Sau 7 ngày điều trị, hàm
lượng noradrenalin có tăng tuy không nhiều.
Sự khác biệt theo hàm lượng catecholamin
sau điện châm, sau đợt điều trị so với
trước điện châm có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
Bài tiết noradrenalin nhiều là do nơ ron
nằm trong não, vùng dưới đồi, cầu não
theo các sợi trục lan tỏa lên vỏ não góp
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
35
phần hoạt hóa và giúp cho vỏ não kiểm
soát hoạt động chung. Phần lớn sợi hậu
hạch giao cảm bài tiết noradrenalin có tác
dụng kích thích lên một số cơ quan này
nhưng lại ức chế một số cơ quan khác.
Noradrenalin giải phóng trực tiếp vào mô
chỉ có tác dụng trong vài giây, chứng tỏ
sự tái nhập và khuếch tán của nó xảy ra
nhanh. Tuy vậy, noradrenalin và adrenalin
do tuỷ thượng thận giải phóng vào máu
vẫn còn tác dụng chừng nào chúng tới
mô và rồi bị enzym COMT phá huỷ (chủ yếu
ở gan). Khi giải phóng vào máu, adrenalin
và noradrenalin vẫn còn tác dụng mạnh
trong 10 - 30 giây, giảm dần sau một đến
vài phút [7, 8].
Cơ chế tác dụng của điện châm theo
thuyết phản xạ thần kinh thể dịch tạo ra
3 loại phản ứng: tại chỗ, tiết đoạn, toàn
thân. Kích thích của điện châm được dẫn
truyền theo thần kinh tạo ra các cung phản
xạ ức chế phản xạ bệnh lý. Việc tăng chất
dẫn truyền thần kinh sau điện châm chứng
tỏ hệ thần kinh tự chủ (hệ thần kinh thực
vật) đã được hoạt hóa. Hoạt hóa hệ thần
kinh tự chủ trong điện châm đã được
nhiều tác giả đề cập. Một số nghiên cứu về
điện châm đều thấy hàm lượng acetylcholin
và catecholamin trong máu tăng cao sau
30 phút điện châm. Các tác giả còn thấy
hàm lượng acetylcholin tăng nhiều hơn
so với tăng hàm lượng catecholamin, dẫn
tới nhịp tim và huyết áp giảm rõ rệt [3, 4].
Như vậy, hàm lượng adrenalin và
noradrenalin tăng sau điều trị lần một và
sau điều trị 7 ngày, theo chúng tôi là do
dưới tác dụng kích thích huyệt qua kim
châm cứu của xung điện tạo ra từ máy
điện châm đã làm hoạt hoá hệ thần kinh
tự chủ (hệ thần kinh thực vật) theo cơ chế
thần kinh thể dịch. Hiện tượng điện châm
làm tăng hàm lượng catecholamin máu
cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan
sát thấy trên người và trên động vật thực
nghiệm [4, 7, 8]. Catecholamin là chất
tham gia kiểm soát cảm giác đau, do đó
tạo được trạng thái giảm đau. Các tác giả
cho rằng điện châm gây ra các xung động
từ huyệt truyền về thần kinh trung ương,
gây phản ứng thần kinh thể dịch sản sinh
ra chất hóa học có tác dụng giảm đau
như endorphin, catecholamin, serotonin.
Ngoài tác dụng giảm đau, catecholamin
còn phối hợp với các chất trung gian hóa
học khác tham gia điều hòa chức năng
của nhiều hệ thống cơ quan khác nhau,
như hệ nội môi, tuần hoàn, tiêu hóa,
chuyển hóa, nội tiết, thần kinh và cả
hệ miễn dịch, tạo trạng thái “cân bằng
âm-dương” theo quan niệm của y học
phương Đông [7, 8, 9].
Bảng 2: Biến đổi hàm lượng β-endorphin
trong máu BN dưới ảnh hưởng của điện
châm (n = 30).
Thời điểm nghiên cứu
N0 (1) N1 (2) N7 (3) Hàm lượng
β-endorphin
(pg/ml) 58,12 ±
10,34
63,39 ±
12,57
67,25 ±
13,26
p p1-2 < 0,05 p1-3 < 0,001 p2-3 < 0,05
Theo quan niệm của các nhà nghiên
cứu, cơ chế chống đau của cơ thể con
người theo hai con đường thần kinh và
thần kinh - thể dịch. Trong chống đau
theo con đường thần kinh - thể dịch, các
chất trung gian hoá học giữ một vai trò
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
36
đặc biệt quan trọng. Việc tìm ra các thụ thể
(receptor) đặc hiệu của opium ở não vào
năm 1973 của Simond E.J và Snyder H
cho thấy có các loại micro-receptor (µ),
beta (δ), kapa (k). Chất tác động chủ yếu
lên µ-receptor là β-endorphin, enkephalin.
Các µ-receptor được phân bố chủ yếu ở đồi
thị (thalamus), vùng dưới đồi (hypothalamus),
thân não, tuỷ sống, hồi tràng (đám rối
Auerbach). Các chất tiếp nhận µ-receptor
opiat này có tác dụng giảm đau mạnh,
giảm hô hấp, giảm nhịp tim, hạ huyết áp,
an thần. Chúng là các neuropeptit nội
sinh có tác dụng chính là giảm đau và
được đặt tên là endomorphin (morphin
nội sinh).
Cùng với tăng hàm lượng catecholamin
(bảng 2), hàm lượng β-endorphin trong
máu cũng tăng lên có ý nghĩa thống kê
(p < 0,01) dưới tác dụng của điện châm.
Trước điều trị, hàm lượng β-endorphin
trung bình trong máu của BN là 58,12 ±
10,34 pg/ml, sau điều trị lần một tăng lên
63,39 ± 12,57 pg/ml (p < 0,05) và sau 7 ngày
điều trị tăng lên tới 67,25 ± 13,26 pg/ml.
Sự khác biệt về hàm lượng β-endorphin
trong máu trước và sau điều trị có ý nghĩa
thống kê (p < 0,01).
β-endorphin là một trong những chất
sinh học tham gia trong hệ thống giảm
đau của cơ thể. Xung điện tạo ra từ các
huyệt bị kích thích bằng điện châm truyền
tới những vùng có khả năng làm mất cảm
giác đau ở trên não. Tín hiệu này truyền
tới sừng sau tủy sống, kích thích tuyến
yên và tế bào não bài tiết enkephalin và
endorphin. Hai chất này ức chế bài tiết
chất P và gây ra ức chế trước khớp thần
kinh, do đó chặn đường dẫn truyền cảm
giác đau qua sợi Aδ và sợi C [7, 8, 9, 10].
Như vậy, hàm lượng β-endorphin tăng
lên trong máu dưới tác dụng điện châm
các huyệt góp phần chứng minh giả
thuyết về cơ chế chống đau của châm
cứu là sự kết hợp của hai cơ chế, đó là
ức chế dẫn truyền cảm giác đau của tín
hiệu xúc giác và hoạt hóa hệ thống giảm
đau của cơ thể dẫn tới bài tiết opiat nội
sinh [2, 10]. Hàm lượng β-endorphin
trong máu BN tăng dần tại các thời điểm
nghiên cứu chứng tỏ tác dụng của điện
châm theo con đường thần kinh - thể
dịch. Điện châm có tác dụng hoạt hoá hệ
thống chống đau trong cơ thể sản xuất ra
chất trung gian hoá học thuộc hệ thống
chống đau của cơ thể, từ đó gây ra tác
dụng giảm đau trên lâm sàng.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu
chứng minh tác dụng của điện châm làm
tăng β-endorphin trong máu. Chủ yếu là
những nghiên cứu thuộc lĩnh vực châm
tê, điện châm hỗ trợ cai nghiện ma túy,
châm giảm đau. Các tác giả đều cho rằng
hàm lượng β-endorphin trong máu tăng
lên sau điều trị bằng điện châm, châm tê,
phù hợp với kết quả nghiên cứu của
chúng tôi [7, 8, 10, 11].
Các dẫn liệu thu được trong công trình
này cho phép chúng tôi đứng về thuyết
thần kinh - thể dịch để giải thích tác dụng
của phương pháp điện châm với vai trò
biến đổi của hàm lượng β-endorphin,
catecholamin trong máu.
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
37
Bảng 3: Biến đổi một số chỉ số huyết học dưới ảnh hưởng của điện châm (n = 90).
Thời điểm nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu
N0 (1) N7 (2) Người bình thường (3)
Hồng cầu (T/l) 4,57 ± 0,45 4,42 ± 0,40 4 - 9
Bạch cầu (G/l) 6,46 ± 1,22 6,42 ± 0,86 4,0 - 5,0
Tiểu cầu (G/l) 251,68 ± 50,61 249,31 ± 39,36 200 - 440
p p1-2 > 0,05 p1-3 > 0,05 p2-3 > 0,05
Không có khác biệt về các chỉ số huyết học (số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu)
giữa các thời điểm trước và sau điều trị ở BN đau thắt lưng (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu về chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu ngoại vi của
BN dưới tác dụng điện châm các huyệt cho thấy tại thời điểm trước và sau 7 ngày điều
trị, các chỉ số này biến đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chứng tỏ điện châm
không ảnh hưởng đến chỉ số huyết học của người bệnh. Kết quả này tương tự nghiên
cứu của nhiều tác giả về điều trị một số chứng đau bằng phương pháp châm [7, 8].
Bảng 4: Biến đổi một số chỉ số sinh hóa dưới ảnh hưởng của điện châm (n = 90).
Người bình thường (3) Thời điểm nghiên cứu
Chỉ tiêu nghiên cứu
N0 (1) N7 (2)
Nam Nữ
Ure (mmol/l) 5,24 ± 0,69 5,29 ± 0,70 2,5 - 7,5
Creatinin (µmol/l) 64,36 ± 12,45 64,81 ± 10,02 62 - 120 53 - 100
AST (U/l) 23,44 ± 5,56 22,80 ± 4,83 < 37 < 31
ALT (U/l) 22,76 ± 6,57 22,70 ± 5,75 < 41 < 31
p p1-2 > 0,05 p1-3 > 0,05 p2-3 > 0,05
ALT và AST là hai loại enzym được tìm thấy chủ yếu ở các tế bào của gan và thận,
một lượng nhỏ hơn cũng được tìm thấy trong cơ tim và cơ bắp. Các loại men gan AST
và ALT do gan tạo ra thường có một hàm lượng cố định trong máu. Ở người khỏe
mạnh, trị số bình thường của ALT và AST trong máu thấp (< 40 U/L). Khi gan bị tổn
thương, hàm lượng men gan sẽ tăng cao.
Ure là sản phẩm thoái hóa cuối cùng của protein, đào thải chủ yếu qua nước tiểu,
creatinin là một axít amin không có trong protein, là chất chuyển hóa cuối cùng của
creatin phosphat (dạng dự trữ năng lượng đặc biệt có nhiều ở cơ). Creatinin ra khỏi cơ
vào máu, được lọc ở cầu thận rồi bài xuất qua đường nước tiểu. Do đó, nồng độ ure
và creatinin tăng trong máu phản ánh chức năng của thận bị tổn thương.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
38
Việc xét nghiệm ure, creatinin, AST và ALT trong máu ngoại vi là các chỉ số đánh
giá chức năng gan, thận của YHHĐ [5].
Các số liệu nghiên cứu về chỉ số hóa sinh liên quan đến chức năng gan, thận cho
thấy nồng độ ure và creatinin trong máu BN không khác biệt tại thời điểm trước và sau
điện châm tại các huyệt ở BN đau thắt lưng được điều trị bằng điện châm so với
những chỉ số này ở người bình thường khỏe mạnh (p > 0,05). Từ các dẫn liệu trên
cho thấy điện châm là phương pháp an toàn, không gây ảnh hưởng đến chức năng
gan và thận.
Như vậy, việc định lượng hàm lượng một số chất trung gian hóa học tham gia vào
cơ chế chống đau như β-endorphin, catecholamin có ý nghĩa quan trọng trong lượng
hoá tác dụng giảm đau của điện châm điều trị chứng đau nói chung và đau thắt lưng
nói riêng thành các chỉ số đánh giá có tính chất thuyết phục trong nghiên cứu, công
việc lâu nay chỉ mang tính định tính. Đây là một thành công trong thực hành và nghiên
cứu khoa học của YHCT.
Bảng 5: Cải thiện mức độ đau theo thang điểm VAS.
N0 (a) N7 (b) Ngày điều trị
Mức độ đau Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
Không đau 0 0 74 82,22
Đau ít 1 1,11 15 16,67
Đau trung bình 61 67,78 1 1,11
Đau nhiều 28 31,11 0 0
Đau không chịu nổi 0 0 0 0
p pa-b < 0,01
Đau và làm cho hết đau luôn được các nhà lâm sàng quan tâm nghiên cứu. Một
trong những khó khăn khi nghiên cứu về đau là vấn đề định lượng đau thông qua
ngưỡng đau, khả năng chịu đau cũng như đáp ứng của từng cá thể đối với đau rất
khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá đau dựa trên cảm nhận chủ
quan của người bệnh theo thang điểm VAS - thang điểm đánh giá mức độ đau được
sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu và đánh giá cải thiện mức độ đau dựa trên
ngưỡng cảm giác đau. Trước điều trị, BN đau thắt lưng chủ yếu ở mức độ đau nhiều
(31,11% ) và đau trung bình (67,78%). Sau điều trị 7 ngày, tỷ lệ BN không đau 82,22%,
đau ít 16,67%, chỉ có 1,11% ở mức độ đau trung bình (p < 0,01). Kết quả này tương
đương với nghiên cứu của Trần Thị Kiều Lan [6].
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
39
Bảng 6: Biến đổi mạch, huyết áp, nhịp thở dưới ảnh hưởng của điện châm (n = 90).
Thời điểm
Chỉ số nghiên cứu
N0 (1) N1 (2) N7 (3)
Mạch (lần/phút) 77,17 ± 4,40 76,21± 4,15 76,48 ± 4,09
Nhịp thở (lần/phút) 19,26 ± 1,43 18,50 ± 0,99 18,62 ± 0,92
Huyết áp tối đa (mmHg) 120,17 ± 12,64 117,89 ± 10,49 118,28 ± 10,39
Huyết áp tối thiểu (mmHg) 77,22 ± 9,03 76,61 ± 7,45 76,39 ± 7,15
p p1-2 > 0,05 p1-3 > 0,05 p2-3 > 0,05
Các chỉ số mạch, nhịp thở và huyết áp
của BN ổn định trong suốt quá trình
điều trị. Tại các thời điểm nghiên cứu,
các chỉ số này biến đổi không khác biệt
(p > 0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp
với nhiều nghiên cứu điều trị một số chứng
đau hay châm tê phẫu thuật trước đây
[5, 6, 7].
Cơ chế của điện châm là tạo ra phản
xạ thực vật, tuy nhiên hoạt tính của hệ
giao cảm hay phó giao cảm chỉ xảy ra cục
bộ nên không làm ảnh hưởng tới các chỉ
số sinh lý nghiên cứu. Mặt khác, điều hòa
hoạt động hệ thần kinh thực vật còn có
vai trò của trung tâm ở thân não và vùng
dưới đồi. Chỉ khi toàn bộ hay phần lớn hệ
thần kinh giao cảm hưng phấn đồng thời
mới gây ra phản ứng báo động hay đáp
ứng với stress của hệ giao cảm, làm cho
cơ thể hoạt động mạnh hơn so với lúc
bình thường. Các stress có thể là sợ hãi,
tức giận, đau đớn, hay một cuộc phẫu
thuật, do đó chỉ số sinh lý thay đổi, nhưng
không quá mức [2, 3]. Như vậy, điện châm
không làm ảnh hưởng đến các chức năng
sinh lý (mạch, nhịp thở, huyết áp) của BN.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu biến đổi một số chỉ số
sinh lý, hóa sinh và huyết học của 90 BN
đau thắt lưng do thoái hóa cột sống được
điều trị bằng điện châm các huyệt liệu
trình điều trị 7 ngày, kết quả cho thấy:
- Điện châm làm tăng hàm lượng
β-endorphin và catecholamin trong máu:
+ Hàm lượng β-endorphin trước điều
trị (58,12 ± 10,34 pg/ml) tăng lên 63,39 ±
12,57 pg/ml sau một lần điều trị (p < 0,05)
và tăng đến 67,25 ± 13,26 pg/ml sau
7 ngày điều trị (p < 0,001).
+ Hàm lượng adrenalin trước điều trị
(48,37 ± 14,98 pg/ml) tăng lên 49,86 ±
13,65 pg/ml sau một lần điều trị (p > 0,05)
và tăng đến 57,63 ± 13,89 pg/ml sau 7 ngày
điều trị (p < 0,01).
+ Hàm lượng noradrenalin trước điều trị
(342,35 ± 60,24 pg/ml) tăng lên 366,87 ±
63,29 pg/ml sau một lần điều trị (p < 0,05)
và tăng đến 379,41 ± 72,67 pg/ml sau 7 ngày
điều trị (p < 0,05).
- Điện châm không làm biến đổi số
lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong
máu ngoại vi cũng như không gây ảnh
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2018
40
hưởng đến chức năng gan, thận và các
chỉ số sinh lý như mạch, huyết áp, nhịp
thở của BN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Ân. Đau thắt lưng. Bệnh thấp
khớp. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2002,
tr.374-395.
2. Bộ môn Sinh lý, Trường Đại học Y Hà
Nội. Sinh lý đau. Chuyên đề Sinh lý học. Nhà
xuất bản Y học. Hà Nội. 2008, tr.112-127.
3. Bùi Mỹ Hạnh, Phạm Thị Minh Đức.
Nghiên cứu ảnh hưởng của châm huyệt Nội
quan lên một số chất truyền đạt thần kinh và
trục tuyến yên - vỏ thượng thận. Tạp chí Sinh
lý học. 2001, 5 (3), tr.31-38.
4. Đỗ Công Huỳnh và CS. Đặc điểm và tác
dụng sinh lý của các huyệt châm cứu. Tạp chí
Sinh học Việt Nam. 1994, số đặc biệt, tr.56-65.
5. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương.
Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng. Nhà xuất
bản Y học. 1998, tr.693-698.
6. Trần Thị Kiều Lan. Đánh giá tác dụng
của điện châm kết hợp thuốc hỗ trợ trong điều
trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng. Luận
văn Thạc sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
2008.
7. Nguyễn Bá Quang. Nghiên cứu tác
dụng của châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ trong
phẫu thuật bướu tuyến giáp. Tóm tắt Luận án
Tiến sỹ Y học. Hà Nội. 2000.
8. Nghiêm Hữu Thành. Nghiên cứu cơ sở
khoa học của điện châm trong điều trị một số
chứng đau. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Nhà nước. Bộ Khoa học và Công nghệ. 2011.
9. Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy. Châm cứu
sau đại học. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 1997.
10. Cheng R.S, Pomeran B. Electroacupuncture
analgesia coud be medicited by at best two
pain relieving mechanism, endorphin and
non-endorphin system. Life Sci. 1979, 25,
pp.1957-1962.
11. Melzack R. How acupuncture can block
pain. Imoact Sci-Soc. 1973, 23, pp.65-75.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thay_doi_mot_so_chi_so_sinh_ly_va_hoa_sinh_tren_benh_nhan_da.pdf