Thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ đổi mới đến nay

Tài liệu Thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ đổi mới đến nay: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 25/8/2018; Ngày duyệt đăng: 31/8/2018 (1) Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; e-mail: danghoadth@gmail.com Số 23 - Tháng 9 năm 2018 THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY* Đặng Thị Hoa(1) Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh trong đời sống văn hóa tộc người, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, lễ hội, nghi lễ chu kỳ đời người, Tuy nhiên, nhìn lại thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ 1986 đến nay cho thấy, các công trình nghiên cứu có sự thiên lệch giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa các vùng miền và đặc biệt là giữa các tộc người. Có những khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa tộc người còn chưa được khỏa lấp, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới. ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ đổi mới đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Ngày nhận bài: 22/8/2018; Ngày phản biện: 25/8/2018; Ngày duyệt đăng: 31/8/2018 (1) Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới; e-mail: danghoadth@gmail.com Số 23 - Tháng 9 năm 2018 THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU VỀ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY* Đặng Thị Hoa(1) Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các khía cạnh trong đời sống văn hóa tộc người, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, lễ hội, nghi lễ chu kỳ đời người, Tuy nhiên, nhìn lại thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ 1986 đến nay cho thấy, các công trình nghiên cứu có sự thiên lệch giữa cơ quan trung ương và địa phương, giữa các vùng miền và đặc biệt là giữa các tộc người. Có những khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa tộc người còn chưa được khỏa lấp, rất cần có những nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới. Từ khóa: Văn hóa tộc người; Văn hóa dân tộc thiểu số; Thành tựu nghiên cứu từ đổi mới đến nay; Thành tựu nghiên cứu; Đời sống văn hóa tộc người. I. Khái quát thành tựu nghiên cứu về văn hóa tộc người từ 1986 đến nay Khái niệm văn hóa và văn hóa tộc người luôn là một trong những khái niệm gây ra nhiều tranh cãi và có nội hàm rộng. Do vậy, trong phần hệ thống hóa này, chúng tôi chỉ giới hạn những thành tố văn hóa cơ bản của văn hóa tộc người theo như phân loại đã có hiện nay như: Văn hóa vật chất (bao gồm nhà ở, trang phục, ẩm thực) và văn hóa tinh thần (phong tục tập quán, cưới xin, tang ma, nghệ thuật dân gian, lễ hội...) Nghiên cứu về văn hóa là một chủ đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số. Khó có thể thống kê hết tất cả các công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người kể từ năm 1986 đến nay. Tuy nhiên, trong quá trình tìm đọc tài liệu, chúng tôi có thể hệ thống lại như sau: 1.Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về văn hóa tộc người Một số công trình đã tập trung giới thiệu, phân tích những vấn đề lý luận trong nghiên cứu văn hóa. Đáng chú ý là một số công trình đã đi sâu đề cập đến cơ sở lý luận trong nghiên cứu về văn hóa, vai trò của văn hóa trong phát triển như: “Triết lý phát triển ở Việt Nam, mấy vấn đề cốt yếu” của Phạm Xuân Nam, 2005. Trong các công trình nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, bản sắc văn hóa thường là bất biến trong quá trình phát triển của lịch sử. Nhưng cái bất biến ấy lại có những thay đổi trong các môi trường sống, tiếp xúc văn hóa hay do tác động của các yếu tố bên ngoài. Do vậy, bảo vệ văn hóa nhằm mục đích phát triển đất nước luôn đặt ra những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước (Phan Ngọc, 2006). Vấn đề quản lý văn hóa và phát triển văn hóa cũng được phân tích, đề cập qua các văn kiện của Đảng, các chính sách quản lý nhà nước về văn hóa, đặc biệt là các quan điểm quản lý lễ hội, quản lý các di tích văn hóa và các quan điểm về di sản văn hóa của các tộc người thiểu số. Một số nhà nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi, quản lý nhà nước về văn hóa truyền thống thì quản lý cái gì và quản lý như thế nào? Quản lý văn hóa phải đặt trong sự phát triển xã hội, văn hóa phải là động lực phát triển xã hội, do vậy quản lý văn hóa là quản lý phát triển (Hoàng Sơn Cường, 1995). Mục đích của quản lý văn hóa truyền thống là phải làm cho nó phát triển theo định hướng lý tưởng chính trị và thẩm mỹ của xã hội, phải phát huy được tiềm năng sáng tạo những giá trị văn hóa mới theo những chuẩn mực đúng đắn (Đình Quang, 1996). Một số công trình mang tính định hướng của văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển như “Văn hóa bản địa Việt Nam- khuynh hướng phát triển hiện đại” (Nguyễn Thanh Tuấn, 2012); “Nền văn hóa mới của Việt Nam” (Phan Ngọc, 2013) nêu lên những vấn đề nhận thức và quan điểm của Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới; “Văn hóa Việt Nam trên con đường giải phóng, đổi mới, hội nhập và phát triển” (Đỗ Huy, 2013), Mạc Đường (2005), “Vấn đề dân tộc thiểu số ở nước ta trong tầm nhìn đến năm 2020”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, đã đưa ra những nhận định, đánh giá về vấn đề dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay với những đặc điểm, thực trạng, tồn tại, đồng thời dự báo xu hướng phát triển đến năm 2020, khi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đặc biệt, tác giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ vững quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số trong xu thế phát triển chung của cả nước. Phan Đăng Nhật (2009), “Văn hoá các dân tộc thiểu số - Những giá trị đặc sắc”, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, đã giới thiệu diện mạo văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, sự chuyển biến từ văn học truyền miệng đến văn học thành văn; Một số thành tố văn hoá dân gian qua lễ hội; luật tục, ngữ nghĩa, ứng xử Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 107Số 23 - Tháng 9 năm 2018 văn hoá, đời sống sinh hoạt của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Năm 2011, tác giả Hoàng Nam xuất bản cuốn sách “Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam”. Cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề dân số, lịch sử cư trú, kinh tế truyền thống, văn hóa truyền thống của 53 dân tộc ở Việt Nam. Năm 2012, Hoàng Nam đã xuất bản cuốn sách “Đại cương nhân học văn hóa Việt Nam”, trong đó tác giả nghiên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc các nhóm ngôn ngữ ở nước ta. 2. Nhóm các công trình nghiên cứu chung, bản sắc văn hóa tộc người Việt Nam. Có thể điểm qua một số công trình như: “Văn hóa các dân tộc Tây Bắc – thực trạng và những vấn đề đặt ra” của Trần Văn Bính; “Bảo tồn và phát huy văn hóa văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số” của Nguyễn Khoa Điềm; “Đặc trưng văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của Hoàng Nam; “Văn hóa Việt Nam đa tộc người, Các dân tộc ít người ở Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn;.... Trong đó, một số công trình nghiên cứu mang tính bản lề về văn hóa như “Văn hóa Việt Nam đa tộc người” của Đặng Nghiêm Vạn, giới thiệu những nét văn hóa kinh tế, văn hóa vật chất, văn hóa tổ chức xã hội, văn hóa tinh thần của các cư dân sinh sống trên đất nước theo phương pháp dân tộc học; gồm các phần: Văn hóa và văn hóa dân tộc, tộc người; Văn hóa kinh tế; Văn hóa vật chất; Tổ chức xã hội; Văn hóa tinh thần. Cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam” của GS Đặng Nghiêm Vạn đã giới thiệu những nét khái quát nhất về những lịch sử tộc người dân tộc ở Việt Nam. Tìm hiểu một cách toàn diện về văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, kinh tế, xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân gia đình.... của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Thái, Chăm, Khmer. “Các tộc người ở Việt Nam” của Bùi Xuân Đính, sau khi khái quát lại những vấn đề chung về dân tộc học; từ đối tượng, nhiệm vụ, lịch sử ra đời đến khái quát các tộc người ở Việt Nam. Cuốn sách dành ra từng phần lớn đề cập đến một số tộc người như tộc người Việt, các tộc người vùng Đông Bắc, các tộc người vùng Tây Bắc và miền núi Thanh – Nghệ, các tộc người vùng duyên hải Trung và Nam trung Bộ, các tộc người vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, các tộc người vùng Nam Bộ. Trong mỗi phần đều dành ra một dung lượng nhất định trình bày văn hóa đặc trưng nhất của một số tộc người, trong đó có người Thái, Chăm, Khmer... từ văn hóa vật chất, mối quan hệ xã hội, văn hóa tâm linh, biến đổi văn hóa tín ngưỡng. Phạm Quang Hoan (chủ biên, 2012), “Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La”, đã phác họa khá chi tiết và cụ thể các đặc điểm văn hóa của các tộc người sinh sống ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là ở khu vực tái định cư của người Thái, Lự, Kinh, Hoa, Kháng, La Ha, Khơ mú, Mảng, Dao, Mông trên các chiều cạnh như: sinh kế, văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tâm linh và tôn giáo, tín ngưỡng, tri thức địa phương, ngôn ngữ, chữ viết và giáo dục. Nghiên cứu về các lễ hội, phải kể đến một số công trình mang tính cơ bản về các lễ hội tiêu biểu của các tộc người thiểu số ở Việt Nam của Lê Trung Vũ (2005); “Lễ hội dân gian Ê Đê” (1996), Tác giả Lê Hồng Lý đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội của một số tộc người: ‘‘Lễ hội ở một vùng biên giới” đã làm nổi bật một số lễ hội tiêu biểu của các tộc người Tày, Nùng ở Lạng Sơn (1993), “Lễ hội của người Dao Họ ở Lào Cai” (1997), “Hội Lồng Tồng ở Lào Cai” (1998), “Văn hóa dân gian ở người Mạ, Bảo Lộc, Lâm Đồng” (2002), “Tìm hiểu lễ hội dân gian của người Mường ở Hòa Bình” (2004); Năm 2012, Đặng Thị Oanh, cùng với nhiều tác giả xuất bản cuốn sách “Lễ hội dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên” đã giới thiệu một số lễ hội và nghi lễ dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên, trong đó có lễ hội của tộc người Thái Đen (Xên bản, cúng bản, Hạn khuống, Cúng cơm mới). Về quản lý lễ hội, Lê Hữu Tầng (1993), cho rẳng vai trò của hội lễ truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại hết sức quan trọng và cần có những phương thức quản lý phù hợp. Trong cuốn “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại”; Nguyễn Văn Mạnh (2002), “Giá trị của lễ hội truyền thống trong xã hội hiện đại”, Phạm Quang Nghị (2002), “Lễ hội và ứng xử của người làm công tác quản lý lễ hội hiện nay”; Tác giả Lê Hồng Lý cũng đã có một số công trình đi sâu về lĩnh vực quản lý lễ hội như: “Thử nhìn nhận những hoạt động lễ hội trong thời gian qua” (2005); “Khai thác các giá trị văn hóa và lễ hội truyền thống ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển du lịch” (2006); “Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội, tín ngưỡng” (2008); cũng đã nêu rõ tầm quan trọng của công tác quản lý lễ hội trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của các tộc người. Trong giai đoạn này cũng đã có một số công trình chuyên khảo mô tả toàn diện về tộc người, trong đó ít nhiều có đề cập đến đặc điểm gia đình như: “Người Dao ở Việt Nam” của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng và cộng sự, 1971; “Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam - Á ở Tây Bắc Việt Nam” của nhóm tác giả Đặng Nghiêm Vạn và cộng sự, 1972; “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” của Cầm Trọng, 1978. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Viện Dân tộc học: “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)” xuất bản năm 1978 và “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)” xuất bản năm 1984. Tuy nhiên, nội dung nghiên cứu về gia đình được đề cập trong các cuốn sách này rất sơ lược, bước đầu nhận diện một số đặc điểm cơ bản của gia đình trong văn hoá tộc người. Các tác giả bước đầu tìm hiểu về hình thái và các mối quan hệ trong gia đình đặt trong bối cảnh chung là một đơn vị xã hội tộc người. Một số nghi lễ gia đình cũng được đề cập, chủ yếu là các nghi lễ hôn nhân, Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 108 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 tang ma và tín ngưỡng thờ cúng trong gia đình. 3. Nhóm các công trình nghiên cứu về hôn nhân, gia đình Từ năm 1985, chủ đề nghiên cứu về gia đình các dân tộc thiểu số được nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam quan tâm. Trong các thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, khá nhiều nhà nghiên cứu Dân tộc học, xã hội học quan tâm nghiên cứu gia đình các dân tộc thiểu số ở nhiều nội dung của gia đình như: cấu trúc, chức năng và đặc trưng văn hoá, nghi lễ trong gia đình, có thể khái quát lại như sau: - Các nghiên cứu phân loại hình thái gia đình: một số tác giả đã trình bày quan điểm của mình trong nhận định về các hình thái gia đình của các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Trong đó, quan điểm về các loại hình gia đình với các hình thái gia đình lớn phụ hệ, gia đình lớn mẫu hệ, gia đình song hệ hay quá trình tan rã của các gia đình lớn được phân tích, đánh giá một cách khá sâu sắc1.. - Một số công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về đặc điểm gia đình một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc trưng cấu trúc gia đình các tộc người được phản ánh qua các chỉ số về số cặp vợ chồng, số thế hệ, số nhân khẩu, số con cái và các mối quan hệ trong gia đình là thân tộc hay thích tộc. Mô hình sống chung nhiều thế hệ (3 đến 4 thế hệ; nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trong một mái nhà của gia đình các dân tộc thiếu số đang dần thay đổi sang gia đình mở rộng chỉ còn từ 2 đến 3 thế hệ. Phân tích các yếu tố tác động tới những đặc điểm cấu trúc của gia đình, một số nghiên cứu cho rằng số con trong gia đình các dân tộc thiểu số nhiều hơn gia đình người Việt là do chế độ hôn nhân của các dân tộc thiểu số còn chịu ảnh hưởng nặng nề của nhận thức, quan niệm, đặc trưng văn hóa tộc người, phong tục tập quán,...2. Từ năm 2000 trở lại đây, vấn đề gia đình được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội quan tâm và được triển khai với nhiều đề tài, chương trình với quy mô lớn cấp quốc gia. Tuy nhiên, chủ đề nghiên cứu về gia đình các dân tộc thiểu số thì lại được nghiên cứu khá khiêm tốn trong các bài viết nhỏ lẻ của các đề tài luận văn, luận án hay các bài viết tạp chí chuyên ngành. Nội dung nghiên cứu về gia đình dân tộc thiểu số trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là những phần viết mô tả về đặc điểm gia đình của các cuốn sách chuyên khảo về các tộc người như dân tộc Lô lô, dân tộc Sán Chay, dân tộc Pà Thẻn,. Tuy nhiên, một số bài viết, công trình nghiên cứu cũng được mở rộng và đi sâu vào những nội dung cụ thể. Một số vấn đề nổi lên về gia đình được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm như: Đặc điểm gia đình các 1. Phạm Quang Hoan, 1985; 1988; 1990; Đặng Nghiêm Vạn, 1991, Vũ Đình Lợi, 1994 2. Phạm Quang Hoan, 1990, 1992; Nguyễn Thị Hoà, 1990; Đỗ Thúy Bình, 1991, 1992; Sần Cháng, 1998; Đào Trang Thái, 1997.... dân tộc thiểu số, mối quan hệ trong gia đình, phân công lao động, địa vị của phụ nữ, nam giới trong gia đình, chăm sóc trẻ em và người cao tuổi, chăm sóc sức khoẻ, phong tục tập quán, kinh tế hộ gia đình 3, Đặc biệt, khá nhiều công trình nghiên cứu trong những năm gần đây tập trung về lĩnh vực hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số, trong đó nổi lên các vấn đề liên quan đến tập quán trong hôn nhân và gia đình như: tảo hôn, nghi lễ hôn nhân, nghi lễ tang ma, sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy con cái, quan hệ thân tộc, thích tộc,...4 Đáng chú ý là, trong những năm gần đây, chủ đề nghiên cứu về gia đình các dân tộc thiểu số cũng được các học viên cao học và nghiên cứu sinh ở các ngành Dân tộc học, Xã hội học, Văn hoá học đặc biệt quan tâm. Đã có khá nhiều luận văn, luận án lựa chọn chủ đề nghiên cứu về gia đình của các dân tộc thiểu số ở nhiều cơ sở đào tạo tại các viện nghiên cứu, học viện, trường đại học trong cả nước. Theo số liệu thống kê, có tới hàng chục luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ liên quan đến chủ đề về gia đình dân tộc thiểu số như biến đổi về quy mô gia đình, các nghi lễ trong gia đình, chăm sóc sức khoẻ, sinh kế của hộ gia đình,... Điểm lại các nghiên cứu về gia đình các dân tộc thiểu số cho thấy, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian khá dài nhưng đều là những công trình nghiên cứu nhỏ, lẻ mô tả ở một số ít tộc người. Cho đến nay vẫnchưa có những nghiên cứu mang lại những hiểu biết tổng thể và toàn diện về gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt, vẫn thiếu vắng các công trình nghiên cứu mang tính lý luận về cách phân loại hình thái gia đình, đặc điểm văn hoá và những biến đổi gia đình của các tộc người thiểu số trong bối cảnh phát triển và hội nhập hiện nay. 4. Nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa của tộc người cụ thể Có thể nói, đây là nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người đồ sộ và rất khó thống kê được hiện có bao nhiêu công trình nghiên cứu về văn hóa của tất cả các dân tộc cho đến thời điểm hiện nay. Theo bảng số liệu thống kê sơ bộ, có 1374 công trình được hệ thống hóa, trong đó, các công trình sách là 674 cuốn (chiếm 49%); 125 công trình nghiên cứu từ các đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước (9%); 575 các bài báo, luận văn của các nhà nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành Dân tộc học, Văn hóa dân gian, Văn học nghệ thuật, Đông Nam Á,... Trong số các 3. La Công Ý, 1992; Vũ Đình Lợi, 1996; Nguyễn Văn Huy, 2005 a, b; Vi Văn An, 2006; Trần Văn Hà và Cs, 2008; Nguyễn Thẩm Thu Hà, 2009; Bế Văn Hậu, 2014, Trần Văn Hà và Cs, 2014, Đặng Thị Hoa, 2014 4. Nguyễn Doãn Hương, 1997; Đỗ Thúy Bình, 2004; Nguyễn Ngọc Thanh, 2005; Đỗ Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa, 2005; Nguyễn Văn Chính, 2006; Vi Văn An, 2006; Nguyễn Thị Song Hà, 2010; Phạm Thị Kim Oanh, 2010; Hoàng Phương Mai, 2011; Nguyễn Thị Minh Phương, 2011, Lê Hải Đăng, 2011, Nguyễn Văn Thắng, 2014... Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 109Số 23 - Tháng 9 năm 2018 công trình nghiên cứu về văn hóa, đáng chú ý nhất là các nghiên cứu về phong tục tập quán của các tộc người thiểu số được quan tâm nhiều hơn cả. Tiếp đến là mảng văn học nghệ thuật các tộc người với các nghiên cứu sưu tầm về truyện cổ dân gian, sự tích, ... và các nghiên cứu về ngôn ngữ tộc người. Các nghiên cứu về văn hóa vật chất khá khiêm tốn, chỉ tập trung ở một số tộc người có dân số đông như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mông. Vẫn còn tới hơn 20 dân tộc chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt nào về văn hóa vật chất như ẩm thực, trang phục và nhà ở. Hầu hết, các nghiên cứu tập trung nhiều hơn về văn hóa tinh thần, bao gồm các mảng vấn đề như phong tục tập quán, nghi lễ chu kỳ đời người, lễ hội, tang ma, hôn nhân và gia đình.... Đặc biệt, có 32 công trình nghiên cứu về luật tục và các quy ước làng bản, dòng họ, gia đình của các tộc người trong quản lý xã hội và duy trì, bảo tồn văn hóa. 5. Nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa dưới góc độ ngôn ngữ học Có khá nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các tộc người thiểu số, tuy nhiên dưới góc độ văn hóa, một số công trình khá nổi bật trình bày cơ sở lí luận của việc bảo tồn và phát triển văn hoá, ngôn ngữ một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc. Đánh giá thực trạng văn hoá, ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc trong giai đoạn hiện nay và công tác bảo tồn, phát triển ở các địa phương; phương hướng và điều kiện bảo tồn, phát triển văn hoá, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số5. Có công trình đã đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ tộc người trong mối tương quan với ngôn ngữ phổ thông ở môi trường gia đình và cộng đồng tại 8 điểm nghiên cứu của 5 dân tộc ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên, trên cơ sở đó, đã xây dựng những chỉ báo quan trọng về sự biến đổi và mức độ bền vững của ngôn ngữ tộc người. Cũng qua bài viết này, tác giả đi tới kết luận: để phát triển bền vững văn hóa tộc người, một trong những vấn đề rất quan trọng chính là việc giữ gìn ngôn ngữ tộc người6. Một số công trình, đã nêu đặc điểm chung của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Danh sách các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay. Quan hệ họ hàng, chữ viết, giáo dục song ngữ trong các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay7. Hoặc đề cập đến những vấn đề lý luận về giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc miền núi Việt Nam. Thực trạng giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc miền núi ở 3 tỉnh Nghệ An, Sơn La và Tuyên Quang. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ tại 3 vùng dân tộc thiểu số này, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới yêu cầu đảm bảo quyền sử dụng ngôn ngữ bản địa của các dân tộc này song 5. Nguyễn Văn Lộc, (chủ biên, 2010), Nghiên cứu bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hoá một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc 6. Vương Xuân Tình, (2010): Biến đổi văn hóa của các tộc người vùng Đông Bắc từ góc nhìn sử dụng ngôn ngữ, Tạp chí Dân tộc học, số 5-2010 7. Trần Trí Dõi, (2000): Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB. Văn hoá Dân tộc, Hà Nội song với việc giáo dục ngôn ngữ phổ thông8. Năm 2011, với nghiên cứu “Những vấn đề chính sách ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số Việt Nam” (Language policy and education in ethnic minorities region of Vietnam), đã giới thiệu một số văn bản thể hiện chính sách ngôn ngữ, giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam và những công trình nghiên cứu về vấn đề này. 6. Nhóm các công trình nghiên cứu về văn hóa vật chất: Một số công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu về các thành tố văn hóa vật chất của tộc người. Chẳng hạn, các nghiên cứu về nhà ở và trang phục của Nguyễn Khắc Tụng về người Dao và một số tộc người ở miền núi phía Bắc như: “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” (1994 và 1996), “Nhà ở của người Dao xưa và nay” (1996). Một số công trình xuất bản gần đây cũng có đề cập đến nhà ở của người Dao, chẳng hạn như các công trình như “Phong tục tập quán của người Dao Thanh Hóa” của Đào Thị Vinh (2001), “Người Dao ở Lạng Sơn” của Lý Dương Liễu (2004). Tác phẩm “Nhà sàn truyền thống của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam” của tác giả Ma Ngọc Dung. Tư liệu điền dã năm 1990 của tác giả Hoàng Minh Lợi về “Nhà cửa và trang phục của người Tày và Nùng ở Cao Bằng, Lạng Sơn” hay Luận án tiến sỹ Văn hóa học của tác giả Lê Thị Thúy Hoàn về “Nhà sàn truyền thống của cư dân Tày ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang)” là những công trình nghiên cứu thể hiện rõ sự tích ứng của các tộc người thiểu số với môi trường tự nhiên xung quanh thông qua ngôi nhà truyền thống. Công trình nghiên cứu “Ngôi nhà của người Tày trong khu trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” của tác giả La Công Ý (2010), lại đưa ra vấn đề bảo tồn ngôi nhà truyền thống như thế nào. Nhà ở của người Tày còn được đề cập đến trong một số đề tài nghiên cứu khoa học như đề tài: “Văn hóa truyền thống một số dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, do Sở Văn hóa Thông tin Tuyên Quang thực hiện năm 2001. Trong đề tài này, nhà ở của người Tày được đề cập đến một cách khái quát với hình dáng, kiến trúc, các công trình phụ trợ, khuôn viên và cách bố trí nội thất trong ngôi nhà. Ngoài ra, nhà ở của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Tày nói riêng còn được đề cập đến trong nhiều công trình, nhiều bài nghiên cứu công bố trên các báo, tạp chí như: “Một số vấn đề nghiên cứu về nhà ở của các dân tộc (đặc trưng và mối quan hệ văn hóa)”, của tác giả Ngô Đức Thịnh, Chu Thái Sơn đăng trên tạp chí Dân tộc học; “Vài nét về sự thay đổi cấu trúc nhà sàn người Tày ở Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” của tác giả Lê Thị Thúy Hoàn đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian. Cũng tìm hiểu về văn hóa vật chất, Đinh Thị Thơm (2012) với bài viết “Đôi nét về kiến trúc 8. Năm 2004: Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam: Những kiến nghị và giải pháp, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 110 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 nhà ở của người Pà Thẻn xã Tân Trịnh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang” đã miêu tả các loại hình nhà ở, kết cấu kỹ thuật, bố trí mặt bằng sinh hoạt, quá trình dựng nhà cũng như một số tập tục liên quan đến nhà ở. Về trang phục, các nghiên cứu về trang phục khiêm tốn hơn so với nhà ở. Một số công trình đáng chú ý như: “Nghệ thuật trang phục Thái” của Lê Ngọc Thắng giới thiệu khá chi tiết về các họa tiết hoa văn mang tính nghệ thuật trên các trang phục của phụ nữ dân tộc Thái; “Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer” của Đỗ Thị Hòa giới thiệu trang phục 21 tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer ở cả ba vùng miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, đồng bằng Nam bộ bao gồm cả trang phục người già, trẻ em, nam, nữ; trang phục thường ngày và lễ hội; cuốn sách đã có những đánh giá những giá trị lịch sử, văn hóa trong trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer. Trong cuốn “Trang phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao đỏ ở Lào Cai” của Phan Thị Phượng với những tìm hiểu về trang phục và nghệ thuật trên trang phục của người Dao đỏ ở Lào Cai; với bốn nội dung chính: khái quát về người Dao đỏ ở tỉnh Lào Cai; nguyên vật liệu của trang phục và các kỹ thuật khâu; các dạng trang phục của người Dao đỏ; nghệ thuật trang trí trên trang phục. 7. Nhóm nghiên cứu về văn hóa tinh thần Trước hết, chúng tôi cũng phải nói rằng, khó có thể đánh giá được một cách đầy đủ về các nghiên cứu văn hóa tinh thần của các tộc người thiểu số, bởi lẽ các nghiên cứu này khá đa dạng, ở nhiều lĩnh vực trong đời sống tinh thần của 53 dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cũng có thể thấy rõ rằng, đời sống tinh thần của các tộc người thiểu số được thể hiện trong các công trình nghiên cứu thực sự là phong phú và đa dạng. Hầu hết, các nghiên cứu đã mô tả, miêu thuật lại đời sống tinh thần của từng tộc người thiểu số từ các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày đến nghi lễ trong chu kỳ đời người, tang ma, cưới xin của phong tục tập quán, đến lễ hội, luật tục mang những nét đặc sắc của văn hóa tộc người. Có thể nói, đây là kho báu về văn hóa của các tộc người thiểu số cần bảo lưu, gìn giữ thông qua các công trình nghiên cứu để có thể lưu lại cho đời sau. II. Những vấn đề cơ bản, cấp bách về văn hóa tộc người qua tổng quan nghiên cứu Một trong những quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề cơ bản, cấp bách về văn hóa tộc người, đó là cần phải bảo tồn sự đa dạng văn hóa tộc người trong bối cảnh phát triển, đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Với đặc thù của một quốc gia có đa dạng thành phần tộc người, đa dạng về văn hóa thì việc bảo tồn văn hóa đang trở thành một điều kiện để phát triển, là động lực cho phát triển. Văn hóa Việt Nam có sự thống nhất trong đa dạng, đó là bản sắc văn hóa của một dân tộc đa văn hóa, đa sắc màu. Nếu coi thống nhất văn hóa từ đa dạng, thì muốn củng cố sự thống nhất ấy, phải trên cơ sở bảo tồn và phát triển tính đa dạng của văn hóa, mà ở đây thể hiện rõ nhất là đa dạng văn hóa tộc người và văn hóa địa phương 9. Trên thực tế, bảo tồn được văn hóa của các tộc người thiểu số, nhất là các tộc người có dân số ít thì mới có cơ hội duy trì và phát triển tộc người đó trong quá trình phát triển hướng tới sự bền vững. Quá trình đồng hóa văn hóa, thích ứng văn hóa trong phát triển là những khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra và khẳng định, cần có sự đa dạng văn hóa, chống lại quá trình đồng hóa văn hóa để bảo tồn được những khác biệt văn hóa của các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Điều này có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong một thế giới đang bị chia rẽ bởi những xung đột sắc tộc, xung đột tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm màu sắc văn hóa10. Biến đổi văn hóa hay thích nghi văn hóa là quá trình tất yếu khách quan của các cộng đồng tộc người. Sự biến đổi văn hóa cùng với những biến đổi về kinh tế - xã hội ở các tộc người thiểu số đang đặt ra những vấn đề cấp bách hiện nay, đó là trong quá trình biến đổi và thích nghi văn hóa, văn hóa của tộc người thiểu số có dân số ít thường tiếp nhận từ văn hóa của một số tộc người khác có dân số đông hơn trong vùng như Mông, Dao, Tày, Nùng, Việt,... Điểm đáng chú ý là, mức độ và tốc độ biến đổi diễn ra không tương đồng giữa các thành tố văn hóa và giữa các nhóm tộc người có dân số ít. Xu hướng tiếp nhận, ảnh hưởng văn hóa giữa người có dân số ít với các tộc người láng giềng biểu hiện khá rõ trong hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất; Còn ở lĩnh vực văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội thì sự biến đổi diễn ra chậm hơn nhiều. Dù biến đổi ở các dạng thức, khác nhau, xu hướng cố kết và khẳng định bản lĩnh, bản sắc văn hóa tộc người vẫn là chủ đạo. Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc có dân số ít trong điều kiện mới. Tuy nhiên, xu hướng đồng hóa văn hóa của một số tộc người có dân số đông trong vùng cũng thể hiện rất rõ nét và rất cần có các nghiên cứu cụ thể để đánh giá một cách khoa học và khách quan11. Biến đổi văn hóa còn chịu ảnh hưởng của quá trình biến đổi kinh tế - xã hội trong địa bàn vùng dân tộc thiểu số. Đối với các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây Trung Bộ đang phải chịu tác động mạnh mẽ từ những biến đổi của môi trường sống (rừng, nguồn nước, động thực vật...) mà cụ thể ở đây là quá trình định cư của vùng ngập lòng hồ của các công trình thủy điện như công trình thủy điện Sơn La, Lai Châu,12 Một vấn đề được cho là hết sức quan trọng và cấp 9. Ngô Đức Thịnh, 2013; Phan Ngọc, 2014 10. Vương Xuân Tình, 2009, 2012;Nguyễn Thị Đức, 2015 11. Phạm Quang Hoan, 2003; Vương Xuân Tình, 2014; Hoàng Sơn, 2008; Đặng Thị Hoa, 2014, 2017 12. Hoàng Sơn, 2006, Phạm Quang Hoan, 2014, Đặng Thị Hoa, 2012 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 111Số 23 - Tháng 9 năm 2018 bách hiện nay là, làm thế nào để quản lý được văn hóa và biến đổi văn hóa. Nhiều công trình nghiên cứu về quản lý văn hóa và biến đổi văn hóa đã chỉ ra rằng, thật khó có thể cấm được các hoạt động văn hóa và quản lý văn hóa không thể chỉ dùng theo cách quản lý hành chính thông thường. Giao lưu văn hóa và sự hội nhập giữa các cộng đồng vốn là quy luật chung của sự phát triển văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, để giao lưu và hội nhập thực sự trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển văn hóa và xã hội của một cộng đồng, thì bản thân văn hóa của mỗi cộng đồng ấy phải bảo tồn và phát huy bản sắc, sắc thái văn hóa của mình13. Việc giao lưu văn hóa diễn ra rất nhanh và mạnh. Cùng với sự bùng nổ thông tin nhờ công nghệ hiện đại, sản phẩm văn hóa từ khắp nơi cũng tràn đến núi rừng. Trong lúc việc bảo tồn chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu thì việc tiếp thu văn hóa mới lại thiếu chọn lọc, chính vì vậy đã gây ảnh hưởng xấu tới văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng bào các dân tộc ít mặc trang phục truyền thống, không còn say mê bài hát, điệu nhảy âm nhạc của dân tộc mình. Quá trình đô thị hóa cũng làm mất dần nhà sàn, nhà rông, nhà dài... Do vậy, quản lý văn hóa cần nhìn nhận từ chủ trương, chính sách đến việc triển khai thực hiện trên thực tế, cả trong khâu chỉ đạo điều hành đến việc triển khai thực hiện các dự án can thiệp hỗ trợ. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của lễ hội các dân tộc là cần thiết, tuy nhiên, trước tình trạng lễ hội đang bị mai một như hiện nay, cũng không nhất thiết phải tìm cách phục hồi lại các lễ hội nếu không cần thiết mà nên tìm biện pháp củng cố, xây dựng trung tâm văn hóa nhiều hoạt động thích hợp vừa mang tính dân tộc vừa hiện đại. Tại các trung tâm văn hóa cộng đồng đó, có thể lựa chọn các lễ hội truyền thống phù hợp với xu thế hiện nay14. Trong việc tổ chức phục hồi các giá trị truyền thống của văn hóa các tộc người thiểu số, cần rút ngắn khoảng cách chênh lệch khá lớn về đời sống văn hóa và mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền... III. Những khoảng còn trống trong nghiên cứu văn hóa tộc người 1. Các công trình nghiên cứu về văn hóa tộc người khá đồ sộ và đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống văn hóa của các tộc người thiểu số. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững thì vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu, phát hiện tính đặc thù và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi địa phương lại chưa được thực hiện một cách hệ thống và có tính khái quát mang tầm cỡ quốc gia. Hầu hết, các nghiên cứu vẫn mang tính nhỏ lẻ, chuyên sâu vào từng vấn đề, từng tộc người mà chưa có tính 13. Ngô Đức Thịnh, (2003), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội 14. Hoàng Lương, (2002), Lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, NXB. Văn hoá Dân tộc. khái quát cao cho từng vùng, từng nhóm tộc người hay tổng quát chung cho cả nước. Đặc biệt, vẫn còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu gắn bảo tồn văn hóa của các tộc người thiểu số vào việc hoạch định các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tộc người, các địa phương, nhất là với các tộc người, địa phương còn ở trình độ phát triển chậm, mang nhiều nét đặc thù. 2. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước trong phạm vi hoạt động văn hóa, chẳng hạn như quản lý lễ hội, quản lý di tích hay bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người gắn với các hoạt động văn hóa hiện nay ở cấp cộng đồng và văn hóa cơ sở còn hạn chế. Một số công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề quản lý lễ hội, quản lý di tích hay việc biên soạn, quản lý các kịch bản nghệ thuật dân gian tại các địa phương (trừ các di tích - lễ hội lớn, cấp quốc gia hoặc cấp đặc biệt) chưa nhiều. Thực tế cho thấy, các hoạt động lễ hội đang bùng nổ trong những năm gần đây đặt ra khá nhiều vấn đề trong quản lý và nghiên cứu các phương án bảo tồn văn hóa truyền thống của các tộc người. Do thiếu vắng các công trình nghiên cứu mang tính khoa học, cơ bản dẫn tới tình trạng trước khi lễ hội diễn ra, các cấp quản lý cơ sở (thường là cấp huyện, cấp xã) là nơi xây dựng “kịch bản lễ hội” hoặc trực tiếp duyệt kịch bản từ các làng/xã gửi tới. Cũng bởi vậy, ở khá nhiều trường hợp, kịch bản của một lễ hội tại làng/ xã lại chính là sản phẩm của nhà quản lý văn hóa các huyện hoặc của các trung tâm quản lý di tích, chính quyền sở tại mà thiếu cái nhìn khoa học. Từ đó, có nguy cơ dẫn đến sự áp đặt cho cộng đồng những “kịch bản” mang tính phi truyền thống và thiếu tính khoa học, phải có ý thức tôn trọng lịch sử, tôn trọng sáng tạo văn hóa trong cộng đồng. 3. Lĩnh vực nghiên cứu về văn hóa tộc người và biến đổi văn hóa tộc người đã có khá nhiều. Khối các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này khá đồ sộ. Nhiều nghiên cứu đã có tính bao quát về một tộc người hay một nhóm tộc người, làm rõ những nét đặc trưng trong bản sắc văn hóa của một số tộc người. Tuy nhiên, các nghiên cứu mang tính lý luận về biến đổi văn hóa và quản lý Nhà nước về văn hóa các tộc người thiểu số thì chưa nhiều. Đây là một khoảng trống trong nghiên cứu về văn hóa, biến đổi văn hóa các tộc người thiểu số ở nước ta hiện nay. Các nghiên cứu về quản lý nhà nước về văn hóa, vai trò quản lý của nhà nước trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số chủ yếu tập trung ở lễ hội, còn ở các thành tố văn hóa khác còn khá khiêm tốn. Đặc biệt, các nghiên cứu đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ 1986 đến nay làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc hoàn thiện chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số còn nhiều hạn chế. Việc nhận diện những vấn đề biến đổi văn hóa truyền thống của các tộc người và xác Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN 112 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 định những vấn đề đặt ra trong quản lý Nhà nước về văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người là rất cần thiết và cấp bách. * Bài viết là sản phẩm nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Quốc gia “Hệ thống hóa, đánh giá các công trình nghiên cứu về dân tộc và công tác dân tộc từ năm 1986 đến nay”. Mã số: CTDT 02.16/16-20. Tài liệu tham khảo [1] Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, (1991), Văn hoá Chăm, NXB. Khoa học Xã hội; [2] Đỗ Thuý Bình, (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội; [3] Phan Hữu Dật, Ngô Đức Thịnh, Lê Ngọc Thắng, Nguyễn Xuân Độ (Ban chủ nhiệm đề tài) (1998), Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước, Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX- 06: “Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội”, NXB. Khoa học Xã hội; [4] Trần Bình, (2002), Về văn hoá Xinh mun, NXB. Khoa học Xã hội; [5] Diệp Trung Bình, (chủ biên, 2002), Lễ hội cổ truyền các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam, NXB. Văn hoá Dân tộc; [6] Nịnh Văn Độ, (chủ biên, 2003), Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang, NXB. Văn hoá Dân tộc; [7] Trần Văn Bính, (chủ biên, 2004), Văn hoá các dân tộc Tây Nam Bộ - thực trạng và những vấn đề đặt ra, NXB. Chính trị Quốc gia; [8] Trần Văn Bính, (chủ biên, 2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB. Lý luận Chính trị; [9] Trương Bi, (chủ biên, 2007), Văn hóa mẫu hệ Mnông, NXB. Văn hóa Dân tộc; [10] Trần Trí Dõi, (2004), Thực trạng giáo dục ngôn ngữ ở vùng dân tộc miền núi ba tỉnh phía Bắc Việt Nam - Những kiến nghị và giải pháp, NXB. Đại học Quốc gia; [11] Ma Ngọc Dung, (2004), Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội; [12] Phan Văn Dốp, Nguyễn Thị Nhung, (2006), Cộng đồng người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ trong quan hệ giới và phát triển, NXB. Nông nghiệp; [13] Ma Ngọc Dung, (2007), Văn hóa ẩm thực của người Tày ở Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội; [14] Bùi Xuân Đính, (2010), Một số vấn đề cơ bản của các dân tộc vùng Đông Bắc, Báo cáo đề tài cấp Bộ; [15] Đỗ Thị Hoà, (2003), Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Tày - Thái, NXB. Văn hoá Dân tộc; [16] Đặng Thị Hoa, (2009), Tác động của yếu tố truyền thống tới quản lý xã hội ở cơ sở vùng dân tộc miền Tây Thanh Hóa - Nghệ An, đề tài cấp Bộ 2008- 2009; [17] Đặng Thị Hoa, (2014), Một số đặc điểm gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển, Trong cuốn: “Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh”, NXB. Khoa học Xã hội; [18] Đặng Thị Hoa, (2016), Hôn nhân xuyên biên giới với phát triển xã hội, NXB. Khoa học Xã hội; [19] Phạm Quang Hoan, (2009), Những vấn đề dân tộc- tôn giáo nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc đến năm 2015, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ năm 2007- 2009, do PGS. TS. Phạm Quang Hoan làm chủ nhiệm, lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học); [20] Phạm Quang Hoan, Đoàn Đình Thi, (2009), Một số vấn đề cấp bách trong nghiên cứu dân tộc học hiện nay, Thông báo dân tộc học năm 2008; [21] Phạm Quang Hoan, (2010), Nghiên cứu người Hmông ở vùng biên giới Lào - Việt (Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ năm 2008- 2010, do PGS.TS. Phạm Quang Hoan làm chủ nhiệm, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học). THE ACHIEVEMENTS OF RESEARCH ON ETHNIC CULTURE SINCE INNOVATION UP TO NOW Dang Thi Hoa Abstract: Research on ethnic minority cultures has always been a concerned topic for many researchers. There are quite many researchs on the aspects of ethnic cultural life, notably the researchs of material culture, spiritual culture, festivals, rituals of life cycle now... However, looking back at the research achievements on ethnic culture from 1986 to present showed that the researchs has a bias between central and local agencies, between regions and especially among ethnic minoririty groups. There are gaps in the ethnic culture researchs that have not yet been filled, and further research is needed in the near future. Keywords: Research achievement; Ethnic cultural life; Ethnic culture; Ethnic minority culture; The research achievement since innovation up to now.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf99_454_1_pb_0863_2151948.pdf