Thành phần loài của lớp giáp xác lớn (malscostaca: crustacea) ở sông tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

Tài liệu Thành phần loài của lớp giáp xác lớn (malscostaca: crustacea) ở sông tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam: 65 THÀNH PHẦN LOÀI CỦA LỚP GIÁP XÁC LỚN (MALSCOSTACA: CRUSTACEA) Ở SÔNG TRANH, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Phạm Xuân Hương1 Vũ Thị Phương Anh2 Tóm tắt: Kết quả điều tra, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2016 – 10/2016 ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xác định được 21 loài, thuộc 6 giống và 4 họ của Giáp xác lớn. Trong đó, họ Palaemonidae thu được nhiều nhất với 12 loài (chiếm 57, 14%), tiếp theo là họ Atyidae thu được 5 loài (chiếm 23, 81%), họ Parathelphusidae thu được 3 loài (chiếm 14, 29%), họ Potamidae chỉ thu được 1 loài (chiếm 4,76%). Một số nhận xét về phân bố của các loài cũng được trình bày trong bài báo. Từ khóa: Giáp xác, Huyện Bắc Trà My, sông Tranh, thành phần loài, tỉnh Quảng Nam 1. Mở đầu Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên 823,05 km2, là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng cung cấp nước cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và một số sông suối ở ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần loài của lớp giáp xác lớn (malscostaca: crustacea) ở sông tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 THÀNH PHẦN LOÀI CỦA LỚP GIÁP XÁC LỚN (MALSCOSTACA: CRUSTACEA) Ở SÔNG TRANH, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Phạm Xuân Hương1 Vũ Thị Phương Anh2 Tóm tắt: Kết quả điều tra, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2016 – 10/2016 ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xác định được 21 loài, thuộc 6 giống và 4 họ của Giáp xác lớn. Trong đó, họ Palaemonidae thu được nhiều nhất với 12 loài (chiếm 57, 14%), tiếp theo là họ Atyidae thu được 5 loài (chiếm 23, 81%), họ Parathelphusidae thu được 3 loài (chiếm 14, 29%), họ Potamidae chỉ thu được 1 loài (chiếm 4,76%). Một số nhận xét về phân bố của các loài cũng được trình bày trong bài báo. Từ khóa: Giáp xác, Huyện Bắc Trà My, sông Tranh, thành phần loài, tỉnh Quảng Nam 1. Mở đầu Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên 823,05 km2, là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng cung cấp nước cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và một số sông suối ở cánh Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Sông Tranh là đoạn thượng lưu và trung lưu của sông Thu Bồn chảy qua các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Giác ngoài việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng các công trình thủy điện thì sông Tranh cũng là nơi cung cấp thực phẩm hằng ngày cho người dân địa phương từ nguồn lợi thủy sản. Đây cũng chính là nơi có tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc đánh bắt ngày càng gia tăng, không có quy hoạch, cộng với những tác động của tự nhiên, ô nhiễm môi trường và hình thức đánh bắt mang tính chất hủy diệt của con người làm mất cân bằng sinh thái và suy thoái đa dạng sinh học. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài của lớp Giáp xác lớn tại sông Tranh bổ sung thêm dữ liệu khoa học về thành phần các loài giáp xác lớn tại khu vực và là cơ sở cho việc xây dựng phương án bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đây. Việc nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến thành phần loài và phân bố của giáp xác là cơ sở cho việc xây dựng phương án bảo vệ, khai thác hợp lý và sử dụng lâu dài nguồn lợi thủy sản tại đây. 1. Học viên Cao học, Huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam 2. TS, Phó Hiệu trưởng, trường Đại học Quảng Nam 66 THÀNH PHẦN LoÀI CủA LớP GIáP XáC LớN ở SôNG TRANH... 2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu từ tháng 1/2016 – 10/2016 tại sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Địa điểm nghiên cứu và sơ đồ các điểm thu mẫu được trình bày ở Hình 1 và Bảng 1. Chúng tôi đã thu thập vật mẫu theo các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu động vật không xương sống nước ngọt của Đặng Ngọc Thanh (1974) [4], Nguyễn Xuân Quýnh (2004) [3], cụ thể như sau: Thu mẫu bằng vợt ao (Pond net), vợt tay (hand net), khi thu thập mẫu, dùng vợt sục vào các đám cỏ, bụi cây nhỏ ven bờ, đối với một số loài sống ở nền đáy thủy vực, khi thu mẫu, dùng phương pháp đạp nước (Kick-sampling) ở nền sông có mực nước thấp hoặc nhấc các vật thể lên để tìm kiếm. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: dùng đèn pin soi vào buổi tối; dùng vó thả xuống nước sau đó bỏ thức ăn vào để dẫn dụ, kéo vó lên và bắt; đi đánh bắt trực tiếp với người dân bằng các phương pháp người dân dùng để đánh bắt gồm lưới, chài quét hoặc mua mẫu của ngư dân. Định loại vật mẫu được tiến hành dựa trên các tài liệu định loại đã được công bố ở trong và ngoài nước [2, 5, 6, 7, 8], sử dụng các trang thiết bị chuyên dùng (kính lúp Stemi DV4 của Đức, độ phóng đại từ 8-64 lần), khay, ghim, thước đo. Hình 1. Sơ đồ vị trí thu mẫu trên sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 67 PHạM XUÂN HưƠNG - VŨ THỊ PHưƠNG ANH Bảng 1. Địa điểm và vị trí thu mẫu STT Vị trí thu mẫu Ký hiệu Ghi chú 1 Xã Trà Đốc M1 Hạ lưu 2 Xã Trà Đốc M2 Hạ lưu 3 Xã Trà Bui M3 Thượng lưu 4 Xã Trà Bui M4 Thượng lưu 5 Xã Trà Bui M5 Thượng lưu 6 Xã Trà Tân M6 Lòng hồ 7 Xã Trà Tân M7 Lòng hồ 8 Xã Trà Sơn M8 Lòng hồ 9 Xã Trà Sơn M9 Nhánh sông 10 Xã Trà Giác M10 Nhánh sông 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Thành phần loài giáp xác lớn tại sông Tranh, huyện bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Kết quả thu thập và phân tích mẫu vật tại 10 điểm thu mẫu trong thời gian nghiên cứu đã thu được 21 loài thuộc 6 giống và 4 họ (Atyidae, Palaemonidae, Potamidae và Parathelphusidae). Bảng 2. Thành phần loài Giáp xác cỡ lớn đã gặp tại các điểm thu mẫu STT Taxon Địa điểm và đợt thu mẫu M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8 M9 M10 K M K M K M K M K M K M K M K M K M K M I Atyidae (Họ tôm) 1 Caridina acuticaudata Dang, 1975 x x x x x x x x x x x x x x 2 Caridina serrata serrata Stimpson, 1860 x x x x x x x 3 Caridina subnilotica Dang, 1975 x x x x x x x x x x x x x x x x 4 Caridina flavilineata Dang, 1975 x x x x 5 Caridina sp. x x x x x x x x x x x x II Palaemonidae (Họ tôm gai) 68 THÀNH PHẦN LoÀI CủA LớP GIáP XáC LớN ở SôNG TRANH... 6 Macrobrachium dalatense Xuan Nguyen Van, 2003 x x x x x 7 Macrobrachium pilimanus (De Man, 1879) x x x x x 8 Macrobrachium vietnamense Dang, 1972 x x x x x x x x x x x x 9 Macrobrachium nipponense (De Haan, 1849) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 10 Macrobrachium suongae Nguyen, 2003 x x x x x x x x x x 11 Macrobrachium lanchesteri (De Man, 1911) x x x x x x x x x x x x x x 12 Macrobrachium secamanense Dang, 1998 x x x x x x x x x x x x 13 Macrobrachium hainanense Parisi, 1919 x x x x x x x x x x x x 14 Macrobrachium mieni Dang, 1975 x x x x x x x x x x x x 15 Macrobrachium sp. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 16 Macrobrachium formosense Bate, 1868 x x x x x x x x x x x x x x x 17 Palaemon serrifer (Stimpson, 1860) x x x III Potamidae (Họ cua núi) 18 Potamon potamios (olivier, 1804) x x x x x x x x x x IV Parathelphusidae (Họ cua đồng) 19 Esanthelphusa dugasti (Rathbun, 1902) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 20 Somanniathelphusa dugasti (Rathbun, 1902) x x x x x x x x x x x x x x 21 Somanniathelphusa sinensis sinensis Dang, 1975 x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 3.2. Cấu trúc thành phần loài giáp xác lớn tại sông Tranh, huyện Bắc Trà My Cấu trúc thành phần loài giáp xác lớn tại sông Tranh, huyện bắc Trà My được trình bày ở bảng 3. 69 PHạM XUÂN HưƠNG - VŨ THỊ PHưƠNG ANH Bảng 3. Cấu trúc thành phần loài Giáp xác cỡ lớn ở nước tại khu vực nghiên cứu Họ Giống Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Atyidae 1 16,67 5 23,81 Palaemonidae 2 33,33 12 57,14 Potamidae 1 16,67 1 4,76 Parathelphusidae 2 33,33 3 14,29 Tổng 6 100 21 100 Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng giống giữa các họ là tương đối đều nhau nhưng số lượng loài thu được tại khu vực nghiên cứu giữa các họ khác nhau rõ rệt. Trong 4 họ Giáp xác cỡ lớn thì họ Palaemonidae có số lượng loài nhiều nhất với 12 loài thuộc 2 giống (chiếm 57, 14% ), tiếp theo là họ Atyidae thu được 5 loài thuộc 1 giống (chiếm 23,81% ), họ Parathelphusidae thu được 3 loài thuộc 2 giống (chiếm 14,29% ), họ Potamidae chỉ thu được 1 loài thuộc 1 giống (chiếm 4,76%). Để làm rõ hơn tính đa dạng loài của Giáp xác cỡ lớn ở nước tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi phân tích kết quả thành phần loài của từng họ. 3.2.1. Thành phần loài họ tôm gai (Palaemonidae) Trong họ tôm gai giống Macrobrachium có số lượng loài cao nhất với 11 loài (chiếm 52,38%), tiếp theo là giống Palaemon có 1 loài (chiếm 4,76%). Trong đó có các loài phân bố rộng trong vùng phía đông châu á, như: Macrobrachium nipponense và M. hainanense. Các loài chỉ phân bố giới hạn trong khu vực phía nam vùng phía đông châu á có giới hạn cao nhất là Việt Nam, như: M. pilimanus, M. lanchesteri. Các loài cho tới nay mới chỉ thấy có ở Việt Nam, tập trung ở các thuỷ vực vùng núi, như: M. mieni, M. suongae và M. dalatense. Trong tổng số 12 loài thì có M. nipponense, M. sp. phân bố rộng nhất, có mặt ở tất cả 10/10 điểm thu mẫu; tiếp theo là , M. formosense phân bố ở 8/10 điểm thu mẫu; M. lanchesteri phân bố ở 7/10 điểm thu mẫu; Loài M. mirabile, M. secamanense, M. hainanense và M. mieni phân bố tại6 /10 điểm thu mẫu; M. dalatense, M. pilimanus và M. suongae phân bố tại 5/10 điểm thu mẫu; cuối cùng, phân bố hẹp nhất là Paleamon serrifer chỉ phân bố tại 3/10 điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu Hình 2. Tỷ lệ % loài theo họ tại khu vực nghiên cứu 70 THÀNH PHẦN LoÀI CủA LớP GIáP XáC LớN ở SôNG TRANH... Xét theo mùa, có 8 loài gặp ở cả hai mùa: M. mirabile, M. nipponense, M. lanchesteri, M. secamanense, M. hainanense, M. mieni, M. sp. và M. formosense. Đây là những loài phổ biến ở khu vực nghiên cứu. Còn lại 5 loài chỉ gặp ở một mùa, trong đó có 2 loài gặp vào mùa khô, gồm: M. dalatense, Palaemon serrifer và 1 loài gặp vào mùa mưa là M. pilimanus. 3.2.2. Thành phần loài họ tôm (Atyidae) Họ tôm (Atyidae) có 3 loài được mô tả tại Việt Nam: Caridina acuticaudata, C. subnilotica, C. flavilineata. Trong đó phân bố rộng nhất là loài C.subnilotica có mặt ở 8/10 điểm thu mẫu; tiếp theo là loài C. Acuticaudata, C.serrata serrata phân bố ở 7/10 điểm thu mẫu; loài C. flavilineata phân bố ở 6/10 điểm thu mẫuvà phân bố hẹp nhất là loài Caridina sp. chỉ phân bố tại 5/10 điểm thu mẫu. Xét theo mùa, có 2 loài gặp ở cả hai mùa gồm, C. Acuticaudata và Caridina sp., còn lại 3 loài chỉ gặp ở mùa khô, gồm: C. serrata serrata, C. subnilotica và C. Flavilineata 3.2.3. Thành phần loài họ cua đồng (Parathelphusidae) Họ cua đồng (Parathelphusidae) có giống Somanniathelphusa với 2 loài và giống Esanthelphusa với 1 loài. Họ này chủ yếu sinh sống trong khu vực Đông Nam á, chúng sinh sống trong các con sông, ao, hồ và ruộng lúa. Trong tổng số 3 loài thì có các loài và phân loài phân bố rộng nhất là Esanthelphusa dugasti và Somannithephusa siensis siensis có mặt ở tất cả 10/10 điểm thu mẫu; Somannithephusa dugasti phân bố hẹp hơn, chỉ có mặt ở 7/10 điểm thu mẫu Xét theo mùa thì các loài thuộc họ Parathelphusidae đều có mặt ở tất cả các lần thu mẫu ở 2 mùa 3.2.4. Thành phần loài họ cua núi (Potamidae) Họ cua núi (Potamidae) có 1 loài Potamon potamios phân bố tại 5 điểm thu mẫu vào cả hai mùa. 4. Kết luận Kết quả phân tích mẫu vật thu được tại sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã xác định được 21 loài, thuộc 6 giống và 4 họ của Giáp xác cỡ lớn. Trong đó, họ Palaemonidae thu được nhiều nhất với 12 loài (chiếm 57, 14 %%), tiếp theo là họ Atyidae thu được 5 loài (chiếm 23, 81%), họ Parathelphusidae thu được 3 loài (chiếm 14,29 %), cuối cùng là họ Potamidae chỉ thu được 1 loài (chiếm 4,76 %). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Thị Phương Anh, Hoàng Văn Mỹ (2016), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài của Giáp xác cỡ lớn (Malacostaca, Crustacea) ở sông Tiên, huyện Tiên Phước, 71 PHạM XUÂN HưƠNG - VŨ THỊ PHưƠNG ANH tỉnh Quảng Nam”, Báo cáo hội nghị Nghiên cứu giảng dạy sinh học toàn quốc lần thứ 2, Đà Nẵng. [2] Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Prinder, Steve Tilling (2001), Khóa định loại các loài ĐVKXS nước ngọt thường gặp ở Việt nam, NXB ĐHQGHN, 66 tr. [3] Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Prinder, Steve Tilling (2004), Giám sát sinh học môi trường nước ngọt bằng ĐVKXS cỡ lớn, NXB ĐHQGHN, 55 tr. [4] Đặng Ngọc Thanh (1974), Thủy sinh học đại cương, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 216 tr. [5] Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại ĐVKXS nước ngọt Bắc Việt Nam, NXB Khoa họ̣c và Kỹ thuật, Hà Nội, 573 tr. [6] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2001), Động vật chí Việt nam, tập 5 (phần giáp xác nước ngọt), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 239 tr. [7] Đặng Ngọc Thanh, Đỗ Văn Tứ (2007), “Một số vấn đề phân loại học tôm Atyidae (Crustacea: Decapoda: Natantia: Caridea) ở Việt Nam”, Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị Khoa học toàn Quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 249-255. [8] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2012), Tôm, Cua nước ngọt Việt Nam (Palaemonidae, Atyidae, Parathelphusidae, Potamidae), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 265tr. [9] THE PRELIMINARY DATA OF MALACOSTACA SPECIES IN TRANH RIVER, BẮC TRÀ MY, QUANG NAM PROVINCE PHAM XUAN HUoNG Tien Phuoc District, Quang Nam Province VU THI PHUoNG ANH Quang Nam University Abstract: The composition of Malacostaca species in the Tranh River, Bac Tra My District, Quang Nam Province is quite diversified. Our survey was conducted from 1/2016 to 10/2016. There were 21 species belonging to 7 genera, 4 families with a large size of Crustacea. Among them, The Palaemonidae obtained 12 species (57,14 %), the Atyidae obtained 5 species (22.73%), the Parathelphusidae obtained 3 species (14,29) and the Potamidae obtained 1 species (4,76 %). Keywords: Bac Tra My District, Malacostaca, Quang Nam Province, Tranh river, The Preliminary data.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf123_pdf2_2941_2134830.pdf
Tài liệu liên quan