Tài liệu Thành tựu sau 20 năm đổi mới: Giới hạn nội dung từ 1986 tới nay, nhà nước ta đã trải qua 6 kì đại hội: DH6 (86-91), DH7(91-96), DH8(96-01), DH9(01-06), DH10(06-11). Và gần đây nhất, DH11(11-16) vẫ đang trong quá trình diễn ra.
Sau 2 cuộc kháng chiên chống P và chống M cứu nước, Đảng ta đã gặp phải nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước. Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
A, Kinh tế-thị trường:
Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối Đổi Mới, phát triển sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi Mới và mở cửa đã tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá (%): 1986: 2,84. 1991:5,81. 1996: 9,34. 2001: 6,89. 1987: 3,63. 1992: 8,70. 1997: 8,15. 2002: 7,08. 1988: 6,01. 1993: 8,08. 1988: 5,76. 2003: 7,34. 1989: 4,68. 1994: 8,83. 1999: 4,77. 2004: 7,79. 1990: 5,09. 1995: 9,54. 2000: 6,79. Sơ bộ 2005: ...
7 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành tựu sau 20 năm đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới hạn nội dung từ 1986 tới nay, nhà nước ta đã trải qua 6 kì đại hội: DH6 (86-91), DH7(91-96), DH8(96-01), DH9(01-06), DH10(06-11). Và gần đây nhất, DH11(11-16) vẫ đang trong quá trình diễn ra.
Sau 2 cuộc kháng chiên chống P và chống M cứu nước, Đảng ta đã gặp phải nhiều khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước. Qua gần 20 năm đổi mới, nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và tính cực, chủ động sáng tạo của nhân dân, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
A, Kinh tế-thị trường:
Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối Đổi Mới, phát triển sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi Mới và mở cửa đã tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ khá (%): 1986: 2,84. 1991:5,81. 1996: 9,34. 2001: 6,89. 1987: 3,63. 1992: 8,70. 1997: 8,15. 2002: 7,08. 1988: 6,01. 1993: 8,08. 1988: 5,76. 2003: 7,34. 1989: 4,68. 1994: 8,83. 1999: 4,77. 2004: 7,79. 1990: 5,09. 1995: 9,54. 2000: 6,79. Sơ bộ 2005: 8,43. Bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 7,51%; Bình quân 1986 - 2005 đạt 6,76%, cao gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng thời kỳ 1977 - 1985; riêng thời kỳ 1991-2005 đạt 7,55%, còn cao hơn nữa.
Như vậy, GDP năm 2005 gấp khoảng 14 lần năm 1955, gấp trên 3,7 lần 1985 và gấp gần 3 lần 1990. Tăng trưởng kinh tế đã đạt 25 năm liên tục, vượt kỷ lục 22 năm của Hàn Quốc tính đến năm 1997, chỉ còn thua kỷ lục 27 năm hiện do Trung Quốc nắm giữ.
Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch quan trọng: nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ 40,2% (1985) xuống 20,9% (2005); nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 27,4% lên 41%; nhóm ngành dịch vụ tăng từ 32,5% lên 38,1%.
GDP bình quân đầu người tính bằng USD nếu năm 1995 mới đạt khoảng 282,1 USD đứng thứ 10 trong khu vực, thứ 44 ở châu á, thứ 177/200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, thì đến năm 2005 đã đạt 638 USD (năm 2004 đạt 553 USD/ người, đứng thứ 7/11 nước trong khu vực, đứng thứ 33/40 nước và vùng lãnh thổ ở châu á và đứng thứ 110/ 132 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh).
Nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương thì thứ bậc còn khá hơn và tăng khá: năm 1995 mới đạt 1.236 USD, còn đứng thứ 8, thứ 41, thứ 147, thì đến năm 2003 đã đạt gần 2.490 USD, vượt lên đứng thứ 7, thứ 36 và thứ 125 trên 177 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh.
Nông nghiệp đã có sự biến đổi thần kỳ, không chỉ tăng so với các thời kỳ trước, mà quan trọng là nhiều loại đã đủ dùng trong nước và xuất khẩu với khối lượng lớn (năm 2005 xuất khẩu thuỷ sản đạt 2.738,2 triệu USD, trên 5,25 triệu tấn gạo, 54,5 nghìn tấn lạc nhân, 892,4 nghìn tấn cà phê nhân, 587,1 nghìn tấn cao su, 108,8 nghìn tấn hạt điều nhân, 235,5 triệu USD hàng rau quả, 109 nghìn tấn hạt tiêu, 87,9 nghìn tấn chè...) và đứng thứ hạng cao trên thế giới như gạo, cà phê, hạt tiêu, điều.
Tính đến đầu năm 2005, cả nước có 23,2 nghìn doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, với tổng số gần 3,2 triệu lao động, tổng số vốn có gần 677,2 nghìn tỷ đồng, tài sản cố định 400 nghìn tỷ đồng. Sản phẩm công nghiệp không những nhiều gấp bội về số loại mà còn gấp nhiều lần về sản lượng.
Điều quan trọng là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao gấp rưỡi tốc độ chung, hiện có tỷ trọng (tính theo giá thực tế) cao nhất lên đến 43,6%, khu vực ngoài quốc doanh mấy năm nay tăng cao nhất trong 3 khu vực và tỷ trọng đạt 29%, đều cao hơn tỷ trọng 27,4% của khu vực doanh nghiệp nước ngoài.
Về thương mại, việc mua bán ở trong nước được tự do hoá, nhiều sản phẩm cung đã vượt cầu. Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 200 nước, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2005 lên đến trên 69,4 tỷ USD, gấp 34,8 lần năm 1976, gấp 16,8 lần năm 1985 và gấp 13,5 lần năm 1990, trong đó xuất khẩu đạt trên 32,4 tỷ USD, gấp 186 lần 1976, gấp 46,3 lần năm 1985 và gấp gần 13,5 lần năm 1990. Xuất khẩu năm 2005 đã chiếm 61% GDP, vào loại cao trên thế giới. Kim ngạch bình quân đầu người đạt 390 USD, gấp 10,7 lần năm 1990.
Vận tải cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của nhân dân. Năm 2004 so với 1939, số đầu máy xe lửa gấp trên 1,5 lần, toa xe hàng gấp 1,4 lần, toa xe khách gấp 1,6 lần, luân chuyển bằng đường sắt về hàng hoá gấp 7,3 lần, về hành khách gấp 11,3 lần; số xe tải gấp gần 45 lần, số xe khách gấp gần 35 lần.
Từ năm 1988 đến tháng 7/2006 đã có 7.646 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký mới và bổ sung 69 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 35 tỷ USD, đứng thứ 5 khu vực, thứ 11 châu á và thứ 34 thế giới.
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện chiếm khoảng 17% tổng vốn đầu tư, 37,7% giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá so sánh, 58,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm trực tiếp cho 1 triệu lao động. Từ năm 1993 đến nay, nguồn vốn ODA cam kết đạt trên 32 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng trên 15 tỷ USD... Tốc độ tăng giá tiêu dùng đã giảm hẳn từ 774,7% năm 1986 xuống còn 12,7% năm 1995; và 8,4% năm 2005. Tỷ lệ tích luỹ đạt 35,5% GDP, trong đó tiết kiệm từ nội bộ kinh tế đạt gần 30,9% GDP.
-Hiện nay, Cùng với Trung Quốc, Nam Phi, và Vê-nê-zu-ê-la, đầu tháng 5/2007, tổ chức ASEAN đã chính thức ra tuyên bố công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ. Ngày 7/11/2006, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu sự hội nhập hoàn toàn của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu, mang đến những cơ hội to lớn về thương mại và đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam đang phấn đấu thực hiện mục tiêu để sớm ra khỏi nước kém phát triển trước năm 2010 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
B, Văn hóa- xã hội
- Cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội, tính năng động xã hội của mọi tầng lớp dân cư được phát huy, đời sống của đại đa số người dân trong nước được cải thiện. Ở thời kỳ trước đổi mới, do chủ trương đẩy mạnh cải tạo tất cả các thành phần kinh tế gọi là phi xã hội chủ nghĩa để nhanh chóng xây dựng một nền kinh tế "thuần nhất" dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể, kéo theo sự ra đời của một cơ cấu xã hội giản đơn, gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xuất thân từ công nông (gọi tắt là "hai giai, một tầng").
Khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức đi đôi với xây dựng xã hội học tập, thì cơ cấu các giai tầng xã hội đã biến đổi theo hướng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Cơ cấu đó giờ đây không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ "hai giai, một tầng" nữa mà bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, tầng lớp chủ doanh nghiệp tư nhân, tầng lớp những người lao động tự do... Ngay trong từng giai tầng xã hội cũng diễn ra sự phân tầng về nghề nghiệp, trình độ học vấn, chuyên môn và thu nhập. Có cả những nhóm vượt trội và những nhóm yếu thế.
- Đáng chú ý là nhận thức của xã hội về việc làm và giải quyết việc làm đã có sự chuyển biến đáng kể. Không chờ đợi Nhà nước và tập thể, người lao động ngày càng có ý thức chủ động tạo ra việc làm cho mình và cho người khác. Từ năm 1991 đến năm 2000, trung bình mỗi năm cả nước đã giải quyết cho khoảng 1 - 1,2 triệu người có công ăn việc làm; từ 2001 đến 2005, con số đó tăng lên 1,4 - 1,5 triệu người. Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam còn đưa khoảng 70.000 người đi xuất khẩu lao động tại một số nước trong khu vực và trên thế giới. Để hội nhập với thế giới về chính sách lao động, trong những năm qua Việt Nam đã lần lượt ký kết và thực hiện các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về quyền lao động như: xóa bỏ lao động cưỡng bức, xóa bỏ phân biệt trong tuyển dụng và nghề nghiệp, xóa bỏ hình thức lao động trẻ em.- năm 1993 chính phủ trung ương đã lần lượt ban hành các chính sách có liên quan đến xóa đói giảm nghèo được thực hiện trên phạm vi cả nước. Năm 1995, Báo cáo quốc gia của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen vềPhát triển xã hội đã khẳng định xóa đói giảm nghèo là một chính sách quốc gia quan trọng. Kết quả là tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam, theo chuẩn quốc gia, đã giảm từ 30% năm 1992 xuống còn gần 7% năm 2005. Mấy năm gần đây, khi áp dụng chuẩn nghèo quốc gia mới, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 18% đầu năm 2006 xuống gần 15% cuối năm 2007. Còn theo chuẩn nghèo quốc tế, do Ngân hàng Thế giới phối hợp với Tổng cục Thống kê Việt Nam tính toán, thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002 và 22% năm 20053. Như vậy, Việt Nam đã "hoàn thành sớm hơn 10 năm so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015", mà Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp quốc đã đề ra
- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình đào tạo và đang được tiếp tục đổi mới, chấn chỉnh về mục tiêu, nội dung và phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Năm 2000, cả nước đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Tính đến cuối năm 2007, có trên 40 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã tăng từ 85% cuối những năm 1980 lên trên 90% năm 2005. Từ năm 2001 đến nay, trung bình hàng năm quy mô đào tạo nghề cho người lao động tăng 10%, quy mô đào tạo cao đẳng, đại học tăng 7,4%. Những sinh viên nghèo được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay tiền với lãi suất ưu đãi để theo học.- Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình thời kỳ 1991-2000 được thực hiện tốt đã đưa tỷ lệ tăng dân số giảm từ 2,1% xuống 1,36%. Với thành tích này, Việt Nam đã được Liên hợp quốc tặng giải thưởng về công tác dân số. Sau đó, do chủ quan thỏa mãn, tỷ lệ tăng dân số đã nhích lên 1,44% vào năm 2004. Mấy năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số giao động giữa 1,15% và 1,17%.
- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Các chỉ số sức khỏe cộng đồng được nâng lên. Áp dụng các tiêu chí của UNICEF, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 42% năm 1995 xuống còn 25% năm 2005. Công tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện: các bệnh bại liệt, thiếu vitamin A, uốn ván sơ sinh cơ bản được thanh toán. Tính đến năm 2005, các bệnh bướu cổ, sốt rét ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm 60% so với năm 1995. Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 73,7 tuổi năm 2005.
- Ngoài ra, việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với những người có công (những gia đình liệt sĩ, những bà mẹ Việt Nam anh hùng), chăm sóc những trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, cưu mang những người tàn tật, nuôi dưỡng những người già cô đơn, cứu trợ đồng bào ở những vùng bị thiên tai... đã được cả Nhà nước và cộng đồng xã hội hết sức quan tâm.
Nhìn chung, sau gần 10 năm đổi mới, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, và từ năm 1996 đã bước sang giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
C, Đối Ngoại
-Sau 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho đất nước khởi sắc về mọi mặt, trong đó có sự đóng góp của mặt trận ngoại giao.
Sau Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ (1994), trong lĩnh vực ngoại giao đã có nhiều phát triển mới, nổi lên là ba sự kiện trong năm 1995: bình thường hóa quan hệ với Mỹ (11-7-1995); ký Hiệp định khung hợp tác với Liên minh châu Âu (17-7-1995) và trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông - Nam Á - ASEAN (28-7-1995).
Cho đến nay, sau khi tiến hành đổi mới, nước ta đã có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 169 nước, trong đó có tất cả các nước láng giềng và các nước lớn, có quan hệ thương mại với trên 180 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của hầu hết các tổ chức quốc tế lớn. Vai trò của Việt Nam trong Liên hợp quốc và phong trào Không liên kết được đề cao. Chúng ta đã tổ chức tốt nhiều Hội nghị cấp cao lớn như Hội nghị cấp cao Á - Âu và sắp tới sẽ là Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - APEC 14. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã làm cho vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao và đưa nước ta trở thành một người bạn và là một đối tác tin cậy của nhân dân tất cả các nước.
Sau 20 năm đổi mới, ngoại giao Việt Nam đã đạt được những thành tích to lớn. Tuy nhiên, cũng còn nhiều việc phải làm và nhiều thiếu sót cần khắc phục: Chúng ta vẫn còn chậm trong việc xác định khâu đột phá tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ hợp tác với một số đối tác quan trọng hàng đầu. Trong một số vấn đề đối ngoại phức tạp tồn tại lâu nay và trong hoạt động ngoại giao đa phương, chúng ta chưa thật chủ động tìm ra phương cách ứng xử thích hợp. Quá trình hội nhập quốc tế vẫn còn chậm. Công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước về đối ngoại, nghiên cứu cơ bản và dự báo về tình hình thế giới, khu vực, về đối tác cần được tăng cường hơn nữa cả về mức độ cũng như chất lượng, xử lý nhanh nhạy các vấn đề mới nảy sinh có lợi nhất cho đất nước. Cần chú ý hơn nữa khâu quản lý thống nhất công tác đối ngoại, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa ngoại giao, kinh tế, quốc phòng; giữa ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Cần thống nhất quản lý công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại và kiện toàn hơn nữa sự chỉ đạo thống nhất công tác giữa trung ương và địa phương, giữa các ngành và Bộ Ngoại giao và Ban Đối ngoại Trung ương. Cần tích cực triển khai nghị quyết Đại hội X của Đảng, hoạt động đối ngoại trong thời gian tới, tiếp tục phát huy tính nhạy bén và tỉnh táo trong nhận thức và đối sách, vừa linh hoạt, vừa kiên định đối với các vấn đề mới nảy sinh nhằm tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát huy những thành tựu đã đạt được trong 20 năm đổi mới, góp phần nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của đất nước
Hiện nay Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, các dân tộc vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi, và cùng phát triển.
D, Công Nghiệp hóa- hiện đại hóa
khoa học xã hội đã đặt cơ sở lý luận cho sự chuyển biến quan điểm từ công nghiệp hoá kiểu cũ sang công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá; từ công nghiệp hoá theo mô hình khép kín hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng sang công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong một nền kinh tế mở, gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là sự nghiệp của toàn dân. Việt Nam có thể và cần phải thực hiện mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo hướng hiện đại. Khoa học xã hội cũng đã góp phần đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
+phát triển giáo dục
+phát huy năgn lực của các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả của quản lí kinh tế tập thể.
+áp dụng khoa học tiên tiến và trong các lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực sản xuất.
Tuy nhiên, trình độ khoa học kĩ thuật kém không đáp ứng nhu cầu đất nước. Tình trạng chảy máu chất xám xúât hiện.
Ý Kiến: CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức và phát triển mạnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cần phải nhận thức sâu sắc rằng thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trước mắt, cũng như lâu dài không thể tách rời sự phát triển ngày càng hiện đại của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đo,CNH-HDH là một trong những vấn đề có tính "hạt nhân" của sự tiếp tục đổi mới lãnh đạo kinh tế của Đảng là đề ra và thực hiện được những chính sách kinh tế có tác động tích cực thúc đẩy mạnh nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN và thực hiện có hiệu quả các chính sách CNH, HĐH đất nước để từng bước thực hiện được mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 82895 .COM.doc