Tài liệu Thay đổi chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép thận: Kết quả tại Bệnh viện Quân y 103 (năm 2016): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 185
THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH SAU GHÉP THẬN:
KẾT QUẢ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 (NĂM 2016)
Bùi Văn Mạnh*, Bùi Quang Thịnh*, Phạm Trí Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh được ghép thận theo dõi tại BVQY 103 bằng bộ
câu hỏi phỏng vấn KDQOL-36 (Kidney Disease Quality Of Life-36) và đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc
sống của người bệnh trước và sau ghép thận
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, cắt ngang ở 147 người bệnh sau ghép thận đang theo dõi
tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016.
Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung của người bệnh sau ghép thận đạt 75,2 điểm; trong
đó điểm trung bình chất lượng cuộc sống khía cạnh chức năng thể chất đạt 62,1 điểm, chức năng tinh thần đạt
72,3 điểm, tác động của bệnh thận đạt 84,6 điểm. Khía cạnh các triệu chứng và các vấn đề đạt đạt điểm cao
nh...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thay đổi chất lượng cuộc sống người bệnh sau ghép thận: Kết quả tại Bệnh viện Quân y 103 (năm 2016), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 185
THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NGƯỜI BỆNH SAU GHÉP THẬN:
KẾT QUẢ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 (NĂM 2016)
Bùi Văn Mạnh*, Bùi Quang Thịnh*, Phạm Trí Dũng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh được ghép thận theo dõi tại BVQY 103 bằng bộ
câu hỏi phỏng vấn KDQOL-36 (Kidney Disease Quality Of Life-36) và đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc
sống của người bệnh trước và sau ghép thận
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả, cắt ngang ở 147 người bệnh sau ghép thận đang theo dõi
tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016.
Kết quả: Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung của người bệnh sau ghép thận đạt 75,2 điểm; trong
đó điểm trung bình chất lượng cuộc sống khía cạnh chức năng thể chất đạt 62,1 điểm, chức năng tinh thần đạt
72,3 điểm, tác động của bệnh thận đạt 84,6 điểm. Khía cạnh các triệu chứng và các vấn đề đạt đạt điểm cao
nhất (89,3 điểm) và gánh nặng bệnh thận đạt thấp nhất (44,9 điểm). Chất lượng cuộc sống của người bệnh tại
thời điểm nghiên cứu so với thời điểm trướcghép có chiều hướng tốt hơn một cách rõ ràng, điều này được thể
hiện điểm trung bình chấtlượng cuộc sống do người bệnh tự đánh giá (thang điểm từ 0 -10) tại thời điểm
trước ghép chỉ ở mức 2,63/1, nhưng ở thời điểm thực hiện nghiên cứu (sau ghép) tăng lên 7,39/104.
Kết luận: Phần lớn người bệnh ghép thận có chất lượng cuộc sống trung bình và cao. Chất lượng cuộc
sống của người bệnh tại thời điểm nghiên cứu so với thời điểm trước ghép có chiều hướng tốt hơn một cách rõ
ràng.
ABSTRACT
CHANGING OF QUALITY OF LIFE OF KIDNEY TRANSPLANT RECIPIENTS: THE RESULTS AT
MILITARY HOSPITAL 103 (YEAR OF 2016)
Bui Van Manh, Bui Quang Thinh, Pham Tri Dung.
* Ho Chi Minh City Journal Of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 185 - 190
Objectives: To investigate the Quality Of Life (QOL) of kidney transplant recipients following-up at
Military Hospital 103 and assessement of Quality Of Life changing of kidney transplant recipients before and
after transplantation.
Methods: A cross-sectional study on 147 kidney transplant recipients, using KDQOL-36 (Kidney Disease
Quality of Life-36), from March to May, 2016.
Kết quả: The overall heath scores of QOL of kidney transplant recipients was 75.2; where as the mean score
of physical functioning, psychosocial functioning and effect of kidney disease were 62.1, 72.3 and 84.6
(respectively); the highets score was symptom/problems (89.3) and the lowest was burden of kidney disease (44.9).
According to the level, there was 15% with high QOL score, 64.6% with moderate level and 20.4% at low level.
The QOL of kidney transplant recipients at the time of study is following to much better trends in compare to
pre-transplantation with better mean score QOL assessed by themsheft (2.63/10 vs 7.39/10).
Conclusions: Majority of kidney transplant recipients are living with moderate to high QOL. The QOL of
* Bệnh viện Quân y 103; **Trường Đại học Y tế Công cộng
Tác giả liên lạc: PGS.TS Bùi Văn Mạnh . ĐT 090 3246471 Email: drmanhbui@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 186
kidney transplant recipients at the time of study is following to much better trends in compare to pre-
transplantation
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là một biện pháp điều trị thay thế
thận tối ưu cho người bệnh bị suy thận mạn giai
đoạn cuối; sự phục hồi chức năng thận và nâng
cao chất lượng cuộc sống của người bệnh là
những ưu điểm cơ bản nhất của kỹ thuật ghép
thận(1). Tuy nhiên việc ghép thận thành công chỉ
là kết quả mang tính chuyên môn nhưng mong
muốn cuối cùng của người bệnh và của toàn xã
hội lại là làm thế nào để người bệnh sau ghép có
được chất lượng cuộc sống tốt nhất. Y học phát
triển đang hướng tới mục tiêu điều trị toàn diện.
Người bệnh (NB) không chỉ được chăm sóc, điều
trị tốt khi nằm viện mà còn được quan tâm đến
chất lượng cuộc sống sau điều trị khi về sinh
hoạt tại cộng đồng. Đến nay, Bệnh viện Quân y
(BVQY) 103 đã ghép thận thành công cho hơn
300 trường hợp, tuy nhiên, đến nay chưa có
nhiều nghiên cứu đề cập sâu về chất lượng cuộc
sống của người bệnh sau ghép. Vì vậy chúng tôi
thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá chất lượng cuộc
sống của người bệnh sau ghép thận trong năm
2016” nhằm 2 mục tiêu:
1. Khảo sát điểm chất lượng cuộc sống của
người bệnh được ghép thận theo dõi tại BVQY
103 bằng bộ câu hỏi phỏng vấn KDQOL-36
(Kidney Disease Quality Of Life).
2. Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của người bệnh trước và sau ghép thận.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
147 người bệnh đã phẫu thuật ghép thận
thành công, đang điều trị, theo dõi sau ghép tại
Bệnh viện Quân y 103.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
NB đã phẫu thuật ghép thận thành công,
đang điều trị, theo dõi định kỳ sau ghép tại Bệnh
viện Quân y 103.
NB có thời gian sau ghép thận ≥ 3 tháng (sau
ghép 3 tháng các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng
của NB đã ổn định).
NB đồng ý tham gia nghiên cứu, có đủ hồ sơ
theo dõi theo yêu cầu.
Tiêu chuẩn loại trừ
NB không đồng ý tham gia nghiên cứu.
NB không đạt các tiêu chí trong tiêu chuẩn
lựa chọn.
Thời gian thu thập số liệu được tiến hành từ
tháng 2 đến hết tháng 5 năm 2016.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang; kết hợp định
tính và định lượng; mẫu thuận tiện
Phương pháp thu thập số liệu
Phần thông tin chung: những thông tin
chung về NB như: tuổi, giới, ngày ghép, nguồn
thận ghépđược thu thập thông qua phỏng vấn
bệnh nhân và hồ sơ, bệnh án
Phần định lượng: NB đáp ứng tiêu chuẩn
nghiên cứu đã được lựa chọn và hướng dẫn
tham gia hợp tác. Bộ câu hỏi phỏng vấn
KDQOL-36: Bộ câu hỏi gồm 34 câu hỏi (có điều
chỉnh so với bản gốc là 36 câu); Tương ứng mỗi
câu hỏi có các phương án trả lời, người PV lần
lượt hỏi người bệnh theo thứ tự của bộ câu hỏi
và đánh dấu đáp án trả lời sau khi có phản hồi từ
NB, bộ câu hỏi này cho phép đo lường CLCS của
NB sau ghép thận. Câu hỏi so sánh CLCS của NB
trước ghép và thời điểm hiện tại: NCV đưa ra
một dãy số từ 0 đến 10 và quy ước số 0 tương
đương với CLCS ở mức thấp nhất, sau đó nâng
cao dần từ 1,2,3,4 và số 10 tương đương với
CLCS cao nhất (hoàn hảo); NB được đề nghị lựa
chọn một số trong dãy số từ 0 đến 10 phù hợp
với mức CLCS của mình tại thời điểm trước
ghép thận và hiện tại.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 187
Phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống
sử dụng trong nghiên cứu
Cách tính điểm đánh giá chất lượng cuộc sống
theo bộ công cụ KDQOL-36(6)
Bộ cộng cụ có 36 câu hỏi, mỗi đáp án trả lời
sẽ tương đương với một số điểm nhất định tính
từ 0 đến 100. Điểm 0 là điểm thấp nhất, điểm 100
là điểm cao nhất, điểm số càng cao tương đương
với chất lượng cuộc sống càng tốt. Sau khi NCV
hỏi NB và được trả lời các đáp án, từ đáp án đó
được chuyển đổi thành các điểm số theo các bậc
từ điểm 0 (thấp nhất) đến 100 (cao nhất).
Lưu ý: trong bộ câu hỏi có 36 câu nhưng có 2
câu NCV không sử dụng đó là Câu 28a,b; và câu
29 vì lý do: ở câu 28a và 28b là câu hỏi riêng cho
đối tượng NB chạy thận nhân tạo (chưa ghép
thận); câu 29 sau khi thu thập số liệu NCV thấy
không phù hợp với đối tượng NC nên không
tính điểm hai câu này (câu 29 hỏi sự khó chịu của
NB về việc hạn chế uống nước trong khi tất cả
NB đều không bị hạn chế uống nước nên mức
điểm luôn là 100/100).
Cách tính điểm CLCS như sau
Điểm trung bình chất lượng cuộc sống
(ĐTBCLCS) chung của NB được tính bằng trung
bình cộng điểm của tất cả các câu hỏi trong bộ
câu hỏi KDQOL-36 (34 câu) (từ 0-100 điểm).
Trong 34 câu hỏi lại được chia thành 5 khía
cạnh, điểm CLCS tại mỗi khía cạnh bằng trung
bình cộng điểm của tất cả các câu hỏi trong khía
cạnh đó.
Cách tính điểm đánh giá chất lượng cuộc
sống trước và sau ghép(2)
Xin ông/bà hãy nhớ lại và so sánh CLCS của
ông/bà thời điểm trước ghép thận và thời điểm
hiện tại. Ông/bà hãy tưởng tượng có một dãy số
từ 0 đến 10, 0 tương đương với CLCS thấp nhất,
từ đó tăng dần lên 1,2,3. đến 10, số 10 tương
đương với CLCS cao nhất.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Ông/bà cho biết CLCS của mình trước khi
ghép tương đương với số nào?
Ông/bà cho biết CLCS của mình hiện tại
tương đương với con số nào?
Phương pháp phân tích số liệu
Tổng hợp và phân tích số liệu bằng phần
mềm SPSS 18; sử dụng thuật toán thống kê: mô
tả tần suất, tỷ lệ cho các biến phân loại, mô tả
trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (SD) cho các
biến liên tục có phân bố chuẩn.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Độ tuổi ≤ 40 chiếm tỷ lệ 67,6% cao hơn so với
nhóm NB ở độ tuổi >40 (32,4%). NB là nam
chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nữ với tỷ lệ giữa
hai giới là 74,8% và 25,2% (bảng 1).
Nguồn thận từ người cho sống cùng huyết
thống chiếm tỉ lệ cao nhất (50,3%), từ người chết
não chiếm tỷ lệ rất ít (5,4%). Thời gian sau ghép
chủ yếu từ 1-5 năm (63,9%) (bảng 2).
Điểm trung bình chất lượng cuộc sống
(ĐTBCLCS) chung là 75,2 ± 10,2 điểm. Nhóm NB
có ĐTBCLCS thấp là 20,4%; ĐTBCLCS mức trung
bình 64,6% và mức ĐTBCLCS cao là 14,4 %.
ĐTBCLCS các khía cạnh chức năng thể chất, chức
năng tinh thần, các triệu chứng và các vấn đề, tác
động của bệnh thận đều khá cao; thấp nhất là
ĐTBCLCS khía cạnh gánh nặng bệnh thận
(GNBT) chỉ đạt 44,9 ± 18,6 điểm (bảng 3).
Bảng 1. Thông tin về đặc điểm cá nhân đối tượng
nghiên cứu
Thông tin Số lượng (n=147) Tỷ lệ (%)
Tuổi
* ≤ 40 100 67,6
> 40 47 32,4
Giới tính
Nam 110 74,8
Nữ 37 25,2
Tình
trạng
hôn
nhân
Chưa từng kết hôn 27 18,3
Có vợ/có chồng 118 80,3
Ly hôn 2 1,4
Tuổi trung bình (năm) là 38,3 ± 10,4 (18-71)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 188
Bảng 2. Thông tin về đặc điểm liên quan đến bệnh lý
của đối tượng nghiên cứu
Thông tin
Số lượng
(n=147)
Tỷ lệ (%)
Nguồn tạng
Cùng huyết thống 74 50,3
Không cùng huyết
thống
65 44,2
Từ người cho chết não 8 5,4
Thời gian sau
ghép
3 tháng - < 1 năm 16 10,9
1 năm - 5 năm 94 63,9
> 5 năm 37 25,2
Thuốc ƯCMD
đang sử dụng
Cyclosporine 70 47,6
Prograf 77 52,4
Lần ghép
Lần 1 143 97,3
Lần 2 trở đi 3 2,0
Bảng 3. Điểm trung bình CLCS chung và các khía
cạnh
Tiêu chí ĐTB ± ĐLC
Điểm trung bình CLCS chung 75,2 ± 10,2
Chức năng thể chất 61,1 ± 23,7
Chức năng tinh thần 72,3 ± 16,9
Gánh nặng bệnh thận 44,9 ± 18,6
Các triệu chứng và các vấn đề 89,3 ± 9,1
Tác động của bệnh thận 84,6 ± 11,2
ĐTBCLCS trước ghép và sau ghép có sự thay
đổi tốt lên một cách rõ ràng và sự khác nhau này
có ý nghĩa thống kê với p < 0.005.
Bảng 4. So sánh điểm trung bình CLCS chung trước
và sau ghép thận
Chỉ tiêu đánh giá Trước ghép Thời điểm nghiên cứu
± SD 2,63 ± 1,28 7,39 ± 1,03
p-values 0,001
BÀN LUẬN
Điểm trung bình CLCS chung và các khía cạnh
Nghiên cứu sử dụng bộ KDQOL-36 đo
lường CLCS qua các câu hỏi phỏng vấn, khai
thác 5 khía cạnh cuộc sống của NB sau ghép
thận; kết quả cho thấy ĐTBCLCS chung đạt 75,2
điểm, ĐTBCLCS khía cạnh chức năng thể chất
đạt 62,1 điểm, chức năng tinh thần đạt 72,3
điểm, gánh nặng bệnh thận đạt 44,9 điểm,
điểm các triệu chứng/vấn đề đạt 89,3 điểm và
khía cạnh tác động bệnh thận đạt 84,6 điểm.
ĐTBCLCS chung đạt 75,2 điểm theo tác giả
đã phản ánh đúng thực tế nếu xét thang điểm
100 là cao nhất bởi vì, NB sau ghép đã có một
cuộc sống có thể nói là “lột xác”, họ không còn bị
phụ thuộc quá nhiều vào bệnh viện và thầy
thuốc khi hàng tuần phải chạy thận nhân tạo hai
đến ba lần, các triệu chứng thì ngày một nặng nề.
Tuy vậy NB vẫn phải khám định kỳ hàng tháng,
uống thuốc chống thải ghép trọn đời, ăn ngủ
nghỉ, lao động, làm việc hết sức điều độ; họ chỉ
đạt được ở mức “gần như những người bình
thường” mà thôi. Để có một cái nhìn tổng thể về
mức ĐTBCLCS chung, chúng tôi xin đưa ra tham
khảo kết quả của một số nghiên cứu khác trên
NB bị bệnh thận mạn tính giai đoạn cuối và sau
ghép thận: Lê Việt Thắng và cộng sự sử dụng bộ
câu hỏi SF-36 nghiên cứu 112 NB thận nhân tạo
tại BVQY 103 và Bệnh viện Giao thông vận tải (4);
nghiên cứu này có so sánh với nhóm 40 người
khỏe mạnh (tương đồng về một số chỉ số như
tuổi, giới); Kết quả điểm CLCS chung ở nhóm
thận nhân tạo đạt 40,78 điểm, nhóm người khỏe
mạnh đạt 90,71 điểm. Nghiên cứu của Phan Văn
Báu và cộng sự (2014) sử dụng bộ câu hỏi KDQOL-
36 đo lường CLCS cho 360 NB suy thận mạn giai
đoạn cuối điều trị thận nhân tạo tại bệnh viện
Nhân Dân 115 - TP Hồ Chí Minh (4); kết quả,
điểm sức khỏe tổng quát ở mức 48,89 điểm. Kết
quả ĐTBCLCS chung của NB thời điểm trước
ghép thận trong nghiên cứu tại BV Việt Đức
(2014) là 43,1 điểm(5).
Trong 5 lĩnh vực của CLCS ta thấy cao nhất
là ĐTBCLCS khía cạnh CTCVĐ đạt 89,3 điểm. Các
câu hỏi khai thác khía cạnh “các triệu chứng/vấn
đề” tập trung hỏi về mức độ tác động ảnh hưởng
của một số triệu chứng người mắc bệnh suy thận
mạn thường gặp phải trước ghép như: đau nhức
cơ, đau ngực, chuột rút, ngứa, khô da, chán ăn,
buồn nôn hoặc có vấn đề ở dạ dàyThực tế cho
thấy, hầu như tất cả những NB sau ghép đều
được cải thiện tích cực nhóm triệu chứng này;
qua đó chứng tỏ sau ghép thận, chức năng lọc
của thận ghép đã hoạt động tốt, NB không còn
các biểu hiện của tình trạng nhiễm độc và tác
động của bệnh thận đối với cuộc sống của NB
không còn mạnh như trước nữa, đây là lý do dẫn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận – Niệu 189
đến điểm CLCS của lĩnh vực này ở mức cao
nhất. Lĩnh vực có điểm trung bình thấp nhất
trong 5 lĩnh vực đó là lĩnh vực “gánh nặng bệnh
thận” đạt 44,9 điểm. Qua nội dung của các câu
hỏi cho thấy vấn đề chăm sóc, theo dõi sau ghép
vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng rất nhiều
đến CLCS của NB, họ phải dành rất nhiều thời
gian để giải quyết các vấn đề do bệnh thận gây
ra, sau ghép thận thì việc phải dành thời gian để
giải quyết các vấn đề ở đây chủ yếu là “kiêng
khem” trong ăn uống sinh hoạt, uống thuốc
đúng liều đúng giờ, căn thời gian để đi khám
định kỳ, làm thủ tục thanh toán, đổi thẻ BHYT
đúng hẹn, khi không may mắc bệnh phải nằm
viện điều trị thì vô cùng mệt mỏi. Cá biệt có
trường hợp cảm thấy chán nản với việc điều trị
khi mà họ cùng gia đình đã căng sức một thời
gian dài; Một số NB luôn cảm thấy mình là gánh
nặng cho gia đình (gánh nặng nhiều mặt đặc biệt
về kinh tế).
Năm 2011, Farley và cộng sự sử dụng bộ
công cụ KDQOL-36 để đo lường CLCS cho 156
NB sau ghép thận(2); kết quả, điểm trung bình
khía cạnh chức năng thể chất đạt 43,0 điểm; chức
năng tinh thần: 51,4 điểm; gánh nặng bệnh thận:
78,5 điểm; các triệu chứng/vấn đề: 81,7 điểm; tác
động bệnh thận 83,8 điểm. Kết quả trên có điểm
khác biệt lớn đó là: khía cạnh “gánh nặng bệnh
thận” có điểm tương đối cao (78,5) trong khi NC
của chúng tôi lĩnh vực này là thấp nhất (44,9);
điều này thể hiện NB sau ghép tại Việt Nam vẫn
còn mang nhiều gánh nặng và sự hỗ trợ đối với
NB sau ghép của chúng ta so với những nước
phát triển còn hạn chế. Tuy nhiên sự so sánh này
chỉ mang tính tham khảo vì điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, phong tục tập quán của chúng ta
khác hẳn so với các nước khác.
So sánh với nghiên cứu tại BV Việt Đức
(2014) mà theo tác giả có sự tương đồng nhiều
nhất với nghiên cứu này ở đối tượng nghiên cứu,
bộ công cụ, thời gian nghiên cứu gần cho thấy
cơ cấu điểm các lĩnh vực là khá giống nhau, tuy
nhiên điểm tuyệt đối thì cao hơn so với nghiên
cứu của chúng tôi; cụ thể, ĐTBCLCS chung là 87,5
điểm, khía cạnh chức năng thể chất đạt 74,2
điểm, chức năng tinh thần đạt 82,5 điểm, gánh
nặng bệnh thận đạt 73,8 điểm, các triệu
chứng/vấn đề đạt 96,6 điểm và khía cạnh tác
động bệnh thận đạt 94,4 điểm. Qua kết quả trên
chúng tôi thấy bức tranh chung về CLCS của NB
sau ghép thận tại Việt Nam nói chung và những
NB đang chăm sóc theo dõi, điều trị sau ghép tại
BVQY 103 và BV Việt Đức nói riêng có sự tương
đồng; Điểm TBCLCS chung trong khoảng 70 - 80
điểm so với 90 điểm của người bình thường, lĩnh
vực có ĐTBCLCS thấp nhất và cần được can
thiệp hỗ trợ nhiều nhất là gánh nặng bệnh thận.
Sự thay đổi CLCS thời điểm trước ghép và
hiện tại
CLCS của NB trước và sau ghép thận thay
đổi như thế nào, tăng hay giảm, nhiều hay ít là
một câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều
người, không những chỉ ở NB mà của cả giới
chuyên môn. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế
về thời gian cũng như nguồn lực và hiện tại
bệnh viện chưa có tiền lệ đo lường CLCS cho
những NB trước ghép nên việc xác định làm
thế nào để so sánh CLCS của NB trước và sau
ghép là rất khó khăn.
Để đơn giản hóa việc này, chúng tôi đưa ra
một dãy số từ 0 - 10 và quy ước, số 0 thể hiện cho
CLCS ở mức thấp nhất, sau đó nâng cao dần từ
1,2,3 .10 (10 là con số thể hiện CLCS hoàn hảo).
NB được đề nghị nhớ lại thời điểm trước ghép
(thời điểm trước ghép được giải thích là lúc NB
phải chạy thận, lo lắng tìm nguồn thận, CLCS
thấp nhất), sau đó phỏng vấn NB. Theo đánh giá
của ông/bà, CLCS của mình tại thời điểm trước
ghép khoảng mấy phần mười và CLCS của
ông/bà hiện tại khoảng mấy phần mười? NB sẽ
suy nghĩ và lựa chọn hai con số phù hợp tương
ứng với CLCS của mình tại hai thời điểm là
trước ghép thận và hiện tại. Cách đo lường này
có ưu điểm là đơn giản, dễ trả lời, phù hợp với
điều kiện thực tế nhưng chỉ biết được chiều
hướng thay đổi, mức độ thay đổi CLCS chung
trước và sau ghép chứ không đánh giá được
chiều hướng và mức độ thay đổi của từng khía
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
Chuyên Đề Thận – Niệu 190
cạnh CLCS(2).
Kết quả cho thấy có 3 chiều hướng thay đổi
CLCS trước và sau ghép: đa số NB có sự đánh
giá là CLCS hiện tại tốt hơn rất nhiều so với thời
điểm trước ghép, một vài trường hợp cho rằng
CLCS của họ hiện tại ngang bằng, hoặc thấp hơn
so với CLCS trước ghép; đó là những trường
hợp được ghép thận sớm, khi tình trạng bệnh
chưa nặng nề các điều kiện hỗ trợ tốt; lúc đó họ
đánh giá CLCS khoảng 7/10 và hiện tại họ cũng
chỉ xác định CLCS của mình ở mức 7/10 mà thôi.
Còn trường hợp đánh giá CLCS hiện tại không
bằng CLCS lúc trước ghép là do trong thời điểm
PV, quả thận ghép của NB đang có dấu hiệu
“hỏng” hoặc NB đang bị bệnh phải nằm viện
điều trị.
Có ít trường hợp tự đánh giá CLCS trước
ghép chỉ đạt ở ngưỡng 0 điểm hoặc có trường
hợp đánh giá CLCS hiện tại ở mức 10 điểm; đây
là số điểm chưa phù hợp về mặt lý thuyết nhưng
trong phần định tính chúng tôi thấy rằng ở
những NB bị suy thận mạn giai đoạn cuối tại
thời điểm trước ghép, cuộc sống của một số NB
có thể nói là “bi đát” và nếu có số âm có thể họ
cũng sẽ xác nhận con số đó. Một số NB đánh giá
CLCS hiện tại của họ ở mức 10 điểm (hoàn hảo)
là bởi vì họ đang có một sức khỏe tốt, lạc quan
yêu đời, cuộc sống “viên mãn” và quan trọng
hơn cả là NB họ có cái nhìn khác với cái nhìn của
những người bình thường. Có một điểm thú vị là
ĐTBCLCS hiện tại theo đánh giá của NB đạt mức
7,4/10 gần tương đương với mức 75,2/100 trong
phần định lượng. Kết hợp với thông tin định
tính, chúng tôi thấy kết quả này là phù hợp với
thực tế.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 147 người bệnh sau ghép
thận đang theo dõi tại BVQY 103 từ tháng 3 đến
thắng 5 năm 2016, chúng tôi có kết luận sau:
Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung
của người bệnh sau ghép thận đạt 75,2 điểm;
trong đó điểm trung bình chất lượng cuộc sống
khía cạnh chức năng thể chất đạt 62,1 điểm, chức
năng tinh thần đạt 72,3 điểm, gánh nặng bệnh
thận đạt 44,9 điểm (thấp nhất), tác động của bệnh
thận đạt 84,6 điểm, khía cạnhcác triệu chứng và
các vấn đề đạt đạt điểm cao nhất (89,3 điểm).
Tính theo mức độ thì 15% có điểm trung bình
chất lượng cuộc sống đạt mức cao, 64,6% đạt
mức trung bình và 20,4% ở mức thấp.
Chất lượng cuộc sống của người bệnh tại
thời điểm nghiên cứu so với thời điểm trước
ghép có chiều hướng tốt hơn một cách rõ ràng,
điều này được thể hiện điểm trung bình chất
lượng cuộc sống do người bệnh tự đánh giá tại
thời điểm trước ghép chỉ ở mức 2,63/10 còn thời
điểm thực hiện nghiên cứu đạt 7,39/10.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006), Quyết định của Bộ Y tế số 43/2006/QĐ-BYT ngày
29 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành quy trình kỹ thuật ghép
thận từ người cho sống và quy trình ký thuật ghép gan từ người
cho sống.
2. Farley R, Charter E, Dickinson S, Johnston P, Stratton J, Party RG
(2011) “Report of Single unit experience with KDQOL-36
(Kidney Disease Quality of Life-36)”, Medical School and Renal
Unit, Royal Comwall Hospital.
3. Franke GH et al (2004), “Aspects of quality of life through end -
stage renal disease”, Qual Life Res, Vol. 12, pg. 103.
4. Lê Việt Thắng và Nguyễn Văn Hùng (2012), “Khảo sát chất
lượng cuộc sống bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo
chu kỳ bằng thang điểm SF36”, Tạp chí Y học thực hành, 802(1),
tr. 45 – 47.
5. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), “Đánh giá chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân sau phẫu thuật ghép thận và một số yếu tố liên
quan tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức”, Luận văn Thạc sỹ Quản
lý bệnh viện, Đại học Y tế công cộng.
6. Phan Văn Báu và Phạm Huy Tuấn Kiệt (2012), “Chi phí của
người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối điều trị bằng lọc màng
bụng tại nhà”, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 425(1), tr.71 - 74.
Ngày nhận bài báo: 10/05/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thay_doi_chat_luong_cuoc_song_nguoi_benh_sau_ghep_than_ket_q.pdf