Thành phần hoá học của 159 mẫu sỏi mật ở người Việt Nam bằng quang phổ hồng ngoại

Tài liệu Thành phần hoá học của 159 mẫu sỏi mật ở người Việt Nam bằng quang phổ hồng ngoại: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 23 THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA 159 MẪU SỎI MẬT Ở NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG QUANG PHỔ HỒNG NGOẠI Lê Văn Cường* TÓM TẮT Phân tích thành phần hóa học của 159 mẫu sỏi mật ở người việt nam bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại, chúng tôi được kết quả như sau: Sỏi mật ở người Việt Nam là sỏi hỗn hợp từ 4-6 thành phần Sỏi mật ở người Việt Nam 62,6% là sỏi sắc tố, 14,9% là sỏi cholesterol và 22,5% là sỏi hỗn hợp. Sỏi ống mật chủ và sỏi trong gan (đường mật chính) 80,5% là sỏi sắc tố, sỏi túi mật 38% là sỏi sắc tố, 31,4% là sỏi cholesterol và 30,6% là sỏi hỗn hợp. Vì vậy sỏi ống mật chủ ở người Việt Nam đa số là sỏi tiên phát, khác với phương Tây thường có nguồn gốc từ túi mật Ở nữ giới, tỷ lệ sỏi sắc tố là 42,7%, còn ở nam giới tỷ lệ sỏi sắc tố là 75,9% Sỏi sắc ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thành phần hoá học của 159 mẫu sỏi mật ở người Việt Nam bằng quang phổ hồng ngoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 23 THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA 159 MẪU SỎI MẬT Ở NGƯỜI VIỆT NAM BẰNG QUANG PHỔ HỒNG NGOẠI Lê Văn Cường* TÓM TẮT Phân tích thành phần hóa học của 159 mẫu sỏi mật ở người việt nam bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại, chúng tôi được kết quả như sau: Sỏi mật ở người Việt Nam là sỏi hỗn hợp từ 4-6 thành phần Sỏi mật ở người Việt Nam 62,6% là sỏi sắc tố, 14,9% là sỏi cholesterol và 22,5% là sỏi hỗn hợp. Sỏi ống mật chủ và sỏi trong gan (đường mật chính) 80,5% là sỏi sắc tố, sỏi túi mật 38% là sỏi sắc tố, 31,4% là sỏi cholesterol và 30,6% là sỏi hỗn hợp. Vì vậy sỏi ống mật chủ ở người Việt Nam đa số là sỏi tiên phát, khác với phương Tây thường có nguồn gốc từ túi mật Ở nữ giới, tỷ lệ sỏi sắc tố là 42,7%, còn ở nam giới tỷ lệ sỏi sắc tố là 75,9% Sỏi sắc tố có màu đen hay nâu sậm, sỏi cholesterol có màu vàng hoặc màu sáng, SUMMARY ANALYSING CHEMICAL COMPOSITION OF 159 GALLSTONES SPECIMENS IN VIETNAMESE BY INFRAREF SPECTROSCOPY Le Van Cuong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 156 – 162 The gallstones of Vietnameses are compound stones from 4 to 6 substances. The gallstones of Vietnameses were classified as pigment stones in 62,6%, cholesterol stones in 14,9% and mixed stones in 22,5% of patients. The incidences of pigment stones, cholesterol stones and mixed stones in the gallbladder were found in 38%, 31,4% and 30,6% of patients. The common bile duct stones and intrahepatic stones of Vietnameses were pigments stones (80,5%) so the common bile duct stones were mainly primary stones, this is different from that in Western countries. The chemical composition of gallstones in male was 75,9% of pigments stones while if female was only 42,7%. Visually, pigment stones were black on dark brown while cholesterol stones were light colored or yellow. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sỏi đường mật ở Việt nam rất nhiều, công việc điều trị còn nhiều khó khăn và lúng túng nhatá là bệnh nhân sỏi mật tái phát sau mổ nhiều lần. Phân tích thành phần hóa học của sỏi mật rất quan trọng làm cơ sở để biết về sinh lý bệnh học và làm cơ sở để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp như : chọn lọai thuốc làm tan sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, bằng tia laser... Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của sỏi ở người phương tây như Sali(27), Bernhofl(13), Nahrwold(26), Maillard(22)... Kết quả cho thấy sỏi mật ở người phương tây có thành phần hóa học chủ yếu là cholesterol, tỉ lệ sỏi sắc tố rất thấp. Sỏi ống mật chủ ở người phương Tây đa số có nguồn gốc từ túi mật(13). Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về thành phần hóa học của sỏi mật như Lê Văn Cường(1), Nguyễn Tấn Cường(4), Lê Trung Hải, Nguyễn Quang Hùng(6), Phạm Duy Hiển(7) và đặc biệt Đỗ Kim Sơn và cộng sự(11,12) đã nghiên cứu thành phần hóa học của 30 mẫu sỏi túi mật bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại đã nêu lên được nhiều đặc điểm của sỏi mật ở người Việt Nam. Tuy nhiên, còn một số vấn đề * Bệnh viện Bình Dân – Tp.HCM Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 156 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học cần được giải đáp như thành phần hóa học của sỏi mật có mối tương quan nào với vùng sinh sống, các thức ăn thường dùng của bệnh nhân. Mặt khác, sỏi ống mật chủ ở người Việt Nam có phải chủ yếu từ túi mật rớt xuống qua ống túi mật như ở người phương Tây hay không? Có sự khác biệt nào giữa sỏi mật ở nam và nữ? Thành phần hóa học của phần nhân và phần vỏ viên sỏi có khác biệt không? Công trình nghiên cứu này có mục tiêu góp phần xác định thành phần hóa học của sỏi mật theo vị trí trong đường mật. Thử tìm mối tương quan của thành phần hóa học của sỏi mật với một số yếu tố dịch tễ như vùng sinh sống, thức ăn thường dùng, độ béo phì, màu sắc viên sỏi. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các số liệu để phục vụ công tác điều trị bệnh sỏi mật ở nước ta. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Qua phân tích 159 mẫu sỏi mật bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại với mục tiêu là xác định thành phần hóa học của sỏi mật ở người Việt Nam theo vị trí trong đường mật. Tìm mối tương quan của thành phần hóa học của sỏi mật với một số yếu tố dịch tễ như vùng sinh sống, thức ăn, độ béo phì, màu sắc của sỏi. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu 159 mẫu sỏi mật: 49 mẫu sỏi trong đợt I năm 1993-1994 110 mẫu sỏi mật trong đợt II năm 1995-1996 trong đó có 82 mẫu sỏi túi mật, còn lại là sỏi ống mật chủ và sỏi trong gan. Tất cả các mẫu sỏi trên được lấy từ bệnh nhân trong lúc phẫu thuật. Những bệnh nhân được lấy sỏi để nghiên cứu đều là người Việt Nam trưởng thành, tuổi từ 16 đến 85 tuổi, được nhập viện và điều trị tại bệnh viện Bình Dân, TP. HCM. Phương pháp nghiên cứu Công trình được tiền cứu theo phương pháp thống kê mô tả và so sánh. Các mẫu sỏi được lấy trong lúc phẫu thuật cẩn thận cố gắng giữ nguyên hình dạng và xác định chính xác vị trí của sỏi trong túi mật hoặc trong đường mật. Sỏi được rửa, sấy khô 40oC và gửi sang Phòng Thí nghiệm Physico – Chimie Moléculaire et Minéral thuộc Ecole Centre Paris, Pháp do Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quý Đạo phân tích bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại. Tất cả các mẫu sỏi của bệnh nhân đều có đánh số ký hiệu và làm bệnh án nghiên cứu. Các kết quả thu nhận được xử lý bằng phương pháp thống kê trên máy tính theo chương trình Stata Statiscal Software: Release 6.0. KẾT QUẢ Dịch tễ học của sỏi mật Tuổi của bệnh nhân sỏi mật Trong 159 bệnh nhân bị bệnh sỏi mật tuổi trung bình là 54,60 ± 17,9 tuổi. Tuổi nhỏ nhất trong nhóm mẫu là 16 và cao nhất là 85. Giới Trong 159 bệnh nhân có 62 bệnh nhân là nam (39%) và 97 là nữ (61%), tỷ lệ nữ/nam là 1,56. Phân bố vị trí sỏi mật trong đường mật và túi mật. Bảng 1. Phân bố vị trí sỏi mật theo giới Giới tính Vị trí Nam Nữ Tổng cộng Ống mật chủ Túi mật Ống mật chủ và túi mật Ống gan Ống mật chủ và trong gan Ống mật chủ trong gan và túi mật 18 (29%) 31 (50%) 3 (4,8%) 1 (1,6%) 7(11,2%) 2 (3,2%) 30 (30,9%) 51 (52,5%) 3 (3%) 2 (2%) 7 (7,2%) 4 (4,1%) 48 (30,1%) 82 (51,5%) 6 (3,7%) 3 (1,88%) 14 (8,8%) 6 (3,7%) Tổng 62 (100%) 97 (100%) 159 (100%) Kết hợp các yếu tố vùng sinh sống, gia đình, bệnh kết hợp và tiền căn sử dụng thuốc của bệnh nhân sỏi mật Qua nghiên cứu về vùng sinh sống của bệnh nhân sỏi mật có 50,3% sống ở thành phố, 37,7% ở thôn quê, 10,7% ở vùng biển và 1,2% ở vùng cao. Có 3,7% bệnh nhân có người trong gia đình cũng bị bệnh sỏi mật. Có 7 bệnh nhân bị sỏi mật có bệnh cao huyết áp Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 157 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 và 1 bệnh nhân bị sốt rét, không có bệnh nhân nào sử dụng thuốc hypolipéminants, ceftriaxone và dipyridamole. Bệnh sỏi mật và nhiễm trùng Nghiên cứu sự nhiễm trùng qua triệu chứng lâm sàng kết hợp lấy dịch mật trong lúc mổ làm kháng sinh đồ, chúng tôi có kết quả sau: Bảng 2. Bệnh sỏi mật và nhiễm trùng Vị trí sỏi Không nhiễm trùng Có nhiễm trùng Tổng Ống mật chủ Túi mật Ống mật chủ và túi mật Ống gan Ống mật chủ và trong gan Ống mật chủ trong gan, túi mật 4(8,3%) 27(32,9%) 3(50%) 0(0%) 1(7,1%) 0 (0%) 44 (91,6%) 55 (67%) 3 (50%) 3 (100%) 13 (92,8%) 6 (100%) 48 82 6 3 14 6 Tổng 35 (22%) 124(77,9) 159 Thành phần hóa học của sỏi mật Nghiên cứu 159 mẫu sỏi mật được phân tích bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại tại Laboratoire de Physico – Chimie Moléculaire et Minéral, Pháp. Phương pháp này có ưu điểm là xác định trực tiếp phân tử chứ không phải các ion riêng lẻ, nên có thể kết luận chắc chắn về sự hiện diện của một chất trong sỏi, có thể phân tích các mẫu với trọng lượng rất nhỏ (1-2mg), không phụ thuộc vào trạng thái kết tinh của chất phân tích. Tỷ lệ thành phần hóa học của sỏi mật Tỷ lệ các loại sỏi Để phân nhóm các loại sỏi, các tác giả như Đỗ Kim Sơn(11), Berhoft(13), Kim(19), Keulemans(18) đã chia sỏi làm 3 loại chính đó là: sỏi cholesterol khi tỷ lệ thành phần cholesterol trong viên sỏi > 50%; sỏi sắc tố khi tỷ lệ thành phần calcium bilirubinate trong viên sỏi > 50% và sỏi hỗn hợp là sỏi không thuộc 2 loại trên. Bảng 3. Tỷ lệ các loại sỏi mật Loại sỏi Tỷ lệ Sắc tố Cholesterol Hỗn hợp 62,6% 14,9% 22,5% Kết quả trên cho thấy sỏi mật ở người Việt Nam nói chung chưa xét đến vị trí đa số là sỏi sắc tố. Tỷ lệ các loại sỏi theo vị trí Bảng 4. Tỷ lệ các loại sỏi theo vị trí của sỏi Loại sỏi Vị trí Sắc tố Cholest erol Hỗn hợp Ống mật chủ Túi mật Ống mật chủ và túi mật Ống gan Ống mật chủ và trong gan Ống mật chủ, ống gan, túi mật 85,3% 39,2% 42,2% 100% 86,1% 70,5% 0% 30,6% 39,5% 0% 0% 3,7% 14,7% 30,2% 18,3% 0% 13,9% 25,8% Tổng 62,6% 14,9% 22,5% Tỷ lệ các loại sỏi ở túi mật và đường mật chính Bảng 5. Tỷ lệ các loại sỏi ở túi mật và đường mật chính Loại sỏi Vị trí Sắc tố Cholester ol Hỗn hợp Đường mật chính Túi mật 80,5% 38% 3,8% 31,4% 15,7% 30,6% Tổng 62,6% 14,9% 22,5% Kết quả ở bảng 5 cho thấy sỏi ở ống mật chủ và gan có tỷ lệ sỏi sắc tố chiếm đa số. Sự khác biệt các loại sỏi theo vị trí có ý nghĩa thống kê với p=0,001. Quan sát bảng 5 chúng ta thấy sỏi túi mật 38% là sỏi sắc tố, có 31,4% là sỏi cholesterol và 30,6% là sỏi hỗn hợp. Trong khi đường mật chính tỷ lệ sỏi sắc tố là 79,3%. Tỷ lệ các loại sỏi mật và giới. Bảng 6. Tỷ lệ các loại sỏi và giới tính Loại sỏi Giới tính Sắc tố Cholesterol Hỗn hợp Nữ Nam 42,7% 75,9% 29,5% 9,83% 27,8% 14,2% Qua bảng 6, chúng tôi thấy ở nam giới tỷ lệ sỏi sắc tố cao hơn nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,032. Thành phần hóa học của sỏi mật và chỉ số trọng lượng trên chiều cao cơ thể. Chỉ số trọng lượng trên chiều cao cơ thể (body mass index = BMI), chỉ số này được tính theo tỷ lệ Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 158 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học m) vị (đơn cao Chiều kg)vị (đơn lượng Trọng 2 Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta nhận thấy ở người gầy thành phần hóa học của sỏi mật có tỷ lệ calcium bilirubinate cao hơn so với người có BMI trung bình và người béo phì Màu sắc và thành phần hóa học của sỏi mật Qua khảo sát màu sắc các mẫu sỏi chúng tôi có kết quả Bảng 7. Tỷ lệ màu sắc của sỏi mật Tỷ lệ Màu sắc Số mẫu Tỷ lệ (%) Đen Xám đen Nâu đen Nâu vàng Vàng 32 28 64 20 15 20,1% 17,6% 40,25% 12,5% 9,4% Tổng 159 100% BÀN LUẬN Dịch tễ học của sỏi mật Tuổi và giới của bệnh sỏi mật Tuổi trung bình của bệnh sỏi mật là 54,6 ± 17,9 tuổi, phù hợp với kết quả của Nguyễn Tấn Cường(4), tuổi trung bình của bệnh nhân sỏi túi mật là 52,4 tuổi. Lê Văn Nghĩa(10) cho rằng tỷ lệ bệnh sỏi mật tăng theo tuổi. Theo Avni Sali(27) cho rằng sỏi mật có tỷ lệ gia tăng ở tuổi 50-60 tuổi, theo Kaufman(17)sỏi cholesterol thường gặp ở tuổi 50 ± 2 tuổi. Về giới, trong 159 bệnh nhân có 97 bệnh nhân nữ (61%) và 62 bệnh nhân nam (39%). Tỷ lệ nữ/nam là 1,56. Theo Nguyễn Tấn Cường tỷ lệ ở nữ là 79% nam là 21%, theo Sali(27) tỷ lệ bệnh sỏi mật ở nữ/nam từ 2/1 đến 4/1. Theo Lê Văn Nghĩa(10) điều tra số người mắc bệnh sỏi mật trong dân tại TP. Hồ Chí Minh đã thấy tỷ lệ nữ/nam là 1,07. Như vậy đa số các tác giả đều nhận thấy tỷ lệ bệnh nhân nữ bị bệnh sỏi mật nhiều hơn bệnh nhân nam, nhưng tỷ lệ có khác nhau tùy theo nhóm mẫu nghiên cứu. Sự phân bố vị trí sỏi mật trong đường mật và túi mật. Quan sát bảng 1 chúng tôi thấy sỏi ống mật chủ chiếm 30,1% sỏi túi mật chiếm 51,5%, kế đến là sỏi cùng lúc có ở ống mật chủ và ở trong gan chiếm tỷ lệ là 8,8% nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi trước đây(1) thì sỏi túi mật chiếm 58,6%, sỏi ống mật chủ chiếm 27,1%. Lê Văn Nghĩa(10) điều tra trên 2047 người dân tại TP. Hồ Chí Minh qua siêu âm chỉ phát hiện được 3 người có sỏi trong ống mật (0.14%) và tỷ lệ sỏi túi mật là 6,43%. Tổng kết theo y văn trước đây của Nguyễn Đình Hối(8) cho thấy người Việt Nam sỏi ở ống mật chủ chiếm đa số. The Nahrwold(26) tỷ lệ sỏi ống mật chủ ở người Mỹ chiếm 8-16%, tác giả Sali(26) tổng kết ở Mỹ có khoảng 20 triệu người có sỏi túi mật chiếm 10% dân số. Như vậy, sỏi túi mật ở các nước phương Tây có tỷ lệ nhiều hơn sỏi ống mật chủ và sỏi đường mật trong gan. Còn ở nước ta, qua tổng kết của nhiều tác giả ở nhiều thời điểm khác nhau với kết quả có khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung gần đây, nhờ các phương tiện chẩn đoán ngày càng tiến bộ cụ thể là siêu âm đã giúp chẩn đoán được nhiều trường hợp sỏi túi mật không hoặc chưa có triệu chứng nên sỏi túi mật được phát hiện với tỷ lệ cao hơn trước đây. Bệnh sỏi mật và nhiễm trùng Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy sỏi ở ống mật chủ có tỷ lệ nhiễm trùng rất cao 91,6% trong khi đó sỏi ở túi mật có tỷ lệ nhiễm trùng là 67%, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Vấn đề này có thể hiểu được vì các mẫu sỏi chúng tôi lấy từ các bệnh nhân được phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân. Chúng ta biết sỏi ở ống mật chủ thường gây nghẹt mật, gây ứ đọng dễ đưa đến nhiễm trùng hơn sỏi túi mật. Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 159 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Thành phần hóa học của sỏi mật Tỷ lệ các loại sỏi Bảng 8. So sánh kết quả thành phần hóa học của các tác giả Thành phần hóa học Tác giả Cholesterol Sắc tố Sỏi hổn hợp Lê Văn Cường 14,9% 62,6% 22,5% Đỗ Kim Sơn 50% (sỏi túi mật) 12% (sỏi đường mật) 50%(sỏi túi mật) 80% (sỏi đường mật) 7,5% (sỏi đường mật) Phạm Duy Hiển 18,8% 54,7% Kim 68% 32% Lin 16% 84% Ti. T.K. 46% 43,5% Kaufman 72% 28% Maillard 60,8% 20% Như vậy thành phần hóa học của sỏi mật ở người Việt Nam khác với người phương Tây và giống với kết quả nghiên cứu của các tác giả châu Á khác. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của chúng tôi và kết quả của Đỗ Kim Sơn(11,12) gần giống nhau ở điểm tỷ lệ sỏi sắc tố và sỏi cholesterol ở đường mật và túi với tỷ lệ gần xấp xỉ nhau. Về mối tương quan giữa các loại sỏi mật và vị trí của sỏi trong đường mật. Theo kết quả ở bảng 4 và 5, chúng ta thấy sỏi ở ống mật chủ và sỏi ở ống gan 80,5% là sỏi sắc tố trong khi sỏi túi mật chỉ có 38% là sỏi sắc tố. Sỏi cholesterol ở đường mật chính là 3,8% và ở túi mật là 31,4%, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê p = 0,000. Sự khác biệt về thành phần hóa học của sỏi túi mật với đường mật chính chứng minh rằng sỏi ống mật chủ không phải đa số có nguồn gốc từ túi mật như ở những người phương Tây mà nhiều tác giả như Bernhoft(13) đã mô tả. Hay nói khác đi, sỏi ống mật chủ ở người Việt Nam chủ yếu là sỏi tiên phát. Liên quan giữa giới và các loại sỏi Kết quả ở bảng 6 chúng ta thấy ở bệnh nhân nữ sỏi sắc tố có tỷ lệ 42,7%, sỏi cholesterol là 29,5% và sỏi hỗn hợp 27,8%. Nếu so với bệnh nhân nam thì tỷ lệ sỏi sắc tố ở nam lớn hơn 75,9%, ngược lại sỏi cholesterol ở nam là 9,83% và sỏi hỗn hợp là 14,2%. Cả tỷ lệ sỏi cholesterol và sỏi hỗn hợp ở nam giới chỉ bằng một nửa ở nữ giới. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,01. Tương tự ở người Pháp theo nghiên cứu của Maillard(23) cho thấy tỷ lệ sỏi cholesterol ở nữ là 70,9% so với nam tỷ lệ sỏi cholesterol chỉ là 41,7%. Như vậy, nhìn chung ở nữ tỷ lệ sỏi cholesterol cao hơn ở nam, nguyên nhân của sự khác biệt này chưa chứng minh cụ thể được. Tuy nhiên, một số tác giả như Sali (27) cho rằng có thể do các kích thích tố (hormones) sinh dục nữ, thành phần hóa học của mật và tình trạng không có dịch mật trong túi mật (gallbladder emptying). Thành phần hóa học của sỏi mật và chỉ số BMI Qua nghiên cứu chúng ta thấy ở người gầy tỷ lệ calcium bilirubinate khá cao, nhưng giảm dần ở bệnh nhân trung bình, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Đối với cholesterol có tăng dần trong nhóm bệnh nhân béo phì (p=0,009). Kết quả này phù hợp với Đỗ Kim Sơn(11) và Lê Văn Nghĩa (10) Berhoft(13) và Sali(27) đều xác nhận tình trạng béo phì làm tăng tỷ lệ sỏi mật và nhất là sỏi cholesterol. Màu sắc và thành phần hóa học của sỏi mật Qua kết quả ở bảng 8 so sánh với thành phần hóa học của sỏi mật cho thấy sỏi có màu đen, màu xám đen và nâu đen có tỷ lệ calcium bilirubinate cao. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Cũng theo kết quả cho thấy sỏi có màu nâu vàng hay màu vàng có tỷ lệ calcium bilirubinate thấp và tỷ lệ cholesterol tăng dần. Như vậy, sỏi có màu vàng hoặc nâu vàng có tỷ lệ cholesterol khá cao, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p = 0,001. Kết quả trên đây phù hợp với nhận xét của Đỗ Kim Sơn và cộng sư(1), Bernhoft(13) và Sali(27). Tóm lại ở Việt Nam, sỏi sắc tố chiếm đa số và có màu đen hay nâu đen, còn sỏi cholesterol có màu sáng, màu vàng hay nâu vàng. Nếu bổ đôi sẽ thấy sỏi sắc tố có nhiều vòng đồng tâm, còn sỏi cholesterol sẽ thấy dạng tinh thể màu sáng óng ánh dạng nang hoa hay tỏa tia. Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 160 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học Thành phần hóa học và thuốc tan sỏi : Tác giả Nguyễn Tấn Cường(4) và Sali(27) đã tổng kết qua y văn cho thấy acid mật chenodeoxycholic và ursodeoxycholic acid (Ursolvan) chỉ tác dụng làm tan sỏi tốt cho loại sỏi cholesterol. Ở Việt Nam tỷ lệ sỏi sắc tố chiếm đa số ít có tác dụng với thuốc tan sỏi, so đó cần thận trọng trong quyết định điều trị bằng thuốc tan sỏi cho bệnh nhân bị sỏi mật. KẾT LUẬN Sỏi mật ở người Việt Nam là sỏi hỗn hợp từ 4 – 6 thành phần; sỏi có ít thành phần hóa học nhất là 2 thành phần. Thành phần chủ yếu là calcium bilirubinate và cholesterol, không có trường hợp nào là sỏi đơn thuần chỉ có một thành phần. Sỏi mật ở người Việt Nam 62,6% là sỏi sắc tố, 14,9% là sỏi cholesterol và 22,5% là sỏi hỗn hợp. Sỏi ống mật và sỏi trong gan (đường mật chính) là sỏi sắc tố 80,5%. Sỏi túi mật 38% là sỏi sắc tố, 31,4% là sỏi cholesterol và 30,6% là sỏi hỗn hợp. Như vậy sỏi ống mật chủ ở người Việt Nam đa số là sỏi tiên phát, khác với người phương Tây thường có nguồn gốc từ túi mật. Ở nữ giới tỷ lệ sỏi sắc tố là 42,7% so với nam tỷ lệ sỏi sắc tố là 75,9%. Bệnh nhân béo phì tỷ lệ cholesterol trong sỏi mật cao hơn người bình thường và người gầy. Sỏi sắc tố có màu đen hay màu sậm, sỏi cholesterol có màu vàng hoặc màu sáng. Thuốc tan sỏi là các acid mật như chenodeoxycholic acid và ursodeoxycholic acid ít có tác dụng trên sỏi mật ở người Việt Nam vì các thuốc này chỉ có tác dụng trên sỏi cholestreol. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Cường: Góp phần nghiên cứu bệnh sỏi mật và thành phần hóa học của sỏi mật. Công trình nghiên cứu khoa học Tạp chí Y học Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; Chuyên san của tập 2, 1994, trang 231-236. 2. Lê Văn Cường: Nghiên cứu thành phần hóa học của sỏi mật ở người Việt Nam. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật Bệnh viện Bình Dân số 9, 1997-1998, trang 90-96. 3. Lê Văn Cường: Nghiên cứu thành phần hóa học của sỏi mật của người Việt Nam. Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học. Hội nghị khoa học về Sinh học phân tử, tháng 10/1998; trang 35-36. 4. Nguyễn Tấn Cường: Điều trị sỏi túi mật bằng phẫu thuật cắt túi mật qua soi ổ bụng. Luận án phó tiến sĩ khoa học Y dược, 1996; trang 2-92. 5. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Tường, Đỗ Trung Đàm: Tác dụng làm mòn sỏi mật in vitro của bài thuốc “đởm đạo bài thạch thang”. Tạp chí Y Dược Học số 4-1996, trang 12-14. 6. Lê Trung Hải, Nguyễn Quang Hùng: Về thành phần cấu tạo của sỏi mật. Ngoại khoa tập XXIII, số 2, 1993, trang 12-14. 7. Phạm Duy Hiển: Thành phần hóa học của sỏi và dịch mật trong bệnh sỏi ống mật chủ. Ngoại khoa số 2, 1997, trang 9-13. 8. Nguyễn Đình Hối: Bệnh sỏi đường mật ở Việt Nam. Hội nghị khoa học kỹ thuật trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đồng Tháp, 1997, trang 3-13. 9. Đỗ Đình Hồ: Hóa học của mật và sỏi mật. Hội nghị khoa học kỹ thuật trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đồng Tháp, 1997, trang 27-35. 10. Lê Văn Nghĩa: Điều tra xác định số đo hiện mắc sỏi mật tại TP Hồ Chí Minh. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Y Dược chào mừng 300 năm Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh, 1998, trang 59-62. 11. Đỗ Kim Sơn, Trần Đình Thơ, Đỗ Ngọc Thanh: Sự xác định thành phần hóa học của sỏi túi mật ở Việt Nam bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại. Ngoại khoa tập XXV, số 2, 1995, trang 5-11. 12. Đỗ Kim Sơn, Đỗ Ngọc Thanh, Trần Đình Thơ: Thành phần hóa học của sỏi đường mật chính và một số yếu tố liên quan qua phân tích bằng phương pháp quang phổ hồng ngoại. Ngoại khoa tập XXVIII, số 1, 1998, trang 22 – 28. 13. Berhoft R. A., Pellegrini C.A., Motson R.W, Way L.W.: Composition and Morphologic and clinical feature of common duct stones. The American Journal of surgery, Vol 148, 1984, 77-85. 14. Choudhuri G, Agarwal D.K., Negi T.S.: Polarizing microscopy of partially dissolved gallstone powder, a simple technique for studying gallstone composition. J. Gastroenterology. Hepato. Vol 10.N ·3, 1995,241-245. 15. Erlinger S.: Physiopathologie et facteurs de risque impact medecin- La lithiase biliaire. 1991,1 No 128, 4-6. 16. Ho K.J., Lin X.Z., Chen J.S., Wu C.Z.: Cholelithiasis in Taiwan, gallstone characteristics, surgical incidence, bile lipid composition, and role of glucuronidase. Digestive diseases and sciences, Vol 40, No 9, 1995, 1963-1973. 17. Kaufman H.S., Magnuson T.H., Pitt H.A., Frasca P., Lillemoe K.D.: The distribution of calcium salt precipitates in the core, periphery and shell of cholesterol, black pigment and brown pigment gallstones. Hepatology Vol 19, No 5, 1994, 1125-1132. 18. Keulemans Y.C.A., Mok K.S., Wit L.T., Groen A.K.: Hepatic bile versus gallbladder bile; A comparision of Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 161 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 protein in cholesterol gallstone patients. Hepatology Vol 28, No 1 1998 :11-16. 19. Kim M.H., Sekijima J., Park H.Z., Lee S.P.: Structure and composition of primary intrahepatic stones in Korean patients. Digestive diseases and sciences , Vol 40, No 10,1995:2143-2151. 20. Karam J., Roslyn J.: Cholelithiasis and cholecystectomy. Maingot’s Abdominal operations Vol 2, 1997:1717 - 1724. 21. Lin X.Z., Chen C.Y., Chang K.K., Shin J.S., Li P.W., Shen C.L.: Gallstone images on plan film and endoscope retrograde cholangio-pancreatography. Hepato-gastroenterology, Vol 41, 1994: 388 - 390. 22. Maillard A.E., Nguyễn TDH., Nguyen Quy Dao, Daudon M., Le Van Cuong, Greff M.: Etude comparative des lithiases biliaires francaises et Vietnanmiennes par spectrométrie infrarouge. Journée d’automne de la Société Francaise d’Endoscopie digestive Acta Endoscopica Vol28, No 5, 1998, p624. 23. Maillard A.E.: Etude comparative des lithiases biliaires francaises et vietnamiennes par spectrométrie infrarouge. Mémoire, 1995:1-27. 24. Maki T.: Pathogenesis of calcium bilirubinate gallstones: role of E.coli- glucuronidase and coagulation by inorganic ions, polyelectrolytes and agitation. Anual of surgery, Vol 164, No 1, 1996:90. 25. Mendez S.N., Porciano R.G., Jessurun J., Alonso D.E.P., Romeo A.P., Uribe M.: Gallstone composition in Mexican patients. Arch. Med. Res. Vol 26, No 1, 1995: 415-419. 26. Nahrwold D.L.: Chronic cholecytitis and cholelithiasis. Textbook of surgery. 14th Edition W.B. Saunders Company. 1991: 1057-1059. 27. Sali A.: Gallstones-Aetiology and dissolution. Maingot’s abdominal operations Vol 2. 1991: 1381-1401. 28. Ti T.K., Wong C.W., Yuen R., Carrunanithy R.: The chemical composition of gallstones: its relevance to surgeons in Southeast Asian. Ann. Acad. Med. Singapore. Vol 25. No 2. 1996: 255-258 (Medline). 29. Yagi T.: Some observations on chemical components of gallstones in the Sendai district of Japan. Tohoku Journal of experimental Medecine. Vol 71, No , 1960: 7 - 130 (Medline). 30. Chuyên đề Hội nghị Khoa học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2004 162

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthanh_phan_hoa_hoc_cua_159_mau_soi_mat_o_nguoi_viet_nam_bang.pdf
Tài liệu liên quan