Tài liệu Thành tựu và giải pháp hướng tới giảm nghèo bền vững ở Việt Nam: 3
THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP HƯỚNG TỚI
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Phan Sỹ Hiếu1, Nguyễn Thị Thu Trang1,
Nguyễn Thị Lan Anh1, Lê Thị Thùy Linh1,
Nguyễn Thị Thanh Xuân2
TÓM TẮT
Giảm nghèo luôn được xác định là một trong những mục
tiêu Thiên niên kỷ của thế giới. Các tổ chức quốc tế xác định
chuẩn nghèo, làm cơ sở để đo lường và đánh giá diễn biến hiện
trạng nghèo đói của thế giới. Dựa trên chuẩn nghèo của thế
giới và đặc điểm cụ thể, mỗi nước xác định chuẩn nghèo riêng,
có thể cao hơn hoặc thấp hơn chuẩn nghèo của thế giới. Trong
giai đoạn 1990 - 2015, thành tựu giảm nghèo của thế giới được
đánh giá là tốt nhất trong lịch sử nhân loại. Tỷ lệ dân số thế
giới sống dưới chuẩn nghèo tuyệt đối giảm rất mạnh, từ mức
gần 36% năm 1990 xuống 10% năm 2015. Tốc độ giảm nghèo
nhanh nhất ở các nước Đông Á - Thái Bình Dương và Nam Á.
1,Trung tâm Tin học và Thống kê
2,Trường Đại học Đại Nam
4
Việt Nam cũng là một trong những nước có thành tựu giảm
nghèo nổi b...
58 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thành tựu và giải pháp hướng tới giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
THÀNH TỰU VÀ GIẢI PHÁP HƯỚNG TỚI
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
Phan Sỹ Hiếu1, Nguyễn Thị Thu Trang1,
Nguyễn Thị Lan Anh1, Lê Thị Thùy Linh1,
Nguyễn Thị Thanh Xuân2
TÓM TẮT
Giảm nghèo luôn được xác định là một trong những mục
tiêu Thiên niên kỷ của thế giới. Các tổ chức quốc tế xác định
chuẩn nghèo, làm cơ sở để đo lường và đánh giá diễn biến hiện
trạng nghèo đói của thế giới. Dựa trên chuẩn nghèo của thế
giới và đặc điểm cụ thể, mỗi nước xác định chuẩn nghèo riêng,
có thể cao hơn hoặc thấp hơn chuẩn nghèo của thế giới. Trong
giai đoạn 1990 - 2015, thành tựu giảm nghèo của thế giới được
đánh giá là tốt nhất trong lịch sử nhân loại. Tỷ lệ dân số thế
giới sống dưới chuẩn nghèo tuyệt đối giảm rất mạnh, từ mức
gần 36% năm 1990 xuống 10% năm 2015. Tốc độ giảm nghèo
nhanh nhất ở các nước Đông Á - Thái Bình Dương và Nam Á.
1,Trung tâm Tin học và Thống kê
2,Trường Đại học Đại Nam
4
Việt Nam cũng là một trong những nước có thành tựu giảm
nghèo nổi bật nhất. Tỷ lệ nghèo đói tuyệt đối giảm từ 70%
những năm 1980, xuống 53% năm 1993, 14% năm 2008, và
9,8% năm 2016. Thành công của thế giới nói chung và của
Việt Nam nói riêng là kết quả của các chính sách phát triển thị
trường cạnh tranh hơn, đầu tư công hiệu quả hơn, và dần chú
trọng tới hiệu quả đầu tư trực tiếp cho người nghèo và vùng
nghèo. Trong 25 năm qua, bên cạnh các chính sách thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất nhập khẩu, Việt Nam triển
khai rất nhiều chương trình giảm nghèo như Chương trình 135
năm 1998, Chương trình 134 năm 2004, Chương trình 167
năm 2005, Chương trình 30a năm 2008, Chương trình MTQG
về nông thôn mới năm 2010, và Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững năm 2016.
Tuy nhiên, thành tựu giảm nghèo của thế giới và Việt Nam
đang gặp rất nhiều thách thức. Đối với thế giới, tỷ lệ nghèo đói
tuyệt đối đã giảm nhưng không đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ
người nghèo tăng mạnh ở các quốc gia châu Phi. Số lượng
người nghèo tuyệt đối không giảm trong suốt giai đoạn. Tỷ lệ
nghèo đói tương đối cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn
nhiều so với tốc độ giảm tỷ lệ nghèo đói tuyệt đối. Đối với
Việt Nam, tốc độ giảm nghèo đang có dấu hiệu chậm lại và bất
bình đẳng thu nhập có xu hướng tăng. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế của nhiều nước bao gồm Việt Nam sẽ chậm lại do tăng
trưởng trong tương lai ngày càng phụ thuộc vào đóng góp
5
nhiều hơn của khoa học công nghệ và hiệu quả quản lý. Hiệu
quả đầu tư công cho các chương trình giảm nghèo thấp hơn so
với kỳ vọng.
Kết quả đánh giá các chương trình giảm nghèo ở Việt Nam
do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý cho thấy, hiệu quả giảm
nghèo, mức độ hưởng lợi, khả năng thoát nghèo của các dự án
này là chưa cao hoặc rất khó đánh giá hợp lý. Các nguyên
nhân chính là cơ sở dữ liệu chưa có, phương pháp chọn mẫu
hộ tham gia các dự án có thể trùng lặp, mức đầu tư thấp, tốc độ
giải ngân chậm, thời gian hỗ trợ ngắn, hỗ trợ đầu vào là chủ
yếu, tổ chức quản lý còn cồng kềnh. Trong tương lai, các hỗ
trợ cần xem xét xem cho đúng với các quy định quốc tế,
thường khuyến khích người nghèo tham gia vào chuỗi giá trị
và thị trường minh bạch. Các hỗ trợ hiệu quả thường là đầu tư
vào giáo dục, nghiên cứu, giao thông nông thôn.
6
1. GIỚI THIỆU
Xóa bỏ tình trạng nghèo tuyệt đối, giảm nghèo tương đối và
giảm bất bình đẳng xã hội là những mục tiêu không chỉ của một
nước mà là mục tiêu của toàn thế giới từ nhiều thập kỷ qua. Năm
2015, trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ được Liên Hiệp Quốc,
giảm tỷ lệ nghèo tuyệt đối xuống dưới 3% dân số toàn cầu đến
năm 2030 là mục tiêu đầu tiên.
Trong giai đoạn 1990 - 2015, thế giới đã đạt được thành tựu
rất lớn về giảm nghèo, đặc biệt ở các nước Đông Á - Thái Bình
Dương và Nam Á. Tỷ lệ nghèo đói tuyệt đối toàn cầu đã giảm từ
mức gần 36% xuống 10%, tương ứng với hơn 1 tỷ người đã thoát
khỏi nghèo đói tuyệt đối, giúp thế giới đạt được mục tiêu thiên
niên kỷ sớm hơn 6 năm so với kế hoạch.
Việt Nam cũng là một trong những nước có thành tựu nổi bật
nhất về giảm nghèo trong gần 30 năm qua. Tỷ lệ nghèo tuyệt đối
của Việt Nam theo chuẩn quốc tế đã giảm từ khoảng 70% những
năm 1980, xuống 58% năm 1993, 14% năm 2008, và 10% năm
2015.
Các mục tiêu giảm nghèo tuyệt đối của Việt Nam được điều
chỉnh dần theo các giai đoạn thời gian khác nhau để phù hợp với
những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, trong những năm tới, mục tiêu của thế giới cũng như Việt
Nam về giảm nghèo gặp phải rất nhiều thách thức bao gồm cả
các yếu tố khách quan như sự gia tăng của dân số thế giới, biến
đổi khí hậu dẫn đến các thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, và các
yếu tố chủ quan như tăng trưởng kinh tế chậm lại, phân phối thu
7
nhập không đồng đều giữa các vùng, miền, và các nhóm dân cư;
sử dụng vốn công cho các chương trình giảm nghèo thiếu hiệu
quả; chính sách giảm nghèo chưa thực sự phù hợp với nhu cầu
của người dân; đối tượng nhận hỗ trợ giảm nghèo chưa phù hợp.
Báo cáo này tập trung tổng hợp các quan điểm giải thích
nguyên nhân dẫn đến nghèo và bất bình đẳng trên thế giới; khái
quát hiện trạng nghèo và giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam;
tổng hợp các chính sách thường được các nước có thành tựu giảm
nghèo nổi bật thường áp dụng; mô tả diễn biến hiện trạng nghèo
trên thế giới bao gồm cả Việt Nam, qua đó đưa ra các gợi ý chính
sách phù hợp hơn cho Việt Nam hướng tới giảm nghèo bền vững
đến năm 2030 và xa hơn.
2. CÁC KHÁI NIỆM HAY QUAN QUAN ĐIỂM VỀ
NGHÈO ĐÓI
Năm 1776, Adam Smith định nghĩa nghèo tuyệt đối là: "không
có khả năng mua nhu yếu phẩm theo yêu cầu tự nhiên hoặc tập
quán" (Ted, 2005). Năm 1847, Karl Marx xem nghèo là khái
niệm tương đối. Nhu cầu, sự hài lòng và niềm vui của con người
xuất phát từ quan niệm của cộng đồng, của xã hội, các quan niệm
này có bản chất tương đối (Ted, 2005). Đầu thế kỷ 20, Joseph
Rowntree đưa ra quan điểm nghèo đói "thu nhập không đủ để có
được những nhu cầu tối thiểu để duy trì sức khỏe hay hoạt động
thể chất ". Năm 1968, Valentine cho rằng “Bản chất của nghèo
đói là sự bất bình đẳng. Nói cách khác,ý nghĩa cơ bản của nghèo
đói là thiếu thốn tương đối”. Năm 1976, Amartya Sen nêu định
nghĩa nghèo đói là "sự thiếu hụt của một người về hàng hóa, thu
8
nhập và tài nguyên" (Ted, 2005). Năm 1979, Peter Townsend
cho rằng nghèo đói là "thiếu các nguồn lực cần thiết để cho phép
một người tham gia vào các hoạt động, phong tục và chế độ ăn
uống thường được xã hội chấp thuận" (Ted, 2005).
Giám đốc Ngân hàng Thế giới cuối những năm 1960 và đầu
những năm 1970, ông Robert McNamara, đưa ra định nghĩa về
nghèo: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là những người sống ở ranh
giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là
những người phải đấu tranh để sinh tồn".
Năm 2004, Ngân hàng Thế giới đưa ra định nghĩa chi tiết hơn
về nghèo phù hợp với các điều kiện của các quốc gia khác nhau:
"Nghèo là sự thiếu hụt rõ rệt về phúc lợi, bao gồm nhiều khía
cạnh. Nó bao gồm thu nhập thấp và không có khả năng có được
hàng hóa và dịch vụ cơ bản cần thiết cho sự sống còn với phẩm
giá. Nghèo đói cũng bao gồm trình độ y tế và giáo dục thấp, tiếp
cận với nước sạch và vệ sinh kém, an ninh vật chất không đủ, thiếu
tiếng nói (chính trị) và không đủ năng lực và cơ hội để sống tốt
hơn". Trong khoảng thời gian này, Liên minh Châu Âu nêu quan
điểm về nghèo đói: "Một người được xem là nghèo đói nếu thu
nhập và tài nguyên của họ không đủ để họ có một mức sống được
coi là chấp nhận được trong xã hội nơi họ sống” (Ted, 2005).
Năm 2008, Liên Hợp Quốc đã đưa ra một định nghĩa rộng hơn
về nghèo đói, đó là khái niệm về nghèo đa chiều: “Nghèo là thiếu
năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã
hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi
học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt
9
hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được
tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không
có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều
kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ
sinh” (Ted, 2005).
Từ các khái niệm khác nhau về nghèo đói của các cá nhân và
tổ chức nêu trên cho thấy, cùng với thời gian, quan điểm nghèo là
một hiện tượng đa chiều ngày càng được thừa nhận rộng rãi, là sự
thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn nhiều nhu cầu cơ bản của
con người.
3. CÁC CHUẨN NGHÈO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
3.1. Chuẩn nghèo thế giới
Trên thế giới, hai loại chuẩn nghèo phổ biến nhất chuẩn nghèo
tuyệt đối và chuẩn nghèo tương đối. Chuẩn nghèo tuyệt đối
chung của thế giới thường được tính dựa trên số liệu thống kê về
thu nhập và chi tiêu của 126 nước. Cùng với quá trình tăng
trưởng và phát triển của các nền kinh tế trên thế giới, đồng thời
do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả hàng hóa thay đổi, mức chuẩn
nghèo tuyệt đối được điều chỉnh theo thời gian hoặc được quy
đổi sang sức mua tương đương (PPP)2. Theo đó, từ năm 2010 trở
về trước, mức thu nhập được xem là nghèo tuyệt đối đối với các
nước đang phát triển là 1 USD/ngày/người. Đây là mức áp dụng
2 Sức mua tương đương là cách tính tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai
nước. Các nhà kinh tế học tính xem cùng một lượng hàng của cùng một thứ
hàng hóa khi bán ở hai nước khác nhau bằng đơn vị tiền tệ của hai nước đó thì
số tiền phải bỏ ra ra là bao nhiêu. từ đó so sánh hai đơn vị tiền tệ.
10
chung. Sau đó, tùy theo vùng mà chuẩn này được điều chỉnh cho
phù hợp hơn, ví dụ 2 USD/người/ngày cho khu vực Mỹ La tinh
và Caribe, 4 USD/người/ngày cho các nước Đông Âu, và 14,4
USD/người/ngày cho các nước phát triển. Các mức thu nhập
nghèo tuyệt đối này được tính dựa trên những giỏ hàng cần phải
có tối thiểu đối với một người để họ có thể tham gia vào cuộc
sống xã hội.
Từ năm 2011, mức chuẩn nghèo tuyệt đối được áp dụng chung
là 1,9 USD/ngày/người. Sau đó, Ngân hàng Thế giới đưa ra các
mức chuẩn nghèo khác nhau cho các nước có mức thu nhập khác
nhau, dựa vào giá trị trung vị3, không phải giá trị trung bình. Mức
1,9 USD/người/ngày áp dụng cho những nước thu nhập thấp,
mức 3,2 USD/người/ngày áp dụng cho những nước có thu nhập
thấp hơn mức trung bình, 5,5 USD/người/ngày áp dụng cho
những nước có thu nhập thuộc nhóm trên trung bình, và 21,7
USD/người/ngày cho các nước có thu nhập cao.
Nghèo tương đối được xác định dựa vào hoàn cảnh xã hội của
cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp
tương đối không đầy đủ về mặt vật chất và phi vật chất so với sự
sung túc của xã hội đó. Về mặt định lượng, nghèo tương đối
được xác định là những người có mức thu nhập bằng 50% hay
60% mức thu nhập trung bình của vùng hay nước mà người đó
sinh sống.
3 Trong lý thuyết xác suất và thống kê, số trung vị là một số tách giữa nửa lớn
hơn và nửa bé hơn của một mẫu, một quần thể, hay một phân bố xác suất
(Wikipedia tiếng Việt).
11
Bảng 1. Các chuẩn nghèo quốc tế phân theo nhóm thu nhập,
năm 2011 (USD/người/ngày)
Phân loại kinh tế, thu nhập Trung vị Trung bình
Thu nhập thấp 1,9 2,2
Thu nhập dưới trung bình 3,2 3,9
Thu nhập trên trung bình 5,5 5,6
Thu nhập cao 21,7 21,2
Nguồn: Jolliffe và Prydz (2016)
Vì thế từ năm 2001, theo xác định/quan niệm của các nước
thành viên của Liên minh châu Âu, những người được coi là
nghèo tương đối khi có thu nhập thấp hơn 60% giá trị trung bình
về thu nhập của nước đó. Do đó, sự khác biệt về chuẩn nghèo
tương đối giữa các vùng và các nước lớn hơn nhiều so với khác
biệt về chuẩn nghèo tuyệt đối.
Ngoài 2 chuẩn nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối, Liên Hiệp
quốc còn xem xét chuẩn nghèo xã hội hay chuẩn nghèo về điều
kiện sống. Nghèo theo điều kiện sống là khả năng thấp trong việc
tiếp cận các dịch vụ chung như đào tạo, quyền đưa ra quyết định
độc lập của bản thân, tham gia các hoạt động chính trị và nhiều
khía cạnh khác. Liên Hiệp Quốc đưa ra rất nhiều chỉ số phản ánh
các khía cạnh này như chỉ số phát triển con người, tuổi thọ bình
quân, tỷ lệ mù chữ.
12
3.2. Chuẩn nghèo của Việt Nam
Tại Việt Nam, Chính phủ công bố chuẩn nghèo để đo lường
sự thay đổi của tình trạng nghèo trong các giai đoạn thời gian
khác nhau (MOLISA, 2018). Tương tự các nước khác trên thế
giới, Việt Nam dựa vào mức chuẩn nghèo quốc tế được ban hành
bởi Ngân hàng thế giới để xây dựng chuẩn nghèo riêng cho phù
hợp với đặc điểm của Việt Nam.
Từ năm 2015 trở về trước, Việt Nam sử dụng phương pháp đo
lường nghèo đơn chiều theo chuẩn thu nhập hay chi tiêu. Sau
năm 2015, Việt Nam bắt đầu sử dụng chuẩn nghèo đa chiều. Các
chuẩn nghèo của Việt Nam thường thấp hơn chuẩn nghèo của thế
giới. Từ năm 2015, các chuẩn nghèo của Việt Nam bắt đầu xấp xỉ
bằng chuẩn nghèo thế giới.
Bảng 2. Chuẩn nghèo tuyệt đối của Việt Nam quy theo tỷ giá
danh nghĩa (USD/người/ngày)
Vùng 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 – 2015
Nông thôn miền núi 0,19 (2,63)
0,44 (6,58) 0,61 (13,15) Nông thôn đồng
bằng
0,24 (3,29)
Thành thị 0,42 (4,93) 0,58 (8,55) 0,76 (16,44)
Bình quân 0,28 (3,62) 0,51 (7,56) 0,68 (14,79)
Nguồn: Các chuẩn nghèo nêu trên được quy định chi tiết lần lượt
tại các Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, Quyết định số
170/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg.
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc (.) là giá trị chuẩn nghèo tuyệt đối của
Việt Nam theo đơn vị tính nghìn đồng/người/ngày.
13
Chuẩn nghèo đa chiều được đo lường bằng chuẩn nghèo tuyệt
đối và mức độ thiếu hụt 5 dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: y tế;
giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; và thông tin. Các dịch vụ
này được cụ thể hóa thành 10 chỉ số. Bên cạnh thu nhập thấp hơn
chuẩn nghèo tuyệt đối, người được coi là nghèo đa chiều nếu
thiếu hụt từ 03 chỉ số trở lên trong 10 chỉ số đó. Chuẩn nghèo đa
chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 được nêu trong Quyết
định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bảng 3. Chuẩn nghèo đa chiều Việt Nam, 2016 - 2020
Không thiếu hụt
dịch vụ cơ bản
Thiếu hụt dịch vụ
Thu nhập
(USD/người/ngày)
Thu nhập
(USD/người/ngày)
Số lượng chỉ số
thiếu hụt
Nông thôn 1,014 1,449 >=3
Nông thôn
Hà Nội
1,594 2,174 >=3
Thành thị 1,304 1,884 >=3
Thành thị
Hà Nội
2,029 2,826 >=3
Bình quân 1,486 2,083
Nguồn: Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
Ngoài chuẩn nghèo về thu nhập, nghèo đa chiều, Việt Nam
còn có thước đo khác là chuẩn nghèo xã hội. Chuẩn nghèo xã hội
của Việt Nam năm 1993 là 1,92 USD/ngày. Khi nền kinh tế tăng
trưởng nhanh chóng vào đầu những năm 2000, giá trị của chuẩn
14
nghèo xã hội tăng lên. Năm 2010, chuẩn nghèo xã hội của Việt
Nam là 3,8 USD/ngày.
4. CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHÈO ĐÓI
4.1. Năng lực của các cá nhân
Theo quan điểm của Tôn giáo thế kỷ XVIII trở về trước,
nghèo đói do năng lực nội tại của từng cá nhân, các cá nhân phải
tự chịu trách nhiệm với tình trạng nghèo đói của họ. Ví dụ như
một người nghèo được cho là chịu sự trừng phạt của Chúa do các
tội lỗi của họ đã gây ra (Ted K., 2005).
Kinh tế học tân cổ điển (thế kỷ thứ XIX và đầu XX) cũng ủng
hộ quan điểm này nhưng không đề cập đến Tôn giáo khi cho rằng
nghèo đói là trách nhiệm của các cá nhân đối với các quyết định
của họ trong cuộc sống. Như vậy, khác với quan điểm của Tôn
giáo, các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng bất cứ một cá nhân
nào cũng có thể thành công nhờ tập trung vào các mục tiêu và
làm việc chăm chỉ (Ted K., 2005).
4.2. Văn hóa
Quan niệm này bắt nguồn từ nguyên nhân bên trong của “Văn
hóa nghèo đói”. Nghèo đói được tạo ra bởi một tập hợp niềm tin
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong nhiều thế kỷ. Ví
dụ như ở một số nơi, làm việc hay học tập chăm chỉ không được
cộng đồng khuyến khích. Một số nơi khuyến khích người dân sử
dụng các chất gây nghiện như rượu và thuốc lá. Một số nơi tồn
tại văn hóa mà ở đó “công bằng” chưa được cộng đồng chấp
nhận rộng rãi và bảo vệ, dễ dẫn đến thao túng chính sách giảm
nghèo cho lợi ích một nhóm nhỏ hay chính sách ít quan tâm đến
15
phúc lợi của người dân (Ted K., 2005). Do đó, theo quan niệm
này, các cá nhân không phải chịu trách nhiệm mà họ chỉ là nạn
nhân của văn hóa nơi họ sinh sống.
4.3. Cấu trúc kinh tế - chính trị - xã hội
Quan niệm cho rằng nghèo đói gây ra bởi cấu trúc nền kinh tế
- chính trị không chỉ đề cập đến năng lực cá nhân mà còn cho
rằng phân phối quyền lực và tài nguyên không hợp lý là nguyên
nhân quan trọng dẫn đến nghèo đói. Phân phối không công bằng
dẫn đến việc các nguồn lực, cơ hội của mỗi người trong việc tìm
kiếm công việc khác nhau. Do đó thu nhập và hạnh phúc mà mỗi
người đạt được là khác nhau. Ví dụ như một xã hội thường có
một tầng lớp người nắm giữ tài nguyên và quyền lực thì con cháu
của họ dễ dàng tìm kiếm các cơ hội để có việc làm, có thu nhập
cao hơn là những người sinh ra ở tầng lớp thấp hơn (Ted K.,
2005).
4.4. Vị trí địa lý
Nghèo đói thường phân bố không đồng đều, thường tập trung
nhiều hơn ở vùng này hơn so với vùng khác. Ví dụ như người
nghèo thường tập trung ở vùng sa mạc, vùng nông thôn, vùng
miền núi. Những người sinh ra ở những vùng này thường có cơ
hội cải thiện chi tiêu rất thấp. Niles Hansen (1970) chỉ ra rằng
khu vực nông thôn thường là vùng có trình độ công nghệ và mức
lương thấp. Các vùng này thường bị tách ra khỏi các vùng phát
triển hơn. Việc thiếu cơ sở hạ tầng như đường xá làm cho nguồn
lực về con người và tài nguyên của những vùng này không được
phát huy (Ted K., 2005). Những vùng nghèo còn là nơi nhiều
16
người thiếu năng lực sinh sống. Nguyên nhân là do những người
có năng lực với trình độ học vấn cao, kỹ năng tốt, với thế giới
quan rộng thường di cư từ các vùng khó khăn này đến các thành
phố lớn để tìm các cơ hội có cuộc sống tốt hơn (Ted K., 2005).
4.5. Chu kỳ kinh tế
Tăng trưởng kinh tế cao, thấp hay giảm thường theo chu kỳ, 5
năm, 10 năm, thậm chí 20 năm tùy theo đặc điểm cấu trúc nền
kinh tế của một nước hay một vùng. Có nhiều nguyên nhân giải
thích cho tính chu kỳ đó. Ví dụ đơn giản là khi phát minh ra công
nghệ mới thì nền kinh tế thường tăng trưởng cao, sau vài năm tốc
độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại vì công nghệ chưa kịp được
cập nhật và thay mới (Ted K., 2005).
Đi kèm với tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế, nghèo đói cũng
có tính chu kỳ. Ví dụ 01 người tốt nghiệp đại học vào giai đoạn
tăng trưởng kinh tế thấp hay suy thoái kinh tế thì sẽ khó kiếm việc
làm hơn, khó tìm được cơ hội có mức thu nhập cao. Thiếu cơ hội
việc làm dẫn đến việc bỏ việc, đóng cửa các cửa hàng bán lẻ và
giảm doanh thu thuế địa phương, dẫn đến các trường học xuống
cấp, công nhân ít được đào tạo hơn, các công ty không có khả
năng tuyển dụng lao động nhiều như trước (Ted K., 2005).
5. ĐẦU TƯ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ GIẢM
NGHÈO
5.1. Định nghĩa về đầu tư công
Đầu tư công là các khoản chi tiêu của nhà nước vào các công
trình hay hoạt động phục vụ mục đích chung hay công cộng, ví
dụ như xây dựng đường, cảng, trường học, bệnh viện. Đầu tư
17
công thường là các hạng mục đầu tư mà khu vực tư nhân ít quan
tâm do. Đầu tư công của nhà nước hướng tới lợi nhuận hay tăng
trưởng kinh tế dài hạn cho cả xã hội và hướng tới rất nhiều mục
tiêu phi lợi nhuận như môi trường và công bằng xã hội.
5.2. Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
Tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế đã được
trình bày trong rất nhiều nghiên cứu. Nghiên cứu của Barro
(1991) chỉ ra rằng đầu tư công có tác động tích cực nhưng không
có ý nghĩa về mặt thống kê đối với tăng trưởng kinh tế trong giai
đoạn 1960-85. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Devarajan và
cộng sự (1996), đầu tư công lại có tác động tiêu cực và có ý
nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế.
Trong nghiên cứu của Easterly và Rebelo (1993), đầu tư công
có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt là đầu tư công vào giao thông vận tải và truyền thông.
Trong hai nghiên cứu của Aschauer (2000) và Milbourne và cộng
sự (2003), đầu tư công có tác động tích cực và có ý nghĩa thống
kê đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, đầu tư vào giao thông,
truyền thông và giáo dục có tác động lớn nhất đến tăng trưởng
kinh tế. Các bài báo của Aschauer (1989), Dessus và Herrera
(1996) cho thấy, tăng đầu tư công dễ dẫn đến tăng trưởng kinh tế
cao hơn so với tăng đầu tư của khu vực tư nhân. Nghiên cứu của
Calderon và Serven (2004) cho thấy rằng, đầu tư công tăng số
lượng cơ sở hạ tầng, mặc dù không phải là yếu tố chất lượng, có
tác động lớn và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế.
18
Mặc dù các nghiên cứu nêu trên không đưa ra kết quả hoàn
toàn đồng nhất về tác động của đầu tư công tới tăng trưởng kinh
tế, đa số các nghiên cứu gần đây cho thấy, tăng đầu tư công có
khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nguyên nhân là do đầu tư
công trực tiếp và gián tiếp tác động tới thúc đẩy đầu tư tư nhân,
tăng năng suất lao động, tăng hội nhập thị trường, việc làm, giảm
giá cả tiêu dùng (Edward và cộng sự, 2006) như được trình bày
lần lượt ở các phần sau.
5.2.1. Đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân
Đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua
hiệu ứng gián tiếp thúc đẩy đầu tư tư nhân. Tăng đầu tư công cho
cơ sở hạ tầng như đường, điện cho một vùng thường dẫn đến
tăng đầu tư tư nhân cho vùng đó, ví dụ như nhà máy, máy móc
thiết bị dùng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ của vùng đó. Khi
nguồn vốn công và vốn tư nhân là bổ sung hợp lý cho nhau, đầu
tư công làm tăng hiệu quả đầu tư tư nhân, cuối cùng làm tăng tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế (Edward và cộng sự, 2006).
Tuy nhiên, đầu tư công cần phải tập trung vào các lĩnh vực mà
đầu tư tư nhân chưa làm được. Ở rất nhiều nước, đầu tư công qua
các doanh nghiệp nhà nước vẫn đầu tư vào các lĩnh vực mà khu
vực tư nhân có thể làm rất tốt. Trong những trường hợp này, đầu
tư công lại góp phần làm giảm hiệu quả hoạt động của các doanh
nghiệp tư nhân. Một số khác, các doanh nghiệp nhà nước thường
có xu hướng sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả. Kết quả là
tốc độ tăng trưởng kinh tế thường thấp hoặc không cao như kỳ
vọng.
19
5.2.2. Đầu tư công và tăng năng suất lao động
Đầu tư công có thể góp phần làm tăng năng suất, qua đó thúc
đẩy tăng trưởng. Aschauer (1989) cho rằng, đầu tư công ở Mỹ
làm tăng năng suất lao động. Phần lớn sự suy giảm năng suất của
khu vực tư nhân ở Mỹ trong giai đoạn 1970 - 1985 là do đầu tư
công thấp. Binswanger và cộng sự (1993) chỉ ra rằng đầu tư công
vào thủy lợi có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến sản xuất
lương thực và năng suất của ngành nông nghiệp. Một nghiên cứu
khác của Mitra và cộng sự (1998) cho thấy rằng, đầu tư vào cơ sở
hạ tầng công cộng tại Ấn Độ có tác động tích cực, lớn và có ý
nghĩa thống kê đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất.
5.2.3. Tác động tích cực khác của đầu tư công
Đầu tư công còn tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua
việc thúc đẩy hội nhập thị trường. Những cải thiện về cơ sở hạ
tầng giao thông và truyền thông trong nước góp phần làm giảm
chi phí vận chuyển, tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp tư nhân,
tăng tiền lương cho người lao động.
Đầu tư công cũng góp phần tăng tổng cầu. Các nước đang
phát triển nơi thường ở trạng thái việc làm không đầy đủ, sự gia
tăng của đầu tư công sẽ có xu hướng làm tăng số lượng việc làm,
ít nhất là trong ngắn hạn, bằng cách kích thích tổng cầu, nhờ đó
sản lượng của nền kinh tế tăng lên.
Đầu tư công cũng góp phần làm giảm chi phí tiêu dùng rất
nhiều loại hàng hóa, trực tiếp nhất là các hàng hóa công cộng, ví
dụ các dịch vụ môi trường (công viên, khu vui chơi giải trí). Đối
với các hàng hóa do nhà nước cung cấp này, người dân sẽ phải
20
trả tiền ít hơn rất nhiều so với các hàng hóa tương tự do doanh
nghiệp tư nhân cung cấp.
5.3. Đầu tư công và giảm nghèo
Edward Anderson, Paolo de Renzio và Stephanie Levy (2006)
liệt kê một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về ảnh hưởng của
chi tiêu công, bao gồm cả đầu tư công, đối với nghèo đói. Ví dụ,
Gomanee và cộng sự (2003), Mosley và cộng sự (2004) đã sử
dụng số liệu của nhiều nước để ước tính tác động của chi tiêu
chính phủ trong các lĩnh vực khác nhau lên số lượng người nghèo
đói theo chuẩn 1 USD/người/ngày. Kết quả cho thấy, chi tiêu của
chính phủ cho giáo dục, nông nghiệp, nhà ở và tiện nghi (nước,
vệ sinh và an sinh xã hội) đều có tác động giảm nghèo.
Fan và cộng sự (1999) ước tính ảnh hưởng của chi tiêu công
đối với mức độ nghèo đói ở vùng nông thôn ở các bang của Ấn
Độ. Kết quả cho thấy, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nông
nghiệp, đường giao thông nông thôn, giáo dục nông thôn và phát
triển nông thôn đều có tác động giảm nghèo ở khu vực nông
thôn. Trong số này, chi tiêu cho đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển nông nghiệp và đường giao thông nông thôn có tác động lớn
nhất đối với cả tăng trưởng và giảm nghèo.
Fan và cộng sự (2002) thực hiện một phân tích tương tự về tác
động của chi tiêu công đối với nghèo ở nông thôn ở các tỉnh của
Trung Quốc. Họ thấy rằng, chi tiêu cho giáo dục nông thôn có tác
động lớn nhất đến giảm nghèo đói, tiếp theo là chi tiêu cho đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp và sau đó là chi tiêu
cho đường giao thông nông thôn.
21
6. HIỆN TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NĂM
6.1. Hiện trạng nghèo trên thế giới và Việt Nam theo
chuẩn nghèo thu nhập
6.1.1. Thế giới
Thế giới đã đạt được những kết quả giảm tỷ lệ nghèo tuyệt đối
rất thuyết phục. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này ở mức thấp
nhất trong lịch sử (Ngân hàng thế giới, 2018). Trong giai đoạn 25
năm từ năm 1990 đến 2015, tỷ lệ nghèo đói tuyệt đối giảm bình
quân 1 điểm phần trăm mỗi năm, từ mức gần 36% xuống 10%,
tương đương với hơn 1 tỷ người đã thoát khỏi nghèo đói tuyệt
đối trong giai đoạn này. Như vậy, mục tiêu thiên niên kỷ đã đạt
được sớm hơn 6 năm so với thời hạn đề ra. Số lượng người
nghèo tuyệt đối theo chuẩn 1 USD/người/ngày là 1,5 tỉ người
năm 1981 (chiếm 40% dân số thế giới), giảm xuống còn 1,1 tỉ
người vào năm 2001 (chiếm 21% dân số thế giới).
Áp dụng chuẩn nghèo mới ở mức cao hơn (1,9 USD/người
ngày), vào năm 1990, 1/3 dân số thế giới có mức tiêu thụ dưới
ngưỡng 1,9 USD/người/ngày. Sau 25 năm, tỷ lệ này đã giảm chỉ
còn khoảng 10%. Phần lớn dân số thế giới trong năm 1990 chi
tiêu ở mức từ 1 USD/người/ngày đến 1,9 USD/người/ngày. Năm
2015, một tỷ lệ không nhỏ dân số thế giới đạt được mức chi tiêu
bình quân vượt 1,9 USD/người/ngày và phần lớn tập trung ở mức
từ 3,2 đến 5,5 USD/người/ngày. Số lượng người có mức chi tiêu
vượt 5,5 USD/ngày cũng tăng rất mạnh.
22
Hình 1. So sánh phân phối tiêu dùng và thu nhập của thế giới
năm 1990 và 2015
23
Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2019
Mặc dù số người sống trong nghèo đói tuyệt đối trên toàn
thế giới đang ngày càng ít đi nhưng kết quả giảm nghèo lại
không đồng đều giữa các vùng và quốc gia trên thế giới. Ví dụ,
tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt từ 58% xuống còn 16%
tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Á. Ở khu vực Nam Á,
năm 1990, phần lớn dân số có mức chi tiêu thấp hơn 1,9 USD
người/ngày. Năm 2015, phần lớn dân số của khu vực này có
mức chi tiêu nằm trong khoảng từ 1,9 USD đến 3,2 USD.
Ngược lại, tỷ lệ này lại tăng lên gần gấp đôi ở châu Phi và tăng
ở các khu vực Đông Âu và Trung Á. Ở vùng châu Phi cận sa
mạc Sahara, số lượng người sống dưới mức 1,9
USD/người/ngày năm 2015 cao hơn rất nhiều so với năm 1990
do dân số của khu vực này đã tăng gấp đôi trong cùng giai
đoạn.
24
Trong khi đó, số người nghèo tương đối có xu hướng tăng
lên ở nhiều nước. Tại Áo, tỷ lệ người nghèo tương đối chiếm
11% dân số vào năm 1999, chiếm 12% năm 2002 và tiếp tục
tăng lên 13,2% vào năm 2003. Tại Đức, có 12,1% dân số
nghèo tương đối năm 1998, 12,7% dân số nghèo tương đối
năm 2003 và tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 13,5% vào năm 2003.
Tại Mỹ, năm 2005, nước Mỹ có khoảng 37 triệu người nghèo
tương đối, chiếm tới 12,7% dân số.
6.1.2. Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia đạt kết quả giảm nghèo
thành công nhất trên thế giới trong hơn 3 thập kỷ qua. Tỷ lệ
nghèo tuyệt đối theo chuẩn quốc tế của Việt Nam đã giảm từ
70% những năm 1980, xuống 58% năm 1993, 14% năm 2008, và
9,8% năm 2016.
Tỷ lệ nghèo tuyệt đối của Việt Nam giảm ở nhiều vùng, đặc
biệt giảm rất mạnh đối với các dân tộc thiểu số trong vài năm gần
đây. Tỷ lệ nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số chỉ giảm 1,4% từ
năm 2012 đến 2014, nhưng sau đó đã giảm hơn 13% từ 57,8%
xuống 44,6% trong giai đoạn 2014 - 2016.
Hình 2. Tỷ lệ nghèo tuyệt đối dựa theo chuẩn nghèo quốc tế,
2010-2016 (%)
25
Nguồn: Obert Pimhidzai (2018)
Hình 3. Tỷ lệ nghèo theo dân tộc, 2010-2016 (%)
26
Nguồn: Obert Pimhidzai (2018)
Mặc dù Việt Nam đạt kết quả giảm nghèo ấn tượng, tốc độ
giảm nghèo của Việt Nam lại có xu hướng chậm lại trong những
năm gần đây. Thu nhập hay chi tiêu của nhóm người nghèo có xu
hướng tăng chậm hơn so với các nhóm khác. Mức tăng tiêu dùng
bình quân đầu người của các hộ gia đình thuộc nhóm 40% thu
nhập thấp (5,9%/năm) trong 3 năm 2014 đến 2016 đã thấp hơn
mức tăng trung bình cả nước (6,7%/năm), và thấp hơn mức tăng
của nhóm 60% thu nhập cao (gần 7%/năm). Tuy nhiên, tính
chung cho cả giai đoạn 2010 - 2016, tăng tiêu dùng ở những hộ
gia đình có mức thu nhập thấp vẫn vượt qua mức trung bình cả
nước trong giai đoạn 2010 – 2016.
Hình 4. Tăng trưởng tiêu dùng bình quân đầu người, 2010 - 2016
Nguồn: Obert Pimhidzai (2018)
6.2
4.8
5.9
5.6
2.2
3.8
6.7
4.2
0.0
1.0
2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
7.0
8.0
2010-2012 2012-2014 2014-2016 2010-2016
Tăng trưởng tiêu dùng hàng năm trên đầu người (%) - 40% dưới
Tăng trưởng tiêu dùng hàng năm trên đầu người (%)- Việt Nam
27
Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tại Việt Nam có
xu hướng ngày một nới rộng. Những hộ nghèo được hưởng lợi ít
hơn từ tăng trưởng kinh tế so với những hộ khá hơn. Phần lớn
các hộ nghèo đang sinh sống ở các khu vực nông thôn vùng sâu
vùng xa, nơi cư trú chủ yếu của các hộ dân tộc thiểu số. Tỷ lệ dân
tộc thiểu số trong 10% dân số nghèo nhất của cả nước đã chiếm
tới 65%. Hệ số Gini phản ánh mức độ bất bình đẳng tại Việt Nam
có xu hướng tăng trong những năm gần đây, tăng lên 35,3 vào
năm 2016 sau khi giảm đáng kể từ 39,3 vào năm 2010 xuống từ
34,8 vào năm 2014, với mức tăng được ghi nhận ở khu vực nông
thôn và hai vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi
có hệ số Gini tăng nhanh với mức tăng tới 2%.
Bảng 4. Xu hướng bất bình đẳng tại Việt Nam, 2010 - 2016
Vùng/miền
Hệ số Gini
2010 2012 2014 2016
Cả nước 39,3 35,6 34,8 35,3
Nông thôn 38,6 31,7 33,1 32,9
Thành thị 33,2 34,4 31,0 31,8
Các vùng
Đồng bằng sông Hồng 40,1 34,4 33,6 32,8
Trung du và miền núi phía Bắc 37,1 36,6 37,0 36,4
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 34,0 33,3 33,2 33,9
Tây Nguyên 36,7 37,9 38,9 39,7
Đông Nam Bộ 39,8 33,3 31,1 30,9
Đồng bằng sông Cửu Long 31,7 30,3 28,7 30,6
28
Nguồn: Obert Pimhidzai (2018)
6.2. Hiện trạng nghèo trên thế giới và Việt Nam theo
chuẩn tương đối và xã hội
6.2.1. Thế giới
Mặc dù số người sống trong tình trạng nghèo tuyệt đối đã
giảm nhanh chóng, số người được xác định là nghèo về mặt xã
hội phần lớn không được cải thiện nhiều trong giai đoạn từ 1990
đến 2015. Tỷ lệ dân số toàn cầu nghèo về mặt xã hội đã giảm nhẹ
và đều đặn kể từ năm 1990 nhưng tốc độ giảm chậm hơn rất
nhiều so với mức giảm ở tỷ lệ nghèo tuyệt đối.
Hình 5. Đường chuẩn nghèo xã hội
Nguồn: Jolliffe and Prydz (2017)
Bảng 5. Chuẩn nghèo xã hội trung bình, phân theo vùng và
thu nhập, 1990 - 2015
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
0.1 0.6 1.2 1.8 2.4 3 3.6 4.2 4.8 5.4 6
C
h
u
ẩ
n
n
g
h
èo
x
ã
h
ộ
i
Đường chuẩn nghèo xã hội
Trung vị của tiêu dùng (hoặc thu nhập) quốc gia
29
A. Vùng 1990 1999 2008 2013 2015
% thay đổi,
1990-2015
Đông Á và Thái
Bình Dương
2 2,2 3,2 4,3 4,8 2,8
Châu Âu và
Trung Á
5,9 4,4 7,1 7,8 7,6 1,8
Mỹ Latinh và
Caribê
3,9 4,1 5,2 6,1 6,1 2,2
Trung Đông và
Bắc Phi
3,6 3,8 4,5 4,7 4,6 1
Nam Á 2 2,1 2,2 2,5 2,6 0,6
Châu Phi cận
Sahara
2,1 2,1 2,2 2,3 2,3 0,2
Tổng các vùng 2,7 2,7 3,4 4 4,1 1,4
phần còn lại của
thế giới
17.8 19,8 22,1 22 22,8 5
Thế giới 5,3 5,4 6,2 6,7 6,9 1,6
B. Nhóm thu
nhập
1990 1999 2008 2013 2015
% thay đổi,
1990-2015
Thu nhập thấp 2,1 2,1 2,1 2,2 2,2 0,1
Thu nhập trung
bình thấp
2,2 2,2 2,5 2,8 2,9 0,7
Thu nhập trên
trung bình
3 3 4,4 5,4 5,8 2,8
Thu nhập cao 16,4 18,2 20,4 20,5 21,2 4,8
Nguồn: PovcalNet (Công cụ phân tích trực tuyến), Ngân hàng Thế
giới, Washington, DC.
Ở các quốc gia thu nhập thấp, chuẩn nghèo tuyệt đối áp dụng
chung là dưới 1,9 USD/người/ngày. Khi kinh tế tăng trưởng cao
30
có thể làm giảm tỷ lệ người nghèo tuyệt đối nhưng không làm
thay đổi tỷ lệ người nghèo theo chuẩn xã hội.
Ở các quốc gia có mức thu nhập trung bình trở lên, khi kinh tế
tăng trưởng cao có xu hướng làm tăng chuẩn nghèo xã hội. Xu
hướng này có nghĩa là số người hay tỷ lệ người nghèo tuyệt đối
có thể giảm mạnh nhưng tỷ lệ nghèo xã hội sẽ giảm ở tốc độ thấp
hơn đáng kể. Tỷ lệ dân số thế giới sống ở mức chuẩn nghèo xã
hội ước tính là khoảng 2,1 tỷ người trong năm 2015. Con số này
cao gần gấp ba lần so với số người toàn cầu sống dưới 1,9 USD
một ngày theo chuẩn nghèo tuyệt đối. Nguyên nhân là do chuẩn
nghèo xã hội được điều chỉnh để thay đổi hằng năm dựa trên tăng
trưởng kinh tế.
Hình 6. Nghèo đói tuyệt đối và nghèo xã hội, các ước tính
toàn cầu, 1990 - 2015
31
Nguồn: World Bank (2018)
Tốc độ tăng chuẩn nghèo xã hội là cao hơn nhiều ở các quốc
gia có thu nhập cao. Trong số các nước có thu nhập trên trung
bình hiện nay, chuẩn nghèo xã hội đã tăng gần gấp đôi từ 3
USD/người/ngày năm 1990 lên 5,8 USD/người/ngày năm 2015.
Ngược lại, chuẩn nghèo xã hội trung bình chỉ tăng nhẹ ở các
nước thu nhập thấp trong cùng giai đoạn này.
Tất cả các khu vực đang phát triển đều có tỷ lệ nghèo xã hội
giảm kể từ năm 1990, đặc biệt là những năm 2000. Tỷ lệ nghèo xã
hội ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đã giảm từ 63,4% năm
1990 xuống 25,1% vào năm 2015. Ngược lại, tại khu vực Châu
Phi cận Sahara, mặc dù tỷ lệ nghèo xã hội của khu vực này đã
giảm 9% trong 25 năm qua nhưng tỷ lệ chung vẫn là 49%, tương
đương với gần 1/2 dân số của khu vực này được xếp vào nhóm
nghèo xã hội trong năm 2015. Tại một số quốc gia có thu nhập
cao, nghèo đói xã hội vẫn ở mức bền vững, ở mức khoảng 16%.
32
Hình 7. Thay đổi đường chuẩn nghèo xã hội từ tăng trưởng
Nguồn: World Bank (2018)
6.2.2. Việt Nam
Các chỉ số phi thu nhập chỉ rõ tiến bộ của Việt Nam trong việc
nâng cao chất lượng cuộc sống. Vào năm 2010, ước tính 98% các
hộ gia đình được kết nối với điện lưới quốc gia. Các chỉ số khác
cũng có cải thiện kể từ năm 2010. Sóng điện thoại di động có ở mọi
nơi, vì số hộ có ít nhất một điện thoại di động tăng từ 73% năm
2010 lên 93% năm 2016. Khả năng tiếp cận vệ sinh được cải thiện
từ 70% lên 83%, và khả năng tiếp cận nguồn nước uống tốt được
cải thiện hơn tăng từ 72% lên 78%. Trong khi đó, số hộ có nước
máy trong nhà tăng từ 26% lên 38% (Ngân hàng Thế giới, 2018).
Việt Nam còn đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực giáo
dục. Tỷ lệ hoàn thành bậc học trung học phổ thông và tỷ lệ đăng
ký tham gia chương trình giáo dục mầm non cũng tăng. Hoạt
động của Việt Nam trong các lĩnh vực này vượt xa mức trung
bình của các nước tương tự trong khu vực (Ngân hàng thế giới,
Đ
ộ
c
o
g
iã
n
Tỷ lệ cố định của chuẩn
nghèo xã hội
Thu nhập/tiêu dùng trung vị (giá cố định 2011, tỷ lệ log)
Độ co dãn của đường
chuẩn nghèo xã hội
33
2018). Các chỉ số thịnh vượng phi thu nhập khác như tỷ lệ tiếp
cận các dịch vụ về vệ sinh môi trường cũng như các dịch vụ viễn
thông đều tăng đối với cả các hộ nghèo và không nghèo trên hầu
hết các khu vực địa lý (Ngân hàng Thế giới, 2018).
Tuy nhiên, riêng khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc
không cho thấy những cải thiện về giáo dục bậc trung học với tỷ
lệ toàn thành bậc trung học phổ thông ở khu vực này cơ bản
không đổi ở mức 43% trong giai đoạn 2010 - 2016. Khả năng
tiếp cận nguồn nước hay số các hộ có nước máy tại khu vực này
chỉ đạt tăng trưởng chưa đến 2% trong khoảng 2010-2016 (Ngân
hàng thế giới, 2018).
6.3. Thành tựu giảm nghèo của một số nước khu vực châu
Á và Thái Bình Dương
6.3.1. Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, sau chiến tranh thế giới thứ 2, có tới 60% dân
số Hàn Quốc sống ở các khu vực nông thôn và có cuộc sống
nghèo đói tột cùng. Ở thời điểm đó, chính phủ Hàn Quốc không
chú ý đến việc phát triển nông nghiệp nông thôn mà đi vào tập
trung phát triển ở các vùng đô thị, xây dựng các khu công nghiệp
tập trung ở các thành phố lớn. Do đó, quốc gia này chứng kiến
làn sóng di dân tự do và ồ ạt từ nông thôn vào thành thị để kiếm
việc làm, dẫn đến tình trạng mất kiểm soát của Chính phủ, khiến
cho Hàn Quốc rơi vào bất ổn định chính trị - xã hội. Trước tình
hình này, những năm 1960, chính phủ Hàn Quốc buộc phải xem
xét lại các chính sách kinh tế - xã hội của mình và nhận ra sự cần
thiết của việc điều chỉnh các chính sách về phát triển kinh tế - xã
34
hội ở khu vực nông thôn. Từ đó, một chương trình phát triển
nông nghiệp nông thôn được ra đời tại Hàn Quốc với 4 nội dung
cơ bản gồm: (1) tăng số tiền cho hộ nông dân vay; (2) nhà nước
thu mua ngũ cốc của nông dân với giá cao; (3) thay giống lúa
mới có năng suất cao; (4) khuyến khích xây dựng cộng đồng mới
ở nông thôn như việc thành lập các HTX sản xuất và các đội ngũ
người lao động để sửa chữa đường xá, cầu cống và nâng cấp nhà
ở (Business, nd.). Chính sách này được triển khai mạnh mẽ trong
2 thập kỷ 1970 và 1980.
6.3.2. Đài Loan
Đài Loan là một trong những nước công nghiệp mới (NIES)
nhưng cũng là một trong những quốc gia thành công nhất về mô
hình kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp với phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn. Bất chấp việc không có các điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế như một số nước trong khu
vực, chính phủ Đài Loan đã áp dụng thành công một số chính
sách về phát triển kinh tế - xã hội như: (1) đưa lại ruộng đất cho
nông dân, tạo điều kiện hình thành các trang trại gia đình với quy
mô nhỏ, chủ yếu đi vào sản xuất nông phẩm theo hướng sản xuất
hàng hoá; (2) đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, đồng thời công
nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, mở mang thêm và phát triển
nhanh chóng các ngành sản xuất kinh doanh ngoài nông nghiệp;
(3) đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phát
triển nông thôn với việc phát triển mạng lưới giao thông nông
35
thôn cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ đều khắp các
miền và các vùng sâu, vùng xa; (4) phát triển các cơ sở sản xuất
công nghiệp ngay ở vùng nông thôn để thu hút nguồn lao động
nhàn rỗi (Business, nd.).
6.3.3. Trung Quốc
Trong quá trình thực hiện chuyển hướng sang nền kinh tế thị
trường, sự phân hoá giàu nghèo đã tăng lên rõ rệt trong xã hội
Trung Quốc. Để khắc phục tình trạng nghèo khổ cho người dân ở
khu vực nông thôn, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt các
giải pháp cơ bản nhằm xoá đói giảm nghèo cho nhân dân, trong
đó có các giải pháp về tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn, xây dựng các vùng định canh, định cư, khu dân cư
mới. Các chính sách này đã đem lại những thành công đáng kể
cho nền kinh tế - xã hội Trung Quốc trong những năm qua
(Business, nd.). Tính theo số lượng người thoát nghèo, Trung
Quốc là nước thành công nhất thế giới với hơn 700 triệu người.
6.3.4. Thái Lan
Tại Thái Lan, các chính sách phát triển của quốc gia này thể
hiện rõ quan điểm ưu tiên tối đa cho tăng trưởng nhanh, xóa đói
giảm nghèo sẽ được khắc phục dần dần vào thời gian sau hơn là
làm đồng bộ. Những năm 1980 trở về trước, Thái Lan ưu tiên
tăng trưởng nhanh, dẫn đến mất cân bằng thu nhập và tăng nghèo
đói của nước này. Ví dụ, năm 1981, thành phố Bangkok đóng
góp 42% vào GDP, đến năm 1989 đóng góp của thành phố này
lên tới 48% GDP. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp cho GDP ở
các vùng khác lại giảm xuống như ở miền Bắc và miền Nam Thái
36
Lan, nơi có tỷ trọng đóng góp cho GDP quốc gia giảm từ 14,7%
năm 1981 xuống còn 10% năm 1989 (GFCD, 2018).
Trong khoảng 20 năm qua, một trong những biện pháp giảm
nghèo của Thái Lan là phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp xây
dựng mới về khu vực nông thôn, nơi có sẵn tài nguyên thiên
nhiên nhằm thu hút số lao động dôi dư ở khu vực nông nghiệp.
Việc này nhằm khắc phục tình trạng dân lao động từ vùng nông
thôn di cư vào thành phố lớn để kiếm việc làm, đồng thời làm
tăng thu nhập cho người dân nông thôn và gia đình họ. Biện pháp
này còn nhằm mục đích đô thị hoá nông thôn, đưa những vùng
nông thôn hẻo lánh xa xôi vào dòng phát triển chung của đất
nước (GFCD, 2018).
6.3.5. Malaysia
Ở Malaysia, Nhà nước đi đầu và có vai trò nòng cốt trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo. Các chính sách phát triển của
chính phủ nước này luôn đặt mục tiêu là bảo đảm lợi ích hài
hòa giữa các dân tộc trên cơ sở chú trọng đến lợi ích của cộng
đồng người bản địa, vì họ là thành phần cư dân đông nhất và
cũng có tỷ lệ nghèo cao nhất. Thông qua các cơ chế quản lý hiệu
quả và đồng bộ, các chính sách xóa đói giảm nghèo của Malaysia
đã đến được với những đối tượng nghèo khổ và cần sự trợ giúp
(GFCD, 2018).
Chính phủ Malaysia, thông qua các chương trình xã hội như y
tế, đặc biệt chú trọng cho giáo dục và đào tạo với phần chi ngân
sách cho đầu tư và trợ cấp giáo dục qua từng thời kỳ là rất lớn, đã
giúp người lao động nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm,
37
từ đó cải thiện thu nhập và mức sống. Chính phủ Malaysia cũng
đã thực hiện chính sách phân phối lại trong nền kinh tế quốc dân,
tuy nhiên, việc phân phối lại vẫn không thực sự hiệu quả khi lợi
ích vẫn chủ yếu tập trung cho tầng lớp giàu có (GFCD, 2018).
7. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM
NGHÈO CỦA VIỆT NAM
7.1. Quá trình ban hành chính sách giảm nghèo
Đầu thập niên 1990, khi bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã xác định xóa
đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng cần phải giải quyết.
Năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã được nêu ra trong các
diễn đàn, các chương trình nghiên cứu và đồng thời được triển
khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Năm 1998, Thủ tướng
Chính phủ ban hành chính sách về giảm nghèo đầu tiên thông
qua Quyết định số QĐ 135/1998/QĐ-TTg về việc triển khai
chương trình 135 nhằm phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Kể từ đó, Việt Nam
đã ban hành 6 Nghị quyết và Quyết định, tương ứng với 4
Chương trình giảm nghèo khác nhau, với mục tiêu chung là
hướng tới giảm nghèo bền vững tại Việt Nam.
Từ trước năm 2015, Việt Nam có tới 16 chương trình mục tiêu
quốc gia, bao gồm: (1) Dạy nghề; (2) Giảm nghèo bền vững; (3)
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; (4) Y tế; (5) Dân số
và Kế hoạch hóa gia đình; (6) Vệ sinh an toàn thực phẩm; (7)
Văn hóa; (8) Giáo dục và đào tạo; (9) Phòng, chống ma túy; (10)
Phòng, chống tội phạm; (11) Sử dụng năng lượng tiết kiệm và
38
hiệu quả; (12) Ứng phó với biến đổi khí hậu; (13) Xây dựng nông
thôn mới; (14) Phòng, chống HIV/AIDS; (15) Đưa thông tin về
cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; (16)
Khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, mục tiêu
của 16 chương trình mục tiêu quốc gia được đánh giá là quá rộng
dẫn đến việc bố trí nguồn lực cũng như tổ chức thực hiện các
chương trình còn bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến hiệu quả chung
của các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn này là
chưa cao. Do đó, từ năm 2016, Quốc hội Việt Nam thống nhất
chỉ giữ lại 2 chương trình mục tiêu quốc gia, gồm Chương trình
xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 - 2020.
Các chương trình giảm nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn
phần lớn được đầu tư từ nguồn vốn của nhà nước nhằm mục tiêu
hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng nghèo trên phạm vi cả nước.
Các phần tiếp theo của Phần 7 trình bày khái quát nội dung chính
của các chương trình giảm nghèo này. Mặc dù Chương trình Mục
tiêu quốc gia về Nông thôn mới không có mục tiêu giảm nghèo
hay độc lập với chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo
bền vững nhưng Phần 7 vẫn mô tả tóm tắt do Chương trình này
có rất nhiều hoạt động góp phần giảm nghèo bền vững ở Việt
Nam, đặc biệt là Chương trình nông thôn mới rất chú trọng tới
đầu từ cho cơ sở hạ tầng nông thôn.
7.2. Chương trình 135
Chương trình 135 là chương trình xóa đói giảm nghèo (phát
triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc
39
thiểu số và miền núi) đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam. Chương
trình này lần đầu được tổ chức và triển khai thực hiện ở Việt
Nam vào năm 1998 theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, trong đó xác định phạm vi của chương trình là
khoảng 1.000 xã (trong tổng số 1.715 xã thuộc diện khó khăn)
thuộc các huyện đặc biệt khó khăn. Mục tiêu cụ thể của Chương
trình 135 trong giai đoạn 1998 - 2015 được tách theo hai giai
đoạn. Đối với giai đoạn từ năm 1998 đến 2000, mục tiêu bao
gồm giảm được 4 - 5% hộ nghèo mỗi năm, về cơ bản không còn
các hộ đói kinh niên; cung cấp nước sinh hoạt cho đồng bào; tăng
số lượng trẻ em đến trường; kiểm soát các bệnh hiểm nghèo; cải
thiện hệ thống đường giao thông dân sinh; tăng cường phổ biến
thông tin, văn hóa. Đối với giai đoạn sau từ năm 2000-2005, mục
tiêu của chương trình là giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã đặc biệt
khó khăn xuống còn 25% vào năm 2005; cung cấp đủ nước sinh
hoạt cho đồng bào; đạt tỷ lệ trên 70% trẻ em trong độ tuổi đến
trường; tăng cường phổ biến kiến thức khoa học, văn hóa, xã hội
kinh nghiệm sản xuất cho người dân; kiểm soát dịch bệnh hiểm
nghèo; phát triển giao thông cho xe cơ giới và đường dân sinh;
phát triển thị trường nông thôn.
Giai đoạn II của chương trình 135 với tên đầy đủ là “Chương
trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng
đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010” đề ra mục
tiêu với trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu
người trên 3,5 triệu đồng/năm vào năm 2010; tăng các mục tiêu
về phát triển cơ sở hạ tầng với từ 80% - 100% các xã có đường
40
giao thông cho xe cơ giới; có công trình thủy lợi nhỏ bảo đảm
năng lực phục vụ sản xuất; có đủ trường, lớp học kiên cố; thôn,
bản có điện ở cụm dân cư; có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, các mục tiêu về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội
cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn cũng được nâng lên
trong giai đoạn này, bao gồm tăng tỷ lệ hộ được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ được sử dụng điện sinh hoạt; kiểm
soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tỷ lệ hộ có hố xí hợp
vệ sinh; tỷ lệ số học sinh trong độ tuổi đến trường.
Tổng nguồn lực được phân bố để đầu tư cho Chương trình 135
giai đoạn I tính từ năm 1999 - 2001 là 2.570 tỷ đồng; từ năm
2002 - 2005 là 4.225,7 tỷ đồng”. Tính đến năm 2010 khi giai
đoạn II kết thúc, Việt Nam đã chi đầu tư cho chương trình 135
tổng cộng khoảng 12 nghìn tỷ đồng.
7.3. Chương trình 134
Nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phát triển sản
xuất, cải thiện đời sống, giảm nghèo nhanh, bền vững, ngày
20/07/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
134/2004/QĐ-TTg nhằm hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước
sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Sau 4 năm, Chương trình 134 đã được triển khai ở 53 tỉnh và thành
phố trên cả nước. Đến hết năm 2008, Chương trình 134 đã hỗ trợ
được gần 380.000 nhà ở cho đồng bào nghèo, đạt 111% so với
mục tiêu đề ra với nguồn vốn được thực hiện gần 2.000 tỷ đồng.
41
7.4. Chương trình 167
Năm 2008, Chính phủ triển khai Chương trình 167 nhằm mục
đích hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng
bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền
vững. Đối tượng của Chương trình 167 là các hộ nghèo (hộ chưa
có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột
nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở).
Sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã hoàn thành hỗ trợ
nhà ở cho 507.143 hộ, đạt tỷ lệ 102,2% so với số hộ phê duyệt
ban đầu. Chương trình đã huy động được 12.653 tỷ đồng từ các
nguồn vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn
vay Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn huy động khác. Hầu hết
các căn nhà đều có diện tích tối thiểu 24 m2 trở lên, được xây
dựng bằng vật liệu có chất lượng tốt, có giá thành từ 25 đến 28
triệu đồng/căn và bảo đảm sử dụng từ 10 năm trở lên.
Sau thành công của Chương trình 167 giai đoạn 1, Chính phủ
đã triển khai Chương trình 167 giai đoạn 2 nhằm hỗ trợ nhà ở đối
với 311.000 hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 -2015 ở
khu vực nông thôn, hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn,
bản, ấp, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp.
Nguồn vốn thực hiện của chương trình 167 giai đoạn 2 bao gồm
vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn huy động
từ "Quỹ vì người nghèo" do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối
hợp vận động từ cộng đồng xã hội và từ các doanh nghiệp; vốn
42
của hộ gia đình được huy động từ gia đình, dòng họ; và vốn lồng
ghép từ các chương trình, mục tiêu khác.
7.5. Chương trình 30a
Năm 2008, do kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh
lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu
hẹp, đặc biệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, Chính phủ
đã đề ra Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm
2018 về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số
hộ nghèo trên 50% (gọi tắt là Chương trình 30a).
Một số mục tiêu cụ thể của Nghị quyết 30a là giảm tỷ lệ hộ
nghèo ở các huyện xuống còn 40% vào năm 2010, xuống bằng
mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, và xuống bằng mức trung
bình của khu vực vào năm 2020. Thu nhập bình quân của các hộ
ở huyện nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp 5, 6 lần hiện nay. Tỷ lệ
lao động nông thôn được tập huấn và đào tạo đạt trên 25% vào
năm 2010, trên 40% vào năm 2015, trên 50% vào năm 2020. Đến
năm 2020, giao thông sẽ thông suốt tới hầu hết các xã và cơ bản
có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; điện sinh
hoạt được cung cấp cho hầu hết dân cư; điều kiện học tập, chữa
bệnh, sinh hoạt văn hoá, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc được cơ bản đảm bảo. Để đạt được các mục tiêu trên, Chính
phủ đã đề ra các nhóm giải pháp về chính sách như hỗ trợ sản
xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; giáo dục, đào tạo, dạy nghề,
nâng cao dân trí; tăng cường và nâng cao năng lực cho cán bộ cơ
sở quản lý Chương trình 30a.
43
Đến tháng 3/2018, đã có 8/64 huyện thuộc Nghị quyết 30a
thoát nghèo; 14/30 huyện hưởng cơ chế 30a thoát khỏi tình trạng
khó khăn. Năm 2018, có 29 huyện được bổ sung vào danh sách
huyện nghèo giai đoạn 2018 - 2020.
7.6. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới
Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là
một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội được bắt
đầu triển khai từ năm 2010 căn cứ theo Quyết định số 800/QĐ-
TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu tổng quát của chương trình Nông thôn mới là “Xây
dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn
phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn
dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh
thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”. Mục tiêu cụ thể được xác định là đến
năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới (theo Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới), đến năm 2020: 50% số xã
đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới.
7.7. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016 - 2020 bản chất là chương trình gộp của các chương
trình giảm nghèo và một số chương trình mục tiêu quốc gia đã
44
triển khai từ trước năm 2015 gồm Chương trình 30a; Chương
trình 135; Chương trình ngoài 30a và 135; Truyền thông và giảm
nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực
hiện Chương trình. Trong số các chương trình, dự án này, Bộ
Nông nghiệp và PTNT được giao chủ trì và quản lý các tiểu dự
án, dự án như sau:
- Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 1 (còn gọi là Chương trình 30a)
về Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng
mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.
- Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 2 (còn gọi là Chương trình 135)
về Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng
mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an
toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
- Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài
Chương trình 30a và Chương trình 135.
7.7.1. Cách thức tổ chức thực hiện và các nội dung hỗ trợ của
các dự án giảm nghèo do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý
Các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo từ năm
1998 đến nay của Việt Nam thường được triển khai theo các
bước chọn huyện đại diện (chương trình 30a), chọn xã đại diện
(chương trình 135), chọn địa hình đại diện, chọn dân tộc đại diện
(chương trình 134), chọn hộ đại diện, chọn người đại diện. Mỗi
chương trình giảm nghèo thường có 70% mục tiêu là giống nhau
và 30% là khác nhau. Nguồn vốn cho các chương trình này chủ
45
yếu là vốn đầu tư công hay còn gọi là vốn ngân sách nhà nước.
Các hình thức hỗ trợ thường là hỗ trợ sản xuất (cho vay lãi suất
thấp, cho vật tư, cho đầu vào), xây dựng nhà ở, cung cấp nước
sạch, xây dựng đường, điện, nhà văn hóa.
Ở cấp Trung ương, việc chỉ đạo, điều hành các chương trình
Giảm nghèo được thực hiện thông qua các loại văn bản như Nghị
quyết của Quốc hội, Quyết định/Nghị định của Chính phủ, Quyết
định của các Bộ, Ngành có liên quan. Ở cấp tỉnh, trên cơ sở các
văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND các tỉnh ban hành các
văn bản chỉ đạo các cấp ủy đảng và chính quyền trong việc triển
khai thực hiện các chương trình giảm nghèo, trong đó huy động
sự tham gia của tất cả các cấp từ cấp xã, huyện, tỉnh; phân công
rõ trách nhiệm của các cơ quan và có sự phối hợp chặt chẽ trong
thực hiện. Việc chỉ đạo, điều hành các chương trình Giảm nghèo
ở cấp tỉnh được thực hiện thông qua các loại văn bản như Nghị
quyết, Quyết định, Kế hoạch, Công văn, Văn bản, Hướng dẫn và
các loại văn bản khác.
Các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ
trong việc quản lý thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc chương
trình giảm nghèo do Bộ Nông nghiệp và PTNT như tiến hành kiện
toàn Ban chỉ đạo giảm nghèo, thành lập tổ giúp việc Ban chỉ đạo,
phân công cụ thể cho từng thành viên ban chỉ đạo giảm nghèo
trong việc chỉ đạo, thực hiện công tác giảm nghèo ở địa phương.
Sở Nông nghiệp và PTNT có vai trò tham mưu cho Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh để ban hành các chính sách, kế hoạch của địa
phương và chỉ đạo tổ chức thực hiện, đồng thời có vai trò phối
46
hợp với các sở, ban, ngành trong việc phân bổ vốn về các huyện,
xã để triển khai tổ chức thực hiện.
Các Chi cục phát triển nông thôn có trách nhiệm thường
xuyên phối hợp với phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện
hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện ở các xã đảm bảo
theo trình tự, thủ tục xây dựng và thực hiện các dự án, tiểu dự án
giảm nghèo ở địa phương.
UBND huyện là cơ quan phê duyệt dự án và phân bổ nguồn
vốn của các dự án trực tiếp về các xã, từ đó UBND cấp xã trực
tiếp xây dựng và thực hiện dự án. Đối với các xã có điều kiện rất
khó khăn trong việc tự tổ chức triển khai dự án, UBND huyện
hoặc Chi cục PTNT kết hợp các phòng, ban chỉ đạo, điều hành,
trực tiếp làm chủ đầu tư.
Nội dung hỗ trợ của chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016 - 2020 rất đa dạng và phân theo loại dự án. Đối với
các dự án, tiểu dự án hỗ trợ PTSX thuộc chương trình MTQG
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Nông nghiệp
và PTNT quản lý và tổ chức thực hiện, nội dung hỗ trợ chính với
định mức hỗ trợ bình quân của các nhóm dự án như sau:
- Các dự án trồng trọt có mức hỗ trợ bình quân đối với các hộ
tham gia là 1,3 triệu đồng/hộ, tập trung vào hỗ trợ giống cây
lương thực, cây ăn quả như lúa, bắp, cam, chuối, sắn mía, chè,
rau, cây dược liệu, cây tre điền trúc; hỗ trợ phân bón và hỗ trợ
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.
- Các dự án chăn nuôi có mức hỗ trợ bình quân đối với các hộ
tham gia là 3 triệu đồng/hộ, nội dung hỗ trợ về giống bò, gà, vịt,
47
heo, dê sinh sản hoặc thương phẩm; hỗ trợ làm chuồng trại chăn
nuôi; hỗ trợ mua thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ mua vắc xin tiêm
phòng cho gia súc.
- Các dự án nuôi trồng thủy sản có mức hỗ trợ bình quân đối
với các hộ tham gia là 17 triệu đồng/hộ, tập trung hỗ trợ nuôi cá
chép cá trắm, cá lồng, cá rô phi, nuôi ngao thương phẩm, nuôi
tôm quản canh; hỗ trợ cải tạo ao nuôi trồng thủy sản.
- Các dự án hỗ trợ mua máy móc thiết bị, dụng cụ phục vụ
sản xuất có mức hỗ trợ bình quân đối với các hộ tham gia là 2,7
triệu đồng/hộ, nhằm hỗ trợ mua máy bơm nước, máy phun thuốc,
máy rảy giống, máy xăng và xuồng composite.
- Các dự án hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn,
đào tạo, tham quan học hỏi kinh nghiệm có mức hỗ trợ bình quân
đối với các hộ tham gia là 280 nghìn đồng/hộ.
Các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo có mức hỗ trợ bình
quân là 5,25 triệu đồng/hộ.
Đối tượng được nhận hỗ trợ của các dự án, tiểu dự án giảm
nghèo do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý rất rộng, bao gồm
các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ nghèo dân
tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo, người khuyết tật còn khả
năng lao động, người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS,
phụ nữ bị buôn bán trở về..
7.7.2. Kết quả thực hiện các dự án giảm nghèo do Bộ Nông
nghiệp và PTNT quản lý
Kết quả đánh giá giữa kỳ 03 loại dự án, tiểu dự án hỗ trợ
PTSX, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo,
48
thuộc phạm vi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản
lý cho thấy các dự án nhìn chung đạt hiệu quả trung bình. Chỉ có
35,1% số hộ dân tham gia đánh giá các dự án giảm nghèo mang
lại hiệu quả cao. Phần lớn các hộ dân đánh giá các dự án chỉ
mang lại hiệu quả ở mức trung bình (chiếm 59,5%), 5,4% số hộ
dân tham gia đánh giá rằng các dự án này hoàn toàn không mang
lại hiệu quả gì. Xét theo loại dự án, 40% số hộ dân tham gia
chương trình 30a đánh giá dự án này là rất hiệu quả, cao nhất
trong 3 nhóm dự án, so với tỷ lệ 36,4% của chương trình ngoài
30a,135a và 27,3% của chương trình 135. 53,3% số hộ dân đánh
giá hiệu quả của chương trình 30a chỉ ở mức trung bình, thấp hơn
tỷ lệ này của chương trình ngoài 30a, 135 (54,5%) và chương
trình 135 (72,7%).
Thu nhập bình quân tăng đáng kể đối với các hộ trực tiếp
tham gia dự án. Thu nhập bình quân của các hộ đã tăng từ 0,6
triệu đồng/tháng năm 2016 lên 0,94 triệu đồng/tháng năm 2018.
Tỷ trọng thu nhập từ dự án/tổng thu nhập đã tăng từ 21,9% năm
2016 lên 34,3% năm 2018. Xét theo loại dự án, thu nhập bình
quân của các hộ thuộc chương trình 30a tăng từ 0,68 triệu
đồng/tháng năm 2016 lên gần 1,1 triệu đồng/tháng năm 2018.
Trong đó, tỷ trọng thu nhập từ dự án đã tăng đáng kể từ 12,5%
năm 2016 lên mức 33,2% năm 2018. Đối với các hộ tham gia
chương trình 135, thu nhập bình quân đầu người của các hộ tham
gia vào chương trình này thấp hơn so với các hộ tham gia chương
trình 30a, tăng từ 0,56 triệu đồng/tháng năm 2016 lên gần 0,71
49
triệu đồng/tháng năm 2018. Trong đó, tỷ trọng thu nhập từ dự án
đã tăng từ 16% năm 2016 lên mức 32,4% năm 2017. Thu nhập
bình quân đầu người của các hộ thuộc chương trình ngoài
30a,135 tương đương với các hộ tham gia chương trình 30a và
cao hơn các hộ thuộc chương trình 135, tăng từ 0,57 triệu
đồng/tháng năm 2016 lên gần 1,02 triệu đồng/tháng năm 2018.
Trong đó, tỷ trọng thu nhập từ dự án đã tăng từ 37,1% năm 2016
lên mức 61,2% năm 2018.
Mặc dù thu nhập bình quân chung tăng nhưng mức tăng
không đều giữa các hộ tham gia dự án. 19,4% hộ tham gia các
dự án có thu nhập tăng nhiều, trong khi có tới 72,6% số hộ có thu
nhập tăng ít và 7,3% số hộ có thu nhập không thay đổi. Xét riêng
theo loại dự án, chương trình 30a có tỷ lệ hộ có thu nhập tăng
nhiều thấp nhất trong 3 loại dự án, chỉ chiếm 11,5% tổng số hộ
tham gia dự án này, trong khi có tới gần 77% số hộ có thu nhập
tăng ít và 9,7% số hộ có thu nhập không thay đổi. Chương trình
135a có tỷ lệ hộ có thu nhập tăng nhiều cao nhất trong 3 loại dự
án, chiếm tới 33,3% tổng số hộ tham gia dự án này. Tuy nhiên, tỷ
lệ hộ có thu nhập tăng ít ở dự án này vẫn còn cao, chiếm 60,6%,
trong khi tỷ lệ hộ có thu nhập không thay đổi chiếm 6,1%, thấp
hơn so với chương trình 30a. Chương trình ngoài 30a, 135 có
17,9% số hộ có thu nhập tăng nhiều, cao hơn chương trình 30a
nhưng thấp hơn chương trình 135. Tỷ lệ hộ có thu nhập tăng ít ở
dự án này tương đương với chương trình 30a, chiếm gần 77%.
Tỷ lệ thoát nghèo của các hộ trực tiếp tham gia dự án chưa
thực sự cao. Tỷ lệ số hộ đánh giá dự án giúp hộ thoát
50
nghèo/giảm nghèo chỉ đạt 61,8%. Vẫn còn 1 tỷ lệ khá cao
(38,2%) số hộ cho rằng dự án chưa giúp họ thoát nghèo/giảm
nghèo. Xét theo loại dự án, chỉ có 58,3% số hộ dân tham gia
Chương trình 30a đánh giá việc tham gia dự án này giúp hộ gia
đình thoát nghèo/giảm nghèo, thấp hơn tỷ lệ này ở chương trình
135 và chương trình ngoài 30a, 135 (cùng đạt 63,6%). Tuy nhiên,
vẫn còn một tỷ lệ khá cao số hộ đánh giá dự án không giúp gia
đình hộ dân thoát nghèo ở cả 3 loại dự án (tỷ lệ này đối với
chương trình 30a là 41,7%, chương trình 135 và chương trình
ngoài 30a, 135 là 36,4%).
Hỗ trợ về giống sản xuất chưa thực sự phù hợp với nhu
cầu của nhiều hộ tham gia dự án. 66% số hộ dân tham gia các
dự án đánh giá hỗ trợ về giống của dự án là rất hiệu quả. Trong
khi đó, tỷ lệ các hộ đánh giá hỗ trợ về giống chỉ mang lại hiệu
quả ở mức trung bình là không nhỏ, chiếm bình quân 30,2%, bên
cạnh đó cũng còn 1 số hộ (chiếm tỷ lệ bình quân 3,8%) đánh giá
các hỗ trợ về giống của dự án là không hiệu quả.
Hỗ trợ về phân bón, thức ăn gia súc đối với các hộ trực
tiếp tham gia dự án được đánh giá chỉ mang lại hiệu quả trên
mức trung bình. 55,3% số hộ dân tham gia các dự án đánh giá
hỗ trợ về phân bón, thức ăn gia súc của dự án là rất hiệu quả,
khoảng 42% số hộ đánh giá hình thức hỗ trợ này chỉ mang lại
hiệu quả ở mức trung bình, và một tỷ lệ nhỏ (2,6%) số hộ đánh
giá các hỗ trợ về phân bón, thức ăn gia súc của dự án là không
hiệu quả.
51
Hỗ trợ về thuốc BVTV, thuốc thú y được các hộ trực tiếp
tham gia dự án đánh giá là tương đối hiệu quả với 75% số hộ
dân tham gia đánh giá hỗ trợ về thuốc BVTV/thuốc thú y của các
dự án là rất hiệu quả, 25% số hộ còn lại đánh giá hình thức hỗ trợ
này chỉ mang lại hiệu quả ở mức trung bình.
Hỗ trợ về máy móc, vật tư, công cụ, dụng cụ đối với các hộ
trực tiếp tham gia dự án được đánh giá là đạt hiệu quả trung
bình. 54,5% số hộ tham gia các dự án đánh giá các hỗ trợ về máy
móc, vật tư, công cụ, dụng cụ là rất hiệu quả, cao hơn so với tỷ lệ
45,5% số hộ đánh giá rằng hình thức hỗ trợ này chỉ mang lại hiệu
quả trung bình.
Hình thức hỗ trợ về tư vấn kỹ thuật từ cán bộ dự án được
đánh giá là rất hiệu quả với tỷ lệ 70,7% các hộ tham gia các dự
án đánh giá kỹ thuật từ cán bộ dự án là rất hiệu quả, 29,3% số hộ
còn lại đánh giá hình thức hỗ trợ này chỉ mang lại hiệu quả trung
bình.
Nhìn chung, các dự án, tiểu dự án giảm nghèo đã và đang được
quản lý và triển khai bởi Bộ Nông nghiệp và PTNT đã góp phần
giúp các hộ dân tham gia dự án giảm nghèo và thoát nghèo, tuy
nhiên mức độ hiệu quả là chưa cao. Các hỗ trợ của của các dự án
như hỗ trợ về giống; hỗ trợ về phân bón, thức ăn gia súc; hỗ trợ về
thuốc BVTV, thuốc thú y; và hỗ trợ về máy móc, vật tư, công cụ,
dụng cụ đa số mang lại hiệu quả trung bình, do đó ảnh hưởng tới
hiệu quả chung của các dự án. Ngoài ra, còn tồn tại một hạn chế
liên quan tới công tác tổ chức và triển khai thực hiện làm ảnh
hưởng tới hiệu quả giảm nghèo của các dự án như ban hành các
52
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện còn chậm và chồng chéo,
công tác chỉ đạo, điều hành ở các cấp địa phương còn thiếu đồng
bộ, chưa cụ thể, còn tình trạng lúng túng trong việc phân bổ vốn
cũng như lựa chọn mô hình phù hợp, nguồn vốn đầu tư cho các dự
án còn thấp và dàn trải, không đáp ứng được nhu cầu thực tế của
địa phương. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số khó khăn đối với
người dân tham gia các dự án như các hỗ trợ nhận được từ các dự
án chủ yếu là hỗ trợ về đầu vào sản xuất, gần như không nhận
được hỗ trợ về tiêu thụ sản phẩm. Người thụ hưởng hỗ trợ cho biết
họ chủ yếu được nhận các hỗ trợ trong 1 khoảng thời gian rất
ngắn, thường chỉ từ 3 - 6 tháng, không đủ cho họ tích lũy kinh
nghiệm sản xuất để thoát nghèo bền vững. Một số người nghèo và
hộ nghèo nhận hỗ trợ từ các chương trình là những người có sức
khỏe rất yếu, ví dụ như bị tàn tật, bị chất độc màu da cam. Những
người và hộ này cần được cung cấp phúc lợi xã hội hơn là hỗ trợ
để họ tham gia sản xuất, tham gia thị trường.
8. KẾT LUẬN
Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới từ năm 1990 đến năm
2015 cho thấy, thế giới đã đạt được những thành tựu rất tốt về
giảm nghèo tuyệt đối, với số người nghèo tuyệt đối giảm hơn 1 tỷ
người, sớm hơn 6 năm so với thời hạn mà Liên Hiệp Quốc đề ra.
Tuy nhiên, cũng theo Ngân hàng Thế giới, thành tựu giảm nghèo
cũng không đều giữa các nước. Tỷ lệ người nghèo giảm mạnh tại
các quốc gia thuộc khu vực Đông Á nhưng lại tăng lên gần gấp
đôi ở châu Phi và tăng ở các khu vực Đông Âu và Trung Á. Bên
cạnh đó, tỷ lệ người nghèo chung của thế giới có xu hướng giảm
53
mạnh nhưng số lượng người nghèo ít thay đổi, vẫn ở mức khoảng
2 tỷ người do sự gia tăng dân số thế giới.
Tốc độ giảm nghèo tương đối chậm hơn so với tốc độ giảm
nghèo tuyệt đối. Tỷ lệ nghèo tương đối giảm từ khoảng 44,5%
năm 1990 xuống còn 28,4% năm 2015. Trong khi tỷ lệ nghèo
tuyệt đối giảm mạnh hơn rất nhiều, giảm từ 35,9% năm 1990
xuống còn khoảng 10% năm 2015. Những năm 1990, sự khác
biệt giữa nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối là không đáng kể.
Năm 2015, tỷ lệ nghèo tương đối lớn hơn gần ba lần so với tỷ lệ
nghèo tuyệt đối. Tỷ lệ nghèo tương đối thậm chí còn tăng lên ở
nhiều nước thu nhập cao và trung bình. Duy nhất chỉ có một số
quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là ngoại lệ
khi có tỷ lệ nghèo tương đối giảm mạnh trong cùng thời gian.
Việt Nam cũng là 1 trong những nước có thành tựu giảm nghèo
tuyệt đối tốt nhất trên thế giới. Tỷ lệ nghèo này giảm ở mọi nơi
và mọi dân tộc. Tỷ lệ nghèo tuyệt đối đã giảm từ mức gần 80%
năm 1984 xuống chỉ còn khoảng 9,8% năm 2016. Tỷ lệ nghèo
tuyệt đối gần như không còn ở vùng Đồng bằng sông Hồng và
Đông Nam Bộ. Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và khu vực
Tây Nguyên có tỷ lệ giảm mạnh nhất với tốc độ lần lượt là
9,3%/năm và 6,3%/năm. Tuy nhiên, cũng giống với xu hướng
chung của thế giới, theo thời gian tốc độ giảm nghèo đang chậm
lại và khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang ngày
một nới rộng ở Việt Nam. Những hộ nghèo được hưởng lợi ít
hơn từ tăng trưởng kinh tế so với những hộ khá hơn. Phần lớn
các hộ nghèo đang sinh sống ở các khu vực nông thôn vùng sâu
54
vùng xa, nơi có tốc độ phát triển kinh tế chậm nhưng ít được đầu
tư phát triển.
Theo dõi quá trình giảm nghèo của các nước trên thế giới, các
nước thành công thường chú trọng đến các giải pháp chính sách
nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, mở cửa thị
trường với nhiều nước khác nhau trên thế giới. Luật và chính
sách được thay đổi theo hướng phát triển thị trường công bằng
hơn, minh bạch hơn, phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm để
tăng tính tương tác giữa các vùng, các dân tộc khác nhau để giảm
chênh lệch về vùng miền, và cuối cùng là tăng sự tham gia của
người nghèo vào các quyết định chính sách có ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp tới cuộc sống của họ. Trong các nguồn vốn đầu
tư, đầu tư công là công cụ chính sách hiệu quả nhất để thực hiện
giảm nghèo tuyệt đối và tương đối.
Cũng giống như các nước thành công trong giảm nghèo khác, ở
Việt Nam, các chính sách trong gần 30 năm qua đều hướng tới
tăng trưởng kinh tế cao, tăng trưởng xuất nhập khẩu cao. Đầu tư
công của nhà nước cũng được phân bổ cho mục tiêu này thông
qua đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư cho cơ sở hạ
tầng, phát triển thị trường. Có thể còn có nhiều tranh cãi về hiệu
quả của đầu tư công cho các hoạt động này trong các năm trước
biểu hiện qua so sánh hệ số ICOR giữa các doanh nghiệp nhà
nước và doanh nghiệp tư nhân, nhưng nhìn chung các đánh giá
hiện nay đều cho rằng thành tựu giảm nghèo ấn tượng của Việt
Nam là do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong gần
30 năm qua.
55
Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chậm
lại, thường trong khoảng 5-7%/năm so với mức 7 - 10%/năm của
nhiều năm trước đó. Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong
tương lai của Việt Nam sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào
các giải pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, đặc biệt
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà
nước, xây dựng thị trường cạnh tranh hơn, minh bạch hơn và hệ
thống chuỗi giá trị thị trường liên kết mạnh hơn, công bằng hơn
từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Đối với đầu tư công trực tiếp hướng tới người nghèo, Việt Nam
bắt đầu chú trọng từ năm 1998 thông qua chương trình 135 từ
năm 1998 đến năm 2010, chương trình 134 năm 2004, chương
trình 167 năm 2008, chương trình 30a năm 2008 áp dụng cho giai
đoạn 2008 đến 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới năm 2010 đến năm 2020, và chương trình
mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững từ năm 2014 đến
2020. Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững
là một sự tích hợp của tất cả các chương trình giảm nghèo trước
đó. Để tăng tính bền vững cho giảm nghèo ở Việt Nam, trong
thời gian tới Việt Nam cần chú trọng tới hiệu quả của chương
trình giảm nghèo bền vững này.
Các chương trình giảm nghèo từ năm 1998 đến nay của Việt
Nam được đánh giá là hiệu quả chưa cao. Phương pháp triển khai
thường theo các bước chọn huyện đại diện (chương trình 30a),
chọn xã đại diện (chương trình 135), chọn địa hình đại diện, chọn
dân tộc đại diện (chương trình 134), chọn hộ đại diện, và chọn
người đại diện. Mỗi chương trình giảm nghèo thường có 70%
56
mục tiêu là giống nhau và 30% là khác nhau, vì thế dẫn đến khả
năng trùng lặp mục tiêu rất cao. Nguồn vốn cho các chương trình
này chủ yếu là vốn đầu tư công hay còn gọi là vốn ngân sách nhà
nước và hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng cần xem xét cẩn
thận hơn trong tương lai. Các hình thức hỗ trợ hiện nay thường là
hỗ trợ về đầu vào sản xuất (hỗ trợ cho vay vốn, hỗ trợ về phân
bón, vật tư, kỹ thuật sản xuất), xây dựng nhà ở, cung cấp nước
sạch, xây dựng đường, điện, nhà văn hóa. Qua kết quả đánh giá
giữa kỳ việc thực hiện các dự án giảm nghèo được triển khai thực
hiện tại Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2018 tại 5 tỉnh cho thấy,
nhìn chung, các dự án này chưa thực sự có hiệu quả trong việc
giúp người dân giảm nghèo và thoát nghèo. Nguyên nhân chính
là do các hình thức hỗ trợ sản xuất như hỗ trợ về giống, thức ăn
gia súc, thuốc BVTV, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất chưa đáp
ứng nhu cầu đa dạng của người dân tham gia các dự án giảm
nghèo. Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức
thực hiện như công tác chỉ đạo điều hành còn lúng túng, chậm và
chồng chéo. Tốc độ giải ngân vốn cho các dự án giảm nghèo rất
chậm, và thời gian hỗ trợ cho mỗi dự án thường ngắn.
Việc đánh giá hiệu quả của các chương trình giảm nghèo gặp
nhiều khó khăn do hiện không có cơ sở số liệu nào về các hộ
tham gia các dự án giảm nghèo khác nhau theo thời gian. Do đó
rất khó để đưa ra đánh giá định lượng là các hộ được hỗ trợ có
thoát nghèo được hay không? Và hiệu quả mà các hỗ trợ trực tiếp
này đem lại. Do không có cơ sở số liệu nên cũng rất khó so sánh
hiệu quả giảm nghèo giữa các chương trình giảm nghèo để từ đó
rút ra kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau.
57
Cách chọn mẫu hiện nay rất trùng lặp có thể làm giảm số lượng
các hộ nghèo tham gia các dự án giảm nghèo. Ví dụ như 1 hộ có
thể đồng thời thuộc diện hỗ trợ của nhiều chương trình khác
nhau. Khi triển khai trên thực tế sẽ dễ dẫn đến nhầm lẫn, dễ dẫn
đến tranh chấp, cạnh tranh để xem hộ nào thuộc diện hỗ trợ của
chương trình nào. Qua điều tra cho thấy, người dân chưa hài lòng
với cách chọn các hộ nghèo vào danh sách được nhận hỗ trợ từ
các chương trình giảm nghèo.
Lượng vốn cần cho các chương trình giảm nghèo cần phải được
nâng lên nhiều lần so với hiện nay. Hiện không có con số cụ thể
là cần bao nhiêu thì đủ để giảm nghèo bền vững. Phần lớn hộ
được hưởng hỗ trợ cho biết lượng vốn họ nhận được trong các
năm 2016 và 2017 là rất thấp so với nhu cầu thực sự của họ.
Theo 1 số liệu đáng chú ý, nguồn viện trợ nước ngoài của các
nước giàu cho các nước nghèo chiếm khoảng 0,54% GDP của
các nước giàu. Trong khi đó, số vốn hỗ trợ trực tiếp của Việt
Nam dành cho người nghèo hiện nay là khoảng 50 nghìn tỷ đồng
trong 5 năm, tức là chỉ bằng 0,04% GDP năm 2018 của Việt
Nam, tức là thấp hơn khoảng 12 lần mức mà các nước giàu sử
dụng để hỗ trợ các nước nghèo. Bên cạnh đó, theo người dân,
vốn giải ngân cho các chương trình giảm nghèo thường rất chậm.
Các Báo cáo về giảm nghèo trên thế giới khuyến cáo các nước
nên đầu tư nhiều vào nghiên cứu, đào tạo, truyền thông và giao
thông nông thôn.
Cuối cùng, các chính sách hỗ trợ người nghèo hiện nay của
Việt Nam cần được xem xét cẩn thận hơn vì Việt Nam đã và
58
đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Theo khuyến cáo của
OECD, các chính sách hỗ trợ người sản xuất cần đảm bảo công
bằng, không bóp méo thị trường. Các hỗ trợ hiện nay ở Việt Nam
thường cung cấp miễn phí đầu vào sản xuất như con giống, phân
bón, tức là tạo lợi thế cạnh tranh cho những người này khi
tham gia thị trường và gián tiếp ảnh hưởng đến người sản xuất
khác (những người không được nhận hỗ trợ). Theo OECD, các
hỗ trợ trong tương lai nên hướng tới nâng cao năng lực của người
nghèo như đào tạo nghề, tạo cơ hội nhiều hơn để họ tham gia thị
trường sản xuất và thị trường lao động.
59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Business, Những kết quả xoá đói giảm nghèo trên thế giới và bài
học kinh nghiệm,
the-gioi-va-bai-hoc-kinh-nghiem/cbe071d4.
2. CIS (Trung tâm Tin học và Thống kê), 2019, Rà soát và đánh giá
chính sách nông nghiệp Việt Nam, 2015-2019.
3. Edward Anderson, Paolo de Renzio and Stephanie Levy, 2006,
The Role of Public Investment in Poverty Reduction: Theories,
Evidence and Methods, Working paper, Overseas Development
Institute.
4. Obert Pimhidzai (2018), Bước tiến mới giảm nghèo và thịnh
vượng chung của Việt Nam, báo cáo cập nhật về nghèo đói và
thịnh vượng chung ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới.
5. GFCD (Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển Cộng
đồng) (2018), Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số quốc gia khu
vực Đông Nam Á,
o-mot-so-quoc-gia-khu-vuc-dong-nam-a.html.
6. Hoang Xuan Diem and Tran Van Hoang, 2018, WIDER
Multidimensional poverty in Viet Nam Evidence from a rural
household survey, Working Paper 2018/127, The United Nations
University World Institute for Development Economics
Research.
7. MOLISA (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), 2018, Báo
cáo nghèo đa chiều Việt Nam.
60
8. Ngân hàng Thế giới, 2018, Decline of Global Extreme Poverty
Continues but Has Slowed: World Bank,
https://www.worldbank.org/en/news/press-
release/2018/09/19/decline-of-global-extreme-poverty-
continues-but-has-slowed-world-bank.
9. Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội ngày 01 tháng 11 năm 2000.
10. Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010.
11. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chuẩn nghèo đa chiều.
12. Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.
13. Ted K. Bradshaw, 2005, Theories of poverty and anti-poverty in
community development, working paper, Rural Poverty
Research Center.
14. Ngân hàng Thế giới, 2018, Báo cáo cập nhật Bước tiến mới giảm
nghèo và thịnh vượng chung Việt Nam (Climbing ladder
Vietnam poverty and shared prosperity update report).
15. Ngân hàng Thế giới, 2019, PovcalNet (công cụ phân tích trực
tuyến),
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ld_06_2019_3606_2207582.pdf