Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả

Tài liệu Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả: Sự kiện - Nhận định Xã hội học số 3 (103), 2008 99 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả Nguyễn Đình Cử 1. ĐặT VấN Đề Để công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta có hiệu quả, ngoài nhận diện, đánh giá chính xác tình hình, phát hiện đầy đủ nguyên nhân, hậu quả và tìm ra giải pháp chung, cần đi sâu nghiên cứu tính đặc thù của vấn nạn này ở từng ngành, từng địa phương. Trong thời đại kinh tế tri thức, Giáo dục và Đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình phát triển đất nước, đồng thời cũng quản lý nguồn nhân lực, vật lực, tài lực rất to lớn của quốc gia. Vì vậy, phòng tránh tham nhũng trong lĩnh vực này có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Tạp chí Xã hội học số 1 (101)-2008 đã có bài “Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông”. Theo bài báo, các hình thức đó là: (1) Chạy trường, (2) Chạy điểm, (3) Dạy thêm và bắt buộc ...

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự kiện - Nhận định Xã hội học số 3 (103), 2008 99 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả Nguyễn Đình Cử 1. ĐặT VấN Đề Để công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta có hiệu quả, ngoài nhận diện, đánh giá chính xác tình hình, phát hiện đầy đủ nguyên nhân, hậu quả và tìm ra giải pháp chung, cần đi sâu nghiên cứu tính đặc thù của vấn nạn này ở từng ngành, từng địa phương. Trong thời đại kinh tế tri thức, Giáo dục và Đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình phát triển đất nước, đồng thời cũng quản lý nguồn nhân lực, vật lực, tài lực rất to lớn của quốc gia. Vì vậy, phòng tránh tham nhũng trong lĩnh vực này có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Tạp chí Xã hội học số 1 (101)-2008 đã có bài “Các hình thức tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông”. Theo bài báo, các hình thức đó là: (1) Chạy trường, (2) Chạy điểm, (3) Dạy thêm và bắt buộc học thêm, (4) Lạm thu phí giáo dục, (5) “Rút ruột” công trình xây dựng, Chương trình kiên cố hoá trường học, (6) Xà xẻo kinh phí đầu tư mua trang thiết bị dạy học, (7) Xà xẻo tiền dự án giáo dục. Kết quả điều tra năm 2005 của Dự án "Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng" do Ban Nội chính Trung ương chủ trì và Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida) tài trợ đã phân tích nhiều nguyên nhân và hậu quả của tình trạng tham nhũng. Bài viết này có mục đích: (1) Phát hiện bổ sung những nguyên nhân của tham nhũng nói chung (2) Cụ thể hoá nguyên nhân và hậu quả tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông (HTGDPT), từ đó phát hiện những nét đặc thù của tham nhũng trong hệ thống này. 2. NGUYÊN NHÂN THAM NHũNG Nhìn chung, những nguyên nhân tham nhũng rất đa dạng. Chúng không tác động một cách riêng rẽ, đơn điệu mà luôn nằm trong mối quan hệ tổng thể, đan xen. Cuộc điều tra của Dự án "Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng" nói trên đã nêu và kiểm định giả thuyết 18 nguyên nhân, chia thành các nhóm như ở Hộp 1. Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 100 Hộp 1: Nguyên nhân tham nhũng. (1) Các nguyên nhân thuộc về chính sách - pháp luật. - Còn tồn tại cơ chế xin - cho; - Các văn bản chính sách, pháp luật còn chồng chéo, nhiều khe hở; - Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không rõ ràng; - Quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thiếu chặt chẽ, người có chức quyền có thể tuỳ tiện; - Có những quy định không phù hợp với thực tế tạo cơ hội cho cán bộ công chức (CBCC) gây nhũng nhiễu. (2) Các nguyên nhân có liên quan đến công tác tổ chức và cán bộ: - Công tác cán bộ còn nhiều điểm yếu (Giáo dục, sử dụng, đề bạt, quản lý...) - Lối sống, phẩm chất, đạo đức, tư tưởng chính trị của một bộ phận CBCC suy thoái - Tiền lương thấp - Do bè cánh, nếu ai không muốn tham nhũng sẽ bị loại ra. (3) Các nguyên nhân liên quan đến công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xét xử: - Chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của người có chức quyền - Chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở - Không có hoặc có rất ít vụ tham nhũng bị phát hiện - Thực hiện các chế tài xử lý tham nhũng chưa nghiêm (4) Các nguyên nhân có tính chất xã hội: - Trình độ dân trí thấp nên cán bộ dễ dàng nhũng nhiễu - Mọi người ít quan tâm đến vốn và tài sản công - Đưa quà/tiền khi cần giải quyết công việc đã trở thành thói quen của người dân. - Do lợi dụng quan niệm: “miếng trầu là đầu câu chuyện” - Quan niệm không đúng đắn rằng: “ai có cơ hội mà không tham nhũng là dại”. Là một bộ phận của hệ thống kinh tế -xã hội, nên các nguyên nhân tham nhũng trong giáo dục cũng nằm trong các nguyên nhân nói trên nhưng cũng có những nét đặc thù riêng. Dưới đây phân tích khái quát những nguyên nhân chủ yếu của tình Nguyễn Đình Cử Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 101 trạng tham nhũng trong HTGDPT ở nước ta. 2.1. Trình độ phát triển kinh tế thấp và không đồng đều Dựa vào số liệu của 158 nước trên thế giới, nếu tính toán các hệ số của mô hình hồi quy tuyến tính giữa Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP), và Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2005, ta thu được phương trình sau: CPI = 0,016 GDP + 2,236. Trong đó, để dễ tính toán GDP lấy đơn vị là 100 đô la Mỹ còn CPI có giá trị từ 0 đến 10, CPI càng thấp thì tình trạng tham nhũng càng nặng nề. Phương trình trên có hệ số tương quan tuyến tính khá cao: 0,87, biểu hiện mối liên hệ thuận, tuyến tính chặt chẽ giữa CPI và GDP, nghĩa là trình độ phát triển kinh tế càng thấp thì mức độ tham nhũng càng cao. Từ kết quả này có thể bổ sung “Trình độ phát triển kinh tế thấp” vào nguyên nhân tham nhũng nói chung của Việt Nam (Hộp 1). Việt Nam không những có trình độ phát triển kinh tế thấp mà còn không đồng đều giữa các khu vực thành thị, nông thôn và miền núi.Điều này dẫn đến các trường có chất lượng rất khác nhau. Cả giáo viên và học sinh đều muốn được sống, dạy và học ở những nơi có trình độ phát triển cao hơn, những trường có chất lượng cao hơn. Vì vậy, có người đã “chạy” để đạt được nguyện vọng này. 2.2 Luật pháp, chính sách không đồng bộ, thiếu rõ ràng, chưa hợp lý Luật Giáo dục 1998 có ghi "cấm mọi hành vi thương mại hóa hoạt động giáo dục" nhưng pháp luật vẫn cho phép các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng các loại hình trường dân lập, tư thục và học sinh phải trả học phí. Luật Giáo dục năm 2005 quy định: “Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác”. Tuy nhiên, Nhà nước đầu tư không đủ, buộc phải huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh, của xã hội. Bên cạnh đó lại chưa có luật rõ ràng về huy động nguồn tự nguyện của xã hội. Sự lúng túng về lý luận thị trường giáo dục và sự thiếu đồng bộ về pháp luật, chính sách đã tạo ra những khoảng “tranh tối, tranh sáng” dễ xảy ra tham nhũng. 2.3 Cơ chế bao cấp còn nặng nề trong giáo dục. Năm 2010, Việt Nam sẽ cơ bản cổ phần hoá xong doanh nghiệp Nhà nước. Trong khi đó, đến nay, giáo dục chủ yếu vẫn là khu vực công. Năm học 2005-2006, Việt Nam có 27.331 trường Tiểu học, THCS và THPT, trong đó 97,26 % là trường công. Vì vậy, diện bao cấp từ ngân sách nhà nước rất rộng và tăng rất nhanh. Riêng đối với GDPT, nếu năm 2001, ngân sách chi 415 tỷ thì năm 2006 tăng lên gần 2328 tỷ, tức là tăng hơn 5 lần chỉ sau 5 năm. Cơ chế bao cấp thường dẫn đến cơ chế “xin cho”, đây được xem như cơ chế dễ phát sinh tham nhũng. Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 102 2.4 Tiền lương, học phí thấp và cào bằng “Theo Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân,. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng dự kiến sẽ trình Chính phủ đề án tăng lương cho giáo viên, để đến năm 2010, giáo viên có thể sống được bằng lương”. (Báo QĐND, 29/11/2006). Nghĩa là hiện nay, giáo viên chưa thể sống được bằng lương. Tình trạng này sẽ dẫn đến cán bộ, giáo viên buộc phải đi làm thêm, dạy thêm và bắt học sinh học thêm. Học phí cũng có tình trạng tương tự: Thấp và cào bằng. Mức thu học phí cao nhất đối với học sinh Trung học cơ sở là 20.000 đồng/học sinh/tháng chỉ bằng 3,7% mức lương tối thiểu. Đối với học sinh Trung học phổ thông, các con số tương ứng là 30.000 đồng/học sinh/tháng và 5,6% mức lương tối thiểu. Tình hình trên dẫn đến hậu quả liên quan tới vấn nạn tham nhũng, như sau: (1) Vì cùng phải trả học phí thấp và như nhau nên người ta sẵn sàng ”hối lộ”, tựa như trả đúng giá hơn để được vào trường chất lượng cao hơn; (2) Học phí có định mức rõ ràng, dễ quản lý, kiểm soát lại là phần ít so với các khoản đóng góp tự nguyện, không định mức, khó quản lý, dễ nảy sinh tiêu cực. 2.5 Năng lực quản trị trong ngành giáo dục chưa cao Điều này trước hết thể hiện ở năng lực cụ thể hoá chính sách. Chẳng hạn, sau 6 năm mới làm được 7 trong số 15 nghị định hướng dẫn thi hành Luật giáo dục 1998. (VietNamNet,14/07/2005). Năng lực tổ chức thực hiện chính sách cũng còn hạn chế. Thí dụ, cung cấp thiết bị dạy học là Dự án lớn có từ năm 2002 với kinh phí lên đến 14.000 tỷ VND. Hoạt động này diễn ra hàng năm nhưng năm nào cũng cung cấp chậm và không ít nơi đã để xảy ra tham nhũng. Trong quá trình thực hiện chính sách, công tác kiểm tra, giám sát chưa chặt chẽ. Nhiều vụ việc diễn ra trong thời gian dài không đúng quy trình, chưa tuân thủ các quy định hiện hành nhưng không được phát hiện sớm, khi dư luận lên tiếng thì vấn đề đã trở nên trầm trọng. Những điều nói trên cho thấy sự yếu kém trong quản lý của toàn bộ hệ thống. 2.6 Nhận thức của cán bộ, giá o viên về phòng, chống tham nhũng chưa cao Trường hợp ở tỉnh Bình Phước, hàng nghìn cán bộ quản lý, giáo viên Tiểu học tham dự các khoá huấn luyện trong khuôn khổ Dự án Tiểu học được yêu cầu ký khống mà vẫn ký, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý chiếm đoạt số tiền lớn của Dự án. Điều này phản ảnh sự thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về phòng, chống tham nhũng. Tuy vậy, đến nay, trong hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng vẫn chưa thực hiện giáo dục về phòng, chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, học sinh. 2.7 Suy thoái đạo đức của một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục Trong nền kinh tế thị trường, động lực kiếm tiền, làm giàu mạnh mẽ đã đẩy một bộ phận giáo viên sa ngã theo kiểu làm giàu bằng bất kỳ giá nào, trong đó có Nguyễn Đình Cử Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 103 tham nhũng. Có thể thấy rõ điều này qua các vụ án liên quan đến cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục, như vụ án Mạc Kim Tôn (Thái Bình), vụ chạy trường ở Tp Hồ Chí Minh, chạy điểm ở Bạc Liêu... 2. HậU QUả CủA THAM NHũNG TRONG GIáO DụC Tham nhũng gây hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trên nhiều phương diện: Kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường. Chính vì vậy, Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/5/1996 về lãnh đạo đấu tranh chống tham nhũng, đã nhận định rằng tham nhũng “uy hiếp sự tồn vong của chế độ”. Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông có những hậu quả chung, đồng thời gây ra những tổn thất có tính đặc thù có hại không chỉ đối với sự nghiệp của ngành mà còn làm băng hoại nhân cách nhiều thế hệ, rối loạn xã hội. Dưới đây sẽ trình bày và phân tích cụ thể hơn những hậu quả này. 3.1. Tham nhũng làm cho chất lượng giáo dục giảm Tham nhũng trong giáo dục ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng giáo dục, thông qua cơ chế mô tả bằng sơ đồ 1. Sơ đồ 1: Cơ chế tham nhũng làm giảm chất lượng giáo dục HìNH THứC THAM NHũNG CHạY TRƯờNG CHạY ĐIểM THAM NHũNG TRONG TUYểN DụNG GIáO VIÊN THAM NHũNG TRONG MUA THIếT Bị DạY HọC KHÔNG Nỗ LựC HọC KHÔNG Nỗ LựC DạY GIáO VIÊN KéM CHấT LƯợNG THIếT Bị DạY HọC THấP Bị Tố CáO KHÔNG Bị Tố CáO KIệN TụNG, NGHI Kỵ, MÂU THUẫN, THAY ĐổI, MấT CáN Bộ . CHấT LƯợNG GIáO DụC GIảM Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 104 Có thể giải thích cơ chế trên, như sau: Do chạy trường, mua điểm: trò không cần nỗ lực học, ít kiến thức vẫn được học ở trường mong muốn và học bạ “đẹp”. Thày giáo đã bán điểm thì cũng không trọng kiến thức mà trọng tiền nên sẽ không nhiệt tình truyền đạt kiến thức. Do tham nhũng nên không tuyển dụng được thày giỏi hơn, thiết bị dạy học, sách giáo khoa đắt mà chất lượng không cao. Tất cả các yếu tố trên làm chất lượng giảm xuống. Mặt khác, khi một trường xảy ra tham nhũng sẽ có hai khả năng: Một là, tham nhũng không bị phát hiện. Như vậy, tham nhũng lại tiếp diễn và chất lượng giáo dục kém, như đã phân tích. Hai là, tham nhũng bị tố cáo, cuộc đấu tranh thường diễn ra gay gắt và mất nhiều thời gian. Do không khí trong trường, trong lớp căng thẳng, chất lượng giáo dục sẽ giảm xuống. Tỷ lệ tốt nghiệp TH PT năm học 2006- 2007 của cả nước là 67%, năm học 2007-2008 gần 76% là một chỉ báo cho thấy chất lượng giáo dục còn thấp. 3.2 Do tham nhũng: Khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục giảm xuống, bất bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục tăng lên. Tham nhũng trong giáo dục làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục. Cơ chế của tác động này có thể mô tả bằng hình 2 và có thể giải thích như sau: Hình 2: Cơ chế tham nhũng - giáo dục giảm về số lượng Sách giáo khoa giá cao, học phí, nhiều loại phí, tiền học thêm, tiền chạy trường, chạy điểm,...đẩy chi phí dành cho giáo dục tăng lên, khiến ngân sách của một - Học phí - Lệ phí nhiều - Học thêm - Chạy trường - Giáo khoa đắt - TBDH kém - Cơ sở vật chất yếu - Chất lượng giáo viên không cao Yêu cầu chi cho giáo dục vượt quá khả năng Ngân sách gia đình Chất lượng dạy và học thấp Thi không đỗ Lưu ban Bỏ học Nguyễn Đình Cử Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 105 số gia đình không chịu nổi. Kết quả điều tra quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003, do Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê tiến hành cho thấy: 42,2 % vị thành niên và thanh niên chưa được đến trường vì “không có tiền đi học” và 24,7% số vị thành niên bỏ học hiện nay là do không có tiền đóng học phí và lệ phí. Những tỷ lệ trên là cao nhất trong số các nguyên nhân dẫn đến mù chữ và bỏ học. Đương nhiên, những vùng nghèo và người nghèo do bỏ học sớm nên trình độ học vấn thấp hơn. Có tới 51% vị thành niên và thanh niên nông thôn có học vấn cao nhất là Tiểu học, mù chữ hoặc chỉ biết đọc, biết viết (SAVY). Sự khác biệt về mức hưởng thụ giáo dục giữa các nhóm dân tộc Kinh, Hoa và các dân tộc khác biểu hiện rõ hơn nữa khi xét cấp học cao nhất đạt được. Chẳng hạn, tỷ lệ VTN và thanh niên trẻ học sau THPT của dân tộc Kinh và Hoa cao gấp 6 lần các dân tộc khác (SAVY). Như đã phân tích ở trên, tham nhũng góp phần làm cho chất lượng giáo dục thấp. Nếu các kỳ thi đánh giá nghiêm túc, tỷ lệ học sinh trượt tốt nghiệp hay lưu ban sẽ cao, do đó học sinh dễ chán học và bỏ học. Xuất hiện tình trạng học sinh bỏ học tràn lan sau khi ngành GD & ĐT triển khai cuộc vận động “hai không”. Cụ thể, ngay tại “đất học” Nghệ An, năm học 2007 – 2008, gần 11.000 học sinh bỏ học. Tình trạng nêu trên, theo các phương tiện thông tin đại chúng, “cũng đang diễn ra ở Bắc Ninh, Kiên Giang, Phú Yên, Bắc Cạn, Điện Biên, Quảng Bình, Lâm Đồng...” (Tiền phong online, 15-11-2007) 3.3 Tham nhũng làm cho con người bị tha hoá Nạn chạy trường, mua bán điểm, dù người lớn thực hiện thì vẫn làm cho tuổi thơ phải chứng kiến, phải quen dần với dối trá, bất công, để dần dần trở thành người không trung thực và có năng lực thật luôn thấp hơn sự đánh giá. Tham nhũng thông qua mua bán điểm, hối lộ trong tuyển dụng, đề bạt cán bộ, làm cho học sinh và giáo viên nghi ngờ, thậm chí tin rằng: Sự thăng tiến của con người là do mua bán chứ không phải do năng lực bản thân, giàu có là do tham nhũng chứ không phải do lao động trung thực, sáng tạo. Vì thế, người ta mất niềm tin vào cuộc sống, giảm nỗ lực học tập và lao động. Như vậy, nếu tham nhũng xảy ra trong hệ thống giáo dục phổ thông sẽ tha hoá con người ngay từ khi còn trẻ. 3.4 Tham nhũng gây rối loạn hệ thống giáo dục phổ thông nói riêng và cả xã hội nói chung "Chạy điểm" sẽ tạo ra nhóm người “học giả, bằng thật”, “chất lượng kém, điểm cao”. Sự sai lệch, rối loạn trong đánh giá tất yếu sẽ dẫn đến sai lệch, rối loạn trong quyết định. Khi tuyển sinh, tuyển dụng người ta lại chỉ có thể nhìn thấy “bằng”, thấy “điểm” và do đó những người “học giả, bằng thật”, “chất lượng kém, điểm cao” lại có thể được chọn. Thậm chí, nếu có tham nhũng trong tuyển sinh, tuyển dụng thì những người “học thật, bằng thật”, “chất lượng cao, điểm cao” có nguy cơ bị loại để tuyển dụng số người “tài hèn, đức kém” nói trên. Dù có ít thì tình trạng bất công này Tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông: nguyên nhân và hậu quả Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 106 cũng làm quá trình phát triển thiếu bền vững. Cũng như bất kỳ lĩnh vực nào khác, tham nhũng trong hệ thống giáo dục phổ thông có nhiều nguyên nhân và hậu quả. Nhưng những nét khác biệt nổi bật, nói gọn lại, là sự giằng xé giữa cơ chế bao cấp và cơ chế thị trường trong lĩnh vực này, về hậu quả là sự tha hoá con người ngay từ khi còn trẻ và ở những người làm nghề cao quý nhất. Tài liệu tham khảo (1) Báo cáo kết quả điều tra năm 2005 của Dự án "Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng" do Ban Nội chính Trung ương chủ trì (2) Nguyễn Đình Cử. Sự tham gia của xã hội dân sự vào việc phòng, chống tham nhũng trong HTGDPT ở Việt Nam. Báo cáo tại " Đối thoại về phòng, chống tham nhũng 2007" ngày 3 tháng 12 năm 2007. (3) Các báo điện tử: Vietnamnet, Tiềnphong, Thanh niên, QĐND.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso3_2008_nguyendinhcu_5234.pdf