Tài liệu Thành phần hoá học từ hạt na xiêm (annona muricata l.) ở Đồng Tháp: TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014
128
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TỪ HẠT NA XIÊM
(ANNONA MURICATA L.) Ở ĐỒNG THÁP
BÙI THỊ MINH NGUYỆT (*)
TÓM TẮT
Dịch chiết metanol của hạt na xiêm thu hái ở Đồng Tháp đã được phân lập bằng
phương pháp sắc kí cột và cho 3 hợp chất gồm: (1) N-(triacontanoyl) tryptamin, (2) axit
ent-kaur-16-en-19-oic và (3) -sitosterol. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định
bằng các phương pháp phổ (UV, IR, MS, 1H-, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC) và so sánh
với các tài liệu tham khảo. Trong ba hợp chất thu được, hợp chất 1 là hợp chất mới được
phát hiện lần đầu tiên trong tự nhiên.
Từ khoá: dịch chiết metanol, na xiêm, N-(triacontanoyl) tryptamin, axit ent-kaur-16-
en-19-oic
ABSTRACT
The methanol extracted from Annona muricata seeds in Dong Thap was separated
into three compounds: (1) N-(triacontanoyl) tryptamine, (2) ent-kaur-16-en-19-oic acid,
(3)-sitosterol, by column chromatography. These compounds were identified by
spe...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 565 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần hoá học từ hạt na xiêm (annona muricata l.) ở Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014
128
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC TỪ HẠT NA XIÊM
(ANNONA MURICATA L.) Ở ĐỒNG THÁP
BÙI THỊ MINH NGUYỆT (*)
TÓM TẮT
Dịch chiết metanol của hạt na xiêm thu hái ở Đồng Tháp đã được phân lập bằng
phương pháp sắc kí cột và cho 3 hợp chất gồm: (1) N-(triacontanoyl) tryptamin, (2) axit
ent-kaur-16-en-19-oic và (3) -sitosterol. Cấu trúc của các hợp chất này được xác định
bằng các phương pháp phổ (UV, IR, MS, 1H-, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC) và so sánh
với các tài liệu tham khảo. Trong ba hợp chất thu được, hợp chất 1 là hợp chất mới được
phát hiện lần đầu tiên trong tự nhiên.
Từ khoá: dịch chiết metanol, na xiêm, N-(triacontanoyl) tryptamin, axit ent-kaur-16-
en-19-oic
ABSTRACT
The methanol extracted from Annona muricata seeds in Dong Thap was separated
into three compounds: (1) N-(triacontanoyl) tryptamine, (2) ent-kaur-16-en-19-oic acid,
(3)-sitosterol, by column chromatography. These compounds were identified by
spectroscopic methods (UV, IR, MS,
1
H-,
13
C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC) and compared
to references. Among three separated compounds, N-(triacontanoyl) tryptamin is the new
compound found for the first time in nature.
Keywords: methanol extract, Annona muricata, N-(triacontanoyl) tryptamine, ent-
kaur-16-en-19-oic acid
1. MỞ ĐẦU
*
Chi Na (Annona) là một chi lớn trong
họ Na (Annonaceae), có khoảng 125 loài
phân bố nhiều ở rừng mưa nhiệt đới thuộc
các vùng châu Mỹ, châu Phi Ở nước ta,
số loài thuộc chi Na (Annona) có 4 loài
trong đó 3 loài là cây trồng [1].
Na xiêm (hay còn được gọi là Mãng
cầu xiêm) thuộc chi Na, có tên khoa học là
Annona muricata, nó là một loại cây ăn
quả được trồng khắp các vùng nhiệt đới
trên thế giới, quả na xiêm được xem là một
loại trái cây nhiệt đới quan trọng góp phần
đáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế của
đất nước [2].
(*)ThS.NCS, Trường Đại học Đồng Tháp.
Khảo sát thành phần hoá học từ na
xiêm phát hiện có chứa các hợp chất sau:
acetogenin (hơn 50 hợp chất) [3], flavonoit
[4], alkaloit [5], cyclopeptit [6]. Những
năm gần đây nhiều nhà khoa học đã tập
trung nghiên cứu các acetogenin trong họ
Na (Annonaceae), do các hợp chất này có
nhiều hoạt tính quan trọng như chống ung
thư, sốt rét, kháng khuẩn và chống suy
giảm miễn d ch [7,8]. Lá được dùng làm
gia v , có tính trấn an nhẹ, hạt độc tế bào
[9], d ch nước nghiền từ hạt tr chí rận [10].
Ngày nay, hoạt tính dược lí từ na xiêm
cũng được biết đến như: độc tế bào, chữa sốt
rét, các bệnh ngoài da, chống virut, chống
ung thư và các yếu tố gây đột biến gen, chữa
lành vết thương, kháng khuẩn [11].
129
Tuy nhiên, ở nước ta, kết quả nghiên
cứu về thành phần hóa học từ cây này chưa
được công bố nhiều. Do vậy, việc nghiên
cứu về thành phần hóa học của na xiêm là
rất cần thiết, góp phần cho công tác điều
tra cơ bản về nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú ở Việt Nam. Trong bài báo này,
chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về
cấu trúc một số hợp chất phân lập từ loài
này.
2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết bị
Sắc kí lớp mỏng sử dụng loại tráng sẵn
silicagel 60F245 (Merck), hiện màu bằng
đèn UV và hơi iot. Chất hấp phụ silicagel
230-400 (Merck) được sử dụng trong sắc kí
cột. Điểm chảy được xác đ nh trên kính
hiển vi Boetius. Phổ tử ngoại UV được ghi
trên máy Aglilent UV-VIS. Phổ hồng ngoại
IR được ghi trên máy Bruker 270-30, dạng
viên nén KBr. Phổ khối lượng va chạm
electron EI-MS đo trên máy MS-Engine-
5989-HP. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-,
13
C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC và
COSY đo trên máy Bruker Avance-500
NMR (Viện Hóa học –Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam).
2.2. Nguyên liệu thực vật
Mẫu hạt Na xiêm (Annona muricata
L.) được thu hái ở Đồng Tháp vào tháng
8/2009 và được TS Trần Huy Thái (Viện
Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật-Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam) xác
đ nh tên khoa học và mẫu được lưu giữ tại
Khoa Sinh học - Trường Đại học Vinh.
2.3. Phương pháp phân lập
các hợp chất
Lấy 1,0 kg hạt Na xiêm (sau khi sấy ở
40
0C), xay nhỏ được chiết với metanol ở
nhiệt độ phòng trong thời gian 1 tuần. D ch
chiết được cất thu hồi dung môi, thu được
60g cao. Sau đó, chiết lần lượt với etyl
axetat và n-butanol, cất thu hồi dung môi
thu được 26g và 15g cao tương ứng.
Cao etyl axetat được phân tách trên cột
silicagel với hệ dung môi rửa giải:
CHCl3:CH3OH (40:1, 30:1, 20:1, 10:1, 6:1,
4:1, 2:1) thu được 6 phân đoạn chính. Phân
đoạn 1 sắc kí lại và kết tinh lại nhiều lần
thu được chất 2 (2175 mg). Phân đoạn 2
sắc kí lại và kết tinh lại nhiều lần thu được
chất 1 (167 mg) và 3 (202 mg) tương ứng.
Hợp chất 1: Chất rắn màu trắng, đ.n.c
125-126
0
C; IRmax
KBr
cm
-1
: 3391 và
1631cm
-1
EI-MS: m/z [M]
+
: 594 (6), 435
(100);
1
H-NMR (500 MHz, CDCl3)
(ppm) và
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3)
(ppm): xem bảng 1.
Hợp chất 2: Tinh thể hình lập phương
không màu, đ.n.c 162-1630C; UV max
MeOH
nm: 212; IRmax
KBr
cm
-1
: 2937,9; 1690,6;
1487,3. Phổ EI-MS: m/z [M]+ 302. Phổ 1H-
NMR (500 MHz, CDCl3) (ppm): 4,80
(1H, br s, H-17b) và 4,73 (1H, br s, H-
17a), 2,63 (1H, br s, H-13), 1,24 (3H, s, H-
18), 0,95 (3H, s, H-20). Phổ 13C-NMR
(125 MHz, CDCl3) (ppm): xem bảng 2.
Hợp chất 3: Tinh thể hình kim, đ.n.c.
135-136
o
C; IR
max
KBr
cm
-1
: 3400, 3025,
1410, 1250, 690 và 820; EI-MS m/z: [M]
+
414. Phổ 1H-NMR (500MHz, CDCl3)
(ppm): 5,31 (1H, dd, J= 5,0; 2,0 Hz, H-6),
3,51 (1H, m, H-3), 1,01 (3H, s, H-19), 0,92
(3H, d, J=6,2Hz, H-21), 0,84 (3H, d, J=6,6
Hz, H-29), 0,83 (3H, d, J = 6,5 Hz , H-26),
0,81 (3H, d, J = 6,6 Hz, H-27), 0,68 (3H, s,
H-18). Phổ 13C-NMR (125MHz, CDCl3)
(ppm): 140,8 (C-5), 121,7 (C-6), 71,8 (C-
3), 56,8 (C-14), 56,1 (C-17), 50,2 (C-9),
45,9 (C-24), 42,3 (C-4, C-13), 39,8 (C-12),
37,3 (C-1), 36,5 (C-10), 36,2 (C- 20), 33,9
(C-22); 31,9 (C-7); 31,7 (C-8); 29,7 (C-2);
130
29,2 (C-25); 28,3 (C-16); 26,1 (C-23); 24,3
(C-15); 23,1 (C-28); 21,1 (C-11); 19,8 (C-
19); 19,4 (C-27); 19,1 (C-26); 18,8 (C-21);
11,9 (C-18, C-29).
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
Hợp chất 1 là chất rắn màu trắng,
không mùi, không tan trong nước, tan
trong etanol, cloroform. Nhiệt độ nóng
chảy 125-1260C. Phổ khối lượng va chạm
electron của chất 1 (EI-MS) cho pic ion
phân tử m/z [M]+ 594 ứng với công thức
C40H70ON2 trong đó pic cơ bản tại 435
(100) cho thấy phân tử b phân thành hai
mảnh tương ứng là C10H11N2 và C30H59O.
Phổ IR cho thấy tín hiệu đặc trưng của liên
kết N – H indol tại 3391cm-1 và tín hiệu
đặc trưng của liên kết C=O thuộc nhóm
amit tại 1631cm-1.
Kết quả từ phổ 1H- và 13C-NMR của
chất 1 chỉ ra đây là dẫn xuất của tryptamin
[12]. Cấu trúc của phần tryptamin được xác
đ nh bằng phổ 1H-NMR (ppm), với các tín
hiệu ở 7,57 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-4), 7,35
(1H, d, J = 8,5 Hz, H-7), 7,10 (1H, ddd, J
= 8,0; 7,5; 1,0 Hz, H-6), và 7,02 (1H, ddd,
J=8,0; 7,0; 1,0 Hz, H-5) là các proton
thuộc vòng benzen thế ở v trí ortho, tín
hiệu proton của phần vòng pyrol tại 7,06
(1H, br s, H-2), cùng với các proton của 2
nhóm metylen thuộc vòng pyrol ở 3,51
(2H, t, J = 7,5 Hz, H-11) và 2,97 (2H, t, J =
7,5 Hz, H-10), tín hiệu của các proton trên
hai nhóm metylen thuộc phần axit tại
2,16 (2H, t, J=7,5 Hz, H-2’) và 1,58 (2H, t,
J=7,0 Hz, H-3’) bên cạnh đó còn có tín
hiệu của nhóm metyl tại 0,91 (3H, t, J =
7,5; 6,5 Hz,) và tín hiệu của dãy béo tại
1,28 (52H, br s). Phổ cộng hưởng 13C-
NMR (ppm) cho thấy các tín hiệu của
cacbon thuộc nhóm cacbonyl amit tại
174,4, nhóm metylen và gắn với nhóm
chức amit tại 24,9 (C-10) và 40,0 (C-
11), tín hiệu của cacbon ở nhóm metyl cuối
mạch tại 14,0, còn có các tín hiệu tại
28,9 – 29,3 là của các cacbon thuộc nhóm
metylen của dãy béo.
Phổ HMBC cho thấy sự tương tác của
các nguyên tử H và C đã được ghi trên phổ
1
H- và
13
C-NMR (bảng 1). Phổ HSQC cho
thấy sự tương tác của các nguyên tử H và C
liên kết với nhau. Với tất cả những dữ liệu
phổ thu được đã cho phép xác đ nh cấu trúc
của hợp chất 1 là N-(triacontanoyl)
tryptamin. Hợp chất này lần đầu tiên được
phân lập từ thiên nhiên.
Bảng 1: Số liệu phổ NMR và HMBC của hợp chất 1
Vị trí DEPT H (ppm) C (ppm) HMBC
2 CH 7,06 (1H, br s) 122,1 C-3, C-9, C-8
3 C 112,1
4 CH 7,57 (1H, d, J = 8,0 Hz) 118,0 C-3, C-6, C-8
5 CH 7,02 (1H, ddd, J=8,0; 7,0; 1,0 Hz) 118,3 C-7, C-9
6 CH 7,10 (1H, ddd, J = 8,0; 7,5; 1,0 Hz) 121,0 C-4, C-8
7 CH 7,35 (1H, d, J = 8,5 Hz) 110,9 C-5, C-9
8 C 136,8
131
9 C 127,5
10 CH2 2,97 (2H, t, J = 7,5 Hz) 24,9
C-2, C-3, C-9,
C-11
11 CH2 3,51 (2H, t, J = 7,5 Hz) 40,0 C-3, C-1’,
1’ C 174,1
2’ CH2 2,16 (2H, t, J=7,5 Hz) 36,0 C-1’, C-3’
3’ CH2 và 1,58 (2H, t, J=7,0 Hz) 25,6
Dãy
CH2
1,28 (52H, br s)
28,9–
29,3
CH3 0,91 (3H, t, J = 7,5; 6,5 Hz) 13,0
Hợp chất 2 là tinh thể lập phương
không màu, điểm nóng chảy 162-163oC.
Phổ UV cho hấp thụ cực đại ở 212 nm. Phổ
IR (cm
-1
)
cho thấy các pic hấp thụ mạnh ở
tần số 2937 (C=C), 1690 (C=O), 1487
(C=C). Phổ khối lượng va chạm electron
(EI-MS) cho pic ion phân tử ở m/z 302
[M]
+
tương ứng với công thức phân tử
C20H30O2.
Phổ 1H-NMR của hợp chất 2 cho thấy
tín hiệu của hai proton trên liên lết C=C tại
4,80 (1H, br s, H-17b) và 4,73 (1H, br s,
H-17a), tín hiệu của proton H-13 trên
nhóm metin tại 2,63 (1H, br s, H-13), và tại
1,24 (3H, s, H-18), 0,95 (3H, s, H-20) là
của proton ở hai nhóm metyl v trí H-18 và
H-20. Phổ cộng hưởng từ 13C-NMR cho
thấy tín hiệu của 20 cacbon, trong đó có tín
hiệu của cacboxylic ở 184,7 ppm, tín
hiệu của liên kết đôi của C-16 và C-17 lần
lượt tại 155,8 và 103,0 ppm. Giá tr cụ
thể được ghi ở bảng 2.
Bảng 2: Số liệu phổ 13C-NMR của hợp chất 2
C DEPT (ppm) * (ppm) [11]
1 CH2 40,7 41,1
2 CH2 19,1 19,5
3 CH2 37,8 38,2
4 C 43,9 44,3
5 CH 57,1 57,5
6 CH2 21,8 22,2
7 CH2 41,3 41,7
8 C 44,2 44,6
9 CH 55,2 55,5
132
10 C 39,7 40,7
11 CH2 18,4 18,8
12 CH2 33,1 33,5
13 CH 43,8 44,1
14 CH2 39,7 40,1
15 CH2 49,0 49,4
16 C 155,8 156,3
17 CH2 103,0 103,4
18 CH3 29,0 29,4
19 C 184,9 184,7
20 CH3 15,6 16,0
Từ các số liệu phổ UV, IR, EI-MS, 1H,
13
C-NMR, HMBC, HSQC và so sánh với
tài liệu [13], hợp chất 2 được gán cho là
axit ent-kaur-16-en-19-oic.
Hợp chất 3 là tinh thể hình kim không
màu, nóng chảy ở 135-136oC. Phổ EI-MS
cho mảnh ion [M]+ 414, ứng với công thức
C29H50O. Phổ hồng ngoại IR của hợp chất 3
có các bước sóng đặc trưng của các liên kết
ở 3400 (O-H) , 1410 (C=C) cm-1.
Phổ 1H-NMR của hợp chất 3 cho thấy
tín hiệu của 6 nhóm metyl ở 1,02 (3H, s, H-
19), 0,94 (6H, d, J=6,2Hz, H-26, H-27),
0,84 (3H, t, J=6,6 Hz, H-29), 0,86 (3H, d, J
= 6,5 Hz , H-21), 0,68 (3H, s, H-18). Phổ
13
C-NMR kết hợp với kĩ thuật DEPT cho
biết hợp chất 3 có 29 tín hiệu của 29
nguyên tử cacbon bao gồm 7 nhóm CH, 12
nhóm CH2, 6 nhóm CH3 và 4 cacbon bậc 4.
Từ phổ 1H-NMR và 13C-NMR với kĩ thuật
HMBC, HSQC của hợp chất 3 cho thấy tín
hiệu tương tác của các nguyên tử H như
sau: tại H 3,51 ppm là tín hiệu của proton
gắn trên C-3 (C 71,8); tín hiệu H 5,31
ppm là của nguyên tử hiđro gắn trên
nguyên tử C-6 (C 121,7) tại nối đôi C=C.
Các số liệu về phổ EI-MS và NMR đều
phù hợp với -sitosterol [14].
5
6
7
8
4
3
1 2
2
'
1
'
3
'
N
H
O
N
H
9
10
11
[ ]
26
COOH
H
H
1
2
3
4 5
6
7
89
10
11
12
13
14
15
16
18
19
20
17
OH
2
3 5
7
8
9
10
11
12
13
1
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
4 6
14
(1) N-(Triacontanoyl)tryptamin (2) Axit ent-kaur-16-
en-19-oic
(3) -sitosterol
133
4. KẾT LUẬN
Từ d ch chiết metanol của hạt cây Na
xiêm thu hái ở Đồng Tháp, sử dụng các
phương pháp sắc kí đã phân lập được 3 hợp
chất và bằng các phương pháp phổ UV, IR,
MS,
1
H-,
13
C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC
đã xác đ nh được cấu trúc hóa học của các
hợp chất bao gồm N-(triacontanoyl)
tryptamine (1), axit ent-kaur-16-en-19-oic
(2) và β-sitosterol (3). Trong đó, N-
(triacontanoyl) tryptamin là hợp chất mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân (2000), Họ Na (Annonaceae), Thực vật chí Việt Nam, Flora of
Vietnam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Cheong K. W., Tan C. P., Mirhosseini H., Chin S. T., Man Y. B. C., Hamid N. S. A.,
Osman A., Basri M., (2011), Optimization of equilibrium headspace analysis of
volatile flavor compounds of malaysian soursop (Annona muricata): Comprehensive
two-dimensional gas chromatography time-of-flight mass spectrometry (GC x GC-
TOFMS), Food Chemistry 125, 1481-1489.
3. Christophe G., Alain L., Olivier L., Laurent S., Reynald H., (1999), Isolation and
structure elucidation of sabadelin, an acetogenin from roots of Annona muricata.
Phytochemistry 52, 1403-1408.
4. Nawwar M., Ayoub N., Husein S., Hashim A., El-Sharawy R., Wende K., Harms M.,
Lindequist U., (2012), A flavonol triglycoside and investigation of the antioxidant and
cell stimulating activities of Annona muricata Linn, Arch. Pharm. Res. 35(5),
761-767.
5. Sousa O. V., Vieira G. D. V., Pinho J. J. R. G., Yamamoto C. H., Alves M. S., (2010),
Antinociceptive and anti-inflammatory activities of the ethanol extract of Annona
muricata L. leaves in animal models, Int. J. Mol. Sci., 11, 2067-2078.
6. Wu L., Lu Y., Zheng Q. T., Tan N. H., Li C. M., Zhu J., (2007), Study on the spatial
structure of annomuricatin A, a cyclohexapeptide from the seeds of Annona muricata,
J. Mol. Struct., 827(1), 145-148.
7. Feras Q. A, Liu X. X and McLaughlin J. L., 1999: J. Nat. Prod. 62(3): 504-540.
8. Technical Data Report for Graviola (Annona muricata L.) (2002): Sage Press, Inc.
9. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, Nhà xuất bản Trẻ.
10. Trần Việt Hưng (1999), Từ điển thảo mộc dược học, Nhà xuất bản Y học.
11. Gajalakshmi S., Vijayalakshmi S., Devi Rajeswari V., (2012), Phytochemial and
pharmacological properties of Annona muricata: A review, Int. J. Pharm. Pharm.
Sci., Vol 4, Issue 2, 3-6.
134
12. Wu Y. C., Chang F. R., Chen C. Y., (2005), Tryptamin-derived amides and alkaloids
from the seeds of Annona atemoya, J. Nat. Prod., 68, 406-408.
13. Nguyen H. D., Zhang X. F., Zheng M.S., Son K. H., Chang H. W., Kim H. P., Bae K.
H., Kang S. S., Inhibitory constituents against cyclooxygenases from Aralia cordata
Th., Arch. Pharm. Res 28(1) (2005) 28-33.
14. Kuo H. Y., Yeh M. H. (1997), Chemical constituents of heartwood of Bauhinia
purpurea, J. Chin. Chem. Soc. 44, 379-383.
* Ngày nhận bài: 7/3/2014. Biên tập xong: 20/5/2014. Duyệt đăng: 22/5/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46_7832_2224126.pdf