Tài liệu Thanh toán quốc tế - Chương 2: Phương tiện thanh toán quốc tế: 1
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
I. HỐI PHIẾU
1/ Khái niệm:
a. Theo luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA). Hối phiếu là một mệnh lệnh
dưới dạng viết của người bán phát ra đòi tiền người mua yêu cầu người mua khi đến hạn quy định của lệnh
phải trả một số tiền nhất định cho người bán, hoặc theo lệnh của người bán trả cho một người khác tại một
địa điểm nhất định
b. Theo luật thống nhất về hối phiếu (Công ước Giơnevơ 1930)Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả
tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này:
Hoặc khi nhìn thấy phiếu
Hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai
Hoặc tại một ngày có thể xác định trong tươnglai
Phải trả một số tiền nhất định cho một người nàođó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người
khác, hoặc trả cho người cầm phiếu
c. Theo điều 4, “Luật các công cụ chuyển nhượng” của Việt Nam: “Hối phiếu là giấy tờ có giá do người
ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát ...
17 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thanh toán quốc tế - Chương 2: Phương tiện thanh toán quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ
I. HỐI PHIẾU
1/ Khái niệm:
a. Theo luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA). Hối phiếu là một mệnh lệnh
dưới dạng viết của người bán phát ra đòi tiền người mua yêu cầu người mua khi đến hạn quy định của lệnh
phải trả một số tiền nhất định cho người bán, hoặc theo lệnh của người bán trả cho một người khác tại một
địa điểm nhất định
b. Theo luật thống nhất về hối phiếu (Công ước Giơnevơ 1930)Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả
tiền vô điều kiện, do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này:
Hoặc khi nhìn thấy phiếu
Hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai
Hoặc tại một ngày có thể xác định trong tươnglai
Phải trả một số tiền nhất định cho một người nàođó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người
khác, hoặc trả cho người cầm phiếu
c. Theo điều 4, “Luật các công cụ chuyển nhượng” của Việt Nam: “Hối phiếu là giấy tờ có giá do người
ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc
vào một thời gian nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”
2/ Các thành phần liên quan:
a. Người ký phát hối phiếu: thông thường là người bán, đại diện tổ chức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ.- Là
người lập và ký HP ra lệnh cho người bị ký phát phải trả một số tiền nhất định cho người được hưởng lợi.
Hai quyền lợi của người ký phát:
+ Người ký phát HP được quyền ký phát HP cho bất kỳ ai
+ Là người hưởng lợi đầu tiên của hối phiếu
Hai nghĩa vụ của người ký phát:
+ Cam kết rằng HP đó sẽ được chấp nhận và được trả tiền khi xuất trình
+ Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người ký phát phải có trách nhiệm hoàn trả số tiền hối phiếu
cho người hưởng lợi ( Người ký phát HP phải khác với người chấp nhận HP – không cùng là một
người)
b. Người chịu trách nhiệm thanh toán hối phiếu: là người mà hối phiếu gởi đến cho họ, đòi tiền họ (có thể
là người mua, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thanh toán, ...). Là người nhập khẩu hoặc một người khác
được người trả tiền chỉ định, có thể:
+ Là người chấp nhận trả tiền (accepter)
+ Người bảo lãnh (avaliseur)
+ Ngân hàng (Bank) – nếu là NH mở L/C (issuing bank)
c. Người hưởng lợi hối phiếu: trước hết là người ký phát hối phiếu, kế đến là người do người ký phát hối
phiếu chỉ định trên hối phiếu. Theo luật quản chế ngoại hối ở nước ta người h¬ởng lợi là các ngân hàng
kinh doanh đối ngoại được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép. - Là người bán và có thể là một người khác
do người bán chỉ định:
+ Có thể là bản thân người ký phát thì phải ghi vào HP “… trả cho tôi…” hoặc “… trả theo lệnh
của tôi…”
+ Có thể là một người đích danh được ghi vào HP
+ Có thể là người vô danh ( người cầm HP) thì HP phải để trống
d. Người ký hậu HP (endorser) – Người chuyển nhượng - Là người được hưởng lợi tờ HP nhường quyền
sở hữu HP đó cho người khác bằng cách ký hậu
- Trách nhiệm: ràng buộc trách nhiệm đối với những người ký hậu tiếp theo và đối với người
cầm phiếu
- Người chuyển nhượng đầu tiên của HP là người ký phát HP
2
4
1
2
2
2
3
3
4 4
5 5
3
5
e. Người được chuyển nhượng Là người được người khác chuyển nhượng HP đó cho mình và lúc này là
người hưởng lợi
f. Người cầm phiếu (bearer) Là người được hưởng lợi tờ HP đó với điều kiện HP là loại HP vô danh hoặc
ký hậu vô danh ( để trống). Người cầm phiếu có thể trở thành người được chuyển nhượng bằng cách ghi tên
mình vào HP
g. Người chấp nhận trả tiền HP (accepter)- Thông thường là Ngân Hàng
h. Người bảo lãnh HP : Thường là NH nổi tiếng
i. Người giữ phiếu
3/ LƯU THÔNG HỐI PHIẾU
3.1. Lưu thông HP trả ngay
1. Giao hàng hoá (có thể cả bộ chứng từ)
2. Ký phát HP và uỷ thác cho ngân hàng thu tiền hộ
3. Người mua trả tiền cho người bán khi nhìn thấy HP thông qua hệ thống ngân hàng
3.2. Lưu thông HP trả sau
1. Giao hàng và bộ chứng từ
2. Ký phát HP và thông qua hệ thống Ngân Hàng yêu cầu người mua ký chấp nhận trả tiền vào
HP
3. Hoàn trả HP đã được chấp nhận cho người bán để người bán đòi tiền HP khi HP đến hạn
4. Đòi tiền tờ HP đã được ký chấp nhận
5. Người mua trả tiền
Ngân hàng Ngân hàng
Người Xuất khẩu Người Nhập khẩu
1
2
2 2 3
3
3
Ngân hàng
Ngân hàng
Người Xuất khẩu
Người Nhập khẩu
3
4/ Đặc điểm của hối phiếu:
Tính bắt buộc của hối phiếu: Hối phiếu là "tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện". Người trả tiền hối phiếu
phải trả theo đúng nội dung ghi trên tờ phiếu và không thể viện bất cứ lý do riêng nào của mình để từ chối
trả tiền đối với người ký phát hối phiếu hay người thụ hưởng, trừ trường hợp hối phiếu được lập ra trái với
các đạo luật chi phối nó.
VD: Một nhà nhập khẩu đặt mua hàng, sau khi ký hợp đồng thì nhà nhập khẩu này nhận được một
hối phiếu đòi tiền hàng và nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận trả tiền vào tờ phiếu do nhà xuất khẩu gửi đến,
hối phiếu đó đã được chuyển sang tay người thứ ba thì nhà nhập khẩu bắt buộc phải trả tiền cho người cầm
phiếu này, ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng không giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Tính trừu tượng của hối phiếu: Trên hối phiếu không nêu nguyên nhân phát sinh việc lập hối phiếu, mà
chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền. Hiệu lực pháp lý của hối phiếu cũng
không bị ràng buộc bởi bất cứ nguyên nhân gì sinh ra hối phiếu. Nói cách khác, nghĩa vụ trả tiền của hối
phiếu là trừu tượng.
Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn
của nó. Hối phiếu có tính chất này vì hối phiếu là lệnh đòi tiền của người này với người khác
Bill of Exchange
No: 01/XK TPHCM, 25/10/2009.
For: USD 100.000
At sight of this FIRST of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid). Pay
to the oeder of ourselves. The sum of one hundred thousand US dollars
Drawn under
Confirmed/irrevocable L/C no.
Date/wired
To………. Import-export Co.
HỐI PHIẾU
Số: 01/XK TPHCM, ngày…
Số tiền: USD 100.000
Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này (bản thứ hai cùng ngày tháng không
trả tiền) trả theo lệnh của NH Ngoại Thương Việt Nam một số tiền là 100.000 USD.Thuộc
tài khoản của Tổng công ty XNK Tạp phẩm.
Ký phát cho Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
Theo L/C số: mở ngày
Gửi: . . . . . . . Tổng giám đốc Tocontap
Ký tên
4/ Hình thức của hối phiếu:
Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay
in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Thông thường người ta sử dụng hối phiếu in sẵn có những khoảng
trống để cho người ký phát điền vào những nội dung cần thiết. Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu bằng một thứ
tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu, thông thường là bằng tiếng Anh.
Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ.
Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản, thông thường là hai bản, mỗi bản được đánh số thứ tự: bản
thứ nhất ghi số “1”, bản thứ hai ghi số “2” và có giá trị ngang nhau, nhung chỉ có một bản được thanh toán.
Hối phiếu không có bản chính, bản phụ.
4
5/ Nội dung hối phiếu:
Theo luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau:
1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ hối phiếu (Bill of Exchange).
Phải ghi cùng bằng thứ tiếng lập hối phiếu
Quy định nhằm phân biệt về mặt hình thức một chứng từ có là hối phiếu hay không
Chú ý:Theo BEA và UCC, ko nhất thiết phải ghi tiêu đề HỐI PHIẾU
2. Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định
Mệnh lệnh đòi tiền
Vô điều kiện:
Đối với người ký phát: khi đưa ra lệnh thanh toán, không kèm theo bất kỳ điều kiện, lý do gì.
Đối với người bị ký phát: chỉ có 2 lựa chọn thanh toán/chấp nhận hoặc từ chối thanh
toán/chấp nhận mà không đưa ra bất cứ lý do gì .
Số tiền nhất định: số tiền được quy định cụ thể trên HP
ULB không cho phép ghi tỷ suất lợi tức. Như vậy, người ký phát cần tính ra số tiền lãi phải
trả, cộng với số tiền trả chậm, thành “số tiền nhất định” ghi trong HP.
Đối với HP trả ngay khi nhìn thấy hoặc sau khi nhìn thấy một thời gian nhất định, ULB cho
phép ghi kèm theo “số tiền nhất định” một mức lãi suất (nếu có) vì người ký phát không thể
xác định chính xác thời gian HP đến tay người trả tiền.
Số tiền ghi trên HP:
Nếu số tiền bằng chữ và số tiền bằng số không khớp nhau, số tiền thanh toán căn cứ vào số
tiền ghi bằng chữ.
Nếu số tiền cùng ghi bằng chữ hoặc cùng bằng số nhưng không khớp nhau thì số tiền nhỏ
hơn là cơ sở để thanh toán.
3. Tên và địa chỉ của người bị ký phát
Giúp người thụ hưởng xác định cần phải xuất trình hối phiếu cho ai để được thanh toán/chấp nhận
Người bị ký phát là người nhập khẩu (phương thức nhờ thu); là ngân hàng mở L/C (phương thức
tín dụng chứng từ)
Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị ký phát hối phiếu
4. Thời hạn thanh toán hối phiếu
Thanh toán ngay khi nhìn thấy/khi xuất trình (payable at sight / payable on demand / payable on
presentment): AT SIGHT
Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau khi nhìn thấy AT X DAYS AFTER SIGHT
Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau ngày ký phát AT X DAYS AFTER DATE
Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau ngày vận đơn AT X DAYS AFTER BILL OF
LADING DATE
Thanh toán tại một ngày nhất định trong tương lai ON …
Chú ý: thời hạn xuất trình để thanh toán
Trong vòng 1 năm (ULB 1930)
90 ngày (Luật các công cụ chuyển nhượng của VN)
Ví dụ
Trả tiền ngay: Hối phiếu ghi: trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này (At sight
of first (second) Bill of Exchange).
Trả tiền sau:
Trả sau 30 ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: (At 30 days after sight).
trả 30 ngày sau khi ký vận đơn (At 30 days after Bill of Lading date).
trả sau 30 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu (At 30days after Bill of Exchange date).
5. Địa điểm thanh toán
Nếu không có quy định khác, địa chỉ của người bị ký phát được xem là địa điểm thanh toán của hối
phiếu
5
Hiện nay, thường chọn Ngân hàng nơi người bị ký phát mở tài khoản giao dịch làm địa điểm thanh
toán (trên hối phiếu sẽ ghi cả số tài khoản của người bị ký phát)
6. Tên và địa chỉ của người hưởng lợi
Người thụ hưởng chính là người ký phát: “thanh toán cho tôi (công ty) số tiền…”
Người thụ hưởng đích danh khác: “Thanh toán cho ông/bà…số tiền…”
Chuyển nhượng: bằng hình thức ký hậu (ULB)
Người thụ hưởng theo lệnh: “ Thanh toán theo lệnh của ông/bà…số tiền…”
Chuyển nhượng: bằng hình thức ký hậu
Người thụ hưởng là người cầm phiếu (BEA và UCC cho phép): “Thanh toán cho người cầm
phiếu” hoặc để trống
Chuyển nhượng: bằng hình thức trao tay
Trong hoạt động ngoại thương, người thụ hưởng hối phiếu thường được quy định là ngân
hàng phục vụ nhà xuất khẩu theo luật quản lý ngoại hối
Người hưởng lợi hối phiếu: ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Đối với hối phiếu
thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khách do người
hưởng lợi chỉ định.
7. Ngày tháng và nơi phát hành hối phiếu
Luật pháp của nơi phát hành sẽ điều chỉnh hối phiếu.
Nếu trên hối phiếu không ghi rõ địa điểm phát hành, thì địa chỉ ghi bên cạnh người phát
hành được xem là nơi phát hành hối phiếu.
Nếu không ghi cả địa chỉ người phát hành thì hối phiếu vô giá trị.
Hối phiếu không ghi ngày tháng cũng vô giá trị vì không xác định được chính xác thời hạn thanh
toán, thời hạn xuất trình HP.
8. Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát HP
Chỉ những người có thẩm quyền mới được phép ký tên với tư cách người ký phát HP
Chữ ký phải được ký bằng tay
Không được đóng dấu đè lên chữ ký
Người ký phát chịu trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho những người hưởng lợi HP
Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc bên phai của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong
giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu, ... mà không phải viết tay đều không
có giá trị pháp lý.
Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự ủy quyền. Người được ủy quyền ký phát hối phiếu
phải thể hiện sự ủy quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ
nào thì ngôn ngữ thể hiện sự ủy quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ
dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự ủy quyền về việc thành lập hối phiếu đó.
6/ Phân loại hối phiếu:
a. Căn cứ vào thời hạn thanh toán, người ta chia hối phiếu làm ba loại:
Hối phiếu trả tiền ngay: (At sight bill) người trả tiền khi nhìn thấy hối phiếu này do người cầm phiếu
xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ.
Hối phiếu trả tiền sau một số ngày nhất định, thường là từ 5 đến 7 ngày: người trả tiền khi nhìn thấy hối
phiếu này do người cầm phiếu xuất trình thì tiến hành ký chấp nhận trả tiền, sau đó thì từ 5 đến 7 ngày
thì trả tiền tờ hối phiếu đó.
Hối phiếu có kỳ hạn: (Usance/time bill) sau một thời hạn nhất định ghi trên hối phiếu, người trả tiền
phải trả hoặc tính từ ngày ký phát hối phiếu hoặc tính từ ngày chấp nhận hối phiếu hoặc từ ngày quy
định cụ thể.
b. Căn cứ vào chứng từ kèm theo hối phiếu, người ta chia hối phiếu thành hai loại:
Hối phiếu trơn: (clean bill) Là hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu này không kèm theo
chứng từ thương mại. Thường được sử dụng để thu cước phí vận tải, đòi nợ cũ..
6
Hối phiếu kèm chứng từ: (documentarybill)loại hối phiếu này được gửi đến cho người nhập khẩu có
kèm theo chứng từ hàng hóa. Hối phiếu kèm chứng từ có hai loại:
Loại hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay (Documents against Payment (D/P)).
Loại hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận (Documents against Acceptance (D/A)).
c. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu, có thể chia hối phiếu làm hai loại:
Hối phiếu đích danh: (nominal bill)là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi hối phiếu không kèm
theo điều khoản “theo lệnh”. VD: Hối phiếu ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả cho ông
(bà) X một số tiền là ...”. Hối phiếu đích danh không chuyển nhượng được bằng thủ tục ký hậu theo
luật định.
Hồi phiếu vô danh (bearer bill)
Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng hối phiếu. VD: Hối phiếu
ghi như sau: “Sau khi nhìn thấy hối phiếu này, trả theo lệnh của ông (bà) X một số tiền là ...”. Hối
phiếu theo lệnh chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu theo luật định. Đây là loại hối phiếu được sử
dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
d. Căn cứ vào người ký phát hối phiếu, người ta chia hối phiếu làm hai loại:
Hối phiếu thương mại: là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu trong nghiệp
vụ về thanh toán hàng hóa xuất khẩu hoặc cung ứng lao vụ lẫn nhau.
Hối phiếu ngân hàng: (bank draft) là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý
của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu
Hối phiếu ngân hàng thực chất là một tấm sec do một Ngân hàng ký phát hành, ra lệnh cho một
ngân hàng đạilý thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợiđược chỉ định.
Nếu chuyển tiền bằng VND, ngân hàng nước ngoài phải mở tài khỏan bằng VND tại ngân hàng
Việt Nam; Hối phiếu được ký phát để ghi Có tài khoản VOSTRO.
Nếu chuyển tiền bằng ngoại tệ, ngân hàng Việt Nam phải mở tài khỏan và duy trì số dư bằng
ngoại tệ để phát hành sec; hối phiếu được ký phát để ghi Nợ tài khoản NOSTRO.
Bất lợi khi thanh toán bằng HP ngân hàng
Người chuyển tiền phải ghi Nợ ngay thời điểm tờ sec được phát hành, trong khi việc ghi Có cho
người thụ hưởng phải chờ mất một thời gian nhất định
Nếu người thụ hưởng không có tài khoản tại ngân hàng trả tiền, việc xử lý tờ sec sẽ phức tạp hơn.
Tờ sec có thể bị thất lạc hoặc bị đánh cắp và có thể bị lợi dụng
Một số quốc gia áp dụng luật quản lý ngoại hối cấm sử dụng sec để chuyển tiền ra nước ngoài
Các ngân hàng áp dụng mức phí cao trong xử lý sec
7. CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN HP
PHÂN BIỆT MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Ngày chấp nhận (Date of acceptance): Ngày mà người bị ký phát nhận được HP và làm thủ tục
chấp nhận trên HP đó.
Ngày trả tiền HP (Date of payment):Ngày mà người bị ký phát phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán
cho người thụ hưởng.
Ngày xuất trình HP (date of presentment):Ngày mà người thụ hưởng cuối cùng của HP phải
chuyển HP đến người bị ký phát (trong phạm vi 1 năm kể từ ngày ký phát HP - ULB). Nếu quá
ngày đó mà HP ko được xuất trình, HP sẽ ko còn giá trị.
1. Phát hành hối phiếu
Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán, bao gồm cả hối phiếu.
Người ký phát: nhà xuất khẩu
Người trả tiền: nhà nhập khẩu (phương thức nhờ thu) hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu
(ngân hàng phát hành L/C)
Người ký phát phải đảm bảo cho hối phiếu tuân thủ chặt chẽ về mặt hình thức và nội dung.
Người ký phát không được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán Hối phiếu khi người trả tiền từ chối thanh
toán.
7
2. Chấp nhận hối phiếu
Cần thiết đối với hối phiếu có kỳ hạn
Xuất trình HP để chấp nhận: trực tiếp hoặc gửi thư bảo đảm
Chấp nhận HP là hành vi của người bị ký phát cam kết thanh toán HP khi đến hạn.
Chấp nhận thương mại – trade acceptance
Chấp nhận ngân hàng – bank acceptance
Hình thức chấp nhận:
Chấp nhận phải được viết trên mặt trước tờ hối phiếu, được thể hiện bằng từ “chấp nhận”
và được ký bởi người bị ký phát
Chấp nhận bằng văn thư, điện thông báo
Chấp nhận là vô điều kiện (ULB)
Chấp nhận một phần tiền ghi trên hối phiếu (ULB)
Đối với hối phiếu có kỳ hạn sau X ngày kể từ ngày nhìn thấy (ngày chấp nhận hối phiếu), phải ghi
rõ ngày tháng ký chấp nhận
Hối phiếu sau khi được ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người trả tiền ký chấp
nhận trả tiền, nhất là đối với hối phiếu có kỳ hạn. Rõ ràng là, một hối phiếu đã được ký chấp nhận mới có
sự tin cậy trong thanh toán. Thông thường hối phiếu được gửi tới người trả tiền, để người này ký chấp nhận
bất cứ lúc nào trước ngày hết hạn xuất trình hối phiếu. Thời hạn chấp nhận có thể được giải thích trong hai
trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: nếu hai bên không có qui định gì khác thì ULB qui định thời hạn chấp nhận
là 12 tháng kể từ ngày ký phát hối phiếu.
Trường hợp thứ hai: nếu hai bên qui định rõ với nhau trong hợp đồng mua bán hoặc trong thư tín
dụng thời hạn cụ thể phải xuất trình hối phiếu để chấp nhận, thì hối phiếu phải được xuất trình để
chấp nhận trong thời hạn đó. VD: thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 45 ngày, hay là hết hạn 20
ngày kể từ sau ngày giao hàng thì thời hạn chấp nhận hối phiếu chỉ trong vòng 20 ngày đó, nếu quá
20 ngày đó, tức là L/C hết hiệu lực, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán tờ hối phiếu gửi đến
(nếu là trả tiền ngay) hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu (nếu là trả tiền sau).Sự chấp nhận được ghi
vào mặt trước, gó dưới bên trái của tờ hối phiếu và được thực hiện bằng chữ “chấp nhận”
(Accepted) viết kế bên chữ ký của người trả tiền.
Ngoài công thức chấp nhận đó, ULB còn cho phép người trả tiền dùng những chữ khác tương tự để
thể hiện sự chấp nhận của mình như “xác nhận”, “đồng ý”, “đồng ý trả tiền”.
Những sự chấp nhận của người trả tiền được thực hiện trên tờ hối phiếu bằng những chữ mơ hồ, tối
nghĩa khiến cho hối phiếu mất tính chất luật định của nó sẽ vô giá trị.
Cũng không loại trừ khả năng, người trả tiền ký chấp nhận vào mặt sau của tờ hối phiếu. Để phân
biệt giữa ký chấp nhận và ký hậu chuyển nhượng, người trả tiền dứt khoát phải tôn trọng đúng công thức
ký chấp nhận nêu trên.
Trong thanh toán quốc tế, người ta đã loại trừ sự chấp nhận bằng văn thư riêng biệt hoặc chấp nhận
gộp nhiều hối phiếu bằng một văn thư chung. Điều này ULB coi là vô hiệu.
Ngày tháng ký chấp nhận không phải là một yêu cầu bắt buộc của công thức ký chấp nhận. Song
trong thực tiễn sử dụng hối phiếu, người ta thấy có loại hối phiếu đòi hỏi ký chấp nhận có ghi ngày tháng,
có loại không cần ghi ngày tháng.
Đối với phiếu trả tiền ngay X ngày, người nhập khẩu muốn nhận bộ chứng từ thanh toán thì phải ký
chấp nhận vào loại hối phiếu trả ngay này. Trong trường hợp này, ghi ngày tháng ký chấp nhận là không
cần thiết. Đối với hối phiếu có kỳ hạn mà việc qui định kỳ hạn trả tiển rõ rệt, ví dụ hối phiếu ghi “X ngày
kể từ ngày ký phát bản thứ ... của hối phiếu này” hoặc ghi “Đến ngày ... trả cho bản thứ ... của hối phiếu
này...” thì việc ghi ngày tháng ký chấp nhận cũng không cần thiết.
Song, đối với hối phiếu có kỳ hạn được xác định trong tương lai “X ngày kể từ ngày nhìn thấy bản
thứ ... của hối phiếu này...” thì ngày tháng ký chấp nhận là ngày nhìn thấy hối phiếu, là mốc thời gian tính
ra kỳ hạn của hối phiếu.
Tuy nhiên người trả tiền vẫn có quyền từ chối không chấp nhận thanh toán hối phiếu, nếu như sự từ
chối đó là hợp lý với lý do chíng đáng, chẳng hạn như: hàng hoá thực nhận không đúng với hợp đồng đã ký
kết về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại hoặc bộ chứng từ bất hợp lý không phù hợp với những điều
khoản, điều kiện đã quy định.
8
3. Ký hậu hối phiếu
Ý nghĩa của hành vi ký hậu
Thừa nhận quyền hưởng lợi HP đối với một người khác
Việc ký hậu mang tính trừu tượng và vô điều kiện (không cần nêu lý do ký hậu, không cần
Ký hậu để trống (Blank Endorsement)
Ký hậu theo lệnh (To order Endorsement)
Ký hậu hạn chế (Restrictive Endorsement)
Ký hậu miễn truy đòi (Without recourse Endorsement)
HP đích danh, theo lệnh hay để trống đều có thể chuyển nhượng được theo thủ tục ký hậu, trừ
trường hợp HP có điều khoản quy định cấm chuyển nhượng (not to order) - ULB.
Khi muốn chuyển nhượng, người cầm phiếu phải ký vào mặt sau (ký hậu) của tờ hối phiếu, rồi
chuyển hối phiếu cho người được chuyển nhượng
Chuyển nhượng HP cho 2 người trở lên?
Chuyển nhượng một phần số tiền ghi trên HP?
Ký hậu hối phiếu là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu từ người hưởng lợi này
sang người hưởng lợi khác.
Việc ký hậu hối phiếu được thực hiện bằng cách người ký hậu (Endorser) ký chuyển
chuyển vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho người được chuyển nhượng (Endorsee).
Hành vi ký hậu có những ý nghĩa pháp lý như:
Thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác được qui định trong mặt sau của tờ hối
phiếu. Sự ký hậu này mang tính chất trừu tượng, có nghĩa là ng¬ời ký hậu không cần phải nêu lý
do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển
nhượng đó, mà người được chuyển nhượng nhiển nhiên trở thành người hưởng quyền lợi hối phiếu
đó.
Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với những người hưởng lợi
hối phiếu đó. Người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền
ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được
chuyển nhượng nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó.
Ký hậu được ghi ở mặt sau của tờ hối phiếu dưới các hình thức ký hậu sau:
Ký hậu để trắng (Blank endorsement): trong hình thức này, người chuyển nhượng chỉ đơn giản là
ký tên vào mặt sau và không chỉ định người được hưởng quyền lợi hối phiếu. Với cách ký hậu này,
người nào cầm hối phiếu sẽ trở thành người được hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng kế
tiếp của người cầm phiếu này không cần phải ký hậu nửa, chỉ cần trao tay là đủ. Người cầm phiếu
có thể chuyển hình thức ký hậu để trắng này sang hình thức ký hậu khác bằng cách ghi thêm câu
“trả theo lệnh ông (bà)...” nếu là ký hậu theo lệnh hoặc “chi trả cho ông (bà)...” nếu là ký hậu hạn
chế, ...
Ký hậu theo lệnh (To order endorsement) hay còn gọi là ký hậu đặc biệt (Special endorsement):
Với cách ký hậu này người chuyển nhượng chỉ định một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu.
Người ký hậu chỉ ghi câu “trả theo lệnh ông (bà) X” (Pay to order of Mr (Mrs) X) và ký tên. Như
vậy, người hưởng lợi hối phiếu trong trường hợp này chưa quy định rõ ràng, cần phải suy đoán ý
chí của ông (bà) X. Nếu ông (bà) X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người
hưởng lợi hối phiếu, nếu ông (bà) X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu đương nhiên là ông X.
Với cách ký hậu này, hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người
hưởng lợi cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, nhưng phải trước khi hối phiếu đến hạn trả
tiền. Vì vậy ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế.
Ký hậu hạn chế (Restricitve emdorsement): là việc ký hậu chỉ định đích danh người hưởng lợi hối
phiếu và chỉ người đó mà thôi. Người ký hậu ghi câu “Chỉ trả cho ông (bà) X” và ký tên. Đối với
loại ký hậu này, chỉ có ông (bà) X mới nhận được tiền của hối phiếu, do đó ông (bà) X không thể
chuyển nhượng tiếp hối phiếu này cho người khác bằng thủ tục ký hậu nữa.
Ký hậu miễm truy đòi (Without recourse endorsement): là việc ký hậu mà người ký hậu ghi câu
“Miễn truy đòi người ký hậu” với một trong ba loại ký hậu nêu trên. Ví dụ: “Trả tiền theo lệnh ông
(bà) X, miễm truy đòi” và ký tên. Đối với loại ký hậu này, một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì
ông (bà) X không được truy đòi lại tiền của người ký hậu trực tiếp của mình. Nếu hối phiếu có
nhiều người ký hậu theo lệnh đều ghi chữ “Miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình, còn có một
9
hay nhiều người không ghi chữ “Miễn truy đòi” đó, thì đương nhiên những người này không được
hưởng quyền miễn truy đòi, khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, họ phải đứng ra thanh toán cho
người hưởng lợi kế tiếp. Ký hậu miễn truy đòi cũng là một loại ký hậu được sử dụng nhiều trong
thanh toán quốc tế.
Ký hậu bảo lưu (Conditioanl endorsement): là việc ký hậu chuyển nhượng hối phiếu cho một người
nếu người này thực hiện những quy định do người ký hậu đề ra.
4. Bảo lãnh hối phiếu
Là sự cam kết của người thứ ba, thường là Ngân hàng lớn có uy tín, về việc thanh toán hối phiếu
khi đến hạn cho người thụ hưởng.
Bảo lãnh phải ghi rõ là cho người nào hưởng, nếu không, người ký phát sẽ là người hưởng bảo lãnh
Cách thực hiện: ghi “bảo lãnh/aval” ngay trên tờ hối phiếu và ký tên hoặc bảo lãnh bằng một văn
thư riêng (bảo lãnh mật)
Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả cho người hưởng lợi khi hối phiếu
đến hạn trả tiền. Thông thường người đứng ra bảo lãnh hối phiếu là các ngân hàng.
Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh “good as aval” vào mặt
trước hoặc sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu.
Ngoài ra ở một số nước người ta có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn thư riêng gọi
là bảo lãnh bí mật. Sở dĩ có hình thức bảo lãnh này là do người trả tiền không muốn người thứ ba
biết tình hình tài chính của mình đến mức cần bảo lãnh.
Nếu trên hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ghi “theo thư tín
dụng số... mở ngày ...gửi ngân hàng mở tín dụng ...”, thì đó cũng là một hình thức bảo lãnh hối
phiếu.
5. Cầm cố và nhờ thu HP
Người thụ hưởng có quyền cầm cố HP tại các tổ chức tín dụng để vay vốn.
Trường hợp người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố HP
Trường hợp người cầm cố không hoàn thành nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố HP
Người thụ hưởng có thể chuyển giao HP cho người thu hộ để nhờ thu số tiền ghi trên HP kèm theo
chỉ thị nhờ thu
Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó người hưởng lợi hối phiếu
xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số
tiền ghi trên tờ hối phiếu.
Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển
nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. Chênh lệch giữa số tiền ghi trên tờ hối phiếu với số tiền ngân
hàng bỏ ra mua tờ hối phiếu đó gọi là lợi tức chiết khấu.
6. Kháng nghị không trả tiền
Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật.
Người hưởng lợi lập đơn kháng nghị trong thời hạn pháp luật chophép (thường là trong vòng 2 ngày
làm việc kể từ ngày hối phiếu đến hạn thanh toán)
Đơn kháng nghị phải sao nguyên văn tờ HP, cùng các yếu tố như chấp nhận, ký hậu, bảo lãnh, lý do
từ chối trả tiền
Sau khi lập xong đơn kháng nghị, người bị từ chối thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho một
trong những người chuyển nhượng trước đó để đòi tiền.
Nếu ko có bản kháng nghị, ngoại trừ người ký phát, những người được chuyển nhượng sẽ được miễn
trách nhiệm trả tiền.
Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối thì người hưởng lợi phải chứng
thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. Bản kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra
trong thời hạn không quá hai ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn của hối phiếu. Sau khi lập xong
bản kháng nghị, trong vòng 4 ngày làm việc, người bị từ chối trả tiền phải báo cho người chuyển
nhượng trực tiếp để đòi tiền hoặc có thề đòi tiền bất cứ người nào đã ký hậu chuyển nhượng hối
phiếu hoặc đòi người ký phát hối phiếu. Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì
10
những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiêm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát
hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị.
Trên thực tế người ta thường làm như sau: VD: A là người ký phát hối phiếu, B,C,D là
những người được chuyển nhượng tiếp theo, E là người được chuyển nhượng cuối cùng. Khi E bị từ
chối trả tiền, E sẽ chuyển hối phiếu đòi tiền D kèm theo một bản tính tiền gồm số tiền của hối phiếu,
chi phí làm thủ tục kháng nghị và các chi phí khác. D hoàn trả tiền cho E và truy đòi ngược lại C, và
cứ như vậy cho tới A. Cuối cùng A trực tiếp đòi tiền ở người mắc nợ.
7. Giải trái
HP được người bị ký phát thanh toán đầy đủ và đúng hạn xem như là đã giải trái (trả xong nợ theo
quy định) Các trường hợp sau cũng được coi là đã giải trái:
Người chấp nhận là người cầm phiếu khi đến hạn
Hối phiếu hết hiệu lực pháp lý do quá thời hạn theo luật định
Người cầm phiếu tuyên bố bằng văn bản từ bỏ quyền lợi về hối phiếu và tuyên bố hủy bỏ hối phiếu.
Người bị ký phát thanh toán HP trước khi đến hạn
SƠ ĐỒ LƯU THÔNG HỐI PHIẾU
VÍ DỤ: Contract No. 9967HK/YAGI April 20,2004
Buyer: YAGI Co., Ltd. 228 KYUTAGO-MACHICHOU-KU OSAKA
Seller: HUU NGHI GARMENT EXPORT-IMPORT Co., 638 Nguyen Duy st. District
8, HCMC, VIETNAM
Description of goods:
Ladies sport wear (style No.: ATN-9828): 700 pcs,
Unit price: US $120
Amount: US$ 84,000.00 FOB Saigon Port
Place of departure: Saigon Port
Place of destination: Kobe Port
Latest shipment date: June 20,2004
Payment: (D/A) after 60 days shipment date
.......................................................................
Dựa vào tài liệu nêu trên hãy lập một hối phiếu, biết rằng:
– Bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo đúng thời hạn đã ký kết, ngày giao hàng ghi trên B/L là
18/06/2004
– Bên bán mở tài khoản giao dịch tại NH Ngoại thương Việt Nam, chi nhánhthành phố Hồ Chí Minh.
Người ký phát HP
(Drawer)
Người hưởng lợi
(Beneficiary)
Người trả tiền HP
(Drawee)
Người được chuyển
nhượng thứ 2,3,…
Người được chuyển
nhượng thứ 1 1 2
4
1
5
6
3
11
No: 12345 BILL OF EXCHANGE
HCMC, Date June 20,2004
For US$ 84,000.00
At 60 days after Bill date sight of this FIRST Bill of Exchange (SECOND of the same tenor and date
being unpaid) pay to the order of BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM HCM CITY
BRANCH the sum of : United States Dollars Eighty four thousand only.
Value received as per our invoice(s) No 9999 Dated June 18,2004
Drawn under: Contract No. 9967HK/YAGI dated April 20,2004
To: YAGI Co., Ltd. 228 KYUTAGO-
MACHICHOU-KU OSAKA
Drawer
HUU NGHI GARMENT EXPORT-
IMPORT Co. ., 638 Nguyen Duy st.
District 8, HCMC, VIETNAM
II. Kỳ phiếu (money order,promissory note)
1.Khái niệm:
Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho
một người khác, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu.
Kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ): con nợ tự lập và ký phát hành hối phiếu để nhận nợ với chủ nợ.
Về quy tắc lưu thông, hối phiếu và kỳ phiếu giống nhau. Các điều luật dùng để điều chỉnh hối phiếu cũng
được áp dụng tương tự cho một kỳ phiếu.
So với hối phiếu, kỳ phiếu ít được sử dụng trong thương mại quốc tế hơn.
2.Nội dung kỳ phiếu:
(1) Tên kỳ phiếu: PROMISSORY NOTE, KỲ PHIẾU
(2) Cam kết trả tiền vô điều kiện, một số tiền nhất định
Số tiền : viết bằng chữ, viết bằng số thì viết ở trên sau FOR
(3) Thời hạn trả tiền: At sight of , At X days
(4) Địa điểm trả tiền
(5) Tên người thụ hưởng
(6) Địa điểm và ngày ký phát
(7) Chữ ký của người trả tiền (người ký phát)
3.Mẫu kỳ phiếu:
Promissory note
London, 25th, December 2009
GBP 5,543.00
On the 25 th March, 1998 fixed by the Promissory note we promise to pay Food
company or order in HoChiMinh city the sum of five thousand five hundred and
forty-three pounds Sterling.
For and on behalf of Sithers Johnson Ltd
Signed
Kỳ phiếu trả ngay:
NEW YORK 30 December 2009
USD 5,000.00
I promise to pay bearer on demand the sum of US Dollars five thousand only.
Mr Agassi
Lệnh phiếu có kỳ hạn:
New York 24 January 2009
USD 5,000.00
Three months after date I promise to pay David Henry or order the sum of US
Dollars five thousand.
David Cantona
Điểm khác biệt giữa Hối Phiếu và Kỳ Phiếu.
12
Hối phiếu Kỳ phiếu
- Người lập: người thụ hưởng lập
- Có 3 chủ thể tham gia:
+ người ký phát
+ người bị ký phát
+ người thụ hưởng hối phiếu
- thủ tục chấp nhận: bắt buộc phải có thủ tục
chập nhận
- được sử dụng nhiều trong TMQT vì nó được
đảm bảo hơn, Hp được ký phát bởi chủ nợ =>
được đảm bảo thanh toán 2 lần
- con nợ lập
- 2 chủ thể tham gia
+ người nhận nợ (người ký phát)
+ người thụ hưởng
- không cần phải có thủ tục chấp nhận
- sủ dụng ít hơn trong TMQT vì người ký phát
là người nhận nợ ít đảm bảo
III. Séc(check-cheque) phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi cho mọi khách hàng.
1.Khái niệm:
Sec là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản) ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài
khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên tờ Sec, hoặc trả theo lệnh của
người này, hoặc trả cho người cầm séc.
Theo Luật các công cụ chuyển nhượng:“Sec là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị
ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của NHNN Việt Nam trích một
số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng”
Sec thường được Ngân hàng in sẵn theo mẫu Gồm 2 mặt:
o Mặt trước in sẵn tiêu đề để điền các yếu tố bắt buộc của tờ séc
o Mặt sau để ghi các nội dung về chuyển nhượng
2.Các bên liên quan đến thanh toán séc là:
Người ký phát (Drawer): là người phải trả tiền cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc.
Người thụ hưởng (Beneficiary): người được nhận số tiền trên tờ séc.
Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Có trách nhiệm chuyển séc cho
NH thanh toán để thu hộ tiền cho người thụ hưởng.
Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): ngân hàng nắm giữ tài khoản tiền gửi thanh toán séc của người ký
phát séc.
3. Nội dung bắt buộc trên tờ séc phải có:
• Tiêu đề “SÉC”
• Số séc
• Ngày tháng năm kí phát séc : thời hạn hiệu lực thanh toán của séc, mỗi séc có thời hạn thanh toán
hiệu lực khác nhau (từ ngày ký phát hành séc đến ngày séc được nộp vào kho bạc để thanh toán).
• Tên người thực hiện thanh toán.
13
• Địa điểm phát hành séc
• Ngân hàng trả tiền, địa điểm thanh toán
• Số hiệu tài khoản được trích trả
• Số tiền phát hành xác định bằng số và chữ
• Người hưởng lợi tờ séc
• Chữ ký người phát hành séc
• Mặt sau: để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.
4. Quy định chung về thanh toán bằng séc
• Quyết định mẫu séc (do Ngân hàng Nhà nước ấn hành theo mẫu đề nghị bởi các NHTM).
• Bảo quản séc (nếu mất phải thông báo bằng văn bản cho NH)
• Thời hạn, hiệu lực thanh toán của séc là thời hạn tính từ ngày phát séc đến ngày nộp séc vào NH.
• Quyền từ chối thanh toán séc của NH.
5. Điều kiện thành lập và thanh toán sec
Séc phải có tiền bảo chứng
o Tại thời điểm phát hành
o Tại thời điểm thanh toán
Điền vào chỗ trống của tờ Sec những nội dung thích hợp
Đảm bảo thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của séc:
o hạn xuất trình: khoảng thời gian tờ Séc phải được nộpvào NH. Trong thời hạn xuất trình này,
người ký phát phải đảm bảo tài khoản đủ số dư thanh toán.
o Thời hạn hiệu lực: thời hạn tờ Séc có giá trị
Trường hợp: tờ Séc được nộp vào NH quá thời hạn xuất trình nhưng còn trong thời hạn hiệu lực?
6. Thời hạn xuất trình và Thời hạn hiệu lực
Thời hạn xuất trình Thời hạn hiệu lực
ULC
Uniform Law Check
8 ngày (sec lưu thông trong phạm vi quốc gia
20 ngày (sec lưu thông giữa các nước cùng lục địa)
70 ngày (sec lưu thông giữa các nước khác lục địa)
1 năm
kể từ ngày ký phát
Luật các công cụ
chuyển nhượng Việt
Nam
30 ngày từ ngày ký phát
6 tháng
kể từ ngày ký phát
7.Các loại séc thông dụng:
Séc đích danh (nominal cheque):được ghi rõ tên người hưởng thụ trên séc.
Séc vô danh (bearer cheque):không ghi rõ tên người hưởng thụ trên tờ séc, bất cứ ai cầm tờ séc cũng có thể
nhận được đủ số tiền ghi trên tờ séc tại Ngân hàng.
Séc theo lệnh (check to order):ghi rõ trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng, séc này được chuyển nhượng
theo thủ tục ký hậu.
Séc tiền mặt: là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt và người phát hành séc phải chịu rủi ro khi
bị mất séc hoặc bị đánh cắp. Người cầm séc không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được tiền.
Séc chuyển khoản (trasferable check): Là lệnh trả của người phát hành séc đối với Ngân hàng phục vụ
mình về việc trích trả tiền từ tài khoản của mình trả tiền cho người thụ hưởng có tên ghi trên tờ séc.
Séc bảo chi (cerfieeld check) :là tờ séc thông thường được Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành, bảo đảm
khả năng chi trả của tờ séc và đánh dấu séc bảo chi lên tờ séc trước khi giao tờ séc cho khách hàng.
Séc gạch chéo (clossed check)là loại séc trên mặt trước tờ séc có gạch chéo hai đường song song nhằm
mục đích không được rút tiền mà chờ chuyển khoản qua ngân hàng.
Séc du lịch (traveller’s check) :là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi
nhánh hay đại lý của ngân hàng phát hành.
14
8. SƠ ĐỒ THANH TOÁN CỦA SÉC
8.1. Sec lưu thông qua một NH
Trong đó:
(1) Giao hàng và bộ chứng từ.
(2) Phát hành séc thanh toán.
(3) Đến NH lĩnh tiền séc. (4)
(4) Gửi báo có cho người bán. (3) (5)
(5) Gửi báo nợ cho người mua (1)
(2)
8.2. Sec lưu thông qua 2 NH
Trong đó: (5)
(1) Giao hàng và bộ chứng từ.
(2) Phát hành séc thanh toán. (4)
(3) Nhờ ngân hàng thu hộ séc.
(4) Thu tiền. (5) (3) (6)
(5) Gửi báo có cho người bán. (1)
(6) Gửi báo nợ cho người mua.
(2)
Sec du lịch Sec bảo chi
Sec theo lệnh Sec theo lệnh
NGÂN HÀNG
NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA
NGÂN HÀNG
NGƯỜI BÁN
NGƯỜI BÁN
NGÂN HÀNG
NGƯỜI MUA
NGƯỜI MUA
Ký ngay khi mua Ký xác nhận khi sử dụng
15
IV. THẺ NGÂN HÀNG
Thẻ là một phương tiện thanh toán do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng, được sử dụng để
thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các chi nhánh và các đại lý thanh toán thẻ
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để
o Thanh toán hàng hóa, dịch vụ
o Rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp
o Thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động
CÁC LOẠI THẺ THANH TOÁN
- Căn cứ vào công dụng thẻ
+ Thẻ rút tiền mặt ( ATM card)
+ Thẻ thanh toán ( Payment Card)
- Căn cứ vào tính chất của thẻ
+ Thẻ ghi nợ ( Debit card)
+ Thẻ tín dụng ( Credit card)
+ Thẻ thông minh
- Căn cứ vào hạn mức của thẻ
+ Thẻ vàng (Gold card)
+ Thẻ thường ( Standard card)
- Căn cứ vào phạm vi sử dụng
+ Thẻ nội địa
+ Thẻ quốc tế
1. Thẻ rút tiền mặt - ATM
Hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ
Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy rút tiền tự động ATM
Chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình mọi nơi, mọi lú
Hai hệ thống ATM lớn nhất thế giới là CIRRUS (MasterCard) và PLUS (Visa)
2. Thẻ thanh toán ( Payment card)
Là loại thẻ dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại các siêu thị,
khách sạn nhà hàng…
Khách hàng được hưởng một hạn mức tín dụng rất cao
Chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ số tiền phát sinh cho ngân hàng vào ngày đến hạn
3. Thẻ ghi nợ (Debit card)
Thẻ ghi nợ cho phép khách hàng tiếp cận với số dư
trong tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực
tuyến để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị
chấp nhận thẻ hoặc thực hiện các giao dịch liên quan
tới tài khoản tại máy rút tiền tự động ATM
Mức chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dư
trong tài khoản
4. Thẻ tín dụng ( Credit card)
Là loại thẻ được áp dụng phổ biến hiện nay dùng để thanh toán hay rút tiền mặt
Chủ thẻ được cấp một hạn mức tín dụng trong khoảng thời gian nhất định phải hoàn trả cho bên cấp tín
dụng, nếu vượt quá thời hạn quy định thì chủ thẻ phải chịu một khoản lãi trả cho bên cấp tín dụng.
Thẻ này được áp dụng với khách hàng có khả năng tài chính ổn định, giao dịch thường xuyên và có uy
tín với Ngân hàng
16
5. Thẻ thông minh ( Smart card)
Là loại thẻ do Ngân hàng phát hành có thiết bị chứa bộ
nhớ đặc biệt, khi thanh toán qua các may thanh toán thẻ
sẽ được khấu trừ vào bộ nhớ của thẻ để giảm số dư
hoặc khi nộp tiền vào tài khoản thì sẽ làm tăng số dư
6. Thẻ Vàng ( Gold card)
Là loại thẻ hạng ưu, phù hợp với với mức sống và nhu cầu tài chính của khách hàng có thu nhập cao.
Thẻ phát hành cho những đối tượng có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn
7. Thẻ thường ( Standard card)
Là loại thẻ tín dụng, hạn mức tín dụng hơn, loại thẻ này mang tính phổ thông, phổ biến, được sử dụng
rộng rãi
8. Thẻ nội địa
Là loại thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng nội tệ
9. Thẻ quốc tế
Là loại thẻ sử dụng các loại ngoại tệ mạnh để thanh toán, được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu
Qui trình thanh toán thẻ:
(1a) Các đơn vị, cá nhân đến NH phát hành xin được sử dụng thẻ.
(1b) NH phát hành cung cấp thẻ cho người sử dụng
(2) Người sử dụng thẻ để mua hàng hóa hoặc nhận cung ứng dịch vụ, đề nghị cơ sở tiếp nhận thẻ
thanh toán bằng thẻ.
(3) Người sử dụng thẻ nộp biên lai thanh toán vào NH đại lý để được rút tiền tại các các máy rút tiền
tự động ATM.
(4) Trong vòng 10 ngày, cơ sở tiếp nhận nộp biên lai vào NH đại lý để đòi tiền.
(5) Trong phạm vi 1 ngày, NH đại lý trả tiền cho cơ sở tiếp nhận.
(6) NH đại lý chuyển biên lai để thanh toán, lập bảng kê cho NH phát hành .
(7) NH phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà NH đại lý đã thanh toán.
(8) NH phát hành định kỳ lập bảng kê thông báo tình hình sử dụng thẻ, tình hình số dư trên tài khoản
tiền gởi hoặc tiền vay.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. So sánh giữa hối phiếu trả ngay với hối phiếu trả chậm
2. So sánh giữa hối phiếu sử dụng trong phương thức nhờ thu với hối phiếu sử dụng trong phương thức
tín dụng chứng từ.
3. So sánh giữa hối phiếu với lệnh phiếu.
4. Thế nào là chấp nhận hối phiếu? Bảo lãnh hối phiếu?
5. Trình bày ký hậu hối phiếu. Theo bạn hình thức ký hậu nào được áp dụng phổ biến trong TTQT
6. Trình bày chức năng của thẻ thanh toán.
7. Chấp nhận hối phiếu, bảo lãnh hối phiếu, ký hậu hối phiếu, có liên quan như thế nào đối với chiết khấu
hối phiếu?
ATM
Ngân hàng phát
hành
Ngân hàng Đại lý
(NH thanh toán)
Người sử dụng thẻ Cơ sở tiếp nhận thẻ
7
7
6
3
2
1a 1b 8 4 5
17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thanh toán quốc tế chương 2.pdf