Tài liệu Thấm nhuần đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo “Di chúc” Bác Hồ: KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 1
S
Ố
0
3
N
Ă
M
2
0
19
Trong bút tích “Di chúc” của Bác có đoạn: “Đảng ta là một Đảng cầm
quyền. Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thực sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng,
thật sự cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”. Có thể
nói, cán bộ, đảng viên có vai
trò rất to lớn trong tổ chức
bộ máy, trong sự nghiệp cách
mạng. Điều này Hồ Chí Minh
từng nói: “Cán bộ là cái dây
chuyền của bộ máy. Nếu dây
chuyền không tốt, không chạy
Thấm nhuần đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên theo “Di chúc” Bác Hồ
ThS. PHẠM THỊ THANH HÀ,
ThS. NGUYỄN VĂN HIỀN,
ThS. LÊ BÁ TIẾN
Trường CĐSP Gia Lai
Trước khi đi xa về cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã để lại bản “Di chúc” thiêng liêng hàm
đựng những tư tưởng lớn, trở thành di sản tinh thần
vô giá cho chúng ta học tập, noi theo. Thời gian “Di
chúc” kin...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thấm nhuần đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo “Di chúc” Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 1
S
Ố
0
3
N
Ă
M
2
0
19
Trong bút tích “Di chúc” của Bác có đoạn: “Đảng ta là một Đảng cầm
quyền. Mỗi đảng viên và
cán bộ phải thực sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng,
thật sự cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải
xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”. Có thể
nói, cán bộ, đảng viên có vai
trò rất to lớn trong tổ chức
bộ máy, trong sự nghiệp cách
mạng. Điều này Hồ Chí Minh
từng nói: “Cán bộ là cái dây
chuyền của bộ máy. Nếu dây
chuyền không tốt, không chạy
Thấm nhuần đạo đức cách mạng cho cán bộ,
đảng viên theo “Di chúc” Bác Hồ
ThS. PHẠM THỊ THANH HÀ,
ThS. NGUYỄN VĂN HIỀN,
ThS. LÊ BÁ TIẾN
Trường CĐSP Gia Lai
Trước khi đi xa về cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã để lại bản “Di chúc” thiêng liêng hàm
đựng những tư tưởng lớn, trở thành di sản tinh thần
vô giá cho chúng ta học tập, noi theo. Thời gian “Di
chúc” kinh qua tròn nửa thế kỷ nhưng khi soi vào
chúng ta thấy được nhiều bài học lớn, thiết thực và
mang tính thời sự về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đại
đoàn kết toàn dân tộc... và đặc biệt là về rèn luyện
phẩm chất đạo đức cách mạng của người cộng sản.
Đạo đức cách mạng phải thật sự thấm nhuần ở mỗi
đảng viên và cán bộ là lời căn dặn tâm huyết của
Người trong “Di chúc”.
thì động cơ dù tốt, dù chạy
toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán
bộ là những người đem chính
sách của Chính phủ, các Đoàn
thể thi hành trong nhân dân,
nếu cán bộ dở thì chính sách
hay cũng không thể thực hiện
được”1. Sự nghiệp cách mạng
của chúng ta thành hay bại
theo Người là do cán bộ tốt hay
kém, cán bộ có “thực sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng”
hay không. Chính vì vậy, ngay
từ khi ra đi tìm đường cứu nước
cho đến trước lúc đi xa, Hồ Chí
Minh rất quan tâm rèn luyện
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.5,
tr. 54.
đạo đức bản thân và chăm lo
giáo dục, xây dựng đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân. Theo Người,
đạo đức là nền tảng của người
cách mạng, cũng như gốc của
cây, ngọn nguồn của suối,
“người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù
tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân”2. Hồ Chí
Minh còn nói: “Trước mặt quần
chúng, không phải ta cứ viết
lên trán chữ “cộng sản” mà ta
được họ yêu mến. Quần chúng
chỉ quý mến những người có
tư cách, đạo đức”3.
Đạo đức theo tư tưởng Hồ
Chí Minh không phải là đạo
đức thủ cựu mà là đạo đức
mới, đạo đức cách mạng, đạo
đức vĩ đại, đạo đức đó không
vì danh vọng cá nhân mà là vì
lợi ích chung của Đảng, của
dân tộc, của loài người mà cốt
lõi là hệ chuẩn mực giá trị: cần
kiệm liêm chính, chí công vô
tư, là tuyệt đối trung thành
với Đảng, với nhân dân đòi
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5,
tr. 252.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5,
tr. 552.
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN2
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G hỏi phải thật sự thấm nhuần
ở mỗi cán bộ, đảng viên, ở
người cách mạng. Đặc biệt,
cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư là phẩm chất đạo đức của
người cách mạng được Người
đề cập ngay từ “Đường Kách
mệnh” đến “Di chúc”. Theo
Người, người cách mạng phải
có các đức tính này như là sự
mặc định của tự nhiên: trời có
bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông,
người có bốn đức Cần Kiệm
Liêm Chính, thiếu một mùa
không thành trời, thiếu một
đức không thành người. Cuộc
đời của Người là một bằng
chứng không chối cãi, là hình
mẫu sinh động về các đức tính
cần kiệm liêm chính. Người
còn yêu cầu người cách mạng
là phải chí công vô tư, đặt lợi
ích của Đảng, của Tổ quốc, của
nhân dân lên trên hết, trước
hết, “dĩ công vi thượng”, “thiết
diện vô tư”, không “tư thù, tư
oán”, không “kéo bè kéo cánh”,
“ưa người nịnh bợ mình, ghét
người không hợp với mình”...
Làm cách mạng là để tiêu
diệt những cái gì xấu, xây dựng
những điều tốt đẹp, xây dựng
nền dân chủ mới, song không
phải cứ lật đổ chế độ thực dân
phong kiến là những thói hư
tật xấu, những hủ tục lạc hậu
cũng mặc nhiên mất theo.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh,
chế độ thực dân, phong kiến
dù đã bị tiêu diệt, nhưng các
tật xấu của nó như tệ tham ô,
tham nhũng, lãng phí, quan
liêu, v.v..; những biểu hiện của
chủ nghĩa cá nhân như: bệnh
tham lam, lười biếng, kiêu
ngạo, hiếu danh, hữu danh vô
thực, óc lãnh tụ, thiếu kỷ luật,
coi khinh quần chúng, kéo bè
kéo cánh, hẹp hòi, địa phương
chủ nghĩa; nói không đi đôi với
làm, nói một đằng làm một
nẻo, diễn gương chứ không
phải nêu gương... thì vẫn tồn
tại dai dẳng. Do đó, chừng nào
mỗi cán bộ, đảng viên chưa
quét sạch những biểu hiện của
chủ nghĩa cá nhân để nâng cao
đạo đức cách mạng, thì chừng
đó cách mạng vẫn chưa hoàn
toàn thành công, vì hệ lụy của
các tật xấu ấy vẫn ngấm ngầm
ngăn trở, gặm nhấm và làm
suy thoái đạo đức của cán bộ,
đảng viên, dẫn đến phá hoại
sự nghiệp xây dựng chế độ xã
hội chủ nghĩa. Chính vì vậy,
Đảng ta đã chỉ rõ: xây dựng
và chỉnh đốn Đảng là nhiệm
vụ then chốt, trong đó công
tác cán bộ là then chốt của
vấn đề then chốt. Trong công
tác cán bộ, việc “phải thực sự
thấm nhuần đạo đức cách
mạng” cho cán bộ, đảng viên
theo “Di chúc” của Bác vừa có
ý nghĩa cơ bản, vừa có ý nghĩa
cấp bách. Thực hiện điều đó vì
nó không chỉ như là một định
hướng đúng, một giải pháp
tối ưu mà còn là nhu cầu, là
nhiệm vụ hiển nhiên đối với
người cách mạng, xuất phát
từ những nội dung sau:
Thứ nhất, đạo đức cách
mạng của cán bộ đảng viên,
nhất là cán bộ lãnh đạo, quản
lý có tác dụng giáo dục, nêu
gương cho quần chúng noi
theo trong quá trình xây dựng
lối sống mới, xây dựng các
quan hệ xã hội mới. Hồ Chí
Minh từng nhấn mạnh: “Một
tấm gương sống còn có giá
trị hơn một trăm bài diễn văn
tuyên truyền”4. Bác dạy cho
cán bộ, đảng viên rằng: “Quần
chúng chỉ quý mến những
người có tư cách, đạo đức.
Muốn hướng dẫn nhân dân,
mình phải làm mực thước cho
người ta bắt chước”5 và Người
yêu cầu mỗi cán bộ, đảng
viên phải là những tấm gương
sống động trong thực tiễn chứ
không phải chỉ là những tấm
gương trên lời nói, là sự tiên
phong, gương mẫu trên mọi
lĩnh vực chứ không chỉ dừng
ở chương trình hay, bản báo
cáo thành tích tốt... Với quần
chúng, cán bộ, đảng viên phải
“đem lòng chí công vô tư mà
đối với người, đối với việc”;
“khi làm bất cứ việc gì cũng
đừng nghĩ đến mình trước mà
phải nghĩ đến đồng bào, đến
toàn dân”; nghĩ đến công việc
chứ đừng vội nghĩ đến hưởng
thụ, để từ đó mà khéo nâng
cái tốt, khéo sửa chữa cái xấu
thì nhất định sẽ tiến bộ từng
ngày, sẽ trở thành mẫu mực
để quần chúng noi theo. Và
hơn ai hết, trong suốt cuộc
đời mình, Hồ Chí Minh đã thực
hiện điều đó cho bản thân và
cũng nhằm giáo dục cho mọi
người một cách nghiêm túc và
đầy đủ nhất. Bởi lẽ, đối với mỗi
người, lời nói phải đi đôi với
việc làm thì mới đem lại hiệu
quả thiết thực cho chính bản
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1,
tr. 263.
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5,
tr. 552.
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 3
S
Ố
0
3
N
Ă
M
2
0
19thân mình và mới có tác dụng
đối với người khác. Nói nhiều
làm ít, nói mà không làm, hay
làm khác với nói đó là những
biểu hiện rõ nét nhất của thói
đạo đức giả. Chúng ta phải
phấn đấu để làm sao trong xã
hội không còn những người
đạo đức giả, càng không thể
chấp nhận cán bộ, đảng viên là
những kẻ đạo đức giả mà vẫn
đi tuyên truyền, dạy dỗ người
khác về đạo đức. Nói phải đi
đôi với làm, phải nêu gương
về đạo đức vừa là nguyên tắc
cũng như là nhiệm vụ hàng
đầu để thực sự thấm nhuần
đạo đức cách mạng của cán
bộ, đảng viên.
Thứ hai, xây đi đôi với
chống cũng là điểm đặc sắc
trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh. Do vậy khi cán bộ, đảng
viên “thực sự thấm nhuần đạo
đức cách mạng” sẽ là nhân tố
tác động tích cực quyết định
trực tiếp trong cuộc đấu tranh
chống tham nhũng và tệ nạn
xã hội hiện nay.
Tham nhũng và tệ nạn xã
hội đã và đang gây ra nhiều
tiêu cực trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Đảng ta nhận định: “Tình trạng
suy thoái về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống trong một
bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên và tình trạng tham
nhũng, lãng phí, quan liêu,
những tiêu cực và tệ nạn xã
hội chưa được ngăn chặn đẩy
lùi mà còn tiếp tục diễn biến
phức tạp, cùng với sự phân
hóa giàu nghèo và sự yếu kém
trong quản lý điều hành của
nhiều cấp, nhiều ngành làm
giảm lòng tin của nhân dân
đối với Đảng và Nhà nước, đe
dọa sự ổn định, phát triển của
đất nước”6. Con đường dẫn
đến tham nhũng thường bắt
nguồn từ sự sa ngã, biến chất
về đạo đức và lối sống. Ông
cha ta đã dạy rằng “thượng bất
chính thì hạ tắc loạn”, “nhà dột
từ nóc”, vậy nên cái hiểm họa
về sự thoái hóa, biến chất đó
bắt nguồn từ những cán bộ
đảng viên, nhất là lãnh đạo,
quản lý từ trong tổ chức Đảng,
từ những ngành quan trọng và
cấp bậc cao thì càng rất nguy
hiểm. Ngược lại, cán bộ đảng
viên nhất là người đứng đầu
có sự tiên phong gương mẫu
về đạo đức cách mạng và từ
năng lực tổ chức của họ sẽ có ý
nghĩa quyết định trực tiếp đến
cuộc đấu tranh chống tham
nhũng và tệ nạn xã hội. Bởi lẽ,
khi đó họ sẽ ý thức được việc
đấu tranh chống tham nhũng
là một trong những nghĩa vụ
và trách nhiệm lớn của người
đứng đầu. Họ sẽ ý thức được
một khi cái xấu xa không bị lên
án mà được che chắn, bảo vệ
bởi người đứng đầu thì nó sẽ
càng có cơ hội và điều kiện tồn
tại, nảy nở và lây lan rất nhanh.
Thứ ba, đạo đức cách
mạng vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển
xã hội, hoàn thiện con người,
mà trước hết nó là mục tiêu và
6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2011, tr. 173.
động lực xây dựng, phát triển
hoàn thiện đội ngũ cán bộ nói
chung. Một trong những mục
tiêu của cách mạng là nhằm
xây dựng bộ máy chính trị
vững mạnh, liêm chính. Còn
với tư cách động lực bởi đạo
đức là một trong những nhân
tố thể hiện bản lĩnh cách mạng
của cán bộ nói chung - nhân
tố góp phần làm nên thành
công của cách mạng. Bản lĩnh
của người “có đạo đức cách
mạng thì khi gặp khó khăn,
gian khổ, thất bại cũng không
sợ sệt, rụt rè lùi bước...”, không
mềm lòng, nản chí xuôi tay.
Khi thành công vẫn khiêm
tốn, không say sưa, kiêu ngạo,
công thần xa rời quần chúng.
Kinh nghiệm cho thấy từ thành
công đến thất bại cũng không
xa. Cho nên, cán bộ nói chung
và nhất là cán bộ, đảng viên
càng phải chú ý rèn luyện đạo
đức cách mạng. Phẩm chất đạo
đức cách mạng không phải là
bẩm sinh, không từ trên trời sa
xuống, nhưng cũng không thể
không vươn tới được, nó là kết
quả của quá trình tự tu dưỡng,
tự rèn luyện bền bỉ lâu dài của
mỗi người.
Thứ tư, việc “thực sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng”
cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên còn xuất phát từ yêu cầu,
nhiệm vụ của chính bản thân
đội ngũ này trong giai đoạn
hiện nay.
Trong mỗi giai đoạn cách
mạng luôn cần có một đội ngũ
cán bộ, đảng viên có đủ phẩm
chất đạo đức và năng lực để
đáp ứng được những đòi hỏi
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN4
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G của nhiệm vụ cách mạng.
Trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước ta tập trung chú
ý từng bước xây dựng đội ngũ
cán đội ngũ cán bộ, đảng viên
kể cả lãnh đạo, quản lý có đức
rộng tài cao đáp ứng ngang
tầm yêu cầu, nhiệm vụ cách
mạng đòi hỏi. Gần 90 năm xây
dựng và trưởng thành, phần
lớn cán bộ, đảng viên của
Đảng đã luôn gương mẫu, tu
dưỡng và rèn luyện đạo đức
cách mạng, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao phó. Đó là
những con người biết lo trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ, luôn
đi đầu trên mọi trận tuyến,
trong thời chiến cũng như lúc
thái bình, xứng đáng với vai trò
vừa là người lãnh đạo vừa là
người đầy tớ thật trung thành
của nhân dân. Họ là những
người đã luôn nỗ lực học tập,
trau dồi kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ và luôn vì Đảng, vì
nhân dân mà hết lòng, hết sức
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Họ luôn tu dưỡng đạo đức,
sống cần, kiệm, liêm, chính,
làm việc chí công vô tư; không
công thần, không lo kèn cựa
chế độ đãi ngộ; không quan
liêu, kiêu ngạo, tham ô, tham
nhũng, lãng phí, chạy tuổi,
chạy bằng cấp; luôn gắn bó
mật thiết với nhân dân; luôn
nghiêm khắc, thường xuyên
tự phê bình và phê bình... để
ngày càng tiến bộ.
Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được,
một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên vẫn còn bộc lộ
một số yếu kém cả về năng
lực lẫn phẩm chất đạo đức. Vẫn
tồn tại không ít cán bộ, đảng
viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức cách mạng, thoái
hoá, biến chất, lập trường
tư tưởng không vững vàng,
hoang mang, dao động trước
những tác động từ bên ngoài.
Họ sa vào chủ nghĩa cá nhân
ích kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi
các lợi ích vật chất, của lợi ích
nhóm... nên đã không làm tròn
trách nhiệm, bổn phận của
mình trước Đảng, trước nhân
dân. Họ còn chưa đoạn tuyệt
những cái lạc hậu từ đạo đức
phong kiến biểu hiện như tính
gia trưởng độc đoán, trọng
nam khinh nữ, coi thường lớp
trẻ, cục bộ địa phương... Thậm
chí cả những tiêu cực của đạo
đức tiểu tư sản và thời đại ngày
nay như chủ nghĩa thành tích,
bệnh hình thức, phô trương...
vẫn còn ảnh hưởng nhiều
trong họ. Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh:
“Tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, đảng viên chưa
bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận
còn diễn biến tinh vi, phức
tạp hơn; tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm
trọng, tập trung vào số đảng
viên có chức vụ trong bộ máy
nhà nước... Nhiều cán bộ, đảng
viên, trong đó có người đứng
đầu chưa thể hiện tính tiên
phong, gương mẫu; còn biểu
hiện quan liêu, cửa quyền,
chưa thực sự sâu sát thực tế,
cơ sở”. Đó là những người sa
vào “cá nhân chủ nghĩa, sống
ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ
lợi; chỉ lo thu vén cá nhân,
không quan tâm đến lợi ích
tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so
bì, tị nạnh, không muốn người
khác hơn mình”7, trở thành
những con sâu mọt “thoái bộ,
lạc hậu”, “ngăn trở sự nghiệp
của Đảng, ngăn trở bước tiến
của cách mạng” đã và đang
đưa lại những tổn thất rất lớn
cho sự nghiệp cách mạng. Với
họ, lời nói không đi đôi với việc
làm, nói giỏi về đạo đức cách
mạng nhưng thực tế thì rời xa
những phẩm chất tốt đẹp của
người cách mạng, “vi phạm
nguyên tắc tập trung dân
chủ, gây mất đoàn kết nội bộ;
đoàn kết xuôi chiều, dân chủ
hình thức; cục bộ, bè phái, kèn
cựa địa vị, tranh chức, tranh
quyền; độc đoán, gia trưởng,
thiếu dân chủ trong chỉ đạo,
điều hành”8... Họ luôn phê bình
người khác mà không muốn
người khác phê bình mình,
không lắng nghe ý kiến của
quần chúng, coi khinh người
ngoài Đảng, tự cho mình nhiều
đặc quyền, đặc lợi, hưởng thụ
một cách xa hoa từ vị trí được
giao phụ trách, v.v.. và cuối
cùng họ đã rời xa lý tưởng
của người cộng sản, không
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị
quyết số 04-NQ/TW về “Tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ”, ngày 30/10/2016.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị
quyết số 04-NQ/TW về “Tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ”, ngày 30/10/2016.
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 5
S
Ố
0
3
N
Ă
M
2
0
19còn năng lực quy tụ và lãnh
đạo quần chúng. Điều đáng
lo ngại là những sai phạm của
bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên ấy, trong đó có cả
những cán bộ lãnh đạo cấp cao
đã bị đưa ra xét xử, đưa ra khỏi
Đảng gần đây không những
làm thiệt hại lớn đến kinh tế
của Nhà nước mà còn làm suy
giảm niềm tin trong nhân dân
đối với Đảng, Nhà nước và chế
độ; làm rạn vỡ mối liên hệ mật
thiết giữa Đảng và nhân dân...
Thứ năm, “thực sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng”
là nhân tố góp phần giữ vững
phẩm chất chính trị - đạo đức
và nâng cao trình độ, năng lực
công tác của cán bộ, đảng viên.
Dưới chủ nghĩa xã hội,
mục đích chính trị và đạo đức
của giai cấp vô sản là thống
nhất. Vì vậy, đối với cán bộ,
đảng viên, nhất là cán bộ lãnh
đạo, quản lý của Đảng ở các
cấp đều phải có sự thống nhất
cao và trọn vẹn hai mặt trong
một con người duy nhất: con
người chính trị - đạo đức. Trong
đó, đạo đức là gốc để đề ra
đường lối chính trị đúng đắn;
còn chính trị là đường lối, là
biện pháp thực hiện đạo đức
cộng sản. Cán bộ đảng viên
nếu thiếu phẩm chất đạo đức
cách mạng thì không thể nói
là có quan điểm lập trường
vững vàng, tin tưởng tuyệt
đối vào sự lãnh đạo của Đảng,
thực hiện đúng các chủ trương,
đường lối của Đảng. Thiếu
những phẩm chất đạo đức
cách mạng, cán bộ, đảng viên
sẽ trở thành những kẻ ngấm
ngầm phá hoại sự thống nhất
giữa đạo đức và chính trị của
chế độ xã hội chủ nghĩa, phá
hoại khối đại đoàn kết dân tộc
từ bên trong, triệt tiêu động
lực và làm chệch hướng phát
triển của xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện kinh tế thị
trường, không giữ được phẩm
chất đạo đức cách mạng trong
sáng, cán bộ, đảng viên và
nhất là lãnh đạo, quản lý sẽ
trở thành nô lệ của kinh tế, bị
khuất phục trước sức mạnh
của đồng tiền; quyền lực chính
trị có thể trở thành công cụ,
phương tiện trục lợi cá nhân,
cơ hội chủ nghĩa.
Tóm lại, không thể và mãi
mãi không thể đánh mất vai
trò, tầm quan trọng của đạo
đức cách mạng trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội mới
- xã hội chủ nghĩa. Thiếu vắng
đạo đức, con người không có
nhân tính đầy đủ, không phát
triển được nhân tính để thành
người và làm người. Với cán
bộ, đảng viên, tầm quan trọng
của đạo đức cách mạng còn
có ý nghĩa gấp bội phần. Đạo
đức cách mạng vừa là động lực
tinh thần to lớn giúp họ hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ, phát
huy được các sở trường, tài
năng, vừa là nhân tố đầu tàu
dẫn dắt, lôi kéo đạo đức xã hội
tiến lên làm tiền đề cho sự phát
triển bền vững và tiến bộ xã
hội. Mặc dù với chủ trương xây
dựng nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
pháp luật được đặt ở vị trí tối
thượng, là công cụ chủ yếu và
không thể thiếu trong quản lý
xã hội nhưng nó không phải
là cái duy nhất, càng không
phải là cái tối ưu như chiếc chìa
khóa vạn năng. Càng đi sâu
vào xây dựng Nhà nước pháp
quyền càng phải chú trọng
đến đạo đức công chức và đặc
biệt là đạo đức cách mạng của
đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Trong giai đoạn hiện nay,
toàn Đảng, toàn dân và nhất
là đối với cán bộ, đảng viên
hướng tới việc học tập, rèn
luyện đạo đức cách mạng
theo tấm gương và tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh vừa là
định hướng vừa là giải pháp
chiến lược cần thiết nhằm
củng cố, xây dựng, nâng cao
vai trò của đạo đức mới trong
quá trình xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, đồng thời góp
phần ngăn chặn đà suy thoái
về đạo đức và lối sống trong xã
hội. Nhận thức đầy đủ, sâu sắc
hơn tấm gương và tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh phản
ánh trong “Di chúc” có tầm
chiến lược là những chỉ dẫn
quan trọng của Đảng trong
hoạch định đường lối, phương
hướng, xác định nhiệm vụ, kế
hoạch, chính sách, chương
trình hành động cho toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân và
càng trở nên thấm thía hơn khi
vận dụng vào thực tiễn nhằm
đưa đất nước phát triển bền
vững, đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế và xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25_5166_2207531.pdf