Tài liệu Thành tựu của văn hóa trung hoa thời kỳ trung đại: THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG
HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
Còn đối với người Triều Tiên thì đó là thành tựu quan trọng không gì
sánh được trong lịch sử, văn hóa, một minh chứng xác thực nhất cho sự
ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa Trunng Hoa.
2.2.1.3. Đối với Nhật Bản
Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên được
gọi là Kanji và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn
bán giữa Nhật Bản và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ IV, V. Tiếng Nhật
cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật người
Nhật dùng chữ Hán để viết tiềng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên của
người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man – yogana.
Hệ thống chữ viết này khá phức tạp. Man – yogana được đơn giản hóa
thành Hiragana và Katahana. Cả hai loại chữ này trải qua nhiều chỉnh lí
và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay của Nhật. Tiếng Nhật
hiện đại được viết bằng bốn loại kí tự chữ hán (Kanji) chữ mềm
(Hiragana) chữ cứng (Katakara) chữ ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành tựu của văn hóa trung hoa thời kỳ trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA TRUNG
HOA THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
Còn đối với người Triều Tiên thì đó là thành tựu quan trọng không gì
sánh được trong lịch sử, văn hóa, một minh chứng xác thực nhất cho sự
ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa Trunng Hoa.
2.2.1.3. Đối với Nhật Bản
Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên được
gọi là Kanji và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn
bán giữa Nhật Bản và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ IV, V. Tiếng Nhật
cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật người
Nhật dùng chữ Hán để viết tiềng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên của
người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man – yogana.
Hệ thống chữ viết này khá phức tạp. Man – yogana được đơn giản hóa
thành Hiragana và Katahana. Cả hai loại chữ này trải qua nhiều chỉnh lí
và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay của Nhật. Tiếng Nhật
hiện đại được viết bằng bốn loại kí tự chữ hán (Kanji) chữ mềm
(Hiragana) chữ cứng (Katakara) chữ Latinh (hay Rômaji).
Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo
âm hán cổ, được gọi là On – yomi và cách đọc theo âm tiếng Nhật được
gọi là Kun – yomi. Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật,
người Nhật còn sáng tạo ra một số chữ ( khoảng vài trăm chữ ) và mỗi
chữ này chỉ có một cách đọc theo âm tiếng Nhật; các chữ này được gọi
là Kôkuji.
Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo Dục Nhật đã đề nghị đưa vào giảng dạy
1850 chữ Hán cơ bản trong trường học và được Quốc Hội thông qua
năm 1947. Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều
chỉnh lại gồm 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác,
dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng đẻ viết tên
người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên 400 chữ các chữ Hán này
được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng và Bảng chữ Hán
dùng để viết tên người.
2.2.2. Ảnh hưởng của Văn học
2.2.2.1. Đối với Triều Tiên
Cũng như chữ viết văn học Triền Tiên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ văn
học Trung Hoa song không vì thế mà nó bị xem là “ một phụ lục của văn
hoc Trung Hoa”. Ngược lại người Triều Tiên đã tạo ra một nền văn học
phong phú, đa dạng mang phong cách rất riêng và “đáng để các đất nước
trong vùng Đông Á nể trọng”.
+ Tiếp biến về mặt hình thức
Về chữ viết: trong nền văn học Triều Tiên, dòng văn học chữ Hán chiếm
vị trí chủ đạo xuyên suốt thời kì cổ trung đại. Đặc biệt từ giai đoạn
vương triều Tân La các học giả Triều Tiên xưa ca ngợi chữ Hán là “
chân thư”, là thứ chữ cao quý chữ viết đặc thù của các nho sĩ tầng lớp
trên trong xã hội. Văn học chữ Hán chiếm khối lượng lớn và đồ sộ trong
toàn bộ nền văn hoc Triều Tiên. Tuy nhiên từ sự tiếp biến về mặt chữ
viết các tầng lớp dưới trong xã hội đã sử dụng chữ IDU và chữ Hangul
để sáng tác tạo nên một dòng văn học riêng biệt.
Về mặt thể loại: Triều Tiên một mặt sử dụng các thể loại sáng tác trong
văn hoc Trung Hoa, mạt khác tạo ra những thể loại mới phù hợp với
phong cách của mình trong văn xuôi Triều Tiên sử dụng các thể loại của
Trung Hoa: Sử kí, truyền kì, văn biền ngẫu, tiển thuyết một cách nhuần
nhuyễn, điêu luyện. Thế kỷ XIV, xuất hiện trong văn học Triều Tiên các
tác phẩm theo lối truyền kì tiêu biểu như “ Kim ngao tân thoại” (của
Kim Thời Tập). Nhưng tiếp sau đó thế kỷ XV – XVII khi các tiểu thuyết
Minh – Thanh ra đời ngay lập tức nó cũng được vận dụng để sáng tác ở
Triều Tiên.
Trong thơ ca: hầu hết các thể thơ Trung Hoa đều được sử dụng để sáng
tác ở Triều Tiên.
Tuy nhiên, những thể loại văn hoc Trung Hoa không đủ để truyền tải
những cảm xúc tinh tế nên người Triều Tiên đã sáng tạo ra nhiều thể loại
mới. Đặc biệt tới thời kì vương triều Cao ly, vương triều Lý các thi sĩ
Triều Tiên đã sáng tao ra thể thơ Sijo và Kasa.
Tóm lại, để đánh giá vấn đề này, xin dẫn lời nhận xét của giáo sư ngữ
văn Kimyulkyu (dại học tổng hợp Hàn Quốc): “Người Triều Tiên đã sử
dụng chữ Trung Hoa và các kĩ thuâth thơ Trung Hoa điêu luyện hơn bất
cứ dân tộc không phải Trung Hoa nào khác, và đã phát triển được một
truyền thống đặc văn chương, do đó tạo nên một sự hình thành lịch sử
thơ ca Hàn – Trung lâu đời”.
+ Tiếp biến về mặt nội dung
Cũng như văn học Trung Hoa, văn học Triều Tiên phản ánh hai đề tài
thơ chủ đạo là lịch sử và cảnh thiên nhiên.
Đặc điểm độc đáo nhất trong văn học Triều Tiên là không dừng lại ở
khuôn mẫu hình tượng văn học Trung Hoa, người Triều Tiên dám mạnh
dạn nói lên ước vọng, khát khao đến trần tục của con người mà văn hoc
đại lục không bao giờ dám đề cập.
Hay tiến xa hơn nữ, văn học Triều Tiên phản ánh đậm nét nhân tình thế
thái, phản ảnh tình yêu mang tính dục vọng mãnh liệt.
Từ sự tiếp nhận văn học Trung Hoa, Triều Tiên đã tiếp biến sáng tạo để
hình thành nền văn học độc đáo của dân tộc mình. Ở đó, những cung bậc
tình cảm được trân trọng, mạnh dạn đề cập chứ không bị gò bó kì thị
như ở Trung Hoa. Do vậy, văn học ở Triều Tiên không chỉ đọc, ngâm
mà được nâng lên thành những bài hát chữ tình sâu đậm.
2.2.2.2. Đối với Việt Nam
Hai dạng ảnh hưởng trực tiếp là ảnh hưởng gián tiếp của văn học Trung
Hoa với thơ ca dân gian người Việt
+ Ảnh hưởng trực tiếp
Thơ ca dân gian người Việt (còn gọi là ca dao) được sáng tác từ rất sớm,
song việc ghi chép lại mới chỉ được tiến hành từ cuối thế kỉ XVIII trở lại
đây. Căn cứ vào những tài liệu đã được sưu tầm, hiện có khoảng 13.000
bài ca dao. Ca dao người Việt có khi chịu ảnh hưởng của văn học Trung
Hoa một cách trực tiếp. Ví dụ dưới đây là lời của một chàng trai ở Nam
Bộ:
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự
Dạ bán trung thanh đáo khách thuyền
Ai hỏi đón chi đó giống in tiếng con bạn hiền
Đây anh lo phản mại kiếm tiền nuôi thân
Hai dòng đầu của bà ca dao là hai câu thơ trong bài Phong Kiều Dạ Bạc
của Trương Kế (đời Đường). Có thể nói đây là trường hợp vận dụng văn
học chữ Hán không thật nhuần nhuyễn, bởi vì xét cho kĩ nội dung giữa
hai dòng đầu với hai dòng sau không có mối liên hệ hữu cơ. Nhiều nhà
nghiên cứu đã nhận xét rằng trong các cuộc hát đối đáp ngày trước ,
nhiều câu mở đầu chỉ có tính chất bắt vần đưa đẩy để cho cuộc hát
không bị gián đoạn.
+ Ảnh hưởng gián tiếp
Ca dao người Việt còn chịu ảnh hưởng của văn học Trung Hoa một cach
gián tiếp. Qúa trình này diễn ra như sau: Lúc đầu nhứng điển tích, tên
đất, tên người của tác phẩm văn học Trung Hoa đi vào những tác phẩm
lớn của văn học viết của người Việt, sau đó các tác giả thơ ca dân gian
người Việt đã tiếp thu những điển tích này. Ví dụ, Kim Vân Kiều truyện
là tác phẩm cua Thanh Tâm Tài Nhân (đời Thanh _Trung Hoa). Tác
phẩm này đã vào Việt Nam khoảng những năm 60, 70 của thế kỉ XVIII.
Dựa theo nó, Nguyễn Du đã viết truyện Kiều với 3254 câu thơ lục bát.
Ca dao người Việt đã tiếp thu văn học Trung Hoa qua Truyện Kiều. Đây
là bài ca dao, lời chàng trai dặn dò người yêu hãy gìn giữ mối tình chung
thủy.
2.2.2.3. Đối với Nhật Bản
Văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Hoa. Đặc biệt là
từ khi chữ Hán có mặt tại Nhật Bản. Ảnh hưởng của văn hoạc Trung
Hoa tới Nhật Banr “phần lớn thông qua các học tăng và phái bộ ngoại
giao”nhất là sau khi thâu nhận “tư tưởng kinh điển nho giáo, việc tiếp
thu thi ca Trung Hoa đóng vai trò quan trọng đối với văn học Nhật Bản”.
Từ khi chữ Hán xâm nhập vào xã hội Nhật Bản, đã đánh dấu một bước
chuyển mới trong nền văn học Nhât Bản. Một nền văn học viết ra đời và
ngày càng phát triển.
Về thơ ca viết bằng chữ Hán gồm các tuyển tập như Kaifusô ra đời năm
751, với 126 bài thơ chữ Hán làm theo thể Đường luật. Khoảng thời gian
từ thế kỉ VII- VIII, nền văn học Hán khá phát triểnở Nhật Bản.
ở đời Đường nền văn học Trung Hoa phát triển khá rực rỡ. lúc bấy giờ
giao lưu Trung Hoa đã đạt đến đỉnh cao. Nhiều nhà thơ Nhật Bản đã góp
mặt trong nền văn minh Trung Hoa
Xét về quan điểm, văn học Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn
minh Trung Hoa. Đặc biệt là quan điểm văn học phải gắn liền với đạo
đức.
Xét về nội dung và hình thức. Nhiều tác phẩm văn học Nhật Bản sử
dụng nhiều đề tài, điển tích Trung Hoa, thấm nhuần tư tưởng triết lí nho
giáoVí dụ bài thơ “Hà Dương Hoa”của Thiên Hoàng Saga (Tha Nga),
vào thế kỉ thứ IX.
Từ thế kỉ trở đi, nền văn học chữ Hán ở Nhật Bản từng bước cách tân
hoá và phải rẽ bước đi theo con đường của riêng mình.
2.2.3. Ảnh hưởng của Nghệ thuật
2.2.3.1. Đối với Triều Tiên
* Hội hoạ
Hội hoạ Triều Tiên chịu ảnh hưởng của hội hoạ Trung Hoa từ rất
sớm.Từ thế kỉ thứ IV đã xuất hiện các bức bích hoạ theo phong cảnh
Trung Hoa trên các vách lăng mộ ở phía Bắc bắc đảo.
Đến thế kỉ thứ VII, hội hoạ Trung Hoa lại càng tác động mạnh mẽ vào
Triều Tiên làm xuất hiện dòng tranh phong cảnh.
Cũng thời gian đó phong cách tranh Phật giáo cũng được thâm nhập.
Vẫn sử dụng những kĩ thuật và lí thuyết hội hoạ Trung Hoa, song nội
dung biểu hiện các bức tranh ở Triều Tiên mang tính “tả thực cao”, nhất
là tranh ở cuối thời Choson.
Các bức tranh Phật ở đây mang vẻ duyên dáng thanh tú chứ không mang
vẻ huyền bí kinh sợ như ở Trung Hoa.
* Điêu khắc
Cũng như hội họa, điêu khắc Triều Tiên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ các kĩ
thuật điêu khắc của Trung Hoa. Song trên nề tảng lí thuyết đó điêu khắc
Triều Tiên tạo dựng của riêng mình. Nghệ thuật điêu khắc Triều Tiên
gắn liền với hinh ảnh Đức Phật
Về phong cách, từ thế kỉ VIII trở đi tượng Phật Trung Hoa có xu hướng
béo, mập thậm chí má chảy xệ xuống. do vậy chúng đã làm mất đi vòng
hào quang tinh thần vốn có. Trái lại tượng Phật Triều Tiên lại có vẻ đẹp
tinh thần cao quý với khuôn mặt thanh nhã, mũi dài thẳng, nhiều đường
nét chạy dài.
* kiến trúc
Kiến trúc Triều Tiên gồm hai loại chủ đạo là kiến trúc cung đình đền
chùa và kiến trúc nhà ở thường dân. Cả hai loại đều xây dựng trên cơ sở
lí thuyết về thuật phong thủy (xuất phát từ triết học Trung Hoa) cho đến
kĩ thuật, cấu trúc.
Dù vậy, kiến trúc Triều Tiên vẫn mang dáng vẻ riêng. Các công trình
không bề thế, nguy nga như ở Trung Hoa, mà hòa vào cảnh tự nhiên, tạo
nên vẻ đẹp thầm kín, cổ truyền.
2.2.3.2. Đối với Nhật Bản
Từ rất sớm, Nhật Bản sáng tạo cho mình nhiều loại hình nghệ thuật khá
đặc sắc. Trong khi đó, Trung Hoa là một đất nước có nền nghệ thuật
phát triển lâu đời và đạt nhiều thành tựu rực rỡ đã cung cấp cho kho tàng
văn hóa nhân loại nhiều mẫu hình đặc sắc và độc đáo. Điều này, cho
phép Nhật Bản tiếp thu những yếu tố từ nghệ thuật Trung Hoa làm cơ sở
thúc đẩy nghệ thuật Nhật Bản phát triển.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thanh_tuu_cua_van_hoa_trung_hoa_thoi_ky_trung_dai_5494_2181378.pdf