Tài liệu Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư tại thành phố Hồ Chí Minh: Xã hội học, số 4 (116), 2011
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
80
THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DI CƯ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ KIM DUNG*
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM)
có dân số 7.162.864 người. Từ năm 1999 đến năm 2009, trong vòng 10 năm, dân số
thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ
tăng 3,54%/năm (tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố chỉ đạt 1,27%) (Hạnh Nhung,
2009). Lao động di cư là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung vào nguồn nhân lực của
thành phố để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Người lao động di cư nhanh
chóng tìm được việc làm trong các khu vực kinh tế khác nhau, chủ yếu là trong khu vực
kinh tế tư nhân; đáp ứng cả nguồn nhân lực có tay nghề cao lẫn không có tay nghề, lao
động phổ thông. Một trong những khía cạnh quan trọng của quá trình hội nhập của người
di cư tự do vào đời sống đô thị tại Tp.Hồ Chí Minh là vấn...
8 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 4 (116), 2011
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
80
THAM GIA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DI CƯ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ KIM DUNG*
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM)
có dân số 7.162.864 người. Từ năm 1999 đến năm 2009, trong vòng 10 năm, dân số
thành phố tăng thêm 2.125.709 người, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ
tăng 3,54%/năm (tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố chỉ đạt 1,27%) (Hạnh Nhung,
2009). Lao động di cư là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung vào nguồn nhân lực của
thành phố để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Người lao động di cư nhanh
chóng tìm được việc làm trong các khu vực kinh tế khác nhau, chủ yếu là trong khu vực
kinh tế tư nhân; đáp ứng cả nguồn nhân lực có tay nghề cao lẫn không có tay nghề, lao
động phổ thông. Một trong những khía cạnh quan trọng của quá trình hội nhập của người
di cư tự do vào đời sống đô thị tại Tp.Hồ Chí Minh là vấn đề việc làm.
Bài viết này tóm lược một vài kết quả nghiên cứu từ đề tài “Sự hội nhập của người
nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”, số liệu thu thập từ 658 người di cư tự do sinh
sống tại 6 quận, huyện. Bài viết tập trung vào một số điểm sau đây: khả năng tìm được
việc làm, gia nhập vào thị trường lao động của những người di cư và thu nhập của họ.
1. Thời gian tìm việc khi mới đến Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2009, GDP của Tp. HCM đạt 8%. Khoảng 30 % GDP của thành phố là do
người di cư đóng góp. Nền kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh, đặc biệt là tỷ trọng khu
vực kinh tế phi chính thức lớn, thu hút lao động từ các tỉnh đến, nhất là dòng di cư nông
thôn-đô thị. Cơ hội việc làm là rất lớn cho người di cư.
Bảng 1. Thời gian tìm được việc làm khi đến Tp. HCM
Thời gian tìm việc Tần số % % có giá trị
Dưới 1 tháng 362 55,0 66,7
Từ 1 – dưới 2 tháng 80 12,2 14,7
Trên 6 tháng 44 6,7 8,1
Từ 2 - dưới 3 tháng 30 4,6 5,5
Từ 3 – dưới 6 tháng 27 4,1 5,0
Tổng 543 82,5 100.0
Không có việc làm 70 10,6
Không nhớ 45 6,8
Tổng 115 17,5
Tổng chung 658 100,0
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.
* ThS, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngô Thị Kim Dung 81
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Khả năng hấp thu lao động của thị trường lao động được đáng giá thông qua chỉ báo
thời gian người di cư tìm được việc làm sau khi đến Tp.HCM. Trên 2/3 người di cư tìm
được việc làm ngay trong tháng đầu tiên hoặc tháng thứ 2 sau khi đến Tp.HCM: 66,7%
tìm được việc làm dưới 1 tháng, 14,7% tìm được việc làm từ 1 tháng đến dưới 2 tháng.
Điều này cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực của thành phố rất lớn. Khả năng hấp thu lao
động của thị trường lao động thành phố rất mạnh do người di cư tìm được việc làm rất
nhanh chóng.
Bảng 2. Thời gian tìm được việc làm khi đến Tp.HCM phân theo trình độ học vấn
Thời gian tìm
được việc làm
Mù chữ
Tiểu
học
THCS THPT
Trung
học đến
đang
học ĐH
Đại học
trở lên
Tổng
Dưới 1 tháng Tần số 3 74 176 74 19 16 362
% 100,0 65,5 68,0 66,7 52,8 76,2 66,7
Từ 1 - dưới 2 tháng Tần số 19 36 19 6 80
% 16,8 13,9 17,1 16,7 14,7
Từ 2 - dưới 3 tháng Tần số 5 18 3 2 2 30
% 4,4 6,9 2,7 5,6 9,5 5,5
Từ 3 - dưới 6 tháng Tần số 5 12 5 3 2 27
% 4,4 4,6 4,5 8,3 9,5 5,0
Trên 6 tháng Tần số 10 17 10 6 1 44
% 8,8 6,6 9,0 16,7 4,8 8,1
Tổng
Tần số 3 113 259 111 36 21 543
% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.
Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến thời gian tìm việc của người di cư. Người di cư
có trình độ học vấn khác nhau đều dễ dàng tìm được việc làm ngay 1-2 tháng đến Tp.
HCM. Người có trình độ học vấn cao phải tốn nhiều thời gian hơn để tìm việc làm đầu
tiên tại Tp. HCM. Có 4,8% những người có trình độ đại học trở lên mất trên 6 tháng mới
tìm được việc làm, 9,5% tìm được việc làm từ 3 đến 6 tháng; trên 6 tháng: 16,7% những
người có trình độ trung cấp đến đang học đại học mới tìm được việc làm, họ mất nhiều
thời gian hơn để tìm được việc làm so với những người có trình độ cấp 1, cấp 2 và cấp 3.
Phải chăng là do thị trường lao động giản đơn hấp thu lao động mạnh hơn, hoặc là do
người di cư có trình độ học vấn cao hơn có sự cân nhắc, lựa chọn kỹ hơn về việc làm.
Nhìn chung, nam di cư xin việc dễ hơn nữ di cư: trong vòng dưới 1 tháng có 69,8%
nam di cư đã xin được việc làm khi đến thành phố, trong khi đó tỷ lệ này ở nữ là 63,9%.
9,7% nữ di cư tìm được việc làm trên 6 tháng, tỷ lệ này ở nam giới là 6,3%.
Những người di cư có nghề nghiệp chuyên môn, công nhân-thợ kỹ thuật tìm được
Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư..
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
82
việc làm ngay trong tháng đầu tiên đến Tp.HCM chiếm tỷ lệ khá cao so với các nhóm
nghề khác (trên 65%). Tuy nhiên, có 8,1% những người có nghề cần trình độ chuyên môn
trên 6 tháng mới tìm được việc làm. Có lẽ những người này cần có thời gian để tìm được
việc làm phù hợp với trình độ của mình. Như vậy nhu cầu nguồn nhân lực của thành phố
khá đa dạng cả về nguồn nhân lực có trình độ cao và nguồn lao động phổ thông, lao động
chân tay.
2. Nơi làm việc của lao động di cư
Lao động di cư tham gia vào nhiều loại hình tổ chức lao động. Nơi thu hút lao động
di cư đến làm việc nhiều nhất là các doanh nghiệp tư nhân: 47,2%; 32,9% người di cư tự
tổ chức làm việc cho gia đình. 12% người di cư làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. 7,9%người di cư làm cho doanh nghiệp Nhà nước.
Bảng 3. Nơi làm việc phân theo giới tính
Nơi làm việc
Giới tính
Tổng Nam Nữ
Cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước Tần số 24 18 42
% 9,2 6,6 7,9
Doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân Tần số 137 114 251
% 52,5 42,1 47,2
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tần số 23 41 64
% 8,8 15,1 12,0
Làm cho gia đình hoặc nơi khác Tần số 77 98 175
% 29,5 36,2 32,9
Tổng Tần số 261 271 532
% 100,0 100,0 100,0
Nguồn:Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.
Cả nam và nữ di cư làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ khá cao.
Tuy nhiên nữ giới chiếm tỷ lệ thấp hơn: 42,1% so với 52,5%. Ngược lại, trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (15,1% so với 8,8%), làm cho gia đình(36,2% so với
29,5%), nữ di cư chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam di cư .
Những người có nghề được đào tạo bài bản, trí thức có cơ hội việc làm trong các cơ
quan, doanh nghiệp nhà nước nhiều hơn các nhóm nghề khác: 25,5%; trong khi đó công
nhân-thợ kỹ thuật được làm trong khu vực cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm
9,4% và thấp hơn nữa ở các nhóm nghề khác. Người di cư có trình độ chuyên môn và
công nhân thợ kỹ thuật làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân có tỷ lệ tương đương nhau:
55,3% và 55,9% và cao hơn gấp đôi so với những người làm nghề kinh doanh buôn bán
hoặc lao động phổ thông. Những người di cư kinh doanh, buôn bán hoặc lao động phổ
thông làm việc phần lớn ở khu vực kinh tế gia đình, cá thể: chiếm 62,9%; lao động phổ
thông: 71,2%.
Ngô Thị Kim Dung 83
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Bảng 4. Nơi đang làm việc phân theo nhóm nghề
Nơi đang làm việc
Nhóm nghề
Tổng
Nghề
cần
trình độ
Công
nhân-thợ
kỹ thuật
Kinh
doanh-
buôn
bán
Làm
nông
Lao
động
phổ
thông
Nghề
khác
Cơ quan, doanh
nghiệp nhà nước
Tần số 12 27 1 2 42
% 25,5 9,4 1,0 5,7 8,0
Doanh nghiệp, hộ
sản xuất tư nhân
Tần số 26 160 28 17 19 250
% 55,3 55,9 28,9 28,8 54,3 47,4
Doanh nghiệp
có vốn đầu tư
nước ngoài
Tần số 7 49 7 1 64
% 14,9 17,1 7,2 2,9 12,1
Làm cho gia đình
hoặc nơi khác
Tần số 2 50 61 3 42 13 171
% 4,3 17,5 62,9 100,0 71,2 37,1 32,4
Tổng Tần số 47 286 97 3 59 35 527
% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.
Những người di cư tuổi càng trẻ thì càng có nhiều cơ hội làm việc trong các doanh
nghiệp, trong đó có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại các công ty này phần lớn
tuyển dụng công nhân trong độ tuổi 18-25 tuổi. Người di cư dưới 26 tuổi tìm được làm
việc trong các doanh nghiệp tư nhân chiếm 59,9%, nhóm tuổi 26-35 tuổi chiếm tỷ lệ
46,5%, nhóm tuổi 36-45 tuổi có tỷ lệ thấp hơn, chiếm 34%; các độ tuổi khác từ 46 tuổi trở
lên cũng trên 30% được thu hút vào doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân.
Đối với doanh nghiệp nước ngoài, những người càng trẻ, tỷ lệ có việc làm càng lớn:
nhóm tuổi dưới 26 tuổi chiếm 18,6%, nhóm tuổi 26-35 tuổi chiếm 12% và giảm xuống
còn 9,6% ở độ tuổi 36-45 tuổi; từ 46 tuổi trở lên không có cơ hội làm việc trong khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực kinh tế này thường chỉ tuyển những người trẻ
tuổi, dễ thích ứng với điều kiện và cường độ làm việc cao. Tỷ lệ người di cư làm việc cho
gia đình tăng theo độ tuổi, 12% ở độ tuổi dưới 26 tuổi, tỷ lệ này tăng lên 34,5% đối với
nhóm tuổi 26-35 tuổi, các nhóm tuổi khác từ 46 tuổi trở lên đều có trên 50% người đi làm
việc cho gia đình, hoặc làm việc tự do.
Các nhóm tuổi đều chỉ có một tỷ lệ trên dưới 10% người di cư tham gia vào khu
vực kinh tế Nhà nước, do điều kiện tuyển dụng trong khu vực này khá khắt khe và theo
chỉ tiêu được phân bổ.
3. Mức độ ổn định của việc làm của người di cư
Chỉ có 28,2% người di cư làm việc có hợp đồng lao động. 71,8% người di cư
không có hợp đồng lao động. Tình trạng có hợp đồng lao động cao nhất ở các doanh
Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư..
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
84
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (84,4%), Cơ quan doanh nghiệp Nhà nước (71,4%).
Trong các doanh nghiệp, hộ sản xuất tư nhân, chỉ có 26,3% người lao động làm việc có
hợp đồng.
Điều này cũng phản ánh tính biến động cao của lực lượng lao động. Người lao động
dễ dàng bỏ việc chỗ này tìm việc làm chỗ khác. Giới chủ cũng dễ dàng né tránh thực hiện
các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác.
Bảng 5. Tình trạng hợp đồng lao động phân theo nơi làm việc
Tình trạng hợp đồng lao động
Nơi làm việc
Tổng
Cơ quan,
doanh
nghiệp
Nhà
Nước
Doanh
nghiệp, hộ
sản xuất tư
nhân
Doanh
nghiệp có
vốn nước
ngoài
Làm cho
gia đình
hoặc nơi
khác
Không
Tần số 12 185 10 175 382
% 28,6 73,7 15,6 100,0 71,8
Có Tần số 30 66 54 150
% 71,4 26,3 84,4 28,2
Tổng Tần số 42 251 64 175 532
% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Số liệu của đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.
Trích đoạn phỏng vấn sau đây cho thấy tình hình quan hệ lao động trong
doanh nghiệp:
Không. Tư nhân không cần đến cái đó,vì kí hợp đồng như vậy thì lương thấp,
mình phụ thuộc vào người ta mệt lắm. Nó bất tiện ở chỗ này là mình làm quá sức so
với tiền lương mình muốn nghỉ cũng khó vì mình là người nhập cư làm mướn mà,
còn người mướn mình họ cũng không phải là người mướn mình lâu dài, nếu không
vừa ý họ đuổi hẳn, họ thuê người khác vô. Cho nên họ cũng không muốn ký hợp
đồng với mình mà mình cũng không muốn ký hợp đồng với họ nữa. Nhà nước khác.
Mình đây là mình đi làm mướn cho người ta. Vì họ biết rằng mình đi kiếm việc làm
rất khó, họ lợi dụng chỗ đó mà ăn hiếp mình, bao giờ người đi làm cũng muốn là
công việc thuận lợi cho họ. Nếu như công nhân làm trong Nhà nước ở các xí nghiệp
thì có ký hợp đồng, còn thử việc, còn mình làm tư nhân thì làm sao mà có.
(Nữ công nhân, quê ở Nam Định,12 năm ở TP.HCM)
Các chủ doanh nghiệp đánh giá cao về người lao động di cư đến thành phố Hồ Chí
Minh. Lao động di cư chịu khó hơn, chấp nhận lao động nặng nhọc hơn so với người lao
động tại chỗ. Các chủ doanh nghiệp trân trọng lao động di cư với những tố chất như chịu
thương, chịu khó, thật thà, nghiêm túc.
Ngô Thị Kim Dung 85
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Phần lớn những người di cư có việc làm ổn định; 66% có việc làm ổn định, và 34%
có việc làm không ổn định. Những người di cư không có trình độ chuyên môn, lao động
phổ thông, làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức thì mức độ ổn định của công
việc thấp hơn.
Việc làm không ổn định vì buôn bán trái cây nên thu nhập thất thường có lúc
lời nhưng cũng có lúc lỗ, có ngày được 15-20.000 đồng nhưng cũng có ngày chẳng
bán được kg dưa nào. Trước đây việc buôn bán cũng dễ dàng nhưng hiện nay hàng
ế ẩm vì người bán ngày càng nhiều. Nhiều lúc muốn nghỉ nhưng nghỉ rồi cuộc sống
càng khổ hơn.
(Nữ di cư, 26 tuổi, buôn bán trái cây, quận Bình Tân)
Những người có trình độ chuyên môn thì công việc làm càng ổn định: 85,1%; công
nhân-thợ kỹ thuật có tình trạng việc làm ổn định là 70,6%; mức độ ổn định của việc làm
giảm dần đối với các nhóm ngành nghề khác, thấp nhất là lao động phổ thông: 35%.
Bảng 6. Tình trạng việc làm phân theo nghề nghiệp
Tình trạng việc làm
Nghề nghiệp
Tổng
Nghề
cần
trình độ
Công
nhân-thợ
kỹ thuật
Kinh
doanh-
buôn
bán
Làm
nông
Lao
động
phổ
thông
Nghề
khác
Ổn định Tần số 40 202 67 2 21 18 350
% 85,1 70,6 69,1 66,7 35,0 42,9 65,4
Không ổn định Tần số 7 84 30 1 38 17 177
% 14,9 29,4 30,9 33,3 63,3 40,5 33,1
Đang không
có việc
Tần số 1 7 8
% 1,7 16,7 1,5
Tổng Tần số 47 286 97 3 60 42 535
% 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.
Tuy nhiên, khi hỏi về mong muốn tìm công việc khác, nhóm người di cư có trình độ
chuyên môn cao và tình trạng việc làm ổn định vẫn muốn tìm việc làm khác chiếm tỷ lệ
khá cao (40,4%) như các nhóm nghề khác. Có thể nhóm di cư có trình độ chuyên môn
vẫn có khả năng tiếp cận việc làm và cơ hội tìm việc khác tốt hơn so với các nhóm nghề
còn lại.
Tỷ lệ nữ không có việc làm cao hơn nam giới; 16,9% so với 7,8%. Tỷ lệ nam di cư
và nữ di cư có việc làm ổn định gần như tương đương nhau (58% và 57,4%). Nam giới có
việc làm không ổn định cao hơn nữ giới: 34,3% so với 25,8%.
Cả hai giới tương đối gắn bó với việc làm hiện tại, tuy nhiên mức độ gắn bó với
Tham gia hoạt động kinh tế của người di cư..
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
86
công việc của nữ cao hơn. Khoảng hơn 1/3 người di cư mong muốn tìm việc làm khác,
trong đó nam di cư muốn tìm việc khác có tỷ lệ cao hơn nữ : 36,8% so với 33,9%.
4. Thu nhập của lao động di cư
Đa số người di cư có mức lương dưới 2 triệu đồng (80,9%), trong đó mức lương từ
1 triệu đồng đến dưới 2 triệu: 46,1%; 16% có mức lương từ 2 triệu đồng đến dưới 4 triệu;
và 3,2% có mức lương trên 4 triệu đồng. Trong số những người có việc làm ổn định, mức
thu nhập từ 1 triệu đến dưới 2 triệu/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,9%; 26,5% có mức thu
nhập dưới 1 triệu đồng/tháng; 21,4% có mức thu nhập từ 2 triệu đến dưới 4 triệu
đồng/tháng, tỷ lệ này cao gấp 4 lần so với những người có việc làm không ổn định. Lao
động di cư việc làm ổn định có mức lương cao hơn so với những người không có việc
làm ổn định.
Thu nhập bình quân/tháng của người di cư có việc làm ổn định cao hơn so với
người di cư không có việc làm ổn định: 1.506.000 đồng so với 1.007.000 đồng. Đối với
những người có tình trạng việc làm không ổn định, ½ có mức thu nhập dưới 1 triệu
đồng/tháng; 42,5% có mức thu nhập từ 2 triệu đến dưới 4 triệu đồng/tháng.
Bảng 7. Thu nhập phân theo tình trạng việc làm
Thu nhập
Tình trạng việc làm chính hiện nay
Tổng
Ổn định Không ổn định
Dưới 1 triệu đồng 26,5 50,8 34,8
Từ 1 triệu – dưới 2 triệu đồng 47,9 42,5 46,1
Từ 2 triệu – dưới 4 triệu đồng 21,4 5,5 16,0
Từ 4 triệu đồng trở lên 4,3 1,1 3,2
Tổng 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Đề tài”Sự hội nhập của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh”.
Thu nhập hàng tháng của người di cư tỷ lệ thuận với trình độ học vấn: học vấn
càng cao thì mức lương càng cao.
Những di cư có trình độ học vấn tiểu học, THCS và THPT mức lương dưới 1 triệu
đồng/tháng chiếm 47,6% , 36% và 34,9%; trong khi đó những người có trình độ trung cấp
đến đang học đại học mức lương dưới 1 triệu đồng/tháng có tỷ lệ là 13,2%; và 3,4% đối
với những người tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học. Mức lương từ 1 triệu đến dưới 2
triệu đồng/tháng có tỷ lệ cao và tăng dần theo trình độ học vấn. Đối với những người đã
tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học, 31% có mức lương từ 1 triệu đến dưới 2 triệu
đồng/tháng. Với mức lương từ 2 triệu đồng/tháng trở lên đến dưới 4 triệu/tháng, chiếm tỷ
lệ cao nhất là những người di cư có trình độ đại học trở lên: 51,7%, sau đó giảm dần ở các
nhóm trình độ học vấn khác. 13,8% những người có trình độ đại học trở lên có mức lương
4 triệu đồng/tháng trở lên, với mức lương này chỉ có 1% đối với những người có trình độ
học vấn tiểu học và trên 3% đối với những người có trình độ học vấn THCS, THPT.
Ngô Thị Kim Dung 87
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn
Nữ có thu nhập thấp hơn nam giới: có đến 44,6% nữ di cư có thu nhập dưới 1 triệu
đồng/tháng, với mức thu nhập này, tỷ lệ của nam di cư là 24,5%. Ở các mức lương khác
từ 1 triệu đồng trở lên, tỷ lệ nam giới đều cao hơn nữ.
5. Một vài nhận xét
Người lao động di cư rất năng động, nhanh chóng tìm được việc làm ngay từ một
hai tháng đầu tiên đến thành phố Hồ Chí Minh. Khi đến thành phố, một bộ phận người di
cư đã hội nhập được vào hoạt động kinh tế ở đây. Người di cư được thị trường lao động
thành phố hấp thu nhanh chóng và bản thân người di cư cũng sẵn sàng chấp nhận làm mọi
công việc hợp pháp để tạo thu nhập. Trong thời gian tương đối ngắn, người di cư đã tìm
được việc làm và nhất là đối với khu vực kinh tế phi chính thức, kinh tế tư nhân, gia đình.
Những người di cư có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn kiếm được việc làm
ổn định hơn và thu nhập cao hơn và làm việc nhiều hơn trong khu vực kinh tế Nhà nước.
Những người di cư trẻ tuổi, nữ giới có cơ hội làm việc trong các công ty có vốn đầu tư
nước ngoài cao hơn so với những nhóm tuổi khác và so với nam giới.
Để tạo điều kiện tốt hơn cho lao động di cư đến Tp. HCM, nên xóa bỏ điều kiện
phải có hộ khẩu thường trú trong xét tuyển và ký hợp đồng lao động, không phân biệt
thành phần kinh tế, ngành nghề, cơ cấu lao động. Chính quyền cần giám sát chặt việc ký
hợp đồng lao động và thực hiện đúng qui định sử dụng lao động theo Luật Lao động để
đảm bảo các quyền lợi của người lao động nói chung và người lao động di cư. Thông tin
chính thức về việc làm, nhu cầu việc làm tại Tp.HCM cần được cung cấp đầy đủ, thường
xuyên cho các địa phương, nhất là các vùng phụ cận thành phố để người lao động di cư
đưa ra quyết định di chuyển hay là không.
Tài liệu trích dẫn
Hạnh Nhung. 2009. Dân số thành phố Hồ Chí Minh bùng nổ do tăng cơ học, trên trang
(truy cập ngày 24/10/2009).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so4_2011_ngothikimdung_8048.pdf