Thành phần miêu tả của diễn ngôn người kể chuyện trong một số truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 - 1945

Tài liệu Thành phần miêu tả của diễn ngôn người kể chuyện trong một số truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 - 1945: AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 13 - 19 13 THÀNH PHẦN MIÊU TẢ CỦA DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932 - 1945 Phạm Thị Lương1 1Trường Đại học Bạc Liêu Thông tin chung: Ngày nhận bài: 20/08/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 09/11/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2019 Title: The descriptive elements of narrator’s discourse in some Vietnamese realistic short stories in the 1932 to 1945 period Keywords: Narrator, discourse, realistic short story, structure, narratology Từ khóa: Người kể chuyện, diễn ngôn, truyện ngắn hiện thực, cấu trúc, tự sự học ABSTRACT Narrator’s discourse in Vietnamese realistic short stories 1932-1945 has really shown an improvement in the linguistic characteristics. Writers have been endeavoring to bring to general realistic prose and realistic short stories in particular the innovations in literary linguistics. Narrator’s discourse of the shor...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần miêu tả của diễn ngôn người kể chuyện trong một số truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932 - 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 13 - 19 13 THÀNH PHẦN MIÊU TẢ CỦA DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932 - 1945 Phạm Thị Lương1 1Trường Đại học Bạc Liêu Thông tin chung: Ngày nhận bài: 20/08/2018 Ngày nhận kết quả bình duyệt: 09/11/2018 Ngày chấp nhận đăng: 08/2019 Title: The descriptive elements of narrator’s discourse in some Vietnamese realistic short stories in the 1932 to 1945 period Keywords: Narrator, discourse, realistic short story, structure, narratology Từ khóa: Người kể chuyện, diễn ngôn, truyện ngắn hiện thực, cấu trúc, tự sự học ABSTRACT Narrator’s discourse in Vietnamese realistic short stories 1932-1945 has really shown an improvement in the linguistic characteristics. Writers have been endeavoring to bring to general realistic prose and realistic short stories in particular the innovations in literary linguistics. Narrator’s discourse of the short stories in this period has a diversity of descriptive elements, including natural description elements, descriptions of living conditions, figure and moods of the characters. These descriptive elements contribute to the transformation in the language of short stories by realistic writers. TÓM TẮT Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 thực sự đã cho thấy được một bước chuyển biến rõ rệt trong đặc trưng ngôn từ. Các nhà văn đã nỗ lực không ngừng để mang đến cho văn xuôi hiện thực nói chung và truyện ngắn hiện thực nói riêng những sự sáng tạo, cách tân trong ngôn ngữ văn chương. Diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn giai đoạn này có sự đa dạng trong các thành phần miêu tả, trong đó có thành phần miêu tả thiên nhiên, miêu tả hoàn cảnh sống, ngoại hình và tâm trạng của nhân vật. Các thành phần miêu tả này góp phần thể hiện sự chuyển dịch trong ngôn ngữ truyện ngắn của các nhà văn hiện thực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Diễn ngôn người kể chuyện là một phương diện không thể thiếu trong bất cứ một tác phẩm tự sự nào. Để khám phá chiều sâu vỉa tầng ý nghĩa ẩn bên trong những câu chữ, bên trong hệ thống cấu trúc của mỗi tác phẩm, người đọc cần thâm nhập, bóc tách lớp vỏ ngôn từ của mỗi tác phẩm. Diễn ngôn tự sự là yếu tố hình thức của tác phẩm được tạo nên bởi các yếu tố ngôn từ để phản ánh hiện thực cuộc sống, khai thác chiều sâu nội tâm bí ẩn của con người. Bằng việc tận dụng các ưu thế về tính khái quát, tính trừu tượng, tính đa nghĩa của ngôn ngữ, các nhà văn kiến tạo nên các lớp diễn ngôn có thể tái hiện được toàn bộ thế giới đa sắc màu cũng như toàn bộ đời sống xã hội phức tạp của con người tùy vào điểm nhìn và nhận thức của mỗi nhà văn về hiện thực. Nói như G.N. Pospelov thì “Nhờ các từ của lời văn nghệ thuật mà các nhà văn tái hiện được những nét cá thể cùng các chi tiết đời sống của các nhân vật, chính những nét và chi tiết ấy, nói chung đã làm nên “thế giới” cụ thể của tác phẩm” (G. N. Pospelov, 1985, tr.104). Như vậy, ngôn ngữ qua bàn tay sáng tạo của nhà AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 13 - 19 14 văn trở thành những lớp diễn ngôn mang tiếng nói và hơi thở cuộc sống. Thành phần miêu tả của diễn ngôn người kể chuyện trong truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1932-1945 là một thành phần thể hiện rõ sự chuyển dịch trong ngôn ngữ so với văn xuôi ở giai đoạn trước. 2. VAI TRÒ CHI PHỐI CỦA DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN ĐẾN TOÀN BỘ CẤU TRÚC TÁC PHẨM Trong tác phẩm tự sự, diễn ngôn thể hiện rất rõ vai trò và tầm quan trọng của nó trong kiến tạo tác phẩm. Chính vì thế, các nhà văn không ngừng nỗ lực sáng tạo để các thành phần diễn ngôn luôn phát huy được thế mạnh của mình trong việc góp phần làm nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Các tác phẩm tự sự đã có sự linh hoạt, đa dạng trong các thành phần diễn ngôn tự sự đem lại hiệu quả thẩm mỹ tích cực cho tác phẩm. Các nhà lý luận văn học đã chỉ ra những dạng thức phổ biến của diễn ngôn tự sự căn cứ vào cấu trúc trong các tác phẩm văn học như: Diễn ngôn người kể chuyện và diễn ngôn của nhân vật, hay diễn ngôn liên tục, diễn ngôn gián đoạn. Mỗi một dạng thức diễn ngôn đều có những chức năng riêng. Diễn ngôn người kể chuyện có hai chức năng chính là “tái hiện và phân tích, lí giải thế giới khách quan vật chất, sự việc, con người, cảnh vật, lí giải lời nói, ý thức người khác” (Phương Lựu, 1997, tr.335). Diễn ngôn người kể chuyện là thành phần diễn ngôn chủ đạo được xem là lời dẫn truyện của người kể chuyện, giới thiệu tỉ mỉ về bối cảnh, sự kiện, nhân vật. Thành phần diễn ngôn này bao giờ cũng chiếm tỉ lệ lớn hơn diễn ngôn của nhân vật nhằm kiến tạo chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn. Việc kể lại câu chuyện với những lời miêu tả, bình luận, đánh giá tạo thành lớp diễn ngôn người kể chuyện. Như đã biết, người kể chuyện giữ vai trò chi phối đến các yếu tố khác của cấu trúc tự sự như kết cấu, cốt truyện, tình huống. Cho nên, người kể chuyện có thể trần thuật sự kiện theo trật tự tuyến tính, có thể kể đảo trình tự thời gian kể hoặc gián cách thời gian trần thuật. Diễn ngôn thuật kể của người kể chuyện thông thường là diễn ngôn của người kể chuyện ngôi thứ ba mang điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong, hoặc là điểm nhìn toàn tri thuật kể về sự kiện, bối cảnh của một nhân vật nào đó. Cũng có khi là diễn ngôn người kể chuyện ngôi thứ nhất mang điểm nhìn đơn tuyến, điểm nhìn đa tuyến hoặc là điểm nhìn phức hợp kể về câu chuyện của chính mình hoặc của một người nào đó mà “tôi” chứng kiến. Trong khi thuật kể, người kể chuyện cũng xen vào “mạng mạch” (chữ dùng của Diệp Quang Ban) những tiết đoạn miêu tả hoặc những tiết đoạn bình luận, đánh giá. Vì thế, diễn ngôn người kể chuyện trở nên hết sức sinh động, góp phần quan trọng kiến tạo nên chỉnh thể nghệ thuật ngôn từ. Diễn ngôn người kể chuyện là một thành phần quan trọng góp phần xây dựng nên câu chuyện trong mỗi tác phẩm tự sự. Đây là lớp diễn ngôn thể hiện rõ nét chiều sâu cảm thức của người kể chuyện về hiện thực cuộc sống, về “tổng hòa các mối quan hệ xã hội” của nhân vật. Hiện thực xã hội Việt Nam giai đoạn này khi đi vào tác phẩm đã được khúc xạ qua lăng kính nhận thức chủ quan của người nghệ sĩ. Bằng tài năng, tâm huyết, vốn sống, vốn hiểu biết sâu sắc về hiện thực cuộc sống, họ phần lớn nhận thức được bản chất của hiện thực, nhận thức được qui luật vận động xã hội của nó và phản ánh hiện thực thông qua các hình tượng nhân vật. Lớp diễn ngôn người kể chuyện đã góp phần thể hiện sinh động hiện thực ở nhiều chiều kích khác nhau. Bằng lớp diễn ngôn này, các nhà văn đã dẫn dắt người đọc khám phá những mâu thuẫn, những va chạm, những bức tranh nhiều mảng màu hiện thực nhức nhối trong xã hội lúc bấy giờ. Tuy các nhà văn thường không trực tiếp bày tỏ sự nhận cảm của mình trước hiện thực, cũng như hạn chế tối đa sự có mặt của mình ở trong tác phẩm, nhưng thông qua lớp diễn ngôn trần thuật, miêu tả, bình luận, đánh giá của người kể chuyện, người đọc ít nhiều thấy được quan điểm, sự lý giải hiện thực của mỗi nhà văn. Đồng thời, diễn ngôn người kể chuyện cũng giữ một vai trò đặc biệt để tạo lập câu chuyện và liên kết sự vận động của nhân vật ở trong tác phẩm. 3. CÁC THÀNH PHẦN MIÊU TẢ CỦA DIỄN NGÔN NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC VIỆT NAM 1932-1945 AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 13 - 19 15 Ở truyện ngắn hiện thực Việt Nam1932-1945, lớp diễn ngôn miêu tả chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các lớp diễn ngôn của người kể chuyện. Diễn ngôn miêu tả xuất hiện rất thường xuyên và được đan lồng, xen kẽ trong các lớp diễn ngôn khác nhằm hỗ trợ cho việc tạo ra thế giới hình tượng, tạo ra những bức tranh thiên nhiên, bức tranh đời sống xã hội trở nên chân thực, sinh động. Mọi hành động, sự kiện, ngoại hình, tính cách, nội tâm của nhân vật đều trở nên sinh động nhờ lớp diễn ngôn miêu tả. Nhà văn tái hiện lại cuộc sống và con người dựa trên những góc nhìn để miêu tả và kiến tạo một hiện thực thứ hai ở trong tác phẩm. Diễn ngôn miêu tả thường có sự đan xen với diễn ngôn thuật kể để bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm nổi bật nên hiện thực đời sống, tinh thần của nhân vật bằng những ngôn từ miêu tả tạo ấn tượng thẩm mĩ. Trong giai đoạn 1932-1945, các tác giả Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao được xem là những tác giả tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn mang đậm tính chất hiện thực. Nguyễn Công Hoan có số lượng truyện ngắn lớn nhất trong số các nhà văn hiện thực, là người để lại dấu ấn mạnh mẽ trong việc lựa chọn các phương thức phản ánh hiện thực. Truyện ngắn của Nguyên Hồng và Tô Hoài lại thể hiện một cách nhận cảm và phản ánh hiện thực riêng không lẫn với các nhà văn khác. Họ có sự sáng tạo trong nghệ thuật ngôn từ, trong cách xây dựng tình huống, kết cấu, cốt truyện. Nam Cao lại được xem là “Người kết thúc vẻ vang cho trào lưu văn học hiện thực” (Phong Lê). Bút pháp miêu tả, phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của ông cũng tạo ra sự cuốn hút mạnh mẽ đối với người đọc. Ở mỗi nhà văn này, họ lại có những đặc điểm về ngôn ngữ miêu tả độc đáo riêng. 3.1 Thành phần miêu tả thiên nhiên Dụng ý miêu tả thiên nhiên của các nhà văn hiện thực thường khác với dụng ý miêu tả thiên nhiên của các nhà văn lãng mạn. Đối với các nhà văn lãng mạn, thiên nhiên được miêu tả như là nơi trú ngụ của tâm hồn nhân vật, cũng như là nơi nhân vật hướng đến để thoát li thực tế, trốn vào mộng ảo. Còn thiên nhiên trong văn xuôi hiện thực nói chung được miêu tả để hướng nhân vật nhận ra hiện thực, chấp nhận và cải tạo hiện thực. Việc miêu tả thiên nhiên không nhằm mục đích miêu tả thiên nhiên thuần túy có tính chất lãng mạn mà thiên nhiên như một chất xúc tác để nhân vật nhận thức rõ hơn về hiện thực. Thiên nhiên trong truyện ngắn hiện thực đôi khi đối lập với hiện thực cuộc sống của nhân vật, đôi khi lại tô đậm tình cảnh bi đát của nhân vật. Dù là theo hướng nào, thì việc miêu tả thiên nhiên của các nhà văn hiện thực cũng không hề là việc ngẫu nhiên mà đều là vì một dụng ý nghệ thuật nào đó. Một số truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có xuất hiện hình ảnh thiên nhiên như: Báo hiếu: trả nghĩa cha, Đàn bà là giống yếu, Kiếp tài tình, Anh xẩm. Các tiết đoạn miêu tả thiên nhiên trong các truyện ngắn trên đôi khi được lặp lại trong tác phẩm nhằm nhấn mạnh hoàn cảnh của nhân vật. Chẳng hạn, trong truyện Anh xẩm, hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như một điệp khúc thê lương: “Mưa như rây bột, như chăng lưới”; “Gió giật từng hồi. Lá vàng trút xuống mặt đường lăn theo nhau rào rào. Hơi lạnh thấm buốt đến tận xương. Cây và cột đèn rú lên” (Anh xẩm). Hai tiết đoạn miêu tả thiên nhiên trên được lặp lại tới 4 lần trong truyện, làm gia tăng hoàn cảnh bi đát, đáng thương của nhân vật anh xẩm. Hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong truyện của Nguyễn Công Hoan dường như chỉ là gió, rét, mưa, bão. Trong Báo hiếu: trả nghĩa cha, có hai tiết đoạn miêu tả thiên nhiên cũng khắc nghiệt như chính hoàn cảnh của nhân vật: “Mưa phùn. Gió bấc. Rét buốt thấu tận xương”. Thái độ khách quan của người kể chuyện cũng được thể hiện ngay ở trong hình thức cấu trúc diễn ngôn miêu tả. Mỗi một câu miêu tả đều hạn chế số âm tiết đến mức tối đa. Lớp diễn ngôn miêu tả thiên nhiên đã xuất hiện nhiều hơn trong truyện ngắn của Tô Hoài, Bùi Hiển, Nam Cao. Các câu miêu tả thiên nhiên cũng dài hơn, cấu trúc nhiều thành phần hơn, đa dạng hơn. Các trường đoạn miêu tả thiên nhiên cũng tập trung hơn và nhất là các nhà văn đã chú ý sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật trong lớp diễn ngôn miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên hiện lên trong lời miêu tả ở truyện ngắn của Tô Hoài rất sống động và có hồn, dù là miêu tả cảnh mưa bão, lũ lụt hay là miêu tả cảnh mùa xuân ấm áp thì AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 13 - 19 16 thiên nhiên ấy cũng hiện lên đầy sức sống, âm thanh và sắc màu. Ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên trong truyện ngắn của Tô Hoài rất sáng, tinh tế. Dù là nói về cảnh mưa gió, nhưng ngôn ngữ sử dụng trong diễn ngôn miêu tả ở Tô Hoài vẫn có gam màu tươi sáng đầy hy vọng. Thiên nhiên như là cái nền để gợi dậy trong lòng nhân vật niềm lạc quan và tin tưởng vào cuộc sống, dù cuộc sống ấy có nghèo túng hay cơ cực. Đây là một tiết đoạn miêu tả thiên nhiên với dụng ý nghệ thuật như thế: “Trận mưa đó thực to. Nước xối xuống rào rào, trắng xóa. Ở những vườn chuối, nước dội lùng bùng như trống đánh. Từng cơn gió chạy dài, rít lên, đập đùng đùng. Trên những mảnh sân thấp nước ngập lưng thềm. Được độ một lúc lâu, mưa dần dần ngớt. Những đám mây nước tan mỏng bay nhanh như biến. Mặt trời lại ló ra. Trời đất sáng ngời. Màu lá cây xanh mướt. Những con chim sáo sậu nhanh nhẩu linh tinh bay hót từng hồi véo von. Mưa tạnh” (Nhà nghèo). Trong diễn ngôn miêu tả, Tô Hoài thường xuyên sử dụng những hình ảnh ấn tượng và vận dụng từ láy rất độc đáo. Bên cạnh đó, các thủ pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa cũng được ông vận dụng khá thường xuyêntrong diễn ngôn miêu tả của người kể chuyện. Thiên nhiên trong truyện ngắn của Nam Cao đôi khi được miêu tả để làm nổi bật sự đối lập giữa cảnh lãng mạn và hiện thực cuộc sống. Nhưng điều cốt yếu cuối cùng là để hướng nhân vật về thực tại, nhận thức hiện thực và cải tạo thực tại chứ không phải là một sự thoát li đến mộng ảo để quên đi thực tại. Trong truyện ngắn Nam Cao, ngoại cảnh có một sự tác động nhất định đến tâm trạng và ý thức của nhân vật. Trong Giăng sáng, thiên nhiên được miêu tả với một giọng “nhại” lãng mạn dưới cái nhìn của Điền: “Có đọc văn thơ, mới biết giăng là một cái gì đẹp và quí lắm. Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn. Trăng! ơi trăng! Cái vú mộng tròn đầy mà thi sĩ của muôn đời mơn man!”. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, diễn ngôn miêu tả về trăng trở nên lung linh trong trí tưởng của nhân vật Điền. Sự mơ mộng trước thiên nhiên này đã khiến Điền tạm thời thoát ly thực tế và anh say sưa đắm chìm trong bao nhiêu là mơ tưởng, là hoài bão. Thiên nhiên huyền ảo này cũng đối lập với bóng tối nơi trần gian cũng như cuộc sống lầm than, tù túng đang vây riết cuộc sống của Điền. Sự đối lập này tác động đến tâm trạng và nhận thức của Điền. Cuối cùng thì Điền cũng nhận ra ý nghĩa đích thực của nghệ thuật và anh sẵn sàng sống trong lao khổ, mở lòng ra đón lấy những vang động của đời. Có thể thấy, trong truyện ngắn hiện thực thời kỳ này các tác giả cũng đã dành cho thiên nhiên một vị trí quan trọng. Cảnh sắc thiên nhiên đã gợi lên trong lòng nhân vật những suy tư, trăn trở, những kí ức. Đồng thời miêu tả nhiên nhiên như là thủ pháp khắc họa tính cách và tâm trạng con người. Thiên nhiên cũng tạo dựng không gian cho nhân vật chiêm nghiệm và nhân vật bộc lộ nội tâm. 3.2 Thành phần miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật Lớp diễn ngôn miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật cho người đọc nhận thức được những vấn đề nhức nhối của hoàn cảnh, đời sống, số phận của nhân vật. Đây là thành phần diễn ngôn không thể thiếu để làm nổi bật bức tranh hiện thực. Ở truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, đôi khi ông miêu tả hai hoàn cảnh sống đối lập (giữa người nghèo, kẻ giàu) để làm nổi bật sự bất công trong xã hội, chẳng hạn trong truyện Hai cái bụng, sự đối lập trong hoàn cảnh sống được hiện lên qua diễn ngôn miêu tả của người kể chuyện: Đây là diễn ngôn miêu tả về đứa trẻ ăn xin tội nghiệp: “Hôm nay, thì nó lả đi rồi. Tai nó ù. Mắt nó lóa. Nó nằm vật ở lề đường. Miệng nó há hốc ra mà thở. Bởi vì cũng như hôm qua, và cũng như hôm kia, hôm kìa, nó đã đi lang thang hết chỗ này đến chỗ nọ, mà chẳng kiếm được tí cháo, lưng hồ” (Hai cái bụng). Còn đây là diễn ngôn miêu tả hoàn cảnh sống đầy đủ thừa mứa vật chất của cải của một bà lớn: “Nhà bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê. Tiền, cạnh tường buồng ngủ, cái két khổng lồ, lúc nào cũng chứa hàng tập giấy trăm lớn. Bà AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 13 - 19 17 ấy có đủ điều kiện để sung sướng” (Hai cái bụng). Trong truyện của Nguyễn Công Hoan, đôi khi người đọc bắt gặp hoàn cảnh đáng thương của một người nông dân gặp nạn, miêu tả hoàn cảnh khốn khổ, bi đát của những người ăn xin, những người vì đói quá mà ăn cắp một củ khoai, tấm bánh, hoàn cảnh đáng thương khốn khổ, nghèo túng của những người làm nghề kép hát cũng được thể hiện bằng những lời miêu tả rất chân thực, Mỗi hoàn cảnh được miêu tả bằng diễn ngôn mang giọng điệu khách quan, lạnh lùng. Truyện ngắn của Nguyên Hồng thường tập trung vào nêu bật số phận cuộc đời nhân vật nhiều hơn là sự kiện nên trong truyện của ông người đọc thường bắt gặp nhiều tiết đoạn miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật trong diễn ngôn của người kể chuyện. Chẳng hạn trong các truyện: Trong cảnh khốn cùng, Đây bóng tối, Hàng cơm đêm, Nhà bố Nấu, Mợ Du, Người mẹ không con, Lúc chiều xuống, Hai dòng sữa, Buổi chiều xám. Gần như trong truyện nào người đọc cũng bắt gặp những tiết đoạn miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật. Phần lớn Nguyên Hồng quan tâm đến những cảnh sống đói khổ của phu mỏ, thợ thuyền, của những người nông dân, những người mưu sinh bằng nghề buôn thúng bán bưng. Lớp diễn ngôn miêu tả này trong truyện ngắn của Nguyên Hồng cũng xuất hiện rất nhiều từ láy, góp phần nhấn mạnh những cảnh sống qua đó nêu bật những phận người đau khổ, bạc bẽo trong xã hội. Hoàn cảnh được miêu tả trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao cũng ảm đạm và bi đát không kém. Nam Cao hướng nhiều vào việc miêu tả nhiều cảnh ngộ, hoàn cảnh khác nhau. Hoàn cảnh của người nông dân, người trí thức đều được Nam Cao quan tâm khai thác sâu sắc. Trong Từ ngày mẹ chết, đó là cảnh nghèo xơ xác của gia đình bé Ninh được người kể chuyện miêu tả qua chi tiết những chiếc quần áo cũ kỹ, rách nát: “cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát, vò đến sái tay cũng không còn sạch được” (Từ ngày mẹ chết). Trong diễn ngôn miêu tả về hoàn cảnh, Nam Cao cũng sử dụng những lớp từ miêu tả tập trung làm tăng sắc thái biểu hiện. Ông cũng sử dụng nhiều từ láy gợi hình ảnh kết hợp với biện pháp tu từ so sánh tạo ấn tượng rõ nét về hoàn cảnh tăm tối, ảm đạm buồn của nhân vật. Chẳng hạn, cũng trong truyện Một đám cưới, ông miêu tả: “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ”. Theo cấu trúc câu so sánh thông thường bao gồm: Đối tượng được so sánh + Từ so sánh + Sự vật làm chuẩn để so sánh Trong diễn ngôn miêu tả ở truyện của Nam Cao, ông đã sử dụng biện pháp so sánh ở cấp độ cao hơn. Đối tượng được so sánh không phải là sự vật hoặc phương diện thông thường và vế được so sánh cũng không phải là sự vật làm chuẩn để so sánh thông thường mà đó là một câu miêu tả trọn vẹn về nghĩa đem so sánh với một câu miêu tả trọn vẹn. Cấp độ so sánh ở đây là cấp độ ngang bằng. Điểm đặc biệt nữa trong diễn ngôn này Nam Cao đã sử dụng những từ láy để làm tăng thêm mức độ sắc thái biểu hiện cho lời văn, đồng thời nó cũng thể hiện sắc thái bình luận, đánh giá của người kể chuyện. 3.3 Thành phần miêu tả ngoại hình nhân vật Các tác giả truyện ngắn hiện thực đã có nhiều thể nghiệm trong việc xây dựng nhân vật, trong đó có lớp diễn ngôn miêu tả ngoại hình của nhân vật. Tuy nhiên, ở mỗi nhà văn, lớp diễn ngôn này xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, diễn ngôn miêu tả ngoại hình nhân vật luôn ẩn trong đó giọng điệu hài hước, mỉa mai hoặc là chế giễu, chẳng hạn: “Quan ông lại có cái hình thể khác hẳn. Vì ở người ngài cái gì cũng cong, từ cái sống mũi đến cái lương tâm, từ cái lưng đến cái xử kiện” (Đàn bà là giống yếu). Trong lời miêu tả trên, Nguyễn Công Hoan đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ để mỉa mai, chế giễu bản chất, tính cách xấu xa của tên quan. Ông miêu tả ngoại hình nhưng là để nói đến con người của y. Ởnhiều phân đoạn miêu tả trong các truyện khác Nguyễn Công Hoan cũng dùng giọng điệu mỉa mai chế giễu khi viết về ngoại hình nhân vật. Nguyễn Công Hoan miêu tả ngoại hình nhân vật AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 13 - 19 18 nhưng chủ yếu để nói về tính cách, bản chất của nhân vật. Nam Cao đặc biệt chú ý đến việc xây dựng lớp diễn ngôn miêu tả ngoại hình của nhân vật và thường tập trung xây dựng nhiều câu văn miêu tả trong một phân đoạn diễn ngôn người kể chuyện. Người đọc bắt gặp những phân đoạn miêu tả chân dung, khắc họa ngoại hình, tính cách nhân vật hết sức độc đáo. Có những nhân vật Nam Cao miêu tả bằng một bút pháp tả chân sắc nét. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng khi miêu tả diện mạo nhân vật Nam Cao đã bị cuốn theo chủ nghĩa tự nhiên nên thế giới nhân vật của ông hiện lên ngồn ngộn những nét quái dị, xấu xí, thô mộc. Những nhân vật như Lang Rận; mụ Lợi, Thị Nở, Nhi, Trương Rự; Chí Phèo dưới ngòi bút Nam Cao đã trở nên những nhân vật hết sức xấu xí, kém cỏi về nhan sắc. Trong khi miêu tả chân dung các nhân vật xấu xí, Nam Cao đã thường xuyên sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại, cường điệu và so sánh để làm nổi bật sinh động chân dung nhân vật. Rõ ràng việc xây dựng lớp diễn ngôn miêu tả ngoại hình nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao có một vị trí rất quan trọng trong việc nêu bật tư tưởng về hiện thực của nhà văn chứ không chỉ là việc thể hiện chân dung nhân vật thông thường. Dưới sự trần thuật của người kể chuyện ngôi thứ ba theo điểm nhìn của Từ, bức chân dung của Hộ hiện lên trong lúc đọc sách là bức chân dung của một người trí thức đầy khắc khổ và suy tư: “Hắn đang đọc sách chăm chú quá. Đôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn” (Đời thừa). Trong phân đoạn miêu tả trên, Nam Cao cũng sử dụng từ láy với mật độ dày đặc. Mỗi câu đều là những lời miêu tả rất chi tiết. Việc miêu tả như vậy bên cạnh làm hiện lên bức chân dung nhân vật, còn góp phần bộc lộ một nét tâm trạng, tính cách hay lối sống nào đó của nhân vật. 3.4 Thành phần miêu tả tâm trạng nhân vật Lớp diễn ngôn miêu tả tâm trạng nhân vật cũng được các nhà văn hiện thực đi sâu thể hiện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cách lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn của người kể chuyện mà lớp diễn ngôn này xuất hiện không đồng đều ở truyện của mỗi nhà văn, mỗi giai đoạn. Lớp diễn ngôn miêu tả tâm trạng trong truyện ngắn của Nguyên Hồng có cấu tạo tương đối nhiều thành phần. Có những phân đoạn chủ yếu là câu ghép, hoặc câu đơn mở rộng thành phần. Ông cũng thường sử dụng rất nhiều từ láy để gia tăng nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, chẳng hạn: “Lúc này, Quyến chán nản hết sức. Cõi lòng nàng giống hệt chiếc đò cũ kỹ chỉ va mạnh vào mỏm đá là tan tành, Quyến uể oải đưa hai tay khoanh sau gáy, nhìn thẳng lên mui thì Quyến cũng thấy náo nức, rạo rực một cách khác thường. Nàng hình như khó thở, các thớ thịt bứt rứt buồn buồn. Đã thế, tiếng rên rỉ của chồng nàng cứ rõ rệt rót vào tai nàng với tiếng ngáy dồn dập của những khách đi đò” (Trong cảnh khốn cùng). Có những phân đoạn miêu tả tâm trạng, hình thức lời văn tăng dần thành phần cấu tạo như thể hiện cảm xúc bất chợt vỡ òa của nhân vật, rồi miên man trong dòng suy nghĩ. Khi miêu tả tâm trạng nhân vật, Nguyên Hồng thường chú ý miêu tả từng chi tiết cung bậc cảm xúc, mổ xẻ tất cả những vỉa tầng cảm xúc để tạo nên những phân đoạn diễn ngôn miêu tả chân thực và đầy xúc động. Trong truyện ngắn của Nam Cao, người đọc bắt gặp rất nhiều những phân đoạn diễn ngôn miêu tả tâm trạng nhân vật. Tâm trạng chua xót của Điền là do hoàn cảnh cơm áo gạo tiền, do cuộc sống bức bối, ngột ngạt tác động vào: “Đứa con không dám khóc to. Nó chỉ oằn oại và rít nho nhỏ trong cổ họng. Thỉnh thoảng nó không còn sức nén, tiếng khóc bật ra. Điền nghe một vài tiếng nức nở như tiếng người nôn ọe. Điền vẫn ngồi cúi mặt. Một nỗi chua xót gần như là thuộc về thể chất, ứ lên trong lòng Điền. Nó dâng lên đến cổ, xông lên óc. Nước mắt Điền ứa ra” (Giăng sáng). Trong phân đoạn trên đều có sự đan xen hoặc là diễn ngôn thuật kể, hoặc là diễn ngôn miêu tả tâm trạng của nhân vật. Diễn ngôn thuật kể hỗ trợ cho AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 13 - 19 19 việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Những truyện ngắn như: Cái mặt không chơi được, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Điếu văn, là những truyện như thế. Thực ra đây là lời trực tiếp của nhân vật xưng Tôi trong tác phẩm, nhưng tôi cũng là người kể chuyện trong tác phẩm nên diễn ngôn của nhân vật này đã trở thành diễn ngôn người kể chuyện. Do là lời bộc bạch của chính người trong cuộc nên lời văn có một sự chân thực và sức thuyết phục riêng, đồng thời mang đậm dấu ấn của người kể chuyện. Khi người kể chuyện với tư cách là vai hành động trong truyện sẽ có cơ hội giãi bày tất cả những cảm xúc, bộc lộ những tâm tư, suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống, về thế giới xung quanh. Mỗi dòng tâm trạng nhân vật đều được miêu tả rất gần gũi, bởi đó là tâm trạng nhân vật gắn liền với đời sống gia đình, với chuyện cơm áo, gạo tiền, với tình yêu, với quan hệ bạn bè. Mỗi tâm trạng, mỗi dòng suy nghĩ xuất hiện đều thể hiện sự vận động biện chứng gắn liền với hoàn cảnh của nhân vật. 4. KẾT LUẬN Có thể nói, các nhà văn hiện thực 1932-1945 đã sử dụng một hình thức diễn ngôn tự sự đa dạng, đặc biệt, sự xuất hiện thường xuyên của lớp diễn ngôn miêu tả tâm trạng nhân vật trong nhiều truyện ngắn giai đoạn này cũng cho thấy sự nỗ lực sáng tạo của các nhà văn hiện thực. Sự xuất hiện của lớp diễn ngôn này bị chi phối mạnh mẽ bởi yếu tố ngôi kể, điểm nhìn, bởi hiện thực nhà văn phản ánh. Để làm gia tăng sắc thái miêu tả trong diễn ngôn người kể chuyện, các nhà văn hiện thực đã thường xuyên sử dụng những biện pháp tu từ độc đáo như so sánh, ẩn dụ, sử dụng lớp từ láy, những từ ngữ gợi hình ảnh, sắc thái để gia tăng tính chất biểu hiện cho lời văn. Cấu trúc câu trong các lớp diễn ngôn miêu tả cũng phong phú và phức tạp. Với diễn ngôn miêu tả, các nhà văn hiện thực đã thể hiện một cách đa dạng, phong phú thế giới vật chất, cũng như thế giới tâm trạng, cảm xúc của con người, qua đó, cho thấy một mối liên hệ có ý nghĩa nghệ thuật giữa chúng. Với chức năng tái hiện, phân tích và lý giải thế giới khách quan, thế giới đời sống vật chất và tinh thần con người, lớp diễn ngôn miêu tả đã góp phần tạo nên chỉnh thể nghệ thuật toàn vẹn và sinh động. TÀI LIỆU THAM KHẢO Diệp Quang Ban. (2012). Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản.Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2000). Nguyên Hồng - Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945.Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục. Nguyễn Hòa. (2003). Phân tích diễn ngôn, một số vấn đề lí luận và phương pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội. Tô Hoài. (2011). Truyện ngắn chọn lọc.Hà Nội: Nhà xuất bảnLao động. Phương Lựu. (1997). Lý luận văn học.Hà Nội:Nhà xuất bản Giáo dục. Lê Minh (Biên soạn). (2004). Nguyễn Công Hoan – Truyện ngắn chọn lọc. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. Nhiều tác giả. (2002). Tuyển tập Nam Cao. Tập 1 - 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. G. N. Pospelov (Chủ biên). (1985). Dẫn luận nghiên cứu văn học. Tập 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1576048909_02_pham_thi_luong_da_suapdf_903_2200904.pdf
Tài liệu liên quan